401-450|vi|411 HỘI NHẬP ĐOÀN SỦNG SALÊDIÊNG VÀO VĂN HÓA


HỘI NHẬP ĐOÀN SỦNG SALÊDIÊNG VÀO VĂN HÓA


"Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người." (1Cr 9,19)



1. “Lề Luật của tất cả việc loan báo Tin Mừng". 2. Thay đổi những khung suy tư trong văn hóa. Toàn cầu hóa - Đối thoại liên tôn - Tình trạng giới trẻ - thế giới kỷ thuật số, một lục địa phải được dậy men. 3. Giáo hội sơ khai, một khuôn mẫu và chuẩn mực cho việc rao giảng Tin Mừng được hội nhập vào văn hóa. Một sứ mệnh thành công bởi vì nó hội nhập tốt đẹp vào văn hóa – Tính duy nhất trong đức tin, tính đa dạng trong cách thức đức tin được sống – Nhớ đến những người nghèo – Cùng nhau sống kéo theo vấn đề với nó – Sự kiện và nguyên lý 4. Nhìn vào Don Bosco. Một cử chỉ chạm thẳng vào vấn đề rất nhiều - “Một vài kỷ niệm đặc biệt" - «Chúng ta hãy muốn các linh hồn chứ đừng muốn gì khác ». - «Các con hãy luôn nhớ rằng Thiên Chúa muốn chúng ta dùng mọi năng lực cho trẻ em nghèo và bị bỏ rơi ». - «Một sứ mệnh sau khi đã là những nỗ lực khởi đầu phải luôn được làm đế thiết lập và kiên vững các trường học ». - «Thiên Chúa kêu gọi Tu hội Salêdiêng nghèo hèn để cổ võ các ơn gọi giáo sĩ giữa các thiếu niên nghèo ». - «Tuyệt đối tất cả các con có thể trở thành những người thợ chân thật của Tin Mừng». - «Các con hãy để thế giới biết rằng các con nghèo». - «Với sự hiện lành của thánh Phanxicô Salê, những người Salêdiêng sẽ kéo đến với Chúa Giêsu những dân tộc Mỹ». - «Các con hãy liên lỷ cổ xúy sự tôn sùng Đức Maria Phù Hộ các Giáo hữu và Bí tích cực thánh». Kết luận .


16 tháng Tám, 2011

Kỷ niệm ngày sinh của Don Bosco


Các hội viên thân mến,


Cha viết thư này cho anh em vào ngày khởi đầu ba năm chuẩn bị đệ nhị bách chu niên ngày Don Bosco sinh ra. Chúng ta hy vọng rằng từng người chúng ta có thể trung kiên nhập thể người Cha thân yêu của mình, để như ngài, chúng ta có thể trở thành dấu chỉ của tình yêu Chúa cách riêng cho giới trẻ.

Cha muốn dùng đoạn văn rất đẹp và ý nghĩa trong lá thư thứ nhất gởi tín hữu Corinto làm khởi điểm cho lá thư luân lưu này. Trong đó, thánh Phaolo, khi từ khước những quyền lợi của mình như một người tự do, lại tuyên bố ngài tự do trở thành nô lệ cho mọi người để mang lại số người đông đảo tin vào Đức Kitô. Thánh Phaolô làm cho mình thành "một người Do thái với người Do thái", một người ở ngoài luật Môsê với những người ở ngoài lề luật, và nên "yếu đuối đối với những kẻ yếu"; tắt một lời, ngài làm mình nên "mọi sự cho hết mọi người". Rồi ngài kết luận: "Tôi làm thế vì Tin Mừng, để được thông chia phần phúc của Tin Mừng" (cf. 1 Cr 9,19-23). Ở đây chúng ta tìm được khuôn mẫu cho nhà truyền giáo: đó là người làm cho chính mình hoàn toàn đồng nhất với từng người mà họ được sai đến, với một mục đích duy nhất là chiếm được cho Chúa nhiều người bao có thể!

Các hội viên thân mến, trong lá thư vừa qua, cha mời gọi anh em: "sống cuộc đời mình trong mọi miền thế giới với một tinh thần truyền giáo chân chính"; vì vậy, cha cống hiến cho anh em "một suy tư về bản chất truyền giáo của Giáo hội và của Tu hội, cách riêng về việc loan báo Tin Mừng như bối cảnh của hoạt động thông thường trong Giáo hội"; đối với Tu hội cũng thế. Nay cha lại muốn cùng với anh em suy tư về một đề tài liên kết chặt chẽ với những điều đã bàn trước kia, và khai triển một khía cạnh cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng sứ mệnh của chúng ta trong Giáo hội là chân chính và hữu hiệu. Cha muốn nói với anh em về việc hội nhập đoàn sủng Salêdiêng vào văn hóa - một trách vụ, cha lại càng thấy cực kỳ khẩn cấp khi càng biết về tình hình khắp cả Tu hội.

Đoàn sủng Salêdiêng, "nguyên lý hiệp nhất trong Tu hội", là và có thể vẫn là, nguồn mạch của "những cách thức khác nhau để sống cùng một ơn gọi Salêdiêng" (HL 100), nếu chúng ta, với sự trung thành và sáng tạo, thành công cấy trồng nó vào những nơi chốn mà chúng ta được sai tới và làm việc. Chúng ta có thể nói rằng "cấy trồng đoàn sủng" này vào những nền văn hóa khác nhau là một trách vụ được Tu hội thực thi suốt 100 năm qua, bắt đầu với những cuộc truyền giáo đầu tiên được Don Bosco khởi sự với Achentina; chúng ta có thể thấy không thiếu những hoa trái an ủi. Tuy nhiên, chúng ta phải chân nhận rằng ngày nay thách đố đó còn đòi hỏi hơn nhiều, khi chúng ta thấy mình hiện diện trong hết thảy các lục địa và tiếp xúc với những nền văn hóa khác biệt nhất. Chúng ta thâm tín rằng để vẫn trung thành với Thiên Chúa, Đấng sai chúng ta, cũng như trung thành với những người trẻ mà chúng ta được sai tới cách riêng, chúng ta phải quảng đại sống căn tính Salêdiêng chúng ta; nhưng điều này không muốn nói rằng chúng ta phải thực thi nó ở mọi nơi theo cùng một cách thức. Sứ mệnh Salêdiêng sẽ ý nghĩa và hiệu quả, và vì thế sẽ có một tương lai, nếu chúng ta thành công cùng một lúc trung thành với chính mình và "thân quen" trong bối cảnh văn hóa mà trong đó ta thực thi nó, nghĩa là muốn nói, nhờ con cái mình, Don Bosco có biết làm thế nào để đảm nhận những bản sắc của từng nền văn hóa vốn chào đón ngài hay không.


1.“Lề Luật của tất cả việc loan báo Tin Mừng"


Ơn gọi Salêdiêng định vị chúng ta trong lòng Hội Thánh và làm chúng ta hoàn toàn hiến mình phục vụ sứ mệnh Hội Thánh" (HL 6). Hiến luật cũng nhìn nhận rằng "sứ mệnh đem lại sắc thái cụ thể cho toàn thể hiện hữu của chúng ta và chỉ rõ nhiệm vụ chúng ta trong Hội Thánh" (HL 3). Điều này có nghĩa rằng sứ mệnh là thiết thân với căn tính đoàn sủng chúng ta; vì thế, thất bại trong sứ mệnh sẽ chỉ ra sự thất bại của đoàn sủng. Một sứ mệnh không được hội nhập vào văn hóa cách thích đáng, hẳn nhiên, là một sứ mệnh bị thất bại: "việc rao giảng Lời mạc khải được thích nghi và được hội nhập vào văn hóa vẫn phải là lề luật của tất cả việc loan báo Tin Mừng."1

Sứ mệnh mắc nợ cội nguồn của mình không phải đối với Giáo hội nhưng là với Chúa Phục Sinh (cf. Mt 28,19; Cv 1,8), chính Người trao phó sứ mệnh cho những chứng nhân của mình (cf. Lc 24,46-48) chính Người đảm bảo cho họ sự hiện diện và trợ giúp của Thần khí Người (cf. Ga 20,22-23). Hơn nữa, sứ mệnh của Đức Kitô mắc nợ cội nguồn của mình không phải đối với Người mà đối với Chúa Cha, Đấng "yêu mến thế gian đến nỗi" (Ga 3,16) sai "Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử." (Gl 4,4-5). Vì vậy, sứ mệnh đến từ sự sống bên trong của Thiên Chúa, Đấng đã sinh Chúa Con và sai Người tới để trở nên nhập thể trong lịch sử con người, và mạc khải tình yêu Ngài theo cách này, để mang công trình cứu độ tới hoàn tất. Từ Chúa Cha cũng xuất ra Đấng Bào Chữa (Paraclete) mà Đức Giêsu đã sai tới Giáo hội (Ga 15,26); và như đã xẩy ra với Đức Giêsu (Lc 4,18-19), Giáo hội bắt đầu sứ mệnh của mình khi tiếp nhận và đón chào tặng phẩm Thần khí (Cv 2,1-33). Giáo hội là như thế thì Tu hội cũng vậy: tiên vàn, sứ mệnh của Tu hội, một cách nào đó, không phải là dành cho người khác; đúng hơn, sứ mệnh của Tu hội là làm cho Thiên Chúa hiện diện trong ngôi vị của những người mà Ngài đã sai tới: Chúa Con, Thần khí, cộng đoàn. Bằng cách này, sứ mệnh được giải thoát khỏi gánh nặng quá độ là trách nhiệm đối với kết quả, và trở thành lời loan báo hữu hiệu và hữu hình về tình yêu Thiên Chúa vốn trước hết tỏ lộ chính mình nơi đời sống và rồi trong hoạt động của những người mà Ngài đã sai đến. Giáo hội chỉ có ý nghĩa là dấu chỉ và dụng cụ của sự truyền thông tình yêu "có tính chất sai phái" này của Thiên Chúa Tam vị Nhất thể; thực vậy, "tất cả hoạt động của Giáo hội được thấm nhiễm tình yêu Thiên Chúa", vốn là nguồn mạch của sứ mệnh Giáo hội."2 Chúng ta, do ơn gọi của mình, được liên kết với chính sứ mệnh này; chúng ta 'trong Giáo hội là dấu chỉ và người mang tình yêu Thiên Chúa cho giới trẻ, cách riêng những em nghèo khổ" (HL 2).

Vậy, khi "thời gian đến hồi viên mãn" và Thiên Chúa muốn cứu chuộc những người ở dưới lề luật và làm họ thành nghĩa tử, "Ngài sai Con mình đến" giữa chúng ta: Lời vĩnh cửu của Chúa Cha (Ga,14), đến để nên thiết thân với lịch sử nhân loại, hạ mình trong cung lòng của một người phụ nữ như trong bối cảnh của một văn hóa đặc thù. Chính nhờ Ngôi Lời "làm cho chính mình thành nhỏ bé", chính việc Người đảm nhận thân phận của một kẻ nô lệ mà không dành lấy cho mình đồng hàng với Thiên Chúa, nhưng hủy mình ra không (x. Pl. 2,6-7), chính việc Người làm cho mình thành bất tất trong không gian và thời gian - không chút giả bộ nhưng thật sự như thế - mà Người mạc khải Thiên Chúa hạ mình đến với con người, khi công bố tình yêu vô biên của Ngài. Như vậy, anh em thấy đó Đức Giêsu Nadarét hoàn toàn đảm nhận nền văn hóa của những người đương thời của mình với tất cả sự lớn lao và giới hạn của nó, người con của một dân tộc đặc thù, Israel thời ấy. Người thật sự vâng phục Chúa Cha và thật sự vâng phục con người!

Chính bằng việc vâng phục kế hoạch này mà Chúa Con trở thành Đấng Cứu độ của chúng ta. «Quod non est assumptum, non est sanatum» (Điều gì không được Người đảm nhận, thì không được chữa lành); «quod semel assumpsit numquam dimisit» (điều mà Người một lần đảm nhận, Người không bao giờ xua đuổi)3: Đây là hai châm ngôn nổi tiếng các Giáo phụ sử dụng diễn đạt rất tuyệt qui luật có tính nghịch lý này của ơn cứu độ: không có ơn cứu độ mà không có nhập thể, cũng không có nhập thể mà không có hội nhập văn hóa. Vì thế, khi xác quyết "Giáo hội tự bản tính có vai trò truyền giáo thì cốt yếu có nghĩa là làm chứng cho sự kiện rằng trách vụ hội nhập văn hóa, như sự lan truyền toàn diện của Tin Mừng và sự chuyển dịch tiếp theo sau của Tin Mừng trong tư tưởng cũng như đời sống ngày nay vẫn tiếp tục và cấu thành cốt lõi, phương thế và mục đích (scope) của việc tân phúc âm hóa."4


2.Thay đổi những khung suy tư trong văn hóa


Những người đang thực thi sứ mệnh của những người Salêdiêng trong thế giới ngày nay là một cộng thể gồm khoảng 16 ngàn phần tử hiện diện trong tất cả các lục địa và trải ra khắp 132 quốc gia khác nhau. Mặc dù không phải tất cả các hội viên đều ý thức điều này, thì hiện tượng toàn cầu hóa nổi tiếng là một sự kiện đời sống trong Tu hội chúng ta. Điều này bày ra cho chúng ta cái thách đố thúc ép hơn mãi, đó là việc hiện thực một đoàn sủng Salêdiêng trong nhiều bối cảnh văn hóa, xã hội và tôn giáo khác nhau. Hẳn rằng đoàn sủng Salêdiêng là một và như nhau, có giá trị cho tất cả và từng cá nhân; nhưng lại không thể sống nó theo một lối độc nhất mà thôi; nếu không được đâm rễ tốt đẹp trong văn hóa trong đó cộng thể thực thi sứ mệnh, đoàn sủng Salêdiêng này không có thể làm thoát ra những tiềm năng cứu độ mà nó chứa đựng, nó cũng sẽ chẳng có ý nghĩa trong thế giới ngày nay hay sẽ tồn tại trong thế giới mai ngày.

Trong những khi thăm viếng các Tỉnh dòng không hiếm lần cha có ấn tượng rằng nhiều hội viên chúng ta, kết giao thân thiết với những nhu cầu tông đồ khẩn cấp của lúc này, song lại không chú ý đủ đến trách nhiệm trên. Cũng có một số hoài nghi về đào luyện ban đầu: Trong những năm đào luyện người ta nhấn mạnh đến cá nhân hội viên trẻ phải thủ đắc đoàn sủng quả thật là tự nhiên; nhưng có lẽ lại xao nhãng cách nào đó đến giáo dục tính nhạy cảm thích đáng về văn hóa, với một khóe nhìn đặc thù đến những nền văn hóa giới trẻ, hay người ta không dành tầm mức nghiêm trọng chính đáng cho nó.

Chúng ta đang trải qua một thời kỳ thay đổi sâu rộng, mà Giáo hội hay Tu hội không được miễn nhiễm, một sự thay đổi làm nảy sinh những khủng hoảng và bất an, nhưng dù sao lại gợi lên những kỳ vọng mới và cống hiến những cơ hội thật sự, mà ta khó có thể tưởng tượng ra một thời gian ngắn trước kia. Cha cảm thấy ở đây phải nói đến, dù chỉ vắn gọn, tới một vài sự kiện; chúng minh họa tốt nhất sự thay đổi đang xẩy ra và nêu lên những vấn nạn về cách chúng ta sống như những nhà giáo dục được thánh hiến và cách thức chúng ta thực thi sứ mệnh.


Toàn cầu hóa


Hẳn nhiên toàn cầu hóa là nét đặc biệt của thời đại chúng ta đang sống. Đó là một hiện tượng mới đây, nhưng lại không thể dừng lại; nó để ý trước tiên những loại tổ chức mới về pháp lý, sản xuất và tài chánh, được tạo ra trong cái gọi là 'thế giới thứ nhất' với ý định chính xác là tạo nên một thị trường đơn độc trên phạm vi (qui mô) thế giới để cực đại hóa lợi nhuận; Toàn cầu hóa đã thành công không chỉ trong việc thống nhất hóa và đồng nhất hóa những điều kiện kinh tế mà cả những phong thái (style) sống, văn hóa và những ý thức hệ tổng quát hơn 'đúng về chính trị' phù với khuôn mẫu Tây phương. Toàn cầu hóa lấy đi những khoảng cách và biên cương, mang các dân tộc và cá nhân gần nhau hơn; ngày nay, gởi đến mọi miền của thế giới một con số hầu như vô tận của những mẩu tin tức là chuyện có thể. Cùng nhau nối kết trong vài giây những nơi chốn cách xa nhau hàng ngàn dặm là có thể được; điều ấy cũng dẫn tới việc điều kiện hóa những hệ thống sản xuất và thương mại: tư bản không còn có xứ sở nữa, những nơi chốn cố định của công việc hay sự an toàn của các công dân không được đảm bảo - căn cứ vào dòng chảy di dân và những hiện tượng nối kết với họ. Ta phải nhìn nhận rằng toàn cầu hóa cống hiến và vẫn còn cống hiến những lợi điểm rõ ràng; nhưng ta cũng phải nói rằng nó đã và vẫn còn điều kiện hóa mọi khía cạnh của xã hội tân tiến mà nay thế giới được biến thành như một 'làng' mà thôi, hầu các xã hội trước kia khác biệt vì những nền văn hóa, truyền thống, niềm tin và tập tục nay đang chìm sâu vào một đống hỗn độn vốn đe dọa những căn tính riêng biệt của chúng.

Vì vậy đây là một vấn đề về một tình trạng mơ hồ, có khuynh hướng giản lược mọi sự và mọi người vào cùng một bình diện theo những thông số mà không kính trọng những khác biệt và loại trừ bất kỳ ai không khớp vào đó. "Người ta có ấn tượng rằng tính năng động phức tạp, do toàn cầu hóa về kinh tế và đa phương tiện gây ra, rốt cục có khuynh hướng giảm trừ nhân vị vào một thị trường biến thiên, vào một hàng hóa; nó thực sự làm cho nhân vị thành một yếu tố hoàn toàn không thích đáng trong những chọn lựa dứt khoát. Con người có nguy cơ thấy mình bị cơ chế lạnh lùng của toàn cầu hóa chà đạp và ngày một mất đi căn tính và phẩm giá của mình như một nhân vị. Vì tính năng động như thế, các nền văn hóa có nguy cơ bị đồng bộ hóa nếu người ta không chấp nhận và kính trọng chúng trong tính độc đáo và sự giầu có của chúng, nhưng mạnh mẽ được thích ứng với những nhu cầu của thị trường và thời trang. Kết quả là một sản phẩm văn hóa, mang lấy một thứ chiết trung (hổ lốn, syncretism) hời hợt, áp đặt một hệ thống (bậc thang) các giá trị mới, được rút từ những tiêu chuẩn mà thường là tùy hứng, duy vật, tiêu thụ và đối nghịch với bất kỳ loại rộng mở nào trước Đấng Siêu Việt."5

Trong Tu hội, cũng như trong Giáo hội, chúng ta không ở ngoài tiến trình này. Chúng ta sẽ phải nghiêm chỉnh đảm nhận lấy thách đố ấy để cổ xúy và chuyển giao "một văn hóa sống động, một văn hóa có thể cổ xúy sự thông giao và tình huynh đệ giữa những nhóm và dân tộc khác nhau, và giữa các lãnh vực khác nhau trong tính sáng tạo của nhân loại. Nói khác đi, thế giới ngày nay đang thách đố chúng ta để biết và kính trọng lẫn nhau trong và qua những nền văn hóa khác nhau."6 Qua những sự hiện diện tông đồ của chúng ta, và trước hết trong các cộng thể tu sĩ chúng ta, đang ngày một trở nên đa văn hóa hơn, chúng ta được kêu gọi để sống và làm chứng cho một sự hiệp thông trong đó "cô đơn được thắng vượt nhờ quan tâm đến nhau, trong đó thông giao khởi hứng nơi mỗi người một cảm thức về chia sẻ trách nhiệm, và trong đó tha thứ chữa lành những vết thương ... Bản tính của đoàn sủng trong các cộng thể thuộc loại này hướng dẫn những năng lực của họ, nâng đỡ sự trung thành của họ và dẫn hướng công việc tông đồ của tất cả hướng tới cùng một sứ mệnh. Nếu Giáo hội phải bày tỏ khuôn mặt chân thật của mình cho thế giới ngày nay, Giáo hội khẩn cấp cần đến những cộng thể huynh đệ như thế. Những cộng thể này, do chính sự hiện hữu của mình, góp phần vào công việc tân phúc âm hóa bởi vì chúng cụ thể tỏ lộ 'giới răn mới' phong phú biết bao".7

Cùng nhau sống như những anh em và như những người thợ của hòa bình và tình liên đới với mọi người, chúng ta cổ xúy sự hiệp nhất của gia đình nhân loại và sự biến đổi thế giới theo trái tim của Thiên Chúa; ngày nay cũng như trong quá khứ, 'từ đức tin được sống cách can đảm,' tuôn chảy ra một nền văn hóa phong phú là tình yêu đối với sự sống;"8 đó là một nét đặc trưng của đoàn sủng Salêdiêng. Bằng cách này chúng ta hữu hiệu đáp lại trách vụ của mình và cống hiến một sự đóng góp độc đáo; đó là trách vụ "phải đối diện cách sáng tạo với thách đố của hội nhập văn hóa, đang khi đồng thời gìn giữ căn tính của chúng."9


Đối thoại liên tôn


Trong bối cảnh hoạt động tông đồ của chúng ta, thêm vào tiến trình hội nhập văn hóa, chúng ta thấy mình ngày càng đối diện, và đôi khi bị thách đố, bởi tính đa nguyên văn hóa và nhất là bởi tính đa nguyên tôn giáo; chúng là những hiện tượng thấm nhập thế giới hiện tại. Một xác quyết mạnh mẽ về những nền văn hóa và tôn giáo đặc thù, cả cổ xưa lẫn tân thời, đối kháng lại khuynh hướng cào bằng mọi sự xuống, một nét của tiến trình toàn cầu hóa hiện hành; chúng đòi buộc phải được nhìn nhận và kính trọng; chúng nỗ lực xác quyết hay bảo vệ chính mình, đang khi đôi lúc bộc lộ những phản ứng cực đoan (fundamentalist) khi tri nhận những đe dọa đối với căn tính của chúng và sự tự do diễn đạt của chúng. Bằng cách này trong những hoàn cảnh lịch sử hiện hành, đối thoại liên tôn mang lấy sự khẩn cấp mới và bất khả né tránh, do vậy trở thành một yếu tố cốt yếu của sứ mệnh.

Vào một thời gian nào đó, Giáo hội đã cam kết "để xây dựng những cây cầu của tình bạn với những người theo các tôn giáo khác, để tìm kiếm sự thiện chân thật của mỗi nhân vị và của toàn thể xã hội".10 Và mặc dù Tin Mừng tiếp tục là "sự ưu tiên thường hằng" trong sứ mệnh của Giáo hội, thì "đối thoại liên tôn là một phần của sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Giáo hội"11: vì vậy đang khi hiến mình cho việc loan báo Tin Mừng (phúc âm hóa), từng tín hữu và tất cả các cộng đoàn Kitô hữu được kêu gọi thực hành cuộc đối thoại này.

Missio ad gentes, sứ mệnh đến với muôn dân, được bao gồm cho người Salêdiêng ngày nay đang làm việc cho giới trẻ trong mọi tình trạng có thể tưởng tượng ra, thì cuộc đối thoại liên tôn không thể được coi là một hoạt động ngoại vi (bên lề) trong đời sống chúng ta như những tín hữu cũng như khi chúng ta đặt mình phục vụ đức tin. Đó cũng không phải là một sự chọn lựa thuần túy cá nhân hay Tu hội. Nhưng chúng ta nhất thiết phải coi nó là "một sự phục vụ chính yếu đối với nhân loại,"12 thực sự là "một điều nảy sinh từ chính những đòi hỏi của đức tin. Nó xuất từ đức tin và cần được đức tin nuôi dưỡng."13

Thực thế, đối thoại giữa các tín đồ của những niềm tin khác cũng như với những người không tin, "phải là một hành trình đức tin";14 nó không đòi chúng ta phải từ bỏ bất kỳ yếu tố nào của căn tính Kitô hữu chúng ta, trong điều chúng ta tin hoặc trong điều chúng ta thực hành, hoặc đặt căn tính đó trong ngoặc kép hoặc ngay cả trong nghi ngờ; trái lại mới đúng: những người tra vấn chúng ta, dù là thanh thiếu niên chúng ta dạy dỗ hay dân tộc chúng ta chia sẻ công cuộc giáo dục của chúng ta, lại muốn biết rõ ràng, và hoàn toàn chính đáng, chúng ta là ai, chúng ta nghĩ gì, và chúng ta đang làm việc vì Đấng nào. Chắc chắn, chúng ta giáo dục và đồng hành với những Kitô hữu trẻ trong hành trình đức tin của họ; nhưng chúng ta cũng ý thức rằng, trong những con số ngày một lớn lên mãi, những người trẻ và những người cùng làm việc (co-worker) thuộc về những tôn giáo khác hay dửng dưng từ quan điểm tôn giáo, và ngay cả những người không tin, tìm ra chúng ta như những nhà giáo dục, những người bạn và hướng đạo đang hành trình. Vì thế, chúng ta tới gần họ với sự quan tâm chân thành, sống và làm việc với họ đang khi hoàn toàn kính trọng sự tự do của họ; chúng ta luôn luôn tỏ mình là những chứng nhân vui tươi của Đức Giêsu và những phần tử trung thành của một cộng đoàn đức tin.

Đối với chúng ta đối thoại, hơn là một 'phương pháp' để thực thi sứ mệnh Salêdiêng, là chính "lối đường" thành tựu nó. Và nếu có một cuộc "đối thoại bằng hành động" vốn dẫn chúng ta tìm kiếm những hình thức cộng tác chân chính và cụ thể, "khi chúng ta áp dụng những trực giác tôn giáo của chúng ta vào trách vụ cổ xúy sự phát triển nhân bản toàn diện, làm việc cho hòa bình, công bằng và cương vị quản gia của tạo thành", thì trên hết chúng ta phải là những nhà giáo dục tập trung vào "cuộc đối thoại đời sống"; đơn giản nó can dự đến "việc sống cạnh bên nhau và học từ nhau theo một cách thức đến nỗi để tăng trưởng hiểu biết và kính trọng lẫn nhau."15

Bằng cách này đối thoại biến thành công bố: "Hai cách để thực thi sứ mệnh của Giáo hội."16 Chúng ta làm điều ấy như những tín hữu và những nhà giáo dục: đang khi đối thoại với những tín đồ khác, chúng ta làm chứng cho Đức Kitô và chúng ta bắt chước Người "trong mối quan tâm và thương cảm đối với từng người và với sự kính trọng tự do của cá nhân."17 Trong một thế giới ghi dấu (marked) bằng đa nguyên tôn giáo, công bố đức tin của ta có những hệ quả mới, vẫn còn phải được khám phá; sau khi trao hiến chính mình hoàn toàn cho Thiên Chúa, chúng ta cùng bước đi với dân tộc có những niềm tin và văn hóa khác nhau hướng tới một Chúa Cha, đang khi đặt họ vào tâm điểm những quan tâm của chúng ta, lắng nghe và làm vơi đi những vấn đề vốn làm họ đau khổ (torment), đang khi cùng nhau tìm kiếm và chia sẻ những câu trả lời mang lại ý nghĩa cho lịch sử của chúng ta.


Tình trạng giới trẻ


Đang khi toàn cầu hóa và đối thoại liên tôn là những yếu tố ngày nay thách đố sứ mệnh Salêdiêng 'từ bên ngoài', nghĩa là cái đến từ sự thay đổi trong khung suy tư văn hóa hiện hành, cha dường như nhận ra trong Tu hội một hiện tượng gây khá nhiều lo âu; nó có thể xói mòn cái trách nhiệm thiết yếu của chúng ta là hội nhập đoàn sủng Salêdiêng vào văn hóa vì lợi ích của giới trẻ qua giáo dục và loan báo Tin Mừng. Đây đó cha ghi nhận giữa các hội viên hơn kém một sự đối kháng có ý thức, và đôi khi một sự bất lực được diễn đạt công khai để tiếp cận một cách có thiện cảm (sympathetically), để khôn ngoan minh định - kết quả của học hỏi cá nhân, và để chân thành đón chào, những hình thức diễn đạt mới vốn là một nét của giới trẻ hôm nay, cũng như những kinh nghiệm tập thể; nhờ đấy, họ diễn đạt những phong thái sống 'bắt mắt' của họ,18 nghĩa là những điều chúng thường biểu hiện trong giờ rảnh của chúng; những điều đó hầu như luôn ở bên rìa của những thể chế xã hội thông thường.

Một số kết quả của sự thay đổi văn hóa sâu xa mà ở phương Tây chúng ta chìm ngập trong đó; chẳng hạn, là giải thích thực tại như một cái gì đang thay đổi hơn là một cái gì có bản tính vững bền, là cá nhân xác quyết chính mình như chính mình vậy và muốn người ta nhìn mình như có một giá trị tuyệt đối đang liên lỷ tìm chính mình, được phú cho tự do hầu như vô hạn để thử nghiệm và tự hào về sự tự trị cá nhân của mình. Trong bối cảnh này, giới trẻ - nửa phần dân số thế giới là dưới 20 tuổi - không may lại trở thành nạn nhân hơn là những người giữ vai trò chủ đạo. Không có cội rễ và tách khỏi mọi nền tảng vững chắc họ bị buộc phải một mình tạo nên căn tính cá nhân cho riêng mình cũng như chọn lối đường đi tới sự hoàn thành nó. Họ không tìm được trong xã hội, và thường khi trong Giáo hội, những khuôn mẫu để bắt chước, những mục đích hấp dẫn để theo đuổi hay những người hướng đạo khả tín để tìm tới; thậm chí còn hơn thế nữa, gia đình thì không hiện diện hay không được chuẩn bị thích đáng, đang khi đó trường học tỏ ra xa biệt khỏi thế giới tuổi trẻ và không hữu hiệu trong những phương pháp giáo dục lẫn giảng dạy của nó.19 Sống theo sự tự do mà ngày một hơn không có những chuẩn mực hay giới hạn, chìm ngập trong một bầu khí văn hóa càng ngày càng phức tạp và lộn xộn hơn, bị vây quanh và đôi khi bị áp đảo do một thị trường với muôn vẻ giá trị tôn giáo và đạo đức, chúng buộc phải "sáng tác cuộc đời mình mà không có lấy một cuốn sách hướng dẫn."20


Tổng Tu Nghị 26 nêu bật tình trạng này, khi nói về những biên cương mới đã xác minh: "Chúng ta cũng thừa nhận những kỳ vọng của giới trẻ vốn nghèo khổ về thiêng liêng và văn hóa, và xin chúng ta can dự vào: giới trẻ mất ý nghĩa trong cuộc đời, thiếu tình cảm bởi gia đình bất ổn, những kẻ bị bỏ mặc vỡ mộng và trống rỗng do não trạng tiêu thụ, những kẻ dửng dưng trước tôn giáo, những kẻ thiếu động cơ vì buông thả, chủ thuyết tương đối về luân lý, văn hóa sự chết lan tràn."21

Nỗi cô đơn tình cảm này đâu phải là hình thức độc nhất, hay phổ biến nhất của sự nghèo khổ hiện sinh mà giới trẻ ngày nay gặp phải. Phần đa số lớn hơn rất nhiều là những người sống trong cái gọi là 'thế giới thứ ba' rất quen thuộc với thiếu thốn kinh tế, tình trạng bất ổn của đời sống gia đình, sự kỳ thị chủng tộc, những thiếu sót trong giáo dục và văn hóa, thiếu chuẩn bị về công ăn việc làm, sự bóc lột không chút xấu hổ của thành phần thứ ba, việc làm bất hợp pháp như những người lao động, sự bế tắc tất cả các hình thức đào thoát trong đời sống họ, những nghiện ngập khác nhau và những hình thức lệch lạc xã hội khác.

Bức tranh hiện hành của thế hệ tuổi trẻ lạc đường thì sầu não đến nỗi nó đòi phải hoán cải và cảm thương khẩn cấp (x. Mc 6,34; 8,2-3) không kém hơn hành động (x. Mc 6,37; 8,4-5), bởi vì tất cả chúng ta cảm thấy được sai tới để nên "dấu chỉ và người mang tình yêu Thiên Chúa" cho chúng (HL 2). Một danh sách đơn giản của những tình trạng sẽ làm rõ vấn đề ấy khẩn cấp đến thế nào:

Hàng triệu - khoảng 100 triệu - trẻ hè phố đã quyết đình lấy đường phố làm chỗ tự nhiên của mình, tình trạng gia đình của chúng là 'nơi ở' không thể chịu được. Một số tìm chỗ trú ngụ trong các hang động hay cống rãnh; nguyên ở Bucharest mà thôi, có tới một ngàn em; Tây Âu có một triệu và 12 triệu em trên toàn thế giới.

Khoảng 300.000 trẻ em đi lính, chúng lao động trong quân đội bình thường hay như lính đánh thuê; mới thiếu niên chúng đã dấn vào việc phục vụ sự chết.

Con số luôn gia tăng của những thiếu niên bị vi phạm, những nạn nhân của ấu dâm (pedophilia) và của cái gọi là du lịch tình dục: theo thống kế của UNICEP một triệu em bị dẫn vào thị trường tình dục mỗi năm, một thị trường có doanh thu 13 tỷ đô la mỗi năm.

Có 250 triệu trẻ vị thành niên, nam cũng như nữ giữa luống tuổi 5 và 15 bị cưỡng bức lao động - bất hợp pháp bởi vì những nguy hiểm thể lý, tâm lý hay tâm trí, bị biến thành nô lệ; nô lệ vẫn còn tồn tại hơn một thế kỷ sau khi luật pháp hủy bỏ nô lệ.

Con số thanh thiếu niên nghèo và bị đẩy ra ngoài lề xã hội, thiếu cơ hội (quyền) tiếp cận bất kỳ phúc lợi nào mà mọi người đều có quyền hưởng, thì vượt quá sự tính toán: hơn 600 triệu trẻ em sống dưới ngưỡng cửa nghèo khổ, 160 triệu em thiếu dinh dưỡng; 6 triệu em chết đói hàng năm; 17 ngàn em một ngày, 708 em mỗi giờ...

Trẻ em không cha không mẹ, nhà cửa hay quốc gia có khoảng 50 triệu. Những em không được giáo dục, mù chữ lên tới 130 triệu. Ít nhất 6 triệu em bé đã bị cắt xẻo [các bộ phận] và người ta nói rằng khoảng 4 triệu phụ nữ và trẻ em đã bị buộc hiến tặng các bộ phận (organ donors).

Mỗi phút trong năm lục địa có 5 trẻ em mắc phải AIDS. Có gần 11 triệu trẻ em đã nhiễm virút này. Riêng ở Phi châu mà thôi có tới 13 triệu trẻ mồ côi như là hệ quả của AIDS. Bao nhiêu trẻ em đang bị lao, sốt rét, viêm màng não, viêm gan, dịch tả …?

Có hơn 50 triệu trẻ em đã bị di tản hay là những nạn nhân tị nạn của thù ghét chủng tộc, chiến tranh, bách hại, đổ xô vào các trại tị nạn hay lang thang đây đó.

Đối diện với bức tranh bi thảm đầy bất hạnh như thế của thế giới tuổi trẻ, như Don Bosco, chúng ta Salêdiêng không thể không "đứng về phía giới trẻ, bởi vì chúng ta tin tưởng chúng, tin chúng muốn học tập, muốn thoát khỏi nghèo khổ, muốn đảm nhận tương lai chúng trong đôi tay của mình... Chúng ta đứng về phía giới trẻ bởi vì chúng ta tin vào giá trị của mỗi cá nhân; chúng ta tin có thể có một loại thế giới khác, và trên hết chúng ta tin vào giá trị lớn lao của lao nhọc cho giáo dục." Rất nhiều sự dữ cắn rứt lương tâm chúng ta: ngày 20 tháng Tư 2002, khi kết thúc TTN25, cha và 231 đại biểu của các Salêdiêng trên thế giới ký nhận một lời hiệu triệu gởi cho tất cả những ai có trách nhiệm liên quan đến giới trẻ, nhưng trên hết chúng ta đảm nhận lời ấy như bổn phận (bó buộc) chúng ta: "Trước khi quá trễ chúng ta hãy cứu lấy các thanh thiếu niên, tương lai của thế giới." 22


Thế giới kỹ thuật số, một lục địa phải được dậy men


“Nếu muốn còn trung thành với sứ mệnh của mình như bí tích phổ quát của ơn cứu độ, Giáo hội cần phải học những ngôn ngữ được con người nam nữ của mọi thời đại, mọi bối cảnh sắc tộc và nơi chốn, sử dụng. Cơ bản, đó là một câu hỏi về vấn đề truyền thông (thông giao), về hội nhập Tin Mừng vào văn hóa trong những tình trạng xã hội và văn hóa; một vấn đề của giáo dục đức tin cho những thế hệ mới."23


Nỗ lực hội nhập nhãn quan Salêdiêng về cuộc đời vào trong văn hóa của thế giới ngày nay nhất thiết phải để ý đến lục địa kỹ thuật số mới mẻ này; đây không chỉ là một vấn đề kỹ thuật; thực sự nó định hình những khuôn mẫu văn hóa mới; và nếu đúng là nó kiến tạo những khả thể tính mà trước kia không bao giờ nghe nói tới cho việc thông giao với nhau, thì nó cũng bày ra những nguy hiểm mà trước kia ta không hề biết tới.

Hạn từ "lục địa kỹ thuật số" là hạn từ Giáo hoàng Bênêđictô XVI chọn lựa trong sứ điệp ngày truyền thông thế giới cho năm 2009, trong bối cảnh ngài mời gọi giới trẻ loan báo Tin Mừng cho những người đồng trang lứa.

Có một hình ảnh Kinh Thánh mà có thể giúp chúng ta hiểu hội nhập đoàn sủng chúng ta vào văn hóa trong lục địa kỹ thuật số này có nghĩa là gì, hình ảnh mà chúng ta tìm thấy trong Mt 13:33 (và Lc 13:20-21): người đàn bà 'ủ' men vào ba đấu bột cho đến khi tất cả khối bột 'dậy men'.

Vậy, 'làm dậy men' toàn lục địa kỹ thuật số có nghĩa là gì? Đó là một hình ảnh giản dị nhưng hiểu ngay tức khắc vào một lúc mà Mạng Thế Giới đang chuyển từ mạng 2.0 sang mạng 3.0, từ một mạng tập trung vào việc liên kết người ta một cách tương tác (interactively) sang một mạng nay tìm cách liên kết các dữ liệu một cách ý nghĩa. Sự thay đổi này đang xẩy ra một cách tinh vi dưới chính mắt chúng ta, giống như hoạt động âm thầm của men trong bột. Ai trong chúng ta đã chẳng bấm kết nối với một thành phố lớn để rồi được bày ra các chọn lựa khác nhau - nào là những phòng thuê để lưu lại, nào là những biến cố gắn liền với nó, nào là những chỗ tham quan, và hoàn toàn có thể hợp theo những quan tâm cá nhân của ta! Phải chăng máy vi tính biết những quan tâm này? Không đâu. Nhưng nó biết làm sao để làm một ít nối kết có ý nghĩa. Câu trả lời nằm ở trong ngữ nghĩa học (semantics), và chỉ con người mới có thể (và họ làm thế, và đây là điều chúng ta không được bỏ qua) cống hiến những ngữ nghĩa học này theo những cách mà máy móc có thể giải thích.

Truyền thống thiêng liêng cổ điển của Kitô giáo cống hiến cho chúng ta một hình ảnh nữa; nó có thể hữu ích trong bối cảnh này; người ta tìm thấy nó trong cuốn Interior Castle (Lâu đài nội tâm ) một bản văn vô thời gian (timeless) trong áp dụng. Thánh nữ nói: "Tôi bắt đầu nghĩ về linh hồn như thể một lâu đài, được làm bằng kim cương hay pha lê trong suốt,"24 và rồi dẫn chúng ta qua bẩy đại 'sảnh' hay căn phòng, mỗi chỗ đều dẫn tới sự kết hiệp với Thiên Chúa ở tâm điểm. Đó cũng có thể là một hình ảnh hữu ích trong lục địa kỹ thuật số. Hãy nghĩ về lâu đài đó như lục địa kỹ thuật số, với nhiều 'phòng' và 'nối kết'. Làm thế nào chúng ta tìm được con đường của mình chung quanh? Những phòng khác nhau có được nối kết cách ý nghĩa không? Chúng ta có thể tìm được một vài lối đi tới tâm điểm không? Nhân đây, trung tâm đó vẫn là Thiên Chúa, và Đức Kitô là vị hướng đạo, nhưng "... việc công bố Đức Kitô trong thế giới của những kỹ thuật mới đòi hỏi một hiểu biết thâm sâu về thế giới này nếu những kỹ thuật đó phải phục vụ sứ mệnh chúng ta cách thích đáng."25

Hoặc chúng ta có thể muốn đem sự chú ý của thế kỷ 21 tới môi trường học đi vào công việc đó. Anh em hãy nghĩ về một vườn cây, có lẽ mọc quá cao một chút, với những lối đi và đủ thứ dây leo chằng chịt. Chúng ta có thể theo những lối và những dây leo ấy và tìm được đường của mình quanh đó; nhưng chúng ta cũng có thể tưởng tượng các sự vật ở dưới đất như thế nào, ở đó mọi sự đang phát triển với chất liệu sự sống phức tạp, hỗn độn (bừa bãi) nhưng có hệ sinh thái tuyệt vời!

Cả ba hình ảnh, men, lâu đài, hệ thống sinh học, giúp chúng ta trân trọng sâu xa hơn việc hội nhập đoàn sủng vào văn hóa trong lục địa kỹ thuật số có nghĩa gì. Đó là một trong những trách vụ của việc tân phúc âm hóa. Theo một vài cách thức, nó là một công việc ẩn dấu, nhưng với những cách thức chúng ta có thể theo. Có một vị Hướng Đạo chân thật tới lâu đài thực sự miễn là chúng ta có thể điều khiển những kỹ thuật đó chỉ vào việc phục vụ sứ mệnh chúng ta mà thôi. Chúng ta được mời gọi đi vào trong chất liệu sự sống phức tạp, hỗn độn (bừa bãi) nhưng có hệ sinh thái tuyệt vời, ý thức rằng Đức Giêsu muốn chúng ta ở đó nhân danh Ngài!

Ngày nay, chúng ta không thể không sống, hay ít nhất phần nào sống, trong lục địa kỹ thuật số. Như Manuel Castells khôn ngoan nói: "Người ta có thể nói, 'tại sao bạn lại không để tôi yên? Tôi không muốn phần nào cái Internet của bạn, cái văn minh kỹ thuật của bạn, cái xã hội mạng của bạn. Tôi chỉ muốn sống cuộc đời của tôi'. ... Nếu đây là lập trường của bạn, tôi cho bạn biết một tin buồn. Dù sao, nếu bạn không quan tâm đến mạng, thì mạng [máy tính] sẽ quan tâm đến bạn. Vì bao lâu bạn muốn sống trong xã hội này, lúc này và ở đây, bạn sẽ buộc phải xử lý xã hội mạng."26

Thay vì bị kéo bất đắc dĩ vào lục địa kỹ thuật số, chúng ta có bổn phận phải ở đó một cách hữu hiệu và hiệu quả. Ngày nay điều này có nghĩa, giữa những điều khác, là quan tâm đến cấu trúc có ý nghĩa, dẫn đưa những liên kết có ý nghĩa vào trong các tài liệu và dữ liệu của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta có thể hướng dẫn những kỹ thuật tìm kiếm, chẳng hạn, với những tài liệu tập trung vào cấu trúc ngữ nghĩa học hơn là vào cách làm thế nào chúng cần phải nhìn cho 'đẹp', và nhất là với những dữ liệu đã được chuẩn bị một cách ngữ nghĩa học. Trách vụ trước thuộc về mọi người Salêdiêng 'viết twitter', email, hay viết! Cái sau thuộc về những người có trách nhiệm đối với hàng ngàn những trang web (trang mạng) Salêdiêng quanh thế giới.

Nhóm sau này không phải là nhóm người nhỏ của Tu hội! Rất nhiều cộng đoàn, trung tâm, công cuộc không có một trang mạng. Những người có trách nhiệm, rốt cục chúng ta hy vọng một Salêdiêng, SDB hay một cộng sự giáo dân, đóng một vai trò ý nghĩa ngày một hơn trong cách thức đoàn sủng được hiểu và được hội nhập văn hóa trong lục địa kỹ thuật số. Thực sự, họ có thể quyết định làm thế nào 'đoàn sủng' trở nên một từ ngữ tìm kiếm ngày nay, dẫn tới những bối cảnh mà chúng ta muốn quyết định hơn là để mặc nó cho những dụng cụ tìm kiếm để đoán và đoán sai.

Nói cách khác, đi vào trong chất liệu sự sống phức tạp chính là lục địa kỹ thuật số ngày nay đòi hỏi ý thức, sự rõ ràng (clarity) và khao khát tri thức thích hợp về phía chúng ta. Phân khoa truyền thông xã hội của chúng ta chắc chắn đang làm việc ở điều này và đã có thể cống hiến cho hội viên và những người đời cộng sự (đối tác) những suy tư tuyệt diệu và trong nhiều trường hợp những lời khuyên kỹ thuật chính xác. Không một điều gì trong đó là lời khuyên vì 'lời khuyên', hay kỹ thuật vì kỹ thuật. Lãnh vực Truyền Thông Xã Hội đang làm việc nối kết với các lãnh vực Tác Vụ Giới Trẻ, Truyền Giáo như được trình bày bởi những phân khoa tương ứng, vì đoàn sủng và sứ mệnh chung. Cùng nhau chúng giúp chúng ta hội nhập văn hóa, đề xướng và lan truyền một viễn cảnh đức tin dựa trên tầm nhìn của Don Bosco, trong một thế giới thay đổi nhanh chóng.

Tóm lại: qua giáo dục và sự tiên liệu của mình Tu hội cam kết cống hiến một tiếng nói lại cho giới trẻ, giúp chúng khám phá chính mình, và đồng hành với chúng cách kiên nhẫn và tin tưởng khi chúng xây dựng đời sống của chính mình; Tu hội cống hiến cho chúng những phương tiện đạt được phương kế sinh nhai; nhưng đồng thời, chúng ta cam kết cống hiến cho chúng một lối đường giao tiếp với Thiên Chúa mà chúng sẽ thấy là thích hợp với mình. Chúng ta muốn làm việc sinh sống này trong thế giới của chúng và nói ngôn ngữ của chúng, sánh bước bên chúng, không chỉ như những người mà chúng ta trước tiên làm việc cho nhưng trên hết như những người bạn cùng lữ hành. Sự kiện [Tu hội] không có gì nói cho chúng ta sao? Chúng ta sinh ra như một Tu hội, vào ngày 18 tháng Mười Hai 1859 rất xa xưa, giữa một nhóm thanh thiến niên, chính xác là 16 người, các thiếu niên giữa 15 và 21 tuổi; họ đã từng kinh nghiệm trong chính cuộc đời mình hiệu quả là được Don Bosco cứu giúp; rồi họ muốn tham gia vào sứ mệnh của ngài, đang khi đảm lấy một vai trò của những chủ đạo thành niên.

Để kiến tạo lại đoàn sủng Salêdiêng trong những tình trạng khác biệt trong đó chúng ta sống, thì thích ứng nó vào những trường hợp khác nhau của giới trẻ quả là không đủ; đúng hơn, dành tâm lực cho giới trẻ, giúp chúng trở thành những người chủ đạo [vai chính], những người cùng làm việc đáng tin cậy mà không bao giờ quên rằng chúng là chính lý lẽ cho sự tận hiến chúng ta cho Thiên Chúa và cho sứ mệnh chúng ta.


3.Giáo hội sơ khai, khuôn mẫu và chuẩn mực cho việc loan báo Tin Mừng được hội nhập vào văn hóa27


Tin Mừng sinh ra, được trình bày rõ ràng và công bố trong một văn hóa đặc thù. Chúng ta biết rằng những lời xác quyết đầu tiên về Đức Kitô phục sinh (x. 1 Cr 15,3-5; Cv 2,24-35), Người là đấng Mêsia (thiên sai) (x. Cv 5,42; 9,22) là Chúa toàn vũ trụ (x. Cv 2,36), cũng như những lời kêu họi hoán cải (x. Cv 2,40; 3,19), tất cả đều được trình bày rõ trong những phạm trù văn hóa thích hợp với Israel. Đang khi niềm tin mới mẻ này được trình bày cho người Do thái, thì không cần thêm những giải thích dài dòng về những diễn ngữ được sử dụng (x. Cv 3,21-26), hay một dẫn nhập vào tư tưởng nằm dưới (x. Cv 2,25-32.34-35). Nghĩ đến bài giảng đầu tiên của Phêrô tại Giêrusalem vào ngày lễ Ngũ Tuần là đủ thấy (x. Cv 2,14-41) Ở đó ta tìm được một thí dụ về việc loan báo Tin Mừng được hội nhập hoàn hảo vào não trạng tôn giáo của cả người giảng lẫn người nghe.28


Một sứ mệnh thành công bởi vì nó được hội nhập văn hóa tốt đẹp


Chỉ 25 năm sau cái chết của Đức Giêsu, và nhờ vào sự phát triển truyền giáo kỳ diệu được nhóm 'người Hy lạp' đảm nhận, (x. Cv 6,1; 9,29), các cộng đoàn Kitô hữu thuộc gốc và văn hóa dân ngoại trở thành đa số. Hiển nhiên các môn đệ xưa nhất của Chúa không được chuẩn bị để đương đầu với tình trạng mà đang phát triển như một hệ quả của việc mở rộng Tin Mừng tới lương dân và việc họ tháp nhập vào trong đời sống của cộng đoàn.

Đây không còn là vấn đề tìm được một chỗ trong cộng đoàn cho từng cá nhân riêng rẽ, như đã xẩy ra trong trường hợp của vị hoạn quan (x. Cv 8,26-40) hoặc với vị bách quản Cornelius (x. Cv 10,1-11,18). Trở nên quen thuộc với sự hiện diện của toàn bộ các cộng đoàn có nguồn gốc, não trạng và phong tục của các sắc tộc khác nhau quả là thiết yếu. Chính cộng đoàn Giêrusalem từ ban đầu đã có những tín hữu từ những bối cảnh văn hóa khác nhau (x. Cv 2,5-12; 6,1; 9,29); cộng đoàn này đã kinh nghiệm những khó khăn mà việc sống chung mang lại (Cv 6,1-6) và ngay cả đã chịu bắt bớ vì nó (Cv 8,1-3). Chính căn tính, tức là sự chia sẻ đời sống chung cách mới mẻ nảy sinh từ sự tuyên xưng vào Đức Kitô Giêsu, bị lâm nguy.

Thông tin chi tiết được các nguồn cung cấp xác quyết cả Phaolô, một trong những người trực tiếp can dự vào (Gl 2,1-10), lẫn Luca (Cv 15,1-35) gán cho sự xung đột này một tầm mức quan trọng. Mặc dù hai trình thuật không phải là một bản tóm tắt chính thức đầy đủ, hoặc ngay cả phiến diện, người ta có thể thu lượm những cốt yếu từ chúng; cuộc bàn cãi tập trung vào vấn đề cắt bì: nên hay không nên áp đặt cắt bì trên những Kitô hữu mới không phải là người Do thái? Tận cơ bản, có một ước muốn là xem việc hòa nhập lương dân giữa những người Do thái như một điều kiện sine qua non của việc họ tháp nhập vào cộng đoàn Kitô hữu. Cắt bì đã là và tiếp tục là dấu chỉ của giao ước (Ga 17,11), dấu nhận diện của Dân Thiên Chúa và là bằng chứng về sự trung thành của Dân Chúa: như vậy tin vào Đức Giêsu không được coi là đủ rồi; đức tin này phải được ghép vào chế độ lề luật Môsê.

Lối thực hành (praxis) của những Kitô hữu Hy lạp, mà người ta không áp đặt phép cắt bì cho họ - đàng khác như những người Do thái làm với 'những kẻ kính sợ Thiên Chúa' - hầu không tạo ra chướng ngại trên đường hoán cải của dân ngoại, bị một số người coi như mưu chước mang tính cơ hội chủ nghĩa trái nghịch với ý định cứu rỗi của Chúa. Chúng ta mắc nợ Phaolô điều này; rõ ràng ngài làm cho mọi người nhận biết và ngài nhiệt huyết bảo vệ một thực hành trong truyền giáo là không áp đặt trên các tin hữu đến từ lương dân nhu cầu phải trở nên như người Do thái; đúng ra, không phải ngài khai mào (sáng kiến) lối tiếp cận này, nhưng ngài nhất quán và xác tín làm cho nó thành của mình (Cv 11,22). Phaolô nói về sự phân biệt giữa 'Tin Mừng của sự không cắt bì' mà ngài rao giảng và 'Tin Mừng của sự cắt bì' (Gl 2,7), mà có Phêrô là người phát ngôn chính. Ta phải ghi nhận rằng ở đây đó là một vấn đề của hai diễn đạt vốn là độc đáo trong toàn bộ của văn chương cổ xưa. Bằng cách này, ta chấp nhận một Tin Mừng duy nhất (Gl 1,6-9) theo nhiều cách khác nhau, theo viễn cảnh 'văn hóa' của những người lắng nghe; luôn luôn và chỉ một mình Đức Giêsu Kitô được rao giảng; nhưng lại không phải theo cùng một cách thức như nhau, cũng không phải với những hàm ý thực tiễn như nhau, đối với Do thái và lương dân.


Duy nhất trong đức tin, nhưng đa dạng trong lối sống đức tin


Đằng sau những biến cố này, ta có thể tìm thấy một khung suy tư; nói cách khác, một chuẩn mực để hướng dẫn hành động: thực sự, một thay đổi lớn đang bắt đầu xẩy ra trong lịch sử Do thái giáo, trong đó một người thừa kế lời hứa của nó xuất đầu lộ diện; người đó không thấy bị buộc phải tuân giữ lề luật, mà cho đến lúc đó [tuân giữ lề luật] đã là sự đảm bảo độc nhất để tham dự vào giao ước với Thiên Chúa. Sự kiện đó thậm chí còn quyết định hơn (decisive) đối với nguồn cội của cộng đoàn Kitô hữu, vì Tin Mừng của Đức Giêsu đã được sống, 'độc lập với luật Môsê' (Rm 3,21), vì vậy được giải thoát khỏi văn hóa Do thái mà cho đến giờ [văn hóa đó] đã là cung lòng và lớp phủ ngoài của Tin Mừng.

Không gì khác hơn là cái tự thức của cộng đoàn Kitô hữu bị lâm nguy; cộng đoàn ấy thấy chính mình tiệm tiến tách khỏi luật Môsê và vì vậy không còn chỉ thuộc Do thái. Không phải lề luật đã trở thành vô ích; nó vẫn bảo tồn giá trị của mình, nhưng chỉ cho một số người; còn đang khi đó đức tin vào Chúa Giêsu được ban cho mọi người để cứu rỗi mọi người. Từ đó trở đi cho đến sau này mãi mãi, những người theo Đức Kitô, dù Do thái hay dân ngoại, trở thành dân mới của Thiên Chúa, Israel chân thật.

Nếu không có một sự quy phục nào khác được áp đặt trên những người trở lại hơn là ách êm ái của đức tin vào Chúa Kitô, thì người ta nhận biết các cộng đoàn Kitô hữu gốc dân ngoại như những phần tử do bởi quyền tuyệt đối của thân mình là Giáo hội; trong đó ai nấy đều sống cùng một đức tin, nhưng không phải tất cả đều theo một cách thức mà thôi. Như Phaolô đã viết khoảng giữa thập niên 50, mỗi người phải tiếp tục sống 'như Chúa đã định cho mỗi người làm sao' (1 Cr 7,17): giống như dân ngoại không phải trở thành một người Do thái để là một Kitô hữu, thì cũng thế người Do thái chẳng phải bỏ đi cách sống như một người Do thái để trở thành một Kitô hữu. Bằng cách này đời sống Kitô hữu được diễn đạt trong nhiều văn hóa đa dạng bởi vì không có một văn hóa riêng biệt cho Kitô hữu.

Đối với các cộng đoàn Kitô hữu Do thái, và đối với việc loan báo Tin Mừng của người Do thái, những mệnh lệnh (thói tục) vốn có giá trị cho đến lúc đó vẫn còn hiệu lực. Nhưng sự hiểu biết của người Do thái về lề luật, về lịch sử cứu độ và về dân Thiên Chúa vốn từng không cho phép bất kỳ con đường cứu độ nào bên cạnh nó, đã bị hủy bỏ. Điều này có nghĩa là một thay đổi lớn lao - chắc chắn đau đớn - cho các Kitô hữu đầu tiên mà tất cả đều là Do thái: họ có thể tiếp tục vâng phục lề luật (1 Cr 9,20-21), như thiết thân với lối sống và tập tục của cha ông họ, nhưng họ không thể loại bỏ anh chị em ngoài Do thái của họ khỏi đức tin. Bằng cách này con đường mở rộng không phải cho sự hỗn độn của các nhóm không đồng nhất về văn hóa, nhưng đúng hơn tập trung vào việc cùng nhau sống như anh chị em, mỗi người giữ lấy căn tính của chính mình.


Nhớ những người nghèo


Thỏa thuận hai bên đạt được làm cho có thể loan báo Tin Mừng cho cả hai cử tọa khác biệt nhau, dân ngoại và Do thái, và công bố những quyền lợi bình đẳng giữa hai sứ mệnh (truyền giáo) đã thực sự hoạt động: người ta có thể và thực sự phải là Kitô hữu, theo phong tục Do thái hay phong tục của dân ngoại (x. Gl, 2,14). Do vậy có những cách sống đức tin khác nhau, đang khi đức tin vẫn luôn là duy nhất, giống như sự sống được chung nhau chia sẻ vẫn luôn là một.

Tính duy nhất (hiệp nhất) này, được đóng ấn bằng một cái bắt tay "tỏ dấu hiệp thông" (Gl 2,9), được xác quyết bằng một yêu cầu "phải nhớ những người nghèo" mà Phaolô và Barnabas cũng đã sẵn sàng chấp nhận. Sự kiện này chẳng phải không có ý nghĩa. Phaolô ngay lập tức tuyên bố rằng ngài mang lấy trách vụ này canh cánh trong lòng; và thực thế, quyên góp tiền cho những người nghèo ở Giêrusalem đối với ngài trở thành một phần toàn diện của sứ mệnh loan báo Tin Mừng của ngài (x. Gl 2,10; Rm 15,25-26; 1 Cr 16,1-3; 2 Cr 8-9). Những 'người nghèo' ta phải nhớ là những Kitô hữu Do thái ở Palestina; vào lúc rất nhiệt tâm đối với việc quang lâm ngay tức khắc của Chúa họ đã đặt "của cải và mọi sở hữu" tùy ý cộng đoàn (Cv 2,45; 4,32-35). Đối với Phaolô không quên họ trở thành một phần quan trọng trong tác vụ của ngài, hầu kiện cường sự hiệp thông giữa các Giáo hội khác nhau (x. 1 Cr 11,23-26; Rm 15,27), đến nỗi ngài coi nó như một hình thức thờ phượng mà chính ngài là thừa tác viên của Đức Kitô (Rm 15,16).

Việc 'ghi nhớ' này không chỉ giới hạn vào giúp đỡ kinh tế mà thôi, nhưng mang đến sự hiệp nhất của Giáo hội theo một cách thức thực tiễn; nó là một cách thực hiện "món nợ tương thân tương ái" giữa họ (Rm 13,8). Phaolô không thể tưởng tượng một tín hữu, Do thái hay dân ngoại, có thể nghĩ rằng mình không cần đến người khác (x. 1 Cr 12,14-26).


Cùng nhau sống mang theo những vấn đề với nó


Để phán đoán từ chứng từ của Phaolô (x. Gl 2,11-21), cộng đoàn vẫn chưa trả lời một câu hỏi quan trọng, là tự do tham dự vào một bàn tiệc chung về phía các Kitô hữu đến từ thế giới dân ngoại. Về phương diện xã hội và văn hóa, các Kitô hữu Do thái tỏ ra ngần ngại đồng bàn với mọi người (Lv 17,8-14; 18,6-9); điều ấy phản ánh một nỗi sợ truyền thống và được cảm nhận sâu xa - một lối suy nghĩ luôn có mặt trong các cộng đoàn của những thiểu số - sợ bị đồng hóa và mất căn tính chính mình. Hai khuôn mẫu của sứ mệnh (truyền giáo), với những đòi hỏi khác nhau về lễ nghi và văn hóa, chỉ có thể làm cho đời sống chung nên khó khăn. Việc người Do thái và dân ngoại cùng chung sống trong cùng một cộng đoàn, theo cách này đã bị đe dọa. Liệu tuyên xưng cùng một đức tin trong các cộng đoàn được những hàng rào xã hội, văn hóa, tôn giáo giữ cho tách biệt lại không tốt hơn sao?

Ngay cả dù có nhiều lý do khác nhau, Luca hoặc Phaolô không đồng ý với đề nghị này; Luca nhắc đến cái gọi là 'sắc lệnh của các tông đồ' (x. Cv 15,13-29; 21,25). Ở đây, nghiêm cấm ăn thịt được dâng cho ngẫu tượng (Lv 17,8; 1 Cr 8,10); họ phải kiêng máu huyết (Lv 17,10-12) khiêng thịt súc vật đã bị chết ngạt (x. St 9,4; Lv 17,15; Đnl 14,21); họ phải tránh giao hợp bất hợp pháp (hôn nhân giữa những người họ hàng máu huyết? (x. Lv 18,6-18; 1 Cr 5,1-13). Những mệnh lệnh này, có tính chất văn hóa tận cội rễ, được đặt trên luật Cựu ước cho dân ngoại sống trong Israel (cf. Lv 17-18); và theo truyền thống rabbi, nó thiết thân với bẩy mệnh lệnh mà mọi người phải quân theo.

Một sắc lệnh như thế giả định có hai sự hiện diện, Do thái và dân ngoại, trong cộng đoàn Kitô hữu; nó cho thấy rằng những khó khăn vẫn còn lại trong đời sống chung mà sứ mệnh cho dân ngoại nảy sinh. Những nghiêm cấm các vật bị coi là 'kinh tởm', được liên kết với sự kiện là 'các Kitô hữu sắc tộc' thuộc về cộng đoàn Do thái Kitô hữu và 'được nhằm làm cho những liên hệ giữa hai nhóm nên thuận lợi. Vì vậy, chúng được nhằm để khích lệ việc sống chung, loại đi (chấm dứt) những ý nghĩa xung khắc hơn mà những người Do thái gắn liền với dân ngoại. Chỉ áp đặt những bổn phận này trên 'những Kitô hữu sắc tộc' (Cv 15,29), không nêu lên những câu hỏi về căn tính Kitô hữu của họ; đúng hơn nó phê chuẩn sự tự do đối với cắt bì và lề luật, nhưng đòi hỏi phải bỏ đi một số điều mang tính chất văn hóa, hầu làm cho cuộc sống chung nên dễ dàng đối với những Kitô hữu Do thái. Có một nguyên tắc ở đây: người anh chị em mà Đức Kitô đã chết cho, như Phaolô sẽ nói ở nơi khác (1 Cor 8,11), thì quan trọng hơn chính văn hóa của mình.

Phaolô tỏ ra lờ đi sự áp đặt này: ngài không nói về nó trong tường trình của ngài về những biến cố ấy (Gl 2,9) và nó không bao giờ xuất hiện trong những lá thư của ngài, mặc dù vào một vài dịp ngài phải đối diện những vấn đề tương tự (x. 1 Cr 5-6; 8,1-11,1; Rm 14). Dù sao chăng nữa, việc thiếu bất kỳ qui luật nào sẽ mang lại sự nhìn nhận đầy đủ các Kitô hữu đến từ ngoại giáo là những anh chị em được Thiên Chúa yêu mến chẳng mấy chốc trở nên hiển nhiên.


Sự kiện và nguyên tắc


Những căng thẳng này, trong cộng đoàn Kitô hữu của thập niên 50, tạo nên một tình trạng nguy hiểm, gần với sự chia rẽ, mà cộng đoàn Giêrusalem muốn vượt thắng. Người ta nhìn biết, với một cố gắng đáng kể rằng Kitô giáo mà đang xuất hiện không phải chỉ là một phong thái (kiểu, style) Do thái của một phong trào Thiên sai. Nếu người ta coi ý thức về chính căn tính của mình là có thể, thì người ta còn phải bảo vệ tính phổ quát của ơn cứu độ hơn nữa.

Công đồng Giêrusalem cống hiến cho chúng ta một vài điểm để giải đáp vấn đề của chúng ta về hội nhập Tin Mừng vào văn hóa, khi cho chúng ta những cơ hội về những cách thức đối diện và giải quyết chúng. Chúng ta có thể học để thấy:

1°rằng những vấn đề thật sự của các cộng đoàn Kitô hữu là những vấn đề nảy sinh từ việc rao giảng Tin Mừng. Mối quan tâm bảo tồn Tin Mừng trong tất cả chân lý của nó (Gl 2,5.14) đến sau khi người ta thực hiện công cuộc rao giảng đó trong sứ mệnh, và là một hệ quả hợp lý của nó. Lại nữa: về vấn đề được bàn đến trong Giêsuralem, các Kitô hữu không có những giải đáp làm sẵn; họ tìm thấy chúng trong cộng đoàn nhờ đối thoại và phân định huynh đệ.

2°rằng đang khi phải được thích ứng cho những người Do thái và Dân ngoại, việc rao giảng Tin Mừng đáp ứng lại những hoàn cảnh lịch sử thực tiễn; nó phải được thích ứng với những nhu cầu của người nghe; chính trên bản trình thuật này những vấn đề sẽ không thiếu đối với việc tuyên xưng một đức tin và đối với đời sống chung. Tuy nhiên, tới một mức mà chúng không thể né tránh, những vấn đề này không thể bẻ gẫy mối hiệp thông nảy sinh từ một ơn gọi tới ơn cứu độ.

Nếu để thông giao ơn cứu độ cho người nghe Lời, việc rao giảng Tin Mừng cần phải 'được hội nhập văn hóa', để cùng sống sự chia sẻ ơn cứu độ phổ quát, thì chính văn hóa của ta là có thể thương lượng; chính Phaolô làm chứng điều này: "Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. Với người Do-thái, tôi đã trở nên Do-thái, để chinh phục người Do-thái. Với những ai sống theo Lề Luật, tôi đã trở nên người sống theo Lề Luật, dù không còn phải sống theo Lề Luật nữa, để chinh phục những người sống theo Lề Luật. Đối với những kẻ sống ngoài Lề Luật, tôi đã trở nên người sống ngoài Lề Luật, dù tôi không sống ngoài luật Thiên Chúa, nhưng sống trong luật Đức Ki-tô, để chinh phục những người sống ngoài Lề Luật. Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng” (1Cr 9:19-23). Đàng khác, không bao giờ có thể hy sinh chính người anh chị em mà Chúa đã chết cho. Như vậy, đường ranh không bao giờ có thể vượt qua trong việc rao giảng Tin Mừng đâu phải là nền văn hóa qua đó nó được chuyển giao, hay nền văn hóa trong đó nó được tiếp nhận, nhưng là người bạn đường trong đức tin mà ta không bao giờ có thể loại bỏ. Lý do là đây: đang khi rất quan trọng, văn hóa không phải là một giá trị tuyệt đối, bởi vì chỉ tình yêu mới là tuyệt đối.


4.Nhìn vào Don Bosco


Trong những thập niên 70 Don Bosco đạt đến "tột đỉnh của những sự nghiệp và hoạt động của mình"; chỉ một "mục đích đệ nhất mà ngài luôn đảm nhận như sứ mệnh trong cuộc đời hướng dẫn chúng: cứu rỗi các linh hồn, hộ trực, giáo dục”29; lúc này, thêm vào cho sự quan tâm bành trướng nhiều công việc dành cho giới trẻ là những âu lo và những thủ tục nặng nề cần thiết để tạo sức sống và để cho những cơ quan hỗ trợ và sinh động được nhìn nhận theo pháp lý; đấy là Tu hội Salêdiêng, Tu hội Con Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu và Hiệp hội Cộng Tác Viên. " Năm 1875, cùng lúc với những điều này, sáng kiến về truyền giáo là sáng kiến cuối cùng được khai triển... Mau chóng, sáng kiến đó theo sau việc phổ quát hóa những phương pháp giáo dục và cái gọi là tinh thần Salêdiêng, đang khi nảy sinh một phong trào hoạt động và thiêng liêng tiềm mặc rộng lớn như thế giới.”30

Lý tưởng truyền giáo đã luôn theo Don Bosco31: ngài sống trong thời kỳ của việc thức tỉnh truyền giáo vĩ đại, hầu ơn gọi của ngài là một vị tông đồ của giới trẻ đến với ngài và phát triển như "sự triển khai cái ý tưởng ban đầu..., Ý tưởng đó là chiếm được các linh hồn qua việc giáo dục Kitô hữu dành cho giới trẻ, đặc biệt những em nghèo cũng như qua phong thái và phương pháp được nghĩ ra để làm điều này” 32 trong hệ thống giáo dục của ngài. Vì thế, đối với Don Bosco, truyền giáo trở thành "lãnh vực ưu tiên trong đó ngài có thể thi hành ơn gọi đặc biệt như vị tông đồ của giới trẻ.”33 Khi đã dần dần khám phá kế hoạch của Thiên Chúa, ngài xoay tới những dự phóng vốn khác biệt nhưng bổ sung: "Ngài tiếp tục chuyển chú ý của mình sang vấn đề truyền giáo; đồng thời, ngài bắt đầu tán thưởng ý tưởng là thành lập Tu hội của chính mình.”34

Chắc chắn, việc loan báo Tin Mừng tại Patagonia là một missio ad gentes, một plantatio Ecclesiae chân chính; ta cố tình đi trước nó bằng sự hiện diện của những nhà truyền giáo Salêdiêng giữa những người Ý di cư ở Buenos Aires và San Nicolas de los Arroyos, cách Thủ đô 200 cây số về phía Tây-Bắc. Điều này, không chỉ bởi vì sự gần gũi văn hóa và sự nâng đỡ luân lý của họ (thực sự "họ không thấy mình bị cô lập, nhưng giữa các bạn bè, giữa những người Ý"), nhưng trên hết, bởi vì tình trạng thảm họa tôn giáo và luân lý của những người di dân làm cho "sự hiện diện giữa những người Ý thì cần thiết hơn giữa những người bản xứ."35 Don Bosco đồng ý rằng trước tiên các hội viên của mình phải chuyên chăm đến tác vụ linh mục, và tới nền giáo dục của con cái cho các gia đình của những người Ý lao động. Đây là việc tông đồ không quá khác biệt với điều mà những người Salêdiêng đang đảm trách ở mọi nơi khác. Giữa những điều khác Don Bosco tin rằng bằng cách này những nhà truyền giáo sẽ có thể chuẩn bị mình tốt đẹp hơn cho sứ mệnh giữa dân bản xứ ("những người bán khai" như ngài thường gọi họ)36, trong sự vâng phục mệnh lệnh của Chúa.37 Thực sự theo tâm trí ngài, những 'cuộc truyền giáo' ở Patagonia mới chiếm chỗ hàng đầu.38

Nhưng cả trong công việc tông đồ giữa những người Ý di dân, lẫn sứ mệnh tập trung vào những người bản xứ, Don Bosco luôn dành chỗ ưu ái đặc biệt cho giới trẻ thiếu thốn và cung cấp giáo dục: Chính Don Bosco nói: "nhưng chúng ta có thể, cha nhìn thấy điều đó trong một giấc mơ. Chúng ta biết rằng một nhà truyền giáo qui tụ một nhóm lớn những người trẻ quanh mình sẽ làm nên tiến bộ và làm được nhiều điều tốt."39 Khi nói với Đức Giáo hoàng về việc loan báo Tin Mừng ở Patagonia, ngài nói rằng ngài đã cứu xét việc hoạch định "một dây xích gồm các trường học ... dọc theo bờ biên giới của chúng ta hầu như tách nó ra khỏi phần còn lại của lục địa đó.”40 Cha Barberis nói: "những niềm hy vọng tuyệt vời nhất của Don Bosco đối với tương lai thành công trong việc truyền giáo của ngài được liên kết với sự ưu ái của những người Salêdiêng dành cho những thiếu niên nghèo: Vị thánh tuyên bố ai đã khởi đầu trên đường này sẽ không quay lại.”41

Quyết định "làm việc cho người bình dân với nền giáo dục cho giới trẻ nghèo"42 không chỉ là một phương pháp loan báo Tin Mừng được soi sáng, bởi vì hữu hiệu;43 nhưng đã là và vẫn là sự chọn lựa mang tính chiến lược (strategic) vốn xác định chiều kích truyền giáo của đoàn sủng Salêdiêng:44 “Thực sự, không có giáo dục, không có được việc loan báo Tin Mừng lâu dài và sâu xa, không có sự tăng trưởng và tiến trình trưởng thành, không có sự thay đổi não trạng hay văn hóa.”45

Mãi đến năm 1966 việc truyền giáo xuất hiện trong Hiến luật như một trong những công việc tông đồ "vì giới trẻ, cách riêng những em nghèo và bị bỏ rơi" (kh. 7); còn trong Hiến luật hiện tại ta nói rằng công việc truyền giáo, được nhìn nhận là "một nét thiết yếu của Tu hội chúng ta", "huy động tất cả phương thế giáo dục và mục vụ thích hợp với đoàn sủng chúng ta." (HL. 30).

Khi Don Bosco qua đời, các Salêdiêng đã hiện diện ở Mỹ châu bên Achentina, Uruguay, Braxin, Chilê và Ecuador. Đó là những quốc gia khác nhau có những nhu cầu và giải đáp khác nhau, nhưng chiến lược truyền giáo của Don Bosco vẫn không thay đổi. Ngài tin tưởng những trực giác của mình đến nỗi ngài không chút nghi ngờ khi tiên báo (1876) một tương lai hứa hẹn đối với chiến lược truyền giáo của mình: "Đúng lúc nó cũng sẽ được thích ứng trong mọi cuộc truyền giáo khác. Tại sao lại làm các sự việc khác đi ở Phi châu và Á đông?”46

Các hội viên thân mến, chúng ta cam kết mang Thiên Chúa đến cho giới trẻ; chúng ta hãy đảm đương thách đố là hội nhập đoàn sủng Salêdiêng vào văn hóa như một phần cơ bản của sứ mệnh chúng ta, "như một lời mời gọi cộng tác hữu hiệu với ân sủng khi đối diện với sự đa dạng văn hóa"47 nơi giới trẻ mà với chúng và vì chúng, chúng ta đang làm việc. Một lần nữa, chúng ta hãy nhìn vào Don Bosco, hầu thực thế, chúng ta có thể, và chúng ta phải, học từ nơi ngài cũng như từ sự khôn ngoan tông đồ có tầm nhìn xa trông rộng của ngài; tầm nhìn đó đã thành hiển nhiên trong việc cấy trồng đời sống và sứ mệnh Salêdiêng tại Mỹ châu thành "sự nghiệp vĩ đại nhất của Tu hội chúng ta."48

Vì lẽ này cha muốn trình bày cho anh em một vài yếu tố mà cha thấy là thiết yếu để cấy trồng và phát triển đoàn sủng chúng ta ở bất kỳ nơi đâu khi những người Salêdiêng chúng ta thực hiện sứ mệnh của Giáo hội. Sống và làm việc trong tất cả những bối cảnh chính trị, xã hội, văn hóa và tôn giáo mà có thể tưởng nghĩ được, chúng ta luôn cần phải đồng nhất với Don Bosco, với những chọn lựa mục vụ không thể thỏa hiệp của ngài, và với phương pháp sư phạm của ngài vốn là triệt để.


Một cử chỉ chạm thẳng vào vấn đề rất nhiều


Don Rua viết vào ngày 1 tháng Mười Hai 1909: "khi Đấng đáng kính Don Bosco sai các con đầu tiên của mình tới Châu Mỹ, ngài muốn hình chụp trình bày ngài ở giữa họ khi trao cho Don Giovanni Cagliero, vị lãnh đạo của cuộc hành trình truyền giáo cuốn Hiến luật chúng ta. Don Bosco muốn diễn đạt biết bao điều qua cử chỉ này! Dường như ngài nói: 'các con sẽ băng qua biển rộng, đi tới những vùng đất chưa hề biết đến, các con sẽ phải giao tiếp với dân chúng có những ngôn ngữ và phong tục khác biệt, có lẽ các con sẽ bị phơi trần trước những thử thách. Cha mong muốn đồng hành với các con, để vỗ về, an ủi, và che chở các con. Nhưng điều mà chính cha không thể làm, thì cuốn sách mỏng này sẽ làm."49

Don Rua đang qui chiếu tới bức hình làm nên lịch sử mà ngày nay - một sự chọn lựa được linh hứng! - ở trong Hiến luật chúng ta, ngay đầu bản văn.50 Nơi đây, trong một tư thế được chính ngài chọn lựa cách biệt loại, Don Bosco giữ gìn lại cho hậu thế việc ngài đích thân chuyển trao cuốn Hiến luật cho Don Cagliero; qua đó ngài đang trao truyền chính mình. Việc Don Bosco hiện diện trong Hiến luật không phải là một sáng chế thông minh của những đấng kế vị ngài,51 sự đồng nhất hóa đến từ chính Don Bosco. Thực sự ngài muốn con cái mình nghĩ về Hiến luật như kỷ vật yêu thương từ ngài đến, là chúc thư sống động của ngài:52 Ngài viết trong Chúc Thư thiêng liêng của mình: “Nếu các con yêu mến cha trong qua khứ, hãy tiếp tục yêu mến cha trong tương lai bằng việc tuân giữ xác đáng Hiến luật chúng ta."53 Vì vậy, từ Don Rua trở đi, truyền thống Salêdiêng nhìn thấy trong Hiến luật "Don Bosco, tinh thần và sự thánh thiện của ngài luôn luôn hiện diện,"54 quả là chí lý.

Như vậy, hội nhập đoàn sủng Salêdiêng vào văn hóa có một điều kiện tiên quyết thiết yếu là thực hành Hiến luật; đó là một thực hành vui tươi và trung thành, sine glossa, nhưng hợp với thời đại và nơi chốn của sứ mệnh, rộng mở trước văn hóa của nơi chốn và của giới trẻ; đó là một thực hành vốn diễn đạt cách khả tín việc "chúng ta ở lại với ngài" và là một sự cam kết hiếu thảo "để làm như ngài đã làm" vì phần rỗi giới trẻ, thêm vào cho việc đảm bảo rằng chúng ta vâng lời ngài và làm cho những chọn lựa của ngài thành của chúng ta. Don Bosco sẽ có thể đồng hành với chúng ta ở bất kỳ nơi nào chúng ta được sai tới; ngài sẽ an ủi vỗ về chúng ta; sẽ che chở và hướng dẫn chúng ta, nếu chúng ta cùng cộng tác mật thiết với ngài, sống như ngài. Sống Hiến luật là làm Don Bosco nhập thể: người Salêdiêng thực thi Hiến luật biểu thị Don Bosco và làm ngài trở lại giữa giới trẻ. Đối với chúng không gì khẩn thiết hơn: chúng cần ngài, chúng có quyền đối với ngài.

Một vài kỷ niệm đặc biệt”


Vào buổi cử hành tiễn biệt cảm động và trang trọng, trong khi ngài nói chuyện với những vị truyền giáo Salêdiêng đầu tiên55 vào ngày 11 tháng Mười Một 1875, Don Bosco hứa để lại cho họ "một vài kỷ niệm viết tay mà sẽ là một chúc thư của người cha cho những người con mà có lẽ ngài sẽ không bao giờ gặp lại nữa. Ngài đã nhanh gọn ghi chúng xuống trong một cuốn sổ đang khi du hành gần thời gian đó trên chuyến xe lửa. Ngài đã xin chép ra các bản khác, và ngài trao cho mỗi vị truyền giáo một bản khi rời bàn thờ Mẹ Maria Phù Hộ các Giáo hữu.”56

Được chính tay ngài viết và hầu như không có sửa chữa, bản văn ngắn gọn đó tỏ ra là một sưu tập của những mảnh lời khuyên khác nhau chính yếu có tính chất tu đức; nhưng thực sự, chúng là "những ghi chú cho một khảo luận rất thực tiễn về tác vụ truyền giáo,”57 “một tổng hợp ngắn gọn về tác vụ và lối thiêng truyền giáo,”58 dựa trên bốn ý tưởng chính: nhiệt tình cứu rỗi các linh hồn; bác ái huynh đệ, tông đồ và giáo dục; một đời sống tu sĩ sâu xa và những khía cạnh của chiến lược truyền giáo.

Khi Don Bosco soạn thảo "những kỷ niệm" này giữa tháng Chín và tháng Mười năm 1875, kinh nghiệm truyền giáo của ngài còn giới hạn, và các con cái ngài lại không có kinh nghiệm đó. Ngài viết ngay trước khi sai gởi chuyến đi đầu tiên, bị bó buộc vì hoàn cảnh và đầy mối quan tâm hiền phụ đối với những vị truyền giáo trẻ của mình; "ngài gắng hết sức làm họ hạnh phúc, ngài quảng đại cống hiến kho tàng kinh nghiệm của ngài”59, một kinh nghiệm đạt được qua giao tiếp, cá nhân hay bằng thư từ, với những nhà truyền giáo vĩ đại trong và sau công đồng Vatican I, và chính ngài muốn tiếp tục suy tư suốt những năm sau đó khi thực hiện dự phóng truyền giáo của mình ở Mỹ châu.60

Dù thế mặc lòng, Don Bosco nhấn mạnh lập lại rằng ta đừng quên 'những Kỷ niệm' này. Khi những vị truyền giáo đầu tiên vẫn còn lênh đênh trên biển cả trên đường tới Achentina, ngài đã xin cha Cagliero "cùng nhau đọc các kỷ niệm mà cha trao cho con trước khi con đi,”61 và đó là một yêu cầu ngài thường lập lại.62 Thực sự, suốt thập niên 1875-1885 thư tín của ngài chỉ bao gồm trong "một lời khuyên mạnh mẽ, rõ ràng hay mặc nhiên, về 'những Kỷ niệm'.”63

Tại sao Don Bosco gán tầm quan trọng như thế cho những mảnh lời khuyên này, mặc dù ngài không phải là một nhà truyền giáo từng trải và ngài không có bất kỳ uy tín biệt loại nào trong lãnh vực này? Hẳn nhiên chính bởi vì ngài rất quan tâm rằng các vị truyền giáo trẻ của mình phải vun trồng đời sống tu sĩ, cá nhân và cộng thể, vẫn luôn trung thành với lối sống Salêdiêng tiêu biểu; ngài coi điều này thậm chí còn quan trọng hơn cả việc là và bày tỏ chính mình là những vị tông đồ có khả năng và những vị truyền giáo có uy tín. Mọi sự được đặt nền trên ý thức rằng sứ mệnh ở Achentina là missio ad gentes đầu tiên mà ngài đã đảm nhận, rằng những vị truyền giáo trẻ của ngài sẽ phải kiến tạo một hình thức mới của việc tông đồ, giữa những người di dân cũng như với những dân tộc bản xứ, rằng họ phải gieo trồng một đoàn sủng mà chưa được xác định rõ và, điều còn hơn nữa, xa khỏi chính ngài và xa với môi trường tôn giáo và văn hóa trong đó họ đã lớn lên.

Theo cha, trong "những Kỷ niệm cho các vị truyền giáo" người ta có thể thấy Đấng Sáng Lập quan tâm, hầu như là người Cha lãnh hội 64 vận số của sứ mệnh; và điều này từ buổi bình minh của sự nghiệp Salêdiêng kỳ diệu như thế là sự hiện diện trong Achentina. Người ta cũng phải ghi chú một vài đề nghị để là một động cơ cho hoạt động và những tổ chức truyền giáo, và ngay cả quyết định hơn, một lời khuyên lành mạnh nào đó để đối diện an toàn với thách đố hiện tại của việc hội nhập đoàn sủng Salêdiêng vào văn hóa. Điều cha sắp qui chiếu đến chắc chắn không phải mọi sự ta phải làm, nhưng chỉ là điều cốt yếu, và cha thâm tín như thế; có thể có những điều khác, nhưng điều này không được bỏ đi. Chính Don Bosco nói với chúng ta:

«Chúng ta muốn các linh hồn và không gì khác»


Mục tiêu tối cao, lý lẽ nền tảng, khởi điểm và tiêu chuẩn để lượng giá bất kỳ loại cố gắng nào trong việc hội nhập văn hóa của người Salêdiêng thì không khác nhau - hay không thể là thế - với mục tiêu, lý lẽ cơ bản, khởi điểm và tiêu chuẩn lượng giá của Tu hội, nghĩa là phần rỗi các linh hồn. Không gì khác. Don Bosco lập lại nó cho các vị truyền giáo ngay từ đầu, trong những lời tạm biệt của ngài ("Thiên Chúa [...] vì thiện hảo của linh hồn họ sai các con đi,”65) và trong kỷ niệm đầu tiên ngài cho họ ("Hãy tìm các linh hồn chứ đừng tìm tiền bạc, danh giá hay địa vị”66). Ngài sẽ liên tục lập lại điều này trong những lá thư ngài gởi cho các vị truyền giáo trẻ - một sự kiện ý nghĩa.67 Mười năm sau, cha Lasagna phải viết: "Chúng tôi muốn các linh hồn và không gì khác. Hãy làm điều này vang dội nơi tai của các hội viên chúng ta." Trên giường chết, trong giây phút âu lo tột cùng, ngài chỉ thốt lên cho Giám mục Cagliero những lời này: "Con hãy cứu nhiều linh hồn trong việc truyền giáo.”68


«Các con hãy luôn ghi nhớ rằng Thiên Chúa muốn chúng ta thực thi tất cả năng lực chúng ta cho các trẻ nghèo và bị bỏ rơi»


Giữa những nét đặc trưng trong chiến lược truyền giáo của Don Bosco, nét nổi bật và ý nghĩa nhất là "ngài chọn giới lao động", "một sự chọn lựa thường hằng và không hề lay chuyển vốn đi theo hai đường nét song song là người nghèo và giới trẻ... Trong những vùng đất truyền giáo điều này rõ ràng như mặt trời.”69 Don Bosco muốn chọn lựa nền tảng ấy, sự chọn lựa của cá nhân ngài và của Tu hội trẻ trung ấy, phải được những vị truyền giáo đầu tiên của ngài cấy trồng ở Mỹ châu: ngài diễn đạt điều này trong lời khuyên thứ năm: "Các con hãy đặc biệt săn sóc ngưới ốm đau, các trẻ nhỏ, người già lão và các kẻ nghèo khó,”70 và mười năm sau ngài đã lập lại hầu như cùng những lời này: "Các con hãy chăm sóc đặc biệt các trẻ em, người ốm đau và già lão.”71

Một năm chưa qua từ cuộc hành trình đầu tiên thì ngài đã nghĩ đến việc sai gởi "hai mươi anh hùng khác cho thế giới khác" khi viết cho Don Cagliero: "Con hãy làm điều con có thể để qui tụ các thiếu niên nghèo khổ lại, nhưng luôn dành ưu ái cho những em, nếu có thể có chúng, đến từ những dân tộc bản xứ,”72 và hai tuần lễ sau ngài nhấn mạnh: "Con hãy luôn nhớ rằng Thiên Chúa muốn chúng ta phải nỗ lực tập hướng tới Pampas và Patagonia cũng như tới những trẻ em nghèo và bị bỏ rơi.”73 Mối quan tâm đặc biệt này không phải là một sách lược duy cơ hội; điều ấy thật rõ từ 'Chúc Thư' của ngài khi ngài thêm, sau khi đã ao ước cho Tu hội có "một tương lai tốt đẹp phía trước": "Thế giới sẽ luôn đón chào chúng ta bao lâu chúng ta quan tâm đến những dân tộc chưa phát triển, đến trẻ em nghèo, đến những phần tử xã hội đang gặp nguy hiểm nhất.”74 Phục vụ và loan báo Tin Mừng cho giới trẻ, và giữa họ cho những em thiếu thốn nhất, là lý do cho việc chúng ta ở trong Giáo hội (HL 6), một yếu tố, "thiết thân rất biệt loại trong đoàn sủng của Don Bosco”.75 Trong những nơi mà chúng ta được sai tới chúng ta phải chọn giới trẻ, và giữa họ, những em ương ngạnh nhất hay bị bỏ rơi nhất, nếu chúng ta muốn là những Salêdiêng chân thật. Đó là bổn phận của chúng ta, hiện diện khắp thế giới và gần gũi với rất nhiều người trẻ, để nhập thể Thiên Chúa và để hội nhập sứ mệnh Salêdiêng vào văn hóa.


«Một sứ mệnh đã được ta khởi đầu, nhưng ta phải luôn nỗ lực thiết lập và làm kiên vững các trường học»


Don Bosco sai những nhà truyền giáo tới Achentina không 'phải để' mở các trường giúp các di dân Ý hay để loan báo Tin Mừng cho dân bản xứ. Nếu họ đánh liều để làm như thế thì chính là vì Don Bosco chỉ dạy chính xác như thế. Ngài nói trong trong "Chúc Thư Thiêng Liêng": "Một khi một sứ mệnh truyền giáo ngoại quốc đã được thành lập thì nó sẽ được tiếp tục với năng lực và tinh thần hy sinh. Con hãy luôn tập trung nỗ lực của con vào việc mở trường học.”76 Thực vậy đây là chiến lược truyền giáo được thực hành ở Patagonia, để chính Don Bosco nói: "Cha chỉ muốn qua những ngày còn lại trong đời cha", một đời mà ngài đã hoàn toàn làm việc trong giáo dục, "khi mở các trường trong các thành phố tiếp giáp với những vùng đất của người Da Đỏ, ở đó đón chào những con cái của dân bản xứ, và qua chúng đến gần những người lớn. Nó là một sách lược tương tự với sách lược mà kinh nghiệm lâu dài của ngài như một nhà giáo dục và giám đốc các trường học đã thấy hữu hiệu trong những nơi chốn được khai phá văn minh.”77

Đối với Don Bosco, Missio ad gentes và giáo dục không phải là hai hoạt động tông đồ khác biệt hay tiếp theo nhau; ngài thâm tín (và đây là một bản sắc đặc trưng của lối đường ngài thực thi sứ mệnh trong Giáo hội)78 để có một sứ mệnh hiệu quả nhất thiết phải làm những nỗ lực lớn lao trong việc giáo dục giới trẻ. "Tảng đá góc và nguyên lý sinh tử của thực hành truyền giáo Salêdiêng là [...] sự cứu chuộc của những người vô tín nhờ tác vụ giáo dục giữa giới trẻ và trẻ em ... Ở đâu sứ mệnh là một sứ mệnh Salêdiêng, cạnh bên và cùng với vai trò linh mục phải có tác vụ trường học và giảng dạy. Tất cả các nhà Salêdiêng [...] là một trường học..., một phương thế biệt loại cho việc loan báo Tin Mừng.”79

Các hội viên thân mến, sự chọn lựa chiến lược của Don Bosco phải làm chúng ta suy nghĩ; nó là một lời mời để suy nghĩ lại và có lẽ ngay cả,và tại sao không, tổ chức lại công việc tông đồ của chúng ta: nếu giới trẻ là "lãnh vực có uy tín đặc biệt của sứ mệnh chúng ta" (cha Egidio Viganò), thì giáo dục chúng là một đường lối thông thường trong đó chúng ta vươn tới chúng, và là cách thức ổn định để ở với chúng như những người mang Tin Mừng. Sự hiện diện của chúng ta mà không rõ ràng mang tính giáo dục, một Tỉnh dòng không cổ xúy việc đào luyện giới trẻ, chính thức hay không chính thức, thì làm thế nào có thể được gọi là Salêdiêng? Nhân bội và kiện cường lại nền giáo dục chúng ta cống hiến trên toàn thế giới và trong từng công cuộc chúng ta là lối đường đúng để hội nhập đoàn sủng chúng ta vào văn hóa.


«Thiên Chúa gọi Tu hội Salêdiêng cổ xúy những ơn gọi giáo sĩ giữa giới trẻ nghèo»


Một khi sứ mệnh được bắt đầu, nỗ lực thiết lập các trường học có như mục tiêu của mình "là vun trồng các ơn gọi cho đời linh mục và tìm kiếm một vài nữ tu giữa các thiếu nữ."80 Đối với Don Bosco việc đào luyện các ơn gọi là dự phóng "ẩn kín" vốn hướng dẫn những quyết định quan trọng nhất của ngài, cách riêng trong lãnh vực giáo dục.81 Như ngài viết trong 'Chúc Thư Thiêng Liêng' ngài thâm tín rằng "Thiên Chúa gọi Tu hội Salêdiêng nghèo hèn để nuôi dưỡng những ơn gọi giáo sĩ giữa các thiếu niên nghèo hay có địa vị (phận, status) xã hội thấp kém.”82

Mới vừa qua sáu tháng từ cuộc hành trình đầu tiên khi, vào tháng Bẩy 1876 ngài xin và nhận được phép mở một tập viện ở Mỹ châu; ngài kể cho Đức Piô IX, các Salêdiêng - chỉ 10 và rất trẻ83 - đã khám phá "một vài thiếu niên tỏ ra ước muốn trở thành linh mục, và bẩy người trong họ đã xin được tiếp nhận vào trong Tu hội Salêdiêng. Họ nói, ước muốn của họ là trở nên những vị truyền giáo và đi rao giảng cho những dân tộc chưa phát triển.”84

Đang khi cũng cho thấy nhiệt tình đối với ơn gọi mà sự hiện diện của những nhà truyền giáo trẻ khích lên, thì ghi nhận này cũng cho thấy những ý hướng vững chắc nhất của mình: lo liệu sao để "những người Patagonia loan báo Tin Mừng cho người Patagonia." Đối với ngài có những ơn gọi bản xứ là "phương thế thích hợp nhất để lôi kéo những người lớn tới đức tin, để cống hiến cho Patagonia khuôn mặt Kitô hữu mới và được khai phá văn minh.”85 Vì vậy, những ơn gọi bản xứ là phương thế ưu tiên trong việc thăng tiến và đảm bảo giáo dục và loan báo Tin Mừng trong những cuộc truyền giáo. "Họ [những ơn gọi] đã bắt đầu xuất hiện giữa dân địa phương và cha hy vọng rằng từ đây chỉ trong một ít năm mà thôi một hành trình không thông thường [của những nhà truyền giáo mới] sẽ là cần thiết.”

Ngài viết cho Don Fagnano, mới được chỉ định làm Đại Diện Tông Tòa (Prefect Apostolic) của miền Nam Patagonia: "Bất kỳ đi đâu, con hãy cố gắng thiết lập các trường học, cũng như các tiểu chủng viện, để vun trồng, hay ít nhất tìm ra một số ơn gọi cho các Nữ tu và cho các Salêdiêng.”86 Và trong bản tường trình cho Đức Lêô XIII, ngài liệt kê giữa những mục đích của cuộc truyền giáo Salêdiêng ở Mỹ châu là "mở các lưu xá gần với những dân tộc bản xứ để chúng có thể dùng như các tiểu chủng viện cho những kẻ nghèo khổ nhất và bị bỏ rơi nhất. Bằng cách này chúng ta sẽ làm nên bước tiến trong việc truyền bá Tin Mừng giữa những người Da Đỏ.”87

Don Bosco rất xác tín cần phải cấp thiết cổ võ ơn gọi giữa những người bản xứ, và phải thành công ngay, đến nỗi trước khi sai những nhà truyền giáo, ngài cống hiến cho họ, giữa những 'Kỷ niệm', một "khảo luận nhỏ" cho việc vun trồng ơn gọi giáo sĩ, được hoàn toàn tập trung vào tình yêu, sự phòng ngừa và năng lãnh nhận các bí tích.88

Việc ngài không thấy giấc mơ của mình được hoàn thành trong lúc sinh tiền,89 không làm suy yếu song đúng hơn kiện cường lại sức mạnh của niềm xác tín nơi ngài. Như ngài, chúng ta Salêdiêng, "tin chắc rằng giữa các thanh thiếu niên có nhiều em giàu tiềm năng thiêng liêng và tỏ lộ những mầm ơn gọi tông đồ.” (HL. 28). Thiếu ơn gọi được kinh nghiệm trong vài Tỉnh dòng và sự mỏng dòn ơn gọi xẩy ra tới một mức nào đó tại khắp nơi thách đố chúng ta thậm chí còn hơn trong thời của Don Bosco kiến tạo "một văn hóa ơn gọi trong mọi khung cảnh, đến nỗi người trẻ có thể khám phá cuộc đời là một ơn gọi.”90

Một tác vụ, mặc dù được hoạch định tốt đẹp và hiệu quả trong những kết quả mà không cổ xúy một văn hóa ơn gọi trong các trung tâm chúng ta sẽ chẳng phải là Salêdiêng. Chuẩn mực, tiêu chuẩn và tiến trình hội nhập đoàn sủng Salêdiêng vào văn hóa đã là và vẫn còn phải là sự cổ võ ơn gọi trong Giáo hội. Sự hồi sinh ơn gọi không chỉ là bằng chứng về sự hữu hiệu trong công cuộc tông đồ chúng ta; thậm chí còn hơn nữa nó là sự hoàn thành đoàn sủng biệt loại của chúng ta.


«Tuyệt đối, tất cả anh em có thể trở thành những người thợ chân thật của Tin Mừng.»


Trong việc cấy trồng đời sống và sứ mệnh Salêdiêng ở Mỹ châu, Don Bosco luôn dựa vào tất cả những phương thế mà ngài có thể tìm thấy, dù trong gia đình tu sĩ của ngài, hoặc trong Giáo hội hoặc trong xã hội. Trước hết giữa hết thảy những điều đó là những Sư huynh Salêdiêng; họ không bao giờ vắng mặt khỏi bất kỳ hành trình nào khởi từ hành trình truyền giáo đầu tiên; thực vậy, như Don Bosco đã hứa với Tổng Giám mục của Buenos Aires, giữa tám người tiên phong của sứ mệnh ở Patagonia, vào tháng Giêng năm 1880, cũng có một Sư huynh để không chỉ dạy giáo lý,91 nhưng còn dạy "nông nghiệp với nhiều nghề nghiệp thông thường hơn.”92

Trong thời gian rất nhanh, nhiều sự hiện diện của những Nữ Tử của Mẹ Phù Hộ thì đặc trưng hơn của tâm trí của Don Bosco. Sáu nữ tu Salêdiêng đầu tiên - ba trong họ ở độ tuổi "teen" (thiếu niên), đang khi chị Bề Trên, Nữ tu Angela Vallese, mới chỉ 24 tuổi - gia nhập dự phóng truyền giáo của Don Bosco trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ ba, vào cuối năm 1877.93 Sự hiện diện của họ thật hoàn toàn mới mẻ: "Đó là lần đầu tiên có những Nữ tu [...] trong những miền xa xăm ấy." Nhưng chẳng mấy chốc nó được nhìn như là do Chúa quan phòng; đức ái nổi tiếng của họ đóng góp "hiển nhiên rất đáng kể vào việc trở lại của những người Da Đỏ,”94 và vào việc giáo dục những trẻ nữ nghèo và bị bỏ rơi. Khoảng năm 1884 họ đã giáo dục khoảng 100 trẻ nữ và mang cùng một con số ấy tới một cuộc đời xây dựng. Vào năm 1900 đã có những người bản xứ đầu tiên tuyên khấn.95 Chia sẻ cùng một thực hành truyền giáo, các Salêdiêng và Nữ tu Salêdiêng cùng nhau cấy trồng đời sống và đoàn sủng Salêdiêng vào Mỹ châu.

Những Cộng tác viên là những "tông đồ cộng sự của Patagonia", "một khí cụ trong việc cứu rỗi hàng ngàn trẻ em.”96 Họ đã hiện diện và làm việc trong lục địa cũ và lục địa mới, và Don Bosco đã coi họ như bộ diện bên ngoài của ngài, là sự hỗ trợ luân lý, thiêng liêng và vật chất trong những nỗ lực tông đồ của ngài. Khi "được chính thức mời đảm trách chăm sóc Patagonia," ngài nói rằng "thời xót thương đã đến cho những người bản xứ đó," khi viết cho các Cộng tác viên tuyên bố rằng "hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa cũng như tin tưởng vào lòng bác ái của các con, cha chấp nhận sự nghiệp gian khổ này.”97 Đức tin vào Thiên Chúa và tín nhiệm vào lòng bác ái của những tâm hồn tốt lành là những nguồn lực mà gia cố những giấc mơ tông đồ của ngài. Vì lẽ này ngài nhìn sự hiện diện của các Cộng tác viên "hầu như là một sự tất yếu cho mọi nhà Salêdiêng để nó có thể có và gia tăng sự sống.”98

Luôn luôn dưới áp lực phải đáp ứng nhu cầu về "nhân sự và tiền bạc" của những nhà truyền giáo, Don Bosco muốn gia tăng nhóm Cộng tác viên: giới trẻ và người lớn, linh mục và giáo dân, giám mục và ngay cả Đức Giáo hoàng99 được ngài mời gọi để gánh vác dự phóng tông đồ của ngài: ngài sẽ nói trong buổi huấn đức nổi tiếng của ngài tại Valdocco vào ngày 19 tháng Ba 1876: "Tất cả anh chị em đều ở đây: linh mục, học sinh, thợ học nghề, trợ sĩ, tất cả anh chị em đều có thể trở thành những người lao công chân thật của Tin Mừng trong vườn nho của Chúa.”100

Không chút nghi ngờ. Sau khi đã thấy những chân trời vô tận của dự phóng truyền giáo của mình và ý thức về sự bất túc của chính mình và của những cơ sở của mình, Don Bosco tìm những hình thức cộng tác rộng lớn hơn mãi, thực thế và hoàn toàn cố ý gây ra một phong trào cả Giáo hội và dân sự, "một phong trào rộng lớn của những người hoạt động nhằm cứu rỗi giới trẻ" [và họ] "sống cùng một tinh thần và hiệp thông với nhau, ... tiếp tục sứ mệnh do ngài khởi xướng" (HL. 5). Làm cho Gia đình Salêdiêng thành "một phong trào tông đồ chân thật vì giới trẻ101 đối với chúng ta không chỉ là một lối đường hoạt động để thay đổi cõi lòng, tâm trí và cơ cấu, nhưng là một lối đường tốt đẹp để hội nhập đoàn sủng vào văn hóa. Nó là một sự diễn đạt lòng trùng thành đối với Don Bosco. Chúng ta có bổn phận để làm cho thành của mình điều mà Don Bosco hằng canh cánh bên lòng, và để cổ xúy nó theo đường của ngài và cho cùng những mục đích.


«Hãy để thế giới biết các con nghèo khó»


Đầu tiên giữa 'những Kỷ niệm', như thế nó là nguyên tắc căn bản của những nỗ lực loan báo Tin Mừng của các nhà truyền giáo, Don Bosco viết: "Các con hãy tìm kiếm các linh hồn chứ không phải tiền bạc." Ngài không phải không quen thuộc với tình trạng trong đó phần đa các linh mục Ý đã đến để đồng hành với hàng ngàn di dân đang sống ở Achentina. Vị Tổng Giám mục của Buenos Aires viết: "Tôi đau buồn sâu xa nói lên điều này. Phần đa đến để làm tiền chứ không làm gì khác.”102

Chính bởi vì sự thiếu thốn nguồn lực, nhân sự và gây quĩ thật nổi tiếng trong những nhiệm vụ tông đồ của Don Bosco, và vì "chúng ta phải thật sự nghèo ... trong phòng ở, áo quần, lương thực, sách vở và hành trình, v.v.”,103 các nhà truyền giáo đầu tiên đã sống trong những hoàn cảnh eo hẹp và giữa những khó khăn lớn lao; khi cha Tomatis được hỏi họ thường ăn gì trong cộng thể, ngài mỉm cười trả lời: "ban sáng thực đơn là bánh mì và hành; ban tối người ta dọn hành và bánh mì.”104

Don Bosco không nhấn mạnh quá nhiều về đề tài này trong những lá thư ngài gởi cho các vị truyền giáo quả không có gì ngạc nhiên; ngài dường như quan tâm hơn, và đáng kể như thế, về những nợ nần gánh chịu, về sự hoàn lại những khoản vay mượn, mà đã là một đề tài được chứa đựng trong những thông tri đều đặn cho các Cộng tác viên. Sự nghèo khó của ngài là nhiệm nhặt, cần cù, đầy sáng kiến ("Trong những hoàn cảnh eo hẹp chúng ta sẽ làm mọi hy sinh để các con đến giúp đỡ”105), được nâng đỡ bằng một sự tin tưởng không hề dứt vào Chúa Quan Phòng. Nhưng chính vì lẽ này, vì những cộng thể truyền giáo đầu tiên sống "trên những vay mượn (loans) và không có bất kỳ sự hợp tác được tổ chức nào”106, lời khuyên của Don Bosco thì ý nghĩa hơn nhiều: "Hãy để cho thế giới biết rằng các con nghèo trong ăn mặc, đồ ăn và nơi ở, và các con sẽ giầu có trước mặt Thiên Chúa và sẽ chiếm được lòng người.”

Đối với Don Bosco nghèo khó trong đời sống cá nhân của ta là một nhân đức không thể bàn cãi, nhưng không phải là thiếu các phương tiện trong những công cuộc giáo dục.107 Như lời khuyên dụ cơ bản được ngỏ cho tất cả các Salêdiêng, ngài để lại bằng bút mực trong 'Chúc Thư Thiêng Liêng' của ngài: "Hãy yêu mến nghèo khó [...] đừng để một ai có thể nói: những đồ đạc này không khiến người khác nghĩ đến nghèo khó, người nghèo không ăn hay mặc hay có những căn phòng như thế này. Bất kỳ ai gây cớ cho những nhận xét thuộc loại này đều mang đến tai họa trên Tu hội chúng ta, vốn phải có thể tự hào vì lời khấn nghèo khó. Khốn cho chúng ta nếu những người mà từ đó chúng ta tìm những của bố thí (trợ giúp) lại có thể nói rằng chúng ta sống một đời sống an nhàn hơn họ." Và ngài liên kết tương lai của Tu hội với đời sống nghèo khó của các hội viên: "Chúa Quan Phòng đã chuẩn bị một tương lai tốt đẹp cho Tu hội chúng ta [...] Khi ước muốn an nhàn và tiện nghi lớn lên giữa chúng ta Tu hội chúng ta sẽ kết thúc."

Như Đức Giêsu sai các tông đồ đầu tiên của Người phải là những người nghèo khi ra lệnh cho họ không được lấy bất kỳ cái gì cho hành trình, vì họ đã có Tin Mừng (x. Mc 6,8), Don Bosco muốn các Salêdiêng phải nghèo khó để họ có kho tàng nơi giới trẻ nghèo: "Chúng ta phải hoàn toàn quan tâm tới những dân tộc chậm phát triển, cho trẻ nghèo, cho những phần tử của xã hội đang gặp nguy hiểm nhất. Đây là của cải (sự giầu có) thực sự của chúng ta mà không ai sẽ ghen tỵ và không ai sẽ lấy khỏi chúng ta.”108

Những người mà chúng ta làm việc cho trước hết, những người trẻ thiếu thốn nhất là lý do khiến chúng ta 'cưới' đức nghèo khó tông đồ, làm chứng cho nó, "giúp giới trẻ vượt thắng bản năng sở hữu ích kỷ và mở rộng chúng tới cảm thức chia sẻ của Kitô giáo.” (HL. 73). Công bố bằng đời sống chúng ta rằng Thiên Chúa là kho tàng độc nhất của chúng ta, làm chúng ta ly thoát khỏi mọi sự vốn làm chúng ta không nhạy cảm trước Thiên Chúa đang khi nó mở chúng ta hướng lên và làm chúng ta sẵn sàng trước những nhu cầu của giới trẻ. Chân thật sống đức nghèo khó Tin Mừng ở bất kỳ nơi nào chúng ta được sai tới, thêm vào việc hiện thức ý nghĩa chân thật của cetera tolle, giúp chúng ta nhập thể đoàn sủng Salêdiêng: thực sự nó là một tiêu chuẩn vững chắc hướng dẫn việc cấy trồng đoàn sủng và cung cấp một phương thế lượng giá ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ khi nào nó được thực thi.

«Với sự dịu hiền của thánh Phanxicô Salê, người Salêdiêng sẽ kéo các dân tộc Mỹ châu đến Chúa Giêsu Kitô»

Don Bosco nghĩ về hoạt động truyền giáo ở Mỹ châu như một sự tiếp tục điều mà ngài đã làm và đang làm ở Turin và trong những cơ sở nền tảng khác ở Âu châu. Ngài viết cho Đức Giáo hoàng: "Những mục tiêu được coi trọng của sứ mệnh này là chuẩn bị cho những người Ý và cố gắng một cái gì đó ở Pampas [...] Mục tiêu thứ nhất đã ở trong tay [...] Đối với mục tiêu thứ hai, để mang Tin Mừng tới những dân tộc chậm phát triển, ta đã quyết định mở các trường học, lưu xá, trung tâm gần các bộ tộc này.”109 Sự lựa chọn được người Salêdiêng ưu ái hơn đối với các trường và đối với giới trẻ trong việc truyền giáo là niềm xác tín được thiết lập tốt đẹp đối với Don Bosco; tuy nhiên, loan báo Tin Mừng bằng giáo dục hay như ngài nói "việc đến gần đám đông dân chúng qua giáo dục giới trẻ nghèo", tới một mức nó là một phương pháp truyền giáo, là một sự mới mẻ mà không khả tri đối với mọi người. Hơn nữa, mặc dù đã sử dụng, nó vẫn có thể dẫn tới một số thất bại, vì như Don Bosco nghĩ, "những người được trao phó cho giáo dục giới trẻ không dùng một phương pháp thích hợp, hay thiếu tinh thần ngay chính, hay họ không có khả năng.”110

Vì vậy trong 'những Kỷ niệm cho những nhà truyền giáo, ngài bắt đầu lôi kéo chú ý đến Hệ Thống Dự Phòng. Thực vậy, đã không có nhu cầu thực sự. Trong việc sai những người của mình tới vùng đất truyền giáo, tất cả điều ngài làm là cấy trồng những chọn lựa lớn lao, phương pháp sư phạm và phong thái giáo dục mà ngài đã dùng ở Valdocco, và nơi điều các vị truyền giáo của ngài đã lớn lên và được giáo dục. Tuy nhiên, ngài phải nhấn mạnh đến đức ái tông đồ ("Các con hãy tìm kiếm các linh hồn...", "các con hãy chăm sóc đặc biệt người ốm yếu, giới trẻ, người già lão và kẻ nghèo...") được kinh nghiệm như đức ái huynh đệ ("Các con hãy yêu mến nhau, khuyên bảo nhau, sửa bảo lẫn nhau, và đừng bao giờ để tức giận hay oán hận thúc đẩy, hãy để cho điều tốt của một người thành điều tốt của tất cả...")111 và đức ái sư phạm ("Các con hãy bác ái, kiên nhẫn và dịu hiền, không quở trách nhục nhã, đừng bao giờ phạt. Các con hãy tử tế với mọi người con có thể đến, và đừng làm hại ai. Điều này áp dụng cho các Salêdiêng dù họ ở giữa nhau, giữa học sinh, những trẻ nội trú hay những người khác."112

Mặc dù Don Bosco coi như đã rồi sự thực hành phong thái giáo dục của mình, thì cấy trồng nó ở vùng đất Mỹ châu quả là không dễ. Don Rua viết cho Giám mục Cagliero: "Không phải hết mọi nhà Salêdiêng được hướng dẫn với sự hiền dịu và với Hệ Thống Dự Phòng đâu"; và Don Bosco đã phải gởi cho Don Costamagna, Giám tỉnh từ 1880, sau cái chết của Don Borato, một lá thư mà có thể được coi là một khảo luận ngắn về cách Đấng Sáng Lập suy nghĩ về giáo dục: "Hệ Thống Dự Phòng thực sự là của chúng ta; không bao giờ có những hình phạt thô bạo, không bao giờ có những lời gây nhục nhã, không bao giờ có những lời khiển trách nghiêm khắc trước sự hiện diện của kẻ khác... Người ta có thể dùng những hình phạt tiêu cực, nhưng luôn phải theo một cách thức đến nỗi những kẻ được cảnh cáo trở thành bạn của chúng ta hơn trước kia nữa, và không bao giờ ra đi mà lại cảm thấy mình chúng ta làm cho nhục nhã ... Hiền dịu trong lời nói, hành động, trong khuyên bảo, chiến thắng mọi sự và mọi người.”113

Hôm nay cũng như hôm qua, trong các lục địa khác cũng như trong quá khứ nó đã là trong Mỹ châu, có những thách đố thực sự để đem Hệ Thống Dự Phòng ra thực hành, vì những lý do văn hóa, hay vì những thay đổi trong thế giới tuổi trẻ. Trước tiên, đây đó, người ta ghi nhận khó khăn trong việc hiểu nó và đưa nó ra thực hành, và thông thường có một thái độ hướng về giới trẻ mà không là Salêdiêng chút nào. Người ta biện chính nó dựa trên những nền tảng rằng trong lãnh vực đó của thế giới, người lớn phải nói và lãnh đạo, còn tất cả điều người trẻ phải làm là vâng lời. Trong những trường hợp khác, phương pháp giáo dục được ghi đậm bằng một phong thái độc đoán không dành chỗ nào cho lý trí và càng ít hơn cho lòng thương mến. Cuối cùng, trong những phần khác của thế giới, biết làm thế nào để giải thích và nhập thể Hệ Thống Dự Phòng quả là đang trở thành thật sự khó khăn, cách riêng ở đâu những thay đổi văn hóa đã mang giới trẻ tới một mức độ tự mãn (tự đủ) rất cao, hầu chúng cảm thấy rằng chúng đều có thể có tất cả mọi quyền mà không có bất kỳ trách nhiệm nào.

Hiểu biết Hệ Thống Dự Phòng tốt đẹp quả là tuyệt đối cần thiết, nếu chúng ta phải phát triển tiềm năng lớn lao của nó, tân thời hóa những áp dụng của nó, giải thích lại những ý tưởng cơ bản cao cả của nó (vinh quang Thiên Chúa hơn, cứu rỗi các linh hồn; một đức tin sống động, đức cậy vững chắc, và đức ái đối thần-mục vụ; người Kitô hữu tốt lành và người công dân chính trực; niềm vui, học hành và thánh thiện; lòng đạo đức, luân lý và tôn giáo; loan báo Tin Mừng và văn minh), những hướng dẫn lớn lao về phương pháp luận (làm cho mình được yêu mến hơn là làm cho mình được sợ hãi; lý trí, tôn giáo và lòng mến thương; người cha, người anh, người bạn; tình thân hữu bè bạn cách riêng trong giải trí; chiếm được cõi lòng; tự do chạy nhảy, la hét mặc sức). Tất cả điều này nhằm đào luyện những người trẻ mới có khả năng thay đổi thế giới này.

Cha cảm thấy thực sự phải nói rằng Hệ Thống Dự Phòng là một yếu tố cốt yếu của đoàn sủng chúng ta; nó cần được biết đến, được hợp thời theo những khai triển triết học, nhân học, thần học, khoa học, lịch sử và sư phạm. Hội nhập nó vào trong những bối cảnh khác nhau - kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và tôn giáo mà những người chúng ta làm việc cho đang sống trong đó quả là bất khả thế, nếu chúng ta muốn trung thành với Don Bosco và hội nhập đoàn sủng của ngài vào văn hóa. Cha dám nói rằng một trong những trách vụ khẩn thiết nhất Tu hội đang đối diện là đây.

«Liên lỷ cổ xúy tôn sùng Đức Maria Phù Hộ các Giáo hữu và Bí tích cực trọng»


Một yếu tố thiết yếu trong sứ mệnh Salêdiêng là sự hiện diện của Đức Maria, một xác tín Tin Mừng độc đáo (x. Ga 2,1.12; Cv 1,14) và một đức tin vững chắc được Don Bosco sống sâu xa.114 Tước hiệu Phù hộ các Giáo hữu miêu tả tốt đẹp Đức Maria hiện diện tích cực trong đời sống Giáo hội. Kỷ niệm của Don Bosco cho các nhà truyền giáo khuyến dụ họ cần phải cẩn thận vun trồng "lòng sùng kính" này. Ngài nói trong diễn từ tạm biệt: "Ở đây không một ngày nào qua đi mà chúng ta không cầu nguyện cho họ [những nhà truyền giáo đầu tiên] cùng Đức Maria Phù hộ các Giáo hữu. Cha tin rằng Đức Maria bây giờ chúc phúc cho cuộc ra đi của họ, sẽ không quên ban phúc cho sứ mệnh của họ hằng tiến triển.”115

Với việc dùng tước hiệu "Mẹ Maria Phù hộ các Giáo hữu, đoàn sủng Salêdiêng được mở tới chiều kích truyền giáo. Một nét của hoạt động truyền giáo Salêdiêng là truyền bá giữa dân chúng lòng sùng kính Đức Maria Phù hộ các Giáo hữu, cử hành những lễ chính của Mẹ Maria, xuất bản những tập sách nhỏ và phân phát những ảnh thánh, xây dựng những thánh đường dâng kính Mẹ Maria trong mọi miền thế giới, diễn đạt hữu hình sự phổ biến của đoàn sủng tông đồ và giáo dục của Don Bosco. Ngài viết trong 'Chúc Thư Thiêng Liêng' "Đức Nữ Trinh Maria thánh thiện chắc chắn sẽ tiếp tục bảo vệ Tu hội chúng ta và các nhà Salêdiêng nếu chúng ta kiên trì tin tưởng vào Mẹ và tiếp tục cổ xúy lòng sùng kính Mẹ.”116

Truyền thống, không gián đoạn từ 1875, của việc trao thánh giá cho những nhà truyền giáo ra đi trong Vương Cung Thánh Đường Mẹ Phù hộ các Giáo hữu diễn đạt niềm xác tín này và đồng thời trở nên điều kiện cơ bản để canh tân đoàn sủng Salêdiêng trong mọi thời đại. Như được biểu thị trong bức tranh do Lorenzone vẽ, Đức Maria là Mẹ Giáo hội và Nữ Vương các Tông đồ; Mẹ nâng đỡ và đồng hành với công cuộc Salêdiêng trong thế giới. Thánh giá được trao [cho vị truyền giáo] diễn đạt rằng được Thiên Chúa kêu gọi hướng tới những chân trời của sự quảng đại vô giới hạn là chuyện thực sự có thể được. Đối với rất nhiều con cái của Don Bosco, can đảm và trung thành đã làm cho họ có thể trao hiến đời sống mình trong tử đạo.

Một hệ quả tiêu biểu của lối tiếp cận mục vụ và giáo dục này, vốn làm cho sự hiện diện của Đức Maria Phù hộ các Giáo hữu được nổi bật lên cách hữu hình qua việc xây cất những thánh đường cũng như dựng lên các tượng đài dâng kính Mẹ, là chiến thắng bất kỳ khuynh hướng muốn đảm lấy những lập trường đối nghịch cũng như nại tới bạo lực, bằng cách cổ xúy một nền văn hóa của hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc, những nhóm và gia đình, khi nhấn mạnh Đức Maria hiện diện như "ngôi sao loan báo Tin Mừng" vào lúc Giáo hội khai sinh và phát triển.

Việc đặt lòng tôn sùng Đức Maria sánh bên mối liên hệ bí tích với Chúa Giêsu Thánh Thể có ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta. Điều này cho thấy rằng sự phó thác của chúng ta cho Đức Maria đạt đến cao điểm khi nhận biết mẹ như "người nữ của Thánh Thể"117: Đức Maria càng làm cho chúng ta có tâm trí Thánh Thể, thì Mẹ càng thực hiện sứ mệnh của mình nhiều hơn nữa. Đó là sứ mệnh dẫn chúng ta tới Đức Giêsu, sứ mệnh làm chúng ta mang Đức Giêsu trong chính chúng ta, sứ mệnh dạy chúng ta để làm cho cuộc đời mình nên hy tế làm vui lòng Thiên Chúa, trong sự kết hiệp với hy tế hoàn hảo của Chúa Con. Trong cách thức tiêu biểu người Salêdiêng nhìn sự việc, công việc giáo dục và loan báo Tin Mừng tìm thấy nơi mối liên hệ với Chúa Giêsu và Đức Maria là "những cột trụ", sự nâng đỡ và sự diễn đạt một đức tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa mà đối với Ngài không gì là không thể được, và niềm tin tưởng vào Đức Maria nơi ngài Thiên Chúa "đã làm những việc trọng đại” (Lc 1,49).

Các hội viên thân mến, chúng ta phải nghĩ gì về những cơ sở Salêdiêng, đôi khi hơn 100 năm, ở đó chúng ta không thành công trong việc làm cho thanh thiếu niên chúng ta và những người cùng làm việc cảm thấy sự hiện diện từ mẫu của Đức Maria, hay thậm chí tệ hơn, ở đó chúng ta cho phép một sự chia tách tiệm tiến khỏi Đức Kitô trong Thánh Thể phát triển? Chúng ta có thể gọi chúng là 'Salêdiêng' không, mặc dù chúng tiếp tục giáo dục và loan báo Tin Mừng? Cha chân thành tin rằng nếu chúng ta vẫn còn muốn trung thành với dự phóng nguyên thủy của Cha chúng ta, Đức Maria phải trở lại như động cơ và người hướng đạo chúng ta loan báo Tin Mừng, và Thánh Thể là trọng tâm và bản chất truyền giáo của việc loan báo Tin Mừng.


Kết luận


Các hội viên thân mến, như một Tu hội chúng ta có một lịch sử huy hoàng của việc hội nhập Tin Mừng vào văn hóa trong các miền đất truyền giáo. Đã có và vẫn có những Salêdiêng đã hoàn toàn đảm nhận chỗ đứng của mình giữa dân chúng, học ngôn ngữ của họ, xây dựng lại thế giới quan của họ, thâu thập những truyền thống và phong tục của họ, viết các sách văn phạm và tự điển, bảo vệ đất đai và cơ sở của họ, thiết lập những liên bang của những dân tộc bản địa. Đó là một lịch sử mà chúng ta không thể không tự hào. Chúng ta nhìn nhận, kính trọng, thán phục và tri ân tất cả anh em đó. Tuy nhiên, đúng hơn trong lá thư này cha muốn bàn đến chủ đề về sự hội nhập văn hóa từ quan điểm không phải của Tin Mừng cho bằng của đoàn sủng, để chỉ ra rằng trong mọi lục địa (Âu châu, Mỹ châu, Á châu, Phi châu, Châu đại dương, và lục địa kỹ thuật số) trong tất cả bối cảnh (xã hội, chính tri, văn hóa và tôn giáo) và loại công cuộc (giáo dục chính thức, không chính thức, thân thiện (informal), cấp một, cấp hai, cấp đại học, rao giảng Tin Mừng hay sứ mệnh, phát triển xã hội) đoàn sủng đó phải được hội nhập văn hóa. Đây là lý do để chỉ ra những tiêu chuẩn được chính Don Bosco trong 'những Kỷ niệm' của ngài cho các nhà truyền giáo đầu tiên. Thực sự, những điều này tiếp tục là những điểm qui chiếu của chúng ta. Những người chúng ta được sai tới, hay sứ mệnh, hay phương pháp không phải là tùy chọn (nhiệm ý) đối với chúng ta. Tất cả đã được ban cho chúng ta như một gia sản để đảm trách, gìn giữ và phát triển.

Cha muốn kết thúc bằng hai đoạn văn hùng biện cũng như đòi hỏi từ tông huấn hậu Thượng Đại Hội Giám mục, "Vita Consecrata"; khi chính xác bàn đến hội nhập văn hóa và đoàn sủng làm giầu lẫn nhau, tông huấn đó nói: "Những người được thánh hiến phải đảm nhận thách đố là hội nhập văn hóa như một lời mời gọi cộng tác hữu hiệu với ân sủng khi đối diện với những văn hóa khác nhau. Điều này giả định sự chuẩn bị cá nhân nghiêm chỉnh, những tặng phẩm phân định trưởng thành, sự đính kết trung thành với những tiêu chuẩn bất khả thế của giáo lý chính thống, sự toàn vẹn về luân lý và sự hiệp thông Giáo hội. Được đoàn sủng của những đấng sáng lập nam nữ của họ nâng đỡ, nhiều người được thánh hiến đã có thể tiếp cận văn hóa khác với văn hóa của chính họ với thái độ của Đức Giêsu, đấng "hủy mình ra không, mặc lấy phận tôi tớ" (Pl 2:7). Với những nỗ lực can đảm và kiên nhẫn để khởi đầu cuộc đối thoại, họ đã thành công trong việc thiết lập giao tiếp với những dân tộc khác nhau nhất, công bố cho tất cả mọi người đó con đường cứu độ.118 Trong số tiếp theo, tông huấn đó thêm: "Bù lại, một sự hội nhập văn hóa chân chính sẽ giúp những người được thánh hiến sống bản chất triệt để của Tin Mừng theo đoàn sủng của Tu hội họ và đặc tính của dân tộc mà họ đến giao tiếp. Mối liên hệ phong phú này có thể nảy sinh những lối sống và những tiếp cận mục vụ vốn có thể làm giầu cho toàn Tu hội, miễn là chúng nhất quán với đoàn sủng sáng lập và với tác động kết hiệp của Thần khí.”119


Cha muốn khởi đầu với anh em tất cả giai đoạn ba năm chuẩn bị đệ nhị bách chu niên ngày sinh của Don Bosco. Đối với chúng ta nó phải là một sự canh tân thực sự, về thiêng liêng, truyền giáo, giáo dục, đoàn sủng. Cha phó thác từng người và mọi người anh em cho Đức Maria Phù Hộ các Giáo hữu, là mẹ và bà giáo của chúng ta.


Cha Pascual Chávez V., SDB

Bề Trên Cả


1 Gaudium et Spes 44.

2 Cf. Benedict XVI, Address to those taking part in the X Plenary Assembly of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, Rome, 7 June 2008.

3 Cf. A. Grillmeier, LThK 8, pp. 954-955; Id., Jesus der Christus im Glauben der Kirche. I, Freiburg 1979.

4 john Paul II, Address at the end of the work of the International Council for Catechesis, Rome, 26 September 1992.

5 john Paul II, Address to the members of the Pontifical Academies at the Sixth Public Session (8 November 2001).

6 john Paul II, Address to the Representatives of the World of Culture and Science, (Tbilisi, Georgia, 9 Novembre 1999).

7 VC 45. Cf. Benedict XVI, Homily on the Solemnity of Corpus Christi (23 June 2011).

8 Benedict XVI, Address to the II Ecclesial Convention of Aquileia (7 May 2011).

9 VC 51. “Những người được thánh hiến phải đảm nhận thách đố của hội nhập văn hóa như một lời mời gọi cộng tác phong phú với ân sủng khi đối diện với sự đa dạng văn hóa" (VC 79).

10 Benedict XVI, Address to delegates of other Churches and ecclesial communities and of other Religious traditions, Rome, 25 April 2005.

11 john Paul II, Redemptoris Missio. Encyclical on the permanent validity of the Church's missionary mandate, 44.55. Rome 12 September 1990.

12 Jean Luis, card. Tauran, Address at the VI Conference of Doha on Interreligious Dialogue (13 May 2008).

13 Pontifical Council for Interreligious Dialogue, Letter to the Presidents of Bishops’ Conferences on the Spirituality of Dialogue (3 March 1999) 1.

14 Benedict XVI, Address to the participants in the X Plenary Assembly of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, Rome, 7 June 2008.

15 Benedict XVI, Address to Clerical and Lay Representatves of other Religions, London, 17 September 2010.

16 Pontifical Council for Interreligious Dialogue Dialogue and Proclamation. A Reflection and Orientations on Interreligious Dialogue and the Proclamation of the Gospel of Jesus Christ, 82. Rome, 19 May 1991.

17 Pontifical Council for Interreligious Dialogue, Letter to the Presidents of Bishops’ Conferences on the Spirituality of Dialogue (3 March 1999).

18 Cf. J. González-Anleo – J. M. González-Anleo, La juventud actual, Verbo Divino, Estella 2008, 44. Để miêu tả những phong thái sống của giới trẻ trong những xã hội Tây phương, hãy xem công trình biên khảo “De las ‘tribus urbanas’ a las culturas juveniles”, Revista de estudios de Juventud 64 (2004) pp. 39-136.

19 “Liệu điều này không phải là dấu khỏi giới trẻ những dấu hiệu của mặt trời đang đi xuống trên văn hóa chúng ta sao?” (U. Galimberti, L’ospite inquietante. Il nichilismo e i giovani, Feltrinelli, Milano, 2008, p. 13).

20 J. A. Marina, Aprender a vivir, Ariel, Barcelona 2004, p. 183.

21 GC26, 98

22 Cf. GC 25, “Một lời hiệu triệu để cứu giới trẻ của thế giới”, The Salesian Community today. Chapter Documents, AGC 378 (2002), pp. 110-112.

23 Pascual Chávez, “Diễn văn kết thúc TTN26", in “Da mihi animas, cetera tolle”. Chapter Documents GC26, S.D.B. Publishers, Rome 2008, p. 140.

24 Teresa of Avila, St. ((Teresa de Cepeda y Ahumada, 1515-1582), Interior Castle or The Mansions,

25 Benedict XVI, Message for the XLIII World Communications Day (24.01.2009).

26 Cf. M. Castells, The Internet Galaxy: Reflections on the Internet, Business, and Society, University Press, London 2001, p. 282.

27 Về suy tư Kinh thánh này, tôi dựa vào Juan J. Bartolomé, Paolo di Tarso. Una introduzione alla vita e all’opera dell’apostolo di Cristo, LAS, Rome 2009, pp. 177-192.

28 Một thí dụ khác về sự hội nhập tin mừng vào văn hóa mà không thành công là diễn từ của Phaolô tại thành Athens, "một thành phố đầy những ngẫu tượng" (Cv 17:16-31). Khi Phaolô nói về một cử tọa tò mò về một vị Thiên Chúa họ không biết, họ để thánh Phaolô nói cho đến khi ngài nhắc đến sự sống lại của một người đã chết... một xác quyết không thể chấp nhận đối với văn hóa đó.

29 Pietro Braido, Don Bosco prete dei giovani nel secolo delle libertà. Vol. II, LAS, Rome 32009, p. 9.

30 Pietro Braido, Don Bosco prete dei giovani nel secolo delle libertà. Vol. I, LAS, Rome 32009, p. 370.

31 Cf. BM X, pp. 46-48. “Những khát vọng truyền giáo trước kia mà trong những năm của Convitto dẫn ngài tới học tiếng Tây Ban Nha một chút và thu dọn hành lý của mình để gia nhập Tu Hội Hiến mình cho Mẹ Vô Nhiễm, chính Don Bosco giải thích, không bao giờ rời khỏi ngài.” (Pietro Stella, Don Bosco nella Storia della Religiosità cattolica. Vol I: Vita e Opere, LAS, Rome 21979, p. 168).

32 Cf. Alberto Caviglia, “La concezione missionaria di Don Bosco e le sue attuazioni salesiane”, in Omnis terra adoret Te 24 (1932) p. 5.

33 Luigi Ricceri, ‘Il Progetto missionario di Don Bosco”, in Centenario delle Missioni Salesiane 1875-1975. Discorsi commemorativi, LAS, Roma 1980, 14.

34 Agostino Favale, Il progetto missionario di Don Bosco e i suoi presupposti storico-dottrinali, LAS, Roma 1976, p. 10. Dự phóng truyền giáo của Don Bosco nêu lên một sự gia tăng phi thường trong các ơn gọi; như chính ngài nhận biết: "Một trong những hiệu quả của cuộc ra đi truyền giáo là con số ứng sinh, gồm cả linh mục, cho Tu hội gia tăng... một con số ngày một lớn hơn xin được chấp nhận vào Tu hội.” (BM XI, p. 382).

35 Don Cagliero, Lettera a Don Bosco (04.03.1876), ASC A1380802.

36 “‘Những người bán khai' như được Don Bosco dùng là một hạn từ rộng rãi chỉ tất cả những cư dân của Patagonia, không còn chỉ cho những người Da đỏ trong một quốc gia chưa được văn minh hóa nữa; điều này giải thích ngài có thể hy vọng như thế nào để tìm được những con cái của những người Da Đỏ sẵn sàng để được chuẩn bị cho đời linh mục.” (Eugenio Ceria, Commento alla lettera 1493, A don Giovanni Cagliero, 12.09.1876: Epistolario III Ceria, 95). Cf. Francis Desramaut, Don Bosco en son temps (1815-1888), SEI, Torino 1996, pp. 957-958.

37 Xem diễn từ chia tay của Don Bosco trong lễ nghi sai đi ngày 11 November 1875, in Giulio Barberis, Cronichetta, quad. 3 bis, 3-9; Documenti XV, 311-319. Ý tưởng missio ad gentes sẽ tái xuất hiện trong diễn từ chia tay của Don Bosco cho các vị truyền giáo lên đường trong những năm sau đó.

38 Cf. Pietro Braido, ‘Dalla pedagogia dell’Oratorio alla pastorale missionaria’, in Pietro Braido (ed.), Don Bosco Educatore. Scritti e Testimonianze, LAS, Roma 31997, p. 200.

39 BM XII, p. 200.

40 BM XII, p. 162.

41 BM XII p. 200 (the italics are mine)

42 Dường như đó là một diễn đạt của Don Bosco, được rút từ cuộc đối thoại lâu giờ với cha Barberis ngày 12.08.1876. Cf. Giulio Barberis, Cronichetta, Quaderno 8, pag. 75: ASC A0000108.

43 “Sau khi Poiché đã thu hút giới trẻ, thì nhờ vào việc giáo dục con cái, người ta cũng có thể trải rộng Kitô giáo giữa các bậc phụ huynh." (Giulio Barberis, “La Repubblica Argentina e la Patagonia”, in Letture Cattoliche 291-292 [1877] 94).

44 “Nói cách khác, một sứ mệnh 'Salêdiêng' trong dòng những cố gắng của nó để hình thành hạt nhân đầu tiên của Dân Chúa sẽ để lại trong Giáo hội mới được khai sinh cái con dấu bảo đảm về tình nhạy cảm của đoàn sủng Don Bosco, đặc biệt đối với nền giáo dục của những thế hệ mới và mối quan tâm đến những vấn đề trong lãnh vực giới trẻ.” (AA.VV., The Project of Life of the Salesians of Don Bosco. A guide to the Salesian Constitutions, SDB Publications, Rome 1986, pp. 308).

45 Letter of His Holiness Benedict XVI to Fr Pascual Chávez, Rector Major S.D.B. on the occasion of the General Chapter XXVI, in “Da mihi animas, cetera tolle”. Documenti Capitolari. CG26, Editrice S.D.B., Roma 2008, p. 91.

46 Giulio Barberis, Cronichetta, Quaderno 8, pag. 84: ASC A0000108. Cf. Jesús Borrego, “Originalità delle Missione Patagoniche di Don Bosco”, in Mario Midali (a cura di), Don Bosco nella Storia. Atti del 1º Congresso Internazionali di Studi su Don Bosco, LAS, Roma 1990, p. 468.

47 VC 79.

48 Don Bosco, Letter to Don Giuseppe Fagnano (31.01.1881): Epistolario IV Ceria, p. 14. Vào lúc khởi đầu cuộc truyền giáo ngài đã viết cho Giáo Hoàng rằng Patagonia là "mục tiêu chính của truyền giáo Salêdiêng.” Cf. Letter to Pius IX (09.04.1876): Epistolario III Ceria, p 34.

49 Fr Michael Rua, Letters and circulars to the Salesians, Direzione Generale Opere Don Bosco, Turin 1965, p. 498.

50 Đây chính là bức hình đầu tiên mà Don Bosco muốn một cách biệt loại, và ngài dùng đến những dịch vụ nổi tiếng và đắt đỏ nhất, Turin studio of Michele Schemboche. Don Bosco muốn bất tử hóa biến cố ấy cho hậu thế và công khai nó. Ông Giovanni B. Gazzolo, Lãnh sự của Argentina, đã đến từ Savona, mang một bộ đồng phục nổi bật; những vị truyền giáo mặc theo kiểu Tây Ban Nha, với một áo khoác đặc trưng, và cây thánh giá lộ rõ; Don Bosco mặc một áo chùng thâm dành cho những dịp trang trọng. "Vì thế chúng ta có thể coi bức hình này như biểu thị về ngài, bức tranh chính thức của ngài.’” (Giuseppe Soldà, Don Bosco nella fotografia dell’800 (1861-1888), SEI, Torino 1987, p. 124).

51 “Chúng ta có thể nói rằng trong Hiến luật chúng ta có tất cả Don Bosco; trong đó, những ý tưởng độc đáo của ngài về việc cứu rỗi các linh hồn; trong đó sự trọn lành của ngài về những lời khấn thánh thiện; trong đó tinh thần của ngài về sự dịu dàng, tính dễ mến, sự chịu đựng, lòng đạo đức, bác ái và hy sinh. Piety.” (Don Filippo Rinaldi, “Il Giubileo d’oro delle nostre Costituzioni”, ACS 23 [1924] p. 177)

52 “Hãy làm mọi điểm trong Luật Thánh nên một kỷ niệm về cha” (MB X, p. 647. Cf. MB XVII, p. 296)

53 Don Bosco, Memorie dal 1841 al 1884-5-6 pel sac. Gio. Bosco a’ suoi figliuoli salesiani [Testamento spirituale]. Edizione critica curata da Francesco Motto. Cf. Pietro Braido (ed.), Don Bosco Educatore, scritti e testimonianze, LAS, Roma 31997, p. 410.

54 AA.VV., The Project of Life of the Salesians of Don Bosco. A guide to the Salesian Constitutions, SDB Publications, Rome 1986, p. 80.

55 Người ta tìm được một bản sử biên niên cảm động và đương thời về biến cố này trong Cesare Chiala, Da Torino alla Repubblica Argentina. Lettere dei missionari salesiani, in Letture Cattoliche 286-287 (1876) pp. 41-60; “Partenza dei missionari salesiani per la Repubblica Argentina”, in L’Unità Cattolica 266 (1875) p. 1062: MB XI, pp. 590-591.

56 BM XI, p. 364-5.

57 Angel Martín, Orígen de las Misiones Salesianas. La evangelización de las gentes según el pensamiento de San Juan Bosco, Instituto Teológico Salesiano, Guatemala 1978, p. 172.

58 Pietro Braido, Don Bosco prete dei giovani nel secolo delle libertà. Vol. II, LAS, Roma 32009, p. 156.

59 BM XI 366. Cf. Cesare Chiala, Da Torino alla Repubblica Argentina. Lettere dei missionari salesiani, in Letture Cattoliche 286-287 (1876) pp. 57-58.

60 Thus Agostino Favale, Il progetto missionario di Don Bosco e i suoi presupposti storico-dottrinali, LAS, Roma 1976, p. 76; Francis Desramaut, Il pensiero missionario di Don Bosco. Dagli scritti e discorsi del 1870-1885, in Missioni Salesiane 1875-1975, LAS, Roma 1976, pp. 49-50.

61 Letter to Don Cagliero (04.12.1875): Epistolario II Ceria, p. 531.

62 Cf. Letter to Don Cagliero (14.11.1876): Epistolario III Ceria, p. 113; Lettera a Don Valentiino Cassinis (07.03.1876): Epistolario III Ceria, p. 27.

63 Jesús Borrego, “Recuerdos de San Juan Bosco a los primeros misioneros. Edición crítica –Posibles fuentes – Breve comentario en la correspondencia de Don Bosco”, RSS 4 (1988) p. 181, nel quale sono citate parecchie lettere di Don Bosco ai missionari in Argentina.

64 Trong diễn từ chia tay, Don Bosco nói cho các vị truyền giáo: "Cha chỉ nói rằng mặc dù lúc này tâm hồn cha buồn vì nghĩ đến chia tay các con, nhưng tâm hồn cha được an ủi khi thấy tuhội chúng ta được kiện cường.” “Các con đừng bao giờ quên rằng ở đây tại Ý các con có một người cha hằng yêu mến các con trong Chúa, và một Tu hội hằng nghĩ về các con trong mõi hoàn cảnh, cung cấp cho các con những nhu cầu của các con và luôn đón chào các con như những người anh em” (BM XI pp. 361.362).

65 BM XI, p.360.

66 BM XI, p. 364.

67 Cf. Lettera al chierico A. Paseri (31.01.1881): Epistolario IV Ceria, p. 10; Lettera al chierico A. Peretto (31.01.1881): Epistolario IV Ceria, p. 11; Lettera al chierico L. Calcagno (31.01.1881): Epistolario IV Ceria, p. 13; Lettera al chierico J. Rodríguez (31.01.1881): Epistolario IV Ceria, p. 17.

68 BM XVIII, p. 449.

69 Sebastiano card. Baggio, “La formula missionaria salesiana”, in Centenario delle Missioni Salesiane 1875-1975. Discorsi commemorativi, LAS, Roma 1980, p.43.

70 BM XI, p. 364.

71 Letter to don Pietro Allavena (24.09.1885): Epistolario IV Ceria, p. 339.

72 Letter to don Giovanni Cagliero (13.07.1876): Epistolario III Ceria, p. 72.

73 Letter to don Giovanni Cagliero (01.08.1876): Epistolario III Ceria, p. 81. Don Cagliero presto se ne persuaderà.

74 BM XVII, p. 250. Don Bosco, Memorie dal 1841 al 1884-5-6 pel sac. Gio. Bosco a’ suoi figliuoli salesiani [Testamento spirituale]. Edizione critica curata da Francesco Motto. Cf. Pietro Braido (ed.), Don Bosco Educatore, scritti e testimonianze, LAS, Roma 31997, p. 437.

75 Pascual Chávez, Concluding Address at the GC 26, in “Da mihi animas, cetera tolle”. Chapter Documents GC26, S.D.B. Publishers, Rome 2008, p. 138.

76 BM XVII, p. 250. Don Bosco, Memorie dal 1841 al 1884-5-6 pel sac. Gio. Bosco a’ suoi figliuoli salesiani [Testamento spirituale]. Edizione critica curata da Francesco Motto. Cf. Pietro Braido (ed.), Don Bosco Educatore, scritti e testimonianze, LAS, Roma 31997, p. 438.

77 Pietro Stella, Don Bosco nella Storia della Religiosità cattolica. Vol I: Vita e Opere, LAS, Rome 21979, p. 174. Cf. Jesús Borrego, “Estrategia misionera de Don Bosco, in Pietro Braido (ed.), Don Bosco nella Chiesa a servizio dell’umanità. Studi e testimonianze, LAS, Rome 1987, pp. 152-164.

78 Sự ưu tiên được Don Bosco dành cho giáo dục chẳng bao lâu gây lên sự kinh ngạc và chỉ trách: "một số người nói rằng trong những cuộc truyền giáo của Don Bosco ở Mỹ châu chúng nay chỉ quan tâm đến mở các trường cao đẳng và thiết lập những lưu xá” (Giovanni B. Francesia, Francesco Ramello, chierico salesiano, missionario nell’America del Sud, Tip. Salesiana, San Benigno Canavese 1888, p. 117). Fr P. Colbachini, một vị truyền giáo của St Charles (Scalabrinian), viết cho một linh mục bạn của mình vào năm 1887: “Những người Salêdiêng ở Rio, San Paolo, ở Montevideo, Buenos Aires, và tất cả những người Salêdiêng trong thế giới, trừ một ít ở Patagonia, không quan tâm với truyền giáo […] Họ trở thành các thầy giáo và những giám đốc của các trường cao đẳng huấn nghiệp …: Đây là một sứ mệnh lớn lao, nhưng rất khác với điều mà đa số người thường nghĩ” (M. Francesconi, Inizi della Congregazione Scalabriniana (1886-1888), CSE, Roma 1969, p. 104).

79 Alberto Caviglia, “La concezione missionaria di Don Bosco e le sue attuazioni salesiane”, in Omnis terra adoret Te 24 (1932) pp. 5-10.12.20.24-26.

80 BM XVII, 250. Don Bosco, Memorie dal 1841 al 1884-5-6 pel sac. Gio. Bosco a’ suoi figliuoli salesiani [Testamento spirituale]. Edizione critica curata da Francesco Motto. Cf. Pietro Braido (ed.), Don Bosco Educatore, scritti e testimonianze, LAS, Roma 31997, p. 438.

81 Cf. Arthur J. Lenti, Don Bosco. Historia y Carisma. I: Origen: De I Becchi a Valdocco. Juan J. Bartolomé – Jesús G. Graciliano (eds.), CCS, Madrid 2010, pp. 495-96; Arthur J. Lenti, Don Bosco. Historia y Carisma. II: Expansión: De Valdocco a Roma. Juan J. Bartolomé – Jesús G. Graciliano (eds.), CCS, Madrid 2011, pp. 558-559. 574.

82 BM XVII, p. 236. Don Bosco, Memorie dal 1841 al 1884-5-6 pel sac. Gio. Bosco a’ suoi figliuoli salesiani [Testamento spirituale]. Edizione critica curata da Francesco Motto. Cf. Pietro Braido (ed.), Don Bosco Educatore, scritti e testimonianze, LAS, Roma 31997, p. 415.

83 Tất cả ở giữa luống tuổi 37 của Don Cagliero và tuổi 20 của Tư giáo Gioan Tẩy giả Allavena.

84 Cf MB XII, p. 659. Letter to Pius IX (07.1876): Epistolario III Ceria, p. 70,

85 Pietro Scoppola, Commemorazione civile di Don Giovanni Bosco nel centenario della sua morte. Tipografia Don Bosco, Roma 1988, 22.

86 Letter to Don Fagnano (10.08.1885): Epistolario IV Ceria, p. 334. “Nếu trong truyền giáo và trong bất kỳ cách nào khác, con gặp được một người trẻ có hy vọng vào đời linh mục, hãy biết rằng Thiên Chúa đang đặt một kho tàng vào thay con.” (Letter to Don Pietro Allavena (24.09.1885): Epistolario IV Ceria, p. 339. The italics are mine)

87 Memoriale on the Salesian Missions presented to Leo XIII (13.04.1880): Epistolario III Ceria, p. 569.

88 Jesús Borrego, “Recuerdos de San Juan Bosco a los primeros misioneros. Edición crítica –Posibles fuentes – Breve comentario en la correspondencia de Don Bosco”, RSS 4 (1988) p. 203. Một lời khuyên thứ 18 được tìm thấy ở trang 208. Trong 'Chúc thư thiêng liêng' ngài sẽ mang lại với nhau và khuyếch đại những điểm này liên quan đến tác vụ ơn gọi.

89 Có một sự chậm trễ mãi đến 1900 trước khi trong Đệ tử viện ở Bernal, Argentina, có hai ngườicon của dân bản xứ giữa 12 người đến từ miền Rio Negro (Lino Carbajal, Le missioni salesiane nella Patagonia e regioni magallaniche. Historical-statistical Study, Salesian Press, San Benigno Canavese 1900, p. 104).

90 GC26, 53.

91 “Don Bosco cho chúng tước hiệu chính thức là những giáo lý viên (giảm linh)” (Cesare Chiala, Da Torino alla Repubblica Argentina. Lettere dei missionari salesiani, in Letture Cattoliche 286-287 (1876), p. 36.

92 Letter to Mons. Aneiros (13.09.1879): Raúl A. Entraigas, Los Salesianos en la Argentina. III, Plus Ultra, Buenos Aires 1969, p. 85

93 BM XIII, pp. 235.241-243.

94 “Los verdaderos héroes del desierto”, in La América del Sur 4 (1880) 1152.

95 Cf Lino Carbajal, Le missione salesiane nella Patagonia e regione magallaniche. Historical-statistical Study, Salesian Press, San Benigno Canavese 1900, pp. 63-64.104-105.

96 “Ba ý tưởng của Don Bosco cho các Cộng tác viên" (28.01.1886), in Bollettino Salesiano 3 (1886) p. 32.

97 Cf. “Don Bosco ai benemeriti Cooperatori e Cooperatrici”, in Bollettino Salesiano 1 (1886) p. 3. Trong khi sửa soạn hành trình truyền giáo năm 1886, ngài một lần nữa kêu nài tới đức ái của họ: "Các con hãy lắng nghe với cha tiến gnói của những nhà truyền giáo thân yêu và tiếng kêu than của nhiều người nghèo trong những miền đất xa xôi vang lên cho chúng ta” (Circolare ai Cooperatori [15.10.1886]: Epistolario IV Ceria, p. 362).

98 “Monsignor Cagliero nel Chilì”, in Bolletino Salesiano 9 (1887) 110.

99 Cf. Letter to Don Giovanni Cagliero (01.08.1876): Epistolario III Ceria, p. 81. MB XIII pp. 496, 606

100 BM XII, p. 459.

101 GC26, 31.

102 Letter of Mons. Aneiros to Don Bosco (18.12.1875): MB XI, p. 603.

103 MB IX, p. 701.

104 Cronaca di San Nicolás de los Arroyos (1875-1876) pag. 10: ASC F910.

105 Letter to Don Giovanni Cagliero (06.08.1885): Epistolario IV Ceria, p. 328. Cf. Letter to Don Giacomo Costamagna (31.01.1881): Epistolario IV Ceria, p. 7; Circolare ai Cooperatori Salesiani (15.10.1886): Epistolario IV Ceria, pp. 360-363.

106 Juan E. Belza, Luis Lasagna, el obispo misionero. Introducción a la historia salesiana del Uruguay, el Brasil y el Paraguay, Editorial Don Bosco, Buenos Aires 1969, p. 169.

107 Một giai thoại được Don Rinaldi kể lại về những ý tưởng của Don Bosco về nghèo khó Salêdiêng có thể tìm được trong: BM XIV, pp. 435.

108 Don Bosco, Memorie dal 1841 al 1884-5-6 pel sac. Gio. Bosco a’ suoi figliuoli salesiani [Testamento spirituale]. Edizione critica curata da Francesco Motto. Cf. Pietro Braido (ed.), Don Bosco Educatore, scritti e testimonianze, LAS, Roma 31997, p. 435. 437-438.

109 Official Report to Pius IX (16.06.1876), page 4: ASC A8290109.

110 Don GIULIO BARBERIS, Cronichetta, Quaderno 8, pag. 75: ASC A0000108. Cf. MB XII, pp. 279-280.

111 BM XI, pp. 364-365. Jesús Borrego, “Recuerdos de San Juan Bosco a los primeros misioneros. Edición crítica –Posibles fuentes – Breve comentario en la correspondencia de Don Bosco”, RSS 4 (1988) pp. 207-208.

112 BM XVII, p. 578

113 Letter to Don Giacomo Costamagna (10.08.1885): Epistolario IV Ceria, pp. 332-333.

114 Chính Don Boscos thường hằng cầu nguyện cho các nhà truyền giáo: Ước gì Đức Maria hướng dẫn các con để chiếm được nhiều linh hồn và đạt tới thiên đàng: cf. Letter to Mons. Cagliero (10.02.1885): Epistolario IV Ceria, p. 314; Letter to Don Costamagna (10.08.1885): Epistolario IV Ceria, p. 333; Letter to Don Tomatis (14.08.1885): Epistolario IV Ceria, p. 337; Letter to Don Lasagna (30.09.1885): Epistolario IV Ceria, pp. 340-341.

115 BM XI, p. 361. Vào áp ngày lên đường, Don Bosco cho Don Cagliero một bản những lời khuyên nhủ và những vệc vặt ngài đã viết xuống, mà kết thúc như thế này: Con hãy nỗ lực hết sức co thể: Thiên Chúa sẽ làm điều chúng ta không thể. Để mọi sự cho Đức Giêsu trong bí tích cực trọng và cho đức Maria Phù hộ các Giáo hữu và con sẽ biết phép lạ là gì. (BM XI, p. 369)

116 BM XVII, p. 235. Don Bosco, Memorie dal 1841 al 1884-5-6 pel sac. Gio. Bosco a’ suoi figliuoli salesiani [Testamento spirituale]. Edizione critica curata da Francesco Motto. Cf. Pietro Braido (ed.), Don Bosco Educatore, scritti e testimonianze, LAS, Rome 31997, p. 415.

117 Cf. john Paul II, Ecclesia de Eucharistia. Encyclical letter on the Eucharist in its relationship to the Church (17.04.2003) 53-58.

118 VC 79.

119 VC 80.

36