Cagliero11-maggio-2013-VN


Cagliero11-maggio-2013-VN

1 Page 1

▲back to top
...............................................................................................................................................................
Các anh em và bạn hữu
trong sứ mệnh truyền giáo
Salêdiêng thân mến!
Cha xin gởi lời chào thân ái đến
anh em trước ngày lễ truyền giáo
nhằm vào dịp lễ Thánh Thần Hiện
Xuống. Trong suốt mùa Phục Sinh
này, chúng ta đang đọc sách công
vụ tông đồ, học biết từ thời kỳ Giáo
Hội sơ khai về lý do và cách thức
loan báo Tin Mừng tiên khởi cho”các lương dân”, đây
là một hành trình đức tin mới mẻ cho các tín hữu và
Giáo Hội cũng đã có công khởi sự từ “con số không”.
Trong cùng cách thức đó, cuộc bách hại Giáo Hội ở
Giêrusalem đã nhanh chóng lan tỏa hạt giống Tin
Mừng ở Đế chế Rôma, thậm chí điều này đã xảy ra
trong cả thế giới.
Cách đây 60 năm, đại đa số các cơ sở Giáo Hội
ở Trung Quốc (trường học, bệnh viện, nhà xuất bản,
công phúc xã hội) đã được quốc gia hóa và hơn 5000
các nhà truyền giáo ngoại quốc đã bị trục xuất. Tuy
nhiên, ngày nay, vì tình hình khó khăn, Kitô hữu ở
Trung Quốc nhiều hơn ở Ý, chúng ta ngạc nhiên bởi
sự nhiệt tình của các nhà truyền giáo sở tại. Một
nhà in Tin lành ở Nanjing đã ấn bản 100 triệu cuốn
Tin Mừng trong 30 năm về trước. Giữa năm 1949
và 2012, không có sự hiện diện của các nhà truyền
giáo Ad Gentes (truyền giáo cho muôn dân) từ nước
ngoài, các cộng đoàn của Tin lành đã gia tăng từ 1
triệu người lên đến 70 triệu người (theo thống kê mới
nhất), và trong khi đó Giáo Hội công giáo chỉ có từ 3
đến 12 triệu tín hữu. Tất cả công lao trên là nhờ đức
tin kiên định, mạnh mẽ của các tín hữu bình dân, và
các mục vụ của họ! Việc cầu nguyện cho Giáo Hội
công giáo ở Trung Quốc vào ngày 24 tháng 5 là ý định
của Đức Thánh Cha Benedico 16, đây là cơ hội tốt để
chúng ta đồng cảm với tín hữu ở Trung Quốc hơn.
Ở Châu Âu, đây là thời kỳ mà họ đang âm thầm
bỏ đạo (chúng ta có mọi thứ, nhưng chúng ta đã
đánh mất niềm tin), hoặc sự ly khai của nhiều tín hữu
ở Mỹ (hàng triệu các Kitô hữu đã chuyển sang phái
tôn giáo khác)- sự lớn mạnh của của Giáo Hội Trung
Quốc ngày nay đã mang lại cho chúng ta tia hy vọng
cho việc loan báo Tin Mừng, và sinh động cho hoạt
độngTông Đồ.
Cha cầu chúc các con nhận lãnh được nguồn ân
sủng từ ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống để Ngài
ban xuống cho các cộng thể mà chúng con đã và
đang truyền giáo.
Cha Václav Klement, SDB
Tổng Cố vấn Truyền giáo
“Không ngừng quảng bá lòng sùng kính
Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu”
CMột yếu tố nền tảng của ơn gọi truyền giáo Sa-lê-diêng là
sự hiện diện của Mẹ Maria; đây là một sự xác tín xuất phát
từ Tin Mừng (x. Ga 2,1.12; Cv 1,14) và là một sự chắc chắn
của niềm tin đã được Don Bosco trải nghiệm. Sự hiện diện sống động
của Đức Maria trong đời sống của Giáo Hội được diễn tả cách tuyệt
vời qua tước hiệu Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo
Hữu. Quà lưu niệm của Don Bosco dành cho
các nhà truyền giáo là lòng sùng kính này,
vốn cần phải được gìn giữ và trao dồi. [...]
Với việc thực hành tước hiệu “Đức Mẹ
Phù Hộ Các Giáo Hữu”, đoàn sủng Sa-lê-
diêng mở ra đối với chiều kích truyền giáo,
và một nét đặc biệt của hoạt động truyền
giáo Sa-lê-diêng là làm lan truyền lòng sùng
kính Mẹ Phù Hộ, tổ chức các ngày lễ lớn
mừng kính Đức Maria, xuất bản các tập
sách nhỏ và tranh ảnh về Mẹ, xây cất các
thánh đường kính Mẹ trên khắp thế giới;
đây chính là sự diễn tả cụ thể đoàn sủng
tông đồ và giáo dục của Don Bosco. Ngài đã
viết trong cuốn “Di Chúc Thiêng Liêng như
sau”: “Đức Trinh Nữ Maria không ngừng
bảo trợ cho Tu Hội chúng ta, cho các nhà
Sa-lê-diêng bao lâu chúng ta còn tin thác và
tiếp tục quảng bá lòng sùng kính Mẹ.” [...]
Cha Pascual Chávez
(Trích từ Công Báo của Ban Tổng Cố Vấn số 411
“Sự Hội Nhập Văn Hóa của Đoàn Sủng) Salêdiêng”)
Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu
Papua New Guinea
“Nếu Chúa Giêsu Mời Gọi Con Thành Nhà Truyền
Giáo Hải Ngoại... Con Hãy Đi!”
Tôi sinh ra ở Kerala, miền Nam Ấn Độ. Khi còn là một cậu bé lễ
sinh, tôi đã được nghe 65 vị linh mục xuất thân từ xứ đạo của
tôi chia sẻ những kinh nghiệm truyền giáo trong lần về thăm
nhà của họ. Một cách tự nhiên, tôi bắt đầu tự hỏi: “Nếu tôi có thể ở
gần một linh mục trên bàn thờ, tại sao tôi lại không thể đứng vào chỗ
của họ trên bàn thờ vào một ngày nào đó”. Sau đó, trong một lần thăm
viếng, một vị sinh động ơn gọi Salêdiêng đã đưa tôi đến với trại ơn gọi
khi tôi 14 tuổi. Trong suốt trại này, tôi đã bày tỏ ra ước nguyện trở thành
nhà truyền giáo ở khu vực phía bắc Ấn Độ, thuộc tỉnh dòng Kolkata.
còn tiếp trang sau...

2 Page 2

▲back to top
Tôi trở thành một tu sinh năm 1994, ở một nơi cách nhà tôi 2400 km, trong một nền văn hóa và ngôn ngữ hoàn toàn mới. Vào cuối
năm hậu tập viện, tôi trình bày ước muốn trở thành một nhà truyền giáo hải ngoại với cha giám tỉnh của tôi. Người khuyên tôi nên dành
thêm thời gian để biện phân ơn gọi này. Sau khi thụ phong linh mục, tôi được sai đến một xứ đạo, nơi đây tôi phải học tiếng Nepal để
làm mục vụ. Trong những năm đó, một lần nữa tôi bày tỏ ước nguyện trở thành một nhà truyền giáo hải ngoại. Cùng lúc đó, để giúp tôi
biện phân ơn gọi, cha giám tỉnh sai tôi đến một xứ đạo mới, nơi đây tôi phải học và viết tiếng Bengali, ngôn ngữ địa phương, và phải hòa
nhập vào một nền văn hóa mới. Ngài cũng
cho tôi cơ hội để làm một cuộc tĩnh tâm riêng.
Sau khi đã đắn đo suy nghĩ và cầu nguyện
nhiều, cũng như trao đổi với cha giám tỉnh và
cha bề trên miền, cuối cùng tôi quyết định
viết thư ngỏ bày ước nguyện với Cha Bề Trên
Cả. Thật bất ngờ, ngài sai tôi đến tỉnh dòng
Trung Mỹ, ở Guatemala. Tôi sẽ không bao giờ
quên những lời mẹ tôi nói với tôi khi tôi cho
mẹ biết ước nguyện truyền giáo của mình. “…
Truyền giáo có nghĩa là con sẽ đi xa gia
đình. Con đã ao ước làm linh mục và bây giờ
con là linh mục. Con đã muốn trở thành nhà
truyền giáo và con đang là nhà truyền giáo
ở Kolkata. Và bây giờ, nếu con chắc chắn
rằng Chúa Giêsu mời gọi con trở thành một
nhà truyền giáo hải ngoại, CON HÃY ĐI!”
Khóa học dành cho các nhà truyền giáo
mới ở Rôma và Tôrinô đã đem lại cho tôi
nhiều kinh nghiệm thực tế và thiêng liêng,
và làm cho tôi hăng hái hơn trong ơn gọi
truyền giáo của mình. Sau khi nhận thánh
giá truyền giáo tại Valdocco, tôi đặt chân đến
đất nước Guatemala mà không biết bất cứ
một người nào, không biết gì về nền văn hóa
và về ngôn ngữ ở đây. Bạn có thể tưởng tượng ra những cảm xúc của tôi… Nhưng tôi đã được tiếp xúc với một tinh thần Salêdiêng
tuyệt vời và ngay lập tức tôi cảm thấy như đang ở nhà, dù cho tôi phải rất cố gắng để hiểu và giao tiếp bởi vì tôi vẫn chưa học tiếng
Tây Ban Nha. Những kinh nghiệm mà tôi có trước đây đã giúp tôi rất nhiều để đương đầu với cảm giác trở thành một đứa trẻ một lần
nữa trong một nền văn hóa và ngôn ngữ hoàn toàn mới. Dĩ nhiên, điều này thật khó khăn nhưng trái tim tôi chưa bao giờ ngừng đập!
Bây giờ tôi đang làm việc trong một cộng thể mới tại San Benito, Peten, Guatemala. Tôi đã vật lộn để có thể hòa nhập vào trong bối cảnh
của địa phương, nhưng với ân sủng Chúa, mọi sự đang tiến triển tốt đẹp. Để có thể trở thành một nhàtruyền giáo, chúng ta cần có sự can đảm.
Những thách đố luôn có ở khắp mọi nơi, nhưng nếu chúng ta không đối mặt với những thách đố, chúng tasẽ không bao giờ lớn lên. Tôi ước
rằng tất cả những ai cảm thấy mình có ơn gọi truyền giáo dám chấp nhận thách đố này. Chúa Giêsu sẽ luôn trợ giúp và hường dẫn chúng ta.
Cha Shiju James Thottupurathu
Nhà truyền giáo người Ấn Độ ở Guatemala.
CẦN NHỮNG NHÀ TRUYỀN GIÁO MỚI CHO CHÂU MỸ
Tỉnh Dòng - Đất Nước
ARS - Argentina
Ngôn Ngữ
Tây Ban Nha
Môi Trường Và Phẩm chất cần thiết của nhà truyền giáo
Cần nhiều nhà truyền giáo, cách riêng cho Patagoina
BOL - Bolivia
BRE Brasile - Recife
PER Peru
Địa Phận Pucallpa
SUE - SUO
Mục Vụ Di Dân Hoa Kỳ
TBN, Kechua, Aymara
Bồ Đào Nha
Tây Ban Nha
Các ngôn ngữ bản xứ
Tiếng Anh
Tây Ban Nha
Hiện diện giữa các nhóm thổ dân (Kechuas và Aymaras)
Phúc âm hóa dựa trên giáo dục (Trường học) và phát triển kinh
tế xã hội.
Có rất ít hội viên Sa-lê-diêng và ít công tác xã hội cho những khu
dân nghèo phía Bắc
1. Hạt tông tòa Pucallpa trao phó năm 2009. Có rất ít nhà truyền
giáo, và làm việc với dân bản xứ
2. Các công cuộc truyền giáo ở Valle Sagrado (Kechua)
3. Các công cuộc truyền giáo ở Yurimaguas (San Lorenzo)
Chăm sóc mục vụ cho di dân gốc Tây Ban Nha (Giáo Xứ, Trung
Tâm Trẻ - Nguyện Xá, thăng tiến xã hội
Cầu cho việc phúc âm hóa các người trẻ di dân Trung Quốc trên khắp thế giới
Để các thành viên thuộc đại gia đình Sa-lê-diêng đón nhận cơ hội do những
người di dân Trung Quốc mang lại trong các công cuộc của chúng ta trên
khắp các châu lục để chia sẻ đức tin và giúp họ mở lòng lãnh nhận Tin Mừng.
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới với khoảng 1,3 tỷ người, và ngoài đại lục Trung
Hoa, có khoảng 100 triệu di dân người Hoa sống trong nhiều nhóm khác nhau trên khắp năm
châu. Chúng ta hãy cầu xin Chúa để có nhiều tông đồ rao giảng Tin Mừng cho hằng triệu di
dân Trung Hoa, đặc biệt cho những bạn trẻ. Do sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và xã hội,
nhiều người còn nhìn Hoa Kiều với ánh mắt hoặc là nghi ngờ hoặc là hiếu kỳ và bỏ qua viễn cảnh rao giảng Tin Mừng
cho họ. Chỉ riêng lục địa Châu Phi đã có 25 triệu di dân người Hoa sinh sống, đại đa số trong đó là các công nhân trẻ.