Cagliero thang 07


Cagliero thang 07

1 Page 1

▲back to top
Ti tlo o n otizi air o
Bản tin sinh động truyền giáo Salêdiêng
Một ấn bản của Ban Truyền Giáo gởi các cộng thể Salêdiêng và các thân hữu trong sứ mệnh truyền giáo Salêdiêng
"Nhóm truyền giáo" tạo nên một sự khác biệt lớn
N hững nhà truyền giáo và
các thân hữu trong sứ
mệnh truyền giáo thân
mến,
Cha muốn chia sẻ một lần nữa với
anh em về giấc mơ cha đã thao
thức suốt bốn năm qua. Điều này
không có gì là mới mẻ cả! 90 năm
trước, chân phước Philip Rinaldi
đã viết rằng mỗi nhà Salêdiêng cần
phải có một nhóm sinh động truyền
giáo. Nhưng việc có hay không có nhóm sinh động truyền
giáo nơi các cộng thể làm việc hoặc cộng thể đào luyện
Salêdiêng có tạo nên điều khác biệt nào không? Sự hiện diện
của nhóm truyền giáo trong mỗi nhà Salêdiêng chính là sự
đảm bảo rằng ngọn lửa truyền giáo luôn được duy trì! Cũng
như vậy, sự thiếu vắng các trường y tế, bệnh viện thì không
thể thực hiện việc chăm sóc sức khỏe. Cũng tương tự, nếu
không có các nhà truyền giáo Ad gentes- Ad vitam và các
nhóm truyền giáo nơi các trường học, giáo xứ và trung tâm
trẻ, thì thật khó có thể mong đợi rằng tinh thần truyền giáo
được duy trì!
Thường thường các nhóm truyền giáo cầu nguyện và
mời gọi những người khác cầu nguyện cho các hoạt động
truyền giáo và các ơn gọi truyền giáo. Từ đó, nhóm truyền
giáo làm cho các cộng đồng giáo dục mục vụ nhạy bén hơn
với những nhu cầu của việc truyền giáo hoàn vũ. Đồng thời,
họ cũng trực tiếp đóng góp trong các hoạt động truyền giáo
như tại chính quê hương của họ hoặc ngang qua các hoạt
động tình nguyện truyền giáo ở nước ngoài.
Bây giờ, cha muốn giới thiệu một nhóm rất đặc biệt.
Trong lần thăm viếng ngoại thường đến tỉnh dòng Krakow ở
Ba Lan, cha đã có dịp gặp một số những nhóm truyền giáo
trong các trường học, nguyện xá và giáo xứ. Nổi bật trong
các nhóm là nhóm " Art 43" (hay là nhóm Hiến Luật 43), chỉ
mới thành lập khoảng năm trước từ những anh em hậu tập
viện. Nhóm này đã thực hiện một cách nghiêm túc khoản 43
trong Hiến Luật Salêdiêng về Truyền Thông Xã Hội. Những
người Salêdiêng trẻ này đã ngay lập tức nhận ra rằng, hình
ảnh thu hút nhất của tu hội Salêdiêng chính là những hoạt
động truyền giáo. Chỉ trong vòng vài năm, họ đã sản xuất
hơn 260 các đoạn phim ngắn được tải lên trang Youtube
(http://vimeo.com/art43). Bên cạnh một phòng thu nhỏ ở
Krakow, nhờ vào các tình nguyện viên truyền giáo, nhóm Art
43 đã khởi sự một phòng nghe nhìn nhỏ vào năm 2011 tại
nhà tỉnh ở Ashaiman- Ghana, thuộc tỉnh dòng AFW. Hiện
nay, Art 43 đang trở nên rất sinh động tại cộng thể hậu tập
viện LAD và cộng thể thần học Krakow ở Ba Lan.
Lúc này cha đang để trong túi một trong những sản
phẩm đầu tiên của Art 43- một lời cầu nguyện cho các nhà
truyền giáo được in trên khổ giấy bằng tấm thẻ chứng minh
nhân dân và phía sau mỗi ngày có tên của ba hay bốn quốc
gia nơi chúng tôi làm việc và được nhớ đến trong lời cầu
nguyện. Cha hy vọng rằng chúng ta có thể cổ xúy những
nhóm tương tự như thế trong công cuộc của chúng ta.
Những sự kiện
sắp tới
Cha Václav Klement, SDB
Tổng Cố Vấn Truyền Giáo
x 30/07- 04/08: Những ngày học hỏi về sự hiện diện của Salêdiêng giữa những
người Hồi Giáo tại Salesianum (Rome)
x 06 -27/08: Khóa đào luyện liên tục lần thứ nhất dành cho các nhà truyền giáo tại
Nam Mỹ tại Quito (Ecuador)
x 04 –30/09: Khóa đào luyện dành cho những nhà tân truyền giáo (Rome-Turin)
x 17/09- 06/10, 2012: Khóa đào luyện liên tục lần thứ 15 dành cho những nhà
truyền giáo tại UPS (Rome)
x 05 – 09/11 : Những ngày học hỏi về Truyền giáo Salêdiêng và bước đầu loan báo
Chúa Kitô tại Châu Phi và Madagascar tại Addis Ababa (Ethiopia)
x 09 – 11/11 : Cuộc họp của các ủy viên tỉnh cho việc sinh động truyền giáo vùng
Châu Phi và Madagascar tại Addis Ababa (Ethiopia)

2 Page 2

▲back to top
Tôi truyền lại đoàn sủng Salêdiêng nơi Campuchia bằng việc
làm chứng cho tình yêu Chúa như Don Bosco đã làm!
còn trẻ, tôi rất ấn tượng về bộ phim thánh Damien Molokai, vị tông đồ của người phong
hủi. Nơi ngài, tôi ước mơ một ngày nào đó được giống như ngài, trở thành nhà truyền
giáo phục vụ cho người phong cùi trong suốt cuộc đời.
Tôi đã nuôi dưỡng ước mơ này khi tham gia giai đoạn dấn thân. Nhưng nhiều năm trôi qua, tôi
nhận thấy ơn gọi truyền giáo của tôi không phải nơi người phong cùi, nhưng dành cho những thanh thiếu
niên bị bỏ rơi. Tôi đã trải qua 25 năm đầu đời trong đời sống ơn gọi Salêdiêng làm việc cho người trẻ.
Sau đó tôi với tính cách là ủy viên ban mục vụ giới trẻ của tỉnh dòng, kế đến trở thành người cổ xúy cho
ơn gọi và cuối cùng là ủy viên ban đào luyện cũng như là nhà đào luyện cho giai đoạn Thỉnh Sinh cũng
như Hậu Tập Viện. Tuy nhiên, qua những năm này, tôi đã nuôi dưỡng hy vọng một ngày nào đó được đi
truyền giáo hải ngoại.
Cuối cùng đơn xin đi truyền giáo của tôi cũng được chấp nhận và cha Bề Trên Cả đã gửi tôi sang
Campuchia. Tôi đã tham gia khóa học Định Hướng Truyền Giáo dành cho Những Tân Truyền Giáo tại Roma và Turin, cho
những thành viên trong chuyến xuất phát truyền giáo lần thứ 139.
Khóa học đã cho tôi một cái nhìn tổng quát về bản chất, mục đích và đòi hỏi của đời sống truyền giáo. Nó giúp tôi
có cơ hội phản tỉnh và hình thành các điều ưu tiên thông qua bản kế hoạch đời sống cá nhân của tôi như một nhà truyền
giáo Salêdiêng. Khóa học cũng giúp tôi có được những động cơ và thái độ đúng đắn. Chuyến hành hương đến các vùng đất
thánh Salêdiêng giúp tôi trân quý và yêu mến ơn gọi Salêdiêng và ơn gọi truyền giáo của tôi.
Giờ đây, bởi vì là một nhà truyền giáo tại Campuchia, tôi cố gắng truyền tải đặc sủng của Don Bosco cho các thanh
thiếu niên và các nhân viên nơi đây bằng cách làm chứng tá về tình yêu Thiên Chúa qua việc noi gương Don Bosco đã thực
hiện trong suốt đời sống của ngài. Nơi đây, có quá nhiều công việc để chia sẻ cho ba hội viên Salêdiêng trong một cộng thể,
nhưng công việc trở nên nhẹ nhàng hơn khi mọi người nỗ lực cộng tác và nâng đỡ
nhau.
Sứ mệnh truyền giáo của chúng tôi bao gồm việc hiện diện liên lỉ bên các
trẻ em nghèo và tận tụy trong việc giáo dục và giúp chúng thăng tiến. Bên cạnh
những khóa đào luyện, chúng tôi còn hướng dẫn cho sinh viên và nhân viên của
chúng tôi về Don Bosco và hệ thống giáo dục dự phòng. Chúng tôi đề nghị họ xung
phong trở thành những trưởng nhóm và các sinh động viên cho nhóm nguyện xá
cuối tuần. Năm nay, chúng tôi cũng đã kêu gọi một số thành viên là sinh viên công
giáo và nhân viên trở thành những giáo lý viên. Qua việc phục vụ cho giáo hội địa
phương, họ học theo cách thực thi đường lối giáo dục của Don Bosco. Chúng tôi đã
bắt đầu tái cơ cấu Hiệp Hội Cựu Học Viên và đang thúc đẩy nhóm Cộng Tác Viên
Salêdiêng phát triển. Ngang qua sự đào luyện liên tục và khuyến khích các nhóm, họ đã trở nên năng động hơn trong sứ
mệnh truyền giáo Salêdiêng như một thành viên trong gia đình Salêdiêng.
Tôi vẫn đang tự học ngôn ngữ Khmer. Khi tôi hiểu thấu đáo hơn về ngôn ngữ nơi đây, cũng là dịp để tôi hiểu hơn
về suy nghĩ, văn hóa và thái độ của người Khmer. Do đó, tôi nhận ra rằng tôi phải kiên nhẫn và thông cảm cho người
Campuchia hơn là lúc tôi đến đây trong năm đầu tiên. Bây giờ tôi đã học biết chấp những gì họ có thể làm vào lúc này và
phù hợp với mức độ của họ. Sau đó, tôi cố gắng sáng tạo hơn trong việc cho phép họ khám phá những cách tăng trưởng và
phát triển mới.
Trong chuyến về thăm nhà gần đây, tôi thực sự nhận thấy tâm trí và cõi lòng tôi đã thuộc về Campuchia. Tôi hy vọng
và cầu nguyện cho những tâm tình này sẽ luôn sống mãi trong tôi!
Cha Roel Soto
Nhà truyền giáo người Philippin tại Campuchia
Ý TRUYỀN GIÁO SALÊDIÊNG
ĐÔNG Á- CHÂU ĐẠI DƯƠNG- Vì sự phát triển của hoạt động tình nguyện truyền giáo Salêdiêng
Mong rằng các Salêdiêng vùng Đông Á- Châu Đại Dương có thể giúp giới trẻ trở nên
hăng hái dấn thân cho hoạt động tình nguyện truyền giáo Salêdiêng.
Năm trong số mười tỉnh dòng trong Vùng đã có những chương trình cấp
tỉnh về hoạt động tình nguyện truyền giáo. Chúng ta cùng cầu nguyện cho
các Salêdiêng tham gia trong hoạt động này, có thể giúp cho những người
trẻ tình nguyện hướng đến một sự dấn thân sâu xa và bền vững. Chúng ta
cũng cầu nguyện cho những bạn trẻ tham gia trong(nhóm Cagliero tại Úc Châu;
nhóm tình nguyện quốc tế tại Hàn Quốc ; nhóm thiện nguyện Salêdiêng tại Bắc Philippin; nhóm
'SALVO' tại Nam Philippin; nhóm thiện nguyện 'Don Bosco' tại Nhật Bản; và phong trào Đuốc Hồng tại Hồng Kông) để
họ có thể trở nên nhiệt tình không chỉ trong các kế hoạch ra nước ngoài qua những kỳ nghỉ,
nhưng cũng nhiệt tình tham gia trong hoạt động thiện nguyện tại tỉnh dòng của họ.
Những ấn bản "Cagliero 11" trước có sẵn trên trang purl.org/sdb/sdl/Cagliero