Cagliero11-thang08


Cagliero11-thang08

1 Page 1

▲back to top
Nome società
Ti tlo o n otizi air o
Bản tin sinh động truyền giáo Salêdiêng
Ấn bản của Ban Truyền Giáo gởi các cộng thể Salêdiêng và các thân hữu trong sứ mệnh truyền giáo Salêdiêng
Một "Salêdiêng Hồi Giáo"
nh em Salêdiêng và các thân hữu
trong việc truyền giáo Salêdiêng
thân mến,
Vào tháng 08 năm 2012 này, một nhóm các
anh em Salêdiêng và chị em FMA cùng qui tụ
về Học Viện Salêdiêng tại Rôma, tham dự
Khóa Học Hỏi Lần Thứ Ba về Sự Hiện Diện
Của Salêdiêng Giữa Anh Em Hồi Giáo. Cuộc
họp mặt lần đầu tiên vào năm 1988 là một
cuộc hội thảo tại Cairo, Ai Cập và lần gặp gỡ
thứ hai được tổ chức vào năm 2001 tại Roma.
Chúng tôi muốn cùng nhau suy tư về ý nghĩa,
những khả thể và những thách đố dựa trên
những kinh nghiệm mà chúng tôi có được tại
nhiều quốc gia trên thế giới, nơi mà chúng tôi
tiếp xúc hàng ngày với những anh chị em Hồi
giáo trong các trường học, nguyện xá, nhà thờ
hoặc công tác xã hội. Chúng ta đã có những
anh em Salêdiêng xuất thân từ Indonesia,
Pakistan và một số quốc gia Châu Phi thuộc
những nền văn hóa Hồi giáo, thậm chí một
vài người trong số họ xuất thân từ các gia
đình gồm chung cả Hồi giáo và Công giáo.
Thậm chí các Salêdiêng Châu Âu được mời
gọi học nhiều hơn về tôn giáo và văn hóa của
Hồi giáo để có một cách tiếp cận quân bình
và khôn ngoan trong việc giáo dục. Rất nhiều
cựu học sinh của chúng ta hãnh diện vừa là
người Hồi giáo vừa là Salêdiêng nhờ vào hệ
thống giáo dục dự phòng của Don Bosco.
Giáo sư Francesco Zannini viết trong cuốn Mondo e Missione:" Tôi vẫn nhớ
những lời của một người tên Hamdi, người Ai Cập, mà chính anh ta gọi
mình là một Salêdiêng Hồi giáo." Anh ta tự hào được trở thành một sinh
viên của học viện Salêdiêng tại Cairo. Nơi đây, ngoài việc đón nhận một nền
giáo dục, anh cũng đã được sống với những sinh viên Công giáo khác, và
nơi mà niềm tin Hồi giáo của anh thêm phong phú nhờ sự đóng góp của
những người bạn và giáo viên Công giáo".(http://www.missionline.
org/index.php?l=it&art=4597) Việc đối thoại liên tôn giữa Công giáo và Hồi
giáo là một trong những dấu chỉ quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Hiện
đang sẵn có rất nhiều nguồn liệu cho tất cả chúng ta tìm hiểu không chỉ về 5
cột trụ của Hồi giáo, mà có những truyền thống và phong tục khác biệt mà
những điều này giúp cho người trẻ hiểu hơn về những tôn giáo khác, cũng
như như trang web này với tám ngôn ngữ. (http://tinyurl.com/cajy4le).
Một sự kiện mang tất cả Salêdiêng lại với nhau như một lời mời gọi mọi
người thăng tiến mỗi ngày trong cách sống có tên là "đối thoại": nó xóa bỏ
những định kiến, đào sâu những lý lẽ niềm tin và đồng hành cùng nhau trong
bác ái và chân lý.
Cha hy vọng rằng sự phong phú của những tài liệu này sẽ được chia sẻ trong
suốt khóa Những Ngày Học Hỏi tại Roma, sẽ trở thành một động lực cho tất
cả các hội viên tại Châu Phi, Châu Á, và Châu Âu, những người mặc dù
hằng ngày đang sống gần gũi với anh em Hồi giáo, tuy nhiên lại không có
một hiểu biết sâu xa về thực tại năng động này!
Cha Václav Klement, SDB
Tổng Cố Vấn Truyền Giáo
Theo dòng lịch sử, người ta đã sử dụng vũ lực
nhân danh niềm tin Kitô giáo.
Đại biểu các tôn giáo tập họp tại Assisi vào năm 1986 đã
muốn nói và bây giờ chúng ta lặp lại điều ấy một cách dứt khoát và
mạnh mẽ: vũ lực không phải là bản chất thực sự của tôn giáo. Nó
chống lại tôn giáo và mang tính tàn phá. Để đáp lại, có người phản
đối rằng: Làm thế nào bạn biết cái gì là bản chất thực sự của tôn
giáo? Phải chăng khẳng định của bạn không rút ra từ thực tế rằng tôn
giáo của bạn chủ trương phi bạo lực? Những người khác lại phản đối
thế này: Liệu có một bản chât tôn giáo chung và áp dụng cho tất cả
các tôn giáo? Chúng ta phải tự hỏi mình những câu hỏi này nếu
chúng ta muốn tranh luận cách thực tế và xác đáng trong việc chống
lại bạo lực mang động cơ tôn giáo. Ở đây đặt ra một nhiệm vụ rất cơ
bản cho cuộc đối thoại liên tôn- đó là việc nhấn mạnh sự canh tân
thông qua cuộc họp này. Ở điểm này, như là một Kitô hữu, cha muốn
nói: Đúng là như vậy, trong dòng lịch sử, người ta đã sử dụng vũ lực
nhân danh niềm tin Công giáo. Chúng ta nhận biết điều này thì thật
xấu hổ. Nhưng hoàn toàn rõ ràng, đây là một sự lạm dụng niềm tin
Kitô giáo, mâu thuẫn với bản chất thật sự của nó."
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, Assisi, ngày 27 Tháng 10 năm 2011

2 Page 2

▲back to top
Từ một người Phật tử, tôi trở thành một Kitô hữu,
người Salêdiêng và là nhà truyền giáo!
Tôi thuộc về một gia đình Phật giáo nhưng một vài người bạn của chị tôi là người
Công giáo. Vì thế, họ đã mời chị tôi tham gia một số các hoạt động tại giáo xứ.
Một ngày nọ, chị tôi mong muốn trở thành tín hữu Công giáo. Chính khi đó cha tôi
đã nói cho tất cả gia đình trước khi ông qua đời: ông nội đã nói dòng họ tôi trước kia là
những người Công giáo và yêu cầu cha tôi tìm kiếm những người bà con này. Do đó, cha
không chỉ cho phép chị , mà còn ủng hộ mạnh mẽ: "Cha muốn tất cả gia đình chúng ta trở
thành người Công giáo theo như nguyện ước của ông nội."
Từ nhà tôi tới nhà thờ gần nhất thì phải ngang qua các công thể Salêdiêng và chị
tôi biết được cha Fabiano Hào. Chị ấy đã chia sẻ câu chuyện và ước vọng của cha tôi cho
cha Hào, người ngỏ ý giúp đỡ. Hai tháng sau đó, cha Hào đã nói chuyện với cha tôi rằng
ngài đã đi tới nơi sinh của ông nội chúng tôi và tìm thấy những bà con công giáo của chúng tôi ở đó và thậm chí đã có
một người trở thành linh mục. Với tin đó, cha tôi đã quyết định trở lại đạo Công giáo. Toàn thể gia đình chúng tôi ủng
hộ quyết định của cha tôi ngoại trừ tôi. Tất cả mọi người bắt đầu đi học giáo lý mà không có tôi. Tôi kháng cự lại nhưng
với sự giúp đỡ của cha Fabiano Hào, cuối cùng tôi quyết định tham dự với gia đình. Vào ngày 22 tháng 12 năm 1992
cha Hào đã rửa tội cho toàn bộ gia đình chúng tôi.
Một tháng sau, cha tôi được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư. Vài tháng sau cha tôi qua đời, điều này là một cú
sốc lớn đối với tôi nhưng tôi vượt qua bởi sự trợ giúp của cha Hào. Ngài đã tới thăm cha tôi suốt thời gian ông bệnh và
gia đình chúng tôi sau khi ông mất. Sau cùng tôi nhờ chị đưa tôi tới gặp cha Hào. Tôi kể cho ngài tôi không biết tí gì về
cuộc đời thánh hiến nhưng tôi muốn giống như ngài. Vì thế tôi trở
thành một tu sinh trong khi đang làm việc phụ giúp gia đình. Sau
khi đọc tiểu sử của cha Bosco, thầy Artemide Zatti và Simon
Srugi tôi xác định mình sẽ trở thành một sư huynh Salêdiêng.
Một ngày nọ, trong khi đang dọn dẹp một kệ sách cũ ở
nhà thỉnh sinh, tôi đọc một cuốn sách thuật lại sự đau khổ mà
những nhà truyền giáo ở Việt Nam đã chịu và chết vì danh Chúa
Giêsu. Đây chính là mầm giống ơn gọi truyền giáo của tôi. Tôi đã
chia sẻ ước vọng trở thành một nhà truyền giáo hải ngoại với cha
tập sư của tôi và với cha giám đốc trong thời gian hậu tập viện.
Vào năm 2000 tôi nộp đơn và được gửi tới Papua New Guinea
học trong trường kỹ thuật Don Bosco để chuẩn bị cho công cuộc ở Mông- Cổ.
Khi những hội viên hỏi tôi tại sao tôi muốn trở thành một nhà truyền giáo hải ngoại trong khi có nhiều người
Việt Nam không biết Chúa. Tôi trả lời đơn giản: "Chúng ta đã nhận được quá nhiều từ những nhà truyền giáo khác,
ngay cả mạng sống của họ. Tôi chỉ cảm thấy chúng ta cũng có bổn phận chia sẻ niềm tin của chúng ta trong Đức Kitô".
Tôi chắc rằng Thiên Chúa sẽ ban phước lành tràn đầy cho sự hào phóng của chúng ta. Người sẽ gửi nhiều người để thay
chỗ tôi trong tỉnh dòng.
Từ năm 2004, tôi hạnh phúc khi làm việc ở Mông Cổ như một nhà truyền giáo sư huynh. Cảm ơn những
Salêdiêng, chính đời sống chứng tá đã làm rung cảm con tim bướng bỉnh của tín đồ Phật tử này và dẫn tôi đến với Đức
Kitô và ơn gọi Salêdiêng. Trên tất cả, cảm tạ Chúa Giêsu vì những điều kỳ lạ Ngài đã làm cho tôi!
Thầy Andrê Trần Lê Phương
Nhà truyền giáo Việt Nam tại Mông Cổ
Ý Truyền Giáo Salêdiêng
Cầu nguyện cho anh em Salêdiêng đang làm việc trong bối cảnh Hồi giáo, đặc biệt tại Indonesia
Hầu để những Salêdiêng đang hòa nhập trong bối cảnh Hồi giáo, đặc biệt là những
hội viên thuộc phụ tỉnh Indonesia non trẻ, có thể biện phân những khả thể của sứ
mệnh truyền giáo.
Những Salêdiêng sống giữa vùng Hồi giáo như vùng Trung Đông và vùng Vịnh, Châu
Âu, Châu Phi, Châu Á, vùng phụ cận Saharan Châu Phi, Nam và Tây Á, sẽ tụ họp vào
đầu tháng tám này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những cộng thể Salêdiêng sống
trong vùng văn hóa và tôn giáo Hồi giáo, có thể biện phân những khả thể của việc truyền
giáo và dấn thân trong việc giáo dục một cách kiên nhẫn. Cách đặc biệt, chúng ta cầu nguyện cho phụ tỉnh Phụ
tỉnh Indonesia non trẻ, được thiết lập vào năm 2010 gồm 5 cộng thể, 60 hội viên, trong đó có nhiều anh em
Salêdiêng trẻ là người Indonesia.
Tất cả những ấn bản trước của "Cagliero 11" có sẵn trên purl.org/sdb/sdl/Cagliero