Aprvie


Aprvie

1 Page 1

▲back to top
...............................................................................................................................................................
Các anh em và bạn hữu trong sứ mệnh
truyền giáo Salêdiêng thân mến!
Xin gởi đến mọi người những lời Chúc mừng Phục
sinh thân ái trong suốt Năm Đức Tin này. Chúng ta
có thể kết thúc việc cử hành Thánh Thể trong suốt
mùa Phục sinh với lời mời gọi truyền giáo “Hãy ra đi
và rao giảng Tin mừng!”
Trải qua suốt lịch sử Salêdiêng của chúng ta, Giáo
hội đã trao phó cho chúng ta những vùng đất, nơi mà
các cộng đoàn Kitô hữu hoặc rất nhỏ bé hoặc hoàn
toàn không hiện diện. Hiện giờ một số các vùng đó
đã trở thành các Giáo phận: tại Trung Quốc: Chow
Shiu (1920); tại Australia: Kimberly (1922); tại Ấn
Độ: Assam-Shillong (1921), Krishnagar (1934), Tura
(1935), Haong (1951), Kohima-Imphal (1957); tại
Thái Lan: Ratburi-Suratthani (1927); tại Nhật Bản:
Oita-Miyazaki (1928); tại Myanmar: Lashio (1938);
tại Brasil: Guiratinga (1901), Rio Negro (1914), Porto
Velho (1925), Humaita (1961); tại Colombia: Ariari
(1964); tại Guatemala: San Pedro Carchá (1935);
tại Congo (DR): Sakania-Luapula (1939); tại Lybia:
Derna (1939).
Hiện tại Giáo hội đã trao phó cho chúng ta một
vùng Truyền giáo đúng nghĩa (a Missio sui juris)
(Azerbaijan năm 2000), một Giáo hạt Tông tòa (Ap-
ostolic Prefecture) (Gambella, Ethiopia - năm 2000);
các Phủ doãn Tông tòa (Mendez, Ecuador - năm
1897; Chaco, Paraguay - năm 1918, Puerto Ayuacu-
cho, Venezuela - năm 1946; El Peten, Guatemala -
năm 1995; Pucallpa, Peru - năm 2009), và một Giáo
phủ Tông tòa (Mixes, Mexico - năm 1962). Để củng
cố nhân sự nơi này, gần đây cha Bề trên Cả đã gửi 15
nhà truyền giáo trẻ đến các vùng này (http://tinyurl.
com/cwposs2).
Chúng ta hãy nhớ cầu nguyện cho các hội viên
cũng như các ơn gọi tông đồ mới tại tám vùng truyền
giáo Salêdiêng này!
Cha Václav Klement, SDB
Tổng Cố vấn Truyền giáo
“ Đối với cha, mọi ước
muốn của Đức Thánh
Cha là một mệnh lệnh.
(Hồi Ký Don Bosco quyển
V, trang 874)
Lời nói của Đức Thánh
Cha phải trở nên lề
luật của chúng ta
trong mọi sự và cho
mọi thứ.
(Hồi Ký Don Bosco quyển
VI, trang 494).
Những khóa đào luyện thường xuyên cho
các nhà truyền giáo: Rome - Quito - Shillong
Các nhà truyền giáo, những sứ giả của Tin Mừng, cũng cần
phải được liên tục canh tân về tâm trí và tinh thần. Thực ra,
đây chính là ý muốn của Giáo Hội. Đầy Tớ Chúa Gioan Phaolô
II đã viết: “Trong đời sống thánh hiến, có một nguy cơ của thói
quen, tiếp theo đó là cơn cám dỗ bỏ cuộc khi gặp thất vọng vì
những thành quả nhỏ nhặt đạt được. Vì thế, những người sống
đời thánh hiến ở độ tuổi trung niên cần phải được giúp đỡ, trong
ánh sáng của Tin Mừng và đoàn sủng của Tu hội, để canh tân
lựa chọn ban đầu của họ,
và giúp họ không bị lầm lẫn
giữa sự tròn đầy của việc
dâng hiến với những thành
quả mà họ thu lượm được.”
(Vita Consacrata 70).
Tu hội chúng ta cung
cấp nhiều cơ hội khác nhau
để các hội viên truyền giáo
canh tân chính mình. Một
khóa học hơn ba tháng
được mở ra tại Đại Học Giáo
Hoàng Sa-lê-diêng (dành
cho các cả anh em hội viên
lẫn các tu sĩ của các tu hội
khác).
Các nhà truyền giáo,
những sứ giả của Tin Mừng,
cũng cần phải được liên tục
canh tân về tâm trí và tinh
thần. (còn tiếp trang sau...)

2 Page 2

▲back to top
Thực ra, đây chính là ý muốn của Giáo Hội. Đầy Tớ Chúa Gioan Phaolô II đã viết: “Trong đời sống thánh hiến, có một
nguy cơ của thói quen, tiếp theo đó là cơn cám dỗ bỏ cuộc khi gặp thất vọng vì những thành quả nhỏ nhặt đạt được. Vì thế,
những người sống đời thánh hiến ở độ tuổi trung niên cần phải được giúp đỡ, trong ánh sáng của Tin Mừng và đoàn sủng
của Tu hội, để canh tân lựa chọn ban đầu của họ, và giúp họ không bị lầm lẫn giữa sự tròn đầy của việc dâng hiến với những
thành quả mà họ thu lượm được.” (Vita Consacrata 70).
Tu hội chúng ta cung cấp nhiều cơ hội khác nhau để các hội viên truyền giáo canh tân chính mình. Một khóa học hơn ba
tháng được mở ra tại Đại Học Giáo Hoàng Sa-lê-diêng (dành cho các cả anh em hội viên lẫn các tu sĩ của các tu hội khác).
Khóa học này dành cho những người đã đi truyền giáo một thời gian và muốn cập nhật thêm. Khóa học bắt đầu bằng một
thời gian tĩnh tâm. Sau đó là việc thảo luận các chủ đề về Kinh Thánh, nhân học, tâm lý học, giáo lý và truyền giáo. Việc gặp
gỡ thân mật với Đức Kitô được thúc đẩy trong bầu khí cộng thể đầy tình gia đình và lòng thương mến, cùng với rất nhiều cơ
hội để chia sẻ kinh nghiệm và nâng đỡ lẫn nhau. Các tham dự viên Sa-lê-diêng sẽ được tái khám phá sự phong phú trong
cội nguồn và đoàn sủng của Tu Hội qua một chuyến hành hương đến các Thánh Địa Salêdiêng.
Linh mục Jose Anikuzhikattil, SDB
Văn Phòng Truyền Giáo
ƠN GỌI LÀ ƠN CHÚA BAN ... CHÚNG TA CHỈ CÓ BỔN PHẬN VUN TRỒNG!
Khi đang theo học luật tại Đại Học (1988-1992), lúc đó cha và cô bạn gái đã lên kế hoạch đi Châu Phi truyền
giáo theo diện gia đình truyền giáo. Nhưng cha cảm thấy chưa được thỏa mãn và không hạnh phúc. Cha thấy như
mình vẫn còn thiếu điều gì đó ... Khi đó, cha thành tâm lắng nghe “Tiếng Gọi từ cõi lòng”. Cha suy gẫm Lời Chúa, cầu
nguyện và tìm kiếm ... Một ngày nọ cha đi xưng tội, và cha vô tình đến một giáo xứ Salêdiêng; cha cảm thấy có một
điều gì đó chợt lóe lên trong lòng.
Nhờ sự hướng dẫn của cha Salêdiêng đó, cha xác tín rằng Chúa
Giêsu thực đã lên tiếng gọi cha, và cha quyết định hiến trọn đời mình cho
Chúa mãi mãi.
Chỗ nào cũng có nhu cầu; và thậm chí nếu như chúng ta được mời
gọi để đáp trả lại những nhu cầu này, thì nhu cầu chính vẫn là chúng ta
được mời gọi để biện phân, lắng nghe xem Chúa muốn mình là gì trong
một hoàn cảnh cụ thể và trong cuộc đời mỗi chúng ta. Chỉ tới khi linh mục
Saledieng đồng hành với cha nói rằng: “bây giờ con hãy nộp đơn cho cha
Bề Trên Cả.” Cha viết thư và nhận được trả lời như sau: “Cha gởi con tới
Pakistan.”
Vậy tại sao cha lại muốn đi truyền giáo trong khi ngay Argentina
cũng cần các nhà truyền giáo? Câu trả lời là “vì Chúa muốn như thế.” Tiêu
chuẩn tối hậu là tiếng gọi của Chúa, và chính Người là Đấng sai đi. Theo
thời gian, cha càng xác tín điều này...
Trên bình diện cá nhân, thách đố lớn nhất của cha là học biết cách chấp nhận và hài hòa những giới hạn và yếu
đuối của mình. Điều nghịch lý là sự sợ hãi, nỗi đau, sự cô đơn, cảm giác bị bỏ rơi, không được cảm thông và bản năng
muốn kiểm soát mọi sự có thể mở ra một cánh cửa dẫn ta vào tận bên trong con người thật của mình.
Trên bình diện đức tin, sự thách đố sống trong một quốc gia với 96% là người Hồi Giáo cho cha cơ hội được “tái
sinh” (như Ni-cô-đê-mô), để “gặp thấy” (như Bartimaeus), và để tái khám phá “ân sủng Chúa” (như người Samaritano
nhân hậu).
Niềm vui lớn nhất cha có được là: Noble, Adnan Sami, Julia và Rome (là các thầy và các sơ người Pakistan, những
ơn gọi bản xứ đầu tiên của cha), Rodrick, Alwin, Khurram, cô Fitness, cô Sabra (là những giáo dân đã sống và yêu
mến đoàn sủng Sa-lê-diêng), cô bé Maria (mọi người tìm thấy cô bé đang khóc một mình khi thăm gia đình, hiện giờ
cô đang vui học và mong ước trở thành nhà thiết kế), và Sunil (hiện anh đang đi làm, nhờ vào khóa học ở Don Bosco,
anh trở thành một sinh động viên của nguyên xá và đang trong thời gian phân định ơn gọi ...) ...
Đúng vậy! Ơn gọi là của Chúa. Ngài là Đấng làm cho mùa màng bội thu khi đến thời đến buổi. Sinh hoa lợi được
bao nhiêu? Khi nào? Bằng cách nào? Chỉ mình Ngài biết rõ. Chúng ta chỉ có bổn phận của gieo trồng. Ngày qua ngày,
chúng tôi tiếp tục chia sẻ cuộc sống với nhau trong hy vọng, ánh sáng và niềm hân hoan mà đức tin mang lại. Và chúng
tôi hạnh phúc!
Fr. Julio Palmieri
Salêdiêng Argentinian, truyền giáo Pakistan
Cầu cho những vùng đất được trao phó cho Tu Hội chúng ta trong vùng Liên Châu Mỹ
Để các Sa-lê-diêng ở sáu vùng lãnh thổ được Tòa Thánh trao cho Sa-lê-diêng ở miền Liên
Châu Mỹ có thể biến vùng đất này thành một Giáo Hội thực sự có khả năng hội nhập văn hóa.
Việc phúc âm hóa phải thăng hoa văn hóa bản địa trong những vùng lãnh thổ được giao phó cho chúng
ta để những cộng thể có thể xây dựng được một nét riêng biệt nhưng vẫn hiệp thông với Giáo Hội Hoàn
Vũ. Cụ thể, trong vùng liên Châu Mỹ có 5 trong số 8 lãnh thổ được Tòa Thánh trao cho Tu Hội: lãnh thổ
Mexico – Phủ Giáo Hạt hỗn hợp (từ năm 1962), bao gồm lãnh thổ Guatemala – Giáo Phận Tông Tòa El
Peten (trao phó năm 1995), Venezuela - Giáo Phận Tông Tòa Puerto Ayuacucho (giao phó năm 1946), Giáo Phận Tông Tòa Peru -
Pucallpa (giao phó năm 2009), Ecuador – Giáo Phận Tông Tòa Mendez (giao phó năm 1897). Đặc điểm chung của các vùng lãnh
thổ này là sự dấn thân của chúng ta cho các nhóm dân bản xứ nghèo với một vài ơn gọi bản xứ và số hội viên đang giảm dần. Để
giúp các hạt này, 15 nhà truyền giáo đã được gởi đến đây trong vòng 4 năm qua.