12.Dec_vi_2012


12.Dec_vi_2012

1 Page 1

▲back to top
ác anh em truyền giáo và các thân
hữu của ban truyền giáo thân mến!
Cách đây một vài tuần, tôi nhận
được một món quà rất ý nghĩa từ Nhật
Bản. Sơ Rosa, 82 tuổi Dòng Con Đức Mẹ
Phù Hộ, đã vẽ trong suốt tuần tĩnh tâm
thể hiện hành trình đức tin của Đức
Maria. Sơ đã vẽ trên 4 mét giấy cuộn kể
về hành trình từ khi Đức Trinh Nữ Maria
nói lời Xin Vâng cho đến căn phòng trên
lầu chờ đợi Chúa Thánh Thần xuống trên
các Tông đồ. Bức họa này gợi nhắc lại
nền tảng của đời sống Kitô hữu của
chúng ta- hành trình niềm tin không bao
giờ ngừng!
Phía bên tay phải của bức tranh về
Aparecida mà Đức Thánh Cha Benedicto
XVI tặng cho Giáo hội Mỹ năm 2007, có 3
cảnh từ Kinh Thánh thể hiện việc lắng
nghe, và phía bên tay trái có 3 cảnh khác
nói về việc loan báo. Sức năng động của
niềm tin sống động đơn giản là- Lắng
nghe Chúa Giêsu( Hãy đến với tôi!) và
được Chúa Giêsu sai đi (Hãy ra đi và loan
báo Tin Mừng)! Trong hành trình mùa
vọng năm 2012, tôi mời gọi mọi người
hãy sống với trái tim mở rộng với Chúa
Giêsu Kitô. Chúng ta gặp Ngài qua Lời
Chúa và bí tích thánh thể mà còn nơi các
bạn trẻ của chúng ta, đặc biệt những
người không phải Công giáo. Nhờ các bạn
trẻ là những người đang chờ đợi chứng ta
của chúng ta và lời của niềm tin- chúng ta
có thể sống với sự ủy thác sứ mệnh
truyền giáo của Chúa Giêsu một cách tròn
đầy hơn!
TÁI KHÁM PHÁ LẠI KINH NGHIỆM VỀ
“CÁC TỔ CHỨC” SA-LÊ-DIÊNG VÀ VỀ CÁC NHÓM TRUYỀN GIÁO
rong tạp chí Sa-lê-diêng Ý phát hành tháng 11 năm 2012, cha
Pascual Chavez đã viết rằng “Theo bản năng, Don Bosco cảm thấy
tầm quan trọng của việc “thăng tiến xã hội” trong việc đào luyện
người trẻ, đặc biệt là những em chịu ảnh hưởng nhiều từ bạn bè và
những người đồng tuổi. Trẻ cần bạn bè như không khí để thở. Các băng
nhóm và các nhóm bạn đồng trang lứa có thể gây những ảnh hưởng
xấu lên ngay cả những em đã được giáo dục tốt. Với trực giác giáo dục
vui tươi, thân thiện, Don Bosco đã mở ra “một nơi chốn” cho những
người bạn mà qua đó mang lại những điều tốt nhất trong người trẻ”.
Cha Bề Trên Cả nhấn mạnh đến “các mối liên hệ xã hội và bạn bè
là một nhân tố bảo vệ quan trọng. Một người sẽ hài lòng khi cảm thấy
mình được nhìn nhận, được ủng hộ, được hỗ trợ và được đối xử tử tế
bởi những người sống chung với anh ta… “Các đoàn thể” được phát
triển trong những khung cảnh này như kinh nghiệm đầu tiên và bổ ích
của các nhóm trẻ, và sẽ trở thành một phần trong môi trường Sa-lê-
diêng (panorama). Ngày nay, gia sản đoàn sủng được trao lại cho
Phong trào Giới trẻ Sa-lê-diêng(SYM). Đây là một phong trào giáo dục
dành cho tất cả người trẻ khiến cho chúng trở thành những chủ thể và
những người đóng vai trò chính trong sự trưởng thành nhân bản và Ki-
tô hữu, với một ý chí có thể gây ảnh hưởng lên những người xung
quanh và xã hội dân sự mà trong đó phong trào giáo dục này được đưa
vào, đồng thời cũng đóng góp tích cực cho Giáo hội địa phương”.
Cũng trong ánh sáng này, các nhóm truyền giáo Sa-lê-diêng ở
những nơi mà Sa-lê-diêng hiện diện phải cổ xúy ý thức truyền giáo nơi
người trẻ và của cả Cộng Đồng Giáo Dục Mục Vụ nhằm đạt được những
cấp độ đức tin và sự dấn thân mới, cùng với một mối quan tâm đặc biệt
qua việc chia sẻ đức tin của họ nơi Đức Ki-tô, chứng tá đời sống và tình
liên đới Ki-tô hữu. Nhờ đó, các nhóm truyền giáo có thể làm tái sống lại
lòng nhiệt thành trong đức tin và sự hấp dẫn của đoàn sủng Sa-lê-
diêng. Điều này giúp họ “vượt qua sự mệt mỏi trong đức tin và tái
khám phá niềm vui trở thành người Ki-tô hữu, khi có được niềm hạnh
phúc bên trong vì được biết Đức Ki-tô và thuộc về Hội thánh của ngài”
(ĐTC Bê-nê-đic-tô 16). Đến lượt họ, niềm vui này khuấy lên một tình
yêu có thể làm nảy sinh những ơn gọi mới.

2 Page 2

▲back to top
Thời niên thiếu, khi tôi còn sinh hoạt trong những nhóm trẻ, tôi thường nghe những kinh
nghiệm của những nhà truyền giáo kể cho chúng tôi về những cuộc phiêu lưu và khó khăn mà họ gặp phải. Chúng
khơi lên trong tôi một ước muốn trở thành một linh mục và làm việc trên những vùng đất xa xôi và được người trẻ
vây quanh. Đó là lần đầu tiên khiến tôi suy nghĩ nghiêm túc ơn gọi theo Chúa cách triệt để hơn. Nói cách khác,
chứng tá của các linh mục đã dấn thân cách trọn vẹn trong sứ vụ linh mục của mình trong khi nhận thấy niềm hạnh
phúc trên gương mặt của họ đã thúc đẩy tôi phải đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa. Nhìn thấy những vấn nạn của
thế giới ngày nay, đặc biệt đối với giới trẻ, khiến tôi tự hỏi chính mình, nếu như Chúa Giêsu đã trao hiến chính bản
thân mình cho tôi thì tại sao tôi lại không biết trao ban cuộc đời tôi cho phần rỗi của những người xung quanh như là
lời đáp trả cho tình yêu vĩ đại của Ngài?
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Tu hội Sa-lê-diêng, cha Bề Trên Cả
Pascual Chávez đã mời gọi mỗi Tỉnh dòng gửi một hội viên Sa-lê-
diêng cho sứ vụ truyền giáo. Tôi đã nộp đơn truyền giáo ngay khi tôi
còn ở trong Tập viện, vì thế tôi đã nhắc cha Giám Tỉnh về ước muốn
của mình và ngài đã quảng đại chấp nhận nguyện vọng đó của tôi.
Đã có nhiều người hỏi tôi "Mê-xi-cô cũng đang rất cần những
nhà truyền giáo, vậy tại sao cha lại muốn trở thành một nhà truyền
giáo ad gentes?" Từng bước từng bước, tôi đã khám phá ra đức tin
phải được sống mà không bị giới hạn bởi một biên cương nào, và
Thiên Chúa trao cho mỗi người một món quà, đó chính là ơn gọi
truyền giáo mà ta phải đáp trả nó cách quảng đại. Thiên Chúa sẽ
không để một nơi nào mất mát hay thiếu người do nhà truyền giáo
đã rời nơi đó để đến một vùng đất khác, bởi lẽ Ngài sẽ luôn chúc
lành cho những người biết trao ban cách quảng đại. Mẹ Teresa Calcutta đã có lần nói: "Hãy trao ban cho đến khi bạn
cảm thấy đau", có nghĩa là ta phải cho đi ngay cả trong khi ta thiếu thốn. Đây là điều mà Tỉnh dòng của tôi đang làm
khi tôi trở thành một hội viên truyền giáo. Thật vậy, Mê-xi-cô vẫn đang cần rất nhiều những nhà truyền giáo làm
thức tỉnh đức tin mê muội của nhiều người, để mang lại hy vọng cho những ai đang sống trong sợ hãi, bất an, nghèo
đói về vật chất lẫn tinh thần. Đất nước chúng tôi cũng đang cần nhiều nhà truyền giáo nhiệt thành để loan báo về
Chúa Giêsu. Tôi thật sự tin rằng ngang qua chứng tá của đời sống và niềm vui của những người theo Chúa, thì chính
Chúa đã khơi lên trong người trẻ những ơn gọi để làm việc cho những người đang cần sự giúp đỡ ở Mê-xi-cô và trên
toàn thế giới.
Thiên Chúa đã gọi tôi để làm việc cho Ngài tại Peru. Là một nhà truyền giáo Sa-lê-diêng, tôi rất hạnh phúc
trong ơn gọi của mình, bởi vì tôi cảm thấy sự hiện diện thật gần gũi của Thiên Chúa - Đấng đã gọi tôi để chia sẻ sứ
điệp của Ngài cho những vùng đất khác, với những người trẻ khác. Tôi biết Thiên Chúa có một kế hoạch lớn cho tôi
và tôi vui mừng để nói "xin vâng" cùng với sự trợ giúp của Mẹ Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu.
Tôi cũng xin gửi tâm tình của mình đến các hội viên Sa-lê-diêng trẻ: “Nếu Thiên Chúa mời gọi các bạn trở
thành nhà truyền giáo, đừng do dự đáp trả lời mời gọi của Ngài. Các bạn sẽ thấy rằng Thiên Chúa sẽ chúc lành cho
các bạn cách rất quảng đại. Hãy sống cuộc đời của mình xứng đáng bằng cách trao ban cuộc đời của bạn cho Thiên
Chúa ở đúng nơi mà Ngài sẽ gửi bạn đến. Hãy quảng đại với Ngài và các bạn sẽ cảm nhận được thế nào là niềm
hạnh phúc tròn đầy.
Cha Alfonso Abarca Patricio
Người Mexico, truyền giáo tại Peru
Ý truyền giáo Sa-lê-diêng
Sứ mệnh vì những người di cư vùng nói tiếng Tây Ban Nha vào Mỹ
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người Sa-lê-diêng ở lục địa Châu Mỹ ý thức
hiện tượng nhập cư nhằm chuẩn bị một kế hoạch khu vực trong lãnh vực này.
Việc di cư quốc tế trong toàn lục địa Mỹ là một trong những dấu chỉ quan trọng của
thời đại chúng ta. Nó phát triển cách đột biến trong hơn 20 năm qua. Con số thống
kê cho chúng tôi biết rằng hiện bây giờ có khoảng 50 triệu người nhập cư vào nước
Mỹ, tạo nên 70 % cộng đồng Kitô giáo của đất nước. Do việc thiếu hụt các vị mục tử,
khoảng 6000 người công giáo nhập cư ở nước Mỹ rời Giáo hội mỗi năm. Trong suốt nhóm viếng thăm đến 13
Tỉnh dòng trong lục địa Châu Mỹ năm 2011, Cha Bề Trên Cả đã mời gọi các Tỉnh dòng trong khu vực nâng
nhận thức cho các hội viên về hiện tượng di cư và để chuẩn bị một kế hoạch trong lãnh vực này.