7. Cagliero_thang_07


7. Cagliero_thang_07

1 Page 1

▲back to top
Nome società
Bàn Tin Sinh Động Truyền Giáo Sa-lê-diêng
Don Bosco ở Tonj
A
nh em truyền giáo Sa-le-dieng và các bạn hữu
truyền giáo Sa-le-dieng thân mến!
Vào ngày 24 tháng 06 năm 2011, cuộc hội thảo với chủ đề
"Don Bosco tại Tonj, cuộc đời và đời sống thiêng liêng của
cha Lee Taeseok", đã được tổ chức tại nhà Tỉnh ở Seoul,
Hàn Quốc. Tính đến nay đã được một năm rưỡi kể từ sau
ngày mất của một nhà truyền giáo đáng mến, John Lee
Taeseok. Sau khi thụ phong linh mục ngày 24 tháng 06
năm 2001, ngài đã được gửi đến Sudan tại cộng thể Tonj.
Trong công việc như một người bác sĩ,
nhạc sĩ, thầy giáo và một tu sĩ Sa-le-
dieng. ngài đã sống một cuộc đời dâng
hiến và giản dị như một người con của
Don Bosco.
Ngài qua đời vào ngày 14 tháng 01 năm
2010, hưởng dương 47 tuổi, sau 13 tháng
chiến đấu với căn bệnh ung thư.
John là một Sa-le-dieng trẻ đầy tài năng.
Khi còn là một hộ trực tại cộng thể Dae
Rim Dong, thầy đã coi sóc 80 thanh thiếu
niên quậy phá. Thây thường dùng tài
năng âm nhạc cùng với nhiều hoạt động
trên sân chơi và trong lớp học để giáo dục
chúng. Hãy thử hình dung 80 thanh thiếu
niên mới bắt đầu tập đọc, viết đang khi 18
tuổi. Tuy nhiên, họ đã cùng hát bài thánh
ca "Tantum Ergo" tiếng Latinh vào mỗi
sáng Chủ Nhật với những giai điệu Pop du
dương được soạn từ thầy John! Sau thời
gian hộ trực, thầy được gửi đi học thần
học tại Đại học UPS ở Roma năm 1997.
Khi là một phó tế, thầy được sai đến giúp
hè tại Châu Phi và nhận thấy đây là nơi
giành cho mình.
Nhờ Chúa Quan Phòng và sự giúp đỡ của cha James
Pulickal, trong suốt thời gian này ngài có thể đến miền
Nam Sudan, mà sau này đã xảy ra chiến tranh. Ngài đã
trải qua thời gian ở đây tại cộng thể Tonj. Qua những buổi
gặp gỡ với người phong hủi đang sống gần cộng thể, ngài
đã cảm thấy gắn kết với nơi này.
Ngài đã trở về Tonj sau khi thụ phong để giành trọn cuộc
sống như một bác sĩ, một tu sĩ Sa-le-dieng và là một linh
mục để "chữa bệnh cho người phong hủi như Chúa Giesu
đã làm."
Ngài đã trở nên một phần của cộng thể Tonj. Ngài đã
sáng tác nhiều đề tài về đất nước, truyền giáo, chiến
tranh nhằm để xây dựng lại cộng thể truyền giáo, nguyện
xá, trường học và các điểm truyền giáo trong các ngôi
làng. Dân làng gọi ngài là "cha Jolly", vì sự hài hước và
thân thiện của ngài đối với giới trẻ và mọi người mà ngài
đã chia sẻ bằng cả tấm lòng.
Cùng với sự giúp đỡ của nhiểu người, ngài đã thành lập một
phòng khám đa khoa nhỏ và một ban kèn đồng. Sau khi ngài
mất, đài phát thanh Don Boso 91 FM đã được hình thành.
Cùng vào thời điểm ấy, trường trung học cũng đang được xây
dựng.
Trong suốt tám năm làm việc tại
Tonj, ngoài hai cuốn sách viết về các
kinh nghiệm của ngài tại Tonj "Những
tia nằng tại Châu Phi vẩn buồn"; và
"Bạn sẽ là bạn của tôi chứ?", đài
truyền hình KBS, Hàn Quốc cũng đã
đến Tonj để làm bộ phim tài liệu về
ngài. Giám mục Paul Choi, giám mục
địa phận Suwon cũng đi thực tế đến
Tonj và tìm hiểu công cuộc truyền
giáo tại đây. Trong 12 tháng vừa qua
hàng ngàn người đã xem bộ phim
"Đừng khóc thương tiếc tôi, Sudan"
dựa trên bộ phim tài liệu của đài
truyền hình Hàn Quốc. Bây giờ bộ
phim đã được chuyển thành nhiều
thứ tiếng trên toàn thế giới. Hình ảnh
của cha John đã thu hút gần 30 ngàn
người đóng góp vào quỹ "John Lee
Foundation", nhằm giúp cho công
cuộc Sa-le-dieng tạiSudan.
Tôi là giám đốc của ngài, và sau đó
cũng là giám tỉnh tỉnh dòng Hàn
Quốc. Đất nước Châu Phi đầu tiên tôi
đã thăm viếng chính là Sudan. Tôi đã
có dịp gặp cha John một tuần trước
khi ngài qua đời lúc ngài đang lãnh
nhận Bí tích Xức Dầu tại Seoul vào
mùa đông năm 2010.
Ngài đã sống ơn gọi của mình trong niềm vui, lạc quan, kiên
trì, đau khổ và tinh thần gia đình sâu xa.
Chúng ta cần kể câu chuyện của các ơn gọi truyền giáo.
Những ví dụ của họ rất thu hút, như là lời mời gọi tốt nhất
để gặp Don Bosco sống động trong nhiều cộng đoàn trước
những biên cương mới như Tonj, miền Nam Sudan. Theo
cách thức này, nhiều người trẻ có thể hiểu một ơn gọi
truyền giáo được hình thành ra sao! Tôi hy vọng rằng trong
năm nay, mỗi ơn gọi truyền giáo Sa-le-dieng sẽ kể lại nhiều
lần hay ít ra là một lần tiếng Chúa mời gọi người đã hướng
dẫn ngài trong cuộc sống theo Phúc Âm.
Fr. Václav Klement, SDB
Tổng Cố Vấn Truyến Giáo

2 Page 2

▲back to top
MUỐN TRỞ THÀNH MỘT NHÀ TRUYỀN GIÁO, PHẢI BIẾT VƯỢT QUA NỖI LO LẮNG BAN ĐẦU.
Tôi đã lớn lên với các tu sĩ Sa-lê-diêng. Ngay từ khi còn tấm bé, tôi đã rất ấn tượng bởi đời sống của nhà
truyền giáo tại Nigeria qua cách thức họ đã mang đến niềm tin cho mọi người. Khi là một tập sinh tại
Ghana, chúng tôi thường đến các ngôi làng để tham dự thánh lễ chung với dân làng. Những kinh
nghiệm này đã gợi lên nơi tôi tiếng mời gọi trở thành nhà truyền giáo. Rồi khi học hỏi về các thánh Sa-lê-
diêng tại tập viện, tôi cũng cảm nhận tiếng gọi mời này. Đời sống của chân phước Luigi Variara rất đánh động
tôi và đã chọn ngài làm mẫu gương cho bản thân. Sau một thời gian suy tư và cầu nguyện, tôi đã chia sẻ với
vị Tập Sư về ước mơ trở thành nhà truyền giáo.
Thực sự đất nước Nigeria vẫn cần nhiều nhà truyền giáo đến làm việc, nhưng tôi quyết định trở thành một
nhà truyền giáo bởi vì tôi muốn chia sẻ niềm tin mà tôi đã lãnh nhận với những người chưa biết Đức Ki-tô. Tôi
thật sự biết ơn về những hồng ân vô giá và ơn gọi mà tôi đã lãnh nhận nơi tỉnh dòng của tôi. Tuy nhiên, tôi
đã trải qua nhiều đêm mất ngủ sau khi nhận được tin mình sẽ được gửi đến Sudan. Sau tất cả mọi chuyện tôi
đã nghe, tôi tự hỏi chính mình tại sao lại là Sudan?
Đã nhiều lần, tôi đã thức dậy và khóc lúc nửa đêm.
Mặc dù tôi muốn đáp lại sự thao thức của cõi lòng,
nhưng tôi cũng đã phải đấu tranh để đặt nỗi sợ hãi và
lo lắng đằng sau những thách thức và hy vọng.
Tôi cám ơn được tham dự khóa học dành cho những
Nhà Truyền Giáo mới tại Roma. Bằng việc lắng nghe
những ước mơ, nỗi ưu tư của các nhà truyền giáo khác
và trao đổi với họ, tôi cảm thấy khá thanh thản khi
biết rằng không chỉ riêng tôi có những nỗi sợ hãi và hy
vọng khi đi truyền giáo. Ngoài ra, khóa học giúp tôi
mở rộng hướng nhìn đến những vùng truyền giáo khác
mà trước đây tôi chưa hề nghĩ đến.
Tháng đầu tiên tại Sudan thật khó khăn. Khí hậu nóng và khô khủng khiếp. Tôi không biết tiếng Ả rập. Tôi
cảm thấy mình thật vô dụng bởi không thể trò chuyện với những đứa trẻ trong trường và nguyện xá. Thậm
chí tôi còn tự chất vấn về sự có mặt của mình tại Sudan. Nhiều lần những đứa trẻ Hồi giáo đã thắc mắc về
chuyện vợ con của tôi, vì khái niệm đời tu thật xa lạ trong đạo Hồi.
Nhiều việc xảy đến dồn dập và tôi cảm thấy như bị nghẹn. Thế rồi mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi tôi bắt
đầu học cách sống và ngôn ngữ của họ, tập hiện diện giữa những đứa trẻ như người anh và người bạn. Nhờ
vậy, tôi sớm nhận ra rằng tôi bắt đầu hiểu họ hơn.
Bây giờ tôi đang học thần học tại Messina và có thời gian để suy tư về những kinh nghiệm đã qua. Tôi nhận
ra rằng khi ở giữa những đứa trẻ nghèo, tôi học được nhiều điều từ chúng. Tôi biết ơn về ơn gọi Sa-lê-diêng
của tôi ngay cả khi không thể giải thích cho chúng hiểu, cũng như cả về phong cách giáo dục của người Sa-
lê-diêng. Ngoài ra, tôi hy vọng rằng chứng tá đời sống Sa-lê-diêng của mình cũng là bài học cho chúng. Tôi
cảm ơn Thiên Chúa vì món quà ơn gọi truyền giáo và hồng ân mà Ngài ân ban cho tôi, và tôi sẽ nỗ lực đáp
trả lời mời gọi này mỗi ngày.
Cl. Akinyemi Matthew Olusola
Nhà truyền giáo Nigeria tại Sudan
YÙ TRUYEÀN GIAÙO SA-LE-DIENG.
CHAÂU PHI- SÖÏ DAÁN THAÂN TRONG BOÄ Y TEÁ.
Caàu nguyeän cho taát caû thaønh vieân trong gia ñình Sa-le-dieng taïi Chaâu Phi ñang
laøm vieäc trong lónh vöïc chaêm soùc y teá.
Thöôïng Hoäi Ñoàng Chaâu Phi ñaõ nhaán maïnh raèng:" Ñaïi dòch AIDS cuøng vôùi caên beänh soát reùt vaø lao phoåi
ñang taøn phaù daân soá Chaâu Phi vaø gaây neân nhöõng toån haïi nghieâm troïng veà ñôøi soáng kinh teá vaø xaõ hoäi. Ñaây
khoâng chæ ñöôïc xem nhö laø vaán ñeà y teá hay thuoác men hoaëc chæ laø vaán ñeà cuûa söï thay ñoåi trong haønh vi
con ngöôøi. Thöïc söï ñaây laø moät vaán ñeà cuûa söï phaùt trieån toaøn dieän vaø söï coâng baèng, ñoøi hoûi caùch tieáp caän
toaøn dieän vaø söï ñaùp traû cuûa Giaùo Hoäi. Nguyeän xin Chaân Phöôùc Luigi Variara vaø Artemide Zatti, ñöôïc xem laø
nhöõng ngöôøi Samaritano toát laønh theo tinh thaàn cuûa Don Bosco, baûo veä vaø thuùc ñaåy anh chò em chuùng ta
trong gia ñình Sa-le-dieng. "
Send your suggestions and contributions to cagliero11@gmail.com