Braido_ D%E1%BB%B1 Ph%C3%B2ng Ch%E1%BB%A9 Kh%C3%B4ng C%C6%B0%E1%BB%A1ng B%E1%BB%A9c - 24-08-2023_ 16x24cm


Braido_ D%E1%BB%B1 Ph%C3%B2ng Ch%E1%BB%A9 Kh%C3%B4ng C%C6%B0%E1%BB%A1ng B%E1%BB%A9c - 24-08-2023_ 16x24cm

1 Pages 1-10

▲back to top

1.1 Page 1

▲back to top
DỰ PHÒNG CHỨ KHÔNG CƯỠNG BỨC
Hệ thống giáo dục của Don Bosco
Pietro Braido
Istituto Storico Salesiano Rome
Studi 11
January 1999

1.2 Page 2

▲back to top

1.3 Page 3

▲back to top
MỤC LỤC
DPHÒNG CHỨ KHÔNG CƯỠNG BC ............................................ 3
GIỚI THIỆU ............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 THỜI ĐẠI CA DON BOSCO.........................................13
CHƯƠNG 2 DỰ PHÒNG TỐT HƠN LÀ CƯỠNG BỨC ....................29
CHƯƠNG 3 SỰ DỰ PHÒNG TRƯỚC HỆ THỐNG
DỰ PHÒNG ..................................................................... 57
CHƯƠNG 4 MỘT CÔNG THỨC RA ĐỜI: HTHNG
DPHÒNG, HTHỐNG CƯỠNG BC....................87
CHƯƠNG 5 NHỮNG NHÂN CÁCH THEO H
THNG DỰ PHÒNG ĐƯỢC DON
BOSCO BIẾT ĐẾN TRC TIP HOC
GIÁN TIP ..................................................................... 115
CHƯƠNG 6 KHOA SƯ PHẠM ĐỘC ĐÁO CỦA
DON BOSCO .................................................................155
CHƯƠNG 7 NỀN ĐÀO TẠO SƯ PHẠM CA
DON BOSCO .................................................................173
CHƯƠNG 8 CÁC CÔNG CUỘC, CÕI LÒNG,
PHONG CÁCH..............................................................201
CHƯƠNG 9 LỰA CHN GII TR: HÌNH MU
HC XÃ HI VÀ TÂM LÝ SƯ PHẠM.....................237
CHƯƠNG 10 NHỮNG CÁCH GỢI Ý ĐỂ GIÚP CÁC
THIU NIÊN CÓ NHNG VẤN ĐỀ
ĐẶC BIT......................................................................271
CHƯƠNG 11 GIÁO DỤC “NGƯỜI KITÔ HU TT
VÀ CÔNG DÂN CHÍNH TRỰC” THEO
“NHU CẦU THỜI ĐẠI”...............................................291
CHƯƠNG 12 KỶ LUT GIÁO DC (1): CHU TOÀN
BN PHẬN; ƠN CHÚA ..............................................319
CHƯƠNG 13 NHNG KLUT TRONG GIÁO DC (2):
NHÂN ĐỨC VÀ SCAM KT .................................345
1

1.4 Page 4

▲back to top
CHƯƠNG 14 “HỆ THNG NÀY HOÀN TOÀN
DA TRÊN LÝ TRÍ, TÔN GIÁO
VÀ TÌNH MẾN THƯƠNG”.........................................371
CHƯƠNG 15 ‘GIA ĐÌNH' GIÁO DC...............................................393
CHƯƠNG 16 KHOA SƯ PHẠM CA NIM VUI VÀ
LHI............................................................................417
CHƯƠNG 17 TÌNH YÊU ĐÒI HỎI: “ĐÔI LỜI V
HÌNH PHẠT”.................................................................435
CHƯƠNG 18 CÁC CƠ SỞ GIÁO DC..............................................453
CHƯƠNG 19 HƯỚNG TI NGÀY MAI ............................................487
2

1.5 Page 5

▲back to top
DỰ PHÒNG CHỨ KHÔNG CƯỠNG BỨC
Hệ thống giáo dục của Don Bosco
TRÌNH BÀY
Hthng giáo dc ca Don Bosco hay, theo nghĩa toàn diện hơn,
kinh nghim dphòng ca Don Bosco là mt dán: nó phát trin, dn
dn mrng và trnên cthể hơn trong các tổ chc và công cuc khác
nhau và được nhiu cộng tác viên và môn đệ ca ngài thc hin. Tht d
hiu: sc sng ca nó chcó thể được đảm bo kp thi bng cách trung
thành vi quy lut vốn điều hành bt ksự tăng trưởng chân chính nào:
scanh tân, hc hi sâu xa và liên tc thích ng.
Cá nhân và cộng đoàn liên tục được giao cho việc phải cam kết
canh tân nó trên bình diện thực tiễn và lý thuyết. Canh tân không ngừng.
Trái lại, ta chỉ có thể đảm bảo sự liên tục bằng một cam kết sâu sắc với
cội nguồn mà thôi.
Bản tóm tắt nhanh gọn của chúng tôi nhắm kích thích sự tiếp xúc
sống động với cội rễ sơ khởi trong kinh nghiệm dự phòng của Don Bosco
cũng như các đặc điểm của nó. Bản tóm lược đây không có ý cung cấp
ngay các chương trình áp dụng; chúng tôi chỉ muốn mô tả những yếu tố
thiết yếu nguyên thủy bất kể hoàn cảnh và giới hạn của chúng có thể khởi
hứng các dự án chắc chắn khả tín hiện tại và tương lai cho các bối
cảnh và môi trường rất khác nhau. Điều này thật thiết yếu nếu niềm khởi
hứng chính đáng làm việc “với Don Bosco và với thời đại” phải diễn
ra mà không đoạn tuyệt với tính liên tục.
Ấn bản lần thứ ba này được sắp xếp lại bổ sung đáng kể; dữ liệu
lịch sử được quan tâm nhiều hơn; nó dành ít chỗ hơn cho những ý tưởng
viển vông; nó rọi nhiều ánh sáng hơn vào những việc có thể hữu ích để
duyệt lại và tái bản; cập nhật thư mục ám chỉ đến việc này.
Ngày 12 tháng Chín năm 1998
Cha Pietro Braido
3

1.6 Page 6

▲back to top
Một ghi chú của dịch giả: Cha Vincenzo Zuliani, một thành viên
của Tỉnh Dòng Hoa Kỳ Thánh Phi-lip-phê Tông đồ (SUE); hiện nay ngài
đã đến nơi nhận phần thưởng vĩnh cửu của mình. Ngài là người đầu tiên
đủ can đảm xử lý bản dịch này. Ngài đã thực hiện với rất nhiều thiện ý,
với trí nhớ tuyệt vời ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, một kiến thức tiếng Anh
đáng khen ngợi và sự nắm bắt sơ khởi 'chuyển' tất cả những điều này
sang công nghệ ngày nay, nghĩa là, các chương trình dựa trên văn bản
mà sau đó có thể dễ dàng thao tác cho một số nguồn, bao gồm in ấn. Một
thời gian ngắn trước khi qua đời, cha gửi cho tôi những gì ngài đã làm
trên một đĩa mềm, và một ram giấy chú thích viết tay, một ngàn hoặc
nhiều hơn nữa!
Tôi đã dịch lại phần lớn tác phẩm; nhưng có được những nỗ lực
của cha trong phần lớn ở định dạng kỹ thuật số vốn hầu như có thể phục
hồi được toàn bộ - không phải mọi sự đều dễ dàng phục hồi và trước tiên
cần phải được trả về định dạng 'chỉ ở dạng văn bản' - quả là một trợ giúp
rất to lớn. Những nguy hiểm khi làm việc với những thứ mà bây giờ là
các định dạng độc quyền không hợp thời là như thế đó. Hãy xem đó là
một bài học cho tương lai! Tuy nhiên, biết được nguồn gốc của bản dịch
này, người đọc có thể hiểu tại sao đôi khi có thể nhận ra sự không nhất
quán; nếu tôi thấy một phần nào xem ra khá chính xác, tôi để phần đó
như Vincenzo đã dịch nó lần đầu tiên. Tất cả chúng ta có thể mãi mãi biết
ơn ngài.
Ngày 10 tháng Bảy năm 2012
Julian Fox, sdb
4

1.7 Page 7

▲back to top
DỰ PHÒNG CHỨ KHÔNG CƯỠNG BỨC
Hệ thống giáo dục của Don Bosco
GIỚI THIỆU
Thuật ngữ ‘Hệ thống Dự phòng’ được diễn giải thông qua các tài
liệu Don Bosco để lại, đặc biệt theo ánh sáng kinh nghiệm giáo dục của
ngài và của những người cộng sự thân cận nhất của ngài, là một diễn đạt
thích đáng về tất cả những gì ngài nói và làm như một nhà giáo dục; điều
ấy xem ra đủ hiển nhiên rồi. Khi nói đến cách thức những người đương
thời với ngài nhìn xem nó, nó trở thành một cuộc thảo luận hoàn toàn
khác.
Chúng ta cần lưu ý rằng các thuật ngữ ‘dự phòng‘cưỡng bức’
có lẽ không phải là những từ thích hợp nhất để nói về giáo dục vốn hàm
ý các hoạt động trực tiếp, hướng ngoại nhằm mở rộng nhân cách của
người được giáo dục. Đôi khi vẫn còn ở nhiều nơi, là mọi người hiểu ‘dự
phòng’ như một điều gì đó xảy ra trước khi có nền giáo dục. Như chúng
ta sẽ thấy rõ hơn, Antonio Rosmini và Felix Dupanloup hiểu "việc dự
phòng", "sự phòng ngừa" là thiết thân với toàn bộ quá trình giáo dục, gần
như là điều gì điều kiện hoá giáo dục. Tệ hơn nữa, trong một văn chương
nào đó, ấy chính là thuật ngữ ‘cưỡng bức’ có nghĩa tương đương với việc
phi giáo dục.
Khi chúng ta tiếp tục xem các hệ thống dự phòng và cưỡng bức là
hai hệ thống giáo dục thực sự nhưng tương đối khác biệt, thì điều ấy sẽ
rõ ràng hơn nữa. Suốt dòng lịch sử, người ta đã thực hành chúng, có thể
là trong các gia đình hoặc các cơ sở, theo những cách khác nhau. Cả
hai đều dựa trên động cơ hợp lý và có thể tự hào về những tiếp cận hữu
ích và kết quả tích cực của chúng. Một bên là dựa trên đứa trẻ1 và giới
1 Chắc chắn không phải theo nghĩa tiến hóa hơn trong phương pháp sư phạm theo chủ
thuyết hoạt động và tập trung vào đứa trẻ (pedocentric) đương thời của các trường phái
mới, của Montessori và tương tự.
5

1.8 Page 8

▲back to top
hạn về tuổi tác của em, vì vậy cũng dựa trên sự 'trợ giúp'/hộ trực nhất
quán, yêu thương về phía nhà giáo dục. Các nhà giáo dục hiện diện,
khuyên bảo, hướng dẫn, hỗ trợ với tình phụ tử (hoặc mẫu tử). Từ đây
xuất hiện các cách thức quản trị giáo dục với định hướng theo phong
thái gia đình. Bên kia trực tiếp hơn chỉ tới mục tiêu cần đạt được và do
đó có xu hướng xem người trẻ là người lớn trong tương lai. Kết quả là
đứa trẻ được đối xử theo mục đích này trong tâm trí từ những năm đầu
đời. Từ đây nảy sinh nhiều cách thức quản trị nghiêm khắc và đòi hỏi
hơn, các trường học chặt chẽ tuân thủ các quy luật của lề luật, các mối
quan hệ hoặc các biện pháp nhấn mạnh đến trách nhiệm; các trường
học theo phong thái quân đội và tương tự vậy. Thực thế, suốt hàng ngàn
năm kinh nghiệm lịch sử cả về lý thuyết và thực tiễn, hai hệ thống đã
tồn tại theo rất nhiều phiên bản đa hợp. Ví dụ như ở đâu đó giữa chúng,
chúng ta thấy cái gọi là 'giáo dục cải huấn', nổi tiếng trong thế giới hình
sự cũng như thế giới giáo dục và tái giáo dục. Nó có đầy đủ tính hợp
pháp trong các thuật ngữ lịch sử, lý thuyết và thực tế. Thành viên Hội
đồng Nhà nước Vương quốc Sardinia, Bá tước Carlo Ilarione Petitti di
Roreto (1790-1850), đã nói về điều đó với cam kết nồng nhiệt ngay khi
Don Bosco sắp đến Turin. Chúng ta tìm thấy nó trong chương thứ hai
của bài xã luận phổ biến rộng khắp Tình hình hiện tại trong các nhà tù
và những cách cải thiện chúng (1840), dưới tiêu đề Lịch sử giáo dục
cải huấn và hiện trạng nghệ thuật ấy.2 Như chúng ta sẽ thấy rõ hơn,
ông cũng đóng một vai trò tích cực, với những người trẻ được thả ra
khỏi nhà tù Generala sau một thời gian giáo dục cải huấn.3
Năm 1877 ở phần đầu tập sách nhỏ về Hệ thống Dự phòng, chính
Don Bosco đã viết: “Có hai hệ thống được ta sử dụng qua mọi thời đại
trong việc giáo dục giới trẻ: dự phòng và cưỡng bức”.4
2 Della condizione attuale delle carceri e dei mezzi di migliorarla. Trattato dle Conte
D. Carlo Ilarione Petitti di Roreto Consigliere di Stato ordinario e Socio della Reale
Accademia della Scienze. Turin, G. Pomba & Co. 1840, trong C.I. Petitti di Roreto,
Opere Scelte, ed. G.M. Bravo, Turin, Luigi Einaudi Foundation 1969, tr. 319-587,
chương 2, tr. 361-447. Xem thêm chương 2, §§ 2 và 3.
3 xem thêm ở chương 10, § 1.
4 Il sistema preventivo (1877), tr. 44, OE XXVIII 422.
6

1.9 Page 9

▲back to top
Nó báo trước một sự khác biệt tương tự khi ngài ghi chú cho
Francesco Crispi vài tháng sau đó: “Có hai hệ thống được ta sử dụng khi
giáo dục luân lý và công dân cho giới trẻ: dự phòng và cưỡng bức. Hai
phương pháp này đều được áp dụng trong xã hội dân sự và trong các nhà
giáo dục”.5
Don Bosco chọn giả thuyết đầu tiên; ngài chọn một truyền thống
có lẽ ít phổ biến hơn so với giả thuyết kia; ngài thấy phù hợp hơn với
thời đại và giới trẻ mà ngài đang tiếp xúc.
Từ viễn cảnh này, chắc chắn ngài đã không khai triển một hệ thống
sư phạm dự phòng dưới diện lý thuyết. Tuy nhiên, ngài đã cố ý thử
nghiệm và suy xét thừa nhận các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện,
tổ chức vốn cho phép ngài mang đến cho giới trẻ một nền giáo dục nhân
bản và Kitô giáo tương đối tròn đầy. Ngài cống hiến cho các cộng tác
viên của mình một lối tiếp cận thống nhất và có hệ thống về giáo dục.
Thực vậy, ngài không bao giờ hiểu "dự phòng" là một thứ gì đó thuần
túy chuẩn bị, bảo vệ, một điều kiện để giáo dục được gọi cho đúng hoặc
chỉ giới hạn trong lĩnh vực kỷ luật hoặc quản trị (Regierung) mà đối với
Herbart là một trong ba trụ cột của nghệ thuật sư phạm.
Cũng trong tập sách nhỏ Hệ thống Dự phòng khi giáo dục giới trẻ,
năm 1877, các yếu tố giáo dục tích cực rõ ràng vượt xa các biện pháp kỷ
luật và bảo vệ cả về phẩm chất và số lượng. Ngài nói về những nhà giáo
dục là những “người cha yêu thương”, luôn "hiện diện" trong đời sống
của các học sinh. Họ trò chuyện, hướng dẫn, khuyên nhủ, “yêu thương
sửa phạt”. Các trụ cột trung tâm của toàn bộ ngôi nhà giáo dục của ngài
được định ra là Thánh lễ hàng ngày và các bí tích Giải tội và Thánh Thể.
Lý trí, tôn giáo và lòng mến thương” được xem là chống đỡ cho nội
dung và phương pháp. Nói chung, việc thực hành của ngài được khởi
hứng từ lòng mến mà Thánh Phaolô ca ngợi (1 Cr 13).
Chúng ta phải đề cập đến trực giác rất đúng của Hubert Henz, nhà
giáo dục người Áo; ông rõ ràng quy chiếu tới Hệ thống Dự phòng của
Don Bosco: “Cách tiếp cận dự phòng là một cách giáo dục ngăn ngừa
học sinh bị hủy hoại luân lý và bị phạt; nó đòi hỏi nhà giáo dục phải liên
5 Il sistema preventivo (1878), RSS 4 (1985) 300.
7

1.10 Page 10

▲back to top
lỷ ở với học sinh; hoàn toàn hiến mình cho nhiệm vụ giáo dục, một đời
sống năng động, trọn vẹn và hoàn toàn trẻ trung”. Điều thêm nữa mà ông
hy vọng từ Hệ thống Dự phòng chính là điều Don Bosco nhắm đến bởi
phương pháp 'dự phòng" của mình: làm cho những người trẻ trưởng
thành và trở thành “những công dân ngay thẳng và những Kitô hữu tốt
lành” có trách nhiệm. Hệ thống Dự phòng của ngài "hướng đến mục tiêu
này, chứ không chỉ bị hút vào bảo vệ hoặc trông chừng”.6
Mặt khác, tập sách nhỏ năm 1877 không phải là sách duy nhất nói
về "Hệ thống Dự phòng" mặc dù lần đầu tiên thuật ngữ này được thừa
nhận. Don Bosco sẽ trở lại với nó bằng cách nói và viết trong suốt thập
niên theo sau. Nhưng não trạng 'dự phòng' rõ ràng của ngài vì “giới trẻ
nghèo và bị bỏ rơi”, được khởi hứng từ những năm đầu tiên ngài hiến
mình cho công việc xã hội giới trẻ nghèo và bị bỏ bê vốn cần được
“bảo vệ”, “cứu”, bắt đầu với những cách thức và nguồn lực để dẫn dắt
và giúp chúng tăng trưởng trong thế giới ân sủng cũng như đưa ra một
nỗ lực kiến tạo ở bình diện sinh sống, dạy dỗ, nghề nghiệp, tăng trưởng
luân lý và xã hội.7
Trong những năm cuối cùng, "Hệ thống Dự phòng" trong văn bản
của ngài trở thành “Hệ thống Dự phòng của chúng tôi” và thậm chí là
“tinh thần Salêdiêng”.8
Chính từ quan điểm này mà tác phẩm này trình bày kinh nghiệm
sư phạm của Don Bosco một cách hệ thống: một trải nghiệm giáo dục
thực tế liên lỷ được xen nhập bởi suy tư và thử nghiệm thực tế.9
Ta có thể tìm thấy việc tái thiết này qua mười chương ở phần thứ
hai của cuốn sách này.
Vì chúng ta đang bàn đến một kinh nghiệm chứ không phải là một
lý thuyết trừu tượng, nên ta không thể hiểu được nếu không rõ ràng
6 H. Heinz, Lehrbuch der systematischen Pädagogik. Freiburg, Herder 1964, tr. 232.
7 Về hai mươi đầu làm việc giữa người trẻ và ngài thực thi thành công 'hệ thống dự
phòng'. xem P. Braido, Il sistema preventivo di don Bosco alle origini (1841-1862). Il
cammino del 'preventivo' nella realtà e nei documenti, RSS 14 (1995) 255-320.
8 xem P. Braido, L'esperienza pedagogica di don Bosco nel suo 'divenire', in
«Orientamenti Pedagogici» 36 (1989) 27-36.
9 xem P. Braido, L'esperienza pedagogica di don Bosco nel suo 'divenire', in
«Orientamenti Pedagogici» 36 (1989) 27-36.
8

2 Pages 11-20

▲back to top

2.1 Page 11

▲back to top
quy chiếu đến nhân cách của Don Bosco. Bù lại, việc này và chính khái
niệm dự phòng trở nên dễ hiểu xét theo bối cảnh mà ngài làm việc và
khoảng thời gian dài để ý tưởng dần dần được chín muồi. Điều đó được
mô tả trong tám chương trong phần đầu tiên của cuốn sách này.
Để rõ ràng hơn, chương đầu tiên trong các chương này được dành
để mô tả cơ bản thời đại và những nơi chốn mà Don Bosco bắt đầu công
việc của mình và dần dần phát triển kinh nghiệm giáo dục, sư phạm của
mình. Cách bàn luận như thế về vấn đề định vị Don Bosco nhà giáo dục
dưới diện ngắn hạn lẫn dài hạn xuất phát từ niềm tin rằng "Hệ thống Dự
phòng" dù nó có thể đã được áp dụng và hiểu theo truyền thống Kitô
giáo, không tát cạn hết tất cả các hệ thống giáo dục khả dĩ có được, cũng
như 'Hệ thống Dự phòng của Don Bosco' không tát cạn tất cả các phiên
bản có thể có của chính 'Hệ thống Dự phòng'. Nó không phải là một kho
báu đơn độc. Nó có cội rễ xa xưa, tiên vàn trong Tin Mừng. Những phát
triển trong tương lai không kém đầy hứa hẹn và triển vọng, nếu trung
thành với các nguyên tắc và lịch sử.
9

2.2 Page 12

▲back to top
ĐÔI LỜI VỀ CUỐN SÁCH
Với từng người Salêdiêng chúng ta, tìm hiểu về gia sản mà Don
Bosco, người cha và người thày của chúng ta, để lại sẽ không bao giờ là
phí phạm thời gian. Kiến thức về Don Bosco cần phải được tăng tiến một
khi chúng ta càng mến ngài hơn; dẫu vậy, tri thức này cũng phải được
đặt nền trên một nỗ lực làm việc có khoa học cũng như óc phê bình để
nhận ra được ơn thánh đã hoạt động và biến đổi Don Bosco như thế nào.
Tình yêu và tri thức không hề đối nghịch nhau song làm giàu cho nhau.
Đó là hướng đi mà Tu hội chúng ta đang thúc đẩy.
Một trong những gia sản quí báu nhất Don Bosco để lại chính là
Hệ thống Giáo dục Dự phòng. Chúng ta có thể bỏ mọi sự khác như nhà
cửa, đất đai, trường học, nhưng không thể bỏ Hệ thống này, nếu chúng
ta muốn là Salêdiêng. Đó là điều Don Bosco đã khẳng định với chúng ta.
Đó cũng là điều mà các Salêdiêng tiên khởi, những trụ cột của Gia đình
Salêdiêng, nói với chúng ta bằng cuộc sống của họ. Với Gia đình
Salêdiêng, Hệ Thống Giáo Dục Dự Phòng là không thể bị bỏ quên vào
một xó. Bởi lẽ, xét cho cùng, Hệ thống này biểu trưng chính con người
của Don Bosco giữa thanh thiếu niên trong thời ngài. Hệ thống đó gói
ghém tất cả những gì Don Bosco muốn con cái của mình được hạnh phúc,
đời này và đời sau. Như Don Bosco đảm bảo, nó sẽ mang lại nhiều phúc
lộc cho thanh thiếu niên, cũng như sẽ dẫn các Salêdiêng đến sự thánh
thiện của nhà giáo dục theo Tin Mừng. Được sống trong tất cả chiều sâu
và toàn diện của nó, hệ thống này đảm bảo tương lai tươi sáng của Tu
hội trong lòng Giáo hội vì “thành phần quí báu nhất của xã hội loài
người.”
Để góp phần vào việc tìm hiểu này, cha Pietro Braido đã cống hiến
cho chúng ta một cuốn sách bàn riêng về Hệ thống đó. Hẳn nhiên, cuốn
sách mang giá trị học thuật rất cao. Nó có thể làm cho chúng ta có cảm
tưởng là khô khan. Nhưng tin tôi đi, bạn sẽ không uổng phí đâu khi bạn
nỗ lực nghiền ngẫm nó.
10

2.3 Page 13

▲back to top
Dẫu cố gắng nhiều, nhưng tôi biết, bản dịch này vẫn còn những
chỗ cần hiệu đính. Nếu độc giả thấy chỗ nào, tôi mong bạn sẽ chỉ cho tôi
nhé để mọi sự nên tốt hơn nữa. Tôi rất vui sướng khi được các độc giả
chỉ cho những chỗ ấy.
Ở đây, tôi cũng muốn nói lên lời tri ân đến một người ẩn danh đã
giúp tôi rất nhiều trong việc dịch thuật. Không có người đó, tôi khó mà
hoàn thành được công việc này. Người đó không muốn nêu danh, nên
xin độc giả làm giúp tôi điều này nhé: dành một Kinh Kính Mừng cho
người ẩn danh đó. Tôi xin chân thành cám ơn thầy Giuse Nguyễn Trung
Hiếu, sdb, đã giúp trình bày cuốn sách này.
Sau cùng, tôi ao ước sẽ cùng với mọi người con cái của Don Bosco,
nam và nữ, trẻ và già, linh mục và sư huynh, nữ tu và giáo dân, cách
riêng trên quê hương Việt Nam thân yêu này sẽ cùng nhau hoạ lại diện
mạo Don Bosco ở giữa những thanh thiếu niên nghèo và bị bỏ rơi, khi ai
nấy cam kết sống và thực hành Hệ thống Giáo dục Dự phòng này. Ước
mong tất cả cùng làm cho niềm xác tín của Don Bosco “đời cha là để ở
với chúng con” trở thành hiện thực tại đây và lúc này. Ước mong những
giây phút và ngày sống giữa thanh thiếu niên của tất cả chúng ta trở thành
hy lễ đời sống dâng lên Chúa Cha nhờ Chúa Giêsu Kitô trong Thánh
Thần tình yêu và kiên trì. Ước mong với quyết tâm thực thi Hệ thống
này, tất cả chúng ta một lần nữa và rất hiện sinh CHỌN LỰA
VALDOCCO NGAY CẢ TRONG CẦU NGUYỆN, HỌC HÀNH VÀ
HỘI HỌP mà Đức Phanxicô nhắn gửi con cái của Don Bosco xuyên qua
Tổng Tu Nghị 28.
Xuân Hiệp, ngày 15 tháng Tám năm 2023
Kỷ niệm 49 năm khấn dòng
LM. Giuse Nguyễn Văn Am, sdb.
11

2.4 Page 14

▲back to top
12

2.5 Page 15

▲back to top
CHƯƠNG 1
THỜI ĐẠI CỦA DON BOSCO
Don Bosco sống trong khoảng thời gian từ 16 tháng Tám năm 1815
đến 31 tháng Giêng năm 1888. Ngài ra đời trùng với ngày đánh dấu châu
Âu dứt khoát bước từ chế độ cổ xưa (ancien régime) sang thời mới
cuộc Cách mạng Pháp và Đế chế Napoleon (1789-1814) tác động trên
dòng lịch sử. Bước quá độ này đã bị cản trở do các sắc lệnh được Hội
Nghị Vienna (1814-1815) và Liên minh Thánh (26 tháng Chín năm
1815) ban hành. Hội Nghị Vienna đã tạm thời định dạng cho địa lý chính
trị của châu Âu.
Nhưng ưu thế sẽ đến từ các sự kiện lịch sử sâu sắc đến nỗi đến cuối
thế kỷ đó, bộ mặt châu Âu và, từ nhiều quan điểm, toàn thế giới cuối
cùng sẽ bị thay đổi. Trong số những sự kiện lịch sử nổi bật nhất chúng ta
có thể chọn lọc ra những thay đổi văn hóa và xã hội nhanh chóng, cuộc
cách mạng công nghiệp, những khát vọng không thể kìm nén về sự thống
nhất quốc gia vốn bị bỏ qua lúc ban đầu và sau đó được quyết tâm thực
hiện ở Đức và Ý, việc Châu Âu mở rộng thuộc địa cũng như chủ nghĩa
đế quốc kinh tế, chính trị và văn hóa theo sau.1
Tiên quyết, điều đã xảy ra là sự chuyển đổi tiệm tiến và đa dạng từ
mô hình xã hội thế tục dựa trên địa vị (Quý tộc, Giáo sĩ, những người
đẳng cấp thứ ba 'Third Estate'; hạn từ trong Thời Cách mạng Pháp), sang
một xã hội trưởng giả dựa trên sự phân chia giai cấp. Xã hội mới này
được đặc trưng bởi những căng thẳng ngày một gia tăng được sắc nét
bằng việc thành lập một giai cấp vô sản công nghiệp; họ nhận thức chính
mình đang bị nghèo khổ bị bất công; cùng lúc họ nhận thức được tầm
quan trọng của mình nhờ vào các lực lượng xã hội chủ nghĩa đang trồi
hiện.
1 xem J. Godechot, L'epoca delle rivoluzioni. Turin, UTET 1981, tr. 929.
13

2.6 Page 16

▲back to top
Cuộc Cách mạng công nghiệp tầm thích đáng lớn lao trong lịch
sử. Đó là cuộc cách mạng kịch tính nhất kể từ Thời kỳ Đồ Đá2, với những
hậu quả không lường trước được ở mọi bình diện cuộc sống con người:
kỹ thuật và khoa học, kinh tế và xã hội, văn hóa và chính trị. Cuộc Cách
mạng công nghiệp, xuất phát từ một bối cảnh tư bản chủ nghĩa, tuyên bố
nước Anh là nơi nó phát sinh trong hậu bán thế kỷ 18. Giữa thế kỷ 18,
với các mức độ khác nhau, nó đã nắm vững ở Bỉ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ và
ở Hoa Kỳ. Nước Ý đã phải đợi cho đến đầu hai mươi năm cuối của thế
kỷ 18. Trước đó, một số hiện tượng của tiền công nghiệp hóa có thể đã
được phát hiện ở những nơi như Turin, song mới chỉ có tầm quan trọng
địa phương mà thôi.
Những khát vọng hướng tới thống nhất quốc gia về chính trị sẽ dần
trở nên rõ ràng, lan rộng và mãnh liệt, đặc biệt nhờ vào việc du nhập các
lực lượng tự do và dân chủ. Nhưng ta sẽ thấy những người bảo thủ chính
trị, những kẻ ủng hộ chủ nghĩa khu vực, quan điểm tư lợi ở Ý cũng như
tất cả những nước trên kia cũng như tình hình đặc biệt của Nhà Nước
Giáo Hoàng, phản đối những khát vọng đó. Chúng ta phải ghi nhớ rằng
do Hội Nghị Vienna Ý, vốn trong nhiều thế kỷ chưa bao giờ đạt được sự
thống nhất quốc gia, các thực thể chính trị sau đây thực sự đã được hình
thành:
Vương quốc Lombard-Venice dưới Đế quốc Áo (Trent,
Trieste và một phần của Istria đã trở thành bất động sản của
đế quốc);
Lãnh địa của Công tước Parma và Piacenza được trao cho
Maria Louise của Hapsburg (1815 - 1847), cựu Hoàng hậu
Pháp (khi bà qua đời, nó đã được chuyển cho triều Vua
Bourbons ở Parma);
Lãnh địa của Công tước Modena và Reggio trao cho Francis
IV của Hapsburg-Este (1815-1846);
2 xem C.M. Cipolla, La riuzione industriale, in Storia delle idee politiche, economiche
e sociali, ed. L. Firpo, (Turin, UTET 1972), 5, 11.
14

2.7 Page 17

▲back to top
Lãnh địa của Công tước Massa và Carrara trao cho Maria
Beatrice ở Este, mẹ của Phanxicô IV (khi bà qua đời, Lãnh
địa được chuyển cho con trai bà vào năm 1831);
Lãnh địa của Công tước Lucca trao cho triều Vua Bourbons
ở Parma và Piacenza và sau đó nhập với đại Lãnh địa Công
tước xứ Tuscany lúc Maria Louise qua đời (1847), khi triều
Vua Bourbons ở Parma chuyển đến Lãnh địa Công tước
Parma và Piacenza;
Đại Lãnh địa Công tước xứ Tuscany trao cho Ferdinand III
của Hapsburg-Lorain (1814-1824), anh trai của Hoàng đế Áo
Phanxicô I của Hapsburg (1806-1832);
Nhà nước Giáo hoàng ngoài Avignon, được trao lại cho Piô
VII (1800 - 1823);
Vương quốc Sicilia được trao cho Ferdinand IV triều
Bourbon (1815 - 1825);
Vương quốc Sardinia được trao cho Victor Emmanuel ở
Savoy (1802-1825) bao gồm Savoy, Piedmont, Nice,
Sardinia cộng với lãnh thổ Cộng hòa Genova trước đây.3
Với sự phát triển của các quốc gia mạnh hơn (Anh, Pháp, Đức, Áo
và Nga), Châu Âu đã đạt đến đỉnh cao trong hậu bán thế kỷ ấy. Trong ba
mươi năm sau đó, việc củng cố chủ nghĩa tư bản, cuộc Cách mạng công
nghiệp mãnh liệt sẽ gây ra cạnh tranh kinh tế gay gắt hơn cũng như chạy
đua vũ trang mau lẹ hơn. Đồng thời, người ta cảm nhận rõ cần phải mở
rộng về mặt thương mại, chính trị và văn hóa ở cấp độ toàn cầu. Biểu
hiện đầu tiên và rộng rãi hơn của tất cả điều này là chủ nghĩa thực dân
xuất hiện, với hậu quả là sự lật đổ của các khu vực 'ngoài châu Âu'4. Đây
3 Cộng Hòa San Marino giữ quyền độc lập trần thế của mình.
4 Về chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân vào thế kỷ 19 xem A. Desideri, Storia e
storiografia, 2. Dall’illuminismo all’età dell’imperialismo, (Messina-Firenze: G.
D’Anna 1997), 1337; R. Marx and R. Poidevin, Dalla riuzione francese
all’imperialismo, (Milan: CDE 1990), 410; P. Cinanni, Emigrazione e imperialismo,
(Rome, Editori Riuniti 1975), 258; F. Boiardi, Storia delle dottrine politiche, . 5
15

2.8 Page 18

▲back to top
là thời điểm khi hai cường quốc chính xuất hiện trong lịch sử thế giới:
Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Chúng ta không nên bỏ qua hiện tượng di cư ồ ạt từ năm 1842 đến
1914; nó dẫn đến khoảng 30 đến 35 triệu người châu Âu rời Cựu Lục địa
đến phần còn lại của thế giới. Một yếu tố quan trọng là áp lực nhân khẩu
mạnh mẽ: vào khoảng thập niên năm 1800, dân số châu Âu, bao gồm
Nga, là 180 triệu người. Vào năm 1850, dân số đạt tới 274 triệu, và vào
thập niên 1900, nó lên tới 423 triệu.
Cùng với những phức tạp ngày càng tăng do đời sống kinh tế, trật
tự chính trị xã hội mới và sự bành trướng tự do chầm chậm lớn lên, thì
những quan điểm đa nguyên về thế giới, những ý thức hệ chính trị và
những tư tưởng mới mẻ về luân lý và đạo giáo cũng bắt đầu ảnh hưởng.
Những chiều hướng mới và khác biệt xuất hiện cả trong ý tưởng và hoạt
động liên quan đến vận mệnh cá nhân và cách thức dân chúng liên hợp.
Bên cạnh những lực lượng bảo thủ dai dẳng và đôi khi phản động,
những ý thức hệ mới nổi lên: những ý thức hệ tự do mà chính yếu muốn
tiếp nối khía cạnh trưởng giả của Cách mạng Pháp; những ý thức hệ dân
chủ và triệt để kết nối chặt chẽ hơn với các diễn đạt của thời Gia-co-bi
thuộc Cách mạng Pháp; các ý thức hệ dân tộc và, sau này, ý thức hệ chủ
nghĩa dân tộc có cội rễ từ thời Lãng mạn; và mãi sau nữa, một mặt là hệ
tư tưởng xã hội chủ nghĩa và mặt khác là ý thức hệ xã hội Kitô giáo.5
Để hiểu thế giới thiêng liêng bên Ý, cơ cấu mục vụ của nó, bản
chất của các sáng kiến liên quan đến công cuộc xã hội và giáo dục và dạy
giáo lý, nắm bắt được một cái nhìn lịch sử dẫn dắt vùng Piedmont tại Ý
có lẽ thật hữu ích. Lý do đằng sau điều này là vùng Piedmont đã được
kết nối với các biến cố quyết định và những thay đổi đáng kể trong các
lĩnh vực chính trị và tôn giáo khác nhau, trong lĩnh vực kinh tế xã hội
cũng như trong các lĩnh vực giáo dục và kinh viện/học đường.
Colonialismo e imperialismo (1875-1945),. (Milan: Nuova CEI 1982), 911; G.
Balandier et al., Le religioni nell’età del colonialismo e del neocolonialismo, (Bari –
Rome, Laterza 1990, 24), 307.
5 R. Albrecht-Carrié, Le riuzioni nazionali, (Turin, UTET 1981), 543.
16

2.9 Page 19

▲back to top
1. Các yếu tố góp phần thay đổi chính trị
Biến cố chính trị chính yếu là Nước Ý thống nhất thành một quốc
gia, và chấm dứt quyền lực thế trần của các Giáo hoàng. Cũng chính vì
vậy, lịch sử chính trị của Ý chắc chắn bị ràng buộc với lịch sử đạo giáo6.
Vào cuối bước tiến hóa này (năm 1870 đánh dấu sự chiếm đóng Roma),
toàn bộ bán đảo ấy đã từng bị chia thành chín Nhà nước đã trở thành một
cơ quan chính trị duy nhất.
Ở điểm này nêu ra sự kế vị của các vị Vua Savoy xem ra phù hợp:
Victor Emmanuel I (1802-1821);
Charles Felix (1821-1831);
Charles Albert (1831-1849);
Victor Emanuel II (1849-1878);
Humbert I (1878-1900).
Tất cả các vua này đều tham gia tích cực vào cuộc cách mạng quốc
gia. Trong giai đoạn 1815-1848, xu thế ‘phục hưng’ đã thắng thế và, ít
nhất phần nào đó, có tác động phản động đối với nó. Những ý tưởng tự
do đã nắm giữ chỗ đứng chủ chốt. Các phong trào và các hiệp hội, thường
là các hội bí mật lan rộng: họ cố ý cổ xúy cuộc cách mạng triệt để hơn
nhưng theo cảm hứng dân chủ trong các lĩnh vực chính trị và xã hội:
nhóm Carboneria, Liên bang, Liên đoàn Sinh viên, Giovine Italia,
Giovine Europa, của Giuse Mazzini. Thỉnh thoảng các phong trào cách
mạng trong các giai đoạn 1820-1821, 1830-1831, 1834, 1843, 1845 và
1846 bùng nổ. Đây là khúc dạo đầu cho những biến động xã hội và chính
trị quốc gia lớn lao vốn đã bắt đầu ở Paris và sau đó đến các thủ đô và
thành phố chính của châu Âu vào tháng Hai - tháng Sáu năm 1848:
Vienna, Budapest, Prague, Berlin, Milan, Venice, Palermo, Nola. "Các
6 Một mặt sự tồn tại của các Nhà nước Giáo Hoàng được coi là một vấn đề chính trị và
lãnh thổ của Ý; mặt khác, nó được coi như một vấn đề thần học quan trọng đối với
Giáo Hội hoàn vũ và liên quan đến chính trị quốc tế.
17

2.10 Page 20

▲back to top
bản Hiến pháp" bị áp đặt mạnh mẽ hoặc được chấp nhận một cách tự
phát. Sau đó những bản Hiến pháp này sẽ bị chính quyền đàn áp thu hồi
lại. Charles Albert đã ban hành Đạo luật vào ngày 4 tháng Ba, và lãnh
đạo cuộc chiến giành độc lập đầu tiên chống lại Áo (1848-1849), nhưng
đã bị đánh bại và buộc phải từ bỏ địa vị.
So với trật tự sự việc trước kia mà hầu hết người Công giáo bất
ngờ bị buộc phải đối mặt với những hoàn cảnh đau thương: tự do báo chí
và do đó, tự do tuyên truyền tôn giáo; cạnh tranh với các thế lực thế tục
và đôi khi chống giáo sĩ; loại bỏ các đặc quyền thế tục bởi Luật Siccardi
(1850) như diễn đàn giáo hội, miễn quân dịch; việc trục xuất các tu sĩ
dòng Tên khỏi Vương quốc Sardinia, trục xuất các nữ tu Thánh Tâm,
trục xuất Đức Tổng Giám Mục Turin, Luy Fransoni; đàn áp các dòng tu
và chiếm đoạt tất cả tài sản của họ; sau đó vào năm 1855, những hạn chế
được đặt ra đối với các trường theo Luật Bon Compagni năm 1848 và
Luật Casati năm 1859.
Thập niên 1852-1861 được Chủ tịch Nội các (Thủ tướng), Camillo
Benso di Cavour, thống trị - trước đây, năm 1850, ông đã từng là một bộ
trưởng. Với sự hỗ trợ của một liên minh gồm những người Tự do ôn hòa
cũ và những người Dân chủ không cực đoan đứng đầu là Urban
Rattazzi, ông đã chỉ đạo một phong thái chính trị mạnh mẽ nhắm biến
Nhà Nước thành tự do thế tục, theo nguyên lý là một Giáo hội tự do trong
một Nhà Nước tự do. Đồng thời ông tiếp tục hoạt động mãnh liệt
thành công với mục tiêu quốc tế hóa vấn đề thống nhất nước Ý. Hoạt
động này diễn ra chủ yếu trong những năm 1859-1860 với cuộc chiến
tranh giành độc lập lần thứ hai (1859), đội viễn chinh ngàn người (I Mille
1860), do Giuse Garibaldi dẫn đầu, và một loạt các cuộc thôn tính. Nó
gần như hoàn toàn đi đến đích với cuộc chiến tranh giành độc lập lần thứ
ba (năm 1866, sự sáp nhập lãnh thổ Venice) và với sự chiếm đóng Roma
(1870).
Vào ngày 17 tháng Ba năm 1861, Victor Emmanuel II đã chính
thức được tuyên bố là Vua nước Ý và Roma đã được chính thức công bố
là thủ đô: chỉ vào năm 1871 mới thực sự sẽ trở thành như vậy khi triều
18

3 Pages 21-30

▲back to top

3.1 Page 21

▲back to top
đình hoàng gia và chính phủ chuyển đến đó. Trước biến cố này, triều
đình và chính phủ đã chuyển đến Florence, thủ đô tạm thời của Ý, từ năm
1865 đến năm 1871.
Tòa Thánh không chấp nhận những gì đã xảy ra. Toà Thánh không
công nhận La legge delle guarantigie7 (Luật Bảo đảm) và, vào năm 1874,
đã cấm tất cả người Công giáo Ý tham gia cuộc bầu cử Quốc hội của một
“nhà nước chiếm quyền” [non expedit].
Năm 1876, Cánh Tả lịch sử trong Quốc hội và chính phủ, được các
người thuộc đảng tự do cánh tả cũ lập nên và được các đảng phái có các
sắc thái khác nhau (nó được gọi là 'Chủ nghĩa biến đổi') ủng hộ, đã thắng
Cánh Hữu lịch sử (tự do ôn hòa). Cánh Tả lịch sử, được các lực lượng
khác nhau hỗ trợ, đã làm xuất hiện một số nội các đứng đầu là Augustine
De Pretis, Benedict Cairoli và Phanxicô Crispi. Những nội các này biểu
hiện cách nào đó một định hướng thế tục và triệt để.
2. Những hoàn cảnh trong lãnh vực tôn giáo
Ngay cả trong cuộc sống xoay quanh tôn giáo và đức tin, người ta
cũng có thể ghi nhận khá rõ ràng bước quá độ từ thời điểm khi khế ước
giữa “ngai vàng và bàn thờ” được nhấn mạnh sang thời kỳ chia rẽ ngày
càng tăng của đôi bên. Một phần, điều này xảy ra là do các biện pháp
chính trị bị coi là quấy rối, phần lớn là không có khả năng tôn trọng sự
khác biệt cần thiết giữa các lĩnh vực tôn giáo và chính trị, ít nhất dưới
diện thực tiễn và đòn cuối cùng giáng xuống chính mình, sắc lệnh
Giáo hoàng Non Expedit, mà hậu quả của nó, dưới diện chính trị, sẽ
loại Giáo hội ra bên lề.
Tuy nhiên, Giáo hội và người Công giáo hiện diện trong các lĩnh
vực tôn giáo và xã hội quả là rất đáng chú ý.
7 Luật được ký ngày 13 tháng Năm năm 1871 mà Nhà nước Ý muốn hợp pháp hóa việc
chiếm đóng Roma vào ngày 20 tháng Chín năm 1870, sáp nhập các Nhà nước Giáo
Hoàng trước đây vào Vương quốc Ý cũng như việc bình thường hóa các mối quan hệ
với Vatican. Tòa Thánh không bao giờ công nhận điều này.
19

3.2 Page 22

▲back to top
2.1 Tình hình trong Giáo hội Công giáo
Nhờ Giáo Hoàng lãnh đạo, Kitô giáo chiếm lại được xã hội. Các
Đức Giáo Hoàng đã giành được uy tín mới bằng cách chịu đựng sự bách
hại và cách mạng (Đức Piô VI), bao gồm cả những nỗ lực của Napoleon
(Đức Piô VII). Tên của các Đức Giáo Hoàng này là:
Đức Piô VII (1800-1823), được bầu ở Venice sau khi Giáo
hoàng Piô VI qua đời tại Valence, Pháp;
Đức Lêô XII (1823-1829); Đức Piô VIII (1829-1830);
Đức Grêgôriô XVI (1831- 1846);
Đức Piô IX (1846-1878), và
Đức Lêô XIII (l878-l903).
Hẳn nhiên, từ viễn cảnh rộng khắp thế giới, Giáo hội Công giáo
đang cho thấy những dấu hiệu tái sinh rõ ràng. Các cơ cấu giáo hội đã
tìm thấy sức mạnh mới và được trân trọng hơn, cũng như Giáo hội hoạt
động truyền giáo và mục vụ. Việc thiết lập Concordats/các thỏa ước
muốn có được những mối quan hệ mới, rộng lớn hơn với các Nhà Nước.
Hoạt động truyền giáo có một sự hồi sinh sắc nét. Người ta thừa nhận
các lập trường giáo lý về nội dung và kết quả thần học khác nhau: Thông
điệp Mirari Vos của Đức Giáo Hoàng Grêgôriô bàn đến Chủ nghĩa Tự
do Công giáo (1832); định tín Vô Nhiễm Nguyên Tội (1854); Thông điệp
Quanta Cura Syllabus của Đức Piô IX, được xuất bản năm 1864 để
“phá bỏ các lỗi lầm của thế kỷ”; Công đồng Vatican I (1869 -1870) ban
hành Hiến chế De Fide Catholica và Tín điều Giáo hoàng bất khả ngộ.
Có một làn sóng đáng chú ý gồm những cuộc trở lại nối kết với định
hướng tới Roma và phong trào Oxford”. Phong trào Oxford bắt đầu vào
năm 1833 và nổi tiếng nhờ J. H. Newman (1801-1890) trở lại Giáo Hội
Công giáo vào năm 1845 và H.E Manning trở lại năm 1852.
Việc khôi phục các đại học bắt đầu với Đức Lêô XII vào năm 1824.
Biến cố này đánh dấu khởi điểm của một phong trào văn hóa đi lên, và
20

3.3 Page 23

▲back to top
một chương trình đào tạo giáo sĩ thích hợp hơn vốn đạt đến đỉnh cao với
Đức Lêô XIII.
Sự can dự của Công giáo vào xã hội tìm thấy bản tuyên ngôn chính
thức đầu tiên trong Tông Thư Rerum novarum của Đức Giáo Hoàng Lêô
XIII vào năm 1891, cộng thêm các tín hữu cam kết vào công việc từ thiện
trong dòng thế kỷ đó, cách riêng ở Đức và Bỉ. Tất cả điều này được đi
trước bởi hoạt động tông đồ giáo dân được tái cấu trúc rõ ràng hơn dưới
diện tổ chức.
Cuối cùng, một nét khác vốn đặc trưng hoá thế kỷ 19 là sự phát
triển của Tu hội nam nữ hướng đến các hoạt động bác ái, phúc lợi xã hội,
giáo dục và các hoạt động truyền giáo.
Cuộc gặp gỡ với tân thế giới về cơ bản có vẻ tích cực khi Đức Giáo
Hoàng Piô VII được Đức Hồng Y Consalvi (1757-1824) trợ giúp cai
quản Giáo hội. Mối quan hệ này đã chững lại dưới thời Đức Giáo Hoàng
Lêô XII và Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI. Ban đầu nó giống như một
cuộc gặp gỡ nhiệt tình, nhưng sau đó, dưới thời Đức Giáo Hoàng Piô IX
và Đức Hồng Y Antonelli, nó trở nên nhập nhằng và cuối cùng biến thành
một cuộc xung đột chính trị-tôn giáo. Ân xá mà Đức Giáo Hoàng Piô IX
ban cho một tháng sau khi được bầu chọn (1846) là nguyên nhân gây ra
một sự nhiệt tình thái quá mà còn lớn lên nữa với các quyết định sau đó
của Đức Giáo Hoàng: nghị quyết xây dựng đường sắt (bản tuyên ngôn
ngày 7 tháng Mười Một); sắc lệnh đối với báo chí, ngày 15 tháng Ba năm
1847; việc thành lập một cơ quan tư vấn, ngày 19 tháng Tư và ngày 14
tháng Mười; việc thành lập Nội các Bộ trưởng, ngày 12 tháng Sáu; hình
thành một lực lượng cảnh sát/civil guard dân sự, ngày 5 tháng Bảy; thành
lập Hội đồng thành phố Roma, ngày 3 tháng Mười; thận trọng đưa giáo
dân vào Nội các, ngày 29 tháng Mười Hai.
Theo sau tất cả những biến cố này là một bài diễn văn được đọc
vào ngày 10 tháng Hai năm 1848: Lạy Chúa muôn trùng cao aả, xin chúc
lành cho nước Ý! và bằng việc phê chuẩn Hiến pháp, ngày 14 tháng Ba
năm 1848. Do tất cả các sự việc này, dân chúng biểu tình rộng khắp cho
21

3.4 Page 24

▲back to top
thấy họ càng đồng thuận; khắp nơi họ tung hô “Đức Giáo Hoàng Piô IX
muôn năm” cùng với áp lực ngày càng tăng từ giới Dân chủ.8
Đức Giáo Hoàng Piô IX đã đọc một bài diễn văn vào ngày 29
tháng Tư năm 1848; ngài rõ ràng sung sướng nhìn vụ việc thống nhất
quốc gia Ý, nhưng lại không thể can thiệp trực tiếp dứt khoát tuyên bố
chống lại nước Áo. Điều này tạo ra những mơ hồ và hiểu lầm sâu sắc
hơn. Một cuộc đụng độ chí tử không thể tránh khỏi: Chủ tịch Nội các,
Pellegrino Rossi bị ám sát; cuộc cách mạng Roma bắt đầu (15-16 tháng
Mười Một năm 1848) và tàn lụi với việc thành lập một chính phủ lâm
thời sau khi Đức Giáo Hoàng Piô IX rời đi Gaeta (ngày 24 tháng Mười
Một) và với tuyên bố nước Cộng hòa Roma (ngày 5 tháng Hai năm
1849).
Đức Giáo Hoàng Piô IX trở lại Roma (1850), nơi đã bị quân đội
Pháp chiếm lại vào năm trước. Được Hồng Y Giacôbê Antonelli giúp đỡ,
ngài đã theo đuổi một chương trình chính trị không khoan nhượng vốn
loại trừ tất cả các cuộc đàm phán có thể xảy ra với chính phủ Ý về một
Roma thuộc Giáo hoàng và một Nhà Nước Giáo hoàng.
Liên quan đến các tầng lớp khác nhau và sắc bén hơn của đời sống
Công giáo, nói về người Công giáo đang đối diện với một 'nố lương tâm'
thực sự có lý do chính đáng: dung hòa việc người Công giáo và một
công dân của một nhà nước thế tục, điều ấy quả là khó khăn. Và bây giờ,
một cuộc xung đột khác đã lên hàng đầu: dung hòa ra sao đây niềm đam
mê dành cho sự thống nhất nước Ý và lòng trung thành dành cho Đức
Giáo Hoàng; ngài vừa là người lãnh đạo tinh thần vừa là nhà cầm quyền
của một nhà nước, mà sự hiện hữu của nó không tương thích được với
sự thống nhất đất nước như thế.
8 Trong một chuyến viếng thăm Roma vào năm 1846 Bá tước Solaro della Margherita
“nhận xét rằng không ai hô ‘Viva il Papa/Đức Giáo hoàng muôn năm’ song chỉ reo
vang ‘Viva Pius IX/Đức Piô IX muôn năm’…”: P. Pirri, ‘Visita del Solaro della
Margherita a Pio IX nel 1846’, in: «La Civiltà Cattolica» 1928, III, 509 (thư gửi Đức
Vua ngày 5 tháng Chín năm 1846).
22

3.5 Page 25

▲back to top
2.2 Tình hình Giáo hội tại Turin
Tất nhiên Piedmont không xa lạ gì với các vấn đề tôn giáo phức
tạp ảnh hưởng đến người Công giáo ở Ý. Ngược lại, Piedmont đã
thường là một mô hình lập trường chính trị, tình trạng văn hóa và
kinh tế của nó (khu vực có tỉ lệ người mù chữ cao nhất) và nhiều công
cuộc từ thiện.
Năm vị Tổng giám mục đã cai quản Giáo hội Turin trong lúc Don
Bosco sinh tiền:
Colombanus Chiaveroti, Camoldensian (1818 -1831);
Lu-y thuộc dòng dõi Bá tước Fransoni, từ một gia đình quý
tộc Genoa, (1832-1862). Ngài bị trục xuất khỏi Vương quốc
Sardinia năm 1850 và qua đời tại Lyons, Pháp, vào năm
1862;
Alexander thuộc dòng dõi Bá tước Riccardi xứ Nitro, từ một
gia đình quý tộc Biella (1867-1870);
Lawrence Gastaldi, từ Turin (1871-1883) và
Hồng Y Cajetan Alimonda (1883-1891).
Vì bối cảnh lịch sử lẫn khí chất của họ, những Tổng giám mục từng
ảnh hưởng lâu dài hơn đối với Giáo hội Turin là Chiavaroti, Fransoni và
Gastaldi.
Tổng Giám Mục Chiavaroti nổi bật vì ngài rất quan tâm tới mục
vụ trong một giáo phận bị các thời kỳ cách mạng và thời Napoléon thử
thách. Ngài mở lại chủng viện Bra cho các sinh viên triết học, đưa ra một
định hướng giáo hội dứt khoát cho chủng viện tại Giaveno và trong ngôi
nhà của Filippini ở Chieri được Tòa Thánh giao cho ngài và mở một nhà
phụ cho chủng viện ở Turin (1829) cho sinh viên triết học và thần học.
Don Bosco sẽ học sáu năm triết học và thần học trong chủng viện phụ
này, từ năm 1835 đến năm 1841. Chính trong thời gian này mà Convitto
Ecclesiastico di San Francesco di Sales (một nơi đào tạo dành cho giáo
23

3.6 Page 26

▲back to top
sĩ) đã mở ra trong Thủ phủ dưới rặng Alps ấy. Năm 1817, người khởi sự
học viện đó là giáo sư thần học Cha Guala. Đây là lúc các cuộc tranh cãi
đối lập giữa những người bảo vệ 'Thuyết cái nhiên' và 'Chủ nghĩa an toàn'
đã nảy sinh trong thần học luân lý.
Convitto Ecclesiastico đã được Đức Tổng Giám mục Lu-y
Fransoni chấp thuận vào ngày 23 tháng Hai năm 1821.9
Tổng Giám Mục Fransoni cai quản và tác động nhiều đến Giáo hội
Turin và các Giáo hội khác ở Ý vì ngài đối đầu với Nhà Nước. Ngài quan
tâm chính yếu đến hàng giáo sĩ và ngài hiến mình để canh tân họ. Dữ
liệu thống kê năm 1839 cung cấp cho chúng ta bức tranh này: 623 linh
mục triều, 325 linh mục dòng, 216 tu sĩ giáo dân/sư huynh, 213 nữ tu.
Với cái gọi là ‘Phục hưng’ được Vương quốc Sardinia khởi xướng, Giáo
hội ấy đã đòi lại các quyền lợi và đặc quyền của chế độ cũ, ancien régime,
nhờ một bộ các luật xá giải (confessional) nghiêm ngặt với lời ám chỉ
đến Giáo hội-Nhà Nước rộng mở trước chúng. Sự tấn công hàng giáo sĩ
thì ảnh hưởng và hệ thống trường học đã nhuốm màu giáo sĩ trị, dựa trên
Regolamento (Quy chế) năm 1822, rõ ràng có nguồn gốc Dòng Tên. Các
khuynh hướng đang ưu thắng thì bảo thủ và đôi khi, thậm chí phản động.
Các cơ sở hay đổi mới có khuynh hướng tự do, giáo phái Tin Lành, tinh
thần cách mạng bị nghi ngờ theo dõi: các công cuộc nhân đạo như Il
Ricovero di Mendicità (một chương trình giúp đỡ người nghèo); các nhà
trẻ được Aporti sáng lập; các khóa học về phương pháp luận (cuộc đụng
độ xảy ra giữa Tổng Giám Mục Fransoni và Charles Albert nhân dịp
khóa học do Aporti điều hành từ cuối tháng Tám đến đầu tháng Mười
năm 1844 là điển hình); các trường học buổi tối và Chúa Nhật; đường
sắt, các hội nghị khoa học. Đầu năm 1847, tình hình trở nên tồi tệ hơn
khi những cải cách đầu tiên diễn ra và Charles Albert đã sa thải Bá tước
phản động Solano della Magarita. Hệ thống phê bình ấy được định hình
lại cùng với sự tự do báo chí và thờ phượng, bãi bỏ quyền tị nạn và Diễn
đàn giáo hội. Từ thời điểm này trở đi, lịch sử tôn giáo của Piedmont và
9 xem G. Tuninetti, Lorenzo Gastaldi (1815-1871), (Casale Monferrato, Edizioni
Piemme 1983), 35-37.
24

3.7 Page 27

▲back to top
các cuộc xung đột vốn đặc trưng nó ngày càng đan xen với lịch sử nước
Ý, và điều này vang vọng khắp nơi.
Trong giai đoạn này cuộc họp của tất cả các giám mục trong vùng
Turin tại Villanovetta, từ ngày 25 tháng Bảy đến ngày 29 tháng Bảy năm
1849 thật quan trọng. Các giám mục quan tâm tạo ra một mặt trận chung
để đối mặt với tình hình chính trị và tôn giáo mới. Giữa các vấn đề khác,
vấn đề báo chí được xem xét. Các giám mục Mondovì (Ghilardi và
Moreno), đã được mời gọi “để lập một kế hoạch liên kết báo chí và phổ
biến các sách tốt của giáo hội.”
Ta phải chú ý đặc biệt đến các định hướng luân lý và mục vụ thịnh
hành. Ta sẽ chỉ ra thêm một số yếu tố khi bàn về Convitto Ecclesiastico,
định hướng thần học luân lý do Thánh Alphonsô Liguori đưa ra, và với
linh đạo giới trẻ, được phát triển cách riêng nhờ sự tái sinh của Dòng
Tên.10
3. Thay đổi trong lãnh vực kinh tế xã hội
Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế và xã hội nước Ý trông giống
như một bản đồ nhiều màu được chia tỉ lệ theo các khu vực và cơ cấu
chính trị khác nhau. Dân số nước Ý vào đầu thế kỷ là 18 triệu người;
khoảng năm 1850 là 24 triệu; đến cuối thế kỷ ấy là 34 triệu. Đất nước
này dựa vào nông nghiệp và tiểu doanh nghiệp (hàng thủ công địa
phương). Nó giữ cơ cấu này, tới một phạm vi rộng lớn, ngay cả sau thời
10 xem P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità cattolica, 2, (Rome, LAS
1979/1981); và Don Bosco nella storia economica e sociale (1815-1870), (Rome,
LAS 1980). Ghi chú ngắn gọn sau đây là một hướng dẫn: “Chúng ta không nên ngạc
nhiên nếu cả ở Đền thờ tại Lanzo và tại Convitto Ecclesiastico, tinh thần Dòng Tên
thắng thế và những đặc trưng của nó ghi dấu những buổi hội họp thiêng liêng do
Guala hướng dẫn: khoa tu đức của I-nha-xi-ô, một cuộc đấu tranh quyết định chống
lại phái Gian-se-nit và chủ nghĩa hoàng vương (Regalism), một sự sùng kính chân
thành và dịu dàng đối với Thánh Tâm, đối với Đức Maria, đối với Đức Giáo Hoàng,
năng lãnh nhận các bí tích, thần học luân lý theo tinh thần của Thánh An Phong”: F.
Bauducco SJ, “San Giuseppe Cafasso e la Compagnia di Gesù”, trong La Scuola
Cattolica 88 (1960): 289.
25

3.8 Page 28

▲back to top
kỳ công nghiệp hóa đầu tiên vào cuối thế kỷ ấy.11 Những khác biệt giữa
vùng này và vùng khác và nhất là sự khác biệt giữa miền bắc và miền
nam rất rõ ràng. Tình trạng này khiến cho ‘vấn đề phía nam’ trầm kha
thêm. Sự nghèo đói, theo các mức độ khác nhau, có mặt khắp nơi, nhưng
nông thôn và miền núi nghèo khổ hơn ở thành thị; người nghèo đã di cư
đến các thành phố. Đi kèm theo đó là bệnh tật, thể và tinh thần, nhiều
người chết đói hoặc thiếu dinh dưỡng, điều không thể tránh được.12
Những dấu hiệu phiến diện của tiến trình hồi phục xuất hiện
khoảng năm 1850. Một trong những trung tâm ở đó những dấu hiệu này
thì rõ ràng hơn chính là miền Piedmont và cách riêng thành phố Turin.
Suốt thế kỷ 19, Turin, thủ phủ của vùng Savoy, ghi nhận rằng dân số,
kinh tế và chương trình xây dựng bành trướng đáng kể. Dân số thành phố
này tăng gấp năm lần, từ 65.000 người vào năm 1802 lên đến 320.000
người vào năm 1891. Nhịp tăng trưởng mau lẹ cách đặc biệt trong giai
đoạn ba mươi năm, 1835-1864: (dân số tăng từ 117.000 lên 218.000, và
cách riêng trong giai đoạn giữa năm 1848 -1864 (từ 137.000 đến
218.000).13
Trong thời kỳ năng động nhất vào thuở ban đầu của Nguyện xá,
dân số của Turin đã tăng khoảng 80.000 người và từ 1858-1862 khoảng
25.000 người. Những lý do để gia tăng như thế không chỉ là chính trị
xã hội mà còn là kinh tế: nông thôn và vùng núi đói kém, số nhà máy
trong thành phố tăng lên, nhà máy dệt, kho vũ khí, nhà máy xay, xí
11 xem công cuộc với sự cộng tác căn bản, ed. G. Mori, L’industrializzazione in Italia
(1861-1900), (Bologna: Il Mulino 1981), II, ed., 509.
12 xem F. della Peruta, “Aspetti della società italiana nell’Italia della restaurazione”,
trong Studi storici 17 (1976) n.2, 27-68; Timore e carità. I poveri nell’Italia moderna.
Công vụ Hội nghị về Pauperismo e assistenza negli antichi stati italiani, Cremona,
28-30 tháng Ba năm 1980, ed. G. Politi, M. Rosa and F. della Peruta, (Cremona: Ediz.
del Convegno 1982), ch 14, 500; A Monticone (Ed.), Poveri in cammino. Mobilità e
assistenza tra Umbria e Roma in età moderna, (Milan: F. Angeli 1993), Chương 14,
417; F. della Peruta (ed.), Malattia e medicina, vol 7 of the Annals of Storia d’Italia,
(Turin:. Einaudi 1984, Chương 20, 1293.
13 Trong tác phẩm của cha Pietro Barico, trong vài năm là phó thị trưởng thành phố,
chúng ta thấy một hình ảnh Turin thực sự: Torino descritta (Turin: G.B.Paravia and
Comp. 1869), 972.
26

3.9 Page 29

▲back to top
nghiệp thực phẩm, nhà máy vũ khí, kinh doanh xe khách, sản xuất thuốc
lá, các thủ tục quan liêu gia tăng đặc biệt đối với việc làm, mở rộng khu
vực xây dựng (tạo ra nhiều công ăn việc làm), hệ thống thông thương
liên lạc được cải thiện (trong 1858, Piedmont có được 936 km đường sắt,
trong khi Vương quốc Naples chỉ có 100 km và Nhà nước Giáo hoàng
chỉ có 17 km), các điều khoản lập pháp ngoại thường, các sáng kiến do
chính quyền dân sự tạo ra để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng có thể xảy
ra liên quan đến việc chuyển dời Thủ đô từ Roma đến Florence (1865).14
Tất cả những điều trên giải thích hiện tượng di cư điển hình
trong khu vực đó; nó rõ ràng đã trở thành hoạt động tông đồ nguyện
xá đầu tiên của Don Bosco - một hiện tượng đã phát triển ở Ý và Pháp
và là duyên cớ để thiết lập một số công cuộc từ thiện trong thập niên
năm 1870.
4. Thay đổi trong các lãnh vực văn hóa, giáo dục và học thuật
Thời gian tạm lắng trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ ấy,
cách riêng sau năm 1830, được theo sau bởi mối quan tâm ngày một hơn
đến văn hóa và trường học cho tầng lớp lao động. Hoạt động huấn giáo
được đặt trong bối cảnh là sự bành trướng sư phạm và học thuật đáng kể
ở bình diện châu Âu và ở một mức độ nào đó, ở bình diện nước Ý và
Piedmont.15
Sự nở rộ của phong trào Lãng mạn quay trở lại tiền bán thế kỷ ấy;
những cái tên như Froebel, Pestalozzi, cha Girardi và những người khác
thuộc trường phái duy thực Herbart, nhà linh đạo trong việc định hướng,
và sau này lại theo khoa giảng dạy sư phạm thực nghiệm. Ở Piedmont,
các nhà trẻ của Ferrante Aporti được chấp nhận sau nhiều tranh cãi đã
14 G.M. Bravo, Torino operaia: mondo del lavoro e idee sociali nell’età di Carlo
Alberto, (Turin, Fondazione Luigi Einaudi 1968), 300.
15 Như phần lớn dân số châu Âu, dân số của Ý qua nửa thế kỷ đó bị mù chữ. Tuy nhiên
Don Bosco bắt đầu công cuộc của mình ở Piedmont; đây là vùng biết chữ nhiều nhất
và ít nghèo hơn.
27

3.10 Page 30

▲back to top
bắt đầu ở Cremona vào tháng Mười Một năm 1828, điều ấy trở nên hiển
nhiên đáng kể từ thập niên 1930 trở đi.
Sau này chúng ta sẽ đề cập đến những liên hệ thực sự hoặc giả
thuyết giữa các sáng kiến mới của thế kỷ 19 trong lãnh vực giáo dục và
các cơ sở giới trẻ được Don Bosco lập ra.16
Khi nhìn vào tổ chức trường học, theo Regolamento (Quy chế) của
Charles Felix (1822), có một sự đoạn tuyệt dứt khoát với quá khứ. Năm
1848, điều này đã bị khích động bởi Luật Boncompagni vốn chấp thuận
Nhà Nước được độc quyền trong giáo dục, do đó đặt tất cả giáo dục công
cộng vào tay Bộ trưởng, Ngoại Trưởng. Luật Casati ngày 13 tháng Mười
Một năm 1859 đã phê chuẩn chung cục cơ cấu tổng quát mới của giáo
dục công lập.17 Thời kỳ nghỉ ngơi được cấp cho các trường tư thục, không
thuộc Nhà Nước, bị ban điều hành giảm thiểu, năm từng năm, theo cách
không thể chấp nhận được theo pháp lý. Chính Don Bosco đã trải nghiệm
điều này khi điều hành trường học của mình. Nhưng ngay cả bước tiến
của hệ thống trường công lập ở Ý tỏ ra cũng rất chậm chạp và khó khăn,
đặc biệt là đối với các trường tiểu học và trường học dành cho các tầng
lớp lao động.18
16 xem A. Gambaro, “La pedagogia italiana nell’età del Risorgimento, trong Nuove
questioni di storia della pedagogia, 2, (Brescia: La Scuola 1977), 535-796; D. Bertoni
Jovine, Storia della scuola popolare in Italia, (Turin, Einaudi 1954), 511.
17 xem V. Sinistero, ‘La legge Boncompagni del 4 ottobre 1848 e la libertà della scuola’,
trong Salesianum 10 (1948): 369-423.
18 xem G. Gozzer et al., Cenni di storia della scuola italiana dalle legge Casati al 198
( Rome, Armando 1982), 147; D. Ragazzini, Storia della scuola e storia d’Italia
dall’Unità ad oggi (Bari: De Donato 1982), 276; D. Ragazzini, Storia della scuola
italiana. Linee generali e problemi di ricerca, (Florence, Le Monnier 1983), 132. Về
tình trạng những năm liền sau Luật Casati, xem tài liệu quan trọng của G. Talamo, La
scuola dalla legge Casati alla inchiesta del 1864, (Milan, Giuffré 1960), Chương 7,
420; một số đặc biệt của tạp chí I Problemi della pedagogia 5 (1959) n.1, Tháng 1-2
dành cho Luật Casati ngày 13 tháng Mười Một năm 1859, nó trở thành luật cho các
trường ở Ý cho đến tận cuộc cải cách Gentile năm 1923.
28

4 Pages 31-40

▲back to top

4.1 Page 31

▲back to top
CHƯƠNG 2
DỰ PHÒNG TỐT HƠN LÀ CƯỠNG BỨC
Sau kinh nghiệm không lường trước và đau thương của Cách
mạng Pháp việc lật đổ hơn kém tận căn cái trật tự cũ do Napoléon
Bonaparte lập ra (1769-1821), châu Âu hơn bao giờ hết dường như bị
ám ảnh bởi ý tưởng 'dự phòng'. Đi kèm với nó là những kế hoạch
‘Phục hưng’ mang sắc thái khác nhau tùy thuộc vào hệ tư duy hoặc
văn hóa này nọ.
Những tầng lớp bảo thủ, phản động khác nhau cũng xem sự phục
hưng dự phòng là thứ gì đó dựa trên sợ hãi, hơn là một ám chỉ đến
đàn áp. Đó là nỗi sợ hãi những nhà cách mạng mới, các bè phái, các hội
bí mật, chủ nghĩa tự do, (đại diện cho tự do báo chí, hiệp hội và việc thờ
phượng). Cũng có hơi hướng ngờ vực đối với những trải nghiệm giáo
dục mới được cho là mang tính lật đổ. Ngay cả các phương pháp giảng
dạy mới, dạy học tương hỗ, các trường học cho tầng lớp lao động, các
nhà trẻ kết nối với De Maistre, Monaldo Leopardi, Clement Solaro della
Margherita, bị coi là mối đe dọa đối với nguyên tắc quyền bính vì họ
nhắm đào tạo mọi người sử dụng quyền lý luận của họ mà thôi và độc
lập với gia đình và Giáo hội. Điểm nhấn là trên sự cảnh giác nghiêm ngặt,
sự phê bình phòng ngừa, khi cung cấp ‘những cuộc truyền giáo cho quần
chúng’, để giành họ lại cống hiến cho họ các tiêu chuẩn luân lý thông
qua tôn giáo và sự ngăn ngừa mọi sự nhàn rỗi và phóng túng.
Trái lại, giữa những người ôn hòa hoặc có đầu óc rộng mở, có một
xu hướng đòi lại những gì được coi là hợp lệ từ trật tự cũ chẳng hạn sự
dạy dỗ, việc thực hành tôn giáo, giá trị luân lý truyền thống; nhưng cũng
có một xu hướng chấp nhận những đóng góp mới như truyền bá ‘ánh
sáng’ kiến thức, việc dần dần mở rộng các trường tiểu học và trường kỹ
thuật cho các tầng lớp lao động, việc lượng giá lại lao động và tình liên
đới xã hội, việc thừa nhận các phương pháp công bằng hơn, nhân văn
hơn là thiết thân với quá trình đối mặt với các bệnh kinh niên của xã hội
29

4.2 Page 32

▲back to top
là nghèo đói và phạm pháp, việc phát triển các công cuộc bác ái và sự
tương trợ xã hội, truyền bá sách báo tốt, lập ra các thư viện bình dân và
v.v.
Trong bối cảnh này, chúng ta để ý một khẳng định có hệ thống hơn
về ‘nguyên tắc dự phòng’, đến mức nó được diễn dịch rõ ràng thành thuật
ngữ ‘Hệ thống Dự phòng’ mà sau đó sẽ trở thành sự kiện lịch sử trong
giai đoạn sau.
Thuật ngữ này mang những dấu ấn riêng biệt của thế kỷ ấy. Thực
vậy, dù được nhấn mạnh khác nhau, thuật ngữ này trở thành phổ biến
trong bầu khí Phục hưng, phản ánh những nét đặc trưng của nó và các
khía cạnh đa dạng của các nhóm khác nhau. Những người hoài cổ chế độ
, ancien régime, những người theo chủ nghĩa 'cha truyền con nối'
(Legitimist) có thể tán thành nó, dù hoàn toàn biết họ không thể đơn giản
trở lại quá khứ; nó cũng có thể được tán thành bởi những người ôn hòa
đồng tình với những gì mới mẻ tới một mức độ nào đó, cởi mở với
tính tân thời (modernity), cũng như bởi những người trong tâm trí có
những dự án táo bạo hơn. Laurentie, Pavoni, Champagnat, Aporti,
Rosmini, Dupanloup, Don Bosco và nhiều người khác có thể được liên
kết cách hợp pháp, ít nhất là khái quát, với ‘Hệ thống Dự phòng. Tuy
nhiên, những hoàn cảnh thực tế, hệ tư duy khác nhau, mục tiêu hoặc sự
sẵn sàng khác nhau đã mang lại những sắc thái khác nhau cho cùng
những tầm nhìn hoặc những kinh nghiệm cơ bản và cung cấp một số tính
năng rõ ràng khác biệt.
Đây là cùng một loại hàm hồ hoặc đa giá liên quan đến ‘sự bất an
đối với dự phòng’; nó dường như xâm nhập toàn thế kỷ đó ở những thời
điểm khác nhau và từ những quan điểm khác nhau. Don Bosco dường
như đồng ý với nó về các cấp độ văn hóa, chính trị, mục vụ và giáo dục,
nhưng ở dạng thức vừa phải hơn. Ngài tỏ rõ điều này cả trong những tác
phẩm Storia ecclesiastica (Lịch sử Giáo Hội), năm 1845 và La Storia
d’Italia (Lịch sử nước Ý), năm 1855.
30

4.3 Page 33

▲back to top
H: Ai bắt đầu cuộc Cách mạng Pháp?
Đ: Các hội bí mật, một số kẻ cuồng tín được gọi là ‘illuminatihay
‘những người Khai Sáng; cùng với một số triết gia họ ngụy tạo là
thể cải cách thế giới bằng cách cho mọi người sự Bình Đẳng và Tự
Do. Những người này chịu trách nhiệm xúi bẩy cuộc đàn áp bắt đầu
vào năm 1790 và kéo dài 10 năm và gây bao đổ máu.1
Trong thời kỳ gần năm mươi năm, hòa bình ngự trị tuyệt đối ở Ý và gần
như khắp châu Âu. Chính bầu khí yên bình này đã cho phép nhiều bộ óc
danh tiếng làm phong phú thêm các ngành khoa học và nghệ thuật với
những đóng góp hữu ích nhưng nó cũng mang lại cho các hội bí mật một
phương cách dễ dàng để thực hiện kế hoạch của họ.
Những hội bí mật này thường được biết đến Carbonari (người
than), Franchi Tiratori (Franchs Machons – Những Thiện Xạ),
Jacobites, Illuminati (người Khai Sáng) và lấy những tên khác nhau
vào những thời điểm khác nhau, nhưng tất cả đều có cùng những mục
tiêu. Họ nhắm lật ngược xã hội hiện tại mà họ không thích, vì họ
không tìm thấy sự nâng đỡ phù hợp cho những tham vọng của họ,
hoặc không đủ tự do để tháo lỏng đam mê của họ. Để phá hủy xã hội,
họ nỗ lực mọi cách để hạ gục mọi tôn giáo và loại bỏ mọi cảm thức
luân lý khỏi lòng con người, để tiêu diệt tất cả các loại thẩm quyền
đạo giáo và dân sự, nghĩa là Giáo hoàng Roma và Ngai [Vua]
Nhiều người dễ dàng bị dẫn dụ ghi danh mình vào các hội này vì lúc
ban đầu không có dấu hiệu cho thấy họ có mục tiêu xấu xa … Những
điều độc nhất được đưa ra để thảo luận là tình huynh đệ, lòng nhân
đạo và những thứ tương tự như vậy … Đó là tầng lớp trung lưu, cụ
thể là giới trưởng giả, bắt đầu cuộc Cách Mạng ấy bằng cách lạm
dụng tầng lớp thấp hơn; đến lượt mình, tầng lớp này quyết định tiếp
tục và biến nó thành đại thể, như thực sự đã xảy ra. Rồi, cả hàng trăm
người thuộc tầng lớp trung lưu vốn đã kết án chết các linh mục và quý
tộc, chính họ đã bị đưa lên giá treo cổ. Vì cuộc Cách Mạng này, những
gì đứng đầu trong xã hội đã bị hạ bệ, và những gì ở đáy lên đứng đầu
xã hội: đó là cách mà tình trạng hỗn loạn của quần chúng lên thống
1 G. Bosco, Storia ecclesiastica ad uso delle scuole utile per ogni ceto di persone,
(Turin, Speirani and Ferrero 1845), 342-343. OE I 500-501.
31

4.4 Page 34

▲back to top
trị. Các hội bí mật chịu trách nhiệm gây ra cuộc Cách Mạng Pháp, đã
tìm cách vào Ý, và thông qua họ, những ý tưởng quyến rũ về tự do,
bình đẳng và cải cách đã lan rộng khắp nơi.2
Câu trả lời cho câu hỏi trên cho thấy rõ rằng ‘thế kỷ khai sáng’
không hoàn toàn tiêu cực. Thực vậy, khía cạnh lành mạnh và thích đáng
của nó “cho phép nhiều bộ óc danh tiếng làm phong phú thêm các ngành
khoa học và nghệ thuật với những hiểu biết hữu ích”. Khi xảy ra, điều
này đã đóng góp rất lớn cho những ý tưởng mới vốn sẽ tìm được vị trí lý
tưởng và hiệu quả của mình trong số các yếu tố tích cực của ‘Hệ thống
Dự phòng’, cùng với những yêu cầu ôn hòa đối với lý tính (rationality)
(được hiểu là ‘sự hợp lý’ nhiều hơn), sự tự do, tình huynh đệ và tính nhân
bản vốn tạo nên nội dung của tình nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo
(humanitarianism) hòa hợp với chân lý Kitô hữu.
Trong suốt thế kỷ 19, hiện tượng toàn cầu về “sự bất an đối với
sự ngăn ngừa” sẽ được thể hiện ở năm cấp độ sau: chính trị, xã hội,
luật pháp và hình phạt, phúc lợi và cuối cùng là học thuật, giáo dục và
tôn giáo.
1. Sự ngăn ngừa theo diện chính trị
Nguyên tắc dự phòng’ khởi hứng những người tham dự Hội Nghị
Vienna: họ đã tập hợp để vẽ lại bản đồ chính trị châu Âu sau cơn bão lửa
Napoléon. Họ nhằm mục đích khôi phục lại trật tự cũ, tuy nhiên giữ lại
các yếu tố tích cực hoặc chưa có sẵn mà các ý tưởng mới và thời đại mới
đã tạo ra.
2 G. Bosco, Storia d’Italia raccontata alla gioventù da’ suoi primi abitatori sino ai
nostri giorni, (Turin, Paravia e Comp. 1855), 455-457, OE VII 455-457. Theo Don
Bosco, kế hoạch ‘giáo phái’, tiếp tục sau Đại hội Vienna: “Đồng thời, những hội bí
mật đã đẩy nước Pháp vào tình trạng hỗn loạn, chúng đã hình thành một kế hoạch
mới và kỳ lạ để thành lập một nước cộng hòa duy nhất gồm tất cả các vương quốc
Nước Ý. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, để thành công, trước tiên họ phải phá hủy tất
cả các ngai vua ở Ý và chính tôn giáo... trong khi họ tìm mọi cách để người dân chống
lại các vị vua của họ, yêu cầu một hiến pháp giống như đã được ban hành ở Tây Ban
Nha, nhờ đó nhà Vua đã trao một số quyền lực của mình cho nhân dân và mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật” (G. Bosco, Storia d’Italia, 476, OE VII 476).
32

4.5 Page 35

▲back to top
Dù sao đi nữa, nói chung những điều sau đây đã được khẳng định
lại, ít nhất một cách cơ bản: khái niệm thẩm quyền tôn giáo và một cách
hẹp, thẩm quyền người cha ở mọi bình diện, giáo hội, dân sự và tại gia;
việc tuân thủ luật pháp và sự vâng lời như một yếu tố thiết yếu làm cân
bằng trong các mối tương quan liên vị; người ta mong đợi người dân
được thịnh vượng và hạnh phúc Nhà Nước quản trị chăm sóc sẽ được
vững chắc, công bằng và được đảm bảo bởi một trung ương mạnh; người
ta giao các trách nhiệm và quyền lực theo uy tín xã hội, tinh thần và kinh
tế của các cá nhân được kêu gọi chia sẻ chúng; và cuối cùng là sức mạnh
tái sinh và xã hội của Kitô giáo.
Tuy nhiên, cùng với các định hướng chuyên chế những thực tại
đàn áp, sự đổi mới cũng tỏ lộ cách mạnh mẽ. Anh, Pháp, tiếp theo là Na
Uy, Hà Lan và một số quốc gia Đức, đã cho mọi người cảm thấy tầm
quan trọng của họ trong vấn đề này.
Việc khôi phục tất cả các quyền lực hợp pháp không có nghĩa là
trở lại thuần túy và đơn giản một trật tự cũ. Đây là đề nghị của Charles-
Maurice de Talleyrand-Perigord, vị đại biểu thông minh của Pháp tại Hội
Nghị Vienna. Đưa ra quan điểm của mình, vị đại biểu Pháp nói: “Mọi
người ngày nay nghĩ (có lẽ ngập ngừng), là các chính phủ chỉ tồn tại
dân chúng… và một quyền lực hợp pháp là quyền lực tốt nhất phù hợp
để đảm bảo hạnh phúc và hòa bình của họ… thành lập chính phủ theo
cách tránh mọi động cơ có thể xảy ra vì sợ” quả là ít thuận lợi cho người
cầm quyền hơn cho các người thuộc quyền".3 Đức Giáo Hoàng Piô VII
nắm giữ cùng một niềm tin như vậy vào năm 1816 khi ngài tổ chức lại
sự quản trị các Tỉnh của Nhà Nước Giáo Hoàng mà mới đòi lại được:
Trong các tỉnh này, các sự việc không thể trở lại trật tự cũ được rồi.
Phong tục mới đã thay thế những cái cũ; những ý kiến mới đã lẻn vào;
mọi người gần như chia sẻ chúng trong các lĩnh vực quản trị và kinh
3 C. Talleyrand, Relazione al Re durante il suo viaggio da Grand a Parigi (tháng Sáu
năm 1815), trong Mémoires, 3, 197ff, được C. Barbargallo trích dẫn, Storia
Universale, . 5V, Phần 2: Dall’età napoleonica alla fine della prima guerra mondiale
(1799-1919), (Turin: UTET 1946), 1089. Guizot, Cousin, Royer-Collard etc., thuộc
cùng những đường nét giống nhau.
33

4.6 Page 36

▲back to top
tế công cộng khác nhau; người ta chấp nhận những ‘ngọn đèn’ mới
theo gương các quốc gia châu Âu khác. Do các tỉnh được nói ở trên,
những ‘ngọn đèn’ này đòi buộc phải thiết yếu thừa nhận một hệ thống
mới phù hợp hơn với hoàn cảnh dân số hiện tại, những hoàn cảnh
khác nhiều so với trước đây.4
Một sự bảo đảm trật tự và cân bằng lớn lao hơn cho tương lai đã
được một số người giữ vai trò chủ đạo ở Vienna tìm kiếm thông qua Liên
Minh Thánh, được những người cầm quyền nước Phổ, Áo và Nga soạn
thảo ngày 26 tháng Chín năm 1815.
Liên Minh Thánh được hướng dẫn bởi các nguyên tắc Kitô hữu
như được ba Hội Thánh thể hiện: Chính Thống, Công Giáo và Luther.
Nó nhắm cung cấp mối dây huynh đệ vững chắc giữa những người đã ký
nó, và mối dây hiền phụ giữa họ và các dân tộc tương ứng của họ để đảm
bảo châu Âu được ổn định và hòa bình.
Hai điều khoản đầu tiên nổi bật như một tổng hợp của 'hệ thống
ngăn ngừa’ được sử dụng ở cấp độ chính trị - tôn giáo.
Điều 1. Tuân theo lời Kinh thánh răn dạy con người đối xử với nhau
như anh chị em, ba vị lãnh đạo kết giao sẽ vẫn hiệp nhất bằng mối
dây huynh đệ chân chính và bất khả phân ly và coi nhau như đồng
bào trong bất kỳ dịp nào và nơi nào, họ sẽ hỗ trợ, giúp đỡ và cứu trợ
lẫn nhau; trong khi coi mình là cha của một gia đình đối với những
người thuộc quyền và quân đội của mình, các vị ấy sẽ hướng dẫn họ
với cùng một tinh thần huynh đệ, qua đó họ được khơi gợi để bảo vệ
tôn giáo, hòa bình và công lý.
Điều 2. Do đó, nguyên tắc độc nhất ưu thắng, cả giữa những chính
phủ nói trên lẫn giữa những người thuộc quyền của họ, sẽ là nguyên
tắc phục vụ lẫn nhau: với lòng nhân từ không thể thay đổi, nguyên tắc
ấy biểu hiện rằng tình mến lẫn nhau đó phải sinh động họ; nguyên tắc
ấy coi tất cả mọi người là thành viên của cùng một quốc gia Kitô giáo;
4 Moto proprio della Santità di Nostro Signore Pap Pio settimo in data delli 6 luglio
1816 sulla organizzazione dell’Amministrazione Pubblica esibito negli atti del Nardi
Segretario di Camera nel dì 15 del mese ed anno suddetto. (Rome, Presso V. Poggioli
Stampatore della Rev. Cam. Apost. 1816), 5.
34

4.7 Page 37

▲back to top
nguyên tắc ấy nhìn vào các vua đồng minh như được Đấng Toàn Năng
giao phó để cai quản ba nhánh của cùng một gia đình, đó là Áo, Phổ
và Nga. Làm như vậy người ta sẽ tuyên bố rằng quốc gia Kitô hữu
mà nhà cầm quyền và người dân tạo thành, thực sự không có người
cầm quyền nào khác ngoài Đấng mà mọi quyền lực thuộc về Người,
bởi vì trong Người chúng ta có thể tìm thấy kho báu tình yêu, kiến
thức và sự khôn ngoan vô hạn, đó là Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế của
chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, Lời của Đấng Tối Cao, Lời sự sống.5
Một cuộc tranh luận chính trị về các phương án đàn áp - dự phòng
đã được tổ chức ở cấp châu Âu trong hậu bán thế kỷ đó, do Đảng Xã hội
Quốc tế (Luân Đôn, năm 1864) ra đời. Nhưng tại thời điểm này, các điều
kiện văn hóa và xã hội đã thay đổi sâu sắc.
Hai mặt trận khá di động được hình thành: một có khuynh hướng
tự do và thịnh hành ở Anh, Áo và Ý; mặt trận kia cứng rắn hơn và thịnh
hành ở Pháp, Tây Ban Nha, Phổ và Nga. Bộ trưởng Ngoại giao Ý,
Visconti Venosa, tin rằng để đấu tranh chống lại các đảng viên Quốc tế
Xã hội Chủ nghĩa: “đối với chính phủ, cảnh giác để vô hiệu hóa những
hoạt động của những kẻ gây phiến động, ngăn ngừa âm mưu của bọn họ
kiên cường bảo vệ đất nước chống lại những nguy hiểm nghiêm trọng
như thế là đủ. Sau cùng, người ta có thể dùng các biện pháp ngăn ngừa
để chống lại những học thuyết phá hoại đang lan rộng đang đe dọa
châu Âu với một kiểu man rợ mới”. Nhưng các biện pháp như vậy phải
“tương thích với các cơ sở phong tục của chúng ta”. Trái lại, mặc dù
là một người tự do, Bộ trưởng Tây Ban Nha Praxedes Mateo Sagasta
cấm Đảng Xã hội Quốc tế. Pháp làm theo với một luật vào ngày 13 đến
14 tháng Ba năm 1872.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Francois Remusat, nghĩ rằng “các biện
pháp ngăn ngừa là phù hợp; nghĩa là, coi chính sự kiện thuộc về Đảng
Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa là một tội ác” quả là phù hợp. Như vậy, lập
5 Hầu hết những người cầm quyền đều tham gia Liên minh Thánh. Ở ngoài và chống
đối nó là Đức Giáo Hoàng và nước Anh: A. Desideri, Storia e storiografia, Vol 2
“Dall’Iluminismo all’età dell’Imperialismo”, 415-416.
35

4.8 Page 38

▲back to top
trường của Pháp mang tính đàn áp nhiều hơn lập trường của chính phủ
Ý.
Một lần nữa, chính phủ Roma cho thấy, về cơ bản, một khuynh
hướng ngả về việc chấp nhận lối tiếp cận tự do kinh doanh, laissez faire,
của Anh và không nhất thiết ngả về các biện pháp phòng ngừa và chung
chung. Đầu tiên, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, Lanza, và sau đó, Bộ Trưởng
Tư Pháp, De Falco, cho đồng nghiệp của họ Bộ Trưởng Ngoại Giao biết
rằng không thể đồng ý với lập trường của Tây Ban Nha và Pháp… Não
trạng của các chính trị gia Ý gần gũi hơn với thái độ của Granville và
Gladstone vốn hết sức rõ ràng là tự do, tất cả đều thấm nhuần nguyên
tắc, dưới diện chính trị nội bộ, được coi là nguyên tắc khai báo của chủ
nghĩa tự do Anh và cũng là nguyên tắc của chủ nghĩa tự do châu Âu,
nghĩa là nguyên tắc đàn áp chứ không phải ngăn ngừa. Sau đó, hai đại
diện của Cánh Tả, Cairoli và đặc biệt là Zanardelli, đã công khai tuyên
bố nguyên tắc nói trên. Lập trường này mâu thuẫn với Crespi vốn là một
trong những nhà quán quân của sự cai trị mạnh bạo và là người ủng hộ
nguyên tắc ngăn ngừa. Nhưng, ít nhất trong những ngày đó, vào năm
1871-1873, nguyên tắc đàn áp cũng được những người cánh hữu ủng hộ.6
Trong bài phát biểu tại Pavia vào ngày 15 tháng Mười năm 1878,
Bộ Trưởng B. Cairoli nói thế này: “Quyền bính cai trị phải đảm bảo trật
tự công cộng không bị xáo trộn; khi đàn áp, không mủi lòng và trong
ngăn ngừa, không tuỳ hứng”.7 Giuse Zanardelli chia sẻ cùng một lập
trường chính trị ấy.8
Ngày 5 tháng Mười Hai năm 1878, Phanxicô Crispi tuyên bố rằng:
Quyền bính chính trị có quyền ngăn ngừa tội phạm giống như cơ quan
tư pháp có quyền đàn áp chúng. Ông đã minh định tuyên bố của mình
6 F. Chabod, Storia della politica estera italiana dal 1870 al 1896, (Bari: Laterza 1962),
435-436. Về toàn bộ vấn đề, xem 392-454 (La libertà e la legge).
7 B. Cairoli, Discorso pronunciato in Pavia…il 15 ottobre 1878, (Rome 1878), 6, được
F. Chabod trích dẫn, Storia della politica esterna 435, n.1.
8 G. Zanardelli, bài diễn văn bầu cử ở Iseo, ngày 3 tháng Mười Một năm 1878, và các
bài diễn văn trong Viện vào ngày 5 và 6 tháng Mười Hai năm 1878, được F. Chabod
trích dẫn, Storia della politica estera
36

4.9 Page 39

▲back to top
bằng cách nhấn mạnh chính quyền cần phải dùng một quyết định độc
đoán nào đó, khi thực hiện các hành vi ngăn ngừa. Sự ngăn ngừa tùy
nghi này hệ tại ở việc sử dụng một phức hệ gồm các hành vi khôn
ngoan, thận trọng, các điều khoản an toàn và luân lý nhờ đó chính phủ
có thể giữ bình an công cộng mà không rời vào chuyên quyền. Thực
thi việc này chắc chắn là khó khăn. Người thực hiện nó không chỉ có
tầm nhìn xa mà còn phải được một cảm thức công bằng lớn lao
một cảm thức luân lý sâu sắc hướng dẫn.9
Thật khá thú vị: vào tháng Hai năm 1878, Don Bosco đã gửi cho
Bộ Trưởng Crispi một bản tóm tắt phác thảo Hệ thống Dự phòng trong
giáo dục, Il sistema preventivo nell’educazione, trong khi ngài đã hứa
cũng sẽ gửi một bản cho vị kế nhiệm ông là Zanardelli, Bộ Trưởng Bộ
Nội Vụ, vào tháng Bảy năm l878.10 Người ta có thể tưởng tượng việc sử
dụng các thuật ngữ 'dự phòng' và ‘cưỡng bức’ trong giáo dục có thể đã
tác động đến hai người đó, vốn quen sử dụng theo một nghĩa chính trị
đối nghịch.11
Sau công việc chuẩn bị được hai ủy ban thực hiện, một của Đức
một của Áo, từ ngày 7 tháng Mười Một đến ngày 29 tháng Mười Một
năm 1872, một hội nghị được tổ chức tại Bá Linh, kết thúc bằng cách
ủng hộ các biện pháp đàn áp đối với tội ác xã hội. Người ta không ban
hành biện pháp nào cho việc can thiệp ngăn ngừa chống lại mối nguy
hiểm chủ nghĩa xã hội có tính lật đổ.12
9 Discorsi parlamentari II 313 (ngày 5 tháng Mười Hai năm 1878), được F. Chabod
trích dẫn, Storia della politica estera. 436, n.3. Tách những ý kiến tự do ra, F. Crispi
hoàn toàn độc đoán trong hoạt động chính trị. “Lý thuyết đàn áp được Zanardelli và
Cairoli yêu thích bị đặt sang một bên và thay thế bằng cách ngăn ngừa; và ngay cả
trong ngăn ngừa, cách thức của Crispi hoàn toàn sống sượng”.
10 Các lá thư, ngày 21 tháng Hai và 23 tháng Bẩy năm 1878, E III 298-299 và 366-367.
11 Tuy nhiên, cho dù trong sư phạm hay chính trị, lý thuyết hay thực tiễn, ranh giới giữa
hai hệ thống không bao giờ được xác định chặt chẽ. Những tuyên bố về ý định, sự
chắc chắn, luôn đi kèm với nỗi sợ hãi và e ngại sau đó là những can thiệp độc đoán
và ở một mức độ nào đó ‘đàn áp’. Ngay cả Hệ thống Dự phòng của Don Bosco cũng
có “một lời về các hình phạt”.
12 xem F. Chabod, Storia della politica estera 445. Bá tước Edward de Lounay,
Savoiard, Bộ trưởng Ý tại Berlin và là một người độc đoán, đã bi quan nhận xét: “Một
lần nữa chúng tôi nhận thức rằng có thể thật khó chịu đối với những công chức cao
37

4.10 Page 40

▲back to top
2. Sự ngăn ngừa theo diện xã hội: người bần cùng và kẻ ăn xin
Ý tưởng ngăn ngừa được báo trước trong một số lãnh vực xã hội
trong thế kỷ 17 và 18; nó lại được hỗ trợ tích cực với sức sống mới trong
lãnh vực xã hội nhiều hơn là lãnh vực chính trị, đặc biệt là ở Tây Ban
Nha, Pháp và Anh, và cách riêng về hiện tượng rộng khắp là 'tình trạng
bần cùng và ăn xin', tình trạng tội phạm, trẻ em cần phải được giúp đỡ
và giáo dục. Người ta chú ý đặc biệt đến những thiếu niên bị bỏ rơi, trẻ
em bỏ nhà đi, người lang thang và kẻ ăn xin.13
Trong thế kỷ 19, nước Ý cũng đối diện cùng những vấn đề ấy với
sự tiền công nghiệp hóa và công nghiệp hóa, cùng với vấn đề đô thị hóa,
khi nông dân và dân miền núi tìm kiếm những điều kiện sống và việc
làm ít bấp bênh hơn.
Hiện tượng đô thị hóa này là một bất trật tự thực sự, một vấp phạm
cho giới quý tộc và ôn hòa, và người ta tìm được các phương dược chữa
trị trong các hướng dẫn mà Luy Vives dự phóng trong tác phẩm của ông,
De subventione pauperum (Về cách đáp ứng ra sao nhu cầu của người
nghèo) 1526. Những phương dược này cống hiến sự trợ giúp phúc lợi xã
hội, giáo dục và việc làm trong Hospitaux Generaux của Pháp và ‘Nhà
Lao Động’ của Anh.
cấp và luật gia khi phải lên kế hoạch cho điều gì đó thực tế và hiệu quả liên quan đến
những biện pháp cần phải thực hiện cho việc phòng ngừa hoặc đàn áp ... Chúng ta
cũng có thể hy vọng rằng các chính phủ sẽ tránh xa thói quen truyền thống của họ và
công khai đấu tranh chống lại một hiệp hội vốn chỉ có mục tiêu là hủy hoại xã hội
bằng mọi phương thế cách mạng, cùng với gia đình”, (được F. Chabod trích dẫn,
Storia della politica esterna. 450, n.2.)
13 xem J.P. Gutton, La société et les Pauvres. L’exemple de la généralité de Lyon, 1534-
1789, (Paris, Les Belles Lettres 1971); G. Huton, Người Nghèo của nước Pháp thế kỷ
18, 1750-1789, (Oxford, Clarendon Press 1974); J.P. Gutton, L’état et la mendicité
dans le première moitié du XVIIIe siècle, Auvergne Beaujolais Forez Lyonais [Feurs],
Centre d’Etudes Forèziennes sur l’Histoire de la Pauvreté, sous la direction de M.
Mollat, (Paris, Publications de la Sorbonne 1974); A. Monticon, ed., La storia dei
poveri. Pauperismo e assistenza nell’età moderna., (Rome: Edizioni Studium 1985),
12.300 trang, (có một thư mục được xem xét cẩn thận).
38

5 Pages 41-50

▲back to top

5.1 Page 41

▲back to top
Vấn đề ấy cũng được đưa ra tranh luận tại Vương quốc Sardinia
trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, các sự việc nghiêng hẳn về phía ‘ngăn
ngừa'.14
Theo C. L. Morichini (1805 -1879), một linh mục Roma và là Hồng
Y tương lai, thuật ngữ 'ngăn ngừa' bao gồm toàn bộ công cuộc bác ái vì
người nghèo ở Roma: bệnh viện, các cơ sở dành cho các trẻ bị bỏ rơi, trẻ
mồ côi, người già, góa phụ; tổ chức nhận tiền bố thí và cấp cứu, trường
học. Một cách lý tưởng, các công cuộc từ thiện này chăm sóc một người
nghèo từ khi mới sinh, trong giáo dục, trong những thời khắc khó khăn
và thất nghiệp và cuối cùng, ở tuổi già và bệnh tật. “Tất cả những nỗ lực
được thực hiện bởi những người được thúc đẩy do một loại đức ái minh
mẫn hướng đến việc tách người nghèo thực sự khỏi kẻ giả vờ, hướng tới
việc ngăn ngừa sự nghèo khổ ngay từ đầu thay vì trợ giúp, và hướng đến
việc in khắc vào tư duy của dân chúng cần phải có tinh thần lo xa, tiết
kiệm, thu tích nhân đức”.15
Bá tước Charles Hilarion Petitti xứ Roreto (1790-1850), một người
Piemont bảo thủ và khai sáng, chỉ ra một số nguyên nhân công khai ngăn
ngừa giữa các điều khoản phù hợp hơn để loại bỏ các nguyên nhân chung
của tình trạng ăn xin:
Hãy cổ xúy tán trợ việc dạy dỗ căn bản cho những người thuộc
tầng lớp thấp hơn bằng cách hướng dẫn họ đặc biệt hướng tới các
nguyên tắc đạo giáo và luân lý chân thực vốn truyền đạt cho con người
niềm xác tín rõ ràng rằng họ có nghĩa vụ phải làm việc để sinh nhai,
và làm cho họ nhận ra lợi ích nếu đi theo những nguyên tắc này. Hãy
14 xem D. Maldini, “Classi dirigenti governo e pauperismo 1800-1850, trong A. Agosti
and G. M. Bravo, eds. Storia del movimento operaio del socialismo e delle lotte
sociali in Piemonte, 1. Dall’età preindustriale alla fine dell’ottocento, (Bari, De
donato 1979), 185-217.
15 Degl’Istituti di pubblica carità e d’istruzione primaria in Roma. Saggio storico e
statistico do Mons. D. Carlo Luigi Morichini, (Rome, Stamperia dell’Ospizio
Apostolico at Pietro Aurelj 1835), Ấn bản thứ 1, 10-11. Tác phẩm sẽ được khai triển
và xuất bản trong hai lần xuất bản nữa với tựa đề sửa đổi đôi chút:
Degl’Istituti…primaria delle prigioni in Roma… Ấn bản mới, (Rome, Tip. Marini
and Co. 1942), 2 ; Degli istituti di carità per la susstinenza e l’educazione dei poveri
e dei prigionieri in Roma. Libri tre del Cardinale Carlo Luigi Morichini….Ấn bản
sau cùng. (Rome, Thành lập Viện in ấn báo chí 1870) 816 trang. Trích dẫn từ ấn bản
1835.
39

5.2 Page 42

▲back to top
cổ xúy và tán trợ cũng như khuyến khích mở ‘ngân hàng tiết kiệm’…
Các ‘ngân hàng tiết kiệm’ này làm cho một người quen với ý tưởng
rằng họ cần một bảo hiểm cho tương lai và cũng cần phải tiết kiệm;
chúng giữ cho họ tránh xa tật xấu, và đảm bảo quỹ dự trữ để có thể
giúp họ, nếu họ bị một nhu cầu nào đó thúc ép mà không bị buộc phải
dựa vào hội từ thiện công cộng hoặc tư nhân.
Tương tự như vậy, hãy thúc đẩy, bảo vệ và khuyến khích ‘các hội
tương trợ’ giữa các công nhân.16 Theo những gợi ý gián tiếp này…,
một chính phủ hiền phụ, chu đáo và khai sáng có thể mang đến cho
toàn dân luân thường đạo lý tốt đẹp, sự thanh thản, sức mạnh và tiện
nghi.17
Bằng cách kiểm tra các đạo luật đàn áp và chỉ thị được ban hành
đối với tình trạng ăn xin thực tế ở hầu hết các nước châu Âu, Bá tước ấy
cũng nêu bật một số chỉ dẫn phù hợp với ‘sự ngăn ngừa’ và có chiều
hướng tích cực.
Nếu các nguyên nhân xấu không bị loại bỏ, những luật lệ đàn áp và
cưỡng bức không thể luôn luôn đạt được mục tiêu. Vì vậy, bất cứ
chính phủ nào nhắm làm cho mọi người dân tiếp cận được sự thịnh
vượng và luân lý thực sự thì phải thiết lập cơ cấu dân sự của riêng
mình với mọi hình thức học hỏi và chăm sóc tận tình, để một khi các
phương pháp gián tiếp loại bỏ đi các nguyên nhân gây ra tình trạng
ăn xin, thì những phương pháp trực tiếp và phù hợp hơn với hoàn cảnh
do thời gian và địa điểm cung cấp có thể được sử dụng để ngăn chặn
và chấm dứt sự khởi phát bệnh dịch xã hội chết người này.18
Các nhà nhân đạo của thế kỷ 19 đã quen thuộc với chủ đề ‘chuộc người
nghèo’ bằng cách sử dụng giáo dục như sự ngăn ngừa. Thật trùng hợp, cùng
một chủ đề với Morichini được Nam tước Giuse Maria Degerando (hoặc De
Gérando hoặc De Gerando 1772-1842)19, người Pháp, triển khai trong tác
phẩm bất hủ của ông Della Pubblica Beneficenza (Về phúc lợi công cộng):
16 Saggio sul buon governo della mendacità, degli istituti di beneficenza e delle carceri,
bởi Count D. Carlo Ilarione Petiti di Roreto, 1. (Turin, Bocca 1837), 40-42.
17 C.I. Petiti di Roreto, Saggio sul buon governo, 1. 45.
18 C.I. Petiti di Roreto, Saggio 1, 111-112; về pháp chế đàn áp hiện hành không thích
đáng ở nhiều Nhà nước châu Âu khác nhau, xem tr. 90-112.
19 xem S. Moravio về ngài, La scienza dell’uomo nel Settecento, (Bari, Laterza 1970),
223-238.
40

5.3 Page 43

▲back to top
Phần hai, dành cho Istituzioni destinate a prevenire l’indigenza (Các cơ sở
nhằm ngăn chặn nghèo đói).20
Trong tất cả những cách thực hiện đức ái, ngăn chặn tận gốc sự nghèo
khổ ngay từ đầu thì hiệu quả và lành mạnh nhất. Chắc chắn bây giờ
không thể có đức ái ngăn ngừa nào hữu ích hơn việc giáo dục người
nghèo. Thực thế ở đây là hai nét chính của đức ái ngăn ngừa kết hợp
với nhau. Loại đức ái này đáp ứng nhu cầu hiện tại và cung cấp cho
tương lai… Giáo dục sẽ cung cấp cho người nghèo sức mạnh luân lý,
trí tuệ và thể chất mà họ cần, và điều này mới tạo nên sự giàu có của
một con người; bù lại, nó cung cấp cho người nghèo những gì không
thể thiếu trong cuộc sống và sẽ cho họ sức mạnh để chiến đấu chống
lại những bất hạnh không lường trước được.21
Càng nghiên cứu nhiều nguyên nhân gây ra nghèo đói, chúng tôi
càng nhận ra rằng thiếu giáo dục là nguyên nhân tạo ra con số người
nghèo và phạm pháp nhiều nhất. Một trong những dịch vụ tuyệt vời
nhất mà ít ra chúng tôi có thể cung cấp cho người nghèo là ít nhất giữ
trẻ em khỏi bị ảnh hưởng chết người như vậy. Một nền giáo dục tốt sẽ
đảm bảo rằng một ngày nào đó những đứa trẻ này sẽ chăm sóc và an ủi
cha mẹ già của chúng.22
Tiến trình giáo dục bắt đầu với nhà trẻ cho trẻ em dưới bảy tuổi.
Tiếp đó là trường tiểu học, và các trường học Ban Tối và Chúa Nhật
cho những người không thể tận dụng các chương trình giảng dạy trước
đó.
Việc hoàn thành giáo dục của các em xuất phát từ nhủ khuyên, trợ
giúp luân lý và pháp lý khi chúng chọn nghề nghiệp, các hợp đồng lao
động được soạn thảo khi học nghề đảm bảo rằng các em chắc chắn được
20 Della pubblica beneficenza. Luận đề do Baron de Gérando…Florence, C. Torti 1842-
1846 trong 4 phần, chia thành 7 tập: I. L’indigenza considerata ne’suoi rapporti
coll’economia sociale; II. Delle instituzioni relative all’educazione de’poveri; III.
De’pubblici soccorsi; IV. Delle regole generali della pubblica beneficenza
considerate nel di loro regime; ấn bản tiếng Pháp, De la bienfaisance publique. Paris
1839, 4.
21 J.M. De Gerando, Della pubblica beneficenza, 2, (Florence, C.Torti 1843), 249-250.
22 Il visitatore del povero bởi Baron De Gerando, (Florence, C. Torti 1846), 103.
41

5.4 Page 44

▲back to top
bảo vệ bởi những người chủ vốn đã có thể xảy ra là những người bóc
lột.23
Sáng kiến giáo dục của Ferrante Aporti bắt nguồn từ một niềm tin
tương tự: giáo dục bắt đầu ngay từ nhà trẻ. Viết cho Giacôbê Savarese,
từ Napoli, Aporti nói:
Như chính anh đã chỉ ra với bằng chứng hỗ trợ, dân chúng đói nghèo
bắt nguồn từ việc thiếu giáo dục vốn làm cho con người trở nên 'lười
biếng' và 'khinh suất'. Nghèo đói sẽ bị xóa sổ bằng một chương trình
giáo dục công lập và được tổ chức tốt, được cung cấp cho dân chúng
từ thời thơ ấu trở đi trong các cơ sở được tạo ra vì mục đích này. Tình
trạng ăn xin là nguồn gốc của rất nhiều tật xấu khác cho cả hai giới,
là một tật đáng xấu hổ xuất phát từ nghèo đói; nó đã bị loại bỏ hoàn
toàn nhờ phương tiện hiệu quả trường học dành cho trẻ em, ngày
qua ngày lặp lại các nguyên tắc như thế này. Con người được sinh ra
để làm việc; mỗi người phải tự cung cấp cho mình kế sinh nhai, bằng
công việc riêng của mình và không nên sống nhờ vào thành quả của
người khác. Đây là điều được các nguyên tắc về công bằng tự nhiên
và tôn giáo đòi hỏi.24
Cuối cùng, C. Cattaneo, một người cấp tiến ôn hòa, đưa ra một
tổng hợp bao gồm các đặc điểm chính trị, xã hội và giáo dục, tất cả được
nhìn từ góc độ tích cực ‘ngăn ngừa’ và có ý tưởng phúc lợi xã hội.
Cattaneo phân tích các quan điểm khác nhau được các nhà lý thuyết và
lập pháp chủ trương về những nguyên nhân và các phương dược khả dĩ
đối với sự nghèo khổ và tình trạng ăn xin. Lựa chọn cá nhân của ông là
lo xa, ngăn ngừa và phúc lợi xã hội.
23 J-M. De Gerando, Il visitatore del povero 105-117. Giải pháp này cũng gắn liền với
những biện pháp ngăn ngừa ở cấp tài chính: xem tác phẩm được trích, Della pubblica
beneficenza, phần 2, cuốn 3, 5, (Florence, C. Torti 1844). De’ mezzi generali atti a
migliorare la condizione delle classi disagiate, Chương 1. De’ mezzi generali di
prevenir l’indigenza che ottener si ponno da alcune modificazioni sul sistema della
sociale economica; Chương 2. Della organizzazione del lavoro; Chương 3. Del
miglioramento de’ costumi nella classe de’ lavoranti [đặc biệt mục 5 Del contentarsi
delle classi laboriose; và mục 8 Del lavoro considerato come mezzo di educazione];
Chương. 6. Influenza della religione sulla morale e sul benessere della classe
laboriosa.
24 Lá thư, ngày 5 tháng Tư năm 1842, trong A Gambaro, Ferrante Aporti e gli asili del
Risorgimento, 2, (Turin, Grafica Piemontese 1937), 479-480.
42

5.5 Page 45

▲back to top
Giữa tất cả những cuộc tranh luận trái ngược này, một số sự thật rõ
ràng hơn xuất hiện. Những sự thật sau đây hẳn nhiên xem ra hữu ích:
giáo dục người nghèo; việc loại bỏ tất cả các hình thức ăn xin; thành
lập ‘các ngân hàng tiết kiệm’, và ‘các hội tương trợ lẫn nhau’; các
khoản khấu trừ từ tiền lương của người lao động sẽ được trả lại sau
này dưới dạng lương hưu và những hội khác có tính chất tương tự.
Tất cả những điều này giúp cá nhân tự lo cho mình, dành dụm của cải
cần thiết để về hưu cách lương thiện.25
GHI CHÚ: Liên quan đến các vấn đề của người nghèo, chúng ta
có thể nhớ lại các thuật ngữ 'đàn áp' và 'ngăn ngừa' được Toma Robert
Malthus (1766-1834), một người Anh giáo sử dụng. Những thuật ngữ
này được tìm thấy trong tác phẩm nổi tiếng của ông “Luận về nguyên tắc
dân số vì nó ảnh hưởng đến việc cải thiện xã hội trong tương lai”.26
Theo Malthus, nghèo đói được đặt định để lớn lên sự sản sinh
các phương thế tồn tại thì chậm hơn so với tăng trưởng dân số. Cách duy
nhất khả thi để chúng ta cải thiện tình trạng của người nghèo là “hạ dân
số xuống mức của người nghèo”.27 Giờ đây, những trở ngại vốn liên tục
phản ứng ít nhiều mạnh mẽ tới mọi xã hội và giữ cho dân số tồn tại
thể được giảm xuống còn hai loại chính: một số là ngăn ngừa, một số
khác là đàn áp.28 Những trở ngại đàn áp là chiến tranh, nạn đói, bệnh dịch
và nhiều ảnh hưởng của sự khốn cùng tật xấu. Trở ngại chính hoặc
biện pháp ngăn ngừa “sự kiềm chế luân lý, nghĩa là hoãn cưới hỏi, từ
bỏ ý tưởng kết hôn nếu người nào không chắc mình có thể nuôi con cái,
hoặc tự nguyện tiết dục và giữ gìn đức trong sạch.29
25 C. Cattaneo, Della beneficenza pubblica, trong Opere edite ed inedite do Carlo
Cattaneo, 5; Scritti di economia pubblica, 2 (Florence, Le Monnier 1988), 305.
26 Ấn bản đầu tiên năm 1798, nhưng những ấn bản sau có căn cứ đích xác, bắt đầu bằng
ấn bản năm 1803, được viết lại toàn bộ, những ấn bản khác tiếp theo cho đến lần thứ
sáu vào năm 1826.
27 Th. R. Malthus, Saggio sul principio di popolazione, (Turin, UTET 1949), Cuốn 4.
Chương. 3, 464.
28 Th. R. Malthus, Saggio sul principio di popolazione, (Turin, UTET 1949), Cuốn I.
Chương. 2, 9.
29 xem Th. R. Malthus, Saggio sul principio di popolazione, 9-11, 452, 454, 460.
Chương 1 and 2 của Cuốn 4 có khuynh hướng cho thấy khả năng, sự hợp lý và giá trị
tôn giáo của sự thận trọng luân lý: Della restrizione morale e del nostro dovere di
43

5.6 Page 46

▲back to top
3. Ngăn ngừa trong lãnh vực hình sự
Có lẽ chính trong lãnh vực hình sự, trong thế giới ngục tù trại
cải tạo mà những từ 'đàn áp', ‘ngăn ngừa’ và 'sửa sai' xuất hiện ở thế kỷ
18 và 19 thường xuyên hơn trước. Ta đã nói đến ông Petitti xứ Roreto;
ông đã viết và tích cực can dự ở Turin trong những năm Don Bosco được
đào tạo những kinh nghiệm Nguyện xá đầu tiên; chính ông cung cấp
cho chúng ta dồi dào thông tin về việc sử dụng các từ vừa trích dẫn.30
Trong một bản ghi nhớ với tầm nhìn lịch sử và lý thuyết rộng lớn
liên quan đến các phương pháp khác nhau nhằm giúp đỡ những người bị
buộc tội và những người tội cả trong và sau các thủ tục tư pháp và
hình sự, Petitti phân biệt ba hình thức 'giam giữ': ngăn ngừa, đối với
những người đã bị buộc tội; đàn áp, đối với những người đã tội và bị
kết án hình phạt ngắn hạn; cải huấn, cho những người đã bị kết án với
một hình phạt dài hạn hơn. Các thuật ngữ được xem xét liên quan đến
các mục tiêu khác nhau ta phải đạt tới, cùng với các cách đối xử và hình
phạt cải huấn ta sẽ dùng đến. Loại hình giam giữ đầu tiên, ngăn ngừa,
liên quan đến “những người đã khinh suất và bị bắt nhưng thực sự không
có khuynh hướng gây hại”. Loại giam giữ thứ hai, đàn áp, dành riêng cho
khá nhiều người trẻ tuổi bindoli (bịp bợm, lừa đảo), hoặc nhẹ dạ nhưng
chưa hư hỏng và đối với những người trẻ khác “phạm tội nhẹ”, hoặc “bị
kết án hình phạt cải huấn nhẹ, hoặc thậm chí phạm tội ác rất nhẹ, nhưng
chưa thực sự xấu xa”. Loại giam giữ thứ ba, cải huấn, dành cho những
người đã bị kết án vì những tội ác đòi phải bị trừng phạt dài hạn và mang
đến hai lợi thế: nó ngăn ngừa gia tăng sự hư hỏng và lây lan sang những
người khác thuộc vào các loại trước, nhưng trên hết nó giúp đạt được
mục tiêu chính mà hình phạt đưa ra, nghĩa là, 'cải huấn' họ.31
praticare questa virtù (445-452) và Effetti della restrizione morale sulla società. 453-
459).
30 Sau này, Chương 10 phần I, chúng ta sẽ nói đến Don Bosco can dự vào một sáng kiến
giáo dục bác ái do Bá tước ủng hộ vào năm 1846-1849.
31 C.I. Petitti di Roreto, Della condizione attuale delle carceri trong Opere scelte, I,
487-489.
44

5.7 Page 47

▲back to top
Đương nhiên, đối với mỗi loại giam giữ, phải lập ra một loại nhà
tù riêng biệt tương ứng: nhà tù ngăn ngừa, nhà tù đàn áp, nhà tù cải huấn
và một số nhà tù đặc biệt khác.32
Tuy nhiên, chủ đề ngăn ngừa có giá trị biệt loại của riêng nó, khi
nó là vấn đề dự đoán xảy ra tội phạm, đoán trước việc xử lý bất cứ điều
gì xảy ra theo sự giam giữ ngăn ngừa, can thiệp tư pháp và hình phạt và
'cải huấn' tương ứng. Trong trường hợp này, thuật ngữ 'ngăn ngừa' có hai
nghĩa: trước hết, nó có nghĩa là hoàn toàn ngăn xảy ra tội phạm; khi đã
phạm tội ác rồi, thì điều đó có nghĩa là mang lại ‘hành động cải huấn’
thông qua một chương trình tái giáo dục và đổi mới, để ngăn ngừa bất kỳ
việc tái phạm nào. Theo những đường nét này, nhà quý tộc từ Milan,
Caesar Beccaria (l738-l794) lẫn nhà từ thiện người Anh, Gioan Howard
(1726-1790), đều nổi tiếng.
Tác phẩm đột phá của Caesar Beccaria Dei Delitti E Delle Pene
(Về tội ác và hình phạt), xuất bản năm 1764, có một chương bàn đến
Come si prevengono i delitti (Làm cách nào để ngăn ngừa tội ác). Ngăn
ngừa tội ác thì tốt hơn là trừng phạt. Đây là mục tiêu chính của bất kỳ sự
lập pháp tốt đẹp nào vốn là nghệ thuật dẫn con người đạt được hạnh phúc
tối đa và bị bất hạnh tối thiểu có thể xảy ra”.33 Sau đó, ông chỉ ra một số
biện pháp ngăn ngừa: “Quốc gia phải nỗ lực tập trung hoàn toàn vào việc
giữ các đạo luật rõ ràng và đơn giản, đảm bảo công dân chỉ sợ luật chứ
không sợ con người, đấu tranh chống lại sự ngu dốt, khen thưởng đức
hạnh”.34 Cuối cùng ông kết luận bằng cách chỉ ra giáo dục phương tiện
an toàn trên hết. “Cuối cùng, phương tiện an toàn nhất nhưng khó nhất
để ngăn ngừa tội ác là cải thiện giáo dục, một mục tiêu quá lớn và vượt
quá giới hạn tôi đặt ra cho chính mình. Nhưng tôi dám nói rằng mục tiêu
này tự bên trong gắn liền với bản chất của chính phủ vốn không được kết
thúc bằng việc chỉ là một thứ gì đó được vun trồng đây đó mà thôi cũng
như chỉ bởi một ít người khôn ngoan, hoặc khác đi, nó trở nên cằn cỗi,
32 ibid, I, 499, 507-510.
33 C. Beccaria, Dei delitti e delle pene, ed. G. Francioni với Le edizioni italiane del “Dei
delitti e delle pene” do Luigi Firpo, (Milan, Mediobanca 1984), #41, 121.
34 C. Beccaria, paras 41-44, 121-126.
45

5.8 Page 48

▲back to top
cho đến những thế kỷ xa xôi nhất, khi có liên quan đến hạnh phúc cộng
đồng.35
Theo sau tác phẩm này là một số ấn phẩm trên phạm vi rộng được
Degerando, Petitti miền Roreto và Charles Cattaneo (1801-1869) thúc đẩy.
Chủ đề ngăn ngừa được đan xen với các chủ đề khác; nó được bàn luận
rộng khắp với các ấn phẩm viết về nhà tù và nhà cải huấn: hình phạt, lao
động cưỡng bức, một sự cách ly ít nhiều nghiêm ngặt.
Cuối cùng dân chúng đã hiểu những điều sau đây: rằng việc áp dụng
các hình phạt pháp lý không chỉ là một vũ khí phòng thủ và không
khoan dung mà xã hội sử dụng; rằng mục tiêu của nó không chỉ là
ngăn chặn kẻ phạm pháp gây ra nhiều tổn hại hơn và ngăn cản kẻ khác
bắt chước họ; nhưng nhằm cải huấn người có tội…36
Lao động chắc chắn phải đóng một vai trò thiết yếu, nhưng đặc
biệt vì lao động một phương tiện tự nhiên mà nhờ đó con người
có thể cải thiện…37 Cô lập chỉ là một biện pháp bảo vệ cho tù
nhân… vì điều kiện trước hết gắn liền với hình phạt là một người
bị 'đày ải'… Không bao giờ cho phép họ được tiếp cận bất cứ ai
vốn có thể ngăn cản họ thấy có lỗi vì những gì họ đã làm hoặc
khuấy động ở người khác những tật xấu mà họ bị ảnh hưởng hoặc
để người khác đâm ra hư hỏng. Tuy nhiên, theo chúng tôi nghĩ,
giới hạn của hình phạt nằm ở đây: có một loại thông giao mà không
thể bị từ chối, ngay cả với cá nhân độc ác nhất: giao tiếp với người
tốt. Họ không mất gì song lại giành được mọi sự … và cấp loại
quyền giao tiếp này - chỉ dành cho một thừa tác viên tôn giáo, một
thanh tra nhà tù - thì sẽ không đủ... Tại sao bạn bè và người thân
của họ, được phú cho một tính cách đáng kính và là người có thể
chia sẻ cùng một quan điểm như nhau, lại không được thừa nhận
cũng như không được phép tích cực đảm bảo rằng quan điểm của
họ được nghe theo, khi cộng thêm tác động tình cảm cá nhân của
họ vào sức mạnh cổ vũ?38
35 C. Beccaria, paras 45, 126-127.
36 J.-M. De Gerando, Della pubblica beneficenza, 5, 202.
37 Ibid, 5, 208.
38 Ibid, 5, 215-218.
46

5.9 Page 49

▲back to top
Petitti xứ Roreto đặc biệt chú ý đến những người bị kết án 'tù chung
thân', 'trại cải tạo', nơi những người trẻ tuổi hoặc thậm chí là người lớn
bị nhốt: đây là những người đã sống một cuộc đời đáng xấu hổ và hy
vọng được chuẩn bị ngăn ngừa để tránh xa nguy hiểm gây hại.39 Họ được
phân loại theo mức độ tội ác họ phạm. Tuy nhiên, tác giả có khởi điểm
là tin tưởng cơ bản vào tiềm năng con người. Do đó, ông ủng hộ việc sử
dụng ‘các biện pháp ngăn ngừa’ bảo vệ và tích cực liên quan đến những
cá nhân đối với họ ta có lý do chắc chắn hơn để tin rằng bản năng
làm tốt không hoàn toàn biến mất.” “Nếu, vì lý do nào đó các biện pháp
cưỡng chế đôi khi có vẻ cứng rắn hơn, thì một cách cơ bản, quyền bính
cai quản trong các cơ sở đó phải tỏ ra hiền phụ hơn và do đó có xu hướng
kết hợp lời khuyên tốt dịu dàng với chỉ thị nghiêm khắc.40
Charles Cattaneo cũng chọn hướng đi tương tự. Ông nhấn mạnh
cần phải nghiên cứu “khuynh hướng tội phạm” một cách khoa học đôi
khi được chứng tỏ ở những kẻ phạm pháp, cũng như vô hiệu hoá những
sức mạnh và cơ hội phục hồi.
Phần lớn nỗ lực ngược lại vẫn sẽ được giao cho luật hình sự, phòng
giam tù ngục và, có lẽ, cũng cho người thi hành án. Nhưng một phần
chính sẽ được giao cho các phương pháp chữa bệnh gián tiếp và các
nhánh khác của chính quyền dân sự, đặc biệt là những gì liên quan
đến lối sống và giáo dục. Cuối cùng, một phần khác sẽ được ủy quyền
hoàn toàn cho bác sĩ. Có lẽ việc tống giam ngăn ngừa mà không có
bất kỳ hình phạt nào, có vẻ là cách duy nhất để bảo vệ xã hội khỏi
một số tội ác có thể được coi giống như những hành vi đến từ một
điều kiện ô nhục tự nhiên hơn là những hành vi gian ác được tính
toán.41
4. Giáo dục như sự ngăn ngừa
Về mặt lịch sử, ý tưởng giáo dục như sự ngăn ngừa nổi bật như
được kết nối rõ ràng với giáo dục dự phòng, mà không xem xét nó được
39 C.I. Petitti di Roreto, Saggio, 2, 482.
40 C.I. Petitti di Roreto, Saggio. 2, 483-484.
41 C. Cattaneo, Scritti politici ed epistolario, do G. Rosa and J.White Mario xuất bản,
(Florence, Barbera 1892), 88-89: một đoạn về Atavismo delittuoso.
47

5.10 Page 50

▲back to top
hoàn thành ra sao, cho dù bằng phương pháp cưỡng bức hay ngăn ngừa.
Trước kia ta đã nói đến các tác giả nhấn mạnh quan điểm này rồi:
Morichini, Aporti, Degerando và Petitti xứ Roreto.
Như Romagnosi nhận xét sâu sắc, chính quyền dân sự có bổn phận,
nghĩa là, những người cai trị có quyền tuyệt đối đòi buộc rằng tất cả
đều phải được ban cho một nền giáo dục tiểu học, vì đây là phương
tiện tốt nhất để bảo đảm tình trạng hòa bình cho xã hội. Nói rằng chính
quyền dân sự có thể sử dụng các hình phạt, thậm chí những hình phạt
nghiêm khắc và khủng khiếp cho những tội ác đã gây ra trong khi
không thể ngăn chặn chúng quả là ngu ngốc. Nay không người khôn
ngoan nào lại phủ nhận rằng dạy dỗ công chúng là một trong những
biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ nhất.42
Ngay cả Charles Cattaneo cũng nhắc đến Gioan Đaminh
Romagnosi ở phần kết bài tiểu luận về tính vô hiệu, hay đúng hơn sự
thiệt hại do việc trục xuất hình sự. “Việc nghiên cứu về hệ thống hình
phạt cho thấy rõ ràng hơn bao giờ hết Romagnosi tuyên bố rất sâu sắc
khôn ngoan rằng ‘một chính phủ tốt là một an toàn tuyệt vời, khi đi kèm
với một chương trình giáo dục tuyệt vời’”.43
Ferrante Aporti coi nhà trẻ của ông là một thể chế ngăn ngừa nhằm
loại bỏ sự biến dạng mà trẻ em gặp phải khi lớn lên trong các gia đình
không thể cung cấp giáo dục đúng đắn hoặc không thể làm tất cả.44 Tóm
lại, những gia đình này không thể bảo vệ hiệu quả tuổi thơ vô tội của
người nghèo khỏi những tật xấu và sai lầm.45
Với nhà trẻ ấy, Aporti đã có ý định bắt đầu tạo ra một mạng lưới
rộng lớn các cơ sở mới được dành để ngăn chặn sự vô luân từ tuổi thơ
42 C.L. Morichini, Degli istituti di pubblica carità, 33.
43 C. Cattaneo, Della riforma penale, 2. “Della deportazione”, trong Opere di
Giandomenico Romagnosi, Carlo Cattaneo, Giuseppe Ferrari, ed. Ernesto Sestan,
(Milan-Naples, R. Ricciardi 1957), 505 (ghi chú, từ ngữ chính xác đó được
Romagnosi dùng trong hai tác phẩm khác nhau).
44 xem bài tiểu luận phong phú về lịch sử với những tham khảo theo thư mục phong
phú, bởi L. Pazzaglia, “Asili, Chiesa e mondo cattolico nell’Italia dell’800”, trong
Pedagogia e vita, 56, 1998: 4, 63-78.
45 Thư gửi C. Bon Compagni, ngày 30 tháng Sáu năm 1838, trong A. Gambaro,
Ferrante Aporti e gli asili nel Risorgimento, 2. Documenti Memorie Carteggi, (Turin,
1937), 397.
48

6 Pages 51-60

▲back to top

6.1 Page 51

▲back to top
trở đi; “bởi lẽ, một khi thời kỳ này bị thói vô luân làm cho hư hỏng thì
không thể chữa lành gì được”.46 Trong lời nói đầu của Manuale di
educazione ed ammaestramento (Cẩm nang giáo dục và hướng dẫn),
được viết năm 1833,47 Aporti nói về sự tiếp thu ngoại thường của đứa trẻ
và cần phải đáp lại điều này nhờ sự chăm sóc giáo dục ngăn ngừa. Các
nhà trẻ là nhánh của một “đức ái hướng đến việc ngăn ngừa hơn là chịu
khổ, rồi sau đó mới cung cấp sự chăm sóc y tế”.48 Khi bày tỏ lòng biết
ơn của mình tới Ủy ban nhà trẻ ở thành phố Venice, Aporti tuyên bố:
Nói chung, ở Venice, bất cứ việc gì liên quan đến đức ái lưỡng diện
này đều hướng đến việc ngăn ngừa hơn là để mọi người phải chịu khổ
rồi sau đó mới chữa lành, [điều đó] là và sẽ luôn là việc làm đáng cảm
phục đối với tôi và những ai nhắm đến việc làm điều thiện. Vì vậy,
mong ủy ban danh dự này chấp nhận lời chúc mừng chân thành mà
tôi được vinh dự truyền đạt. Cho đến nay, ủy ban đã thực hiện công
việc khó khăn khi cải cách và tái tổ chức việc giáo dục cho người
nghèo một cách tuyệt vời. Hành động này là phương tiện duy nhất tốt
đẹp để cứu người nghèo khỏi sự ngu dốt thấp hèn, khỏi biếng nhác và
khỏi những tật xấu liên quan tất yếu đến chúng. Đây là cách họ có thể
cung cấp một việc tốt lành vô giá cho Giáo Hội Công giáo và nhà
nước.49
Tư tưởng này được Petitti xứ Roreto chia sẻ hoàn toàn:
Những ai can dự vào việc giáo dục trẻ em, với cái gọi là nhà trẻ
giáo dục thanh thiếu niên, trong các trại trẻ mồ côi cả tạm thời và vĩnh
viễn… là những người bảo vệ các em trong độ tuổi mỏng manh nhất;
họ bảo vệ chúng khỏi nhiều nguy hiểm thể chất và luân lý; họ cung
46 Thư gửi G. Petrucci, ngày 6 tháng Tám năm 1842, trong A. Gambaro, Ferrante Aporti
e gli asili, 2, 470-471.
47 F. Aporti, Scritti pedagogici, được A. Gambari thu thập và minh họa. I. (Turin:
Chinatore 1944), 8-14.
48 F. Aporti, Elementi di pedagogia, in Scritti pedagogici, được A. Gambaro thu thập và
minh họa, 2. (Turin:, Chinatore 1945), 114.
49 Thư tháng Bẩy - Tám năm 1842, trong A. Gambero, được trích dẫn. 2, 378-379. “Một
khi tôi thấy việc giáo dục tại nhà thiếu hụt ở khắp nơi, nguồn gốc nặng nề gây ra tật
xấu làm vẩn đục và làm chúng ta giảm giá trị, và tôi thấy rằng không ai làm gì cả, tôi
bắt đầu cung cấp một liệu pháp” (Thư gửi Giovanni Rebasti di Piacenza, ngày 21
tháng Ba năm 1841, Ibid, tr. 445).
49

6.2 Page 52

▲back to top
cấp cho các em cơ hội học được một kỹ năng vốn sẽ đảm bảo cuộc
sống tương lai của chúng …
Những nlưu trú được cung cấp cho những người trẻ … có thể dẫn
dắt thành công những người trẻ này bằng cách thuyết phục, sự kiên
quyết và sự khích lệ hiền phụ để một lần nữa tuân theo các nguyên
tắc tốt và do đó phòng ngừa cho xã hội không bị một số người trẻ gây
hại.
Các ngôi nhà dùng làm xưởng thợ và nơi trú ẩn … cung cấp phương
tiện để kiếm kế sinh nhai ngay thẳng.50
Ý tưởng ngăn ngừa lại được sử dụng khi quy chiếu đến các luật lệ
dành cho Educatori della prima infanzia e dell’adolescenza (các
sở giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu niên). Hơn nữa, trẻ nghèo nhận
được một nền giáo dục tôn giáo và luân lý, văn học và nghệ thuật quả
là thích hợp. Lý do là cha mẹ các em không hiểu biết và thiếu tầm
nhìn xa, thiếu những phương tiện phù hợp, thậm chí đôi khi cha mẹ
ác ý, tất cả điều ấy có lẽ sẽ để cho trẻ em và thanh thiếu niên hoàn
toàn vô học và hướng về hành vi xấu và vô luân và những cư xử tồi
tệ hơn có thể theo sau.51
Đề xuất giáo dục quần chúng để đáp ứng đúng nhu cầu của họ, và
ngăn ngừa tội phạm, chiếm nhiều chỗ hơn trong ấn phẩm đã được trích
dẫn, Della condizione attuale delle carceri:. Educarlo, asssuefarlo ad
essere previdente, e soccorrerlo quando e’ nel bisogno (Về các nhà tù
vào lúc này: bạn phải giáo dục tù nhân, làm cho họ quen với tầm nhìn xa
và giúp họ khi họ cần).
Chương trình nhà trẻ, các trường sơ cấp và tiểu học, trường nông
nghiệp, trường huấn nghiệp, có thể đạt được mục tiêu của họ và tất cả
chính phủ phải thực sự cố ý cổ xúy, nuôi dưỡng, bảo vệ các trường,
nếu họ thực sự muốn cải thiện dân cư được giao phó cho họ chăm sóc.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, chỉ dạy dỗ thôi thì không đủ:
phải đi kèm với giáo dục tôn giáo và luân lý nữa. Đó là cách thức rèn
luyện trái tim của những người trẻ để cư xử tốt và tránh xa những
nguy hiểm phơi bày ra cho các em do những đam mê của con người.
50 C.I: Petitti di Roreto, Saggio, I, 139-140.
51 ibid, I, 225.
50

6.3 Page 53

▲back to top
Lao động của dân chúng tạo ra lợi tức dồi dào, vượt xa nhu cầu hiện
tại của họ. Nếu không có động cơ để dành dụm phần dư thừa bằng
cách để nó vào ‘ngân hàng tiết kiệm’ nhằm tới các nhu cầu tương lai,
những khoản lợi tức thặng dư này sẽ bị lãng phí vô ích trong việc trác
táng, tật xấu quá độ hoặc ít nhất là trong các tiêu xài vô ích.
Ngân hàng Tiết kiệm’, bảo hiểm Nhân thọ, cổ phiếu trong các hội
tương trợ hoặc trong các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất là những
cách rất hữu ích để dành dụm phần thặng dư. Phải cổ xúy, khuyến
khích và bảo vệ chúng, bởi vì chúng đảm bảo rằng các khoản lợi tức
đã được đề cập không bị lãng phí vô ích hoặc sử dụng một cách tai
hại. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng chính phủ cần phải can thiệp vào
những việc đầu cơ như vậy để bảo vệ tư lợi của những người bỏ hoa
lợi của họ vào trong các cơ sở như thế...52
Tạp chí L’educatore primario (Giáo viên tiểu học) là một công cụ
tuyên truyền rõ ràng cho văn hóa đại chúng từ một quan điểm tương tự.
Việc dạy dỗ quần chúng phải được xem là điều không thể tránh khỏi
trong thời đại chúng ta, dẫu một số người nghĩ là không cần thiết.
Việc dạy dỗ này phải được cống hiến theo nhu cầu của những người
nhận nó, và theo nhu cầu của quốc gia nơi nó được trao ban; chính
phủ phải chỉ đạo nó theo những nhu cầu này; trẻ em phải được chuẩn
bị để trở thành người lớn; trong các trường học phải có một thời gian
đào tạo lối sống công dân. Tất cả những điều này là sự thật không còn
phải nghi ngờ.53
5. Tôn giáo như sự ngăn ngừa
Tôn giáo được mọi người công nhận là một thành tố không thể thay
thế của sự ngăn ngừa cá nhân và xã hội, một sự đảm bảo cho trật tự và
thịnh vượng. Đương nhiên, Morichini thâm tín điều này khi ông nhấn
mạnh rằng chỉ tôn giáo mới có thể thiết lập sự liên kết đòi buộc giữa dạy
52 C. Petitti di Roreto, Della condizione attuale delle carceri, trong Opere scelte, I,
562-563.
53 V. Troya, “Proposta di alcuni mezzi onde la pubblica istruzione compia il suo ufficio”,
trong L’Educatore primario, 1 (1845): n. 2, Jan. 25-26.
51

6.4 Page 54

▲back to top
dỗ học đường và giáo dục đích thực: để đạt đến sự hoàn thiện luân lý,
việc dạy dỗ phải kết hợp với giáo dục quả là thiết yếu.
Giờ đây tôn giáo là nền tảng của giáo dục, vì nó mang lại ánh sáng
cho tâm trí và rèn luyện trái tim theo đuổi nhân đức: và đây là nét quan
trọng nhất. Do đó thật hợp lý khi cho rằng môn học quan trọng nhất được
dạy trong các trường phải là giáo lý và kế đó là đọc và viết. Cũng phải
đưa vào bốn phép toán số học trong nhiều trường học; và cuối cùng, ta
cũng phải đưa tiếng Ý, Latinh, Pháp, lịch sử Giáo hội và lịch sử dân sự,
địa lý và vẽ vào một số trường học.54
De Gerando cũng thâm tín ủng hộ ý tưởng này khi ông tuyên bố
rằng “tôn giáo mang lại ảnh hưởng cao vời đúng đắn nhất, đặc biệt rõ
ràng trong Kitô giáo, mà bù lại, tôn giáo đó là biểu hiện tôn giáo cao cả
nhất.”55 "Những bộ óc thông minh đã sản sinh ra sự tàn phá nặng nề.
Ngày nay, lý trí con người dường như rộng mở hơn cho suy tư, và hầu
như mọi người đều chấp nhận luân lý tôn giáo là một trong những tài sản
nổi bật nhất của nhân loại.”56
Petitti đặc biệt cố gắng nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố tôn
giáo trong quá trình cải huấn những người bị tạm giữ trong nhà tù sẽ
được tái giáo dục và sẽ có cơ hội để lấy lại nhân phẩm. Petitti cáo giác
nhiều sự bất tiện vốn là nguyên nhân của sự vô luân và vô đạo; chúng
khiến cho việc dạy tôn giáo và luân lý cho những người bị tạm giam
trong tất cả các nhà tù không thành công, như pháp luật đòi hỏi. Ông
nhấn mạnh phải tuyệt đối và khẩn cấp cải cách nhà tù.57
Ông liệt kê “những môn học cơ bản”; chúng được nại đến để
điều chỉnh cuộc sống trong một tổ chức thực sự cải huấn hình sự.
Ông kết luận với số 15: “Cuối cùng, hẳn nhiên dạy luân lý và tôn
giáo, nếu được cung cấp liên tục, sẽ làm sống lại những tình cảm
thấm nhuần trong họ từ thuở ấu thơ, những tình cảm về bất kỳ nguyên
54 C.L. Morichini, Degl’Istituti di pubblica carità, 34.
55 J.-M. De Gerando, Della pubblica beneficenza…, 5, 245-249 Potere speciale del
cristianesimo sul miglioramento de’ popolari costumi.
56 J.-M. De Gerando, Della pubblica beneficenza, 5. 273.
57 C.I. Petitti di Roreto, Della condizione attuale delle carceri trong Opere scelte, vol.
I, 349-351, 358-359.
52

6.5 Page 55

▲back to top
tắc tốt đẹp nào, bị lãng quên từ lâu, và cuối cùng biến đổi những linh
hồn hư hỏng đó hướng tới những gì tốt đẹp.58 Sau đó ông bàn chi
tiết đến mọi loại nhà tù.
Trong một 'nhà tù ngăn ngừa', dạy luân lý sẽ không tồn tại hoặc
không đủ nếu không có việc dạy tôn giáo góp phần. Dạy tôn giáo sẽ bất
toàn nếu nó không đi kèm với việc tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các việc
thực hành thờ phượng mà mọi Kitô hữu tốt phải tham gia. Số lượng và
phẩm chất của các việc thực hành thờ phượng thì thích đáng. Trong 'nhà
tù đàn áp', các yêu cầu được tiền dự cũng tương tự và thậm chí còn lớn
lao hơn. Người ta bảo vệ sự chăm sóc chuyên sâu và cá nhân hóa cho
các cơ sở cải huấn hoặc phục hồi nhân phẩm, cộng với một cha tuyên
úy được lựa chọn cẩn thận, khôn ngoan và mẫn cảm.59 Một lần nữa ông
cũng đã lưu ý một số cách có thể làm cho các việc thực hành tôn giáo trở
nên thu hút hơn.
Tài liệu tôn giáo phải được phân phối theo cách thức phù hợp với độ
tuổi và tình trạng của những người bị giam giữ. Vì vậy, trong khi
chúng ta muốn tránh nguy cơ tha hóa tâm trí của những người trẻ tuổi
khỏi tình cảm tôn giáo vì cử hành phụng vụ quá lâu gây nhàm chán
hoặc chia trí; chúng ta cũng phải cố gắng làm cho những thực hành
thờ phượng xứng đáng này trở thành một điều gì đó dễ chịu cho những
trái tim thiếu kinh nghiệm này. Vì vậy, chúng ta phải mời gọi các tu
sĩ, những người thông minh, có uy tín cao, rất tử tế hòa lẫn với sự
kiên quyết cần thiết.60
Trong cuốn sách nhỏ 'Hệ thống Dự phòng' năm 1877, Don Bosco
có một phần về tôn giáo rất mạnh. Trước tiên, ngài đề xuất một số diễn
đạt cơ bản của việc thờ phượng Công giáo, và sau đó nhận xét: “không
bao giờ ép các trẻ năng đến với các Bí tích... hãy nói đến vẻ đẹp, vẻ trang
nghiêm và sự thánh thiện của đạo thánh Công giáo.”61
58 Ibid, vol I, 491; X. 489-493. Ông chỉ ra ba lợi thế của giáo dục sửa chữa: “1. những
người bị giam giữ không thể bị hư hỏng hơn, 2. họ có thể sẽ tập thói quen vâng lời và
làm việc, và trở thành những công dân hòa bình, hữu ích và 3. Việc cải cách triệt để
có lẽ xảy ra, dẫu nhỏ bé (Ibid, 493).
59 C.I. Petitti di Roreto, vol I, 519-526, 536-537.
60 Ibid 2,485.
61 Il sistema preventivo (1877), 54, OE XXVIII 432.
53

6.6 Page 56

▲back to top
Hơn nữa, Petitti liên hệ tính hiệu lực của giáo dục tôn giáo với nhân
cách của vị tuyên úy và dành một đoạn trong tác phẩm của mình về
'những phẩm chất và nhiệm vụ của vị tuyên úy':
Nhiệm vụ của cha tuyên úy rất quan trọng, giống như nhiệm vụ của
Giám đốc. Thực vậy, lực đẩy ban đầu cho bất kỳ nỗ lực nào để giữ
luật lệ và sửa mình thực sự bắt đầu từ vị tuyên úy…
Bề trên trong Giáo hội phải đủ khôn ngoan thận trọng khi chỉ
đề xuất (với tư cách là một vị tuyên úy) người nào có lòng nhiệt thành
thông minh, có đức ái tin mừng, với tính cách kiên định nhưng tự do
dễ dàng, với nhiều khả năng làm việc, với kiến thức sâu sắc, chín chắn,
với vẻ ngoài trang nghiêm và có khả năng chiếm được lòng tin và sự tôn
trọng của người khác.
Tuy nhiên, vị tuyên úy không liên quan tới việc thực hiện các quy tắc
kỷ luật. Do đó, ngài phải tránh mọi hành vi đàn áp và khen thưởng.
Công việc của ngài là khuyên nhủ và an ủi… Mối quan tâm chính của
ngài phải đánh thức đức tin, cậy mến trong lòng những người bị
giam giữ. Đức tin cần thiết để thuyết phục họ về những sự thật tôn
giáo; hy vọng cần thiết để tin rằng có thể đáng hưởng một số phận tốt
hơn; lòng mến cần thiết để dẫn dắt họ quyết định không còn gây hại
cho xã hội. Toàn bộ hoạt động tôn giáo được ràng buộc với các yếu
tố này. Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo chỉ có hiệu quả khi có ân sủng
can thiệp và chân thành cầu xin. Chỉ riêng ân sủng này có thể biến
tâm trí của những người bị giam giữ hướng tới việc sửa lỗi chân thành
hoặc triệt để. Để kết luận, chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa
rằng vị tuyên úy phải là người bạn tâm giao, cố vấn và người an ủi
của những người bị giam giữ, nhưng với một cảm thức thông minh,
theo cách thức khôn ngoan và đầy tình thương.62
Những tuyên bố của Petitti di Roretto phù hợp với những tuyên bố
được cho là của Don Bosco bất kể ai tường thuật về cuộc trò chuyện của
ngài với Urban Rattazzi năm 1854. Những tuyên bố đó đã tham chiếu
chính xác đến khả năng đưa 'Hệ thống Dự phòng' vào trong các tổ chức
62 C.I. Petitti di Roreto, Della condizione delle carceri, trong Opere scelte, , 553-555.
54

6.7 Page 57

▲back to top
hình sự và thực sự được nhập thể nơi con người, lời nói, thái độ cuốn hút
nơi thừa tác viên của Chúa.63
Hành động của các Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội sau cuộc 'Cách
Mạng' đó nhắm tới cùng một hướng: tạo ra việc mạnh mẽ phục hồi sự
thống nhất và thẩm quyền trong Giáo Hội và tái sinh lương tâm và xã hội
bằng cách thức tỉnh lại tôn giáo nói chung.
có nghĩa là một hoạt động phục hồi, bảo vệ ngăn ngừa; xét
tiêu cực, nó được hướng vào việc chống lại sự thờ ơ và tinh thần tự do
rộng rãi. Xét tích cực, hoạt động như vậy phải dựa vào phong trào truyền
giáo đang phát triển rộng rãi, các hình thức tông đồ mới và việc giáo dục
và tái giáo dục giới trẻ.64 “thực sự rất nhiều người cảm nhận cần phải
xem xét thời đại mới, dù điều đó gây phiền hà; họ cảm nhận giới trẻ thay
đổi não trạng; để không quá nặng nề, bằng cách quay về quá khứ, và mở
ra những khả năng mới”.65
Hành động của tất cả các Đức Giáo Hoàng trong thế kỷ 18 đều theo
viễn cảnh này:
Thông điệp Diu Satis của Đức Piô VII, ngày 15 tháng Năm
năm 1800;
Thông điệp Ubi Primum của Đức Lêô XII ngày 3 tháng Năm
năm 1823;
Thông điệp Traditi Humilitati Nostrae của Đức Piô VIII
ngày 24 tháng Năm năm 1829;
Thông điệp Mirari Vos của Đức Grêgôriô XVI ngày 15 tháng
Tám năm 1832;
Thông điệp Nostis et Nobiscum của Đức Piô IX ngày 8 tháng
Mười Hai năm 1849 cho các Giám mục Ý và sau đó là bức
63 xem A Ferreira da Silva, Conversazione con Urbano Rattazzi (1854), trong P. Braido,
ed. Don Bosco Educatore, (Rome, LAS 1997), 85-87.
64 xem S. Fontana, La controriuzione cattolica in Italia (1820-1830) (Brescia,
Morcelliana 1968), 65-124.
65 M. Petrocchi, La Restaurazione, il cardinal Consalvi e la riforma del 1816 (Florence,
Le Monnier 1941), 4.
55

6.8 Page 58

▲back to top
thư của ngài gửi cho các Giám mục Vương quốc Sicilia, ngày
20 tháng Giêng năm 1858, và cuối cùng là Thông điệp
Quanta Cura, ngày 8 tháng Mười Hai năm 1865.
Trong Thông điệp Diu Satis, Đức Piô VII khuyến nghị các Giám
mục chăm sóc đàn chiên Kitô hữu nhưng cũng dành sự tỉnh thức, quan
tâm, sáng tạo và tình ưu ái đối với trẻ em và thanh thiếu niên, vì đây là
những người, giống như sáp mềm, có thể được nặn thành người tốt hoặc
xấu hơn là so với người lớn.66 Đức Giáo hoàng đã trích dẫn đoạn Kinh
thánh được các Kitô hữu lặp đi lặp lại qua nhiều thế kỷ: “adulescens juxta
viam suam etiam cum senuerit, non recedet ab ea” (ngay cả khi về già,
một thanh thiếu niên sẽ không bao giờ đi chệch khỏi lối sống ban đầu
của mình).67
Đức Piô IX đã khích lệ các giám mục lượng định nhiều “cách
thức tội ác” được lộ rõ do những thời gian buồn bã mà họ sống; kẻ thù
của Thiên Chúa và nhân loại lợi dụng chúng để cố làm cho những
người trẻ vô tội cách riêng ra hư hỏng hoặc lầm đường lạc lối. Đức
Giáo Hoàng nói thêm: “Các Đức Giám Mục phải hướng tất cả nỗ lực
của mình vào việc giáo dục giới trẻ đúng đắn, vì sự thịnh vượng của
Kitô giáo và xã hội dân sự phụ thuộc chủ yếu vào giới trẻ.” Thực vậy,
chỉ giáo dục Kitô giáo mới có khả năng ban tặng những lời nói và
phương tiện ân sủng, phù hợp cho cá nhân và xã hội Kitô giáo hồi
phục.68
Nhiều kinh nghiệm phúc lợi và giáo dục của thế kỷ 19, bao gồm cả
kinh nghiệm của Don Bosco, sẽ được khởi hứng từ những gốc rễ Công
giáo rất chắc chắn này, và sẽ rút lấy các thúc đẩy và phương tiện từ
chúng hướng rộng hơn tới sự cải thiện của tất cả con người và xã hội
theo nhu cầu thời đại.
66 Enc. Diu Satis 15 tháng 5 năm 1800, Bill. Rom. Cont. 11 23.
67 Prov. 22:6
68 Tông Thư Cum Naper gửi các Giám Mục ở Vương quốc của Hai Nhà nước Sicily, 20
tháng 01 năm 1858, Acta Pii IX, III, tr. 12.
56

6.9 Page 59

▲back to top
CHƯƠNG 3
SỰ DỰ PHÒNG
TRƯỚC HỆ THỐNG DỰ PHÒNG
Kinh nghiệm thực sự đến trước những cách diễn đạt đặc thù của
. Mặc dù không phải là kết quả của một công trình đặc thù nghiên cứu
lịch sử, thì lời Don Bosco xác quyết khi bắt đầu trình bày ‘Hệ thống Dự
phòng' đáp lại một truyền thống dài cả hơn 1000 năm, một truyền thống
chúng ta vẫn thấy tỏ tường ngày nay. Dù được ta chú ý hay không, s
khác biệt giữa ‘dự phòng’ và 'cưỡng bức’, đã luôn thiết thân với nhiều
cách dưỡng dục và giáo dục trẻ em. Xét như liên hệ đến Don Bosco, nó
trả lời cho những trải nghiệm cá nhân ngài có được trong gia đình, trường
học và chủng viện.
Những điều này trải rộng khi kinh nghiệm văn hóa của ngài trải rộng:
từ dạy giáo lý đến rao giảng, từ học tập ở trường đến học ngoài trường.
1. Những đề tài về phòng ngừa liên quan đến giáo dục gia đình
thời hậu Công đồng Trentô
Từ các trang giáo lý của giáo phận bàn về hôn nhân, chàng thanh
niên Gioan Bosco có thể đã biết rằng nghĩa vụ của những người lập gia
đình cũng bao gồm các nghĩa vụ đối với con cái:
Họ phải suy nghĩ nghiêm túc về việc đáp ứng nhu cầu của con cái; họ
phải cho chúng một nền giáo dục tốt và đạo đức; họ phải cho phép
chúng được tự do chọn bậc sống mà Thiên Chúa có thể đã gọi chúng
vào.1
Trong cuốn Một giải thích phong phú về học thuyết Kitô giáo,
Bellarminô thâm tín rằng “người cha yêu con mình quả là rất tự nhiên
1 Compendio della dottrina cristiana as uso della diocesi di Torino, (Turin,: the Eredi
Avondo 1876), 126. Bản văn được trích dẫn nguyên văn trong Fransoni.
57

6.10 Page 60

▲back to top
và thông thường đến nỗi chẳng cần một luật thành văn nào khác nhắc
nhở họ có nhiệm vụ đối với con mình”. Tuy nhiên, khi giải thích điều
răn thứ tư, sau khi chỉ ra con cái có nghĩa vụ đối với cha mình, ngài
đã nhắc nhở các người cha “buộc phải cung cấp cho con cái các nhu
cầu ăn mặc, song còn có bổn phận hướng dẫn và dạy dỗ chúng đúng
cách”.2
Charles Borromeo, nhà cải cách vĩ đại thời hậu Công đồng Trentô,
còn thâm tín hơn về điều ta vừa đề cập. Ngài thấy rằng việc giáo dục
Kitô hữu cho trẻ em là một nghĩa vụ rất nghiêm túc cho cả gia đình và
giáo xứ, nhất là về việc dạy giáo lý. Nhân dịp viếng thăm mục vụ, trong
một bài nói chuyện ấn tượng với giáo dân Cannobbio, Charles Borromeo
nhấn mạnh đến trách nhiệm giáo dục của cha mẹ: “Họ có trách vụ bổn
phận dẫn con cái họ nhận được từ Thiên Chúa đến với Đức Kitô”; “cung
cấp cho con cái của cải và sự giàu có trần gian quả là một sự khôn ngoan
vô dụng, ngu ngốc và lầm lạc khi mà như bậc phụ huynh, họ phải quan
tâm hàng đầu là giao phó con cái mình cho Đức Giêsu Kitô, Giáo hội,
các lớp giáo lý Kitô hữu”.3 Một trong những mục tiêu chính của hôn nhân
hoạch định nền giáo dục tốt đẹp cho con cái, tức là, dẫn đưa chúng đến
với Chúa Kitô.
Chỉ một năm trước khi ngài chết, một người bạn giáo sĩ của ngài
đã viết một khảo luận tuyệt vời theo yêu cầu của ngài; ngài đọc từng
chương một khi khảo luận ấy được trao cho ngài. Đó là một bản tóm tắt
gọn gàng về khoa sư phạm nhân bản và Kitô hữu của Silvio Antoniano,
một thành viên thuộc Giáo triều, một Hồng Y tương lai, vì được kết nối
với giới thiêng liêng của Philip Neri (1540-1603): Về Nền Giáo Dục Kitô
hữu cho Trẻ Em.4
2 Copiosa dichiaratione della Dottrina Cristiana. Ở Venice, Giovani Battista Ciotti
Scenese [from Siena] 1601. 137-138.
3 Bài giảng ngày 17 tháng Sáu năm 1583, trong J.A. Saxus, Homiliae, tập I,. 247: được
A. Deroo trích dẫn, S. Carlo Corromeo il cardinale riformatore, (Milan, Amcora
1965), 369.
4 Tre libri Dell’educazione christiana dei figliuoli. Scritti da M. Silvio Antoniano ad
instanza di Monsig. Illustriss. Cardinale di S. Prassede, Arcivescovo di Milano. Ở
Verona 1558, do Sebastiano dalle Donne et Girolamo Stringari, Capmpagni [184 ff].
58

7 Pages 61-70

▲back to top

7.1 Page 61

▲back to top
Cuốn thứ hai trong ba cuốn sách hoàn toàn dành cho việc dạy giáo lý
và giáo dục quả thật quan trọng; với nội dung khôn ngoan, cuốn sách đó đi
theo chủ đề được cuốn Catechismus ad parochos... cung cấp.
Hầu chắc, Don Bosco đã không đọc tác phẩm của Antoniano;
nhưng do nền đào tạo Kitô hữu và linh mục của mình, ngài cuối cùng
hoàn toàn đồng ý với sự thực hành (praxis) thời hậu Công đồng Trentô
và quan niệm về giáo dục gia đình được phản ánh trong cuốn sách của
Antoniano vốn dĩ góp phần cho cuốn sách tiếp tục tồn tại.
Bản văn đó phản ánh và bày ra một nền tảng thần học và Kitô hữu
được phác thảo kỹ lưỡng để thực hành giáo dục nhân bản, tôn giáo và
luân lý. “Chính mục tiêu đầu tiên của cuốn sách này và điều làm cho nó
khác biệt với một số ấn phẩm tương tự khác là cuốn sách ấy bàn đến giáo
dục, xét như giáo dục Kitô hữu vốn không bao giờ có thể diễn ra mà
không hiểu biết, tuân giữ luật Chúa và nhờ ơn thánh Ngài”.5 Antoniano
tập trung vào đây, ở cuối cuốn sách thứ hai đó hoàn toàn dành riêng cho
"học thuyết Kitô giáo". Nhưng vị Giám mục thông thái đó không quên
rằng giáo dục Kitô hữu nhất thiết bao gồm cả chiều kích nhân bản
công dân.
Do đó, người cha nhiệm vụ là dưỡng dục con cái ở diện dân sự
theo kiểu Kitô hữu;6 họ phải đảm bảo rằng con cái lớn lên những
người lương thiện, tức là những công dân tốt, đảm bảo con cái thực
sự tốt lành tận thẳm sâu tâm hồn, từ lòng yêu mến Thiên Chúa và
nhân đức... Người cha có nhiệm vụ thúc đẩy con cái không được
chiều theo tham lam, vốn là bạo chúa tàn ác nhất, nhưng phải phụng
sự ý Chúa.7… Lẽ phải và đức tin là những phương thế góp phần đào
tạo trẻ em thành những người ngay thẳng và những công dân tốt từ
khi còn thơ.8
5 ibid, Dell’educazione, Cuốn II, Chương 140, tờ 122v.
6 ibid, book 2, Chương 124, tờ 108v.
7 ibid, cuốn 2, Chương 128, tờ 111r-v.
8 ibid, cuốn 1, Chương 7, tờ 4r-54; book I, Chương 37, tờ 2lv-22v; cuốn II, Chương
126-127, tờ 116v-117v.
59

7.2 Page 62

▲back to top
Việc đào tạo này có thể được hoàn thành khi nền giáo dục ‘hiền
phụ’ riêng tư và giáo dục ‘công cộng’ dưới quyền của Nhà Nước cùng
làm việc, được nhập hiệp và hài hòa: “Giáo dục riêng tư phải được liên
kết với giáo dục công cộng; bù lại, giáo dục công cộng phải hoàn hảo
giáo dục riêng tư”. “Không có gì lành mạnh hơn cho một nước Cộng hòa
bằng việc có nền giáo dục riêng được định hướng theo cách đến nỗi em
nhỏ học được kỷ luật tốt thông qua giáo dục gia đình, được tiếp tục trong
nền giáo dục công cộng, và thậm chí còn được cải thiện hơn, vì lẽ hiển
nhiên rằng công ích thì lớn lao và hoàn hảo hơn tư lợi”. Sự hợp tác như
vậy cũng nên xảy ra trên bình diện luân lý và Kitô hữu, điều ấy quả là
chính đáng, chính vì “bất kỳ học hỏi nào về giáo dục luân lý đều hoá ra
yếu kém và bất toàn nếu nó không được kết nối với giáo dục Kitô hữu
vốn là hình thức giáo dục cao nhất và tuyệt vời nhất trong mọi hình thức
giáo dục và là mục tiêu cao nhất của giáo dục”. Vì vậy, “trong khi linh
mục giám đốc đảm bảo phải ‘sản sinh ra’ người Kitô hữu tốt, với thẩm
quyền và phương thế thiêng liêng mà mục tiêu của ngài đòi hỏi, thì cùng
lúc, ngài cũng gắng sức ‘tạo nên’ người công dân tốt... Như thế, những
ai tách rời những gì phải được kết hợp quả sẽ phạm một sai lầm lớn. Họ
nghĩ mình có thể có những công dân tốt nhờ những quy luật khác và qua
các phương tiện khác với những quy luật và phương tiện vốn góp phần
tạo nên một Kitô hữu tốt.9
Tóm lại, một khi các nhiệm vụ liên quan đến chăm sóc thân xác,
sự sống tự nhiên, giáo dục lý trí đã được đáp ứng, thì nhiệm vụ thích
đáng của người Kitô hữu và tất cả các tín hữu là bổn phận dưỡng dục con
cái theo các quy luật của Chúa Kitô để bằng cách sống tốt và chết lành,
họ có thể trở thành công cụ của Thiên Chúa trên trái đất vì lợi ích và giúp
đỡ xã hội loài người và sau này, trở thành những người thừa kế của chính
Nước Trời.10
Antoniano mở đầu những tư duy của mình về giáo dục gia đình với
hai điểm minh định ngắn gọn. Trước hết, giáo dục gia đình chỉ nên xem
9 ibid, cuốn 1, Chương 43, tờ 25v-26r.
10 ibid, Dell’educazione, Cuốn I, Chương 4, tờ 2v.
60

7.3 Page 63

▲back to top
xét giới hạn về những khác biệt giới tính và tuổi tác của con trẻ được
giáo dục. Như đối với bình diện kinh tế và xã hội của gia đình, giáo dục
tại nhà sẽ “liên quan đến loại giáo dục trung dung, khi xét rằng đa số sẽ
sống ở thành phố và thuộc vào tầng lớp trung lưu”.11
Thứ hai, về việc thực thi trách nhiệm trong giáo dục, vốn giống
như sinh ra lần thứ hai và phải được cả cha mẹ chia sẻ; bù lại, các ngài
nên hoàn toàn nhất trí về việc này; đoạn tác giả thêm vào những gợi ý
sau: “Nói chung, người mẹ chăm sóc con gái thì thích hợp hơn, vì cả hai
cùng một giới tính. Đối với con trai khi còn bé và thời thơ ấu, người mẹ
nên chăm sóc đa số trong chúng khi giáo dục chúng tại gia. Tuy nhiên,
khi chúng lớn khôn hơn và có khả năng xử lý các mệnh lệnh, trưởng
thành hơn và thường thích ra khỏi nhà hơn, thì người cha phải chỉ dạy
trông chừng chúng”.12
Theo thứ tự thời gian, người mẹ giữ vai chính can dự đến những
giai đoạn giáo dục đầu tiên của trẻ, vốn tự bản chất là dự phòng và thuộc
về gia đình.13 Là một phụ nữ, bà dường như ‘nhập thể’ tất cả những thành
tố tốt nhất cho một nền giáo dục như thế: “bà có hướng chiều đạo đức và
ngoan đạo; thêm vào đó bà thật dịu dàng, có cách sửa lỗi tử tế, luôn tỏ ra
kiên trì và kiên nhẫn hơn; có lẽ điều này thường không phải là đặc nét
của người cha”.14
Vượt quá những bình diện và điều kiện của giáo dục Kitô hữu, mục
tiêu của nó là một điểm quy chiếu thiết yếu: hết mọi người, bất kể trong
hoàn cảnh nào, đều có nghĩa vụ phải biết và yêu mến Thiên Chúa và tuân
theo các Giới luật thánh thiện của Ngài”.15 “Tôi là một Kitô hữu: khi
được Rửa tội, tôi đã thề và đảm nhận lời tuyên xưng cao quý là chiến đấu
dưới ngọn cờ của Đức Kitô bị đóng đinh; với ơn sủng của Người, tôi
trung thành giữ Luật rất thánh Người ban”.16 Do đó nhiệm vụ đầu tiên
11 ibid, cuốn I, Chương 44, tờ 26v-27r.
12 ibid, cuốn I, Chương 45, tờ 27r-v.
13 Xem thêm về thời thơ nhi và thời thơ ấu.
14 ibid, cuốn I, Chương 46, tờ 122v.
15
ibid, cuốn I, Chương 44, tờ 27r.
16 ibid, cuốn I, Chương 3, tờ 2r.
61

7.4 Page 64

▲back to top
của một người cha Kitô hữu tốt là “phải in vào, khắc sâu vào tâm trí đứa
con nhỏ của mình niềm kính trọng Luật Chúa và niềm kính sợ Chúa cùng
với quyết tâm không bao giờ phạm tội”.17
Phương pháp được sử dụng là phương pháp yêu thương và kính sợ.
“Giống như người cha tốt lành, đôi khi với tình yêu phần thưởng, đôi
khi với sự sợ hãi và hình phạt như chiến lược động viên tâm trí non nớt
của đứa trẻ và do đó đào tạo khắc sâu vào lòng trẻ một số nguyên
Kitô hữu rất hữu ích cho cả đời em, để tránh điều xấu cũng như được
khuyến khích làm tốt”.18 c thuật ngữ 'yêu-sợ', 'nghiêm khắc và dịu
dàng' cũng được lặp đi lặp lại khi quy chiếu đến việc tuân phục những
luật lệ nhân bản, phục tùng cha mẹ, và các thuật ngữ 'nhân đức-nhàn rỗi'
cũng thế.
Một đứa trẻ phải quen với việc tôn trọng và tuân giữ luật lệ nhân
bản, không phải vì sợ bị trừng phạt mà vì yêu mến nhân đức,
thâm tín rằng các Vua chúa và Bề trên dưới trần đại diện Thiên
Chúa, rằng mọi quyền bính đến từ Thiên Chúa.19
17 ibid, cuốn 2, Chương 29, tờ 49r. “cần phải cầm cương những con ngựa hoang này
bằng dây cương lý trí và ách kính sợ Thiên Chúa, và luật yêu thương, trọn hảo của
Kitô giáo” (Ibid. Cuốn II, Chương 78, tờ 78r-v).
18 ibid, cuốn 2, Chương 29, tờ 49v; X. cuốn I, Chương 50: Che nell’istruire I fanciulli
conviene accommodarsi alla capacità loro di tempo in tempo; cuốn 2, Chương I, Che
i fanciulli devono essere ammaestrati delle cose della santa fede; Chương 2. Delle
scuole della dottrina cristiana, et della predicatione; Chương 11 Della Santa Chiesa
Catholica Romana; Chương 12 Come il padre deve ammaestrare il figliuolo ad essere
obediente a santa Chiesa; Chương 14 Delle quattro cose ultime; Chương 22 Della
santissima Eucharistia, et come il padre deve procurare che il figliuolo ne sia devoto;
Chương 23 Di alcuni che non approvano il communicarsi spesso; Chương 24 Della
penitenza overo confessione; Chương 25 Come i fanciulli si devono avvezzare
all’abborrimento del peccato, et alla confessione; Chương 26 Di quanto importanza
sia un buon confessore, et padre spirituale; Chương 28 Del Decalogo, ovvero de i
dieci precetti della legge; Chương 29 Come si devono avvezzar i fanciulli ad essere
osservatori della divina legge; Chương 31. Del primo precetto. Non avrai Dei alieni:
“Vậy, luôn nhắc nhở con mình kính sợ Thiên Chúa là bổn phận của người cha tốt
lành” (tờ 50r).
19 S. Antoniano, cuốn II, Chương 30, tờ 49v.
62

7.5 Page 65

▲back to top
Sau này, khi tài năng và ánh sáng lý trí của em phát triển, người
cha phải cho thấy nhân đức thật đẹp và nết xấu thật xấu xa.20
Ta phải nhấn mạnh sự quân bình đúng đắn giữa hai khía cạnh.
Chúng phải hài hòa với một thái độ chung là bảo vệ nguyên tắc quyền
bính. “Vì vậy, người cha phải cẩn thận, không quá nuông chiều con cái
và đừng bao giờ tỏ ra quá thân tình với chúng, đặc biệt khi chúng càng
lớn. Cùng lúc, ông không được quá nghiêm khắc và cứng nhắc, trong khi
vẫn giữ được sự nghiêm túc nào đó song lại được dịu bớt và ôn hòa bằng
sự dịu dàng hiền lành; như vậy, về phần mình, đứa con của ông có thể
kết nối sự kính sợ với tình yêu. Skính yêu ta muốn nói tới là đây”.21
Trong giáo dục dự phòng, đức trong sạch được dành một vai trò
quan trọng. Khi bàn đến Vane et inhoneste pitture (Những hình ảnh phù
phiếm và hổ thẹn) Antoniano nói: “phải làm hết sức để bảo vệ sự trong
trắng của thiếu niên nam nữ, hầu không cho phép ma quỷ đánh cắp nó”.22
Ông mạnh mẽ nhấn mạnh mối nguy hiểm của “nết xấu xác thịt” “kẻ
nội thù này thường tấn công giới trẻ khi máu trào lên và những đam mê
cuồng nhiệt hơn. Cần phải siêng năng, học tập và làm việc.”23 “Về điều
này, chúng ta không được nuông chiều. Như các Thánh nói, không có
nết xấu nào khác làm tâm trí đứa trẻ ra tăm tối, dìm nó lún sâu vào bùn
lầy khiến càng trì độn vớ vẩn đối với bất cứ điều gì, cho bằng
nết xấu không trung thực.”24
20 ibid, cuốn II, Chương 51, tờ 60v. Della virtù della verità.
21 ibid, cuốn II, Chương 70, tờ 74r.
22 ibid, cuốn II, Chương 42, tờ 56r. Chương 85 - 98 của Cuốn II đề cập đến điều răn thứ
sáu: Chương 85 Del sesto precetto, non commettere adulterio; Chương 86 Della cura
paterna circa la castità del figliuolo; 87 Dell’errore di alcuni indulgenti alla
giovenezza; Chương 88 Della cautela che si deve usare nel ragionar della castità;
Chương 89 Alcune cristiane ragioni da persuadere la castità; Chương 90 De i danni
che temporalmente apporta la vita impudica; Chương 95 Dell’offitio, et cura
particolare della madre di famiglia circa gli adornamenti delle figliuole; Chương 96
Del rimuovere l’occasioni; Chương 97 Come sia molto da avvertire alle
conversazioni di fuori; Chương 98 Della frequenza de i sacramenti, et dell’amore di
Dio.
23 ibid, cuốn 2, Chương 86, tờ 85r-v.
24 ibid, cuốn 2, Chương 87, tờ 85v-86r, Dell’errore di alcuni indulgenti alla giovenezza.
63

7.6 Page 66

▲back to top
Chiến lược được đề xuất là chiến lược truyền thống, được củng cố
thêm bởi các yếu tố bảo vệ tương lai. triển khai theo ba hướng: loại
bỏ và tránh các dịp tội, tiếp cận cuộc sống cách minh tỏ và tích cực, và
nại đến phương thế ân sủng mang lại. Trước hết, “như các Thánh nói,
ta có thể ghi được chiến thắng chống lại nết xấu xác thịt khi chạy trốn
nó; không có cách chiến đấu nào với nó tốt hơn là không phải chiến đấu
với nó gì hết”.25
Đây không phải là phương thế đầu tiên hay chính yếu; tuy nhiên,
xem ra nó lại xây dựng và tích cực theo bình diện lý trí và ân sủng. “Đôi
khi, người cha phải nói chuyện với con mình về đức trong sạch, để em
có thể hết mực yêu mến nhân đức mỹ miều này cũng như học chê ghét
và ghê tởm nết xấu nhục dục, nhất là đến lúc em buộc mình sống đời hôn
nhân. Ông cũng sẽ thúc đẩy con mình chung thủy trong cuộc hôn nhân”.26
“Tôi đã dành vị trí chung cục cho phương dược vốn chắc chắn là và phải
là phương dược đầu tiên; điều ấy đảm bảo rằng tình yêu Thiên Chúa được
nhen lên trong trái tim non nớt trong sạch của một người trẻ … Vì lẽ
này, hãy coi đây là mối quan tâm chính của một người cha tốt trong gia
đình: hầu con ông có thể yêu mến Thiên Chúa, yêu mến vinh quang được
chuẩn bị cho chúng ta trên Thiên đàng và yêu vẻ đẹp của nhân đức... Vì
vậy, qua tất cả các loại việc đạo đức và tôn giáo thánh thiện, bằng cách
thường xuyên và dịu dàng chỉ dạy nhờ cầu nguyện, nhất là thường
xuyên đến với các bí tích Giải tội và Thánh Thể, một người cha tốt phải
cho con cái mình những vũ khí chính đáng để chống lại mũi tên của ma
quỷ”.27
Các phương pháp tương tự được đề xuất để chiến đấu chống lại nết
xấu ăn cắp vốn phá rối đáng kể trật tự đã được thiết lập. "Khi một đứa
trẻ đến tuổi khôn và hiểu được nhân đức thật đẹp, còn nết xấu quả xấu
xa, thì người cha phải trình bày cho em thấy hành vi ăn cắp thật đáng
ghét; để đạt được điều này, nói cho em biết nết xấu này trực tiếp nghịch
25 ibid, cuốn 2, Chương 96, tờ 91v.
26 ibid, cuốn 2, Chương 88, tờ 86V. Della cautela che si deve usare nel ragionar della
castità.
27 ibid, cuốn 2, Chương 98, tờ 92v.
64

7.7 Page 67

▲back to top
lại nữ hoàng của các nhân đức, đó là, đức công bằng, thì đủ rồi.”28 Tiên
vàn và tiên quyết các phương thế thì tích cực hơn là tiêu cực: người cha
hằng “sống động nêu gương sáng”; “khi cho thấy vẻ đẹp của nhân đức
và sự xấu xa của nết xấu, lời ông khuyên bảo và lý luận sâu sắc sẽ đảm
bảo rằng đứa con ông yêu chuộng nhân đức và chê ghét nết xấu”. “Ông
nên làm thế bằng cách loại bỏ mọi loại cám dỗ đưa tới sự dữ và làm cho
con mình quen làm tốt”.29
Trong thời thơ ấu, sửa phạt phải được cân bằng nhờ việc vận dụng
lý trí, sự kính sợ và tình yêu.30 Quy luật cơ bản là “trung dung, phương
thế vàng.
Người cha người thầy phải nhớ rằng roi vọt giống như thuốc vậy. Vì
giống thuốc men nên phải được cho đúng lúc và đúng liều lượng. Lý
lẽ ở đây là roi vọt phải mang đến ích lợi hơn là tác hại. Người cha
người thầy phải thận trọng và biết phán đoán khi dùng roi vọt để thật
sự làm cho tâm hồn của đứa trẻ vốn thường phạm tội vì thiếu hiểu
biết và yếu đuối được thuyên chữa... Người cha phải quan tâm sao
cho con mình nên tốt từ bên trong, như thế em sẽ trốn lánh tội lỗi vì
yêu mến nhân đức hơn là vì sợ bị phạt. Tuy nhiên, niềm kính sợ Thiên
Chúa, sự hiểu biết nhân đức thì đẹp đẽ, còn nết xấu thật gớm ghiếc
phải là phương thế hữu hiệu nhất… Sự kính trọng người cha phải tác
dụng như một sự dè dặt và khích lệ, khi cầm giữ đứa trẻ lại hoặc thúc
đẩy em khi cơ hội đòi hỏi. Nói tóm lại, tôi hy vọng rằng đứa trẻ được
chúng ta giáo dục tốt phải tập quen kính trọng cha mình, đến nỗi chỉ
cần nhìn thấy khuôn mặt ông giận dữ hoặc tỏ ra không hài lòng với
một việc làm nào đó sẽ tương đương với một hình phạt rất nặng rồi....
Trong khi đó, người cha phải cư xử với con mình theo cách đến nỗi
ông vừa được yêu thương vừa kính sợ. Chỉ được kính sợ mà thôi sẽ
không chiếm được lòng đứa con và em không trở nên nhân đức từ
bên trong. Dù sao đi nữa, một việc làm vì sợ hãi sẽ không lâu bền.
Do đó ông phải hòa trộn tình yêu với kính sợ; ông hãy giữ được sự
28 S. Antoniano, cuốn 2, Chương 102, tờ 95v.
29 ibid, cuốn 2, Chương 101, tờ 94r-95r. Cũng xem Chương 102, tờ 95r-v.
30 ibid, cuốn 3, Chương 5, Del batter i fanciulli; Chương 6 Della troppa indulgenza et
tenerezza d’alcuni padri, tờ 126v-127v.
65

7.8 Page 68

▲back to top
nghiêm khắc dịu dàng để ông có thể vừa được yêu mến vừa được
kính sợ; nhưng niềm kính yêu chúng ta đang nói đến là niềm kính yêu
con thảo, chứ không phải của người tôi tớ, của kẻ nô lệ sợ đòn vọt;
trái lại, người con yêu cha mình thì sợ làm điều gì đó mất lòng người
cha dấu yêu. Nói tóm lại, bất cứ khi nào người cha tốt có ý định đánh
con mình, trước hết ông hãy thận trọng suy xét đừng để cơn giận làm
mù quáng.31
Các phương pháp giáo dục và dạy dỗ phải lấy cách tiếp cận hiền
phụ làm gương mẫu; cả người gia sư lẫn thầy giáo ở trường cũng phải
tuân theo đó. “Thầy giáo thay thế người cha; công việc của ông thầy
không chỉ đơn thuần là dạy chữ nghĩa mà còn đào tạo tâm trí non nớt của
một đứa trẻ để đạt được nhân đức thông qua gương sáng và lời khuyên
hữu ích của mình, không kém gì một người cha. Thậm chí còn hơn nữa,
người cha và ông thầy phải hòa hợp nhuần nhuyễn với nhau đến nỗi đứa
trẻ nhận ra ở nhà những gì nó đã được ông thầy dạy ở trường, và ở trường,
em thấy những gì đã được người cha dạy ở nhà. Tóm lại, giáo dục
Kitô giáo tốt phụ thuộc nhiều vào các ông thầy siêng năng... Antoniano
kết luận: “Thầy giáo hãy sống một cuộc đời không có chi chê trách,
gương mẫu và cư xử theo cách mà trẻ em có thể nhận ra chính hình ảnh
của sự tốt lành Kitô hữu chân thật nơi ông. Dân chúng phải kính trọng
ông cách xứng đáng và nhìn nhận ông như người cha chung của con cái
họ”.32 Lòng kính sợ Chúa vốn là đầu mối sự khôn ngoan, giữ chỗ tối
thượng trên môn ngữ pháp;33 ngoài ra, lòng sùng kính Đức Mẹ, người
mẹ tinh tuyền, sẽ đảm bảo rằng trẻ em thật thông minh và ngoan ngoãn,
được phú cho trí nhớ, để chúng có thể học giỏi”.34
31 ibid, cuốn 3, Chương 7, tờ 127v-128v. Della mediocrità nel battere I figliuoli, et
dell’amore et timor filiale; cũng xem cuốn 3, Chương 8 De i vari modi della
correttione et castighi puerili, tờ 128v-129r.
32 S. Antoniano, cuốn 3, Chương 34, tờ 146r-v. Dell’offitio del maestro, circa i buoni et
christiani costumi.
33 ibid, cuốn 3, Chương 35, tờ 146v-147r. Come i maestri debbiano esercitar
cotidiamente i fanciulli nella pietà cristiana.
34 ibid; x. cuốn 2, Chương 35, tờ 52r-v, Della particolar divotione verso la Santissima
Madre di Dio.
66

7.9 Page 69

▲back to top
Cuối cùng, ta nên đặc biệt chú ý đến tuổi vị thành niên, đó là độ
tuổi từ 14 đến 21. Theo các tiêu chuẩn thế tục và truyền thống được cuốn
Thuật hùng biện của Aristotle truyền lại cho chúng ta:
Tuổi thiếu niên là giai đoạn cuộc đời nguy hiểm nhất: thực thế, chúng
đầy những bốc đồng và đam mê, liều lĩnh đủ để cố đạt được bất cứ
điều gì các em muốn; chúng ham đi săn và cưỡi ngựa; chúng chẳng
mấy nghĩ đến những điều hữu ích và cần thiết; chúng không cẩn thận
sử dụng tiền bạc; chúng nào có thích bị khiển trách, hoặc được
khuyên bảo; chúng dễ bị đánh lừa và giống như sáp mềm, dễ bị nặn
theo thói xấu; chúng thích chơi đùa với người cùng tuổi; chúng dễ
dàng kết bạn nhằm theo đuổi khoái lạc và thú vui bởi lẽ các em thích
vui cười. Người ta nói và sẽ nói nhiều hơn nữa về bản tính tuổi thiếu
niên; nhưng như vị hiền triết đó đã chỉ ra, kẻ thù lớn nhất của các em
là không kiềm chế xác thịt, tức là ham muốn nhục dục. Điều này làm
các em tổn hại hơn cả.35
Một nền giáo dục dự phòng trong thời thơ ấu và niên thiếu mang
tính quyết định hơn bao giờ hết. “Chắc chắn, nếu không được giáo dục tốt
trước khi bước vào tuổi vị thành niên và nếu lòng kính sợ Thiên Chúa và
lòng yêu mến nhân đức chưa bén rễ trong tâm hồn của người thiếu niên,
thì cực kỳ khó khăn, nếu không nói là không thể thắng được .. Nếu tuổi
thơ không quen mang ách kỷ luật khi tinh thần ít liều lĩnh hơn, thì ta không
thể kỳ vọng nhiều khi lớn hơn, khi mà tinh thần cứng cáp hơn và bị nhiều
mối ưa thích mạnh mẽ hơn kích thích như sự phóng túng và cuộc sống
chơi bời phóng đãng”.36 Dù sao đi nữa, phải tuân thủ và kiện cường các
quy tắc được đưa ra trước đây để giáo dục tôn giáo và luân lý: năng lãnh
nhận các bí tích; theo lời cha giải tội khôn ngoan khuyên bảo và khích lệ,
kể cả bên ngoài tòa giải tội; vâng lời cha mình. “Người cha trong gia đình
phải nhận thức ông có nghĩa vụ nắm giữ quyền bính trên con cái mình và
sự kính trọng dành cho ông, đến mức rằng chính con ông theo một nghĩa
nào đó không thể nhận thức rằng cậu đã qua thời trẻ con. Nhưng người
cha không nên cư xử với con mình như thể cậu vẫn còn là một đứa nhỏ.
35 ibid, cuốn 3, Chương 53, tờ 158r-v. De i pericoli della adolescenza.
36 ibid, cuốn 3I, Chương 53, tờ 18v.
67

7.10 Page 70

▲back to top
Điều này đòi hỏi ông phải thật thận trọng, vì vậy ông phải dùng cách tiếp
cận trung dung, không đối xử quá khắc nghiệt với con mình để tình thương
không thể bị nghi ngờ, nhưng cũng không quá nuông chiều cậu để niềm
kính sợ không biến mất. Trái lại, ông phải nghiêm túc và ôn hòa”.37
Tuy nhiên, vẫn cần một khoa sư phạm về sự kiềm chế, giữ gìn và
cảnh giác: một thiếu niên phải được cảnh báo trước để cảnh giác bao lâu
liên quan đến “bạn bè và đồng bạn xấu xa hư hỏng”. Do đó, người cha
trong gia đình phải hết sức quan tâm và tỉnh thức nếu không con mình bị
bắt gặp đi với “những băng nhóm đáng ngờ, những bạn nguy hiểm”.38
Ông phải khuyến khích cậu kết bạn với những người tốt, với những người
rất nhân đức đừng bao giờ được kết thân với những người dẫn đến
thói hư tật xấu, được gắn bởi lòng bác ái, tình yêu chân thành, chứ
không phải bởi lợi lộc hay thú vui ngắn ngủi thoáng chốc; cậu phải đặc
biệt kết bạn với những người bạn của cha mình;39 cũng với những người
bằng tuổi mình nếu người cha luôn chuyên chăm để mắt đến cậu;40 cậu
phải tránh nhàn rỗi và thói lười biếng, chẳng có lợi ích gì”.41
Khoa sư phạm nữ giới đa phần mang tính truyền thống, như chúng
ta thấy từ tiêu đề của chương dành riêng cho nó: Bảo vệ các cô gái trẻ
và họ phải tránh nhàn rỗi ra sao. Các biện pháp phòng ngừa mà bậc cha
mẹ phải sử dụng để cư xử với con gái của họ như sau: bảo vệ đức trong
sạch; tránh nhàn rỗi; sử dụng thời giờ đúng cách; tránh thói thân quen
với nam giới”, vì điều này gây nguy hiểm cho đức nết na. Bà mẹ phải
đặc biệt “để cho con gái mình bận rộn, tránh xa nhàn rỗi”. Ngay cả khi
“được sinh ra trong gia đình quý phái và giàu có, các em cũng không
37 ibid, cuốn 3, Chương 54, tờ 158v-159v. Della conrinuatione degli esercitij christiani,
et della riverenza verso del padre.
38 ibid, cuốn 3, Chương 55, tờ 159v-160v. Quanto spetialmente nella adolescenza siano
pericolose le male prattiche.
39 S. Antoniano, cuốn 3, Chương 56, tờ 160v-161r. Della utilità delle buone prattiche,
et amicitie; X. Chương 57 tờ 161r-v, Della conversatione del figliuolo di famiglia con
gli amici paterni.
40 ibid, cuốn 3, Chương 58, tờ 161v-162r. Della conversatione con i giovani eguali; X.
Chương 59, tờ 162v-163r, Della conditione de gli amici, et offitij dell’amicitia.
41 ibid, cuốn 3, Chương 60, tờ 163r-164r. Del fuggir la vita otiosa, e scioperata.
68

8 Pages 71-80

▲back to top

8.1 Page 71

▲back to top
được cảm thấy xấu hổ khi phải may vá, quay sợi cũng như các hoạt động
khác phù hợp với phái tính của mình”.
[Tóm lại] cha mẹ trong gia đình phải cảnh giác với con gái của họ.
Trước hết họ phải làm cho mình được kính sợ, vì phái nữ 'khó nắm
giữ', bản chất là nhẹ dạ và không biết cân nhắc kỹ ở tuổi đó. Phần còn
lại, ta có thể hy vọng rằng khi cung cấp sự giáo dục, niềm kính sợ
Chúa và mẫu gương thánh thiện của người mẹ sẽ giữ cho con gái
mình trong tình trạng mà bằng cách sống thánh thiện trong nhà cha
mẹ, em sẽ trở thành một người mẹ xứng đáng và hạnh phúc với nhiều
con cái; em sẽ giáo dục chúng để danh Chúa cả sáng với cùng loại
giáo dục trong sạch và Kitô hữu”.42
2. Charles Borromeo, nhà quán quân đầu tiên của khoa sư phạm
nguyện xá
Bất cứ khi nào có câu hỏi về kỷ luật trong các trường (nội trú), các
trường học và các chủng viện giáo phận cũng như nguyện xá, người ta
thường quay về lại Thánh Charles Borromeo và các quy tắc ngài đưa ra
hơn là những người khác.
Các cơ sở nội trú dường như có một số quy luật mang tính cưỡng
bức. Các trường học ở đó người ta dạy giáo lý Kitô hữu xem ra có nhiều
yếu tố phòng ngừa hơn. Chúng không quá khác biệt với sự khởi đầu và
phát triển của các nguyện xá.43
“Giáo lý Kitô hữu, một đề tài thần linh nhất” đòi phải có những
người dạy giỏi và có trình độ, nghĩa là, “trước hết ở mức độ nào đó họ
phải là ánh sáng thế gian”; thứ hai: “họ phải vượt trội và rực cháy lòng
42 ibid, cuốn 3, Chương 61, tờ 164r-165r.
43 xem Constitutioni et Regole della Compagnia et scuole della Dottrina christiana
fatte dal cardianle di santa Prassese, arcivescovo, in esecutione del concilio secondo
provinciale [1569], per uso della provincia di Milano, in Acta Ecclesiae
Mediolanensis, tập 3, cuốn 2, col. 149-261 (G. Fontana edition, Milan 1585). Luật
được chia thành ba phần: phần thứ nhất đề cập đến Delle parti et conditioni, che
havere devono gli operaii et fratelli della Compagnia et scuole della dottrina
christiana (col. 149-192); phần thứ hai Dell’institutione, et erdine della Compagnia
della dottrina christiana (col 193-242); phần thứ ba La qual contiene alcune regole
particulari pertinenti alle scuole, et congregationi diocesane (col. 243-261).
69

8.2 Page 72

▲back to top
mến Chúa”; thứ ba “họ phải rất nhiệt tâm cứu rỗi các linh hồn vốn được
cứu chuộc nhờ Bửu Huyết của Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Độ chúng ta;
thứ tư: “Họ phải có đức ái chân thành đối với tất cả những người thân
cận”; thứ năm: “họ phải nỗ lực hết sức lôi kéo những người không theo
học tại trường của họ với cùng một đức ái mà họ nhận được dạy những
người tham dự để học hành”; thứ sáu: “họ phải biết và hiểu thật rõ những
gì họ đang nỗ lực dạy những người khác”; thứ bảy: “họ cần phải tuyệt
đối kiên nhẫn”; thứ tám: “họ phải rất thận trọng tốt lành đủ để có thể
tự thích nghi với từng khả năng của mỗi người”; thứ chín: “họ phải dùng
tất cả sự chăm sóc và siêng năng khả dĩ để duy trì và gia tăng một công
việc có tầm quan trọng như vậy”.44
Để đạt được tất cả những điều trên, “giáo lý viên phải chuẩn bị
mình cho thích hợp để nhận lãnh ơn Chúa và cố gắng hết sức làm việc
theo khả năng của mình và tìm mọi cách để duy trì những khả năng
này”.45 Sáu cách được đề xuất: thanh tẩy lương tâm nhờ Bí tích Sám hối,
bắt đầu bằng việc xưng tội chung; năng lãnh nhận Bí tích Thánh Thể;
tâm nguyện và khẩu nguyện; thực hiện các việc thương xót; vâng lời tất
cả các bề trên, những người trong toàn nhóm và tất cả các bề trên của
từng trường học đặc thù; và cuối cùng, gương sáng”.46
Mỗi trường phải có ít nhất một linh mục làm cha linh hướng, vị đó
thường nên là cha xứ. Ngoài những phẩm chất đặc biệt của linh mục, cụ
thể là kiến thức, đời sống trong sạch, ngay thật trong các thói quen,
gương sáng, cha xứ cũng phải thể hiện tình thương và tình mến lớn lao
đối với toàn trường, và cách riêng những thành viên trong trường, vì ngài
là cha linh hướng của toàn trường. Ngài phải làm điều này bằng cách biết
từng người, giải tội cho họ, tỏ ra quan tâm đến nhu cầu tinh thần và thể
chất của họ, thúc đẩy sự hài hòa, thăm viếng các lớp, nuôi dưỡng họ bằng
lời Chúa”.47
Những chỉ thị này được tiếp theo sau bởi một số chương bàn đến
các chức vụ chính: bề trên, phụ tá bề trên, các cố vấn, người răn bảo
44 Constitutioni, col. 149-151.
45 ibid, col. 152.
46 ibid, col. 152-162.
47 ibid, Chương 3 Dell’officio del sacerdote, col. 162-165.
70

8.3 Page 73

▲back to top
hoặc người phụ trách sửa lỗi huynh đệ, giáo sĩ phụ trách luật hoặc thư
ký, người hòa giải, hiệu trưởng, giáo viên, người phụ trách giữ thinh
lặng và các trợ lý của mình, y tá và người giữ cổng.48 Chúng ta có thể
tìm thấy những ý tưởng, điều khoản, trực giác, rải khắp vốn đúng là
thuộc về khoa sư phạm ngăn ngừa của nhiệt tâm tông đồ và lòng mến
thương.
Bề trên “phải nỗ lực hết sức đưa người đã bỏ cuộc hoặc lạc mất trở
về; ngài phải khích lệ kẻ yếu đuối; ngài phải mạnh mẽ song tử tế thúc
đẩy người xao nhãng; ngài phải sửa lỗi kẻ sai lạc bằng sự nghiêm nghị
yêu thương để khi nhìn nhận lỗi lầm, họ sẽ sửa mình”.49 Trên hết, qua
giáo lý Kitô hữu mà các em được dạy, bề trên phải vững chắc và siêng
năng lo liệu để trẻ em học cách sống như Kitô hữu vì đây là lý do các em
đến các trường này; nếu bất kỳ em nào bị nết xấu làm vấy bẩn, ban giám
hiệu nhà trường phải lo liệu để các em được tẩy rửa cho sạch”.50 “Một
khi tất cả những điều này đã được thực hiện, nếu một học sinh vô kỷ luật
được trình cho bề trên hoặc một học sinh có thể đã phạm lỗi cần sửa sai,
thì nếu kẻ phạm lỗi nhận hình phạt công khai theo mức độ của việc sai
quấy, và tùy thuộc vào hoàn cảnh của học sinh quả là tốt đẹp. Tuy nhiên,
điều này phải được thực hiện với lòng bác ái, kèm theo sự thận trọng và
tế nhị.”51
Thầy giáo và Hiệu trưởng có vai trò quyết định “bởi vì tất cả các
nhiệm vụ và quy luật đều hướng đến việc học sinh được dạy tốt, được hướng
dẫn đúng đắn trong giáo lý Kitô hữu cũng như hướng đến nhân đức và lối
sống luân lý tốt đẹp”.52 Chính vì những nguyên tắc này hơn bất kỳ nguyên
tắc nào khác mà các hạn từ, những hạn từ liên quan đến các mối tương quan,
được đức ái khởi hứng và lòng mến thương sử dụng.
Thầy giáo phải buộc đến trường đúng giờ. Họ đợi học sinh của
mình, thay vì các học sinh đợi thầy giáo, điều ấy quả sẽ tốt hơn nhiều…
Một khi các hiệu trưởng đã giao các học sinh cho thầy giáo coi sóc, thì
48 ibid, Chương 4-16, col. 165-190.
49 ibid, col. 166.
50 ibid, col. 167.
51 ibid, col. 168.
52 ibid, col. 179.
71

8.4 Page 74

▲back to top
họ phải đón nhận các em với đức ái, lòng mến thương và hiền lành. Họ
phải tỏ ra yêu thương các em như một người cha yêu thương... Thầy giáo
không chỉ quan tâm dạy bài học trong sách, mà hơn bất cứ điều gì khác
chỉ dạy học sinh cách thức thủ đắc nhân đức và đạo lý luân thường. Thầy
giáo phải đảm bảo rằng các em không chỉ giữ lại trong tâm trí những gì
mình dạy, song còn đưa ra thực hành... Thầy giáo phải nhắm đến làm cho
“các em thành những người Kitô hữu tốt và hoàn hảo, khuyên bảo, nhắc
nhở chúng và cho chúng những phương tiện mà Chúa gợi ý cho mình”.53
Đây là một khoa sư phạm Tin mừng rõ ràng, có tính ngăn ngừa
rệt được Thầy Giêsu đề xướng bằng lời nói và việc làm:
Họ phải quý trọng giữ chức vụ này; họ phải luôn ghi nhớ gương Chúa
Giêsu Kitô; Người đã yêu thương và nhận đón tiếp trẻ em và quở
trách những người muốn ngăn cản Người làm như vậy. Chúa Giêsu
yêu mến trẻ em biết bao, điều ấy được thể hiện khi Người nói rằng
đối với kẻ gây ra gương mù thì thà cột đá vào cổ mình và quăng mình
xuống biển còn tốt hơn là gây vấp phạm cho một trong những người
bé nhỏ nhất: họ hãy xem mình có thể làm tốt biết mấy linh hồn của
chúng, vốn được cứu chuộc bằng bửu huyết của Chúa Giêsu Kitô, khi
chúng không phạm tội và không có thói quen xấu. Thực sự ta có thể
nói rằng dạy trẻ em chính là cải cách thế giới và dẫn dắt thế giới sống
một cuộc đời Kitô hữu chân thật.54
Phương pháp ấy được hòa trộn với chính hệ thống ấy. Tất cả điều
này đòi hỏi thầy giáo phải có một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu, hiểu biết
học sinh của mình, tình yêu thắng sợ hãi và khả năng làm chứng tá. Thực
thế, một lớp giáo lý không chỉ đòi thầy giáo phải dạy các yếu tố giáo lý
Kitô hữu cơ bản song còn đặc biệt để các học sinh thủ đắc được nghệ
thuật sống như những Kitô hữu tốt...
Vì các trường Kitô hữu được thiết lập để đạt được mục tiêu của mình,
nên trước hết ta phải học làm sao để sống thực sự như một Kitô hữu.
Học sinh phải được khích lệ tôn kính người già cả, vâng lời bề trên,
khiêm tốn, khi đi bộ trên đường phố và qua các nơi công cộng, tỏ ra
tôn kính và sùng mộ trong nhà thờ, đặc biệt đang khi cử hành Thánh
53 Constitutioni, col. 181-182.
54 ibid, col. 184.
72

8.5 Page 75

▲back to top
Lễ, phải sốt sắng quỳ gối; phải từ bỏ các trò chơi và đặc biệt là bài bạc
và xúc xắc; phải tránh dùng những từ ngữ tục tĩu và xúc phạm.
Cuối cùng, hãy dạy cho học sinh tất cả những điều khác phù hợp với
người Kitô hữu và với nghề nghiệp mà các em đang theo. Phải chuẩn
bị cho học sinh sống một đời sống Kitô hữu thực sự, luôn ở trong ơn
thánh và sống như con cái Chúa. Các em hãy được dạy dỗ đàng
hoàng, đảm bảo chúng không dùng những từ ngữ xúc phạm và đặc
biệt là những từ đáng hổ thẹn hoặc thô lỗ; không chỉ bởi vì những từ
đó không thuộc về một trường học như vậy, song còn vì không được
học những từ ngữ đó cho phép sử dụng chúng với tha nhân. Mặc
đôi khi các học sinh phải bị nghiêm khắc khiển trách, thì luật lệ
giáo lý tình yêu này được dạy bằng tình yêu nhiều hơn bằng sợ hãi,
điều ấy quả là thích hợp. Học sinh được dẫn dắt học tập với những
lời hứa về phần thưởng hơn là với các mối đe dọa, với quà tặng hơn
là với các hình phạt, điều đó tốt đẹp hơn nhiều. Thầy giáo nên hiểu
biết đầy đủ học sinh của mình. Họ không chỉ đảm bảo các em học khi
ở trường, mà đôi khi họ cũng phải đảm bảo chúng học bài khi ở nhà.
Họ nên biết cha mẹ các em, nơi chúng sống và tìm hiểu cách chúng
hành xử ra sao bao lâu liên quan đến luân thường đạo đức và phong
thái sống của chúng. Và nếu thỉnh thoảng học sinh vắng mặt, họ phải
đến thăm các em, và hỏi mọi người trong nhà tại sao các em bỏ học.
Nhưng tất cả những điều này, họ phải làm với sự minh mẫn, để hành
động của họ không do tò mò nhưng do tình thương của người cha
dành cho các em, và vì mãnh liệt ước ao chúng được tốt lành.55
3. Sự lựa chọn sợ hãi- tình thương khác trong việc cai quản một
cộng đoàn tu sĩ
Các hình thức mới của đời sống thánh hiến đã xuất hiện như Giáo
sĩ Thông Thường [Giáo sĩ chăm lo mục vụ], các Tu hội có đời sống
chung, các Tu hội khác với phong thái sống của thầy dòng hay khất sĩ,
và đáp ứng các điều kiện lịch sử và văn hóa mới.
thể những hình thức mới này, hoặc có vẻ như vậy, một lần nữa đặt
ra vấn đề cai quản và vâng phục như thế nào. Không phải là trùng hợp xuông
55 Constitutioni, col. 182-183.
73

8.6 Page 76

▲back to top
mà trong số các tác giả viết về điều này, có hai linh mục dòng Tên, Etienne
Binet (1569-l639) và Nikolaus Leczynchi (Lancicius) (1574-1652). Dòng
Tên là nhà đổi mới vĩ đại nhất trong số tất cả các Hội Đời Sống Thánh Hiến.
Hai tu sĩ dòng Tên này đã viết hai ấn phẩm làm nên lịch sử trong lãnh vực
linh đạo đời tu và đời sống tu đức:
Đối với các bề trên các Tu xá của cả hai giới nam nữ đối với những
người lãnh đạo những gia đình lớn để thực thi quyền hành của họ, đâu
là hình thức cai quản tốt hơn: nghiêm khắc hay tử tế? Một cuốn sách
rất hữu ích được một tu sĩ viết nhằm mang lại sự hiệp nhất và bình an
cho các cộng đoàn và các gia đình.56
Ấn phẩm khác là: Về những điều kiện cần có của một bề trên tốt
để các người thuộc quyền yêu mến và sẵn sàng thi hành các mệnh lệnh
của ngài cũng như để các người thuộc quyền cởi mở lương tâm cùng
nhiều thứ khác nữa với ngài, và cũng để sống một cách sinh ích cho
phúc lộc và niềm vui thiêng liêng trong một Cộng đoàn tu sĩ hoặc Tu
hội.57
Binet trình bày những ý kiến trái ngược và lý do tương ứng của
chúng đối với cách thức phải thực thi quyền hành và dứt khoát chọn sống
hiền lành như một phương pháp. “Một số người chủ trương thực thi
quyền bính phải nghiêm ngặt và hiệu quả”, trong khi những người khác
ủng hộ ý kiến cho rằng thực thi quyền bính như vậy có thể thành công
hơn nếu nó “tử tế, chân thành và đầy sự dịu dàng hiền phụ”. “Những
người khôn ngoan kiệt xuất hơn cảm thấy rằng nên hoà trộn hai lập
trường cực đoan này. Hoa hồng phải đi kèm với gai và nên có một cách
thức thi hành quyền bính vốn hiệu quả cách dịu dàng”.58
Trước tiên, tác giả tiếp cận giải pháp trên từng mức độ, khi đi theo
quan điểm đã được hầu hết đồng ý và chia sẻ. “Cách thức thi hành quyền
bính (cai quản) hoàn hảo nhất là cách thức tử tế một cách hiệu quả hoặc,
56 Ấn bản đầu tiên vào năm 1636. Cũng có ấn bản năm 1847: É. Binet, Quel est le
meilleur gouvernement: le rigoreux, ou le doux? Pour les Supérieurs et les
Supèrieurs des maisons religieuses, (Lyon-Paris, Novelle Maison 1847), 175 trang.
57 Ấn bản đầu tiên năm 1640. Ở đây chúng tôi trích dẫn ấn bản Turin, Marietti năm
1901.
58 É. Binet, Quel est, 4
74

8.7 Page 77

▲back to top
nói đúng hơn, là cách thức mà ta sử dụng sự nghiêm khắc và dịu dàng
cách thích đáng kiểm soát nhau.59
Tuy nhiên, tác giả nói thêm: “sự nghi ngờ vẫn còn kéo dài, nghĩa
là, nên hay không nên nghiêng về phía dịu dàng hay khắt khe, nên
chia sẻ tình yêu hay tạo ra nỗi sợ hãi; nên sử dụng lòng tốt hay sự
nghiêm ngặt đây”.60
Tác giả ủng hộ giả thuyết đầu tiên. Đây chính là điều Don Bosco
xác định khi ngài nhiều lần lặp lại: “Hãy làm cho mình được yêu thương
hơn sợ hãi”. Binet cho thấy ý kiến cao vượt của mình bằng cách viện đến
nhiều câu trích dẫn Kinh thánh và các những quy chiếu lịch sử; được
giá trị của cả một thế kỷ gồm kinh nghiệm tích cực xác nhận. Sự dịu dàng
là chính phong thái học tập, được Thiên Chúa, Chúa Giêsu, những Đấng
Thánh sáng lập các tu hội nhất là Thánh Phanxicô Salê và Thánh
Inhaxiô, sử dụng. (Binet là bạn cùng lớp của Thánh Phanxicô tại trường
dòng Tên Clermont, ở Paris).61 Để hỗ trợ thêm cho luận điểm của mình,
trong hai chương riêng biệt, Binet phác thảo mô tả sơ lược diện mạo của
“người cai quản bằng sự nghiêm khắc” và những nét của “một người cai
quản với sự dịu dàng”.62
Kết luận thật hiển nhiên: hệ thống càng dựa trên sự dịu dàng thì
chắc chắn càng sinh lợi cho những người được cai quản và càng mang
lại nhiều lời khen cho những người cai quản.63 Cha Binet nhấn mạnh khi
ngài hỏi: “Bạn có biết đâu là nét chính của quyền bính được thực thi với
sự dịu dàng hiệu quả không? Đó là khi bề trên tự gánh lấy bất cứ việc
vất vả nhất và dành cho người khác những gì dễ chịu nhất. Bài học này,
Thánh Inhaxiô và Thánh Phanxicô Salê trong cuộc sống đã đưa ra.64 Để
được một loại quản trị nhẹ nhàng song hiệu quả, lời các vị Thánh đó
59 É. Binet, Quel est. 6.
60 É. Binet, Quel est…, p. 7.
61 ibid 12-58.
62 ibid, 59-69 và 69-90.
63 Don Bosco cũng sẽ nói điều này quy chiếu đến Hệ thống Dự phòng: “dễ dàng hơn,
thỏa mãn hơn, thuận lợi hơn” cho các học sinh; khó khăn hơn, nhưng được nhà giáo
dục nhiệt thành có khả năng đảm nhận, hoàn toàn ‘tận hiến’ vì lợi ích của các em (Il
sistema preventivo 1877, 60 OE XXVIII 438).
64 É. Binet, Quel est…, 79, 81-82.
75

8.8 Page 78

▲back to top
giảng dạy được giải thích rõ ràng trong một loạt hai mươi châm ngôn
được họ theo đuổi. Trong số những câu châm ngôn này, chúng ta thấy
câu sau đây: Hãy làm cho mình được yêu mến bằng cách yêu thương
với cõi lòng và giống như một người cha, với sự chắc chắn tuyệt đối rằng
dựa trên điều này, sẽ không có gì khó khăn.”65 Chương cuối cùng của
cuốn sách đó được dành tưởng nhớ Thánh Phanxicô Salê: Khái niệm về
một bề trên tốt, như Thánh Phanxicô Salê, Giám mục Geneva, minh
họa.66
Tác phẩm của Lancicius minh nhiên hơn được dành cho Bề trên;
ngài được coi là người cha thiêng liêng của các người thuộc quyền, đặc
biệt khi họ “tỏ lộ lương tâm”.67 Dựa vào nhiều lần quy chiếu tới văn
chương dòng Tên thuở đầu theo chủ đề này (các bút tích của Thánh
Inhaxiô, Acquaviva, Mercuriano) và dựa trên các văn sĩ đời và đạo như
Cicero, Thánh Augustinô, và Thánh Benađô, Lawrence Giustiniani,
Lancicius dứt khoát nghiêng về lòng nhân từ và rộng lượng là các yếu tố
thiết yếu khi thực thi liên tục “tình hiền phụ thiêng liêng”.68 Bề trên được
trông đợi là một người cha và thầy thuốc và y cho những người thuộc
quyền của mình (Et Pater et Medicos, et Nutri subditis).69 Lancicius gợi
nhắc điều Ribadeneira đã viết về Thánh Inhaxiô: Ngài nối kết tình yêu
với lòng nhân từ đối với những người thuộc quyền của mình và điều này
tự nhiên sinh ra tình yêu.70
Chủ đề sự dịu hiền lại được nhắc đến và nhấn mạnh trong chương
Về cách thức cai quản chỉ dạy các tập sinh và những người mới bắt
đầu trong đời sống thiêng liêng.71 Những lời khích lệ nhiệt thành về vấn
đề này và những cuộc trò chuyện riêng tư, không bao giờ cục cằn nhưng
luôn đậm hương vị tình yêu, sẽ trực tiếp góp phần vào việc đào tạo thiêng
65 ibid,. 85.
66 ibid,. 152-175. P. 161-162 đặc biệt “tình cảm”.
67 Trong Chương 15 chúng ta sẽ thấy Don Bosco dạy và thực hành: thông thường, Giám
đốc của cộng đoàn tu sĩ và giáo dục là cha giải tội và vị linh hướng cho các nhà giáo
dục và những người được giáo dục.
68 Năm chương được dành cho chủ đề tình cha thiêng liêng: xem De condicionibus. 55-
132.
69 N. Lancicius, De condicionibus, 10.
70 ibid, 13.
71 ibid, 257-299.
76

8.9 Page 79

▲back to top
liêng.72 Những hành động của ta không bao giờ được cục cằn nhưng luôn
đậm vị tình yêu; thậm chí những hình phạt và khiển trách, ta cũng phải
thực thi với một thái độ ôn hòa chứ không bao giờ bằng những lời cục
cằn.73
4. Khoa sư phạm theo giáo phái Gian-sê-nit: Port Royal (1637-1657)
Chúng tôi không có ý định bàn đến nhiều vấn đề sinh ra bởi trường
phái Petites Ecoles ở Port Royal tồn tại ngắn ngủi và trái ngược; những
vấn đề như: nhà quán quân của họ, Jean Duvergier de Hauranne, Viện
phụ của St-Cyran, một trong những người lãnh đạo của phong trào Gian-
sê-nit: bản chất và mục đích, vốn đặt các trường này ở bình diện cao hơn
đòi hỏi hơn nhiều so với các trường bình dân, khiêm tốn bé nhỏ
(Petites Écoles) trải rộng khắp các giáo xứ và vùng ngoại ô của Pháp;
con số học sinh khiêm tốn của cả nam lẫn nữ được giao phó cho người
dạy dỗ tương ứng nam hay nữ, trong các nhóm nhỏ.74
Điều ta cần nhấn mạnh là sự nối kết chặt chẽ mà phong thái giáo
dục được thực hành trong 'trường học nhỏ' của Port Royal có được với
Hệ thống Dự phòng nói chung và cách riêng với kinh nghiệm giáo dục
của Don Bosco. Mặc dù nhà giáo dục người Piedmont không mạo hiểm
đi vào các soạn thảo thần học công phu của những người thuộc trường
phái Port Royal, thì trong thực hành giáo dục của mình, ngài chắc chắn
trình bày không ít điểm tương đồng với những điểm được trường phái ấy
72 N. Lancicius, De condicionibus, 262.
73 ibid, 273 và 285.
74 Đối với ‘Trường nhỏ’ của Port-Royal, xem Les Pédagogues de Port Royal… Historie
des Petites Écoles. Notices, extraits et analyses avec des notes, par. 1 (Carré, Paris:
Delagrave 1887). tr. 287-337 Règelement pour les enfants de Port-Royal do
Jacqueline Pascal; L. Cavallone, I maestri e le ‘piccole scuole’ di Port-Royal, (Turin,
Paravia 1942); F. Delforge, Les petites écoles de Port-Royal 1637-1660, (Paris,
Éditions du Cerf 1985), 438 trang; một đóng góp tuyệt vời, lưu tâm đến những liên
hệ giữa thần học, sư phạm và lý thuyết giáo khoa được M. Ferrari đề nghị, “Le piccole
scuole di Port Royal: una didattica teoricamente fondata”, trong «Scuola e città» 37
(1986): 522-531.
77

8.10 Page 80

▲back to top
sử dụng.75 Nhưng những điểm tương đồng này phải liên quan đến phong
cách, khi làm dịu bớt những thái độ của các nhà giáo dục đối với học
sinh. Tuy nhiên, xét đến nội dung và bối cảnh thì kinh nghiệm sống của
những người theo trường phái Port Royal quả là khắc khổ hơn nhiều so
với kinh nghiệm được sống bởi những người trẻ sống chen chúc trong
các Nguyện xá và trường học của Don Bosco.
Rõ ràng những người quảng bá và điều hành 'các trường nhỏ' ủng
hộ sự tối thượng tuyệt đối của ân sủng khi quy chiếu tới ơn cứu độ và do
đó cũng quy chiếu đến tiến trình giáo dục. Tuy nhiên, điều này không loại
trừ, song đúng hơn lại nêu bật trách nhiệm và cam kết cá nhân.
một số lẽ, trẻ em là một thụ tạo không có khả năng tự vệ, bị
phơi trần trước các cuộc tấn công của tên Cám dỗ, bị nguyên tội hủy hoại
như mọi người; một thụ tạo mỏng manh vì tuổi tác, vì cấu trúc tâm-vật lý,
vì các áp lực của môi trường. Công việc của nhà giáo dục là tuyệt đối cần
thiết vì những lý do sau: bảo vệ sự ngây thơ của trẻ em; bảo vệ trẻ khỏi sự
dữ, một vết thương sẽ khiến khó đạt được sự cứu rỗi hơn; phục hồi bản
tính bị sa ngã của trẻ; điều khiển những đam mê của trẻ; kiện cường tinh
thần và ý chí của trẻ và làm cho trái tim em nên tốt lành.
Các đóng góp vào tất cả những điều này được các phương thế đức
tin siêu nhiên và nhà giáo dục hằng yêu thương làm việc và cảnh giác
cung cấp; nhà giáo dục đồng hành, khuyến khích và thúc giục trẻ, khi
hợp tác với Thiên Chúa như một “người tôi tớ vô dụng” song bất khả
thế; ông tiên vàn là “người cầu nguyện” (orante), hơn là “nhà hùng biện”
(oratore). “Ma quỷ tấn công trẻ em và các em không đánh trả. Do đó cần
phải chiến đấu cho các em … Xa lánh thế gian, gương sáng là sự trợ giúp
tốt nhất khác nữa so với lời cầu nguyện mà chúng ta có thể trao cho các
em”.76
75 P. Stella đưa ra một số nhận xét thú vị, và những minh xác về sự so sánh, những lệ
thuộc, những tương tự trong Don Bosco nella storia della religiosità cattolica, tập 2,
tr. 232-236, 260, 317, 451-452.
76 Entretien de Saint Cyran et de M. Le Maître sur les enfants, M. Ferrari trích dẫn, Le
piccole scuole, e 528; F. Delforge, Les petites écolese, tr. 269-276.
78

9 Pages 81-90

▲back to top

9.1 Page 81

▲back to top
Jacqueline Pascal, trong cuốn sách Các quy luật dành cho trẻ em
viết: “Tôi tin rằng để phục vụ trẻ em một cách hữu ích, chúng ta không
được bao giờ nói với chúng và thậm chí không làm việc vì lợi ích của
chúng mà không nhìn vào Thiên Chúa, và không cầu xin ơn Ngài, với
ước muốn kín múc từ Ngài tất cả những gì cần thiết để huấn luyện các
em kính sợ Thiên Chúa.77
Do đó, cách riêng, không gian giáo dục là một khu vực tách khỏi
thế giới và những nguy hiểm của nó, ở nông thôn hoặc trong phạm vi của
một ngôi nhà hoặc cơ sở nội trú. Đó là vũ trụ nhỏ bé của riêng nó được
giám sát, nghĩa là, các học sinh được giám sát liên lỷ - mệnh lệnh đầu
tiên đối với một tổ chức - và được các nhà giáo dục chỉ đạo. Gia đình
nhỏ, như các nhóm năm hoặc sáu học sinh, được giao cho các nhà giáo
dục vốn ngày đêm chia sẻ đời sống của học sinh. Mục tiêu chính không
chỉ là giữ gìn trẻ em được ngây thơ vô tội, song còn cổ võ các em tích
cực phát triển bằng cách dạy mọi thứ có thể giúp chúng tăng trưởng nhân
đức và kiến thức và yêu mến những điều vĩnh cửu. Điều này được lòng
nhiệt thành vô hạn sai khiến, được đức tin và đức ái đề xuất, rồi trở thành
một tình cảm vừa chân thành vừa ấm áp.78 Các nhà giáo dục tương quan
thân thiện với trẻ em; họ phải cố gắng được chúng tin tưởng như vậy
khuyên bảo các em. Hình phạt là phương sách cuối cùng và chẳng thú vị
gì. Quan tâm đầu tiên phải là ngăn chặn trẻ làm điều sai trái nhờ giám sát
chặt chẽ và cổ xuý việc noi gương.79
Ta tìm thấy những gợi ý tương tự để giáo dục trẻ nữ trong Các Quy
Luật cho trẻ em ở Port Royal.80 Các vấn đề nghiêm trọng chắc chắn
không được bỏ qua: phải giúp đỡ tận tình, hữu hình, phải dè dặt trang
nghiêm, thinh lặng khắp nơi, phải nhấn mạnh đến khổ chế, phải luôn bận
77 Règlement pour les enfants, phần 2, n.1, 393. Được trích từ ấn bản chứa trong tác
phẩm của V. Cousin, Jacqueline Pascal, Premières études sur les femmes illustres et
la société du XVIIe siècle, (Paris, Didier et Cie 1856) Ed. 1844, 358-425.
78 F. Delforge, Les petites écolée, 277-285.
79 ibid, 157-171.
80 Bản văn Règlement pour les enfants de Port-Royal cũng có thể được tìm thấy trong
tác phẩm Les pédagogues de Port Royal 287-337.
79

9.2 Page 82

▲back to top
rộn. Nhưng dù sao chăng nữa, những biểu hiện của lòng mến thương thì
thích đáng dù với sự chừng mực đáng kể.
Việc chăm sóc trẻ nữ – phải bắt đầu từ bốn hoặc năm tuổi –
nhằm chỉ ra cho chúng một nhận thức sâu sắc về đời sống Kitô hữu.81
Theo ‘chiều kích Salêdiêng’ của vị sáng lập, Saint-Cyr, cuộc sống
Kitô hữu phải được khởi hứng từ tình yêu vốn có chỗ tối thượng tuyệt
đối,82 nhưng là một tình yêu không bao giờ tách khỏi niềm kính sợ và
luôn dựa trên hai trải nghiệm: sự kinh tởm nết xấu và vẻ đẹp của nhân
đức.83
Các mục tiêu cao cả và tinh ròng của nền giáo dục như vậy
không miễn cho tác giả của Règlement viết lời nói đầu cho tác phẩm
của mình bằng một cảnh báo khuyên nhủ các nhà giáo dục vận dụng
sự chừng mực khi thực hiện các quy luật. "Không phải hết mọi trẻ nữ
đều có khả năng giữ thinh lặng kéo dài như vậy hoặc sống một kiểu
sống mãnh liệt như vậy mà không nản chí sờn lòng và cảm thấy mệt
mỏi. Vì lẽ này, trong khi giữ kỷ luật, giáo viên phải nỗ lực chiếm được
tình mến và trái tim của các em; điều này hoàn toàn thiết yếu để thành
công khi giáo dục họ”.84
Tiếp theo là một loạt các lời mời gọi để hiện diện tỉnh thức giữa trẻ
nữ, với một thái độ vừa yêu thương vừa dè dặt.
Với trẻ nữ chúng ta phải rất bác ái và dịu dàng, không bao giờ bỏ
bê bất cứ điều gì liên quan đến cuộc sống của các em, cả cuộc sống bên
trong lẫn bên ngoài, khiến các em trong mọi dịp nhận ra rằng chúng ta
hiến mình cho chúng vô giới hạn và điều chúng ta làm, chúng ta làm với
tình mến và hết lòng vì các em là con cái Thiên Chúa; chúng ta buộc
không bỏ qua bất cứ điều gì để làm chúng nên xứng đáng với điều
này.85... Hơn nữa, sống giữa các trẻ nữ, chúng ta phải cư xử phải phép để
các em không nhận thấy chúng ta thay đổi tâm trạng khi đối xử với các
81 xem Règlement, phần II, I, n. 23, 400.
82 Về ‘chiều kích Salêdiêng’ của Saint-Cyran, xem J. Orcibal, xem La spiritualité de
Saint-Cyran avec ses écrits de piété inédits, (Paris, Libraire J. Vrin 1962), 35-79.
83 Règlement, phần I, về lao động, 8, 364; phần 2, 2, nos. 1-3, 401-402.
84 Ibid, Avertissement, 358..
85 Règlement…, phần 2, I, n. 2, 393-394.
80

9.3 Page 83

▲back to top
em, đôi khi quá rộng rãi, đôi khi nghiêm túc; chúng ta không được quá
thân tình với các em, cũng không nên tín nhiệm các em quá, ngay cả khi
các em lớn tuổi hơn. Tuy nhiên, chúng ta phải cho các em thấy đức ái và
rất hiền dịu trong mọi thứ các em cần; thậm chí chúng ta phải đoán biết
nhu cầu của các em. Các em cần được đối xử hết sức lịch sự và chúng ta
phải kính trọng nói chuyện với các em, khi làm cho các em mọi sự ta có
thể. Đôi lúc chiếu cố những thứ không quan trọng quả là tốt, nếu nó giúp
chúng ta chiếm được lòng các em. Khi các em làm gì sai, chúng ta nên
hiền dịu nói chuyện với chúng và cho các em thấy những lẽ phải để thuyết
phục các em về điều chúng đã làm sai.86
Những gợi ý khác tiếp theo: “hãy giáo dục trẻ nữ sống một cuộc
đời đơn giản; thận trọng khi giám sát; gia phạt các em mà không gây ồn
ào, không phí một lời; hãy làm cho các em quen sống thành thật; hãy giữ
chúng bận rộn, khi xen kẽ đọc sách, chơi đùa và làm việc”.87 Liên quan
đến sự hộ trực, có một nhận xét hay: “Tôi tin rằng chúng ta thực thi s
tỉnh thức liên tục với sự dịu dàng và tin tưởng đến nỗi khiến chúng hiểu
rằng chúng ta yêu mến các em, chứ không phải chúng ta ở bên các em
chỉ để canh chừng chúng”.88
Sự hướng dẫn dành để giáo dục các trẻ nữ về luân lý và tôn giáo
được đặc trưng bởi sự khôn ngoan, kính trọng và khéo léo ngoại thường,
trong khi lấy sự nghiêm túc làm nền tảng. Nhưng điều nổi bật hơn ý
tưởng về nhiệm vụ là đề tài sự hiến mình. “Chúng ta phải làm cho các
trẻ nữ hiểu rằng đời tu không phải là gánh nặng chút nào, mà là một trong
những tặng phẩm lớn nhất của Thiên Chúa, một phương tiện giúp đỡ và
an ủi cho những ai muốn sống theo lời khấn hứa của phép Thánh Tẩy."89
Cùng một loại lý luận chỉ rõ linh đạo được nhà giáo dục của các
trẻ nữ bày tỏ.
Đôi khi để các em biết rằng chúng ta yêu mến các em trong Chúa quả
là tốt; chính sự dịu dàng này khiến chúng ta rất nhạy cảm với bất kỳ
86 ibid, phần 2, I, nos. 13-16, 397-398.
87 ibid, phần 2, I, nos. 17-23, 398-400.
88 ibid, v 2, I, n. 18, tr. 399.
89 ibid, phần 2, 2, n. 11, tr. 404; X. nos 1-10,. 401-404.
81

9.4 Page 84

▲back to top
lỗi lầm nào của các em và đau đớn cùng chúng chịu đựng. Chúng ta
phải làm cho các em hiểu rằng chính ngọn lửa tình yêu này đôi khi
thúc đẩy chúng ta dùng những từ ngữ nặng nề khiển trách các em.
Chúng ta phải đảm bảo với các em rằng, độc lập với cách chúng ta
hành động, chúng ta luôn bị lôi cuốn hành động theo tình mến chúng
ta có với các em và với mong muốn biến các em thành người như
Thiên Chúa muốn và cõi lòng chúng ta vẫn và luôn hướng đến với
các em bằng sự dịu dàng, rằng chúng ta kiên quyết đối với lỗi lầm
của các em và chính vì thế chúng ta đi ngược lại chính mình, vì tự
nhiên chúng ta có khuynh hướng dùng sự dịu dàng hơn là sức mạnh.90
Tất nhiên, những chiều kích khiêm tốn nhất của các cộng đoàn
'trường học nhỏ' của Port Royal, được chia nhỏ ra thành các nhóm nhỏ,
mang đến rất nhiều cơ hội để gặp gỡ cụ thể, entretiens particuliers, với
các trẻ nữ, để giúp các em được cá vị hóa hơn: an ủi khi chúng đau khổ,
sửa những nết xấu, kiểm soát các đam mê của chúng, thăng tiến chúng
trong nhân đức. Đức ái, sự dè dặt, tránh sự thân tình, sự suy xét, sự khẩn
cầu Thiên Chúa ban ánh sáng và ân sủng, sự chân thành trong các mối
tương quan và bác ái cảnh cáo,91 sự tha thứ, đưa ra những đền tội, tất cả
các điều ấy cùng nhau làm việc.92
Trước khi kết thúc bằng một đoạn văn với văn phong nhân bản Les
Malades et les leurs besoins corporals (Về các cô gái bị bệnh và nhu cầu
thể chất của các em),93 cuốn sách cung cấp các tiêu đề khác nhau bàn đến
các nguồn lực cơ bản của đời sống ân sủng: Xưng tội, Hiệp lễ, Thêm sức,
Cầu nguyện và Đọc sách Thiêng liêng.94 Thần học nghiêm khắc dành
riêng cho phái Gian-sê-nit chắc chắn chiếm ưu thế trong phương pháp
giáo dục của 'các trường nhỏ'. Những trang đó chắc chắn không được coi
là thiết thân với những gì chúng ta thường gọi là 'Hệ thống Dự phòng'.
Một cách khác thường, chỉ có ít phần dành riêng cho việc cầu nguyện và
hoàn toàn hướng đến việc truyền cho các trẻ nữ một loại Kitô giáo nội
90 ibid, phần 2, 2, n. 12, p. 404.
91 ibid, phần 2, 3I, nos. 1-9, 405-408.
92 Règlement…, phần 2, 4, nos. 1-7, 408-409.
93 ibid, phần 2, 10, nos. 1-11, 421-425.
94 ibid, phần 2, phần 5-9, 410-421.
82

9.5 Page 85

▲back to top
tâm được tinh chế cách nào đó có thể được coi là thiết thân với Hệ thống
Dự phòng.
Ta hãy hết sức nỗ lực truyền vào các trẻ nữ một khao khát lớn lao
là khẩn cầu Thiên Chúa trong mọi nhu cầu của các em, đặc biệt trong
những yếu đuối và cám dỗ. Chúng ta phải làm cho các em hiểu rằng chỉ
tin tưởng, khiêm nhường, kiên trì nhìn lên Thiên Chúa mới nâng đỡ các
em nhiều hơn tất cả những quyết tâm lớn mà các em có thể đề ra. Bù lại,
những quyết tâm này sẽ là vô dụng nếu Thiên Chúa tốt lành không phải
là nguồn của chúng, qua quyền năng ân sủng của Ngài. Chúng ta cũng
phải làm cho các em hiểu rằng điều duy nhất chúng ta có thể làm là đánh
mất chính mình trong Chúa, biết rằng chỉ mình Ngài có thể cứu chúng
ta.
Thứ đến, chúng ta không nên chất nặng lên các em vô vàn khẩu
nguyện hay tâm nguyện; trái lại, nên nỗ lực tác động trong lòng các em
một cảm nhận chân thực về Thiên Chúa thánh thiện hiện diện, hầu các
em có thể nhìn thấy Ngài khắp mọi nơi, trong mọi nghề nghiệp của mình,
và ở mọi nơi đều thờ phượng và ca tụng Ngài.95
5. Sự cưỡng bức để ngăn ngừa trong giáo dục học đường
Nhớ lại những ngày đi học ở Chieri (l831-l835), Don Bosco miêu
tả một phác hoạ trung thực về chế độ kỷ luật được dùng trong thời đó.
Nó đã được áp đặt bởi Các quy chế cho các trường ngoài trường Đại
học, được ban hành với Các quy luật với các đặc quyền của Hoàng gia,
theo đó Đức Vua (Charles Felix) phê chuẩn các quy tắc bổ sung cho cả
trường phổ thông và công lập - cũng như cho các trường Hoàng gia.
Ngày 23 tháng Bảy năm 1822.96
Các quy chế đó rõ ràng theo phong cách thời Phục hưng.97 Tuy
nhiên, trong ký ức của Don Bosco lúc lớn tuổi, chúng hoàn toàn phù hợp
95 ibid, phần 2, 8, nos. 1-2, 417-418.
96 (Turin: Royal Press 1822), p.
97 “The Regolamento per le scuole fuori dell'università…. được các tu sĩ Dòng Tên từ
Novara chuẩn bị. Do đó, không có gì lạ khi Quy định ngày 23 tháng Bẩy năm 1822
được sử dụng cho các trường học ở Piemont cho đến năm 1848, dường như chúng
83

9.6 Page 86

▲back to top
với các khía cạnh cơ bản trong Hệ thống Giáo dục Dự phòng của ngài vì
các nguyên tắc tôn giáo mạnh mẽ, và các nguyên tắc đạo đức và kỷ luật
vốn thiết thân với toàn bộ cuộc sống của trường học.
Gợi nhớ rằng thời đó, tôn giáo là một phần cơ bản của hệ thống
giáo dục quả là thích hợp. Thầy giáo đối mặt với việc bị sa thải ngay lập
tức nếu họ đưa ra bất kỳ tuyên bố nào không thích hợp hay vô tôn giáo.
Nếu đây là cách đối xử với các thầy giáo, thì bạn có thể tưởng tượng các
học sinh còn bị xử lý nghiêm khắc ra sao đối với bất kỳ cách cư xử ương
bướng hay cớ vấp phạm nào!
Chúng tôi đi Lễ mỗi sáng; các lớp học bắt đầu bằng cầu nguyện sốt
sắng kinh Cúi xin Chúa sáng soi (Actiones) kinh Kính mừng (Ave
Maria). Giờ học kết thúc với kinh Tạ ơn Chúa (Agimus) và kinh Kính
mừng (Ave Maria). Vào những ngày lễ, tất cả các học sinh dự lễ ở
nhà thờ của trường học. Trước Thánh Lễ, chúng tôi đọc sách thiêng
liêng sau đó đọc kinh cầu Đức Bà. Đoạn Thánh lễ có cắt nghĩa Phúc
Âm.
Ban chiều, còn có thêm dạy giáo lý, Kinh Chiều và một bài giảng
khác. Mọi người được kỳ vọng đến với các bí tích; để cản ngăn việc
lơ là nghĩa vụ quan trọng này, mỗi tháng một lần học sinh phải xuất
trình một thẻ để chứng minh rằng các em đã đi xưng tội. Nếu ai không
thực hiện việc này, em đó bị cấm thi cuối năm, bất kể em học giỏi thế
nào. Việc huấn luyện nghiêm ngặt này tạo ra kết quả tuyệt vời. Nhiều
năm trôi qua mà không nghe thấy bất kỳ tiếng chửi thề hoặc từ nào
không thích hợp. Học sinh đều ngoan ngoãn và khiêm tốn ở trường
cũng như ở nhà. Và thường xảy ra là trong các lớp học rất đông, mọi
em đều được lên lớp vào cuối năm.98...
Tôi muốn ghi chú một chút về trường trung học tại Chieri, vốn chắc
chắn nêu gương tinh thần đạo đức phát triển ở đó. Suốt bốn năm học
tại trường đó, tôi không nhớ đã từng nghe bất kỳ cuộc trò chuyện nào,
thậm chí một từ nào, có thể bị coi là bất lịch sự hoặc vô tôn giáo. Lúc
được tạo ra cho các tập sinh trong một tu viện hơn là cho học sinh trong các trường
công lập.” (A. Lizier, Nel primo centenario del Regio Convitto Nazionale di Novara
1808-1908. Le scuole di Novara ed il Liceo-Convitto. Novara, Stabilimento G. Parzini
1908, tr. 194; xem Chương VIII Il «Reale Collegio di Novara» e le «Regie Scuole»
dai moti del 1821 alla cacciataq dei Gesuiti (1821-1848), tr. 191-238.
98 MO (1991) 72.
84

9.7 Page 87

▲back to top
kết thúc khóa học hùng biện, trong số 25 học sinh, có đến 21 người
ôm ấp bậc giáo sĩ, ba người trở thành bác sĩ và một người trở thành
thương gia.99
Các tiêu đề của chương thứ ba và thứ tư của Các quy định cho các
trường công lập, trường Hoàng gia, trường cộng đồng; giảng dạy và các
kỳ thi cả trong các trường công lập và trường Hoàng gia chắc chắn mang
tính cưỡng bức, theo nghĩa là chúng ngụ ý kiểm soát toàn diện và không
nhân nhượng.
Nhưng các nhà quán quân của hệ thống dự phòng, và trong số đó
Don Bosco, không chống lại nội dung của chúng, mặc dù họ thực hiện
chúng theo mô thức được sửa đổi. Điều để cho chúng được coi là mang
tính ngăn ngừa là chính não trạng đằng sau chúng, tinh thần và phong thái,
mà trong Regolamento chắc chắn có một giọng điệu cưỡng bức.
Học sinh phải tuân phục các bổn phận nghiêm nhặt sau đây: trong
lớp, họ phải ngồi đúng chỗ được chỉ định; mỗi tháng họ phải đến với
tích sám hối và cha giải tội phải đưa cho họ một thẻ để chứng minh việc
đó; họ phải chu toàn bổn phận mùa Phục sinh và có hồ sơ chứng minh
điều đó; họ phải dự thánh lễ hàng ngày, đi lễ mỗi Chúa Nhật với cộng
đồng học sinh; ngoài học giáo lý, họ làm thêm các việc đạo đức buổi
sáng, như đọc sách thiêng liêng, đọc Kinh cầu Đức Bà và các Kinh cầu;
vào buổi chiều họ đọc sách thiêng liêng, hát, đọc kinh và học giáo lý; có
tam nhật (triduum) chuẩn bị Giáng sinh, và kỳ tĩnh tâm năm; sách không
được giám học cho phép đều bị cấm.100 Sự kiểm soát được thực hiện
trong cuộc sống ngoài trường của học sinh cũng không kém phần nghiêm
trọng.
Cấm ngặt hết thảy học sinh: đi bơi, đi xem kịch, tham gia các trò chơi
bịp bợm, đeo mặt nạ, nhận lời mời khiêu vũ, tham gia bất kỳ loại trò
chơi nào ở vùng ngoại ô, quán bar, quán cà phê và những nơi công
cộng khác, ra ngoài ăn tối, ăn uống trong khách sạn hoặc nhà hàng,
tụ tập ở các câu lạc bộ hoặc thành lập một câu lạc bộ, hoặc tán gẫu
99 MO (1989) 111-112.
100 xem Regolamento, khoản 34-41
85

9.8 Page 88

▲back to top
trong quán cà phê, đóng kịch trong các nhà hát địa phương mà không
có phép của giám học.101
Sự cam kết của 'đoàn thể' ấy (cộng đoàn nhà trường), mà ở một
mức độ nào đó là một mô hình cho Nguyện xá, khác xa với sự chia sẻ
cuộc sống tự do và vui vẻ trong Nguyện xá, cho dù được khởi hứng từ
những ý tưởng tôn giáo nghiêm túc.102
Các vị linh hướng nắm giữ quyền lực vô hạn, một quyền lực can
thiệp dứt khoát vào chính hoạt động của trường.103
Trong đoàn thể ấy, họ có quyền trừng phạt, thải hồi tất cả những
người vô đạo, những người không biết giáo lý và những người bất
tuân. Bất cứ ai bị trục xuất khỏi đoàn thể ấy cũng bị đuổi khỏi trường,
thông qua một thông báo được vị linh hướng trao cho vị giám học.
Họ có quyền không cho học sinh lên lớp và đăng ký cho học sinh thi
giáo lý bổ sung vào ngày Lễ Các Thánh. Học sinh sẽ không được lên
lớp nếu tiếp tục cho thấy sự ngu dốt.104
Những yêu cầu liên quan đến giáo viên cũng không kém độc đoán,
bắt buộc phải luôn có giấy chứng nhận tư cách luân lý và tôn giáo tốt đẹp
do Đức Giám Mục cấp. Họ buộc phải giám sát đúng lúc,105 hộ trực cực
kỳ chăm chú và đòi hỏi những hậu quả có thể xảy ra.
Vì bướng bỉnh không vâng lời hoặc thiếu kính trọng nặng nề với thầy
giáo hoặc vị linh hướng, học sinh sẽ bị đuổi khỏi trường; em sẽ chỉ
được nhận lại sau ba ngày và trước tiên phải xin nhà trường tha thứ. Để
làm gương cho những người khác, học sinh nào thiếu tinh thần tôn giáo,
có luân lý suy đồi, không thể sửa chữa, phạm tội ngoan cố và chống lại
lệnh của bề trên hoặc phạm tội ác nào đó, sẽ bị đuổi khỏi trường.
101 ibid, khoản 42.
102 X. Regolamento, cuốn 4, Chương 1, phần 1. Della congregazione, khoản 134-143.
103 ibid, cuốn 4, Chương 1, phần 2. Dei direttori spirituali, khoản 144-167.
104 ibid, khoản 146.
105 ibid, khoản 48-52, 54-55.
86

9.9 Page 89

▲back to top
CHƯƠNG 4
MỘT CÔNG THỨC RA ĐỜI:
HỆ THỐNG DỰ PHÒNG, HỆ THỐNG CƯỠNG BỨC
Các thuật ngữ 'đàn áp', 'ngăn chặn, 'ngăn ngừa' và tương tự như
vậy, hẳn chẳng mới mẻ gì đối với thế kỷ 18. Cho đến khi chúng tôi có
kết quả nghiên cứu tốt hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục nói rằng các thuật ngữ,
'Hệ thống Dự phòng', 'hệ thống cưỡng bức', 'giáo dục dự phòng' và 'giáo
dục cưỡng bức' đã có ở thế kỷ 18. Dường như chúng được dùng lần đầu
tiên ở Pháp trong các cuộc tranh luận khác nhau trong hai bối cảnh và
với ý nghĩa hoàn toàn khác nhau: một mặt là chính sách trường học và
mặt khác là giáo dục gia đình - trường nội trú (trường học và trường nội
trú do Nhà Nước chỉ đạo, bởi giáo dân và người Công giáo).
[Ghi chú của người dịch: bất cứ nơi nào thuật ngữ collegio được
sử dụng, thông thường sẽ được dịch là trường nội trú, trừ khi đã được
làm rõ trong một câu, khi đó nó sẽ chỉ được ám chỉ là trường học.]
1. Dự phòng và cưỡng bức trong chính sách học đường
Tiền bán thế kỷ đó, trong chính sách học đường của Pháp, hai thuật
ngữ, 'Hệ thống Dự phòng' và 'hệ thống cưỡng bức' xuất hiện với một
cuộc tranh luận rất gay gắt về sự tự do của trường học.1
Khoản 17 của Hiến pháp nước Bỉ năm 1831 đã chấp nhận nguyên
tắc tự do và do đó đã nảy sinh một hệ thống trường học tự do cách kiên
định. "Dạy học là tự do. Cấm chỉ bất kỳ loại biện pháp ngăn ngừa nào.
Chỉ luật pháp mới quy định việc đàn áp tội phạm mà thôi”.
Ở Pháp, mọi người, hầu hết là những người theo chủ nghĩa thế tục,
ủng hộ 'Hệ thống Dự phòng'; họ cổ xúy Nhà Nước độc quyền đối với
1 Để trình bày gọn ghẽ về vấn đề đó và một số người chính yếu có liên quan, xem B.
Ferrari, “La politica scolastica del Cavour”, (Milan: Vita e Pensiero 1982), 52-63.
87

9.10 Page 90

▲back to top
việc học ở trường, như hệ thống đại học Napoléon thừa nhận. Việc này
chặn đứng bất kỳ cơ may nào của trường học tự do, nghĩa là, một trường
không do Nhà Nước kiểm soát, hay nói cách khác, nó khiến không thể
cấp bất kỳ giấy phép ngăn ngừa nào. Trong thực tế, nó là một hệ thống
dự phòng-cưỡng bức. Hệ thống cưỡng bức được bênh vực bởi những
người đã chọn tự do giảng dạy với những tuyên bố khác nhau vốn được
phê chuẩn theo nguyên tắc của Hiến pháp 'Charta' do Lu-y Philip I ở
Orléans ban hành vào ngày 14 tháng Tám năm 1830. Hệ thống này được
gọi là ‘cưỡng bức’ vì Luật Guizot vào ngày 28 tháng Sáu năm 1833, áp
dụng nghị định hiến pháp, đã thấy trước nhiều cách kiểm soát các cơ sở
tư nhân, đến mức cuối cùng đàn áp họ trong các trường hợp không tuân
thủ nghiêm túc bản chất pháp lý, luân lý hoặc giáo khoa (didactic). Tuy
nhiên, các điều kiện là như thế đến nỗi chúng xem ra như đàn áp gấp đôi.
Điều kiện đầu tiên trong những điều kiện này là chúng lệ thuộc vào
trường đại học. Đây là một lý do rõ ràng hơn tại sao lẽ ra họ phải đưa
một giải pháp tốt hơn cho vấn đề đó bằng cách ban hành một luật mới
mà có thể cũng bao gồm các trường trung học trong sự giải phóng của
nó.
Người sẽ nhấn mạnh vấn đề này trong các cuộc tranh luận được
mở lại vào năm 1844 là Alexis Charles de Tocqueville (1805-1859); Qua
sự can thiệp của ông vào ngày 17 tháng Giêng năm 1844, và trong các
bài báo khác nhau xuất hiện trên tờ Le Commerce,2 ông là một người tự
do ôn hòa vĩ đại. Bản tường trình do Adolphe Thiers thực hiện vào ngày
13 tháng Bảy năm 1844, chủ tịch ủy ban quốc hội, sẽ có một tầm quan
trọng quyết định trong cuộc tranh luận. Bản tường trình đã dứt điểm phơi
trần mọi nỗ lực sửa đổi Luật hiện hành năm 1833. Trong báo cáo về công
việc của Ủy ban, Thiers đã giới thiệu các thuật ngữ hệ thống phòng ngừa
(système préventif) và hệ thống cưỡng bức (système répressif) vốn không
được đề cập hay tìm thấy trong bất kỳ can thiệp nào trước đây. Trực tiếp
hoặc gián tiếp, chúng quy chiếu đến các giải pháp được đề xuất cho hai
2 Ta có thể tìm thấy những thứ này trong nghiên cứu thú vị của A.M. Battista, Lo spirito
liberale e lo spirito religioso. Tocqueville nel dibattito sulla scuola, (Milano: Jaca
Book 1975), 129-201.
88

10 Pages 91-100

▲back to top

10.1 Page 91

▲back to top
vấn đề đầu tiên: các điều kiện để mở một cơ sở giảng dạy công cộng, loại
đi 'Hệ thống Dự phòng', và sự giám sát, như 'hệ thống cưỡng bức' đòi
hỏi, và họ phải chịu lệ thuộc vào đó.3
Thiers lý luận, đang khi tôn trọng sự độc lập hợp pháp của giáo dục
gia đình, Nhà Nước đòi cho mình trách nhiệm chính đáng là ban hành
luật về giáo dục của các công dân. Với hệ thống đại học, Nhà Nước đang
cố gắng tạo ra một loại đào tạo thống nhất có hiệu quả trong tất cả các tổ
chức, chung cho tất cả mọi người.4 Đối với sự tồn tại của các tổ chức, để
đảm bảo quyền tự do giảng dạy, ủy ban đó đã tuyên bố thẳng thừng huỷ
bỏ sự cho phép được yêu cầu trước kia, mặc dù vẫn giữ một số điều kiện
được yêu cầu để thành lập các tổ chức.5 Tắt một lời, ủy ban đã chống lại
Hệ thống Dự phòng. Nhưng, như Thiers minh định ngay, bất kỳ sự rời
bỏ Hệ thống Dự phòng nào đều có nghĩa là lập tức bước vào hệ thống
cưỡng bức, điều ấy quả là hiển nhiên. Khi được ban cho tự do thì cần
phải giám sát theo sau. Cần có sự giám sát này hầu bảo vệ phẩm chất
giảng dạy, luân lý và sự tôn trọng đối với chính thể chế.6
Các thanh tra viên của đại học thực hiện nhiệm vụ hợp pháp là “kiểm
tra, khảo sát, cảnh báo và sử dụng trách mắng kỷ luật”. Điều này đã có thể
chứng minh là một kích thích có lợi cho cả thầy giáo lẫn sinh viên và sẽ là
một cách để phân biệt các tổ chức tốt với những tổ chức không được kỳ
vọng. Tuy nhiên, các tổ chức phải đối mặt với một sắc lệnh cưỡng bức
luôn có cơ hội nại đến thẩm quyền pháp lý.7
3 xem Bài tường trình của M. Thiers sur la loi d’instruction secondaire fait au nom de
la Commission de la Chambre de Députés dans le séance du 13 juillet 1844, (Paris,
Paulin Éditeur 1844), 27-39 và 39-49.
4 46 trường Hoàng gia và 312 trường cao đẳng cộng đồng được gắn liền với Đại học
đó. Hơn 1.016 nhà giáo dục tư nhân phải chịu sự giám sát. Con số học sinh trung học
lần lượt là 19.000, 27.000, 36.000
5 A. Thiers, Rapport, 27-35.
6 ibid, 39.
7 ibid, 44.
89

10.2 Page 92

▲back to top
2. Giáo dục cưỡng bức công cộng và giáo dục dự phòng tư thục
Ý nghĩa của hai thuật ngữ bị đảo ngược khi chúng được chuyển từ
cuộc tranh luận chính trị sang một vấn đề sư phạm.
Vị thế đối lập này trước hết được thể hiện rõ ở Pháp sau cuộc tranh
luận về kỷ luật sẽ được sử dụng trong các trường học. Theo Philip Aries:
“ngay từ đầu thế kỷ 19, kỷ luật học đường đã từ bỏ truyền thống tự do
của nó và đã theo một phong cách giống như doanh trại”. Điều này không
chỉ do tác động của thời Napoléon, mà còn bởi hai yếu tố quan trọng hơn:
truyền thống sư phạm của các trường quân sự thời chế độ cũ, ancien
régime và sự nhạy cảm mới nổi lên đối với tuổi thiếu niên, được coi là
lứa tuổi bỏ đi những hoàn cảnh của thời trẻ em và bắt đầu dòng chảy
quyết định tới tình trạng người lớn. Điều này đòi hỏi các biện pháp giáo
dục mang đậm trách nhiệm.8
Chính trong bầu khí này mà ý tưởng về trường nội trú được áp đặt,
nhằm tạo ra một khuôn khổ chính xác hơn cho thời gian trưởng thành.9
Vào thập niên 1840, một số người liên quan đến các chế độ khác
nhau mà một đàng được sử dụng trong các trường nội trú Nhà Nước và
đàng khác bởi gia đình và các trường nội trú Công giáo tư thục, đã đề
xuất những phản đề giữa hai khoa sư phạm, cưỡng bức và dự phòng, mặc
dù không phải là không có tranh luận.
Chính vì thế, trong một cuộc tranh luận tại Chambers of Equals, về
luật liên quan đến các trường trung học đã được đề cập trong đoạn văn
trước, Công tước de Broglie, một người theo phe tự do, đã tuyên bố ngày
22 tháng Tư năm 1844:
Giáo dục trong bối cảnh gia đình cơ bản là dự phòng. Công nghiệp
khôn sánh của giáo dục gia đình là đây. Hạn chế chính của nó là không
phải lúc nào nó cũng đào tạo người tài hay những nhân cách mạnh
mẽ. Trong một bầu khí khá giả tạo và có thể nói, với vẻ bề ngoài như
8 xem Ph. Ariès, L’enfant et la vie familiale sous l’Ancien Régime, (Paris: Éditions du
Seuil 1973), 294-295.
9 ibid. 313-317.
90

10.3 Page 93

▲back to top
nhà kính, nó trồng các loại cây yếu ớt mà sau này không thể chịu được
những cơn bão đến từ thế giới bên ngoài... giáo dục công cộng thì
phần nào cưỡng bức và tới một mức nào đó, cư xử với những thiếu
niên như thể chúng đã trưởng thành. Nó làm cho chúng cảm thấy pháp
luật thật nặng nề cứng nhắc, sự ganh đua tác động mạnh mẽ, những
vết thương tác hại trên tình yêu chính mình của chúng. Nhưng giáo
dục ấy cũng làm cho chúng được huấn luyện tốt để đối đầu với sự dữ
và những nguy hiểm. Tuy nhiên, nó không thành công trong việc huấn
luyện các em cách thích đáng, ngoại trừ bằng cách nào đó phơi bày
chúng cho những mối nguy hiểm và đôi khi, để cho các em vấp ngã
và sau đó nó chờ các em đứng dậy trở lại.10
Một lần nữa, Thiers nhấn mạnh cùng một bộ ý tưởng đối lập trong
cuốn Rapport của ông ngày 13 tháng Bảy năm 1844 khi ông giới thiệu
bản báo cáo của chính mình thừa nhận hai loại hình giáo dục đều hợp
pháp: giáo dục gia đình là tốt đẹp để sản sinh một gia đình, trong khi giáo
dục Nhà Nước đủ tốt để hình thành người công dân. Mỗi bên có thể theo
những cách khác nhau, theo các mục tiêu khác nhau. “Ví dụ, một người
cha có thể thích kiểu giáo dục nghiêm khắc, không nhân nhượng, được
các tổ chức công cộng lớn sử dụng, nhưng một người cha khác có thể
thích kiểu giáo dục nhẹ nhàng hơn, thông minh hơn được các tổ chức tư
nhân sử dụng. Hơn nữa, một người cha sẽ hướng dẫn con mình theo nghề
mà ông ưa thích: nhưng tất cả “sẽ nhắm đến việc hướng dẫn đứa con theo
đường lối dịu dàng và thậm chí yếu đuối riêng của người cha”. Lúc này
Nhà Nước bắt đầu xuất hiện, nghĩa là thực thể chính trị, xã hội, quốc gia.
Và một cách hợp pháp nó cam kết biến một người trẻ thấm nhuần tinh
thần của hiến pháp thành một công dân và là người yêu luật pháp và đất
nước mình, và có thể đóng góp cho quốc gia được lớn mạnh và phồn
vinh”.11
10 Trong ‘Moniteur Universe’, ngày 13 tháng Tư năm 1844, n. 106, 931. Đoạn trích
được Camillo Cavour viết ở một trong nhiều cuốn bài tập của ông; xem C. Cavour,
Tutti gli scritti, được C. Pischedda và G. Talamo hiệu đính, tập 1 (Turin, Centro Studi
Piemontesi 1976), 326.
11 A. Thiers Rapport. 9-10.
91

10.4 Page 94

▲back to top
Sau này, Thiers đối mặt với vấn đề lượng giá hai hệ thống và tranh
luận với những người cho rằng chỉ giáo sĩ mới có thể giáo dục và truyền
tinh thần luân lý và tôn giáo cho người trẻ, điều mà một trường nội trú
thế tục không thể làm được.12 Mỗi trường có một phong thái riêng và
một giá trị giáo dục khác nhau. “Đặc điểm của trường học Hoàng gia
(các trường nội trú) được ghi dấu bằng kỷ luật của họ: Quy luật ưu thắng
trên mọi thứ”. “Không có sự xá miễn cho yếu đuối của cha mẹ; mọi học
sinh đều bình đẳng cho dù các em xuất thân từ những gia đình giàu có
hay nghèo khổ, cho dù các em đến từ những gia đình danh giá hay thường
dân: cùng một luật lệ được áp dụng cho mọi người”. “Khi vi phạm một
lỗi nặng, nhà trường phải đuổi kẻ có tội không chút nhân nhượng và tổ
chức sẽ nhận được ngay lợi ích từ nó. Ý tưởng quy luật, sự bình đẳng,
đứng trên tất cả mọi thứ khác. Và chúng ta cũng phải nói thêm: ý tưởng
về sự thẳng thắn khi đối xử với mọi người, sự loại bỏ bất kỳ sự chậm trễ
nào. Lòng trung thành được tôn trọng lẫn khuyến khích”. “Đây là cách
đào tạo nên những công dân và nên người lương thiện”.13 “Chúng ta phải
biến những người trẻ thành những công dân ngay thẳng, những Kitô hữu
tốt nhưng cũng là những người Pháp tốt”.14
Trái lại, ở các trường nội trú tư thục đời, “ta cung cấp sự chăm sóc
dựa trên cơ sở cá nhân nhiều hơn”, ta theo sát trẻ em hơn, và mọi người
có xu hướng vui vẻ chấp nhận ảnh hưởng của cha mẹ chúng. Ngay cả
trong các trường nội trú Công giáo, “chế độ ấy ít nghiêm khắc hơn”, có
thể chuẩn bị kém hơn một người trẻ đối mặt với việc vào đời; ngay cả sự
đào tạo tôn giáo, mãnh liệt hơn nhưng ép buộc hơn, không nhất thiết là
phù hợp nhất để tạo ra những xác tín cá nhân hơn và lâu dài hơn trong
lãnh vực tự do.15
12 ibid.. 56-57.
13 ibid. 57-58.
14 ibid. 62.
15 A. Thiers Rapport. pp. 59-62.
92

10.5 Page 95

▲back to top
3. Hệ thống ngăn ngừa của Phêrô Antôn Poullet (1810-1846)
Giám đốc của Viện Thánh Vinh Sơn xứ Senlis, Phêrô Antôn Poullet
(l810-1846)16 lý luận chống lại Thiers về những điểm này: những xét đoán
hời hợt về giáo dục tôn giáo do các trường công lập cung cấp, ông so sánh
giữa chất lượng và kết quả của một nền giáo dục như vậy trong trường nội
trú Công giáo17 và phương pháp giáo dục được dùng trong các trường như
vậy. Cuối cùng, ông khai triển các đặc điểm của một hệ thống giáo dục
không được định nghĩa chính thức là ngăn ngừa, nhưng chứa tất cả các đặc
điểm của nó. Trước hết, hệ thống giáo dục được sử dụng tại Trường Senlis
dựa trên những nền tảng mà bất kỳ hệ thống giáo dục đích thực nào đều
chia sẻ. Nó kéo theo sự cam kết, kỷ luật, trách nhiệm; nó không dễ dãi; nó
không cho phép gia đình can thiệp khi không được yêu cầu; nó đòi phải
tuân thủ xác đáng các quy luật, yên tĩnh, thinh lặng, ngăn nắp, đúng giờ và
vâng lời.18
Thứ đến, nó loại trừ “chế độ quân sự” của các trường Nhà Nước
mặc dù nó đòi hỏi những người có trách nhiệm trong trường phải có
những nét sau: tận tâm, cảnh giác cẩn thận, nhiệt tình pha lẫn khoan hồng
vừa phải và sự uyển chuyển hiền phụ.19 Thực thế, mục tiêu trước mắt của
hoạt động giáo dục là bảo vệ sự ngây thơ của học sinh. Điều này đạt được
qua sự liên lỷ hộ giúp có nghĩa là trợ giúp liên tục vốn muốn nói là hiện
16 Về Poullet, xem E. Valentini, “L’abate Poullet (1810-1846)”, trong Rivista di
Pedagogia e di Scienze Religiose 2 (1964): 34-52; ibid., “Il sistema preventivo di
Poullet”, ibid. 7 (1969): 147-192. Ta có thể tìm thấy Poullet tư duy về sư phạm trong
Discours sur l’éducation prononcés aux distributions des prix de son établissement,
suivis de quelques autres éscrits du même auteur, (Paris: Pringuet 1851), 16. 427
trang.
17 xem Lettre à M. Thiers à l’occasion de son Rapport sur le projet de loin relatif à
l’instruction secondaire, trong P.-A. Poullet, Discours, 233-264. Để có thể nói về chất
lượng và kết quả của "tôn giáo" ở các tổ chức khác nhau, ông phản đối rằng: “trước
hết, người ta cần biết giáo dục tôn giáo và luân lý nghĩa là gì, hay đúng hơn tôn giáo
là gì, luân lý là gì, ở đâu người ta tìm thấy sự thật trọn vẹn và tinh tuyền vốn là những
bổn phận do Thiên Chúa đặt ra.” (ibid., p. 235).
18 P.-A. Poullet, Discours. 246-248.
19 ibid. 248-249.
93

10.6 Page 96

▲back to top
diện không gián đoạn giữa các em.20 Nhưng sự hộ giúp này được trông
mong là “thông minh, khôn ngoan, khoan dung, nghĩa là, bác ái”. Loại
hộ giúp này không chỉ nhằm bảo vệ sự ngây thơ và ngăn chặn bất cứ điều
gì trái nghịch, mà còn quan tâm và khuyến khích thiếu niên. Điều này
thực sự có thể xảy ra khi ba phương cách sau đây được sử dụng: thực thi
việc cảnh giác; thấm nhuần những nguyên tắc; giữ chúng luôn bận rộn.21
Mục tiêu cuối cùng của hệ thống giáo dục này là hình thành tính
cách nhân bản và Kitô hữu của người trẻ, phát triển trí thông minh bằng
văn hóa cổ điển và khoa học. Nguyên tắc tôn giáo nổi bật và trên hết, nó
kéo theo một người phải chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa, áp dụng
vào học hành được hiểu như là cầu nguyện và như một nghĩa vụ tôn giáo
và thánh thiện”.22
Giáo dục được thực hiện trong một bầu khí giống như gia đình thực
sự theo hai nghĩa: trước hết, chân thành khuyến khích sự hợp tác và hòa
nhập giữa giáo dục gia đình và nhà trường. Không thầy giáo nào đòi cho
bản thân mình lòng biết ơn, sự tin tưởng và tình yêu vốn ràng buộc trẻ
em với cha mẹ. Đồng thời, trường học thực hiện việc giáo dục của mình,
nhờ vào quyền bính giống như sự trải rộng quyền của người cha người
mẹ. “Nếu không phải là một gia đình, thì trường học chẳng là gì cả”.23
Thêm vào tất cả điều này là chủ đề tình yêu như một nguyên tắc
sư phạm và chủ đề về sự bao dung (indulgence) như một phương
pháp.24
Yêu thương phải chiếm chỗ hàng đầu trong hoạt động giáo dục.
‘Trái tim’ .. đúng vậy! Trên hết, và trước hết, chính qua trái tim, một trái
tim yêu thương, dịu dàng và quảng đại mà thầy giáo phải thực thi tác vụ
quan trọng của mình”.25 Không, ta không chỉ mong đợi trái tim tuôn đổ
20 “Quy luật đầu tiên của chúng tôi là luôn giữ thiếu niên với chúng tôi, gần chúng tôi
và trong tầm mắt của chúng tôi” (Discours. 25).
21 P.-A. Poullet, Discours. 28-33.
22 P.-A. Poullet, Discours. 33-38,107, 120.
23 Ibid., 46-51, 63-70.
24 Ibid, tương ứng, 137-157 và 81-101.
25 Ibid., 138.
94

10.7 Page 97

▲back to top
dầu vốn làm cho trái tim chuyển động dễ dàng; chính trái tim phải là
động cơ số một... Gọi trái tim là công cụ phụ trợ thì không đủ, nó phải là
nguyên tắc chi phối: nói tóm lại, giáo dục không phải là công việc của
tinh thần được trái tim hướng dẫn, nó thực sự là công việc của trái tim
được tinh thần hướng dẫn”.26
Sự bao dung là sự diễn đạt của trái tim và được thể hiện rõ ràng
theo các giai đoạn giáo dục khác nhau. Poullet loại trừ kiểu bao dung
tượng trưng cho sự yếu đuối hoặc nịnh hót. “Sự bao dung ngụ ý một thái
độ chờ đợi, khoan thứ, nhắm mắt làm ngơ, tha thứ. Đó là một chiều kích
giáo dục cần phải được kết hợp với tất cả những thứ khác: với sự nhiệt
tình luôn cảnh giác để hành động; với sự cảnh giác không để bất cứ điều
gì qua mắt mình; với thẩm quyền để ra lệnh, và với công bằng để gia
phạt”.27
Bản tính của thiếu niên, những giới hạn khi em sẵn lòng cộng tác
với nhà giáo dục đòi hỏi sự bao dung. Thiếu niên là một “con người yếu
đuối trong tâm hồn, thể xác, ý chí, lý lẽ. Em là một người nhẹ dạ, không
bền lòng, bị cả ngàn ý tưởng chế ngự, cả vạn cảm xúc trái ngược nhau
xảy ra; em là một kẻ chịu đủ mọi loại ấn tượng đến từ bên trong và bên
ngoài”. “Thiếu niên là thiếu niên. Tự do, di chuyển, ồn ào là những nhu
cầu không thể cưỡng lại ở tuổi thiếu niên. Khi một người trẻ có tội ngây
thơ nói rằng mình đã không nghĩ về điều đó, chúng ta luôn có thể tin
em”.28 Tuy nhiên, sự bao dung nên quân bình và thận trọng. “Chúng ta
hãy bao dung khi phải đối mặt với sự yếu đuối nhưng đừng yếu đuối khi
chúng ta bao dung”.29
Cách riêng, sự bao dung phải được đo lường theo các giai đoạn
giáo dục khác nhau: cần ít hơn khi đó là một vấn đề về các luật lệ kỷ luật
phải tuân thủ; cần nhiều hơn khi liên quan đến việc giáo dục luân lý và
26 Ibid., 140-141.
27 Ibid., 87.
28 Ibid. 88-92.
29 Ibid.,. 92.
95

10.8 Page 98

▲back to top
tôn giáo: “không thể sửa đổi một người ngoại trừ bằng trái tim và chúng
ta không thể chạm tới trái tim ngoại trừ qua yêu thương”.30
Chỉ trong một bầu khí dịu dàng, một niềm kính sợ lành mạnh, đầu
mối sự khôn ngoan, mới trở nên quan trọng [nổi bật] trong những hoàn cảnh
đặc biệt và với hiệu quả tuyệt vời. Kính sợ là đầu mối sự khôn ngoan, và
không gì hơn thế, vì chúng ta nhớ rằng chúng ta được mời gọi trở thành
“những người bạn và người cha của các học sinh chúng ta”.31
Kết quả [đầu ra] cuối cùng và tổng thể sẽ là tinh thần của nơi chốn
giáo dục.32 “Tinh thần này được cấu thành bởi sự thận trọng, chừng mực,
nhiệt tình và cõi lòng của các nhà giáo dục, nhưng trên hết, và cốt yếu, bởi
tinh thần của các học sinh vốn tạo ra một bầu khí chân thành, khiêm tốn, lối
sống tốt, cởi mở và yêu thương”.33 Hơn nữa, tinh thần này mang lại lòng
đạo chân thật đối với Thiên Chúa, sự trung tín hoàn toàn và sự rộng lượng
thân ái trong các mối tương quan của học sinh với thầy giáo và bạn học cũng
như tuân giữ cặn kẽ luật nết na thánh thiêng”.34 Chính vì thế, nhất thiết ta
phải ưa chuộng một hệ thống tự do, yêu thương và tin tưởng, một tình yêu
được kiểm soát và một sự tin tưởng được trung hoà bởi thẩm quyền chính
trực, hơn một hệ thống đàn áp”.35
Ngăn chặn cái ác thôi chưa đủ; chúng ta phải phát huy việc tốt”.36
Poullet kết luận, toàn bộ các nguyên tắc và định hướng này không
tạo thành một lý thuyết vĩ đại hoặc hệ thống phức tạp hoặc một nghệ
thuật chỉ dành cho những người khởi sự. “Đơn giản, điều ta cần là trợ
giúp liên tục và trung thành, chỉ dạy vững vàng, năng nhắc nhở, khuyến
khích với sự hiền dịu, thưởng với niềm vui, gia phạt với động cơ thích
đáng và có chừng mực, và cách riêng, chịu đựng mọi thứ với sự kiên
định không mệt mỏi và yêu thương với một sự dịu dàng không thay đổi.
30 P.-A. Poullet, Discours. 94-95.
31 Ibid., 99-100.
32 Ibid., 158-185. Du bon esprit dans les maisons d’éducation.
33 Ibid., 162-164, 170.
34 Ibid., 174-175.
35 Ibid.,. 176-177. xem 180-182 lần nữa.
36 Ibid., 179.
96

10.9 Page 99

▲back to top
Tất cả những điều này có thể đòi hỏi một số nhân đức, nhưng với một ít
kỹ năng; nó có thể đòi hỏi kinh nghiệm chứ không phải nghiên cứu sâu;
nó có thể đòi hỏi biết mau mắn quan sát thực tế, nhưng không cần thiên
tài để suy đoán cao siêu. Tất cả những điều trên có thể và phải được thực
hiện với sự đơn sơ”.37
4. So sánh giữa hai loại trường nội trú và hai hệ thống giáo dục
Khi đối chọi giữa hai loại trường nội trú, nhân tạo hay loại mà
Thiers nêu bật, một loại thế tục, loại kia của Công giáo, Phêrô Sébastien
Laurentie, người Pháp (1793-1876) nhận thấy hai hệ thống giáo dục khác
nhau đọ sức với nhau: một loại dựa trên sự nghiêm ngặt, loại kia dựa trên
tình thương.38
Sự tương phản này cản trở một cái nhìn đúng đắn về những khác
biệt hợp pháp giữa hai hệ thống. Và nó dẫn đến loại trình bày phác thảo,
có tính chất lạc giáo Ma-ni-kê được kỳ vọng về một người Công giáo
theo chủ nghĩa quân chủ chuyên chế, một người theo chủ nghĩa hợp pháp
bảo hoàng, Legitimist. Nó cho ấn tượng là được hướng dẫn không phải
bởi các quan điểm che giấu thuộc về thời Phục hưng.39
Laurentie nói cho chúng ta những lời tố cáo mạnh mẽ do một số
người chống lại các trường nội trú công lập đưa ra: sự thông minh xuống
cấp, sự sáng tạo bị bóp chết, nhân cách của thiếu niên bị lạc mất giữa
đám đông, bầu không khí sợ hãi, giả hình, ác ý và bẩn thỉu.40 Về phần
mình, ông cho chúng ta một mô tả hoàn toàn tiêu cực mà ông tuyên bố
là kết quả của một quan sát ngay chính và được xem xét.
37 Ibid., 191-192.
38 Laurentie là tác giả của ba tác phẩm sư phạm xuất sắc trong số những tác phẩm khác:
Lettres à un père sur l’éducation de son fils (1834); Lettres à une mère sur l’éducation
du son fils (1836); Lettres à un curé sur l’éducation du peuple. Ấn bản tiếng Ý: Lettere
sulla educazione del popolo xuất phát từ ấn bản thứ hai (1850) do Laurentie, nguyên
tổng thanh tra học tập, (Genoa: Gio. Fassicomo Press 1856), 200 trang.
39 xem E Valentini, “Il sistema preventivo di M. Laurentie (1793-1876)”, trong Palestra
del Clero 61 (1982): 209-231.
40 P.S. Laurentie, Lettres à un père, 38-40.
97

10.10 Page 100

▲back to top
Trường nội trú công lập trông giống như một nhà tù, giống như
Spielberg mà Silvio Pellico đã viết trong cuốn Mie prigioni (Những
nhà tù của tôi) của ông... Trường nội trú công lập là một nơi đầy sầu
thảm. Người trẻ già trước tuổi, dưới quyền của những thầy giáo ảm
đạm... Điều ưu thắng trong trường nội trú công lập là tổ chức cứng
nhắc khi xét đến học hành và hoạt động giải trí, được ghi dấu rõ ràng
bằng chuông hoặc trống. Thầy giáo không gần gũi với học sinh; giọng
điệu họ ra lệnh thật chói tai và gây sợ hãi. Học sinh không đến gần
thầy giáo; sự vâng lời chứa đầy sợ hãi và ngờ vực. Đó là một loại thế
giới bị cơ giới hóa nơi không có gì bị lãng quên. Không có tin tưởng,
không có tình thương. Không nghe được lời nói nhẹ nhàng nào có thể
chạm đến trái tim. Ngay cả Thiên Chúa cũng có vị trí của Ngài, nhưng
Thiên Chúa vắng mặt trong những suy nghĩ nội tâm của người trẻ. Hệ
quả của sự ngăn nắp bên ngoài này là các tật xấu được giấu kín và
chúng ngấu nghiến và đầu độc cõi lòng. Ngay cả tuổi tác của các thiếu
niên đang dối lừa. Chúng cho thấy một tuổi thơ già trước tuổi, tuổi
thiếu niên thiểu não... Những hệ quả của tình hình này đưa tới những
đam mê tàn khốc, những thái độ nổi loạn ẩn giấu, học tập cằn cỗi....
và điều này chỉ báo trước một cuộc đời không có hy vọng và đà lực
sống.41
Ngược lại, chúng ta có hình ảnh lôi cuốn của trường nội trú Công
giáo.
Trường nội trú Kitô giáo là một gia đình. Thẩm quyền ưu thắng là
thẩm quyền của người cha, được chuyển sang một người cha khác, thay
thế những người cha đẻ: thầy giáo chia sẻ sự nhiệt thành và tình thương
của họ. Tôn giáo chủ trì sự hiệp nhất thánh thiện này. Nó làm cho các
mệnh lệnh được chấp nhận và sự vâng lời trở nên đáng yêu. Có sự ngăn
nắp trong trường này, nhưng chúng ta không bàn đến thứ kỷ luật đen tối
đó vốn che giấu sự đau khổ và hận thù sâu sắc. Có một sự ngăn nắp đi
sâu vào tâm hồn của các học sinh và sắp xếp những suy nghĩ thầm kín
của chúng trong trật tự. Người ta luôn sẵn lòng khuyên bảo dịu dàng.
Việc giảng dạy rất đa dạng, linh hoạt, mọi loại trí khôn đều có thể tiếp
41 Ibid., 40-43.
98

11 Pages 101-110

▲back to top

11.1 Page 101

▲back to top
cận. Lòng đạo đức không phải là một cái gì đó áp đặt như một nghĩa vụ
phải được thực hiện vào những thời điểm nhất định và trong một vài
ngày. Nó giống như một thói quen được khởi hứng, vui tươi làm đầy
cuộc sống một người. Trong ngôi trường này, học sinh giống như anh em
và thầy giáo giống như bạn bè. Trường nội trú đó đào tạo một người cho
xã hội, bởi vì người trẻ này đã được cung cấp hợp thời tất cả các vũ khí
cần thiết để đối diện với xã hội, cũng nhờ vào tình bạn bền vững và lâu
dài. Trường nội trú đó là một thế giới nhỏ bé, với những đam mê nhỏ bé
nhưng những đam mê này được kiểm soát bằng một thẩm quyền luôn
tỉnh thức. Nhưng điều tôi yêu thích nhất ở trường nội trú đó là sự hoàn
thiện đạt được. Như Montaigne nói, việc 'trở thành một người văn minh'
này, việc quen với cuộc sống cộng đồng này, là khởi đầu của đời sống xã
hội, nó đánh dấu những nhân đức nhân bản bắt đầu sự phát triển đầu
tiên... Trường nội trú đó không tạo ra sự trưởng thành sớm trước tuổi
nhưng để cho các thiếu niên hành xử như một thiếu niên lâu bao có thể.
Sự hòa trộn những ân sủng và sự khéo léo của tuổi đầu đời với những
nhân đức mạnh mẽ, liên lỷ làm việc và thúc ép học tập gay go này thật
là một sự kết hợp tuyệt vời! Trường nội trú Kitô giáo cung cấp loại hòa
trộn này, và tăng thêm sự hài hòa tuyệt đẹp, vật trang trí của nghệ thuật.
Chính vì thế, việc học thật dễ chịu, kỷ luật khéo léo, và việc giảng dạy
vừa tài giỏi vừa lôi cuốn”.42
Tuy nhiên, dù là người thủ cựu vững chắc, tác giả cũng thấy một
số nguy hiểm trong loại tình bạn và tình anh em trong một trường nội trú
Công giáo nào đó cởi mở với những tư tưởng mới, chẳng hạn như việc
tuyên bố bình đẳng chính trị. Ông coi đây là một ảo mộng gây ra những
xung đột phá hủy sự hài hòa của trật tự cũ với những bình diện khác nhau
của nó theo trật tự bản tính không thể thay đổi”.43
42 P.S. Laurentie, Lettres à un père, tr. 44-49.
43 Ibid., 49-56. (Un péril au college)
99

11.2 Page 102

▲back to top
5. Félix Dupanloup (1802-1878)
Félix Dupanloup, một nhà giáo dục vĩ đại, một nhà huấn giáo tích
cực, Đức Giám Mục Orléans, đã truyền lại cho chúng ta một sản phẩm
sư phạm văn học phong phú. Tác phẩm Về Giáo dục thật đáng chú ý, và
nó có sẵn bản dịch tiếng Ý trong thư viện Nguyện xá của Don Bosco.
Don Bosco biết nó, trực tiếp hoặc gián tiếp.44 Đặc biệt trong cuốn sách
thứ ba, tập thứ nhất và tập thứ hai, dành riêng cho kỷ luật và người dạy
dỗ, chúng ta tìm thấy những dấu rõ ràng dính dáng đến phòng ngừa cả
về ngôn ngữ lẫn nội dung.45
Theo Dupanloup, cái phản đề giữa hệ thống cưỡng bách và ngăn
ngừa được thể hiện một cách thực tiễn trong sự đối lập giữa các tòa án
dân sự và hình sự như đã thấy trong xã hội và trong Ủy ban giáo dục.
Nghệ thuật cai quản hàm ý việc sử dụng vũ lực và đàn áp. Nghệ
thuật giáo dục lại ngụ ý và đòi hỏi ngăn ngừa. “Tác vụ giáo dục đại diện
cho tình cha và thẩm quyền được thiết lập của Hội đồng cùng một lúc
và, tôi gần như sẽ nói, đại diện cho một loại tư tế. Và đây là cách nó làm
điều đó. Trong tất cả các xã hội văn minh, ta luôn cảm thấy cần không
phải chỉ là trấn át cái ác bằng cách kiểm soát đam mê của con người
thông qua các hình phạt mà còn ngăn chặn nó bằng cách huấn luyện
những người thủ đắc nhân đức nhờ giáo dục. Để đạt được điều này,
những dân tộc được đào tạo tốt hơn trong khôn ngoan nghĩ rằng tạo ra
44 L’educazione, do Đức Giám Mục Felix Dupanloup, giám mục Orleans, thành viên
của Viện Hàn Lâm Pháp- bản tiếng Ý của D. Clemente De Angelis, 3 tập Parma,
Fiaccadori 1868-1869; De l’éducation par Mgr Dupanloup, cuốn 1. De l’éducation
en général; cuốn 2 De l’autorité et sur respect dans l’éducation; cuốn 3 Les hommes
d’éducation (1st ed. Paris 1850-1862). Paris, J. Gervais 1887 (11th ed). Bản văn tiếng
Pháp được ghi nhớ nhưng những trích dẫn là từ ấn bản tiếng Ý mà Don Bosco có thể
có trong tay.
45 L’educazione per monsignor Felice Dupanloup tập 1 Dell’educazione in generale,
cuốn 3 Dei mezzi d’educazione, 143-256, và tập 2 Dell’autorità e del rispetto
nell’educazione, cuốn 3 L’istitutore, 377-600.
100

11.3 Page 103

▲back to top
một thẩm phán là tốt nhất, và một thẩm phán có bằng cấp cao nhất trong
số các giáo viên.46
Nhưng sự khác biệt giữa những can thiệp cưỡng bức và dự phòng
thật rõ rệt trong chính lãnh vực giáo dục. Chúng biểu thị hai trong ba giai
đoạn của hành động kỷ luật can dự đến việc đào tạo ý chí và rèn giũa
nhân cách. Bản tính của đứa trẻ mà chúng ta đang giúp em lớn lên đòi
hỏi tất cả các giai đoạn này. Hạn từ ‘kỷ luật’ xuất phát từ động từ discere,
học và hạn từ này không chỉ đại diện cho một loại kỷ luật bên ngoài mà
còn cho một loại dạy dỗ đạt đến phần bên trong của trẻ. Nó cũng có nghĩa
là nhân đức. Vì lẽ này, kỷ luật đại diện cho sự ngăn nắp mà không có nó
thì giáo dục không thể có.47
Những phẩm chất tốt và khuyết điểm của trẻ đòi hỏi sự ngăn
nắp.48
Đứa trẻ tò mò, hay thay đổi, hiếu động, ham chơi, ghét luỵ phục...
Tuổi thơ bị sự phù phiếm tác động; nó gớm ghét sự chuyên cần, nó tự
phụ, bạo lực, cứng đầu. Tuổi thơ là tuổi cẩu thả, tuổi đam mê nóng
bỏng và vui thú. Tất cả những khiếm khuyết này xuất phát từ bản tính
của trẻ em. Nhưng ít nhất, trẻ em vẫn chưa thủ đắc những khuyết
điểm... Ở trẻ em, mọi thứ đều linh hoạt và mới mẻ. Thật dễ uốn thẳng
những cây non yếu đó và hướng chúng lên trời... Chính vì thế, ngay
cả với những khiếm khuyết của chúng, không có gì vui mừng bằng
khi chúng ta ghi nhận làm thế nào lý trí và nhân đức được nảy sinh
trong chúng... Bất kể những vẻ phù phiếm và thúc đẩy mãnh liệt cho
giải trí, một đứa trẻ có thể khôn ngoan, có lý luận và nhạy cảm với
nhân đức.... Thậm chí tôi không loại trừ việc trẻ may mắn sinh ra với
46 F. Dupanloup, L’educazione, tập 2, cuốn 3, 379. Chúng tôi làm nổi bật để nhấn mạnh.
Trong sự khác biệt giữa hai tòa án, chúng ta tìm thấy tiếng vang trong phần mở đầu
một ghi chú của Don Bosco gửi Francesco Crispi vào năm 1878: hệ thống đàn áp và
phòng ngừa “được áp dụng ở giữa xã hội dân sự và ở những nơi giáo dục”; “trong khi
luật pháp nhìn vào thủ phạm, chúng ta cần quan tâm làm giảm con số những người
này” (Il sistema preventivo 1878, 300-301).
47 F. Dupanloup, L’educazione, tập 1, cuốn 3, chương 3 La Disciplina, 126-127.
48 xem F. Dupanloup, L’educazione, tập 1, cuốn 2, Del fanciullo e del rispetto dovuto
alla dignità della sua natura, chương 1 Il fanciullo, sue qualità, suoi difetti; quanto
si presti all’uopo dell’Educazione, 67-68.
101

11.4 Page 104

▲back to top
một tính khí hạnh phúc hơn, tôi không gặp khó khăn nhận biết rằng
trẻ chỉ là một con người ba hoa, phù phiếm, hết ao ước điều này đến
điều kia, hoàn toàn bị lệ thuộc sự bất ổn của chính mình... Nhưng tất
cả những người dạy dỗ tận tâm phải biết rõ rằng chính trách vụ và
vinh quang của giáo dục nằm ở khả năng vượt qua sự phù phiếm đó
và biết cách biến tính không ổn định này thành ổn định.49
Những người chịu trách nhiệm đối với cộng đoàn giáo dục phải
cung cấp loại tăng trưởng này. Họ sẽ hoạt động trên ba chiến tuyến: 1)
Họ phải liên tục tuân thủ xác đáng và bền vững các quy tắc. 2) Họ phải
ngăn chặn việc phạm luật nhờ trợ giúp nhiệt tình. 3) Họ phải đàn áp
những vi phạm luật lệ bằng sự công bằng kịp thời, để sửa chữa sự bất
trật tự ngay khi nó xuất hiện. Do đó, kỷ luật đã được giao ba nhiệm vụ,
giống như những nhiệm vụ được giao cho giáo dục: gìn giữ, ngăn chặn,
đàn áp. Chính xác, kỷ luật hướng vào việc huấn luyện ý chí và đào tạo
nhân cách, cùng với cả giáo dục trí tuệ và thể chất và đạt tột đỉnh bởi
giáo dục tôn giáo.
Hai từ ngữ 'kỷ luật', 'giáo dục', được hiểu nghĩa hẹp và khác biệt
với các giai đoạn đào tạo khác nhau (thể chất, trí tuệ và tôn giáo) diễn
đạt chính chúng trong ba chức năng là 'đàn áp', 'dự phòng’ và ‘hướng
dẫn'. Nhiệm vụ của 'kỷ luật đàn áp' là tránh bỏ mặc bất cứ lỗi lầm nào
mà không sửa chữa. Nhiệm vụ của 'kỷ luật dự phòng' là hăm hở tránh xa
những cơ hội nguy hiểm. Nhiệm vụ của 'kỷ luật hướng dẫn' là chỉ ra con
đường đúng đắn phải luôn tuân theo trong mọi nơi.
Không cần phải so sánh, người ta có thể dễ dàng hiểu rằng ngăn
ngừa thì tốt hơn là đàn áp. Nhưng sự chính xác trong việc duy trì điều tốt
và cảnh giác ngăn chặn điều xấu làm cho nhu cầu phải đàn áp ít khẩn cấp
hơn. Bởi vậy, điều quan trọng hơn cả nằm ở kỷ luật hướng dẫn vốn duy
trì điều tốt. Kỷ luật ngăn ngừa có tầm quan trọng thứ yếu. Nó ngăn cản
sự dữ khởi đầu. Điều kém quan trọng nhất, mặc dù cần thiết, là kỷ luật
đàn áp dùng để trừng phạt.50
49 F. Dupanloup, L’educazione, tập 1, cuốn 2, 70-74.
50 Ibid., tập 1, cuốn 3, chương 3 La Disciplina, 177-178.
102

11.5 Page 105

▲back to top
6. Những gợi ý ngăn ngừa của Henri Lacordaire (1807-1861)
Henri Đaminh Lacordaire là một tu sĩ Đa Minh người Pháp, nhà
hùng biện và nhà cải cách xuất sắc của dòng Đa Minh; Sau sáu năm làm
Giám tỉnh, ông đã dành những năm cuối đời mình (1854-1861) cống hiến
hoàn toàn cho một tổ chức giáo dục tọa lạc trong Tu viện Biển Đức
Soreze, trong vùng Toulouse. Cơ sở Soreze đã được giao phó cho Dòng
Ba Đa Minh do cha Lacordaire thành lập; ông từng là giám đốc và là nhà
lãnh đạo nhiệt tình, uy tín.51
Trong tiêu đề của chương mở đầu mô tả sơ lược rõ ràng cha
Lacordaire, vị Tông đồ và người hướng dẫn giới trẻ, cha Noble chỉ ra
tính cách cơ bản của ngài: Il les aima (ngài yêu bọn trẻ).52 Đặc điểm này
của Lacordaire đã được chỉ ra trước đó trong lời nói đầu: ngài yêu giới
trẻ thật sâu sắc và không ngại ngần.53
Khi hướng dẫn những tâm hồn trẻ, Lacordaire ưa chuộng một hệ
thống có thể được gọi là hệ thống tự phát thay vì hệ thống độc đoán, hệ
thống sau được biểu thị bằng một chương trình cố định và tuân thủ bắt
buộc.54 Hệ thống này ngụ ý tất cả những điều sau đây:
Đức tin trong linh hồn của những người trẻ... mang lại cho các em cơ
hội nên người vĩ đại trong khi vẫn kiểm soát các em; [đức tin ấy] nại
51 xem C.-G. Montserret OP, Enseignant parce que prêcheur: Henri-Dominique
Lacordaire, trong ‘Memorie Dominicane’, N. 3, Automne 1993, Écoles et collèges,
37-48; J.Angelico de Metz OP, La fondation des dominicains enseignants par le Père
Lacordaire, ibid., 49-50. B. Cocharne là một nhân chứng có thẩm quyền về tầm nhìn
giáo dục Kitô giáo của Lacrodaire. Ông là người cộng tác và bạn tâm giao của
Lacrodaire. xem Le R.P. Lacordaire, sa vie intime et religieuse, 2 vol. (Paris,
Poussielgue 1866).
52 H.-D. Noble OP., Le P. Lacordaire Apôtre et Directeur de Jeunes Gens. Edition revue
et augmentée, (Paris, Lethielleux 1910) 1st ed. 1908, 1-21. Trong Chương 2, Pourquoi
il les aima et pourquoi il en fut aimé (22-39), ông chỉ ra những lý do hòa hợp giữa
nhà giáo dục và người trẻ: “tinh thần tươi trẻ”, hoặc “lòng nhiệt thành đối với những
điều lớn lao, lòng quảng đại với những tình cảm cao thượng, lòng đam mê hành động
anh hùng, kiên trì trong công việc được đảm nhận, lạc quan tin tưởng vào con người
và sự việc” (24).
53 H.-D. Noble OP., Le P. Lacordaire, tr. 7-13.
54 Ibid., 42-46.
103

11.6 Page 106

▲back to top
đến những năng lực tiềm ẩn, những dự thế tốt lành, trái tim sẵn sàng,
sự quảng đại của các em và sức mạnh để tự cam kết; [đức tin ấy] loại
bỏ cặn bã khỏi tính hồ hởi và nhiệt tình của các em; tán trợ chúng tự
phát; sản sinh ra những tâm hồn sống động nơi lòng tốt tuôn chảy từ
bên trong, nơi nhân đức là kết quả tự nhiên do nỗ lực cá nhân của các
em, kết quả của những nhu cầu được cảm nhận, được muốn và được
yêu thương; [đức tin] khiến bổn phận nên hấp dẫn và giải phóng, thay
vì làm cho nó trông giống như một thứ gì đó nhàm chán hoặc bạo tàn;
sinh ra sự lạc quan mang lại sự thanh thản và nguồn cảm hứng; loại
bỏ sự bi quan làm mọi thứ trở nên lạnh lẽo và có nguy cơ biến thành
sự hoài nghi chết người; đứng về phía hy vọng hơn là phía những lời
tiên tri tăm tối; băng bó vết thương thay vì làm chúng nặng thêm;
khám phá ra một bục nền cho Thiên Chúa; cởi các nút thắt vốn cho
phép sự xấu đan xen với điều thiện; thu thập tất cả những điều tốt đẹp
tự nhiên có thể nảy sinh từ nó và khiến nó sẵn sàng phục vụ một lý
tưởng cao hơn”. Tất cả điều này dường như là các đặc điểm chung
chính yếu của phương pháp hướng dẫn được cha Lacordaire theo đuổi
khi đối xử với người trẻ.55... Cần phải nhảy vượt lên hiện tại để mơ
về tương lai. Nhân loại luôn hướng đến tương lai mặc dù nó ở rất xa,
và hướng đến những đồng cỏ xanh hơn bởi vì nó cần nhiều tầm nhìn
xa hơn và đức tin...56 vậy, hãy sống trong tương lai: đây là món quà
tuyệt vời, tiếng kêu gọi tuyệt vời! Đó là chính quy tắc cho một chương
trình sống đòi hỏi song vui tươi.57
Ý tưởng cốt lõi hỗ trợ cho quá trình này được đề xuất bằng các từ
ngữ mạnh mẽ: đào tạo các nhân cách nhân bản và Kitô hữu được uốn nắn
nhờ vâng lời, sẵn sàng bước vào thế giới với những ý tưởng cá nhân và
được xác định rõ ràng; nhân đức và trí tuệ đòi hỏi nhân cách: esto vir!
55 Ibid., 50-51. Được cung cấp tài liệu một cách quan trọng trong Lettres du P.
Lacordaire à les jeunes gens, được cha xứ H. Perreyve biên soạn, (Paris: Douniol
1884) 1st ed. 1863. Chúng tôi nhớ ấn bản thứ 15, (Paris, P. Téqui 1910), 35-471.
56 Lettres du P. Lacordaire, 354.
57 Lettres du P. Lacordaire, 86-88; xem Lời khuyên một cựu học sinh từ Sorèze đi Paris,
361-363; khuyên những người khác có những đam mê mạnh mẽ, 392-396, 397-399,
431-434, 435-437; và một lần nữa khuyên một cựu học sinh về việc có bạn xấu, 425-
426, và về những thực hành thiết yếu của đời sống Kitô hữu, 427-428, 446-448; cuối
cùng, những lời mạnh mẽ và lay động đối với những ai yếu đuối lung lạc giữa cái tốt
và cái xấu, 441-445.
104

11.7 Page 107

▲back to top
(hãy là nam nhi!) làm nền tảng của họ. Nhân cách được tạo thành từ hai
bộ giá trị: nhân đức tự nhiên vốn là nền móng của nó; tôn giáo là chóp
đỉnh. Tôn giáo có tầm quan trọng lớn nhất vì nó bao hàm hiểu biết Thiên
Chúa, linh hồn và định mệnh của nó. Tôn giáo là ánh sáng rực rỡ nhất
cho con người, sức mạnh quyết định chống lại những đam mê nhục cảm
và thiêng liêng.58
Hai động cơ này được giải thích trong một bài nói chuyện ngày 8
tháng Tám năm 1856 cho những người trẻ và gia đình của họ đang tham
dự một buổi lễ trao phần thưởng. Don Bosco có lẽ đã đọc một phác thảo
của nó trong tờ Galantuomo số Tân niên 1865, cũng là strenna (Hoa
thiêng) trong Catholic Readings. Bản văn từ bài nói chuyện của
Lacordaire đã được chèn vào một bài báo có tựa đề Il clero e
l’educazione della gioventù (Giáo sĩ và giáo dục giới trẻ).59 Ba trang
ngắn đầu tiên được dành để nhắc lại Thánh Giê-rôm Miani, bị hiểu sai
là một linh mục và Thánh Philip Neri đã hiến thân cho giới trẻ. Tất cả
phần còn lại bàn đến cha Lacordaire và trường nội trú của ngài tại
Sorèze.
Đặc biệt thú vị là trong phần đầu của bài phát biểu, cha Lacordaire
nhấn mạnh sự tăng trưởng giáo dục có nghĩa là gì: “sự kiện là có thể nhìn
thấy những dấu ấn sống động của công việc đó của tinh thần trên trán
của các em, những dấu hiệu của lý trí chiếm vị trí số một (tối thượng)
trong cuộc sống của các em, vẻ đẹp xuất phát từ trái tim xuất hiện từ từ”.
Khi đánh giá học sinh, các nhà giáo dục không chỉ được “hướng dẫn bởi
công bằng, mà còn bởi sự dịu dàng, bởi sự dịu dàng hiền phụ theo gót sự
dịu dàng của cha mẹ các em”.60
58 G.-G. Montserret, Enseignant, 45-46.
59 Il Galantuomo e le sue avventure, Almanaco nazionale per l’anno 1865. Strenna
offerta ai cattolici italiani. Anno XII, (Turin: Báo Nguyện xá, St. Francis de Sales
1864), 14-21. Bất cứ ai quen thuộc với văn phong của Don Bosco khó có thể tin rằng
tác phẩm này được ngài viết.
60 Discours prononcé à la distribution solennelle des prix de l’école de Sorèze le 7 août
1856, in Ouvres du R.P. Henri-Dominique Lacordaire, cuốn 5, (Paris, Poussielgue-
Rusand 1861), 316-317. Liên quan đến sự dịu dàng sự kiên quyết trong giáo dục,
ngài viết thư cho một người cha xin lời khuyên: “Giáo dục đòi hỏi sự dịu dàng lẫn sự
105

11.8 Page 108

▲back to top
Sự qui chiếu này chắc chắn dẫn đến việc xét mình bao lâu liên quan
đến căn tính của thầy giáo. Căn tính này rút lấy giá trị và sức mạnh của
nó từ thế giới tư tưởng: “nó xuất phát từ nơi sự thật cư ngụ, cùng với vẻ
đẹp, sự công bằng, trật tự, sự vĩ đại và tất cả những gì góp phần tạo nên
một người, một bản chất thánh thiêng và tạo nên một đứa trẻ, một hữu
thể có ơn gọi trở thành một người. Và điều này xảy ra khi chúng ta nhận
ra rằng linh hồn là quê hương của tự do thực sự và tự do này được thủ
đắc nhờ hiểu biết và nhân đức”.61 Hiến mình hoàn toàn, thầy giáo sống
với học sinh để giúp các em bắt đầu hành trình của mình đến Vương quốc
này. “Họ tiếp tục công việc của Thiên Chúa và công việc của gia đình
các em, họ [thầy giáo] là những người mở đường của thế giới”.62
Nhiệm vụ đầu tiên của thầy giáo là:
Nm giữ đức tin và khiến nó tăng trưởng đến mc mmang tâm trí
của người trẻ để hiu thế gii vô hình; givng hy vng để kin
cường trái tim bng mt khóe nhìn vhnh phúc thích đáng; giữ
vng tình yêu khiến cho người trcm nhn Thiên Chúa hin din
trong bóng ti lnh lo ca cuc đời và bt chp những điều đó, h
vn tri nghim hơi ấm của vĩnh cửu… Vì vậy, thông qua trường hc,
tôn giáo đã đòi lại mt mnh lnh skhông bao giblấy đi khi nó;
tôn giáo ngtrkhông do ép buc hay chvi ct chng ca sth
phượng, nhưng nhờ mt xác tín nht trí chân thành, nhnhng nhim
vụ được âm thm thc hin, nhnhng khát vng chmình Thiên
Chúa biết, và nhsự bình an đến tvic làm điều thin và hi hn vì
đã làm điều sai trái... Nơi nào không có Thiên Chúa, bt quá bn có
thcó một tia sáng trên đống đá vn. Bt ckhi nào Thiên Chúa hin
din, ngay cả đống đá vn cũng hi sinh và ngay cả đống đá vn cũng
sẽ được xây dng li tnhng nn móng đó.63
kiên quyết. Ông phải tránh sự sùng bái thần tượng là tha thứ cho mọi thứ và làm dịu
đi mọi thứ, và sự nghiêm ngặt cứng rắn khép lòng lại và xa cách chúng”; ngài kết
luận: “Tôi nghĩ chúng ta phải tránh giữ trẻ được che chở trong nhà quá lâu” (Lèttres
du P. Lacordaire, 335).
61 H.-D. Lacordaire, Discours prononcé, 319-320.
62 Ibid., 320-321.
63 Ibid., 322-323.
106

11.9 Page 109

▲back to top
“Tình yêu, vốn mở rộng công việc của một gia đình cùng với tình
mến, không thể tách rời khỏi Thiên Chúa hiện diện … Đó là ý Chúa.
Lacordaire nhấn mạnh:
Không có điều tốt nào có thể được thực hiện vì con người trừ phi họ
được yêu. Thiên Chúa đã phú bẩm tình yêu đó vào cha mẹ và các nhà
giáo dục không thể không được mặc thứ tình mến mà cha mẹ tỏ lộ:
đây là tình yêu thứ hai được Thiên Chúa tạo ra.... Nếu xảy ra điều
ngược lại thì trường học sẽ lạnh lẽo, buồn bã, bị xa lánh, giống như
một nhà tù. Nó đòi phải can dự hoàn toàn vào cuộc sống của học sinh
và sự can dự này được tóm tắt trong cách diễn đạt duy nhất này:
Chúng Tôi Yêu Thương Các Em. Thực vậy, từ lúc Thiên Chúa nhập
thể giữa chúng ta, việc chăm sóc các linh hồn vốn đã rất tuyệt vời, đã
trở thành một tình yêu vượt trội hơn bất kỳ tình yêu nào khác và một
tình cha không có đối thủ. Thầy giáo lành nghề không còn là một thầy
giáo lành nghề mà là một người cha. Học giả không còn là một học
giả mà là một linh mục. Vì thế, yêu thương học sinh quả là không
khó. Tin tưởng tâm hồn các em, tin vào Thiên Chúa, Đấng đã sáng
tạo và cứu chuộc các em, tin vào nguồn gốc của các em và vào vận
mệnh của các em, là đủ rồi.64
Tôn giáo và tình mến là hai cột của cơ cấu giáo dục.
Lacordaire không thể không đề cập đến yếu tố thứ ba. “Có một thái
độ cứng rắn là cốt yếu đối với công bằng. Tình cảm không công bằng thì
yếu đuối và không có công bằng thì ngay cả tôn giáo cũng sẽ che giấu
cõi lòng hư hoại tai hại hơn và chểnh mảng hơn. Bằng cách ban thưởng
cho việc tốt và bằng cách bãi bỏ việc xấu đã làm, xã hội loài người có
thể được bảo vệ an toàn”. Không có yếu tố này, “đứa trẻ khi chưa biết nó
là gì và theo cách thích hợp với sự yếu đuối của em, chắc chắn sẽ không
sợ hãi điều gì là xấu xa cũng như không hiểu cuộc sống là gì. Người ta
cần trải nghiệm sức nặng của công bằng để học cách uốn nắn ý chí mình
hầu chấp nhận các luật bổn phận: người ta phải nếm trải niềm vui của
một phần thưởng xứng đáng để có được cảm giác vinh dự”. “Ở đây, ngay
trên ngưỡng cửa nhà trường, đứa trẻ tìm thấy sự công bằng. Nhưng đứa
64 Ibid., 323-326.
107

11.10 Page 110

▲back to top
trẻ không tìm thấy công bằng mà thôi, tách biệt khỏi tôn giáo và tình
cảm; trẻ sẽ tìm thấy nó bằng cách làm quen với luật lệ của thế giới nơi
trẻ sẽ sống, theo đó, bất kỳ tội ác nào đều đòi sự chuộc tội, mọi lỗi lầm
đều đòi sự khiển trách, mọi thất bại đều đòi phải bị xấu hổ, và mọi sự
yếu đuối đều đòi sự ô danh”.65
Bản văn ấy được xuất bản trong Galantuomo chỉ qui chiếu tới các
phần bàn đến tôn giáo và tình yêu. Như người ta chỉ ra, bài báo đã được
chính Don Bosco chấp bút, [điều ấy] vẫn còn không chắc: nó không phải
là văn phong của ngài. Tuy nhiên, sự kiện là nhiều ý tưởng của Don
Bosco trùng khớp với ý tưởng của Lacordaire và một số trong số đó có
liên quan đến ý tưởng về tôn giáo và tình mến được truyền bá rộng rãi
trong thế giới giáo dục Công giáo trước và sau thời Phục hưng, không
cho phép chúng ta nói về Don Bosco phụ thuộc vào những ý tưởng của
Lacordaire.
Việc tôn giáo là nền tảng của tất cả đời sống luân lý và xã hội và
do đó của mọi hoạt động giáo dục, là một xác tín mà Don Bosco đã làm
thành cực kỳ hiển nhiên suốt tác vụ linh mục của mình. Ta có thể nói
cùng điều đó đối với phương pháp bác ái thể hiện trong tình mến, lòng
mến thương được thực hành, được công bố và được nhận biết ngay từ
đầu khi ngài cam kết chăm sóc giới trẻ.66
7. Antôn Monfat, nhà giáo dục và nhà sư phạm (1820-1898)
Với các nhà giáo dục và những người sinh động ngoại lệ như
Poullet và Magne, trường học Thánh Vinh Sơn miền Senlis hưởng được
một sự phát triển thịnh vượng sau nhiều năm suy sụp khi mà số học sinh
65 H.-D. Lacordaire, Discours prononcé, tr. 326-327.
66 Các kết luận được F. Desramaut rút ra, Don Bosco en son temps (1815-1888), (Turin:
SEI 1996), 656-658, dường như ít nhất có chút lỏng lẻo. Don Bosco không cần phải
ghi chú “các công thức quyến rũ của Lacordaire” để biết những điều đã hàng thập kỷ
là các trụ cột của hoạt động và niềm tin của ngài như là một nhà giáo dục, tôn giáo và
tình mến. (696): x. Braido, “Il sistema preventivo di Don Bosco alle origini (1841-
1862). Il cammino del ‘preventivo’ nella realtà e nei documenti”, RSS 14 (1995): 255-
320.
108

12 Pages 111-120

▲back to top

12.1 Page 111

▲back to top
giảm đáng kể. Ngôi trường đã được trao cho những các cha thuộc Hội
Đức Maria. Vị hướng đạo đầu tiên của nó là Giám Tỉnh Antôn Monfat
(1820-l898), từ Lyons, và là một người có văn hóa và uy tín lớn. Cha
Monfat cởi mở với các ý tưởng về trường học. Ngài đã biết và hiểu các
phương pháp của nó trong những năm 1857-1867 tại Tiểu chủng viện
Maximieux nơi ngài dạy tiếng Latin và môn hùng biện trước khi ngài
khấn trở thành một thành viên của Hội Đức Maria vào năm 1867.
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Senlis, cha Antôn Monfat tuyên bố
ngài sẵn sàng theo chương trình và cũng giữ phong cách của Vị sáng lập
Poullet. Người ta thực sự có thể nói một cách hợp lý hơn về ngài theo
những gì được viết sau này về cha Terrade, một trong những hội viên của
ngài: “sự hướng dẫn của ngài kết hợp sự dịu dàng và nghiêm khắc. Người
ta có thể dễ dàng gán cho ngài khẩu hiệu của trường học Thánh Vinh Sơn
miền Senlis: Suaviter et fortiter (dịu dàng, nhưng nghiêm khắc).67
Tuy nhiên, hoạt động của ngài với tư cách là thành viên thuộc
trường Thánh Vinh Sơn bị hạn chế do quân đội Đức chiếm đóng trường
học vào năm 1870 và vì nhiệm kỳ ngắn ngủi của ngài. Năm 1872, ngài
rời trường đó và trong những năm sau đó ngài bận rộn với những bổ
nhiệm đòi ngài phải cam kết vào việc hướng dẫn tu hội của chính ngài.
Tuy nhiên, điều này không ngăn cản ngài đặt kinh nghiệm phong phú và
sự hiểu biết rộng rãi của mình vào nhiều bút tích khác nhau, một số có
tính chất sư phạm. Chúng tạo tiếng vang ở nước ngoài, cả ở Ý. Les vrais
principes de l'éducation chrétienne (Những nguyên tắc chân thật của
giáo dục Kitô giáo);68 Pratique de l'éducation chrétienne; practique de
67 Le révérend Père Terrade de la Société de Marie, (Paris: Imprimiere de J. Demoulin
1910), 23. Không chỉ cho thấy một đặc điểm cá nhân mà là một cái gì đó của toàn
Hội Đức Maria. Các nét đặc biệt sau đây về những đặc trưng thể chất và tinh thần của
Monfat được nêu bật: “chiều cao, sự nghiêm túc bình tĩnh và trạng thái hồi tâm, một
sự khắc khổ nhất định được làm dịu bớt bởi lòng tốt tinh tế, thái độ chững chạc tự
nhiên của sự chịu đựng, đơn sơ, khéo léo, sự phù hợp và chừng mực trong lời nói,
khả năng tiếp cận khiêm tốn của ngài[A. S.-B.], Le Rév. Monfat ancien supérieur
de l’institution Saint-Vincent à Senlis (Oise). (Senlis: Institution Saint-Vincent 1898),
4.
68 Les vrais principes de l’éducation chrétienne rappelés aux maîtres et aux familles.
Dispositions requises pour en faire une heureuse application et devoirs qui en
109

12.2 Page 112

▲back to top
l'enseignement chrétien (Thực hành Giáo dục Kitô hữu; thực hành dạy
học Kitô hữu) trong hai tập.
Tập đầu tiên mang tên Grammaire et Litérature, tập thứ hai là
Histoire et Philosphie.69 Hai tập đầu tiên được dịch sang tiếng Ý70
thậm chí Thực hành Giáo dục Kitô hữu còn gây tiếng vang tại Nguyện
xá Valdocco, Nhà Mẹ của tất cả các cơ sở của Don Bosco. Trong biên
bản về cuộc huấn đức được tổ chức vào ngày 16 tháng Mười Một năm
1882 với tất cả các người Salêdiêng tham gia vào công việc cho giới
trẻ, chúng ta thấy những gì bàn đến nhiệm vụ của các nhà giáo dục
được ghi lại. “Sau đó, một đoạn văn của Antôn Mofat được đọc lên;
rồi mọi người đưa ra một số nhận xét, đặc biệt là về việc hiệp nhất và
đồng lòng; điều này phải được làm rõ cho người trẻ được chúng ta
giáo dục”.71
Cơ cấu tổng quát liên quan biệt loại đến giáo dục được thực hiện
trong một trường nội trú rõ ràng được khởi hứng và hướng đến một quan
điểm Kitô hữu về đời sống. Để chống lại mối nguy hiểm của chủ nghĩa
thế tục, người ta tuyên bố mạnh mẽ rằng không có ngoại lệ, tuyệt đối
thiết yếu rằng đức tin phải giữ vị trí nổi bật nhất và tối cao trong giáo
décourlent par le P.A. Monfat de la Société de Marie. (Paris: Bray et Retaux 1875),
8-366.
69 “Danh tiếng của những công cuộc của cha Monfat đã nổi lên hàng đầu: nơi những
người xa lạ mà hình thức ngôn ngữ ít quan tâm hơn chiều sâu của những ý ưởng,
chúng tạo nên thẩm quyền” Le R.P. Antoine Monfat religieux de la Socieété de Marie.
(Bar-le-duc:, Imprimerie C. Laguerre 1898), 15.
70 I veri principii della educazione del P.A. Monfat được linh mục Francesco Bricolo
nguyên Giám đốc Tổ chức Male Mazza ở Verona và Corretta dịch và chú giải, (Turin:
Libreria Salesiana 1892), 479 trang; La pratica della educazione cristiana del P.A.
Monfat della Società di Maria, (Rome: Tipografia dei Fratelli Monaldi 1879), 208
trang; F. Bricolo, La pratica dell’educazione cristiana del P.A. Monfat marista. Một
phiên bản dịch thoát ý lớn hơn đáng kể. (Ala: Tipografia Editrice dei Figli di Maria
1891), 205 pages. “Phiên bản dịch thoát ý của tác phẩm gần đây: La pratica della
educazione cristiana del padre A. Monfat Marista, người ủy quyền cho tôi không
những dịch nó mà còn rút ngắn nó lại để nhiều độc giả dễ tiếp cận với nó hơn”. (tr 5-
6). Ấn bản thứ hai này cũng có phần thứ hai của tác phẩm gốc L’educazione
propriamente detta, tức là tôn giáo và luân lý.
71 J.M. Prellezo, Valdocco nell’Ottocento tra reale e ideale (1866-1889). Documenti e
testimonianze, (Rome, LAS 1992), 254-255. Có thể là không chỉ lần này ngài không
gợi nhắc một cuốn sách có phần quen thuộc.
110

12.3 Page 113

▲back to top
dục, rằng “người trẻ trước hết phải trở thành một Kitô hữu”;72 “nhiệm vụ
đầu tiên là hướng toàn bộ kỷ luật của trường học tới đức tin, khi tuân
theo và quy chiếu tất cả những gì đang được dạy tới đức tin”.73 “Hai
chiều kích thiết yếu của đào tạo nhân bản toàn diện lệ thuộc vào chính
nền tảng vững chắc này: đào tạo cõi lòng và ý chí, đào tạo tâm trí là
những mục tiêu chính của dạy dỗ.74
Động cơ hàng đầu là kỷ luật, được hiểu là giáo dục, cụ thể là dạy
dỗ, và định hướng luân thường đạo lý đúng đắn, và là bộ phương tiện
cần thiết để đạt được cả hai.75
Hoạt động giáo dục dự phòng và xây dựng là sự gặp gỡ của hai
điều kiện tích cực. Điều kiện thứ nhất được cung cấp bởi các nguồn lực
tuyệt vời được tìm thấy trong những dự thế tự nhiên nơi linh hồn của đứa
trẻ, một tâm hồn mới, đơn sơ, rộng mở tới tin tưởng, dịu dàng và dễ uốn
nắn. Một khi thành công vượt qua được những hiểm họa và trở ngại của
tuổi thơ, đứa trẻ sẽ đi theo con đường đã chọn: Adulescens juxta viam
suam etiam cum senuerit non recedet ab ea (Thậm chí cả khi đã già, đứa
trẻ sẽ không bỏ con đường nó đã đảm nhận khi còn trẻ).76 Như một Kitô
hữu, một người lạc quan và nhà nhân bản (humanist), đây là những gì tác
giả bổ sung .
Điều kiện thứ hai là thẩm quyền của nhà giáo dục. Ngài bày tỏ
mình cho các học sinh với uy tín của một người cha, người thầy và
linh mục, vốn luôn qui chiếu đến lý trí và cõi lòng với sự kiên nhẫn
vô hạn. Quyền bính đến từ động từ augere có nghĩa là tăng lên, bảo
72 A. Monfat, Les vrais principes, 8.
73 Ibid., 6. Điểm mấu chốt cho “thần học giáo dục” bởi Monfat, được minh họa trong
hai lý do cơ bản từ phần đầu tiên của tác phẩm: “1st L’educazione ha come scopo di
formare la fanciullezza secondo il vangelo. Grandezza dell’infanzia cristiana (19-
52); 2nd L’educazione si propone come risultato di attuare le speranze della Chiesa
circa l’avvenire dei fanciulli. Sollecitudine che la Chiesa prodiga oggi in loro favore
(53-67).
74 A. Monfat, La pratica della educazione cristiana (1879), 7-23 (Considerazione 1) và
24-41 (Considerazione II).
75 Ibid., 41-42.
76 A. Monfat, Les vrais principes, 68-79.
111

12.4 Page 114

▲back to top
vệ sự sinh động vốn đã được thể xác, tâm trí, gia đình, xã hội và đất
nước sở hữu.77 Cha Monfat gán một chức năng phương pháp luận dứt
khoát để thực thi quyền bính, đến mức đặt nó trước nhân đức và kiến
thức của nhà giáo dục. Vì lẽ này: “với một uy tín vốn cai trị mà không
bắt buộc, và dẫn đưa một tâm hồn vui vẻ chấp nhận ách phục tùng, thì
một chút dạy dỗ tốt và gương sáng sẽ khơi gợi nhiều hoa trái cho các
tâm hồn vốn cho phép mình dễ dàng được đi vào hơn là một lượng lớn
kiến thức khổng lồ và sự thánh thiện cao độ, mà có thể được áp đặt
trên sự tin tưởng của chúng và điều đó có thể khiến các em không thể
lãnh hội được”.78
Ngoài việc chỉ ra nguồn mạch tôn giáo về quyền bính,79 tác giả
cũng chỉ cho nhà giáo dục tới những phương thế tự nhiên mà ông phải
nhờ đến. Ngài giảm chúng xuống còn ba: “Làm cho mình được kính sợ,
được tôn trọng và được yêu thương”.80 Nguồn lực thứ ba được đặc biệt
nhấn mạnh: làm cho mình được yêu mến! Thực vậy, “kính sợ không được
là nô lệ nhưng hiền thảo, tôn kính, trìu mến, kết quả cuối cùng của lòng
nhiệt thành pha trộn với sự nghiêm khắc và dịu dàng: Suaviter et Fortiter,
một sự hoà trộn tốt đẹp ở đó sự nghiêm khắc vẫn ẩn giấu và để mình
được gợi ý “sẵn sàng hỗ trợ sự hiền lành”.81 Tuy nhiên, điều này không
loại trừ, nhưng đúng hơn đòi hỏi phải kiềm chế và nghiêm túc vốn phối
hợp sự tôn trọng, sự thinh lặng và sự chú ý.82
Vị trí đối lập dẫn đến ba nhiệm vụ mà các nhà giáo dục có đối với
học sinh. Những nhiệm vụ này được lấy từ Hiến pháp của Hội Đức
Maria: tình yêu, sự kiên nhẫn, sự kính trọng.83
Vì vậy, cùng với ý tưởng tình phụ tử, khái niệm tình yêu chiếm ưu
thế: một tình yêu chân thành, không ích kỷ, siêu nhiên, sẵn sàng lớn lên,
77 Ibid., 79-80, 83, 85.
78 Ibid., 201.
79 Đó là sự khiêm nhường, cầu nguyện, sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, kính trọng
các bề trên của mình: Les vrais principes. 202-207.
80 A. Monfat, Les vrais principes, 207-209.
81 Ibid., 207-209.
82 Ibid., 209-212.
83 Ibid., 292-350.
112

12.5 Page 115

▲back to top
sẵn sàng tha thứ, sẵn sàng rộng lượng, đầy lòng nhân từ và khích lệ.84
Đây là một tình thương ngăn ngừa mà đặc biệt kêu gọi vị bề trên (prefect)
hoặc người trợ giúp/hộ trực gánh vác. “Liên quan đến vị bề trên (Prefect),
nói rằng ngài được kỳ vọng là người đầu tiên yêu thương và ngăn chặn,
vào mọi lúc quả là đúng; ngài được giao sứ vụ không phải là tống khứ
sự dốt nát, nhưng ngăn chặn tật xấu nảy sinh hoặc phát tán… Ta cần sự
quan tâm biết bao để ngăn chặn rất nhiều nguy hiểm đang tấn công dữ
dội! Cần cảnh giác và khéo léo biết bao để mọi người chấp nhận loại bỏ
những dịp nguy hiểm...! Tóm lại, dự phòng liên tục là tuyệt đối cần thiết,
trong thời gian học tập, giải trí, đi bộ, ngày và đêm. Mục tiêu lớn là dẫn
dắt học sinh tự do vâng lời. Thành công của một nhà giáo dục phụ thuộc
vào việc đạt được sự vâng phục tự do này vốn phân biệt người tự do với
nô lệ”.85 Tuy nhiên, phải tránh mọi sự thân tình hoặc thân mật vốn có thể
làm giảm quyền bính và uy tín.86
Kiên nhẫn, giữ vị trí thứ hai, sẽ trợ giúp. Sự kiên nhẫn phải để ý
đến tính hung hăng của thiếu niên, tâm trạng hay thay đổi của họ và chính
yếu, sự kiên nhẫn sẽ cần thiết vào bước ngoặt của đàn áp, trong những
khoảnh khắc sợ hãi, không nhân nhượng và khi ta phải thực hiện những
trừng phạt chữa trị (không phải hình phạt).87
Đàn áp là giai đoạn thứ ba. Đó là giai đoạn khẩn cấp, mối tương
quan giữa học sinh và nhà giáo dục. Sự đàn áp được hai yếu tố phòng
ngừa và xây dựng đích thực hơn đi trước. Yếu tố đầu tiên là một kỷ luật
nội tâm hoặc kỷ luật của ý chí hướng đặc biệt đến yêu mến bổn phận,
84 Ibid., 293; những phát triển, 293-310.
85 A. Monfat, Les vrais principes, 303-304. Phòng ngừa như một phương pháp được
đóng khung trong một vin cnh rng lớn hơn, gốc ca nó là thn hc, in the prior
dilexit of God [trong tình yêu đi bước trước của TC] (359; x. 299, 301, 303); do đó,
cũng mang đến cho trẻ “sự chc chn rng nó được yêu mến” (305). Trong Pratica
dell’educazione cristiana, Monfat trli việc “giám thị cn thận” như một thm
quyn bit loi ca vgiám s.
86 A. Monfat, Les vrais principes, 329.
87 Ibid., 320-330. (Doveri particolareggiati del rispetto verso gli alunni) và 338-341
(Đàn áp có lợi ích).
113

12.6 Page 116

▲back to top
bằng cách kêu nài tới lý trí, trái tim và cảm thức danh dự.88 Yếu tố thứ
hai là sự cảnh giác ngụ ý một loại dự phòng liên tục, kín đáo và trung
thành.89 “Tất cả các nhà giáo dục đều biết rằng tốt hơn hết là ngăn chặn
cái ác hơn là phải chiến đấu chống lại nó và trừng phạt nó”.90 Sự đàn áp
can dự vào khi hai cách lý luận cao quý hơn chứng tỏ là không đủ, đó là
khi động cơ là nghĩa vụ và danh dự, cùng với sự giám sát, đều thất bại.91
Theo Monfat, để hoạt động giáo dục được cởi mở và được phép tiếp tục,
các quy tắc phải như sau:
1. Không sử dụng [đàn áp] cho đến khi đã dùng hết tất cả các
phương tiện khác.
2. Biết cách chọn thời điểm thích hợp.
3. Loại trừ bất cứ điều gì có thể khơi dậy sự nghi ngờ rằng bạn
đang hành động vì cảm xúc.
4. Hành động theo cách để cánh cửa mở ra cho hy vọng, tha
thứ.92
Cuối cùng, Monfat đề nghị rằng hình phạt phải công bằng, vừa
phải, tương xứng với lỗi lầm và hữu ích để cải thiện.93
88 A. Monfat, La pratica dell’educazione cristiana, (1879), 58-138. Monfat nhớ lại cách
thực hành các cuộc trò chuyện ngắn quen thuộc của Giám đốc với các học sinh, được
tổ chức vào buổi tối trước khi các em đi ngủ: đó là “bài huấn đức buổi tối”, mà
Dupanloup nói đến và Don Bosco gọi là Huấn từ tối (91-92).
89 Ibid., 138-155.
90 Ibid., 144.
91 Ibid., 156-193.
92 Ibid., 157. Những phát triển, 157-173. Về ảnh hưởng của những trang sách này trong
bức thư về những hình phạt được gán cho Don Bosco, J: Prellezo đã viết, Dei castighi
da infliggersi delle Case Salesiane. Una lettera circolare attribuita a Don Bosco, RSS
5 (1986) 263-308.
93 A. Monfat, La pratica dell’educazione cristiana, (1879), 173-193.
114

12.7 Page 117

▲back to top
CHƯƠNG 5
NHỮNG NHÂN CÁCH THEO HỆ THỐNG DỰ PHÒNG
ĐƯỢC DON BOSCO BIẾT ĐẾN TRỰC TIẾP HOẶC GIÁN TIẾP
Don Bosco không phải là một nhân cách lịch sử cô lập và càng
không phải như vậy trong thế kỷ 19. Hệ thống Dự phòng mà ngài
dùng, nói đến và cuối cùng đã viết về nó, trở nên quan trọng trong
bối cảnh lịch sử ở đó các định hướng tương tự đang được những
người khác đi theo, quy luật hoá và đề xuất. Có những nhà giáo dục
của cả hai giới nam lẫn nữ, thường là ‘những người hàng xóm’ theo
diện địa lý; trong một số trường hợp họ ảnh hưởng hoặc đã có thể
tác động trên ngài. Bởi lẽ sự kiện là ngài đã đọc một số tác phẩm
của họ hoặc bằng cách nào đó ngài biết về họ.
Ở đây chúng ta bàn tới những người và các tổ chức có chung
mối quan tâm lo lắng đến người trẻ trong thời đại vừa mới vừa khó
khăn. Đây là những người đã đảm trách các loại sáng kiến tương tự
vì người trẻ theo một não trạng và ngôn ngữ rõ ràng bộc lộ sự tâm
đầu ý hợp liên quan đến một phong thái/cung cách giáo dục mà
chúng ta có thể hợp pháp gọi là 'dự phòng'.
Chúng ta cũng sẽ ghi nhớ các tổ chức mà vẫn hoạt động trong
thời của Don Bosco và Don Bosco có liên hệ trực tiếp với chúng,
dẫu có liên kết với các thế kỷ trước. Đặc biệt, chúng tôi muốn nói
đến các tổ chức của các sư huynh La San/De La Salle và Barnabites.
1. Các anh em dòng họ Cavanis
Venice vốn thuộc về vương quốc Lombard-Venice từ năm
1797 đến năm 1866 và được nhượng lại cho Hapsburgs ở Vienna,
là nơi hai anh em Antôn Angelo Cavanis (1772-1858) và Maccô
115

12.8 Page 118

▲back to top
Antôn Cavanis (1774-1853) làm việc.1 Cả hai đều là linh mục và
thành viên của tầng lớp quý tộc trong thập niên đầu tiên của thế kỷ
19.
Hai người này sáng lập một Hội Dòng Đức Maria (1802) vốn
phát triển từ một Nguyện xá và trong “các trường tình thương” cho
giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi. Ngôi trường đầu tiên lần trở lại tới năm
1804. Sau đó, hai anh em mở rộng công cuộc của họ đến Possignano
(gần Treviso) và đến Lendinara (gần Rovigo).
Để đảm bảo tính liên tục của các trường, Anh em Cavanis
thành lập Hội các Giáo Sĩ triều của các Trường Tình Thương; hội
được Thượng phụ Venice phê chuẩn vào năm l819 và được Đức
Giáo hoàng Grêgôriô XVI châu phê theo giáo luật năm 1836.
Trường Tình Thương dạy miễn phí cho trường sơ cấp và cấp hai với
việc đào tạo tôn giáo, trợ giúp xã hội và các hoạt động giải trí cũng
như ngăn ngừa khỏi các nguy cơ về thể lý và luân lý.
Sự thân tình hiền phụ có thể được coi là cốt lõi trong phương
pháp giáo dục của họ. Đặc điểm của nó là thường hằng giám thị,
liên lỷ giám sát yêu thương và kỷ luật dịu dàng, nhằm tạo ra một
sự hoà hợp giáo dục sinh động giữa tôn giáo và các giá trị nhân bản.
Một số quy luật cơ bản được lấy từ các Hiến pháp của tu hội này
phù hợp tốt đẹp với những điều trên và dẫn đến một linh đạo giáo
dục đích thực.
Cơ sở này hết lòng chào đón trẻ em và thanh thiếu niên vi tình
yêu hin ph; nó giáo dc các em min phí, gratis; nó bo v
các em khi bthế giới làm hư hỏng, và không qun ngi hy sinh
1 xem A.A. và M.A. Cavanis, Epistolario e memorie 1779-1853, ed. A Servini, 5 tập.
(Rome, Postulazione Generale 1985-1988); F.S. Zanon, I servi di Dio P. Anton’Angelo
e P. Marcantonio fratelli conti Cavanis. Storia documentata della loro vita, 2 tập.
(Venice, 1925); và cùng tác giả, Padri Educatori. La pedagogia dei Servi di Dio P.
Anton’Angelo e P. Marcantonio fratelli conti Cavanis, (Venice 1950); V. Biloni, “Le
libere scuole dei Fratelli Cavanis”, in Pedagogia e Vita 1952-1953: 397-408; G. De
Rosa, “I fratelli Cavanis e la società religiosa veneziana nel clima della
Restaurazione” trong Ricerche di Storia sociale e religiosa 4, tháng 7-12 năm 1973:
165-186.
116

12.9 Page 119

▲back to top
và vt vả nào để bù đắp càng nhiu càng tt cho stác hi và s
thiếu ht gần như phổ biến ca nn giáo dục gia đình.2 Thy giáo
phi cam kết thc hin nhim vnày gia các em không phi
như thầy giáo cho bằng như người cha. Trong khi đó, thầy giáo
phải đảm nhn nhim vụ chăm sóc trẻ với đức ái ln lao nht.
Thy giáo không được dạy điều gì trừ khi nó được thấm đậm
mui của lòng đạo đức. Thầy giáo hãy đảm bo rng trẻ hăm hở
tuân theo luân lý Kitô giáo tận bên trong. Hãy để trkhông b
thế gian tiêm nhim thông qua scnh giác hin ph. Thy giáo
hãy lôi cun trẻ đến vi mình bng yêu mến nhiu qua các
nguyn xá, các cuc gp gthiêng liêng, các lp giáo lý hàng
ngày, lp học và các trò chơi vô hại.3
Trong một số dịp, chính Don Bosco đã thừa nhận rằng ngài đã
sử dụng Hiến pháp của Anh em Cavanis khi soạn thảo Hiến Luật
Salêdiêng.
Khi tôi đang soạn thảo từng chương và từng điều khoản (của
Hiến Luật), trong nhiều điều tôi đã theo các Hội khác vốn đã
được Hội Thánh chấp thuận và có một mục tiêu tương tự như
của chúng tôi. Ví dụ, quy luật của Hội Cavanis, Venice, các quy
luật của hiệp hội Bác Ái; các quy luật của hội các cha Somaschi
và Hiến sĩ của Đức Maria Vô nhiễm/Oblates of Mary
Immaculate.4
Đối với những gì cấu thành các quy luật, tôi đã tham khảo và,
theo mức độ thích hợp, đi theo các Điều lệ của Hiệp hội Cavanis
ở Venice, Hiến pháp của dòng Rosmini, các Điều lệ của Hiến Sĩ
của Đức Maria Vô Nhiễm hay tất cả các đoàn thể hoặc Tu hội đã
được Tòa Thánh châu phê.5
2 Constituiones Congregationis Sacerdotum Saecularium Scholarum Charitatis.
Venetiis, ex typ. F. Andreola MDCCCXXXVII, art. 3.
3 Constitutiones, art. 94.
4 Thư gửi Vị đại diện giáo phận Turin, ngày 30 tháng Ba năm 1863 Em I 562.
5 Cose da notarsi intorno alle Costituzioni della Società di S. Francesco di Sales, 1864,
Const SDB 229; xem F. Motto, Constitutiones Societatis S. Francisci Salesii. Fonti
letterarie dei capitoli Scopo, forma, voto di obbedienza, povertà e castità”, RSS 2
(1983): 342-343.
117

12.10 Page 120

▲back to top
2. Lodovico Pavoni
Hoạt động, cơ sở và các bút tích6 của Lodovico Pavoni từ Brescia
(1784-1849),7 có tầm quan trọng dưới diện phát triển các ý tưởng ngăn
ngừa và các công cuộc dự phòng. Chúng cũng cung cấp một số điều
tương tự trên những bình diện khác nhau với điều vốn sẽ là những kinh
nghiệm của Don Bosco trong vài thập niên sau đó.8
Thật vậy, cộng đoàn hay nguyện xá ngày lễ và trường huấn nghệ
do Pavoni lập ra đã đi trước các sáng kiến của Don Bosco vài thập niên,
6 x. Tu Hội Con Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Raccolta ufficiale di doumenti e
memorie d’archivio, (Brescia: Opera Pavoniana 1947). Bao gồm những tài liệu sau
trong số những tài liệu khác: Organizzazione e Regolamento dei Giovani sotto la
protezione di S Luigi Gonzaga eretta nell’Oratorio di S. M. di Passione ed aggregata
alla Prima Primaria del Collegio Romano; Regolamneto del Pio Istituto eretto in
Brescia da Canonico Lodovico Pavoni a ricovera ed educazione de’ Figli Poveru ed
Abbandonati. (Brescia, báo của Tu hội trong S. Barnaba 1831); Regole dei Fratelli
consacrati all’assistenza ed educazione dei Figli orfani ed abbandonati nel Pio
Istituto eretto in S- Barnaba di Brescia dal Can. Pavoni; Regole Fondamentali della
Religiosa Congregazione dei Figli di Maria, eretta in Brescia nell’anno 1847 con
superiore Approvazione, (Brescia, báo của giám mục ở S. Barnaba 1847); Costituzioni
della Congregazione Religiosa dei Figli di Maria, Brescia, espicopal press 1847 [các
bản văn sẽ được trích dẫn chính xác từ phiên bản được tái bản năm 1970]. Ngoài
những bản này: Lettere inedite del Servo di Dio Lodovico Pavoni, ed. P. Guerrini,
(Pavia: Artifianelli 1921); Lettere del Servo di Dio P. Lodovico Pavoni fondatore della
Congregazione dei Figli di Maria Immacolata di Brescia, (Brescia: Opera Pavoniana
1945); Ansie e fatiche d’un Fondatore. Il Ven Lodovico Pavoni e l’Istituto di S.
Barnaba in Brescia. Documenti epistolari, (Brescia, Opera Pavoniana 1956).
7 G. Gaggia, Lodovico Pavoni nel primo centenario della fondazione dell’Istituto,
(Monza: Artigianelli 1921); L. Traverso, Lodovico Pavoni Fondatore dei Figli di
Maria Immacolata (1784-1849) Apostolo della gioventù pioniere dell’educazione
porfessionale, (Milan, Ancora 1948) ấn bản thứ 3; cùng tác giả, “Amore e lavoro
nell’opera pedagogica di Lodovico Pavoni, trong Orientamenti Pedagogici 4
(1957): 44-60; G. Garioni Bertolotti, Verso il mondo del lavoro. Venerabile Lodovico
Pavoni, (Milan: Ancora 1963); R. Bertoldi, Il fratello coadiutore secondo il Ven.
Lodovico Pavoni. Documentazione per un profilo apsotolico del coadiutore
pavoniano, (Pavia, Artigianelli Press 1966); G. Bertoldi, L’esperienza apostolica di
Lodovico Pavoni. Tradate, Tu Hội Con Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội 1997, cách
riêng, Il metodo educativo pavoniano (192-220).
8 Trong sắc lệnh của Thánh Bộ Nghi Lễ về nhân đức anh hùng của Pavoni, ngày 5 tháng
Sáu năm 1947, chúng ta thấy: “Porro Servus Dei stupendorum operum, quae paulo
post S. Joannes Bosco amplissime protuli, praecursor merito est habendus” AAS 39
(1947): 642.
118

13 Pages 121-130

▲back to top

13.1 Page 121

▲back to top
và vang tiếng khắp nơi.9 Don Bosco cũng đã có thể phải trao tay một số
Quy chế được nhà giáo dục đó soạn thảo từ Brescia. Trong một lá thư
ngày 12 tháng Mười Hai năm 1853, chính Rosmini đã khiến Don Bosco
chú ý đến cơ sở in ấn do Pavoni thành lập và đề xuất một sáng kiến tương
tự.10
Lodovico Pavoni nhận xét: “Brescia biết lo xa và đến lúc bấy giờ
đã không thất bại để lập ra các cộng đoàn và nguyện xá cho những người
trẻ để họ nhận được nền giáo dục Kitô hữu. Chỉ một tầng lớp trẻ em bị
bỏ quên, tầng lớp cần nhất một tổ chức bác ái như vậy. Đó là những đứa
trẻ bị tẩy chay và ốm o xo bại, những đứa trẻ hầu như không dám tham
gia vào các nhóm được thành lập dành cho thiếu niên lịch sự và có học”.11
Đây là cách mà cộng đoàn-nguyện xá Thánh Lu-y ra đời năm 1812.
Năm 1819, Lodovico Pavoni được yêu cầu điều hành nhà xứ của nhà thờ
Thánh Barnabas và ông gắn thêm một nguyện xá cho nó, sau đó vào năm
1821, thêm vào một viện cho những người thợ mồ côi hay bị bỏ rơi.12
Vào năm 1840 Lodovico Pavoni mở ra khu dành cho các thợ thủ
công câm điếc bên cạnh viện đó. Cuối cùng, năm 1843, để đảm bảo sự
hỗ trợ liên tục cho các sáng kiến giáo dục khác nhau, ông qui tụ tất cả
những người chung sức giúp đỡ, linh mục và giáo dân của mình (ông gọi
họ là những người phụ tá giám xưởng) vào Hội Con Đức Maria Vô
Nhiễm, được Decretum Laudis khuyến khích năm 1843 và được châu
phê theo giáo luật năm 1847.
9 xem Lodovico Pavoni e il suo tempo. Công vụ của Đại hội Nghiên cứu, (Brescia, ngày
30 tháng Ba năm 1985. Milan, Ancora 1986), 307 trang. Về ‘Don Bosco người
Brescia, F. Molinari viết Rigore critico e agiografia: il venerabile Lodovico Pavoni
(. 13-28); về tổ chức giáo dục cơ bản, R. Cantù, L’Istituto di S. Barnaba, fondato in
Brescia nel 1821 dal venerabile L. Pavoni (125-174).
10 xem Epistolario completo of A. Rosmini Serbati, tập 12, 140; Don Bosco trả lời vào
ngày 29 tháng Mười Hai năm 1853, Em 1 211.
11 Organizzazione e Regolamento, trong Raccolta, 9.
12 Nel Prospetto delle Arti e de’ Lavori attualmente in corso nel Pio Istituto a profitto
ed educazione de’ giovani ricoverati, phụ lục Regolamento del Pio Istituto, trong
Raccolta, tr. 57-58, liệt kê những nghề sau đây: In ấn và nghệ thuật khắc tấm đồng,
Đóng sách, văn phòng phẩm, nghệ thuật làm đồ bạc, Xưởng làm đồ sắt, Nghệ thuật
mộc, Tiện gỗ và kim loại, Đóng giày.
119

13.2 Page 122

▲back to top
Tu hội mới này nhằm cung cấp “một nền giáo dục cho tầng lớp
thấp nhất vì bị lãng quên, trở thành một nhà kính sinh ra một đám đông
tội lỗi khiến cho chính trị và luân lý suy đồi, đó là những đứa trẻ nghèo
vì hoàn cảnh và thiếu thốn bị buộc phải bỏ học và từ bỏ sự chăm sóc thận
trọng của những giáo viên khôn ngoan vốn muốn các em học được một
kỹ năng”.13 Cách riêng cơ sở đó được kỳ vọng là “một trường dạy luân
thường đạo lý tốt đẹp cho những người trẻ bị bỏ rơi và không chuyên
môn, hầu các em nên hữu ích cho Giáo hội và xã hội”.14 Gia đình thiêng
liêng của các nhà giáo dục tu sĩ nhắm đến việc cam kết “không mệt mỏi
cho phúc lợi của những người trẻ bị bỏ rơi, nỗ lực hết sức cung cấp cho
chúng một nền giáo dục Kitô hữu, tôn giáo và nghề nghiệp”.15 Các khía
cạnh toàn diện được nhấn mạnh tới lui: cá nhân và xã hội, đời tạm và
vĩnh cửu, vì các em thiếu thốn mọi sự. Mục tiêu là cung cấp cho “trẻ mồ
côi nghèo hoặc trẻ em bị bỏ rơi giáo dục tôn giáo và có được kỹ năng mà
nếu không có những thứ này các em lớn lên trong khốn khổ và phóng
túng như một sự ô nhục đối với Kitô giáo và cặn bã của xã hội”.
Do đó, mục tiêu của Tu hội ấy là “ảnh hưởng, càng nhiều càng tốt,
trong việc cải tổ một thế giới mục nát và suy đồi và nhờ vậy trả lại cho
Giáo hội một số Kitô hữu xuất sắc và cho Nhà Nước những người thợ
tốt lành cũng như những công dân đức hạnh và trung thành”.16 Công thức
“Kitô hữu tốt và công dân chính trực” (chủ thể, trong một chế độ chính
thể chuyên chế) đặc biệt thích hợp trong bối cảnh chính trị và xã hội nơi
Pavoni đang hoạt động: Đế quốc Hapsburg.
Hãy để điều này biến nên vinh quang của anh em: sự kiện là anh em
hy sinh tài năng và hiến thân cho công việc của mình để trao lại cho
13 Regolamento del Pio Istituto, trong Raccolta, 40.
14 Regole dei Fratelli consacrati, trong Raccolta, 61.
15 Regole dei Fratelli consacrati, trong Raccolta, 62. Có một sự nhấn mạnh nổi bật đối
với “những Anh em sư huynh bận rộn không ngớt vì giới trẻ nghèo khổ, bị bỏ rơi”;
“... quan tâm đến việc hoàn thiện bản thân và làm việc không mỏi mệt vì lợi ích của
người lân cận” (Regole fondamentali, in Raccolta,. 63-64).
16 Regole fondamentali, trong Raccolta, 64.
120

13.3 Page 123

▲back to top
Giáo hội, cho quốc gia, cho Nhà Nước những trẻ em tử tế, những tín
hữu và những công dân có ích.17
(Giám đốc) sẽ dành hết lòng trí của mình để đảm bảo rằng những
thiếu niên đang được cư trú phải được dạy dỗ đúng đắn và huấn luyện
vững chắc về tôn giáo và phép lịch sự, để các em có thể trở thành
những Kitô hữu xuất sắc, những người cha tốt trong gia đình, những
người dân trung thành, nói tóm lại, trẻ em thân thiết với tôn giáo và
có ích cho xã hội.18
Để đạt được nền giáo dục tôn giáo và công dân thành công cho giới
trẻ, ta áp dụng các phương pháp và phương tiện thích hợp với khoa sư
phạm dự phòng: tôn giáo và lý trí, tình yêu và sự dịu dàng, sự cảnh giác
và trợ giúp/hộ trực trong một môi trường giống như gia đình được tận
hiến để làm việc với một cam kết mãnh liệt. Phong thái sống và hoạt
động của mỗi nhà giáo dục phải hợp với cơ cấu giống như gia đình theo
các trách nhiệm biệt loại được giao phó cho họ: chẳng hạn như Phó Bề
trên của cộng đoàn, giám sát các ca viên, vị điều phối, giám xưởng.
Phó Bề Trên được mời gọi nhớ rằng “lòng nhiệt thành của ngài
không chút thay đổi việc thực hành lòng khiêm nhường, đức ái và sự dịu
dàng vốn là những nhân đức đặc biệt của ngài. Khi được yêu cầu nghiêm
túc khiển trách một vài thiếu niên vì một số khuyết điểm của họ, ngài
phải gắng sức làm điều đó một cách hiền dịu. Khi biết rằng cần phải trách
mắng chính thức ngài không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc báo cho
Giám đốc (Bề Trên) biết điều đó”.19
Giám sát các ca viên. Vì đang làm việc với một nhóm thiếu niên
ưu tú, vị này phải nhớ rằng mình được giao một công việc đòi phải rất
thận trọng, cảnh giác và khéo léo. Do đó, bằng cách thuyết phục và trước
hết bằng sự dịu dàng, ngài có nhiệm vụ hướng dẫn họ hoàn thành nhiệm
17 Regolamento del Pio Istituto, trong Raccolta, 43.
18 Costituzioni della Congregazione religiosa dei Figli di Maria. Tòa báo giám mục
Brescia 1847, phần 7, chương 5, khoản 224, 88.
19 Organizzazione e Regolamento, trong Raccolta, 19.
121

13.4 Page 124

▲back to top
vụ của mình, dùng gương sáng là phương thế hiệu quả nhất để đạt được
mục tiêu của mình.20
Vị điều phối là người mà Don Bosco gọi là “giám học”. Vị này
được kỳ vọng là luôn ở bên các thiếu niên. Do đó, ngài có nhiệm vụ đầu
tiên là liên tục giám sát những người trẻ được giao phó cho ngài, cả trong
nguyện xá cũng như bên ngoài. Ngài phải cố gắng hết sức để giữ liên lạc
với cha mẹ hoặc người giám hộ của các em, thông báo cho họ về việc
con em họ đi học hoặc trốn học và cho họ biết về cách sống của các em.
Vị điều phối “phải dịu dàng thúc giục các em năng lãnh nhận các bí tích...
ngài phải sửa những khiếm khuyết của các em bằng lòng thương mến.
Vị điều phối cũng phải cố gắng truyền lòng yêu đạo đức và gớm ghét tật
xấu vào các em bằng lời nói và gương sáng”.21
Những quy chế dành cho các giám xưởng đặc biệt chứa đầy các ý
tưởng giáo dục và sáng kiến mà, tới một mức lớn lao, được đưa vào Hiến
pháp. Các giám xưởng phải lo liệu sao cho những người trẻ được giao
cho họ coi sóc phải siêng năng chuyên tâm vào những việc các em được
giao; họ phải bác ái giúp các em hầu chúng có thể tiến bộ trong kiến thức
về kỹ năng kỹ thuật theo tài năng và khả năng của các em.”22. Một loại
summa pedagogica nhỏ được Hiến pháp dành cho họ, trong đó có một
chương dành riêng cho họ.23 Don Bosco có thể đã chấp nhận nó mà
không dè dặt.
257. Họ sẽ bảo vệ những người trẻ được giao phó cho họ như một
kho tàng quý giá và thánh thiện. Họ phải yêu thương các em như con
ngươi trong mắt họ. Về phần mình, họ sẽ dùng những cách cư xử lịch
sự và tôn trọng; họ sẽ không bao giờ tỏ ra thiếu tôn trọng với bất kỳ
ai, hoặc trong hành động hoặc lời nói; họ sẽ làm cho chính mình được
kính sợ và yêu thương kính trọng một cách lành mạnh.
258. Họ sẽ dẫn chúng yêu thích công việc của mình. Họ sẽ làm cho
các em quen làm việc vì yêu mến nhiều hơn là sợ hãi. Họ sẽ không
20 Ibid., 21.
21 Organizzazione e Regolamento, trong Raccolta, 2-23.
22 Regolamento del Pio Istituto, trong Raccolta, 45.
23 Costituzioni, phần 7, chương 8, 96-98.
122

13.5 Page 125

▲back to top
bao giờ chịu thua trước những giả vờ vô lý của các em, họ cũng sẽ
không để cho các em tự làm theo những ý thích bất chợt của mình.
Họ không bao giờ nên đòi hỏi quá nhiều nhưng cũng không bao giờ
xem ra yếu đuối.
259. Hsnghiên cu kcá tính và sc mnh ca học sinh để
hướng dẫn các em đi đúng hướng; vì không phi tt cnhng
người trmuốn được hướng dn theo cùng mt cách, hskhông
mong đợi mi em có câu trli giống nhau nhưng một câu trli
hp khả năng và ân sủng chúng nhận được tThiên Chúa.
260. Họ sẽ cư xử thật lịch sự và dịu dàng với học sinh của mình,
truyền cho các em lối sống tốt đẹp, sự kính trọng và tin tưởng cần có
với các bề trên. Họ sẽ không bao giờ để các em một mình trong lớp
học và trong xưởng, và khi họ cần vắng mặt vì lý do cần thiết, luôn
phải có ai đó trợ giúp thay họ. Họ sẽ không cho phép các cuộc hội ý
hoặc trò chuyện bí mật, đặc biệt là giữa các học sinh nội trú và các
học sinh bên ngoài. Khốn cho những giám thị nào có thể sơ suất trong
việc này.24
Một số hướng dẫn được đưa ra cho việc giám thị, đặc biệt quy chiếu
tới vị tổng giám thị phó giám đốc.25
Phó giám đốc phải cư xử rt thn trng và cc kỳ khôn ngoan hơn
là bc lcho hc sinh ni trú thin ý của mình nơi các em... Đặc
bit ngài phải chú ý đến gigii trí: ngài skhông bao gicho
phép nhng thiếu niên riêng không có giám thị, nhưng ngài sẽ
làm điều y theo một cách đến ni cho các em mt khong tdo
nào đó, nhờ vy cho phép các em tlộ rõ hơn con người mình.
Điều này sgiúp ngài ddàng biết được cá tính và khuynh hướng
ca các em hơn và cung cấp một phương thế dễ dàng để hun luyn
các em và xlý các em mt cách thành công... Ngài hãy thy hết
mi thứ nhưng giả vkhông thy mi th; và ngài hãy khôn ngoan
sa li và dùng vài hình phạt nhưng phải có li và hiu qu. Ngài
hãy chm chm gia pht nhng khuyết điểm vn là kết quca
tui trẻ náo động, hay thay đổi hoc thiếu chín chắn. Nhưng ngài
24 Costituzioni, phần 7, chương 8, 96-97.
25 Organizzazione e Regolamento, trong Raccolta, 45-46.
123

13.6 Page 126

▲back to top
không được mi lòng khi gia pht nhng khiếm khuyết xut phát
do ác ý bi sngoan ccng lòng.26
Vị Linh hướng “phải cố gắng dạy và trình bày các nhiệm vụ tôn giáo
của các em như một ách dịu ngọt, một gánh nhẹ nhàng và dễ dàng cũng như
đầy an ủi một khi được trải nghiệm”.27 Thực vậy, trong các cơ sở nội trú,
“phải đặc biệt chăm lo đào tạo tốt đẹp những trái tim trẻ, dạy họ đúng theo
đức tin và tôn giáo, để cung cấp một nền tảng của lòng đạo đức chân thật
vốn tôn vinh Thiên Chúa, thánh hóa các linh hồn, khai trí người lân cận,
mang lại hạnh phúc cho gia đình; lòng đạo đức vững chắc, mạnh mẽ, được
thực hiện cách tự do, hiểu rõ và nhắm đến tuân giữ bổn phận xác đáng."28
Đây là tiêu điểm hàng đầu của tiến trình giáo dục trong đó lo sao “có thể
làm cho một người siêng năng và có khả năng kiếm sống trung thực trong
xã hội qua công việc của mình”.29
Lý trí và Tình yêu cũng được kỳ vọng là phương thế để hướng dẫn
phương pháp sửa lỗi. “Thay vì nại đến sự nghiêm khắc vốn thường được
dùng để khiến trẻ nhỏ hành động vì sợ hãi và giả hình chứ không phải vì
cảm nhận và yêu mến, chúng ta phải sử dụng phương pháp bắt chước và
tôn vinh. Nếu những điều này không bị lạm dụng, chúng ta có thể làm
bất cứ điều gì với trái tim nhạy cảm của những người trẻ”.30
3. Marcellin Champagnat (1789-1840) và các Sư huynh Marist
Marcellin Champagnat (1789-1840) thụ phong linh mục năm
1816, thành lập tu hội Anh Em Bé Nhỏ của Đức Maria hoặc còn gọi là
các sư huynh Marist tại La Valla, (Loire, Pháp) năm 1717. Tu hội ấy được
Giáo luật công nhận năm 1824 và được Tòa Thánh châu phê vào năm
1863.31 Marcellin Champagnat là một trong những đại diện tiêu biểu nhất
26 Costituzioni, phần 7, chương 6, khoản 238 và 242, 91-92.
27 Ibid.,, phần 7, chương 7, khoản 245, 93-94.
28 Ibid., phần 5, chương 1, khoản 124, 62.
29 Ibid., phần 5, chương 1, khoản 124, 62.8.
30 Regolamento del Pio Istituto, trong Raccolta, 54.
31 Khác với các chỉ dẫn sư phạm trên quy mô lớn trong Hiến pháp, Quy định và Thư
luân lưu, nội dung của ba tài liệu cụ thể là cơ bản: Guide des Écoles à l’usage des
petits Frères de Marie, rédige d’auprès les instructions du Vénérable Champagnat
124

13.7 Page 127

▲back to top
cho những người làm việc để 'phục hồi/cải huấn' trẻ em và việc ngăn
ngừa tích cực được khoảng hơn kém mười Hội dòng chuyên dạy học tại
Pháp cổ xuý, đặc biệt ở cấp tiểu học.32
Thực vậy, mục đích chung của các Hội dòng này là “bảo đảm một
tương lai cho các thế hệ trẻ hơn vốn là những nạn nhân chính của Cách
mạng Pháp và kiện cường chúng trước, chống lại tinh thần chia rẽ của
thế kỷ 18 bằng cách cung cấp cho chúng một nền giáo dục tôn giáo thực
sự”.33 “Trẻ em là vườn ươm của Giáo Hội. Chính nhờ trẻ em mà Giáo
Hội được đổi mới cũng như đức tin và lòng đạo đức được giữ gìn sống
động”.34
Nảy sinh từ bối cảnh nông thôn, mục đích của Tu hội mới này được
định rõ trong lời hứa sau:
Chúng tôi cam kết dạy miễn phí (gratis) tất cả trẻ em nghèo được cha
xứ đưa đến, dạy tất cả trẻ em được giao cho chúng tôi giáo lý, cầu
nguyện, đọc, viết và tất cả các môn học khác phù hợp với trường tiểu
học, theo nhu cầu.35
Giáo dục Kitô hữu và giáo lý giữ vị trí hàng đầu, nhưng tất cả
những yếu tố khác nhau của việc đào tạo nhân bản và văn hóa được kết
hợp với nhau. Khuôn khổ dạy dỗ ban đầu phần lớn được lấy cảm hứng
từ phương pháp được các Sư huynh của các trường Kitô hữu và 'các
trường nhỏ' sử dụng. Liên quan đến giáo lý, chúng ta có thể phát hiện ra
(1853); Avis leçons, sentences et instructions du Vén. P. Champagnat expliqués et
développés par un des premiers disciples (1869): Le bon Supérieur ou les qualités
d’un bon Frère Directeur d’après l’esprit du vénéré P. Champagnat, Fondateur de
l’Institut des Petits Frères de Marie (1869). Chỉ dẫn tiểu sử về M. Champagnat và
Những Anh em Bé nhỏ của Đức Maria có thể được tìm thấy trong tác phẩm của P.
Zind, Les Nouvelles Congrégations des Frères enseignants en France de 1800 à 1830
3 vols., (Saint-Genis-Lavalle: Montet 69, 1969), tập 2. Các Nguồn. Bibliographie.
Chronologie. Index, 591-597 (chuyên khảo khác nhau về các chủ đề sư phạm và giáo
lý được liệt kê).
32 Về ý nghĩa sư phạm nguyên thuỷ của hoạt động M. Champagnat và của anh em nhà
Marist, x. P. Zind, Les Nouvelles Congregations, tập 1, 121-128, 200-222, 312-327,
384-390.
33 P. Zind, Les nouvelles Congregations, tập 1, 110.
34 Avis leçons, sentences et instructions du Vén. P. Champagna,( Lyon: Vitte 1914), 19.
35 Được P. Zind trích dẫn, Les Nouvelles Congregations, tập 1, 201.
125

13.8 Page 128

▲back to top
tác động của phương pháp được sử dụng tại St. Sulpice. Nhưng như một
toàn thể, định hướng đó lại kết tận mang lấy những nét đặc biệt vốn đặc
trưng hoá khoa sư phạm ngăn ngừa của Kitô giáo trong thế kỷ 19 từ bên
trong. Các mục tiêu chính là:
Để đảm bảo phần rỗi linh hồn, dạy giáo lý là một phương thế giành
lấy trẻ em khỏi tật xấu, và huấn luyện trái tim, lương tâm và ý chí của
các em. Lòng sùng kính Đức Maria – các sư huynh lấy Đức Trinh Nữ
Maria, Đấng phục vụ dạy dỗ trẻ Giêsu, làm gương mẫu của mình;
phương pháp tình yêu phải được dùng cho kỷ luật, vốn không nhằm
kìm hãm học sinh bằng vũ lực và sợ bị phạt, song là giữ các em tránh
xa điều xấu, sửa chữa khuyết điểm, đào tạo ý chí của các em. Các nhà
giáo dục được trông mong là những người cha chứ không phải là chủ
nô; phải có một tinh thần gia đình với những tình cảm tôn trọng và
yêu thương, tin tưởng lẫn nhau và không sợ hãi”.36… Sư huynh là
một khuôn mẫu hoàn hảo để cha mẹ bắt chước, luôn tỏ ra bác ái dịu
dàng đối với học trò của mình, kiên nhẫn chịu đựng những lỗi lầm
của các em, nhiệt tình đào tạo các em đạt được nhân đức và kiến thức
hữu ích, cảnh giác giúp các em tránh xa tất cả những gì có thể tác hại,
kiên trì hiến thân vì lợi ích thiêng liêng và vật chất của các em; người
sư huynh là một bài học liên tục cho bậc cha mẹ, khi tỏ cho họ điều
phải làm và phải là để ban cho con cái họ một nền giáo dục Kitô giáo
đích thực”.37… Thầy làm điều tốt cho mọi người: thầy giáo dục và
giúp cải thiện những đứa trẻ bằng dạy học, dạy giáo lý Kitô hữu; thầy
thế chỗ những gia đình; thầy giúp xây dựng, giữ gìn, cải thiện các
giáo xứ, và toàn quốc gia bằng cách chuẩn bị trẻ em trở thành những
công dân tốt; thầy giúp Giáo hội, bằng cách giúp các cha xứ chỉ dạy
thành phần thú vị nhất trong đàn chiên của họ; bằng cách không mệt
mỏi đào tạo các thế hệ mới gồm những Kitô hữu thông thái, thâm tín
và trung thành đối với Giáo hội. Thầy hoàn toàn hiến mình phục vụ
tôn giáo và cộng đồng, và hiến dâng năng lực và cuộc sống của mình
36 xem P. Braido, “Marcellino Champagnat e la perenne “restaurazione” pedagogica
cristiana”, trong Orientamenti Pedagogici 2 (1955): 721-735.
37 Avis leçons, sentences, 26.
126

13.9 Page 129

▲back to top
để làm vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa người thân cận của
mình”.38
Các nhiệm vụ được giao cho giám đốc của cộng đoàn gồm các nhà
giáo dục tu sĩ chứa đựng nhiều khôn ngoan, chắc chắn gần với những
đặc tính của cách cai quản hiệu quả và dịu dàng mà Binet đề xuất.39 Các
phẩm chất của vị giám đốc được giải thích rất nhiều: Công cảm, tính hợp
lý, dự thế tốt lành, lòng đạo đức, tuân giữ [luật lệ], sự thánh thiện hoặc
nhân đức vững chắc, bác ái, khiêm tốn, dịu dàng, kiên quyết và kiên định,
cảnh giác và khả năng sửa lỗi.40 Dự phóng đời sống sư phạm được trình
bày cho các Sư huynh trong “bài học và dạy dỗ” tỏ ra không kém rõ ràng
và đầy đủ. Dự phóng ấy bắt đầu từ khái niệm giáo dục, những mục tiêu
và đòi hỏi của nó, nghĩa là: huấn giáo, kính trọng trẻ em, kỷ luật và nhân
cách của nhà giáo dục-thầy giáo. Đây là một tầm nhìn có hệ thống mà
không có lý do nào để ghen tị với kinh nghiệm sống và suy tư của nhà
giáo dục Don Bosco.41
Giáo dục phải đạt tới và nắm bắt mọi khía cạnh cuộc sống của trẻ:
khai sáng trí thông minh của em bao gồm cả cách sửa chữa những sai
lệch và định kiến của em; nắn đúc trái tim; đào luyện lương tâm; tạo thói
quen sống đạo đức; huấn luyện ý chí, phán đoán, cá tính của em; khởi
hứng em yêu mến, làm việc; làm bất cứ điều gì cần để người ta biết mình
luôn sẵn sàng cho trẻ; để duy trì và phát triển thể lực của trẻ; cung cấp
cho trẻ các phương tiện cần thiết để phát triển em là ai.42
Theo các tiêu chuẩn của khoa sư phạm hiện hành, người ta nhấn mạnh
đến giáo dục cần phải dứt khoát có định hướng sống. Còn đối với phương
pháp dạy giáo lý, đặc biệt khuyến khích sự ngắn gọn và rõ ràng.43
38 Ibid., 28.
39 xem E. Binet, Quel est le meilleur gouvernement, đã trích dẫn chương 3, phần 3,
(Lyon, J. Nicolle 1869).
40 xem Le bon Supérieur ou les qualités d’un bon frère directeur d’après l’esprit du
vénéré père Champagnat, (Lyon, J. Nicolle 1869).
41 Những chương cuối, 35-41 được dành cho điều này trong Avis leçons, sentence et
instructions, 399-495.
42 Avis leçons, sentences, tr. 399-411.
43 Ibid., 412-432.
127

13.10 Page 130

▲back to top
Một số trang đặc biệt ấn tượng - những trang dành riêng cho việc
mừng đứa trẻ là kẻ được ban cho tiềm lực vô hạn, hy vọng vô biên, xứng
đáng với sự kính trọng tôn giáo và tế nhị nhất, “kiệt tác sinh ra từ bàn tay
Thiên Chúa”, “vua của vũ trụ”, “con Thiên Chúa”, “người anh em của
chúng ta”.44 Những ý tưởng dự phòng cách chân chính có thể được tìm
thấy sau đó trong hai chương dành riêng cho kỷ luật mang tính ngăn ngừa
và đào tạo dựa trên một thẩm quyền có tính chất hiền phụ và đạo đức và
dựa trên sự giám thị liên tục, tích cực và phổ quát”.45 Do đó, nhà giáo
dục-thầy giáo rất được quý trọng. Ngài có nhiệm vụ phải hành động như
một thẩm phán, người cha và tông đồ, như sau này Dupanloup cũng sẽ
viết.
Một thẩm phán dân sự dùng các lời phán quyết và định hình phạt,
thường không đưa ra những sửa lỗi; thầy giáo - nhà giáo dục là một
người cha tự do và vô vị lợi khi ông dạy dỗ và sửa lỗi và khi ông chia
sẻ cách nào đó chính tình phụ tử thiêng liêng của Thiên Chúa; giáo
viên- nhà giáo dục là một tông đồ, gần như là một linh mục và luôn
hiện diện trong cuộc đời đứa trẻ, rồi chính em cảm thấy được chạm
tới tận tinh thần và cõi lòng mình, bất cứ khi nào có quở trách hay
khen ngợi, bất cứ khi nào thấy xấu hổ hay vinh dự, niềm vui thực sự
trong học tập và làm việc và có kết quả khả quan tích cực”.46
4. Teresa Eustochio Verzeri và Các Nữ tử của Thánh Tâm Chúa Giêsu
Teresa Eustochio Verzeri là một phụ nữ quý tộc từ Bergamo, người
sáng lập Tu hội Nữ tử Thánh Tâm Chúa Giêsu hiến thân để dạy dỗ và
giáo dục các thiếu nữ thuộc mọi tầng lớp xã hội. Tu hội ấy được chấp
thuận theo giáo luật vào năm 1847.
Người phụ nữ này được phú cho trí thông minh sắc sảo, đã góp phần
quan trọng về lý thuyết giáo dục. Nàng để lại cho chúng ta những bút tích
thích đáng, kết quả của đào tạo văn hóa đáng chú ý nàng đã nhận được ở gia
đình; cô viết chúng khi ở đan viện lần đầu năm 16 tuổi và sau đó, từ năm
44 Ibid., 433-445.
45 Ibid., 446-469.
46 Ibid., 470-495.
128

14 Pages 131-140

▲back to top

14.1 Page 131

▲back to top
1821 đến năm 1823, rồi năm 1828 đến năm 1831. Chúng là kết quả của
những gì chính bản thân cô đã đọc chuyên sâu.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ảnh hưởng của các tác phẩm của
Thánh Inhaxiô Loyola, Thánh Têrêsa Avila và Thánh Phanxicô Salê.
Teresa Verzeri cũng làm quen với tác phẩm kinh điển của Etienne Binet:
Quel est le meilleur gouvernement: Le rigoureux ou le doux? (Đâu là
hình thức quản trị tốt hơn: nghiêm khắc hay dịu dàng?).47 Để hiểu đầy
đủ định hướng giáo dục và thiêng liêng của Verzeri, người ta phải đọc
tác phẩm đồ sộ của cô được chia thành năm phần: Dei doveri delle Figle
del Sacro Cuore e dello spirito della loro religosa istituzione (Về nhiệm
vụ của các Nữ tử của Thánh Tâm và tinh thần của Tu hội của họ), và đặc
biệt là chương: Cura delle giovani e modo di educarle (Việc chăm sóc
các cô gái trẻ và cách giáo dục họ).48
Linh đạo sư phạm tinh tế và những sắp xếp dự phòng minh nhiên
trong kinh nghiệm của chị đã được nhấn mạnh một cách đúng đắn.49 Hai
tuyên bố cốt lõi xác định giá trị bảo vệ, xây dựng của chúng.
47 xem T.E. Verzeri, Dei doveri delle Figle del Sacro Cuore e dello spirito della loro
religosa istituzione (Brescia, Tòa báo Giám Mục từ Pio Istituto 1844), tập 1, 412-414,
433.
48 (Brescia, Tòa báo Giám Mục của Pio Istituto 1844) [2 tập], tập 1, phần 4, chương 6,
410-444. Lettere, 7 tập, nội dung thiêng liêng và sư phạm cũng phong phú. Lettere
(Brescia, Pavoni Institute Press 1874-1878).
49 Luôn luôn cơ bản cho Verzeri là Vita della Serva di Dio Teresa Eustocchio Nob.
Verzeri Fondatrice e Superiora Generale delle Figlie del S. Cuore, Giacinto Dott.
Arcangeli, 2 tập. (Brescia, Pavoni Institute Press 188)1, năm 1946 ấn bản thứ hai được
in lại, được tác giả xem và sửa lại); Annali delle Figlie del Sacro Cuore di Gesù, 6
tập. (Rome, Artigianelli di S. Giuseppe Press 1899); Nel primo Centenario della
nascita della Ven Verzeri. (Bergamo: Istituto Italiano Arti Grafiche 1901); L.
Dentella, Il conte conanico Giuseppe Benaglio e un secolo di storia bergamasca,
(Bergamo, Secomandi 1930); Una donna forte. La beata Teresa Eustocchio Verzeri
Fondatrice delle Figlie del Sacro Cuore di Gesù di Bergtamo, ed. một tu sĩ từ Tu hội,
(Bergamo, Tu hội Con gái của Thánh Tâm 1946); C. Boccazzi, La spiritualità della
B. Teresa Eustocchio Nob. Verzeri, (Cremona: Pizzorni 1947); E. Valentini, “Il
sistema preventivo della Beata Verzeri”, trong Salesianum 14 (1952): 248-316; A.
Saba, Una pedagogia dell’Ottocento: Teresa Verzeri, Luận văn thạc sĩ được trình bày
tại Istituto Universitario Pareggiato di Magistero Maria Assunta, Rome, năm học
1954-1955; R. Sani, Indirizzi spirituali e proposte educative dei nuovi istituti religiosi
129

14.2 Page 132

▲back to top
Hãy trau dồi và bảo vệ tâm trí cùng trái tim của các trẻ nữ thật tốt và
chăm chú trong khi các em vẫn còn non nớt, để ngăn chặn nhiều bao
có thể sự dữ tác hại, vì khuyên nhủ báo trước cho các em thì tốt hơn
là sửa lỗi rồi tha cho các em. Hãy giữ các em tránh xa bất cứ điều gì
có thể làm hỏng tâm trí và trái tim của các em, ngay cả một cách tối
thiểu làm hư hỏng hành vi luân lý của các em dưới bất cứ hình thức
nào. Tuy nhiên, hãy đảm bảo đạt được điều này một cách nhiệt tình
và hiệu quả, bằng cách sử dụng sự thận trọng tinh tế, vì điều này rất
tế nhị đặc biệt khi chúng ta tiếp xúc với những trẻ nữ vốn biết điều gì
là xấu, lại có thể thấy xui khiến ham muốn điều đó và tự mình chiếm
lấy nó. Trong vấn đề này, phải thận trọng và dè dặt tối đa; không một
ai phải sợ rằng sự thận trọng và dè dặt này là quá mức.50
Những nét quan trọng trong hệ thống giáo dục của Verzeri tập trung
trên các nguyên tắc này. Yếu tố tôn giáo thì tối thượng. “Các chị em phải
cực kỳ discreet/thận trọng khi quản lý các cô gái trẻ. Hãy ghi nhớ kỹ
mục tiêu, tức là, giáo dục các em để thủ đắc nhân đức và dẫn đưa các em
đến với Thiên Chúa. Đối với việc lựa chọn phương tiện để thành công
đạt được mục tiêu này, chị em phải nhớ thích nghi chính mình với tính
khí, khuynh hướng của các em và với hoàn cảnh của từng em... Một số
em có thể muốn được đối xử nghiêm túc, số khác một cách hòa nhã, một
số cứng rắn số khác lại nhẹ nhàng, một số dè dặt, số khác theo cách dễ
dàng, riêng tư”.51 “Hãy truyền vào các trẻ nữ lòng kính sợ Thiên Chúa
và một cảm nhận tin tưởng vào Ngài. Nếu có lòng kính sợ Thiên Chúa,
các em cũng sẽ sợ tội là thứ nghịch lại với Thiên Chúa thánh thiện”.52
“Hãy chỉ đề nghị một vài việc thực hành đạo đức cho các em, nhưng là
những thực hành tốt đẹp, cốt yếu... Hãy giúp các em mạnh mẽ phát triển
lòng sùng kính Bí Tích Thánh Thể trong lòng các em... và nuôi dưỡng
trong các em tình yêu và sự tin tưởng vào Đức Maria Rất Thánh”.53
dell’Ottocento in area lombarda, trong Chiesa, educazione e società nella Lombardia
del primo Ottocento, ed. R. Sani. Milan, Vita e Pensiero 1966, 77-137.
50 T.E. Verzeri, Dei doveri tập 1, 434.
51 Ibid., 416.
52 Ibid., 436.
53 ibid., 423.
130

14.3 Page 133

▲back to top
Nhưng mọi thứ phải được thực hiện thật thận trọng và hợp lý, “để
không giả vờ có thể dẫn dắt người khác đi theo con đường mà chính bạn
đang đi”. Đừng kỳ vọng quá nhiều từ các em và đừng hy vọng thu hoạch
trái non ở các em... Hãy ghi nhớ nguyên tắc sau: hãy đi theo, chứ đừng
cố đi trước ân sủng. Vì Chúa thật ngay thẳng và dịu dàng, nên cũng giống
như vậy bạn phải rất dịu dàng khi bạn đòi hỏi bất cứ điều gì hoặc mời
gọi các em làm bất cứ điều gì, và tuyệt đối ngay thẳng khi thực thi quyền
bính và khẳng định vị trí của bạn”.54
Theo phương pháp luận sự tối thượng của tình yêu được thể hiện
trong các mối tương quan nhân bản lẫn trong việc đạt được sự đào tạo
luân lý và tôn giáo. “Nói chung, hãy dùng đến sự tử tế và hiền dịu, sự
cảnh giác, sự thận trọng và nhiệt tình”;55 “đừng khước từ với vẻ buồn bã
và cay đắng nhưng với vẻ hợp lý, được làm dịu đi bởi niềm vui và ân
sủng và được làm nên nhẹ nhàng bởi bàn tay Chúa”.56 “Hãy tử tế và dịu
dàng. Nhờ tử tế và tinh thần hy sinh, bạn sẽ nhận được gấp đôi so với sự
nghiêm khắc và sợ hãi”.57 “Các chị em hãy tỏ ra trìu mến yêu thương các
em: điều này sẽ chiếm được tình yêu của các em; các chị em sẽ được
chúng quý trọng và đến gần tâm hồn các em và do đó mở ra một phạm
vị rộng lớn để thuyết phục các em cải thiện hành vi của mình”.58
Cũng chân thành quan tâm giữ các trẻ nữ khỏi nhàn rỗi và cảnh
báo các em chống lại những nguy hiểm. “Hãy giữ các em không nhàn rỗi
và xin các em yêu thích làm việc... Các trẻ nội trú phải được cảnh báo và
hướng dẫn về tương lai đang chờ đợi các em nhưng với sự tinh tế và thận
trọng tột bực”.59 Phải đặc biệt chú tâm đến tuổi trẻ của trẻ nữ. “Đừng coi
trọng những thứ nhỏ nhặt không quan trọng: một số khuyết điểm nhỏ của
tuổi trẻ do hậu quả của tuổi trẻ bồng bột, tính khí sôi nổi và tinh thần
54 T.E. Verzeri, Dei doveri tập 1, 418-419.
55 Ibid., 421.
56 Ibid., 422.
57 Ibid., 425.
58 Ibid., 426.
59 Ibid., 424-425.
131

14.4 Page 134

▲back to top
phấn chấn không cần phải quá coi trọng: hãy cứ để nó tự nhiên và bộc lộ
khuynh hướng và tất cả điều này sẽ trở nên tốt hơn”.60
Do đó, sự trợ giúp/hộ trực đóng vai trò nổi bật và quyết định vì nó
được hướng đến việc tích cực cổ xúy các em biết mình và tự chủ cách
quân bình và khôn ngoan. “Đừng phát minh ra những tội mới: đã có quá
nhiều rồi. Tốt hơn hãy nỗ lực hết sức để giảm đi số tội bằng cách đào tạo
một lương tâm tốt, tâm trí đúng đắn và trái tim trong sạch nơi những em
mà các chị em trông coi”.61“Đừng để các bài hát, buổi biểu diễn, khiêu
vũ, sách báo và những thứ tương tự có thể cách nào đó là một viên đá
vấp phạm cho nhân đức nơi các học sinh của chị em… Các buổi biểu
diễn được trình diễn trong thời gian lễ hội hoặc bất kỳ trò giải trí nào
khác phải có mục tiêu chính là dạy dỗ cũng như giải trí: mọi thứ phải
giúp huấn luyện các em đạt được nhân đức và nâng các em lên để chấp
nhận Thiên Chúa”.62
Loại phát triển thể lý đúng đắn cũng được cổ xúy và coi là điều
kiện để có được sự tự do thiêng liêng lành mạnh. “Các thiếu nữ cần một
cách "xả hơi", một "xả hơi" tự do thông qua trò giải trí của các em. Hãy
để các em chọn trò giải trí chúng muốn: lúc khuây khỏa tự do phát triển
tính cách thể lý của các em và làm cho chúng sẵn sàng chấp nhận những
chỉ dạy được ban cho tinh thần của các em và lời khuyên cho cõi lòng
các em với kết quả tốt hơn. Đừng ngại để các em chạy nhảy tự do: các
em mong được loại thư giãn này vốn chứng tỏ là hữu ích cho sức khỏe
và sự phát triển thể lý của chúng”.63 “Luôn luôn trong giới hạn của thẩm
quyền và sự vâng lời, các em phải được phép tận hưởng sự tự do thánh
thiện để chúng có thể biết rằng ách của Chúa nhẹ nhàng và những tôi tớ
của Ngài thì tự do”. Bằng không, “trong cách bạn làm việc, bạn biến các
60 Ibid., 426; x. 429-430 (và 438-439 về giá trị của giải trí, cũng như làm ra một vài
việc về các thiếu nữ).
61 Ibid., 429; x. 426-431.
62 Ibid., 435.
63 Ibid., 437.
132

14.5 Page 135

▲back to top
cô gái thành nô lệ và các em hành động vì roi vọt chứ không phải như
những con cái Thiên Chúa bước đi trong tình yêu”.64
5. Hệ thống Dự phòng trong trường trẻ em
Ferrante Aporti (1791-1858) không chỉ nghĩ giáo dục là ngăn ngừa
mà rõ ràng còn sử dụng ‘Hệ thống Dự phòng’ trong giáo dục của mình.
Ông tuyên bố: “Khả năng của một nhà giáo dục không hệ tại nhiều ở việc
có thể thận trọng gia phạt những lỗi lầm của trẻ cho bằng ở việc có thể
ngăn ngừa chúng xảy ra. Chẳng thể so sánh công trạng của một nhà giáo
dục, người chỉ biết cách cung cấp một phương dược cho sự tác hại đã
xảy ra với công nghiệp của một người biết cách ngăn chặn không để xảy
ra tác hại”.65
Angiolo Gambaro thêm nhận xét sau đây vào phần trên:
Với một ít lời, Aporti nêu bật Hệ thống Dự phòng cao cả vô song so
với hệ thống đàn áp. Sự cao cả này được các nhà giáo dục và nhà sư
phạm công nhận; họ cẩn thận cho rằng tình yêu là chính nền tảng của
giáo dục. Những nhà giáo dục và nhà sư phạm này quan tâm tạo ra
một bầu khí an bình, bầu khí tốt lành, hoạt động có sức thuyết phục
quanh đứa trẻ, để tự nhiên dẫn dắt em đến điều thiện hảo và tránh mọi
thứ khiến em bị xa cách hoặc biến em thành nạn nhân của một sự vi
phạm hay nổi loạn nào đó hoặc làm em nản lòng." Sự phát triển thực
tế của phương pháp dự phòng bộc lộ hiệu quả tuyệt vời của nó trong
việc thực hành giáo dục của Don Bosco.66
Khám phá những nét cốt yếu của một Hệ thống Dự phòng hoàn
chỉnh trong phương pháp giáo dục và giảng dạy Aporti thực sự là có thể
được. Thực vậy, “nếu có thể, giữ sức khỏe thì tốt hơn là để bản thân bị
bệnh rồi để được chữa lành. Lý do là sức khỏe do được chữa lành luôn
có xu hướng ngã bệnh trở lại”.67 Chúng ta tìm thấy các cấu tố giáo dục
64 Ibid., 413-414.
65 Elementi di pedagogia, trong F. Aporti, Scritti pedagogici, tập 2, 114.
66 Ibid., 114-115, n. 1.
67 Thư gửi C. Boncompagni vào ngày 30 tháng Sáu năm 1838, trong A. Gambaro,
Ferrante Aporti e gli asili, tập 2, 397.
133

14.6 Page 136

▲back to top
nổi tiếng: sự trợ giúp/hộ trực, tình yêu, lòng bác ái, và lòng mến thương,
tính hợp lý, niềm vui, ca hát, giải trí, phong trào. Ngay cả đối với một
nền giáo dục tri thức để thành công cũng cần đến các yếu tố tình cảm
mạnh mẽ. Đây là châm ngôn đầu tiên trong số rất nhiều câu châm ngôn
dành riêng cho việc giảng dạy: “Trước hết hãy được trẻ em yêu mến và
tin tưởng”.
Hẳn nhiên ta dễ dàng và chắc chắn đạt được mục tiêu bằng sự hiền
dịu. Một khi nhà giáo dục được các học sinh cảm mến, ông sẽ thành công
khi khiến học sinh cố gắng hết sức làm ông hài lòng bằng sự chú tâm và
cách cư xử; các em sẽ không buồn chán hoặc không hứng thú, nhưng sẽ
thấy mãn nguyện và vui thích trong quá trình học tập. Tuy nhiên, nhà
giáo dục phải cẩn thận để không nhầm lẫn giữa sự dịu dàng, lòng mến
thương, mối ân cần trong việc đối xử với trẻ em với sự thân thiện mà có
thể làm giảm giá trị quyền bính. Ông phải là một người cha hiền dịu và
yêu thương nhưng vẫn thật khoan dung uy quyền”.68 Ở nơi khác Aporti
bổ sung “sự thuyết phục và tình mến mạnh mẽ”,69 “lòng mến thương” và
“cư xử hợp lý”.70
Các bài nói chuyện về phương pháp, được trình bày ở Turin, thì
đầy quy chiếu đến cảm tính.
Hai nguyên tắc tạo ra phương pháp tốt là: 1. Xét đến bản tính, cá tính
và sự phát triển tài năng của trẻ, 2. Kinh nghiệm của bản thân và kinh
nghiệm của người khác, được rút ra từ việc thực hiện các quy luật
được thiết lập trước... Giữa những nguyên tắc rút ra từ việc xem xét
bản tính của đứa trẻ và từ kinh nghiệm, thì chiếm được tình cảm của
trẻ phải chiếm chỗ quan trọng hàng đầu/số một. Chúng ta phải nhớ
rằng phương cách thích hợp nhất để đạt được sự hiền dịu là chính sự
68 Elementi di pedagogia, trong F. Aporti, Scritti pedagogici, tập 2, 85.
69 Lezioni di metodica trong khóa học ở Turin năm 1844, trong F. Aporti, Scritti
pedagogici, tập 2, 442. Theo Lemoyne, được tổng giám mục giao nhiệm vụ, Don
Bosco sẽ có mặt tại lớp học của Apporti (MB 2, 212-214): những phán đoán mà cha
Cerutti gán cho Don Bosco liên quan đến nhà sư phạm đó dường như hoàn toàn không
có cơ sở và bất công.
70 Manuale di educazione ed ammaestramento, trong F. Aporti, Scritti pedagogici, tập
1, 36.
134

14.7 Page 137

▲back to top
hiền dịu. Khinh thị đẻ ra khinh thị. Chúng ta yêu mến những ai đối xử
chúng ta với lòng mến thương, chứ không phải những người đối xử
chúng ta với khinh thị… Trẻ em tỏ ra yêu mến ai? Đối với những ai
chào đón các em, hãy cho thấy họ yêu thương các em và làm điều tốt
cho các em. Chúa Giêsu Kitô cho tất cả chúng ta một gương tuyệt vời
về điều này. Khi chưa được Chúa Thánh Thần soi sáng, các Tông đồ
đã muốn giữ trẻ em tránh xa Chúa Giêsu và Chúa Giêsu đã ngăn cản
các ngài làm thế - ngược lại, Người chào đón các em bằng những lời
tử tế … Nay, khi nhận ra rằng trẻ em yêu những ai yêu thương chúng,
nhà giáo dục phải quan tâm tỏ ra hiền dịu với chúng và trong mọi dịp,
cho các em thấy sự háo hức chân thành muốn chăm lo đến thiện ích
luân lý và thể lý của chúng… Đây sẽ là kết quả cuối cùng: đứa trẻ
nhận ra thầy giáo yêu thương mình thì em sẽ ngoan ngoãn và sẽ chịu
học để làm vui lòng họ. Điều này thường không xảy ra khi dùng các
hình phạt nghiêm khắc với roi vọt, thay cho những cách thức nhân
bản, hòa giải, và tử tế. Phương pháp trước làm bẽ mặt và tổn thương
mà không sửa chữa. Trong khi khuyến dụ thầy giáo phải được học
sinh yêu mến và tin tưởng qua cách đối xử với các em, chúng ta cũng
phải cho giáo viên biết rằng họ không được quá đà đến mức tình cảm
và tin tưởng có thể biến thành thân quen. Thầy giáo phải chào đón mọi
đứa trẻ với sự dịu hiền nhưng không bao giờ cợt nhả với các em,
không bao giờ tự hạ thấp mình ngang hàng với các em, không bao giờ
để mình rơi vào tình huống mà học sinh có thể thiếu tôn trọng và có
thể mất uy quyền đối với các em.71
Đây là một cách hành xử mới như một ông thầy. “Các thầy giáo
của độ tuổi non nớt như vậy phải như thế nào? Đối với bất cứ ai muốn
đảm nhận một vai trò rất quan trọng và không thể ghen tuông như thế,
tôi nói: họ hãy hoàn toàn nên hiền phụ đối với các học sinh. Nếu họ
không làm điều này, nếu họ không thể làm điều đó, họ sẽ không bao giờ
thành công trong việc giáo dục chúng cách hợp lý. Lý do là để thành
công trong một công việc cao cả như vậy, nhất thiết phải có sự kiên nhẫn
của một người cha, trở nên một em nhỏ một lần nữa để gặp các em theo
mức thông minh của các em, để cống hiến sự chỉ dạy sống động và vui
71 Lezioni di metodica, trong F. Aporti, Scritti pedagogici, tập 2, 440-441.
135

14.8 Page 138

▲back to top
vẻ, hiền dịu trả lời tất cả các câu hỏi của các em, thỉnh thoảng xoa dịu
các em để làm vơi đi những khó khăn các em gặp phải với công việc của
mình. Tóm lại, nhà giáo dục phải sống với các em như một người bạn
khôn ngoan, như một tư vấn và giám đốc và phải yêu thương các em như
chính con cái mình”.72
Chủ đề tình yêu được coi là cốt yếu đến mức Aporti nhấn mạnh nó
ngay cả khi ông giải thích phương pháp dạy số học:
Hơn nữa, theo những xác tín nội tâm, điều khiến tôi lo lắng hơn nữa
là thầy giáo phải cố gắng hết sức hướng việc giảng dạy của mình tới
giáo dục cõi lòng. Bao lâu thầy giáo giới hạn bản thân trong việc cung
cấp kiến thức và phát triển các khả năng trí tuệ của học sinh, họ sẽ
được khen ngợi vì sự chính xác của mình, vì cả đời họ đã có thể đặt
vào công việc của mình, nhưng tôi sẽ không hề sung sướng với ông.
Tôi cũng sẽ nói rằng tôi cảm thấy tiếc cho ông vì tôi đã chỉ tìm thấy
một thầy giáo có thể dạy ngôn ngữ hoặc ABC trong khi tôi, xã hội và
tôn giáo mong đợi và có quyền mong đợi họ là một nhà giáo dục có
thể hun nóng trái tim của những học trò mình bằng cách khai sáng tâm
trí các em và trong khi chia sẻ lời giảng dạy có thể cải thiện cuộc đời
các học sinh của mình”.73
Do đó, trường dành cho trẻ nhỏ trở thành trường học dành cho trẻ
em không có gia đình hoặc có gia đình lộn xộn. Nó trở thành một thế
giới “tại gia” nơi các em cảm thấy được ánh sáng kiến thức và tình yêu
nồng ấm bao bọc...” Vì các em không có gia đình, vốn là một cách thức
có tác động mạnh để làm điều tốt và cản ngăn điều xấu, nên kiến tạo một
gia đình cho các em, quả là thiết yếu. Qua sự hướng dẫn khôn ngoan, sự
dịu hiền nồng nhiệt và chân thành, nó có thể khơi dậy cảm thức luân lý
ở các em và củng cố nó. Mục đích của hoạt động này là hòa giải các em
và tạo những mối dây bền chặt với xã hội, khi dùng đến các nguyên tắc
72 Elementi di pedagogia, trong F. Aporti, Scritti pedagogici, tập 2, 50-51. Đối với
Apporti, sự sợ hãi, “sự nghiêm khắc, thiếu tình thương là lý lẽ đủ để phá tan lòng ham
muốn đến trường của trẻ” (Lezioni di metodica, trong F. Aporti, Scritti pedagogici,
tập 2, 442).
73 Lezioni di metodica, trong F. Aporti, Scritti pedagogici, tập 2, 450.
136

14.9 Page 139

▲back to top
cao siêu và quảng đại của đức ái tự nhiên và tôn giáo”.74 Xen nhập vào
động lực này là phương pháp trực giác, khách quan và chứng minh vốn
nuôi dưỡng “sự phát triển dần dần những năng lực của tâm trí và trái
tim.”75 Sự phát triển này diễn ra trong một bối cảnh giáo dục ở đó “các
môn học được xử lý như thể trò giải trí và trò chơi”, ở đó “sự chuyển
động điều độ tùy dịp”76 được tán trợ và “ở đó ca hát được cổ xúy, cũng
để rèn luyện các thanh âm và khả năng nghe của trẻ em, vì trẻ em thích
ngân nga giai điệu”.77
Aporti mô tả các kết quả của phương pháp này trong một tường
trình xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 24 tháng Chín năm 1830. “Sự mãn
nguyện tăng lên khi người ta xét thấy những đứa trẻ đăng ký vào trường
này vui vẻ hơn, ngoan ngoãn, hài lòng và hòa đồng hơn: việc chúng đến
trường đưa chúng tới việc nhận ra một bước khởi đầu đi tới thực hành
một lối cư xử tử tế”.78
6. Antôn Rosmini và phương pháp sư phạm ngăn ngừa tích cực
Cũng giống như Don Bosco, Dupanloup và những người khác,
Antôn Rosmini (1797-1855) đã không bỏ qua ngôn ngữ sư phạm thời đó
liên quan đến giáo dục và các giai đoạn khác nhau của nó. Nhưng ngôn
ngữ của ông khác với ngôn ngữ của Don Bosco và Dupanloup theo cách
ông hiểu động từ ‘dự phòng'. Đối với Dupanloup, ‘dự phòng' chỉ là một
trong ba nhiệm vụ cơ bản của giáo dục-kỷ luật. Đối với Don Bosco, toàn
74 Statistica degli asili e delle scuole di infanzia 1849, trong F. Aporti, Scritti
pedagogici, tập 1, 376-377.
75 F. Aporti, Rapporto sull’esito degli esami sostenuti dopo il 2o semestre 1830 dagli
alunni dell’Asilo a pagamento, 24 tháng Chín năm 1830 trong A. Gambaro, Ferrante
Aporti e gli asili, tập 2, 21.
76 F. Aporti, Piano di educazione ed ammaestramento pei fanciulli dall’età dei 2 ½ ai 6
anni, 15 tháng Sáu năm 1830, trong A. Gambaro, Ferrante Aporti e gli asili, tập 2,
11.
77 Ibid., tập 2, 11; x. Rapporto sull’esito degli esami subiti dalla Scuola dei piccoli
fanciulli di Cremona dopo il primo semestre del 1830, trong A. Gambaro, Ferrante
Aporti e gli asili, tập 2, 18.
78 F. Aporti, Rapporto, 24 tháng Chín năm 1830, trong A. Gambaro, Ferrante Aporti e
gli asili, tập 2, 21.
137

14.10 Page 140

▲back to top
bộ hoạt động giáo dục có thể được hiểu và thực hiện như một loại ‘dự
phòng'. Trái lại, Rosmini coi nó chỉ là một điều kiện đi trước hoạt động
giáo dục. Đối với Rosmini, ‘giáo dục’ là một loại hoạt động cao hơn và
khó khăn hơn nhiều. Rosmini đã viết cho một linh mục từ Rovereto
(Trent, Ý), người đã nêu câu hỏi sau đây79: “Làm sao người ta có thể
chắc chắn rằng những nhân đức của những người trẻ ở trường nội trú là
những nhân đức lâu dài?” Trong câu trả lời của mình, Rosmini đã báo
trước cho vị linh mục về việc phụ thuộc quá nhiều vào những phương
thế ngăn ngừa và chuẩn bị, ‘bên ngoài’ vốn có hai mục tiêu: 1. Để xóa
bỏ những dịp tội; 2. Để tinh thần sẵn sàng làm điều tốt. Những phương
thế này “chuẩn bị” cho người trẻ được giáo dục, để nhận được những gì
tốt đẹp nhưng chúng không truyền đạt những gì tốt đẹp, cụ thể là, “nhân
đức và ân sủng”. Tự thân, các phương thế ngăn ngừa có thể gây ra nhiều
tác hại vì chúng có thể sản sinh một loại tốt lành vốn chỉ bên ngoài, một
sự giả tạo có thể dễ dàng được định nghĩa là "điều tốt của loại trường nội
trú". Điều tốt này tan biến một khi học sinh “không còn được bao bọc
trong các bức tường thánh thiêng”.
Phương thế chuẩn bị suông và giản đơn có thể khiến học sinh lầm
lạc. Những phương tiện như thế là cách cư xử dịu dàng của nhà giáo dục,
những vuốt ve, hoạt động như bắt chước, v.v. Những thứ này có thể tạo
ra “ý hướng sai lệch nơi học sinh”, và “ý hướng là con mắt của linh hồn
mang lại ánh sáng cho toàn thân, như Thầy Chí Thánh nói. Sự hướng dẫn
lầm lạc không tạo ra tình yêu nhân đức thực sự vì chính nó ở cốt lõi tinh
thần của người trẻ, nhân đức được yêu thích vì vẻ đẹp khôn tả và công
lý bên trong của nó”.80 Những phương thế phòng ngừa và chuẩn bị này
nguy hiểm khi chúng có thể khiến người ta tin rằng “mọi thứ đều phụ
thuộc vào chúng”; “rằng chúng là cốt lõi của giáo dục hoặc những nét
chính của giáo dục hoặc giáo dục chỉ bắt đầu khi sử dụng chúng”.
79 Thư gửi cha Paolo Orsi, 6 tháng Năm năm 1836, trong A. Rosmini-Serbati,
Epistolario completo, tập 5, 617-619.
80 A. Rosmini-Serbati, Epistolario, tập 5, 618-619.
138

15 Pages 141-150

▲back to top

15.1 Page 141

▲back to top
Nhưng chúng cần thiết và có giá trị và phải được xét kỹ “khi chúng
chỉ được coi là những bước chuẩn bị hoặc khúc dạo đầu cho công việc
vĩ đại cần thiết để làm cho một người trẻ nên tốt”. Công việc này chỉ bắt
đầu, tiếp tục và kết thúc:
1. Khi tâm trí đứa trẻ được dẫn dắt để biết sự thật có lợi như thế
nào nếu được ân sủng củng cố;
2. Khi đứa trẻ được dẫn dắt để chiêm ngắm vẻ đẹp của sự thật
mà nó đã biết;
3. Khi đứa trẻ được dẫn dắt để yêu vẻ đẹp của sự thật mà nó
chiêm ngắm;
4. Khi một người thành công trong việc khiến đứa trẻ hành động
phù hợp với vẻ đẹp của sự thật mà em đã phải lòng. Để đạt
được tất cả những điều này, chỉ có một điều cần thiết, đó là
đặt ngay trước tâm trí của trẻ một cái nhìn rõ ràng về sự thật
luân lý chúng ta đang nói đến là gì. Sau đó, “ánh sáng toàn
năng của sự thật này chỉ có thể đến từ ân sủng Thiên Chúa”.
Theo nhà giáo dục Kitô hữu vĩ đại ấy, điều này đòi hỏi sự
thật luân lý phải được giải thích cho các học sinh với “sự đơn
giản và nhất quán” chứ không theo những cách lệch lạc hay
giả tạo”. Chúa Giêsu, “vị thầy vĩ đại và duy nhất”, là “gương
mẫu” phải được theo và đồng thời là nguồn ân sủng mà nếu
không có nó sự cam kết của con người đối với giáo dục sẽ
không đi đến đâu”.81
Bất chấp ngôn ngữ và não trạng khác biệt, Don Bosco sẽ đồng ý
với tất cả những điều trên.82
81 Ibid., 619-621.
82 L’uomo dal “grande cuore” all’uomo che “pensa in grande”: dường như là nguồn
cảm hứng đằng sau lời bình luận khôn ngoan của R. Lanfranchi, “Rosmini-Don
Bosco: istanze pedagogico-educative di un rapporto”, trong «Rivista di scienze
dell’Educazione» 35 (1997): 277-293.
139

15.2 Page 142

▲back to top
7. Giáo dục cải huấn: đâu đó giữa dự phòng và cưỡng bức
Don Bosco có thể đã hiểu biết cái phản đề giữa ngăn ngừa và cưỡng
bức cũng như chúng cần phải được kết hợp trong một thể chế được dành
để cung cấp giáo dục cải huấn, khi ngài tiếp xúc với Generala, một nhà tù
dành cho trẻ vị thành niên. Bá tước Carlo Ilarione Petitti của Roreto đã đấu
tranh mạnh mẽ để xin cho những thanh niên bị giam giữ ở đó được tách
riêng với người lớn. Ông đã thực hiện điều này trong một tác phẩm đã
được trích dẫn: Della condizione attuale delle carceri e dei mezzi per
migliorarla. Gợi ý này bắt đầu được hoàn thành với R. Patenti khi Carlo
Alberto phê chuẩn, vào ngày 9 tháng Hai năm 1839. Theo Bản tóm tắt của
Hoàng gia ngày 12 tháng Tư năm 1845, các hoạt động sửa đổi trong các
nhà tù đã bắt đầu.
Những anh em Tu Hội Thánh Phêrô ở Chains, từ Marseille, một
Hội dòng được Kinh sĩ Charles Fissiaux (1806-1867) thành lập để hoạt
động tông đồ giữa những người vị thành niên phạm tội, được mời gọi
hoạt động như các nhà giáo dục tại Generala. Vị tuyên úy của Generala
là một linh mục giáo phận chủ yếu phụ trách việc giáo dục tôn giáo và
luân lý cho những người bị giam giữ.83
Don Bosco đã có những liên hệ rõ ràng với Generala, mặc dù
không phải tất cả đều có thể "nói có sách mách có chứng", như sẽ được
chỉ rõ trong Chương 10 của cuốn sách này. Generala "đón" các người trẻ
bị kết án cải huấn vì các em đã phạm tội ác thiếu suy nghĩ nào đó và cũng
có những thanh niên bị giam giữ vì các em cần sự sửa chữa hiền phụ.84
Phương pháp cải huấn được sử dụng với các em là yêu cầu các em cùng
83 Về Generala, xem A. Lonni, “Il penitenziario industriale-agricolo della ‘Generala’.
Trattamento del minor deviante nel Piemonte preunitario”, trong Bollettino storico-
bibliografico subalpino 82 (1984) 391-424; R. Audisio, La ‘Generala’ di Torino,
Esposte, discoli, minori corrigendi (1845-1850). Santena, Fondazione Camillo
Cavour 1987, 236 trang; C. Felloni và R. Audisio. I giovani discoli, in Torino e Don
Bosco, ed. Giuseppe Bracco, tập 1 Saggi. (Turin, Văn khố Thành phố, 1989) 99-119.
84 Società Reale per patrocinio dei giovani liberati dalla Casa d’educazione
correzionale. (Turin, Bosco 1847). Don Bosco ở trong số những thành viên đầu tiên
của hội: xem R. Audisio, L ‘Generala’ di Torino, 210.
140

15.3 Page 143

▲back to top
nhau làm việc; ban đêm các em được tách riêng vào từng buồng trong im
lặng. Hệ thống giáo dục cải huấn đòi hỏi những cách xử lý khác nhau với
người bị giam giữ được pha trộn lại: ngăn ngừa, đàn áp và sửa chữa. Việc
này được chứng minh không chỉ trong hoạt động thực tiễn của các Sư
huynh, mà còn trong lý thuyết được người sáng lập của họ đề ra, vốn
thỉnh thoảng ở đó với giám đốc địa phương.
Petitti xứ Roreto đã hình dung ra điều này trước thời hạn khi ông
viết về các nhà tù dành cho những đứa trẻ tinh quái gồm cả “những em bị
giam giữ được gửi đến nhà tù theo yêu cầu của cha mẹ chúng để được cải
huấn cách hiền phụ” và “những người trẻ không muốn làm việc và những
kẻ lêu lổng bị cảnh sát bắt giữ và bị tòa hình sự kết án tù.” Petitti viết:
“Nguyên tắc cơ bản tổng quát là phải dùng một phương pháp giáo dục
mới, cứng rắn, nghiêm khắc nhưng với sự xá tội hiền phụ, nhất là đối với
những kẻ bị giam giữ do cha mẹ yêu cầu và cần cải huấn. Phương pháp
giáo dục được sử dụng cho những người em này phải dân sự hơn. Trái lại,
những em khác cần một cách tiếp cận nghiêm khắc hơn và chúng cũng
phải được hướng tới việc học một nghề”85.
Các ý tưởng khởi hứng lối tiếp cận này có thể được rút ra từ bản
tường trình (Rapport) do Fissiaux đưa ra vào cuối năm thứ nhất và năm
thứ hai hoạt động tại Generala. Những ý tưởng ấy trong bản báo cáo hoạt
động năm đầu tiên thì thích đáng cách riêng. “Căn nhà giáo dục cải huấn
ấy” liên quan đến những thiếu niên phạm pháp có nhiệm vụ chuẩn bị cho
họ một tương lai tốt đẹp hơn, khi cứu họ khỏi đắm tàu, chắc chắn trừng
phạt họ, nhưng cũng trên hết là sửa đổi họ”.86
Những thuở đầu rất khó khăn và, như người tường trình thú nhận:
“trái với ý mình, chúng tôi đã phải sử dụng sự nghiêm nhặt tối đa và tạm
thời dẹp hết những cách tiếp cận tử tế mà lúc đó bị giải thích là yếu
nhược. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã có thể sử dụng phương pháp giáo
85 C. I. Pettiti di Roreto, Della condizione, trong Opere Scelte, tập 1, 546.
86 Rapport sur les premiers résultats obtenus dans la Maison d’éducation
correctionnelle pour les jeunes détenus du Royaume de Sardaigne présenté à la
réunion qui eut lieu le 7 juin 1846 pour la distribution des prix par monsieur l’abbé
Fissiaux, (Turin, Imprimiere Royale 1846) 6-7.
141

15.4 Page 144

▲back to top
dục cải huấn với các thiếu niên mà Tu hội chúng tôi theo trong các nhà
cải huấn khác được giao phó cho chúng tôi”.87
Sau khi đưa ra ý tưởng về hệ thống được Hội Thánh Phêrô ở Chains
thừa nhận, Fissiaux bàn đến đề tài 'kỷ luật' với tất cả ý nghĩa của hệ thống
cưỡng bức. “Kỷ luật của cơ sở này thì nghiêm khắc và phải như vậy.
Nhất thiết mọi thứ phải nhắc nhở những người bị giam giữ rằng nơi họ
đang ở là một nơi trừng phạt và sửa chữa. Bắt đầu từ nguyên tắc này,
chúng tôi không để một lỗi phạm nào mà không bị phạt. Đồng thời,
không có một việc nhân đức nào lại không được khen thưởng”.88 Tuy
nhiên, những yếu tố giáo dục tích cực tiêu biểu riêng cho Hệ thống Dự
phòng được nêu bật: sự bắt chước, làm việc, trường học, âm nhạc, tiềm
năng tôn giáo và luân lý.89
Có rất nhiều cung giọng ôn hòa và hiểu biết liên quan đến tính
mỏng manh của tuổi trẻ. Những người trẻ được sửa chữa [cải huấn] được
quy vào “những đứa trẻ nghèo, kém may mắn hơn là có tội. Là con người
chúng ta quen nghĩ về các em như những tội phạm không thể sửa được.
Chúng ta có những định kiến bất công về các em và sự coi khinh không
đáng có đối với chúng như là “những đứa trẻ đã trở thành nạn nhân của
tính mỏng manh của tuổi tác và nỗi bất hạnh khi sinh ra đời”.90
Trong bản tường trình (Rapport) thứ hai về năm hoạt động thứ hai,
chúng ta có thể phát hiện một số yếu tố nổi lên cho thấy hệ thống cưỡng
bức gần gũi ra sao với Hệ thống Dự phòng. Thực vậy, vị giám đốc muốn
cho thấy rằng: “Tu hội chúng tôi đã đạt được, ít nhất cách phiến diện,
những kết quả tốt đẹp mà bạn có quyền mong đợi từ nhiệt tình và tận
hiến của Tu hội bằng giáo dục cải huấn cho những thiếu niên cần được
sửa chữa nhưng với sự dịu dàng hơn là trừng phạt các em hoặc tỏ ra khắc
87 Ibid., 10, 13-14.
88 Ibid., 21. Trong một 'Rendiconto' (báo cáo) từ năm 1854 (Anh em của Hội Thánh
Phêrô bị Xiềng Xích đã được cấp phép năm trước), được trao cho Cha tuyên úy Giuse
Giuliano, “Cơ sở” được trình bày như một “Tổ chức vừa trừng phạt vừa cải thiện”
(Calendario generale del Regno pel 1855, anno XXXII), (Turin, Stamperia
dell’Unione Tipografica-Editrice 1855): 137
89 Ch. Fixxiaux, Rapport, 14-21, 27-30.
90 Ibid., 31.
142

15.5 Page 145

▲back to top
nghiệt". Ông cũng nhấn mạnh sự kiện rằng phần lớn những người bị giam
giữ kém may mắn hơn là có tội và các em đã phản ứng tích cực với hệ
thống giáo dục đang được sử dụng.91
8. Sư phạm ngăn ngừa của De La Salle
Don Bosco có một số liên hệ với các Sư huynh của các trường Kitô
hữu, đặc biệt là trong thập niên 1840. Từ năm 1829 trở đi, các sư huynh điều
hành các trường được Mendacità Istruita (Chương Trình Trường Học
Nghèo) hỗ trợ và từ năm 1833 các trường thuộc thành phố.92
Việc Don Bosco có thể biết trực tiếp về các tác phẩm thiêng liêng
sư phạm của thánh Gioan Tẩy Giả de La Salle (1651) dường như nan
giải: La conduite des écoles chrétiennes and Méditations pour le temps
de la retraite and Méditations sur toutes les dimanches et les principal
festes de l’année.93 Tuy nhiên, Don Bosco biết rằng như “những thiên
thần hộ thủ”, những tu sĩ giáo dục này hiến mình chăm sóc trẻ em đến từ
thế giới của những thợ thủ công và những người lao động thấp kém “suốt
ngày bận rộn kiếm sống cho bản thân và con cái họ”, và do đó không thể
bám sát con mình trong ngày."94 Các sư huynh cam kết “dạy các em đọc
và viết và đồng thời làm cho các em trở thành những Kitô hữu tốt và
công dân có ích với bậc sống của các em”.95
91 Second Rapport sur les résultats obtenus dans la Maison d’éducation correctionnelle
pour les jeunes détenus du Royaume de Sargaigne présenté à la réunion qui eut lieu
le 26 septembre 1847 pour la distribution des prix par monsieur l’abbé Fissiaux,
(Turin, Imprimerie Royale 1847) 13.
92 xem G. B. Lemoyne, Vita del venerabile servo di Dio Giovanni Bosco, tập 1, (Turin,
Libreria Editrice Internazionale ‘Buona Stampa’ 1914) được in lại từ ấn bản thứ nhất
năm 1911, 239.
93 Bản dịch Méditations hoàn chỉnh đầu tiên của de la Salle do Serafino Barbaglia FSC,
(Rome-Turin, Fratelli dell Scuole Cristiane 1989).
94 Méditations pour le temps de la retraite. A l’usage de toutes Personnes que
s’employent à l’éducation de la Jeunesse, Par Jean-Baptiste de la Salle, a Rouen, Chez
Antoine le Prevost [1730?] 9, 11-12.
95 Méditations sur tous les dimanches et les principales festes de l’année, do Monsieur
Jean-Baptiste de la Salle, a Rouen, Chez Jean-Baptiste Marchal [1730?] 138-139.
143

15.6 Page 146

▲back to top
Linh đạo sư phạm của các sư huynh thường được diễn đạt dưới
những hạn từ mà Don Bosco không ngừng sống: cảnh giác, hướng dẫn,
nhiệt tình hăng hái, xua đuổi điều xấu, kinh tởm sự ô uế, khuyến khích
và thúc giục các em làm tốt bây giờ và mãi mãi: “Xin cho tôi các linh
hồn và mọi sự khác cứ lấy đi”; “đức ái, tình yêu, sự sửa sai, sự dịu dàng,
sự kiên nhẫn, sự thận trọng, sự hợp lý”.96 “Ngoài khả năng giảng dạy,
trước tiên thầy giáo cũng phải và có khả năng “chiếm được cõi lòng của
học sinh”.97
Các quy chiếu ưu tuyển từ góc độ giáo dục, là những quy chiếu tới
Thánh Anselm xứ Aosta và Thánh Phanxicô Salê. Thánh Anselm “đã nỗ
lực hết sức dẫn dắt các tu sĩ của mình hết sức dịu dàng và bác ái đến nỗi
ngài có thể chiếm được cõi lòng họ”.98 Sau đó, việc suy gẫm về vị thánh
bảo trợ hiện đại của sự tử tế và dịu hiền kết thúc bằng việc xét mình như
sau:
Anh em có những cảm nhận bác ái và dịu dàng đối với những thiếu
niên nghèo mà anh em được chờ mong để giáo dục chúng không?
Anh em có tận dụng tình mến mà các em dành cho mình để hướng
các em đến với Chúa không? Nếu anh em có sự cứng rắn của một
người cha với các em để kéo các em trở lại và giúp các em khỏi bất
trật tự, thì anh em cũng phải có sự hiền dịu của một người mẹ để tập
hợp các em lại với nhau và làm cho chúng mọi điều tốt vốn lệ thuộc
vào anh em.99
Cũng thế, rất có thể là Don Bosco được đọc cuốn sách nhỏ của hai
sư huynh De La Salle theo niên biểu và địa lý gần gũi hơn với ngài: sư
huynh Agathon (1731-1798), Bề trên Tổng Quyền của Hội dòng cho đến
96 J.-B. de la Salle, Méditations sur tous les dimanches, 184-188; Méditations pour le
temps de la retraite, 32, 444-45, 54-56, 58-63.
97 J.-B. de la Salle, Conduite des écoles chrétiennes, (Avignon, Chastanier 1720), 185-
186.
98 J.-B. de la Salle, Méditations sur tous les dimanches, Sur saint Anselme, điểm thứ 3,
45.
99 J.-B. de la Salle, Méditations sur tous les dimanches, về đời sống của thánh Phanxicô
Salê, điểm thứ 3, 19.
144

15.7 Page 147

▲back to top
cuối thế kỷ 18 và là tác giả của bản tóm tắt về Les douze vertus d’un bon
Maître (Melun, 1785/87); và sư huynh Théoger làm việc tại Turin.
Don Bosco có lẽ đã dễ dàng đọc tập sách của sư huynh Agathon
được Marietti thành Turin biên soạn bằng tiếng Ý năm 1835. Mười hai
đức tính của giáo viên tốt như được trình bày bởi sư huynh De la Salle,
Người sáng lập các sư huynh của các trường Kitô giáo và được cha
Agathone, Bề trên Tổng Quyền của Tu hội, giải thích.
Về sự nghiêm túc, cuốn sách đó mở ra với hạn từ này, thì điều nó
nói về thầy giáo là đây:
Thầy giáo mang vẻ tử tế, ít nói và giọng điệu vừa phải; không dùng
từ ngữ thô lỗ; không chua cay hay ngạo mạn; ông không lỗ mãng;
không cục cằn với bất cứ ai. Vì được thuyết phục và tin rằng sự
nghiêm túc, nết na và chừng mực không thể loại trừ sự tốt lành hay
tình mến dịu dàng, ông cố gắng hết sức bằng tất cả những phẩm chất
nhân ái của mình để được học sinh mến thương… Chẳng những không
cố làm cho người khác chỉ sợ chính mình, ông có bổn phận chính là
phải được học sinh tín nhiệm... Ngoài ra, ông muốn được các em quý
mến và tôn trọng”.100
Những lời minh định về sự khiêm nhường nhất quán với những gì
đã nói ở trên. “Khiêm nhường thì không tham vọng”, “khiêm nhường
không ghen tuông”, “khiêm nhường cho phép thầy giáo tốt lành cư xử
với người ngang hàng và cấp dưới với sự quý trọng, thân ái, bằng hữu và
sự hiền dịu xứng với họ”. “Sự khiêm nhường của một thầy giáo tốt lành
thì quảng đại. Nó làm cho đáng yêu, sốt sắng, lịch sự và dễ tiếp cận”. “Vì
vậy, thầy giáo không bao giờ có thái độ kiêu ngạo, xa cách hay hằn học
với học sinh của mình”.101 Thầy giáo được ban cho một số cảnh báo quan
trọng liên quan đến sự kiềm chế chính mình, (sự dè dặt, sự tự chủ), bao
lâu liên quan đến hành xử với học sinh trẻ. “Ông cực kỳ cẩn thận tránh
tình bạn, sự thân tình nguy hiểm với chúng. Sự tự kiềm chế cấm xoa mặt
và vuốt ve chúng, cười với các em và để các em ôm. Thầy giáo phải
100 Fr. Agatone, Le dodici virtù, 5-6.
101 Ibid., 14-17.
145

15.8 Page 148

▲back to top
thường nhớ rằng giữa các em có thể có một số em đầy ác ý đến mức
chúng có thể giải thích cách hiểm độc một số lời nói và hành động mà
chỉ có một trái tim hiểm độc và hư hoại mới tìm thấy như có dáng vẻ xấu
xa, mặc dù trên thực tế chúng không phải như vậy”.102
Hiền lành là một chủ đề tiêu biểu, cụ thể là, chủ đề sự dịu dàng,103
ngay cả Thánh Phanxicô Salê được trích dẫn chính xác. Hiền lành là một
nhân đức khởi hứng và sinh ra “sự tốt lành, sự nhạy cảm, sự dịu dàng”.
Sư huynh Agathon viết:
Tình yêu chiếm được qua tình yêu, đó là một nguyên tắc tổng quát.
Do đó, trước hết và trên hết, thầy giáo phải có cảm nhận của một người
cha đối với các em và luôn nghĩ mình là người thay thế những người
đã giao chúng cho mình; cụ thể là, thầy giáo phải có lòng tốt và sự dịu
dàng chân thành dành cho các em như chính những người cha của các
em. Những phẩm chất này giờ đây sẽ được khỏi hứng bởi sự dịu dàng
của thầy giáo và rồi đến lượt mình, sự dịu dàng sẽ mang lại cho các
em tình mến, sự nhạy cảm và lòng dịu hiền, là chính thái độ cộng tác
và thuyết phục. Sự dịu dàng loại bỏ bất cứ thứ gì có vẻ thô kệch và
khó chịu từ quyền lực và làm dịu đi mọi khó khăn”.104
Vấn đề làm thế nào để dung hòa quyền lực tự do được giải quyết
trên thực tế bằng cách nại đến sự dịu dàng:
Quyền bính này không phụ thuộc vào tuổi tác, chiều cao, vóc dáng,
giọng nói, các mối đe dọa, mà phụ thuộc vào cá tính vốn tỏ lộ và đề
cao một tinh thần ổn định luôn vững chắc, ôn hòa và được lý trí hướng
dẫn. Một tinh thần không hành động theo ý thích hay sự bốc đồng.
Cùng một kết quả có thể đạt được bằng cách pha trộn sự dịu dàng với
sự kiên quyết và tình yêu với sự sợ hãi. Tình yêu phải chiếm được cõi
lòng của trẻ mà không khiến chúng nhu nhược, và sự kính sợ phải
kiểm soát các em mà không khiến chúng khiếp hãi”.105
102 Ibid., 35.
103 Chương dài nhất trong tác phẩm ngắn này được dành cho nó.
104 Cha Agatone, Le dodici virtù, 38-39.
105 Ibid., 38.
146

15.9 Page 149

▲back to top
Vào giữa thế kỷ 19, sư huynh Théoger đã viết một tác phẩm ngắn
trong đó thầy thêm vào mười hai nhân đức. Thầy thêm vào sự kiên định,
kiên quyết, và gương sáng.106 Những lời khuyên thường được đưa ra và
tất cả đều tập trung vào đức ái: tình yêu, sự dịu dàng, lòng nhân từ, tình
hiền phụ, ngoài ra sự phòng ngừa và cảnh giác vốn đòi hỏi trật tự, kỷ luật
và sự cứng rắn. “Sự cứng rắn tự thân không là gì khác ngoài sức mạnh
và sự kiên định được dùng để chống lại những gì là xấu xa, lường trước
và đàn áp những bất trật tự. Thầy giáo không thể hoạt động mà không có
nó. Và lý do cho điều này là trẻ em tự nhiên hướng chiều tới sự xấu. Tiêm
nhiễm vào chúng một sự kính sợ quả là hoàn toàn thích hợp. Điều đó có
thể kiểm soát chúng mà không làm chúng khó chịu. “Tuy nhiên, thầy
giáo phải quan tâm đến việc hiểu sai về sự cứng rắn”.
Sự cứng rắn không phải là sự cứng ngắc hay thô bạo hay
ngoan cố, song là một sức mạnh tinh thần của lý trí để xin trẻ em đều
đặn bước đi trên đường tốt lành”. “Vì mục tiêu chính của nó là hướng
học sinh tránh xa những gì xấu xa vì sợ hãi, nên sự cứng rắn không
thể thực sự hữu ích nếu nó không được sự dịu dàng đi kèm; riêng nó
mà thôi không thể thành công khi xin học sinh muốn những gì tốt, vì
tình yêu”.107
Sự dịu dàng là vỏ bọc của đức ái, sự tốt lành. Nhưng nó không
được là điểm kết thúc: việc thầy giáo yêu mến học sinh và yêu mến chúng
vì những lý do siêu nhiên là cực kỳ giá trị; cách thầy giáo hành động, nói
năng, cảnh giác, tóm lại, tất cả hành động của thầy giáo, được tình yêu
đó khởi hứng quả là giá trị; bằng không, thầy giáo sẽ không thể thu hút
tình mến của học sinh và làm cho quyền bính của ông ổn định; theo
chúng, không có nó, thầy giáo không thể là một nhà giáo dục thành công
được”.108
106 xem Virtù e doveri di un buon maestro. Tác phẩm ngắn được Tu huynh Vittorio
Théoger của Trường Kitô giáo là chủ bút xuất bản, (Turin, G.B. Paravia và l’Unione
Tipografica-editrice, 1836), 64 trang.
107 Ibid., 42-43; for love of the teacher of love of good?
108 Ibid., 46-47.
147

15.10 Page 150

▲back to top
“Chính lòng đạo đức và đặc biệt là việc sử dụng các bí tích,
phải được sự dịu dàng và niềm vui bao bọc. Người ta phải cố gắng
hết sức để đảm bảo trẻ em thấy niềm vui thích trong các việc đạo
đức. Lòng đạo đức mà các sinh viên phải được khởi hứng, không
được khắc khổ, do sợ hãi mê hoặc mà là một lòng đạo đức dịu dàng,
chủ yếu dựa trên tình yêu”.109
Trong một bầu khí đức ái, sự hiện diện cảnh giác cũng được biện
minh. “Việc thầy giáo kiên định chú ý những gì học sinh đang làm... tạo
ra những kết quả rất tốt, không chỉ vì nó đàn áp những lộn xộn có thể
xuất hiện và do đó ngăn ngừa chúng ra tệ hơn, mà còn và nhất là vì nó
chặn trước những lộn xộn đó”.110
Vấn đề hình phạt cũng được giải quyết trong bối cảnh này. “Sự dịu
dàng đòi hỏi thầy giáo phải tuân theo các hướng dẫn sau: 1. Hiếm khi
phạt; 2. Chỉ phạt vì đức ái. 5. Không bao giờ đánh trẻ em, không bao giờ
xô đẩy chúng; không bao giờ ép buộc hoặc đối xử chúng thô lỗ... 15. Bao
có thể, thầy giáo phải làm cho mình nên dễ đến gần và thể hiện sự hiền
dịu và tình ấm áp... 20. Thầy giáo phải chiếm được cõi lòng của học sinh
với sự chừng mực, vì sự nghiêm khắc làm các em phát cáu và chán
nản”.111
Cuối cùng, người ta nại tới lý trí: “Luôn nói đúng đắn với học
sinh, với sự hợp lý, bất kể các em ở độ tuổi nào và đảm bảo rằng
chúng cũng hành động cùng một cách đó, bất cứ khi nào cơ hội đến
với các em”.112
9. Phong thái phòng ngừa của các anh em Barnabites
Một sự kiện nổi tiếng là các tu sĩ Barnabites, một Hội dòng ra đời
trong tiền bán thế kỷ 16, đã hiến mình chăm sóc các trường Cao đẳng
(trường nội trú) vào đầu thế kỷ 17. Các tu sĩ Barnabites luôn được ca
109 Ibid., 26 và 27.
110 Cha V. Théoger, Virtù e doveri, 50.
111 Ibid., 47 và 49.
112 Ibid., 27; cũng xem 8,10,21,43.
148

16 Pages 151-160

▲back to top

16.1 Page 151

▲back to top
ngợi vì kỷ luật của họ. Đây là lý do tại sao Thánh Phanxicô Salê muốn
họ trở thành giáo viên trong các tổ chức nội trú ở Annecy. Thánh
Phanxicô Salê nghĩ họ là “những người xuất sắc”, “dịu dàng và hạ mình”,
“khiêm nhường và tử tế”; là những người “đạo đức vững chắc, hiền lành
và thân thiện khôn sánh”.113
Khía cạnh ngăn ngừa trong hệ thống giáo dục của họ dường như
đã được trình bày rõ ràng hơn trong thế kỷ 19. “Chúng tôi xin tất cả
những ai tham gia tích cực vào việc giáo dục giới trẻ, vào việc dạy dỗ
giới trẻ, hãy chậm gia phạt, hãy cố gắng bằng mọi phương thế có thể
được do đức ái gợi ý để ngăn chặn sự dữ tấn công hơn là phải sửa chữa
nó”.114 “Sự giám thị trẻ nội trú phải thường xuyên và mẫn cán cũng như
phải tử tế và hiền phụ. Ngăn chặn các lầm lỗi xuất hiện thì tốt hơn là phải
buồn mà phạt các em. Nên hiếm khi dùng đến hình phạt và chỉ như một
phương dược”.115 “Nếu một quy luật không được tuân giữ thì nó đã chết.
Vì lẽ này, các bề trên phải làm hết sức mình để giữ cho quy luật sống và
có thể tạo ra hiệu quả có lợi ở người trẻ. Nếu sự dịu dàng và thuyết phục
đủ tốt để giữ cho quy luật sống, thì đó sẽ là cách đáng ao ước nhất để
tuân theo, bởi vì nó phù hợp với trái tim con người hơn, và tạo ra các
hiệu quả an toàn và lâu dài hơn”.116
Nhưng bản tóm tắt hay nhất lại ở trong một tác phẩm có tên:
Avvertimenti agli educatori ecclesiastici della gioventù (Lời khuyên dành
cho các nhà giáo dục giới trẻ trong giáo hội) được cha Alexander Teppa
(1806-1871) viết. Ngài nguyên là Giám đốc Trường nội trú Hoàng gia
Moncalieri gần Turin (1856-1867) và cuối cùng, Bề trên Tổng Quyền
của Dòng từ năm 1867 cho đến khi qua đời. Don Bosco đã đọc và xin
113 A. M. Erba, Le scuole e la tradizione pedagogica dei barnabiti, trong P. Braido, ed.,
Esperienze di pedagogia cristiana nella storia, tập 1, (Rome, LAS, 1981) 180-181.
Chúng tôi trích dẫn các tài liệu thích hợp với Hội Dòng của bài tiểu luận do A.M.
Erba viết.
114 Saggio di Regolamento per que’ Collegi dei PP. Barnabiti che hanno annesso il
Convitto o il Ginnasio, (Rome, 1850), 4.
115 Programma của trường Đại học Maria Luisa của Công tước (Parma, 1832).
116 Regolamento pei convittori del Real Collegio Carlo Alberto in Moncalieri, (Turin,
Collegio degli Artiginaelli-Tip. E Libr. S. Giuseppe, 1874), 32.
149

16.2 Page 152

▲back to top
các cộng tác viên của ngài đọc nó. Trong đó Don Bosco đã tìm thấy
những ý tưởng mà ngài đã chia sẻ và đem ra thực hành.117 và sau này,
chuyển vào các trang viết trong 'Hệ thống Dự phòng’ của mình. Cha
Teppa viết:
Giáo dục có hai nhiệm vụ chính hoặc vai trò thiết yếu: một là tích cực
và hệ tại ở việc cung cấp cho người trẻ những phương tiện hiệu quả
nhất để họ tự nhiên và tự do phát triển các tài năng; còn cái kia thì tiêu
cực và được mời để giúp đỡ cái thứ nhất. Nó hệ tại ở việc loại bỏ
những trở ngại có thể cản trở hoặc làm hỏng chính sự phát triển đó.
Nói tóm lại, đây là hai nhiệm vụ của giáo dục: thúc đẩy những gì tốt
đẹp, ngăn chặn những gì xấu xa, ủng hộ bản tính trong bất kỳ điểm tốt
nào mà nó sở hữu và sửa chữa bất cứ điều gì có thể xấu. Hai nhiệm
vụ này phải được thực hiện hoặc trực tiếp với việc sử dụng đúng thẩm
quyền hoặc gián tiếp bằng gương sáng”.118
Sự vững chắc của nội dung ngăn ngừa không được bỏ qua. Hẳn
nhiên, “ngăn ngừa” có nghĩa là “che chở khỏi … sửa chữa... tránh xa
khỏi... thắng lại... bảo vệ khỏi những nguy hiểm hiện tại và báo trước cho
các em những nguy hiểm tương lai”. Tuy nhiên, “ngăn ngừa” đồng thời
có nghĩa “cung cấp nền tảng cho … kiện cường giới trẻ bằng những chân
lý đức tin Kitô giáo”. Nó có nghĩa là “hướng dẫn các em trên đường nhân
đức, giúp các em đạt đến phần rỗi đời đời.119 Các mục tiêu nhân bản và
Kitô hữu của cá nhân và xã hội phải được chú trọng, cụ thể là: dần dần
117 Thư từ Roma gửi cho Don Rua, ngày 14 tháng 01 năm 1869, E II 4; xem J. M.
Prellezzo, Valdocco nell’Ottocento tra reale e ideale. Việc sử dụng được bắt đầu lại
tại Valdocco nhiều năm sau đó: “Mỗi người sẽ được phát một cuốn sách nhỏ:
Avvertimenti per gli educatori ecclesiastici, của Alessandro Teppa Barnabita” (Hội
nghị 16°, 7-3-1883, Ibid., 235). “Hãy tìm nguyên do tại sao người trẻ sợ hơn là yêu
chúng ta”. “Có một cuộc thảo luận về điểm quan trọng này suốt hơn hơn hai giờ,
nhưng không tìm ra nguyên nhân thực sự. Sau đó, họ có ý tưởng về tập sách nhỏ nào
đó để làm hướng dẫn; và họ quyết định tặng mọi người ‘avvertimenti” của Alessandro
Teppa Barnabite”. (Hội nghị 18a, ngày 9 tháng Ba năm 1883, ibid., 258).
118 A. M. Teppa, Avvertimenti per gli educatori ecclesiastici della gioventù,
(Rome/Turin, tip. E libr. Poliglotta de Propaganda Fide/tip. E lbr. Pontificia di Pietro
di G. Marietti, 1868), 13.
119 Ibid., 8.
150

16.3 Page 153

▲back to top
đào tạo nên những con người thực sự khôn ngoan, chính trực, đạo đức
và là Kitô hữu tốt và cũng là những công dân tốt”.120
Để đạt được những mục tiêu như vậy, có hai điều thiết yếu: hiểu
biết về những khuynh hướng của từng người và dùng quyền bính thật
đúng.121 Quyền bính vật chất vốn “được thủ đắc bởi ý chí cứng rắn và
thái độ nghiêm khắc, làm chúng ta sợ hãi và tuân phục bằng mọi giá”.
Nhưng loại quyền bính này không đủ, mặc dù có thể hữu ích, “khi người
ta không lắng nghe tiếng nói của lý trí và thậm chí quyền bính thì giữ kỷ
luật giữa các học sinh, đặc biệt khi nhiều thiếu niên tụ tập lại với nhau,
quả là cần thiết. "Quyền bính vật chất có lẽ có sức mạnh bên ngoài nhưng
nó sẽ không bao giờ chinh phục hoặc cai quản được tâm trí của người trẻ
vốn chỉ đầu hàng trước tiếng nói thuyết phục và cho phép chính mình chỉ
được cai quản bởi thẩm quyền luân lý”.
Ngay cả quyền bính thuần pháp lý hoặc pháp luật không đủ để đạt
được các mục tiêu giáo dục. Điều ta cần là thẩm quyền luân lý mà chúng
ta không thể có được trừ phi chúng ta kiếm được nó; “ta không giành
được nó ngoại trừ bằng cách làm cho chúng ta được quý trọng, kính yêu
và mến thương”.122 Nói cách khác, thẩm quyền luân lý dựa trên lý trí và
tình yêu. “Bất cứ ai muốn được giới trẻ quý trọng trước hết phải cho thấy
họ quý trọng chúng. Vì vậy, họ không bao giờ nên khinh bỉ nói với bất
kỳ ai”.123 “Bất cứ ai muốn được học sinh tôn trọng thì phải luôn bình
thản, tự chủ và cho thấy mình được lý trí hướng dẫn khi đối xử với
chúng”.124 “Nhưng nếu bất cứ ai muốn thống trị trái tim của người trẻ,
họ phải hết sức làm cho mình được yêu. Ai được yêu thì cũng sẵn lòng
được lắng nghe và vâng lời. Không có cách nào khác để làm cho mình
được yêu mến hơn là yêu mến. 'Si vis Amari, ama'.125 Vì vậy, bất cứ ai
muốn làm cho mình được học sinh yêu thương phải là người trước tiên
120 Ibid., 7-8.
121 Ibid., 11.
122 Ibid., 14-16.
123 Ibid., 17.
124 Ibid., 18-19.
125 Ibid., 21.
151

16.4 Page 154

▲back to top
yêu thương chúng với một trái tim chân thành và tình mến của một người
cha và người bạn. Hãy để điều này là mối quan tâm chính của họ: quan
tâm đến tất cả những gì các em có thể cần và có lợi cho các em cả về tinh
thần và thể chất. Vì danh dự, họ hãy cố gắng làm hài lòng các em và thỏa
mãn mong muốn ngay chính của chúng càng nhiều càng tốt, họ hãy chia
sẻ những vui thích cũng như những khó chịu của các em.126
Theo Teppa, thi hành quyền bính phải tương xứng với những tính
khí và dự thế khác nhau của người trẻ: “Tiếng nói đơn giản của lý trí
dành cho những người trẻ dễ dạy và phục tùng, quyền bính ra lệnh dành
cho những em cứng đầu và ngoan cố”.127 Nhưng đồng thời, người ta chỉ
ra rằng, không chút phân biệt đối xử mọi người không bao giờ được quên
mất mục tiêu: “yêu mến nhân đức cách chân thành và bền vững, cảm
thức về bổn phận, ước muốn điều thực sự tốt lành; và phương pháp được
sử dụng - lối đường dịu dàng và thuyết phục”. “Chắc chắn đây là lối
đường phù hợp nhất với bản tính con người và do đó là lối đường tạo ra
những kết quả lâu dài hơn, mặc dù đôi khi chúng ít sẵn đấy và khả thị
(hữu hình). Ta hãy luôn coi lối đường này là công cụ chính để giáo
dục”.128
Loại quyền bính này sẽ đề xuất tất cả những cách thức chính yếu
ta cần để can thiệp giáo dục: “khi chúng ta phải ra lệnh, dạy dỗ và khích
lệ;129 khi chúng ta phải cảnh báo, sửa sai và trách mắng;130 khi chúng ta
phải phạt,131 ca ngợi và khen thưởng”.132 “Các mệnh lệnh phải được sử
dụng cách chừng mực và luôn được đưa ra với phẩm giá, nhẹ nhàng,
nghiêm túc và kiên quyết”.133 “Dạy dỗ và khích lệ phải được ưa chuộng,
nhưng không được quá dài cũng như không thích đáng”.134 “Lời dạy và
126 A. M. Teppa, Avvertimenti per gli educatori ecclesiastici della gioventù 22.
127 Ibid., 25-26.
128 Ibid., 27-28.
129 Ibid., ch. 4, 29-33.
130 Ibid., ch. 5, 33-34.
131 Ibid., ch. 6, 41-51.
132 Ibid., ch. 7, 51-54.
133 Ibid., 29-31.
134 Ibid., 31-33.
152

16.5 Page 155

▲back to top
khích lệ sau đó phải được theo dõi với những lời cảnh báo và sửa lỗi dịu
dàng vì người trẻ vốn tự nhiên không ổn định, thiếu suy nghĩ và đãng trí,
vì vậy, bằng những lời ngắn gọn và tử tế, cần phải nhắc nhở các em về
những bổn phận, những quyết tâm, những lời hứa mà các em đã đề ra để
ta không thể thấy chúng phạm lỗi vì sự quên lãng hoặc đãng trí hoặc tính
khí bất định”.135
“Thầy giáo phải thâm tín rằng càng làm điều này, họ sẽ lại càng ít
cần đến hình phạt. Chính vì thế, thầy giáo phải luôn luôn chú ý và cảnh
giác và thấm đầy nhiệt tình và lòng bác ái”.136 “Nếu những lời cảnh báo
đơn giản không đủ, thì thầy giáo phải dùng đến khiển trách; tuy nhiên,
phải cẩn thận để sẵn sàng nói với lòng mến thương và lý luận hiệu quả
đủ tốt để thuyết phục và đánh động tâm trí học sinh”.137 “Nhưng khi
khiển trách hoặc la rầy, thầy giáo phải đảm bảo không xúc phạm hay làm
bất cứ điều gì có thể làm nản lòng người có tội. Trái lại, họ phải cho em
đó biết rằng họ không ngừng yêu mến và quý trọng em như một nhân vị
mặc dù họ sửa lỗi em và họ làm điều này chính vì họ yêu thương và quý
trọng em và thực sự muốn những gì tốt cho em”.138 Lời khiển trách trở
nên quan trọng “khi có thể thấy rõ rằng những cảnh báo và sự sửa lỗi tử
tế xem ra vô dụng”.139 Cuối cùng, một khi đạt được kết quả mong muốn,
như cơ hội đòi hỏi, thì những sửa lỗi nghiêm khắc nên được làm nhẹ đi,
khi thúc giục người trẻ sửa mình”.140
Teppa dành một chương dài hơn cho chủ đề hình phạt,141 nhưng
không phải vì chúng được coi là phần quan trọng nhất của giáo dục. Đúng
hơn ông giữ quan điểm là thường xuyên dùng đến hình phạt là vì nhà
giáo dục bất cẩn hoặc thiếu kinh nghiệm. Ta đưa ra hình phạt “chỉ vì cần
thiết và như một phương dược. Sự cần thiết và hữu ích của hình phạt
135 Ibid., 33.
136 Ibid., 34.
137 Ibid., 35.
138 Ibid., 37.
139 Ibid., 38.
140 Ibid.,40.
141 A. M. Teppa, Avvertimenti per gli educatori ecclesiastici della gioventù, ch. 6, Dei
castighi, 41-51.
153

16.6 Page 156

▲back to top
cũng phải là quy tắc để xác định phẩm chất và số lượng của hình phạt
cũng như cách sử dụng chúng”.142 Đối với cách sử dụng hình phạt, tình
yêu được trình bày như là cách cơ bản phải tuân theo:
Trước hết, loại hình phạt tốt nhất được đưa ra bởi thầy giáo vốn được
học sinh thực sự yêu mến và tôn trọng sẽ tỏ ra họ buồn như thế nào
về lỗi lầm đã phạm, hoặc bằng cách công khai nhưng nghiêm túc khiển
trách các em, hoặc bằng cách tiếp cận lặng lẽ hơn, nghiêm túc và dè
dặt hơn, và không cho các em những dấu tỏ bày sự dịu hiền và thân
thiện mà họ đã thường dành cho các em trong quá khứ. Nhưng thầy
giáo phải đảm bảo rằng sự hạ nhục không có tính chất như thế để làm
nản lòng người đó143… Ta hãy gia phạt với phẩm giá và đồng thời với
lòng mến thương. Bao có thể, kẻ lỗi phạm phải được thuyết phục rằng
hình phạt là chính đáng và cần thiết, và em bị phạt lỗi vì chúng ta yêu
thương em như một nhân vị.144
Ngoài việc sử dụng các hình phạt, tác giả thêm, việc thầy giáo nên
đúng lúc và đúng chỗ khen thưởng học sinh nào hành động theo cách
em phải làm và khuyến khích em bằng phần thưởng” quả là chính đáng
và thích hợp.145
Hai chương cuối đề cập đến nhà giáo dục như một tổng thể. Điều
được nhấn mạnh là gương sáng cá nhân và sự hòa hợp trong cộng đoàn
của những người giáo dục.146 “Họ hãy cảm thương và chịu đựng nhau
với đức ái thánh thiện, và bất cứ khi nào cần, hãy sửa lỗi lẫn nhau”.147
Cuối cùng, đức ái mà Thánh Phaolô viết cho dân thành Cô-rin-tô được
xem và trình bày thành nguyên lý tối cao của bất kỳ hoạt động giáo dục
nào.148
142 Ibid., 43.
143 Ibid., 43-45.
144 Ibid., 49 và 51.
145 Ibid., 51.
146 Ibid., Chương. 8, Del buon esempio e della concordia tra gli educatori, 54-61-7.
147 Ibid., 60.
148 1 Cor. 13:4-7; A. M. Teppa, Avvertimenti, Chương 9, Condizioni della carità che dee
avere un educatore ecclesiastico, 61-69.
154

16.7 Page 157

▲back to top
CHƯƠNG 6
KHOA SƯ PHẠM ĐỘC ĐÁO CỦA DON BOSCO
Với mức nhấn mạnh nào đó nhưng không vô lý, một linh mục từ
giáo phận Fermo đã viết như sau vào năm 1886:
Don Bosco đã hy sinh đời mình để giáo dục và dạy dỗ người trẻ suốt
năm mươi năm. Những kết quả công việc của ngài rất đáng phấn khởi
và phổ biến đến mức Don Bosco đã trở thành nhà giáo dục nổi tiếng
nhất trong thời đại của ngài, cả ở thế giới cũ lẫn mới. Điều đã góp
phần làm cho ngài danh tiếng là Hệ thống Dự phòng.1
Chiều theo lối khoa trương thì chẳng có nghĩa gì; nhưng đối với
nhiều người cùng thời và thậm chí sau này, sự kiện đủ rõ ràng: Don Bosco
tỏ ra là một nhà giáo dục ngoại lệ; ngài trồi hiện lên như là người đại
diện của Hệ thống Dự phòng trong việc giáo dục giới trẻ. Tuy nhiên, điều
này không có nghĩa là bỏ qua những đóng góp tốt đẹp và độc đáo của các
nhà giáo dục trong quá khứ và của những người trong thời đại của ngài.2
1 D. Giordani, La gioventù Don Bosco di Torino, (S. Benigno di Canavese, Tip. E
Libreria Salesiana, 1886), 63. Gần như cùng lúc, cùng tác giả, La carità nell’educare
ed il sistema preventivo del più grande educatore vivente il venerando D. Giovanni
Bosco, với sự bổ sung của Idee di D. Bosco sull’educazione e sull’insegnamento, do
F. Cerutti, (S. Benigno di Canavese, Tip e Libreria Salesiana, 1886).
2 Một sự tập trung ngắn gọn nhưng rất hay vào công trạng của Don Bosco, liên quan
đến Hệ thống Dự phòng được E. Valentini cung cấp, “Don Bosco restauratore del
sistema preventivo”, trong Rivista di Pedagogio e Scienze religiose 7 (1969): 285-
301. Trái lại, sự hồ hởi một chiều của A. Caviglia khá là nhiệt tình. Là một học giả
sắc sảo khác về Don Bosco, ông nói trong một bài diễn thuyết vào tháng Tám năm
1934: “Don Bosco và giáo dục Kitô giáo coi là đồng nhất. Đây là sự vĩ đại về mặt
khái niệm và lịch sử của Don Bosco trong đời sống của Giáo hội: rằng ngài đưa ra
công thức dứt khoát cho sư phạm Kitô giáo, vì đó là phương pháp sư phạm mà Giáo
hội mong muốn ... Tất cả các nhà giáo dục thánh thiện đều bắt đầu từ nguyên lý đức
ái và gần như tất cả việc bác ái đều hướng về người nghèo. Nhưng không nguyên tắc
nào có tiềm năng rộng rãi và chi phối như nguyên tắc của Don Bosco. Những vị thánh
này có thể đã biết cách mang tất cả mọi thứ mà tôn giáo, đức ái và sự khôn ngoan
được dạy cùng nhau thành một hệ thống, nhưng chỉ có một người sáng tạo thực sự
hoặc ‘người thần hoá, diviniser’ của một hệ thống giáo dục Kitô giáo và đó là Don
155

16.8 Page 158

▲back to top
Ngay từ đầu C. Danna có một trực giác nhạy bén về kinh nghiệm
giáo dục độc đáo của Don Bosco. Vào năm 1849, Danna, một giáo sư
văn chương tại Đại học Turin, đã viết hai trang nhiệt huyết về Nguyện
xá, về Trường ngày Chúa nhật của Don Bosco. Hai trang đó nhấn mạnh
bản chất tôn giáo và dân sự cũng như các nét giáo dục toàn diện và vui
tươi của Nguyện xá.
Vào Chúa Nhật và ngày lễ, để giữ các trẻ khỏi nguy hiểm và chỉ lang
thang, Don Bosco tập hợp khoảng bốn hoặc năm trăm thiếu niên trên
8 tuổi trong một khoảng đất rào kín tách biệt; ngài dạy cho chúng
những nguyên tắc luân lý Kitô giáo. Ngài làm điều này bằng cách giải
trí với các em những trò tiêu khiển vui nhộn và lành mạnh sau khi
chúng đã tham dự các việc đạo đức và tôn giáo. Ngài cũng dạy cho
các em lịch sử xã hội và giáo hội, giáo lý và các nguyên tắc số học.
Ngài huấn luyện các em sử dụng hệ thống mét và những em không
biết cách thì được dạy đọc và viết. Tất cả điều này được thực hiện để
cung cấp cho các thiếu niên một nền giáo dục đạo đức và công dân.
Nhưng ngài cũng không quên cung cấp cho họ một nền giáo dục thể
lý: một sân chơi có rào chắn sát cạnh Nguyện xá để cho người trẻ tham
gia môn thể dục dụng cụ, chơi cà kheo, xích đu, chơi ky hoặc ném
vòng. Ngài làm thế để giúp các em phát triển và tăng cường năng lực
thể chất. Ngoài những giải thưởng là ảnh thánh, xổ số và đôi khi là
một bữa ăn sáng nhẹ, mồi nhử dùng để thu hút đám đông trẻ là chính
Don Bosco an bình đến gần các em, luôn để ý tới những tâm hồn trẻ,
sẵn sàng rọi ánh sáng sự thật trên các em và cho các em thấy cách yêu
thương nhau. Khi nghĩ về tác hại tránh được, những tật xấu được chặn
trước, những hạt giống nhân đức được gieo, điều tốt đẹp mang lại lợi
ích, thì công cuộc của Don Bosco có thể gặp phải những trở ngại và
thậm chí chống đối nữa xem ra quả là khó tin. Nhưng điều mà hầu hết
mọi sự ban cho Don Bosco có quyền được mọi công dân biết ơn là
Bosco. (A. Caviglia, La pedagogia di Don Bosco, in Il soppranaturale
nell’educazione, (Rome, An. Tip. Editrice Laziale, 1934), 105 and 108). Cung giọng
đó giải thích phần nào ý định tuyên bố của ông “nói về Don Bosco ... như tôi nhìn và
cảm nhận ngài là, không như một học giả mà là một Kitô hữu và một linh mục và là
một Salêdiêng do chính Don Bosco đào tạo”, 102.
156

16.9 Page 159

▲back to top
Nhà kế bên Nguyện xá mở cửa cho những trẻ em nghèo khổ và cơ cực
nhất. Khi Don Bosco biết hoặc gặp một đứa trẻ nào đó là nạn nhân
của nghèo đói, điều kiện bẩn thỉu, ngài không bao giờ xao nhãng em,
đưa em về nhà mình, phục hồi con người em, yêu cầu em cởi bỏ quần
áo bẩn thỉu và cho em quần áo mới để mặc. Ngài cung cấp thức ăn
cho em cả ngày lẫn đêm cho đến khi ngài tìm được việc làm nào đó
và công việc để em làm, vì vậy em có thể kiếm được một sinh kế đúng
đắn trong tương lai và có thể chăm sóc tốt hơn việc giáo dục tâm trí
và tấm lòng của em.3
Vào ngày giỗ Don Bosco được đầy tháng, trong bài tán dương của
mình, Đức Tổng Giám Mục Turin, Đức Hồng y Cajetan Alimonda, đã
nhắc nhiều đến hệ thống giáo dục của Don Bosco. Ngài nói: “Giáo dục
là lãnh vực đầu tiên ở đó Don Bosco mang Thiên Chúa đến cho thế kỷ
19”; ngài cũng “quan tâm đến tầng lớp lao động” và “lao động”, tinh
thần hiệp hội, văn minh của các dân tộc kém phát triển. “Don Bosco đã
không bỏ qua bất cứ điều gì có thể hữu ích trong các khám phá giáo dục
nhưng đi tới một cái tốt hơn. Ngài không gặp vấn đề gì với phương pháp
này, vì ngài có những giải pháp xuất phát từ các nguyên tắc. Ngài giới
thiệu chiều kích tôn giáo như một người hướng dẫn cho tình mến tự
nhiên, trong khoa học của đức ái. Chính vì thế, Don Bosco mang đến cho
sư phạm một dấu ấn thần linh”.4 Khoa sư phạm của Don Bosco “có tính
chất tôn giáo mãnh liệt và do đó không hề ảm đạm”. “Mọi sự xảy ra trong
một bầu khí tự do và vui vẻ”.5 “Tất cả điều này hội tụ lại cùng với sự can
dự và các sáng kiến thông minh trong một bầu khí bình an, phẩm giá và
tin tưởng”.6
3 Trong Cronichetta trong Journal of the Society for Instruction and Education, Năm
1, tập 1 1849, 459-460. Có những diễn đạt được nhấn mạnh ở đây vốn đưa ra bằng
chứng về các khía cạnh quan trọng của kinh nghiệm giáo dục và sư phạm của Don
Bosco.
4 Giovanni Bosco e il suo secolo. Tâm trí của tháng đó tại Nhà thờ Đức Mẹ Phù hộ các
Kitô hữu ở Turin, ngày 1 tháng Ba năm 1888. Bài giảng của Đức Hồng Y Tổng Giám
Mục Gaetano Alimonda (Turin, Tipografia Salesiana, 1888), 11.
5 Ibid., 13-15.
6 Ibid., 21-24.
157

16.10 Page 160

▲back to top
Phong thái/cung cách tổng quát đặc trưng hóa các công cuộc khác
nhau của ngài là Hệ thống Dự phòng. Đối với Don Bosco, Hệ thống Dự
phòng là quy luật tuyệt đối, được xác định rõ ràng so với phương pháp
cưỡng bức, thường được nối kết chắc chắn với xung đột dân sự. “Theo
Don Bosco khuyên nhủ, sức mạnh tốt nhất và kỳ diệu nhất cần có để
kiểm soát, là sức mạnh luân lý. Don Bosco biết và hiểu rằng trừ phi
chúng ta được học sinh yêu mến thì chúng ta chỉ đang xây nhà trên cát,
đang giáo dục các thân xác chứ không phải các tinh thần”.7
1. Một phác thảo tiểu sử
Cuộc đời của Don Bosco có thể được chia thành ba thời kỳ:
Thời kỳ chuẩn bị (1815-l844); thời kỳ phác họa những nét cơ bản
trong hoạt động giáo dục của ngài (1844-1869); thời kỳ các tổ chức của
ngài được vững chắc cả về tổ chức lẫn lý thuyết (1870-1888).
Ở đây chúng tôi chọn ra những thời khắc quan trọng hơn trong
công việc và hoạt động giáo dục của đời ngài.
1815
(ngày 16 tháng Tám) Don Bosco chào đời tại Becchi thuộc
Castelnuovo.
1817 Cha ngài qua đời.
1824
Một linh mục, cha Giuse Lacqua, dạy cho Gioan Bosco đọc
và viết.
1827 Rước lễ lần đầu, vào khoảng lễ Phục Sinh.
1828
(tháng Hai) Làm tá điền thuê tại trang trại Moglia (cho đến
cuối mùa thu 1829).
1829
Học tiếp tiếng Ý và tiếng Latin với Cha Gioan Calosso (mất
ngày 21 tháng Mười Một năm 1829).
7 Ibid., 39-40.
158

17 Pages 161-170

▲back to top

17.1 Page 161

▲back to top
1830
Gioan Bosco theo học tại Trường Công lập Castelnuovo
(Giáng sinh 1830 - Mùa hè 1831)
1831
Từ tháng Mười Một trở đi, Gioan Bosco học trường công ở
Chieri môn ngữ pháp, nhân văn và hùng biện.
1835
Gioan Bosco vào chủng viện ở Chieri và bắt đầu học triết và
thần học.
1841
ngày 5 tháng Sáu, Lễ Vọng Chúa Ba Ngôi, Don Bosco được
thụ phong linh mục.
1841
(tháng Mười Một) Don Bosco ghi danh vào Convitto
Ecclesiastico (Học viện Giáo sĩ/mục vụ) ở Turin để học thần
học luân lý và giảng thuyết; ngài bắt đầu quy tụ những thiếu
niên và thanh niên và dạy họ giáo lý.
1844
(tháng Mười) Don Bosco được chỉ định làm cha tuyên úy
cho một trong những công cuộc của Bà Bá tước Giulia di
Barolo.
Nguyện xá Lang thang bắt đầu - tại nhà thờ Thánh Phêrô bị
5/1845
xiềng xích đến Dora Mills, đến nhà Moretta, đến cánh đồng
-3/1846
Filipppi.
1846
(12 tháng Tư) Nguyện xá tìm thấy địa điểm cuối cùng cho
mình ở mái nhà Pinardi thuộc vùng ngoại ô Valdocco. Don
Bosco và mẹ ngài đến sống ở đây. Các lớp bình dân học vụ
(buổi tối) bắt đầu trong mùa đông 1846-1847.
1847
Mở nhà trú ngụ đầu tiên; Nguyện xá Thánh Lu-y được mở
tại khu vực Porta Nuova; Hội lành Thánh Lu-y bắt đầu.
1848
(ngày 21 tháng Mười) Bắt đầu xuất bản L'amico della
Gioventu (Người Bạn của Giới Trẻ), một Tờ Báo tôn giáo,
đạo đức và chính trị (sẽ chỉ tồn tại tám tháng và sau đó sáp
nhập vào Istruttore del Popolo (Người chỉ dạy của dân
chúng).
159

17.2 Page 162

▲back to top
1849
1852
1853
1854
1855
1856
1857
1858
Don Bosco đảm nhận điều hành Nguyện xá các Thiên thần
Hộ Thủ từ cha Cocchi, trong khu vực Vanchiglia ở Turin;
hội công nhân hoặc hội tương trợ mà ngài sẽ soạn thảo một
hiến pháp vào năm 1850.
(31 tháng Ba) Đức Tổng Giám Mục Fransoni bị đày đến
Lyons (Pháp). Ngài bổ nhiệm Don Bosco làm giám đốc và
người lãnh đạo tinh thần của Nguyện xá Thánh Phanxicô
Salê ở Turin, với các Nguyện xá Thánh Lu-y và Thiên thần
Hộ Thủ phụ thuộc vào nó.
Don Bosco bắt đầu xuất bản các tập san Công giáo và cũng
mở một xưởng đóng giày khiêm tốn trong Nguyện xá.
Mở xưởng đóng sách. Như một thử nghiệm, những bước
khởi đầu gieo mầm Tu hội Salêdiêng, Don Bosco đề xuất
một hình thức sống liên đới, tông đồ cho hai giáo sĩ (một là
Chân phước Micae Rua và sẽ trở thành người kế vị đầu tiên
của Don Bosco), và hai thanh niên khác, một trong họ trở
thành Đức Hồng Y tương lai Gioan Cagliero. Don Bosco lần
đầu gặp gỡ Bộ trưởng Urban Rattazzi. Đaminh Savio ghi
danh học sinh ở Nguyện xá Valdocco (1842 - 1857).
Lớp trung học thứ ba được đưa vào Nguyện xá (cho đến giờ
các học sinh theo học tại các trường tư nhân).
Xưởng mộc đầu tiên được mở tại Nguyện xá; hai lớp trung
học đầu tiên được đưa vào. Hội Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
khởi sự.
Bắt đầu Hội Thánh Thể; lập Hội Các em Lễ Sinh; tổ chức
hội Thánh Vinh sơn Phaolô dành cho giới trẻ.
Don Bosco hành trình đầu tiên tới Roma để trình cho Đức
Giáo Hoàng Piô IX kế hoạch về Tu hội của ngài để làm việc
cho giới trẻ. Hiến luật Salêdiêng đầu tiên được phác thảo.
160

17.3 Page 163

▲back to top
1859
1860
1861
1862
1863
1864
1865
1868
1869
1870
Hoàn thành Giáo trình trung học (5 cấp); bắt đầu hội Thánh
Giuse; Tu hội Salêdiêng xuất hiện nhưng là một hiệp hội tôn
giáo riêng tư trong thực tế.
Những giáo dân giúp đỡ đầu tiên (Trợ sĩ) được thu nhận vào
Tu hội được thành lập với lời khấn riêng.
(31 tháng Mười Hai) được phép mở xưởng in.
đưa vào xưởng rèn; khấn lần đầu (ngày 14 tháng Năm).
Trường đầu tiên bên ngoài Turin được khánh thành dưới sự
chỉ đạo của cha Micae Rua. Nhân dịp này Don Bosco viết
một lá thư cho cha Rua; sau này nó sẽ trở thành cốt lõi
nguyên thủy của Bản nhắc nhớ thân tín gởi cho các Giám
đốc (trường này sẽ chuyển đến Borgo San Martino năm
1870). Bắt đầu xây dựng Nhà thờ Đức Mẹ Phù hộ các Giáo
hữu ở Turin.
Trường nội trú Lanzo Torinese đi vào hoạt động. Decretum
Laudis cho Tu hội Salêdiêng được ban hành.
Dự án mới của Don Bosco: Bibliotheca degli scittori latini
(Thư viện của các tác giả Kitô giáo). Nó thực sự bắt đầu vào
năm 1866 với tiêu đề: Selecta ex latinis scriptoribus in usum
scholarum (Các tuyển tập từ các tác giả Latin để cho các
trường học sử dụng).
Thánh hiến Thánh đường Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu.
(ngày 19 tháng Hai) Tòa thánh phê chuẩn dứt khoát Tu hội
Salêdiêng; trường học tại Cherasco được mở; tập đầu tiên
của Biblioteca della gioventu italiana (Thư viện dành cho
giới trẻ Ý) được xuất bản (Nó sẽ kết thúc vào năm 1885, ấn
phẩm cuối cùng sẽ là số 204).
Trường Cao đẳng tại Alassio được thành lập.
161

17.4 Page 164

▲back to top
1871
1872
1874
1875-
1887
1876
1877
1880
1881
1883
Mở trường Cao đẳng tại Varazze và trường Kỹ thuật ở
Marassi (Năm sau, trường Kỹ thuật sẽ chuyển đến
Sampierdarena gần Genova).
Tiếp nhận Trường nội trú Valsalice dành cho giới quý tộc trẻ.
Thành lập nhánh cho nữ tu của Tu hội Salêdiêng với danh
hiệu Tu hội Con Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu.
Tòa Thánh phê chuẩn chung cục và dứt khoát Hiến luật
Salêdiêng.
Người Salêdiêng cố gắng trải rộng khắp Châu Âu (Pháp, Tây
Ban Nha, Anh) và Nam Mỹ (Argentina, Braxin, Uruguay,
v.v.) với những công cuộc liên quan đến người di cư, trường
học và các Tổ chức giáo dục và các hoạt động truyền giáo
khác.
Giáo hoàng Piô IX phê chuẩn Hiệp hội Đạo đức Cộng tác
viên Salêdiêng.
Tổ chức Tổng Tu Nghị đầu tiên của Tu hội Salêdiêng của
Thánh Phanxicô Salê. Ba lần khác sẽ nối tiếp khi Don Bosco
sinh tiền: 1880, 1883 và 1886. Vào năm 1877, các trang
được Don Bosco viết về Hệ thống Dự phòng được xuất bản
cũng như Il Regolamento per le case (Quy luật cho các Nhà).
Vào tháng 8, bắt đầu Il bibliofilo cattolico (Người yêu sách
Công giáo... Tập san Salêdiêng).
Don Bosco nhận trách nhiệm xây dựng Vương cung Thánh
đường Thánh Tâm ở Roma. Vương cung Thánh đường này
sẽ được thánh hiến vào ngày 14 tháng Năm năm 1887.
(tháng Hai) mở Trường nội trú Utrera (Tây Ban Nha).
Don Bosco thành công mỹ mãn chuyến đi tới Paris.
162

17.5 Page 165

▲back to top
1884
1886
1887
1888
Gần với chuyến đi cuối cùng đến Roma (ngày 19). Sau cùng,
cái gọi là những Đặc quyền đã được chấp thuận vào tháng
Sáu năm 1884.
8 tháng Tư - 6 tháng Năm: Don Bosco được đón tiếp đặc biệt
ở Tây Ban Nha, Don Bosco lưu lại Sarria và Barcelona.
(tháng Năm) Chuyến đi cuối cùng của Don Bosco tới Roma
nhân dịp thánh hiến Vương cung Thánh đường Thánh Tâm.
(Thứ ba, ngày 31 tháng 01, lúc 4:45 sáng) Don Bosco qua
đời.
2. Kiến tạo lại Hệ thống Dự phòng của Don Bosco: các nguồn liệu
Để xây dựng lại lý thuyết và thực hành (praxis) của Don Bosco về
giáo dục dường như chúng tôi phải sử dụng một số tiêu chuẩn cơ bản thuộc
phương pháp luận vốn lần lượt phải xét đến những điều sau đây:
1. Hoạt động rất phức tạp của Don Bosco và tầm nhìn của ngài về
giới trẻ;
2. Sự tương tác liên tục giữa hành động, những bút tích và kinh
nghiệm đời sống, theo cá nhân lẫn cơ sở;
3. Bối cảnh lịch sử liên tục thay đổi.
Ta phải ghi nhớ tất cả những điều này cũng như thực tại phức tạp
của bối cảnh lịch sử, dao động giữa các khuôn mẫu cứng nhắc và nỗ lực
thích nghi.
163

17.6 Page 166

▲back to top
2.1. Don Bosco, vị Tông đồ Kitô hữu của giới trẻ
Don Bosco không chỉ là một nhà giáo dục theo nghĩa hẹp và chính
thức của từ ngữ này. Hoạt động giáo dục của ngài,8 gọi đúng là thế, thật
thiết thân với toàn bộ các lợi ích rộng hơn liên quan đến giới trẻ và dân
thường ở mọi bình diện.
Nói cách thực tiễn, ta phải nhìn những nét riêng trong hoạt động
giáo dục của Don Bosco trong bối cảnh là mối quan tâm tam diện được
nối kết với nhau nhưng lại khác biệt rõ ràng:
1. Sự hưng thịnh và hoạt động bác ái hướng đến việc cung cấp
các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, quần áo, chỗ ở và việc
làm.
2. Tác vụ mục vụ được thực hiện để cứu rỗi các linh hồn, để sống
và chết trong ơn Chúa, với tất cả các can thiệp loại biệt mà điều
ấy đòi hỏi.
3. Sự sinh động thiêng liêng của các cộng đoàn giáo dục và tu sĩ
do ngài sáng lập, để hỗ trợ các công việc khác nhau vì giới
trẻ.
Hoạt động phức tạp này tìm được diễn đạt thích đáng trong những
lời minh xác bổ sung vốn chứng minh rõ ràng hai chiều kích của chúng:
Hoạt động và sự thánh hiến tu trì.
Suốt hai mươi năm, tôi đã thực thi tác vụ linh mục của mình cho các
nhà tù, bệnh viện, dọc các đường phố và quảng trường thành phố
Turin; tôi cho những trẻ em bị bỏ rơi chỗ ở, hướng dẫn chúng tới luân
thường đạo đức, lao động, theo tài năng và khả năng của chúng mà
không đòi hỏi hoặc thực sự nhận bất kỳ loại thù lao nào cho việc đó.
8 Nói một cách chặt chẽ, “giáo dục” tác động tích cực đến sự phát triển và hình thành
các quan năng của con người, để làm cho mỗi người có khả năng quen quyết định tự
do, cam kết cuộc sống quảng đại cả với tư cách cá nhân và xã hội, về mặt luân lý và
tôn giáo.
164

17.7 Page 167

▲back to top
Tôi thực sự đã dùng tiền riêng của mình để xây một căn nhà và cung
cấp sinh kế cho những trẻ nghèo. Nay tôi vẫn làm như vậy.9
Mục tiêu của Tu hội chúng ta là đây: thánh hóa bản thân mình, và,
qua việc thực thi bác ái, cứu rỗi các linh hồn. Để đạt được điều này,
chúng ta phải cực kỳ cẩn thận, khi chỉ định những người nổi bật về
nhân đức và hiểu biết những gì họ cố gắng dạy cho người khác vào
các vị trí lãnh đạo vì những người khác mà thôi. Thà không có một
giáo viên còn hơn là có một người mà không có khả năng giảng dạy.10
Ít nhất ta có thể rút ra hai nhận xét từ những điều trên để cấu trúc
lại Hệ thống Dự phòng:
Trước hết, bài trình bày về yếu tố sư phạm thích hợp của Hệ thống
Dự phòng không bao trùm toàn bộ phạm vi của nó. Thực thế, nó cũng
bao gồm một chiều kích mục vụ và thiêng liêng rõ ràng liên quan đến cả
các nhà giáo dục và những người được giáo dục.
Thứ hai, để sử dụng thích đáng các bút tích của Don Bosco vốn là
sự diễn đạt và chiều kích của toàn bộ kinh nghiệm sống đó, chúng ta phải
diễn giải nội dung sư phạm rõ ràng của chúng khi cần thiết. Đến lượt
mình, những nội dung này phải được liên kết với các yếu tố thích hợp
khác: thần học, pháp lý, hạnh các thánh, thiêng liêng, tu đức và tổ chức.11
2.2 Vai trò nhập hiệp của đời sống vào bất kỳ sự tái dựng Hệ
thống Dự phòng nào
Số lượng bút tích của Don Bosco thật khổng lồ; chúng mắc nợ sự
hiện hữu của mình nơi mục đích triệt để của ngài là đấu tranh để giới trẻ
và quần chúng tiến bộ. Nếu không được kết nối với nhân cách ngài và
9 Thư gửi bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Carlo Farini, 12 tháng Sáu năm 1860, Em I 407.
10 Đầu tiên của một loạt các ghi chú bên lề bằng tiếng Latinh cho Hiến pháp 1874 được
phê chuẩn mới đây. MB X 994-996.
11 R. Farina cung cấp các tiêu chí hợp lệ để đọc sản phẩm văn học của Don Bosco trong
Leggere Don Bosco oggi. Note e suggestioni metodologiche, in La formazione
permanente interpella gli Istituti religiosi, ed. P. Broccardo, (Leumann-Turin, Elle Di
Ci 1976), 349-404.
165

17.8 Page 168

▲back to top
với sự sống thực của các tổ chức ngài tạo ra và cai quản, ta không thể
lãnh hội hoặc thậm chí hiểu sai lệch chúng, ngay cả trên diện lý thuyết.
Điều này không có nghĩa rằng ta cào bằng Hệ thống Dự phòng với
chính Don Bosco. Chắc chắn nhân cách nổi bật của Don Bosco như một
nhà giáo dục thông minh và thánh thiện mang đến cho Hệ thống đó một
phong thái đặc thù riêng nó, nhưng hệ thống này mặc lấy cơ cấu và giá
trị riêng của nó. Ngay cả nó trở thành một học thuyết để được truyền lại,
và nó đã được tích cực truyền lại trước hết cho đồng nghiệp gần gũi nhất
của riêng ngài và cho các nhóm khác nhau làm việc trong lãnh vực hộ
trực/giúp đỡ giới trẻ. Don Bosco và những môn đệ ngài cuối cùng đã
thiết lập rõ ràng Hệ thống Dự phòng, với cơ cấu và hiệu quả của nó,
chống lại một học thuyết và thực hành giáo dục khác, hệ thống cưỡng
bức.
Nó không loại trừ, nhưng đúng hơn ngụ ý rằng người giải thích tốt
nhất về Don Bosco để lý thuyết hóa và viết về Hệ thống Dự phòng lại là
chính Don Bosco. Chính ngài sáng tạo và nhào nắn kinh nghiệm giáo
dục của mình và làm cho nó thành cụ thể (thịt máu) trong các cơ sở của
mình cùng với tất cả các đồng nghiệp của ngài và những người trẻ vốn
là những người thừa hưởng thứ nhất và tích cực nhất Hệ thống ấy.
Bartolomêô Fascie đã viết: “Ai tiếp cận hệ thống giáo dục của Don Bosco
với ý tưởng đưa nó ra phân tích cẩn thận, mổ xẻ nó, chia nó thành nhiều
phần, thành những khuôn mẫu cứng nhắc, thì đang đi sai hướng. Phương
pháp giáo dục của Don Bosco phải được xem như một hình thức sống
động trong tính toàn vẹn của nó, bằng cách học hỏi các nguyên tắc vốn
tạo ra sự sống, cơ thể, sức sinh động và các chức năng của nó được phát
triển từ những nguyên tắc đó”.12
12 B. Fascie, Del metodo educativo di Don Bosco. Fonti e commenti, (Turin, SEI, 1927),
32. Về mối quan hệ giữa các tác phẩm và kinh nghiệm cá nhân và tổ chức như là một
tiêu chí để hiểu hệ thống giáo dục của Don Bosco, xem P. Braido, Il sistema preventivo
di Don Bosco; và “Los escritos en la experiencia pedagógica de don Bosco” trong:
San Juan Bosco, Obras fundamentales, edición dirigada por Juan Canals Pujol y
Antonio Martínez Azcona, (Madrid: BAC 1978), 14-32.
166

17.9 Page 169

▲back to top
2.3 Mối tương quan giữa sự ổn định và đổi mới trong Hệ thống
Dự phòng
Sự chú ý ta dành cho tính chất lịch sử, bối cảnh và sinh động của
Hệ thống Dự phòng phải giúp loại đi việc có thể tái thiết nó cách quá
cứng nhắc và đồng bộ. Thực thế, kinh nghiệm giáo dục của Don Bosco
và suy tư lý thuyết đi kèm với nó đã xảy ra ở một thời điểm khác biệt
đáng kể và trong một bối cảnh xã hội, môi trường và thể chế khác nhau.
Những năm trước 1848 và sự khai sinh nước Ý thống nhất (1860),
cũng như thời kỳ mở rộng các công cuộc của Don Bosco ở Piedmont
(đến tận năm 1870), không dễ dàng có thể đồng nhất hoặc nơi chính
chúng hoặc trong những năm và những thời kỳ liền ngay sau đó. Bầu khí
tâm lý, những thúc đẩy văn hóa, các điều kiện xã hội cùng những bối
cảnh chính trị và tôn giáo xem ra đã khác biệt triệt để. Ngoài ra, ngay cả
trong những thời kỳ này, không thể có bất kỳ so sánh nào với những kinh
nghiệm mà Don Bosco đã có tại Nguyện xá ngày lễ, nhà lưu trú cho em
tập nghề, cho các chủng sinh, trong các trường nội trú cho học sinh và
thợ thủ công, cho các thiếu niên thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu
(như những người ở Alassio, Turin-Valsalice và Este), trong những Vùng
Bảo trợ (Patronages) của miền Nam nước Pháp và trong các cơ sở tương
tự ở Argentina và Uruguay.
Tìm thấy các yếu tố thiết yếu và những khởi hứng cơ bản ở mọi
nơi nhưng đồng thời cũng có những nhấn mạnh và yếu tố khá khác nhau
quả là hoàn toàn tự nhiên. Cũng thật tự nhiên là những khác biệt tương
tự có thể được chú ý trong các tài liệu bằng văn bản vốn khác biệt, vì
thực tại chúng đề cập đến hoặc vì các tình huống tại thời điểm chúng
được viết hoặc vì thể loại văn chương. Chúng ta đã ám chỉ về giả thuyết
một Hệ thống Dự phòng được thực thi với nhiều phương pháp ngăn ngừa
khác nhau và trước hết sự quy chiếu đến các cơ sở “mở’ khác nhau, một
167

17.10 Page 170

▲back to top
cơ sở “mở” như nguyện xá và các trường phổ thông hỗn hợp như trường
cao đẳng hoặc trường nội trú.13
3. Don Bosco, nhà giáo dục và tác giả về văn chương sư phạm
Mặc dù Don Bosco đã xuất bản nhiều thứ, nhưng ngài không mang
lại một giải thích hệ thống về những ý tưởng của mình về sư phạm trong
những thứ đó hoặc cung cấp những định hướng cơ bản cho thực hành
giáo dục của mình. Tuy nhiên, có rất ít điều ngài viết mà không có sự
liên hệ nào với việc giáo dục người trẻ và quần chúng, cho dù ngài đang
viết lịch sử, hộ giáo, tài liệu giáo khoa, huấn giáo, nội dung tôn giáo,
hạnh thánh, tiểu sử hay bản văn quy phạm.14
Vì lẽ này, để tái tạo trung thành các ý tưởng về giáo dục của Don
Bosco, ta không được bỏ qua bất kỳ bút tích nào của ngài, được xuất bản
hoặc không được xuất bản, dẫu ta nên dành một vị trí ưu tuyển cho các
bút tích sư phạm rõ ràng hơn. Thêm vào đó cũng phải có nhiều sự xác
nhận của đồng nghiệp và người đương thời: sách, sử biên niên, hồi ký,
tiểu sử sơ lược, lịch sử của các cơ sở, biên bản các cuộc họp chung hoặc
riêng hoặc các bài huấn đức, các cuộc họp Tổng Tu Nghị và các buổi họp
của Thượng Bề trên. Các thư được sưu tập đặc biệt quan trọng.15 Chúng
13 xem P. Braido, “L’esperienza pedagogica di Don Bosco nel suo divenire”, trong
Orientamenti Pedagogici 36 (1989): 11-39; L. Pazzaglia, La scelta dei giovani e la
proposta educativa di Don Bosco, trong Don Bosco nella storia, Atti del 1 Congresso
Internazionale di Studi su Don Bosco (UPS – Roma, 16-20 tháng 01 năm 1989), ed.
M. Midali, (Rome, LAS 1990), 259-288; nhất là 273-282.
14 Một bản tóm đầy đủ về sản phẩm văn học rộng lớn của Don Bosco, bao gồm các tác
phẩm thuộc các thể loại khác, (chẳng hạn như tiểu sử các vị thánh, lịch sử, luật pháp,
v.v.) và được P. Stella cung cấp, Gli scritti a stampa di S. Giovanni Bosco, (Rome:
LAS 1977). Chúng tôi tìm thấy một nhóm theo thể loại văn học trong P. Stella, Don
Bosco nella storia della religiosità cattolica, tập1, 230-237.
15 Ấn bản bốn tập do Eugenio Ceria biên soạn, (Turin: SEI 1955-59). Một ấn bản đầy
đủ hơn có tính phê bình đang tiến hành: G. Bosco, Epistolario. Introduzione, testi
critici e note, ed. F. Motto, 2 tập, (Rome: LAS 1991/1996: vol 1 (1835-63); II (1864-
68).
168

18 Pages 171-180

▲back to top

18.1 Page 171

▲back to top
tôi sẽ tự giới hạn lọc ra các bút tích và những lời xác nhận về bản chất
và mục đích sư phạm rõ ràng, cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
“Một cách sống vui tươi và hạnh phúc của một Kitô hữu” là điều
Don Bosco muốn dạy cho người trẻ với cuốn Người Bạn đường của Giới
Trẻ được viết năm 1847.16 Các bài viết đầu tiên về tư duy sư phạm của
Nguyện xá là: Dẫn vào kế hoạch đời sống được quy định; Phác thảo lịch
sử của Nguyện xá Thánh Phanxicô Salê 1852-54 và Các phác thảo lịch
sử của Nguyện xá Thánh Phanxicô Salê năm 1862.17
Được liên kết với cấu trúc của trường nội trú là một số phác thảo
tiểu sử nổi tiếng được xuất bản trong thập niên 1859-1868: Về cuộc đời
Đaminh Savio (1854);18 Một bản phác thảo tiểu sử về thiếu niên Micae
Magone (1861),19 Cuộc đời Phanxicô Besucco từ Argentera, em bé chăn
cừu của dãy Alps (1864).20 Tương tự với những cuốn này là một số câu
chuyện với bối cảnh dạy dỗ và tiểu sử: Sức mạnh của một nền giáo dục
tốt (1855),21 Valentine hoặc câu chuyện về một ơn gọi bị cản trở
(1866);22 Severinus hoặc những cuộc phiêu lưu của một người trẻ đến từ
dãy Alps (1868);23
16 xem P. Stella, Valori spirituali nel “Giovane provveduto” di San Giovanni Bosco,
(Rome, PAS 1960), 131 trang.
17 xem P. Braido, Don Bosco per la gioventù povera e abbandonata in due inediti del
1854 e del 1862, trong P. Braido, ed., Don Bosco nella Chiesa al servizio
dell’umanità, (Rome: LAS, 1987), 13-81.
18 xem La vita di Savio Domenico e “Savio Domenico e don Bosco”. A. Caviglia nghiên
cứu, (Turin, SEI, 1942-43), 43-92. 609 trang.
19 xem A. Caviglia, Il “Magone Michele”. Una classica esperienza educativa, trong Il
primo libro di Don Bosco. Il “Magone Michele”. (Turin, SEI, 1965), 129-202.
20 xem A. Caviglia, La “Vita di Besucco Francesco” scritta da don Bosco e il suo
contenuto spirituale, trong La vita di Besucco Francesco, (Turin: SEI, 1965), 107-
262.
21 xem J. Schepens, “La forza della buona educazione”. Étude d’un écrit de don Bosco,
in L’impegno dell’educare, ed. J. M. Prellezzo, (Rome, LAS, 1991). 417-433.
22 xem G. Bosco, Valentino o la vocazione impedita. Giới thiệu và bản văn phê bình,
ed. M. Pulingathil, (Rome, LAS, 1987) 111 trang.
23 B. Decanq, “Severino”. Studio dell’opuscolo con particolare attenzione al “primo
oratorio”’, RSS 11 (1992): 221-318.
169

18.2 Page 172

▲back to top
Bản nhắc nhớ thân tín dành cho các Giám đốc thì đầy ý nghĩa sư
phạm vững chắc. Như đã đề cập trước đó, những Ghi nhớ này là một bức
thư gửi cho cha Micae Rua, khi được chỉ định làm Giám đốc trường nội
trú tại Mirabello Monferrato (Ý).24
Hồi ký Nguyện xá Thánh Phanxicô Salê là một tài liệu ngoại lệ về
khoa sư phạm được sống liên quan đến những năm 1815-1854 và đặc
biệt là những sáng kiến đầu tiên đối với Nguyện xá ngày Lễ ở Turin và
sự khởi đầu của nhà lưu trú hoặc dãy nhà phụ. Những Hồi ký này do Don
Bosco biên soạn từ năm 1873 đến 1879, được xuất bản lần đầu tiên vào
năm 1846.25 Hệ thống Dự phòng trong việc giáo dục giới trẻ là tác phẩm
nổi tiếng nhất được Don Bosco viết năm 1877.26 Một bản ghi nhớ được
gửi cho Francis Crispi, Bộ trưởng Nội vụ Ý, vào tháng Hai năm 1878,
có cùng tiêu đề nhưng nội dung khác nhau.27
Don Bosco đã biên soạn các quy chế khác nhau cho các cơ sở giáo
dục của mình. Các Quy luật của Nguyện xá Thánh Phanxicô Salê cho
học sinh ban ngày (1877)28 Các Quy chế cho Hiệp hội Thánh
Phanxicô Salê thì quan trọng và rộng khắp. Trong các quy chế sau này,
theo sư phạm mà nói, các khoản giới thiệu là quan trọng nhất.29
Mặc dù bị chuyển tới những bút tích sau này (1881-1882), hai lập
trường của Don Bosco trong hệ thống giáo dục của ngài, trong hai cuộc
đối thoại khác nhau vào năm 1854 và 1864 phải được coi là đáng tin cậy:
24 xem F. Motto, I “Ricordi confidenziali ai direttori”di don Bosco, RSS 3 (1984): 125-
166.
25 Chỉ có hai ấn bản tồn tại trong số này, một ấn bản có cấu trúc hai mặt, các biến thể,
và lịch sử, ấn bản còn lại chỉ có bộ máy lịch sử, ed. A. Ferreira da Silva, (Rome: LAS,
1991). Ấn bản đầu tiên trong số này được sử dụng trong cuốn sách này. Về giá trị sư
phạm cụ thể của Hồi ký Nguyện xá, x. P. Braido, “Memorie” del futuro, RSS 11
(1992): 97-127.
26 xem G. Bosco, Il sistema preventivo nella educazione della gioventù. Introduction
and critical text do P. Braido biên soạn, RSS (1985) 171-321.
27 Ibid., 300-304.
28 xem OE XXIX 31-94 và 97-196.
29 xem P. Braido, Il “sistema preventivo” in un “decalogo” per educatori, RSS 4
(1985): 131-148.
170

18.3 Page 173

▲back to top
lập trường thứ nhất là cuộc đối thoại của Don Bosco với Urban Rattazzi,
một bộ trưởng chính phủ của Vương quốc Sardinia.30 Lập trường khác ở
trong cuộc nói chuyện với Phanxicô Bodrato, một giáo viên tiểu học.31
Chúng tôi cũng có một lá thư ngoại lệ về hình phạt rất gần với cách
suy nghĩ của Don Bosco và với các quy chiếu thú vị về Hệ thống Dự
phòng. Nó liên quan rõ ràng đến kinh nghiệm quan trọng nhất trong các
dự phóng của Don Bosco, cụ thể là Nguyện xá Valdocco ở Turin.32 Cũng
có hai lá thư quan trọng đề ngày 10 tháng Năm năm 1884: đầu tiên, một
lá thư ngắn, được gửi đến cộng đoàn những thiếu niên ở Valdocco; lá thư
thứ hai chứa chất liệu cho những người Salêdiêng làm việc tại Nguyện
xá. Cả hai lá thư được Don Bosco khởi hứng và được cha Gioan Tẩy giả
Lemoyne soạn thảo.33
Được liên kết cách tuyệt vời với Bản nhắc nhớ thân tín dành cho
các Giám đốc là hai lá thư được Don Bosco viết vào tháng Tám năm
1885 cho những người Salêdiêng ở Argentina và Uruguay.34
Những cuốn Lịch sử Giáo hội (1845); Lịch sử Kinh thánh (1847);
Cảnh báo cho người Công giáo: Những sự thật cơ bản của Đạo Công
giáo (1850 và 1853); Một cách thức thực tế để biết lịch sử Kinh Thánh
30 BS 6 (1882) n. 10 và 11, tháng Mười và tháng Mười Một, 171-172 và 179-180, nói
về nó lần đầu tiên, xem Conversazione con Urbano Rattazzi (1854), Antonio Ferreira
da Silva biên soạn, trong P. Braido, (ed)., Don Bosco educatore. Scritti e
testimonianze, (Rome, LAS, 1997), 75-87.
31 Bản dựng lại đầu tiên có thể được tìm thấy trong tiểu sử của Francesco Bodrata
Salêdiêng, ở dạng bản thảo, viết năm 1881: xem Il dialogo tra don Bosco e il maestro
Francesco Bodrato (1864), Antonio Ferreira da Silva được biên soạn trong P. Braido
(ed), Don Bosco educatore, 187-198.
32 J. M. Prellezzo, Dei castighi da infliggersi nelle case salesiane. Una Thưa circolare
attribuita a don Bosco, RSS 5 (1986): 263-308.
33 xem Due lettere datate da Roma 10 maggio 1884, do P. Braido, biên soạn trong P.
Braido (ed.), Don Bosco educatore, 344-308.
34 Đối với một số nguyên tắc, x. F. Motto, Tre lettere a salesiani in America, trong P.
Braido, Don Bosco educatore, 439-452; cũng G. Fagnano, 10 tháng Tám năm 1885,
E IV 334-335; G.B. Allavena, 24 tháng Chín năm 1885, E IV, 339-340; L. Lasagna
và Lorenzo Girodano, 30 tháng Chín năm 1885, E IV 340-341. 341-342.
171

18.4 Page 174

▲back to top
(1855) dành mối quan tâm đặc biệt đến đào tạo giáo lý và tôn giáo cho
những người trẻ.
Các bút tích khác có tính chất kinh viện đáng ta chú ý: giải thích
đơn giản về Hệ thống đo lường mét (1849); Giải thích Lịch sử nước Ý
cho giới trẻ (1855). Trong số các tác phẩm có tính chất giải trí, chúng ta
phải bao gồm những tác phẩm sau đây: Một cách trình bày ‘kịch nghệ’
về hệ thống thập phân bằng đối thoại (1849); Một tranh luận giữa một
luật sư và một mục sư Tin Lành (1853); Ngôi nhà may mắn: Kịch (1865);
Câu chuyện thú vị về một người lính già của Napoleon I (1862); Những
câu chuyện thú vị về Piô IX (1871)
172

18.5 Page 175

▲back to top
CHƯƠNG 7
NỀN ĐÀO TẠO SƯ PHẠM CỦA DON BOSCO
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nhiều kinh nghiệm đời sống quan
trọng đã ảnh hưởng vào tổng hợp giáo dục được Don Bosco khai triển.
Theo một mức lớn lao, tổng hợp này được liên kết với cùng một loại đào
luyện tổng quát, cả cá nhân lẫn văn hóa, trong giai đoạn đầu đời của ngài.
Việc cắp sách đến trường do gia đình và Giáo hội cung cấp thì hiển nhiên
trong thời thơ ấu-thiếu niên của ngài. Ngài làm việc trên các cánh đồng
và những năm đầu tiên đến trường suốt thời niên thiếu, điều ấy đã đào
tạo ngài. Trường Latinh tại Chieri, Chủng viện và Convitto Ecclesiastico
là những yếu tố quan trọng trong giai đoạn trai trẻ trưởng thành của ngài,
cho đến khi làm linh mục và sau này.
Nhân cách tương lai của Don Bosco, như một linh mục và người
bạn của giới trẻ, như một mục tử và nhà giáo dục rõ ràng được đâm rễ
trong những nét cốt yếu này. Thực thế, hạt nhân của ơn gọi giáo dục nơi
Don Bosco được sinh ra và phát triển qua việc ngài tăng trưởng và làm
chín muồi việc đào luyện Công giáo và linh mục của mình.1
Não trạng của Don Bosco cũng sẽ được đào luyện nhờ giao tiếp
với một mạng lưới gồm các nhân cách quan trọng trong thế giới Công
giáo của thời đại ngài. Có những vị Thánh nổi tiếng vì các công cuộc bác
ái của họ, các nhà thần học, những người can dự vào công cuộc xã hội,
và tất nhiên những cuốn sách ngài đọc cùng kinh nghiệm sống của ngài.
Tất cả điều này sẽ cải thiện và làm giầu nhân cách của Don Bosco, đã
1 Ở Don Bosco, xét theo trình tự thời gian và tâm lý, có bằng chứng về sự ưu tiên về ơn
gọi linh mục so với ơn gọi của một nhà giáo dục. Các khía cạnh khác nhau của vấn
đề này được J. Klein – E. Valentini cung cấp, “Una rettificazione cronologica delle
‘Memorie di San Giovanni Bosco’”, trong Salesianum 17 (1955): 581-610; F.
Desramaut, Les Memorie I de Giovanni Battitsta Lemoyne, Étude d’un ouvrage
fondamental sur la jeunesse de saint Jean Bosco, (Lyon, 1962), 186; P. Braido, Il
sistema preventivo di San Giovanni Bosco, (Turin: PAS, 1955), 49-59.
173

18.6 Page 176

▲back to top
được ban tặng cách ngoại thường bằng những phẩm chất cảm xúc, trí tuệ
và luân lý hiếm có.
1. Gia đình và Giáo hội
Gia đình là trường học đầu tiên của Don Bosco; mẹ ngài là bà giáo
đầu tiên. Gia đình Don Bosco xuất thân từ một cộng đồng Công giáo nhỏ
ở nông thôn, giàu biểu tượng tôn giáo. Dấu chỉ tôn giáo đầu tiên và cơ
bản là Bí tích Rửa tội, được theo sau đúng lúc bằng các việc thực hành
tôn giáo mà kỷ luật Giáo hội đặt ra và được truyền thống của cả một thế
kỷ chúc lành: cầu nguyện hàng ngày, Thánh lễ Chúa Nhật, các bài giảng,
giáo lý, và một loạt các việc thực hành tôn giáo.2
Những năm đầu trong cuộc sống gia đình của Don Bosco được
đánh dấu bằng người cha bỗng nhiên khuất bóng sớm; ông mất lúc ngài
không đầy hai tuổi; bằng sự hiện diện của người anh cùng cha khác mẹ
hơn ngài bảy tuổi; bằng sự hiện diện của bà nội, và nhất là bằng sự hiện
diện có ảnh hưởng quan trọng của người mẹ; bà được ban cho tính nhân
văn lành mạnh và một linh đạo phong phú. Thực thế, bà là một người mẹ
hiền phụ.3
Margarita Occhiena (1788-1856) là mẹ của Don Bosco. Bà là
người đầu tiên giáo dục Don Bosco: là bà giáo đầu tiên của Don Bosco.
Viết về bà, 60 năm sau khi bà qua đời, Don Bosco nói:
2 Về giáo dục cấp một và dạy giáo lý và, sau này, về giáo lý đánh dấu não trạng của
Don Bosco trong vai trò là một nhà giáo dục, x. MO (1991) 33-34, 42-44 và P. Braido,
L’inedito “Breve catechismo pei fanciulli ad uso della diocesi di Torino” di don
Bosco, (Rome: LAS, 1979), Introduzione, 7-8, 22.
3 Tuy nhiên, không thiếu những người nam ảnh hưởng nhân cách của ngài, làm phong
phú thêm những đặc điểm đã được một người mẹ mạnh mẽ và hướng tới tương lai
trao cho ngài: x. G. Stickler, “Dall perdita del padre a un progetto di paternità. Studio
sulla evoluzione psicologica della personalità di don Bosco”, trong Rivista di Scienze
dell’Educazione 25 (1987):337-375.
174

18.7 Page 177

▲back to top
Bà quan tâm hàng đầu đến việc dạy đạo cho con cái, rèn luyện chúng
vâng lời và làm chúng luôn bận rộn, làm điều phù hợp ở lứa tuổi của
chúng.4
Chính trong gia đình của mình, được mẹ hướng dẫn, Don Bosco
đã thủ đắc được quen cầu nguyện, chu toàn các bổn phận tôn giáo, làm
các hy sinh, luôn đúng giờ và lúc đến tuổi khôn, ngài đã quen năng đi
xưng tội. Ngài cũng được khuyến khích đọc và viết. Don Bosco phải
đợi đến mười một tuổi mới được Rước Lễ lần đầu (Phục sinh năm
1827).5
Nhân cách của Don Bosco chịu ảnh hưởng và được nhào nắn rất
nhiều bởi tôn giáo, bởi lao nhọc trên đồng ruộng của gia đình và xóm
giềng. Trong khi thực hiện công việc này với quyết tâm cao độ và do
vâng lời mẹ, ngài vẫn quyết chí cần mẫn đọc và viết.6
Như được ghi lại trong Hồi ký Nguyện xá Thánh Phanxicô Salê,
Don Bosco gán một tầm quan trọng lớn lao cho việc ngài gặp được cha
Gioan Calosso; ngài là linh mục làm việc chưa đầy hai năm tại làng
Murialdo (1829-1830). Nhiều năm sau, Don Bosco đề cập rất rõ ràng đến
những cảm xúc mà ngài có lúc mười lăm tuổi.7
Tuy nhiên, các hoạt động giải trí của Don Bosco một cách tự nhiên
đóng một phần quan trọng trong việc đào luyện của ngài. Mẹ ngài khuyến
khích ngài tham gia vào các trò chơi và trò đuổi bắt ngoài trời. Ngài thích
chơi đùa, đi tìm tổ chim, ngài nỗ lực để trở thành một tay nhào lộn, tất
4 MO (1991): 33-34.
5 Ibid., 34, 42-44.
6 Ibid., 48-50. Một sự tái cấu trúc cốt yếu khả tín có thể được tìm thấy trong Cuộc đời
được G.B. Lemoyne thâu thập, Scene morali di famiglie esposte nell vita di
Margherita Bosco. Racconto edificante ed ameno, (Turin: tip. E libreria Salesiana,
1886), 7-188 trang, và trong bài tiểu luận của E. Valentini, Il sistema preventivo nella
vita di Mamma Margherita, (Turin, LDC, 1957), 146.
7 MO (1991), 45-51. “Tôi đặt mình vào tay của Don Calosso… Mọi lời nói, suy nghĩ,
hành động tôi cho ngài thấy ngay… khi ấy tôi hiểu ý nghĩa của việc có một người
hướng dẫn ổn định, một người bạn tâm hồn trung thành, là thứ mà cho đến lúc đó tôi
đã thiếu”. (47)
175

18.8 Page 178

▲back to top
cả điều ấy chuẩn bị ngài can dự vào Hội vui (La società dell’allegria)
trong những năm sau này khi theo học tại Chieri. Là một người trẻ, ngài
quan tâm rất nhiều đến các hoạt động giải trí, điều ấy cũng giải thích cho
đủ loại hoạt động mà ngài ấn định cho lúc rảnh rỗi trong Hệ thống Giáo
dục Dự phòng của mình.8
2. Những năm học đầu đời
Nền giáo dục tiểu học thông thường đầu tiên của Don Bosco diễn
ra tại Castelnuovo: từ Giáng sinh năm 1830 đến mùa hè năm 1831, và tại
Chieri, nơi ngài theo học các lớp ngữ pháp, nhân văn và hùng biện, từ
năm 1831 đến năm 1835.
Như một chuẩn bị cho tương lai của mình, giai đoạn này thật quan
trọng. Cậu nông dân trẻ đã gặp thế giới văn hóa La-tinh mới mẻ và hồ
hởi trong bối cảnh của một nền giáo dục cổ điển. Việc này có tác dụng
mở rộng tâm trí Don Bosco trân trọng văn hóa, điều này sẽ chứng tỏ là
vô giá trong công cuộc tương lai của ngài như một nhà giáo dục và cổ
xúy các ơn gọi.
Nhưng khi ngài lớn lên, nét ảnh hưởng nhất trong cuộc đời của
Don Bosco là ngài thấy mình chìm sâu trong một cơ cấu đào luyện toàn
diện, vốn mang tính văn hóa, luân lý và tôn giáo cùng một lúc. Trước kia
chúng ta đã nhắc đến Don Bosco là loại nhân cách cưỡng bức ngăn ngừa:
nó để lại dấu sâu sắc trên não trạng của Don Bosco. Hiển nhiên, não trạng
này đã được những kinh nghiệm về sau bù đắp; đến lượt mình, điều đó
để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trong việc tổ chức những dự
phóng giáo dục tương lai của ngài cho học sinh và đặc biệt là trong các
trường học và các cơ sở nội trú.9 Điều này trở nên rõ ràng không chỉ do
8 Ibid., 38-42, 76-82.
9 Đây là một yếu tố đáng chú ý, mặc dù không phải là yếu tố duy nhất, về ảnh hưởng
biệt loại của Dòng Tên, vì các thành viên và khoa sư phạm của nó quay trở lại Quy
định của Charles Felix ngày 23 tháng Bẩy năm 1822, như đã nói, vốn hình thành nên
trường học của Vương quốc Sardinia, bao gồm cả các cuộc tụ họp của các học sinh
176

18.9 Page 179

▲back to top
phân tích bản văn, mà còn từ những hồi ức rõ ràng về những trải nghiệm
tôn giáo của ngài như được ghi lại trong Hồi ký Nguyện xá.10
Don Bosco phản ánh cùng những nền tảng tôn giáo và luân lý này
trong Hệ thống Dự phòng của ngài. Ta có thể nhận diện chúng trong giá
trị ngài đặt vào việc dạy và thực hành tôn giáo: ngài tỏ ra quan tâm đến
trật tự, kỷ luật và luân lý, một trách nhiệm mà ngài gởi gắm vào vai trò
của vị Giám học và được khái niệm hộ trực hỗ trợ cũng như liên tục quy
chiếu tới đào luyện nội tâm được Tu hội nuôi dưỡng qua linh hướng và
thực hành các Bí tích.
Chúng ta cũng phải thêm vào mọi thứ chúng ta vừa đề cập ở trên
rằng Don Bosco quan tâm sâu sắc đến văn chương. Như chính ngài nói,
văn chương cho ngài cơn khát khôn thỏa đối với những tác giả cổ điển,
cả La-tinh lẫn Ý. Ngài gần như trở nên mê đắm họ.11
Vài năm sau, Don Bosco nhắc đến thời kỳ này bằng cách đề cập đến
hai thầy giáo của mình, hai linh mục, như những khuôn mẫu để bắt chước.
Người đầu tiên ngài chọn ra với chút nhấn mạnh nào đó là cha Phêrô
Banaudi; ngài mô tả người là một thầy giáo mẫu mực, đã thành công làm
cho tất cả các học sinh kính sợ và yêu thương mình mà không bao giờ sử
dụng hình phạt. Cha yêu các học trò của mình như thể chúng là con ruột
và rồi các em cũng yêu cha như người cha ruột dịu dàng.12 Don Bosco
cũng tự coi mình là người có phúc vì đã chọn cha Maloria, một nhà thần
học, làm cha giải tội thường xuyên của mình. Vị linh mục ba mươi tuổi
này đã rất hiền dịu tiếp đón ngài. Ngài vẫn là cha giải tội của Don Bosco
suốt thời kỳ ngài học thần học.13
vào ngày Chúa nhật, mà Nguyện xá ngày Lễ Don Bosco phần nào được kết nối với
nó.
10 MO (1991), 56-58, 63-64.
11 Ibid., 82-84.
12 Ibid., 71-72.
13 Ibid., 64-65, 84.
177

18.10 Page 180

▲back to top
3. Đời sống chủng viện ở Chieri
Việc học triết và thần tại chủng viện ở Chieri (1835-1841) dường
như không tác động nhiều đến văn hóa và não trạng của Don Bosco, vì
theo tính khí ngài không hướng chiều miệt mài vào những suy lý lý
thuyết. Dù sao đi nữa, những môn học này đã giữ chặt ngài vào nền thần
học tín lý và luân lý cơ bản thời đó. Chúng không quan trọng như thuyết
tân Toma theo sau.
Sau khi tích cực nói về việc khám phá ra cuốn Gương Chúa Kitô,
Don Bosco viết những điều sau đây, không hăng hái lắm, về việc học
thần học tại Chieri:
Chúng tôi chỉ học thần học tín lý suy lý trong Chủng viện của mình.
Đối với thần học luân lý, chúng tôi chỉ xem xét các vấn đề tranh cãi.14
Dường như một cách thường hằng Don Bosco không bị ảnh hưởng
bởi những lời dạy của những người theo thuyết cái nhiên (probabiliorist),
từ những luận đề chống lại tính bất khả ngộ, cách tiếp cận mục vụ phổ
biến của người theo chủ nghĩa nghiêm khắc, những ý tưởng thiện cảm
với chủ thuyết Pháp quốc vốn đặc trưng hóa nền thần học được giảng
dạy trong các chủng viện ở Giáo phận Turin suốt thập niên đầu tiên của
thế kỷ 19. Tuy nhiên, với đôi chút dè dặt, chính hệ thống kỷ luật và thiêng
liêng của chủng viện dường như có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến Don
Bosco.15
Hệ thống chủng viện này đã cung cấp một cơ sở vững chắc cho các
nguyên lý nền tảng của ngài về thiêng liêng và luân lý cũng như một
14 MO (1991), 116.
15 Đối với việc giảng dạy trong phân khoa thần học và trong các chủng viện tại Turin
trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 19, người ta viết rằng: “xét đến thần học luân
lý, người ta dạy quan điểm cái nhiên (probabiliorism); đối với giáo hội học (vì ác ý
đối với sự trung lập chính thức) đã có những bản văn chống tính bất khả ngộ và phê
bình về tính tối thượng. Trong thực hành mục vụ có chủ nghĩa khắt khe; giữa các giáo
sĩ, đặc biệt những người thông thái mà từ đó hầu hết các Giám mục được chọn,
Francophile thinking is common, that is, jurisdictional material. G. Tuninetti, L.
Gastaldi 1815-1883, tập 1 Teologo, pubblicista, rosminiano, vescovo di Saluzzo:
1815-1871, (Turin, Edizioni Piemme 1983), 33.
178

19 Pages 181-190

▲back to top

19.1 Page 181

▲back to top
khuôn khổ rõ ràng để hỗ trợ chính cấu trúc ngài dạy về bổn phận, tình
yêu và niềm vui. Sau này ngài nhấn mạnh phải xác đáng chu toàn bổn
phận như sau: kinh sáng, với Thánh Lễ và nguyện ngắm, lần chuỗi mân
côi, đọc sách trong các bữa ăn (Don Bosco trích dẫn cụ thể cuốn Lịch sử
Giáo hội của Bercastel), và Xưng tội hai tuần một lần, Hiệp lễ vào những
ngày lễ, học hỏi các các khảo luận triết học và thần học; trong khi đưa ra
các lựa chọn trong các môn học khác nhưng rõ ràng ngài ưa chuộng môn
lịch sử và hộ giáo. Chính những môn học vừa nói sẽ thúc đẩy Don Bosco
phổ biến bất kỳ điều gì liên quan đến lịch sử và huấn giáo.16
Tại Chieri, Don Bosco nhận được một loại đào luyện có tính khoa
học và đại học. Nền văn hóa ngài mến mộ thì không quá khoe khoang;
nó không suy lý và những tranh luận thần học tín lý. Cùng với sự nhấn
mạnh dành cho thần học luân lý và ứng dụng, đặc biệt tại Convitto
Ecclesiastico ở Turin, loại văn hóa này sẽ cho Don Bosco cái định hướng
cơ bản để sáng tạo một phương pháp sư phạm có tính tôn giáo và luân
lý, cốt yếu và thực tiễn. Mặt khác, linh đạo tôn giáo và mục vụ của hai
vị Thánh Philip Nêri và Phanxicô Salê, phải ảnh hưởng sâu sắc đến
phong thái giáo dục dự phòng của ngài. Bằng cách này, thầy Gioan Bosco
có lẽ đã tập trung việc đào luyện thần học của chính mình tại chủng viện.
Sau này chúng tôi sẽ bàn đến hai vị Thánh này khi viết về những
năm theo sau ba năm Don Bosco sống tại Convitto Ecclesiastico ở Turin;
chúng tôi cũng sẽ thêm rằng Don Bosco gặp một vị Thánh khác, Thánh
Vinh Sơn Phaolô. Cuộc đời ngài, Don Bosco có lẽ đã thoáng thấy trong
những ngày ngài sống trong chủng viện.
Văn hóa của Don Bosco không chỉ được nuôi dưỡng bởi những gì
sẵn đó trong hệ thống chủng viện. Ngài mắc nợ nhiều với việc ngài ham
thích đọc sách: các sách về lịch sử thánh và Giáo hội, về khoa hộ giáo và
một vài tác giả có tính đào tạo.17 Có lẽ đúng khi nói rằng Don Bosco
không phân biệt các tác giả và các sách ngài đọc trong những năm sau
này và những sách ngài đọc trong thời kỳ ở Convitto Ecclesiastico, và
16 MO (1991), 91-93, 106-108.
17 MO (1991), 107.
179

19.2 Page 182

▲back to top
trong thời kỳ ngài viết về lịch sử tôn giáo, về hộ giáo và loại đạo đức phù
hợp cho người trẻ.
Dẫu vậy, hiển nhiên như Bossuet, Don Bosco ưa chuộng các tác
giả vốn giải thích lịch sử theo cách thần học, quan phòng, hạnh sử và
luân lý và trung thành với Giáo hội. Don Bosco sẽ không bao giờ rời bỏ
con đường Berault-Bercastel theo đuổi:
Ý hướng của tôi là đây: làm cho dân chúng nhận biết Thiên Chúa
không ngừng bảo vệ dân Ngài, Giáo hội thánh thiện và bất khả ngộ,
Giáo hội thật đẹp và rạng ngời ngay cả trong thời kỳ tăm tối nhất.18
Ý hướng này vang vọng khắp hệ thống giáo dục của Don Bosco.
Chính ngài nhấn mạnh điểm này trong cuốn Hồi ký Nguyện xá khi những
nét của Hệ thống Dự phòng mà ngài đem ra thực hành suốt ba mươi năm,
đã được xác định. Hệ thống giáo dục chủng viện rõ ràng đã được mô phỏng
theo cuốn Hệ thống giáo dục được các chủng viện sử dụng (institutiones ad
universum seminarii regimen pertinentes) do Charles Borromeo ban hành,
và với các mục tiêu và phương pháp chắc chắn nghiêng về sự khắc khổ.19
Xét chung, nó là một hệ thống cưỡng bức.
Giám đốc và các bề trên khác đã đến gặp chúng tôi khi chúng tôi nghỉ
hè về cũng như khi chúng tôi sắp đi nghỉ hè. Không ai từng nói
chuyện với các ngài, trừ trường hợp ai đó phải bị khiển trách. Mỗi
tuần các bề trên thay phiên nhau giám sát chúng tôi trong phòng ăn
và khi đi dạo. Tất cả chỉ có thế.
Tôi thường muốn nói chuyện với các ngài biết bao, để xin họ lời
khuyên hoặc lời giải đáp cho vấn đề nào đó, nhưng tôi không thể.
Ngoài ra, ở chủng viện đó bất cứ khi nào một bề trên tình cờ đi qua
18 A. H. Bérault-Bercastel, Storia del cristianesimo dell’anate Bérault.Bercastel được
Viện phụ Giambattisa Zugno dịch sang tiếng Ý với những ghi chú và tiểu luận, tập 1,
(Turin, tip. Cassone, Marzorati and Vercellone, 1831), 30.
19 xem institutiones ad universum seminarii regimen pertinentes, trong Acta Ecclesiae
Mediolensis, ed. A. Ratti, (Milan: 1982), tập 3, col. 93-146.
180

19.3 Page 183

▲back to top
không biết tại sao mọi người đều vội lánh xa như thể họ đang tránh
điềm gở.20
4. Tại Convitto Ecclesiastico
Vài lần khi nhắc đến Học viện nội trú Convitto Ecclesiastico, dành
cho các chủng sinh từ giáo phận Turin, Don Bosco cũng đều nhấn mạnh
nó thật thân thiện, thực tiễn, mục vụ, hòa hợp với sứ mệnh của một linh
mục, được hiểu là nghệ thuật tiếp xúc với các linh hồn, (ars animarum),
một khoa sư phạm linh đạo.21
Trong cuốn Hồi ký Nguyện xá, Don Bosco giới thiệu Convitto như
một tổ chức được thành lập:
Như thế, sau khi hc xong chng vin, các linh mc trcó thhc
được khía cnh thc tế ca tác vthánh thin ca h. Những điều
chúng tôi phi chú ý hết sức là đây: nguyện ngắm, đọc sách, hai
cuộc đi dạo mi ngày, các bài hc vging thuyết, mt loại đời n
dt, dành toàn thi gian hc hỏi và đọc các tác giả hay. Đây là một
thi gian chun btuyt vi, cung cp rt nhiều điều tt cho Giáo
hội; nó đặc bit giúp nhổ đi tận gc mt số khuynh hướng lc giáo
Gian-se-nit vn còn tim tàng trong chúng tôi.22
20 MO (1991), 91. Nhiều ấn tượng lúc ngài ra đi, MO (1991), 110. Trong một cuốn sách
của linh mục F. Falcone, Per la riforma dei seminari in Italia (Rome, F. Pustet, 1906),
Hệ thống Dự phòng của Don Bosco cũng được đề xuất cho “các buổi hội thảo, đặc
biệt cho các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông”, mặc dù chủ yếu được
kết hợp cho các mục đích đặc biệt trong việc đào tạo giáo sĩ, với “bản chất của hệ
thống giáo dục của Thánh Charles Boromeo”. (Ibid., 56-66).
21 xem G. Usseglio, “Il teologo Guala e il Convitto ecclesiastico di Torino”, trong
«Salesianum» 10 (1948): 453-502.
22 MO (1991) 116-117. Những lý tưởng và ấn tượng được Don Bosco nhấn mạnh trong
Ragionamento funebre esposto il giorno XXX agosto nella Chiesa di San Francesco
d’Assisi (1860): “Mục đích của Convitto này là dạy các tân linh mục những vấn đề
thực tế trong tác vụ thánh thiêng của họ, đặc biệt là việc ban phát bí tích Giải tội và
rao giảng Lời Chúa ...” (Biografia del sacerdote Giuseppe Caffasso esposta in due
ragionamenti funebri dal sacerdote Bosco Giovanni, (Turin, Paravia, 1860), 73-74,
OE 12, 423-424).
181

19.4 Page 184

▲back to top
Đây là cách Don Bosco nhớ về một tổ chức mà ngài thường xuyên,
thậm chí với nhiều cảm xúc nữa, gắn bó, cách riêng suốt thời kỳ cha Luy
Guala và cha Giuse Cafasso giảng dạy.
Các Quy luật (Regolamento) được cha Luy Guala sáng lập
Convitto ban hành, có chứa đựng lời khuyên này:
Giờ học hành phải được chia ra để dành một số giờ cho thần học luân
lý thực hành; phần còn lại sẽ được dành cho việc dạy giảng thuyết có
tính thực hành và phụng vụ thánh, theo cách thức được quy định.23
Khi đề cập đến vấn đề chủ đề của bài giảng, sự hướng dẫn có trong
bản chép tay nguyên thuỷ được cha Guala soạn thì chi tiết và chính xác
hơn:
Khởi điểm sẽ là viết các suy niệm cho tĩnh tâm. Ta nên chuộng chủ
đề này hơn bởi vì nó tự nhiên hơn, hữu ích hơn cho người viết. Nó
cũng có thể được dùng để giảng trên toà giảng bất kỳ lúc nào. Ngoài
ra, nó đặc biệt hữu ích trong Tòa giải tội. Sau này, sau khi đã viết các
bài nguyện ngắm, mới đến việc viết các bài giảng về các Tin Mừng
cũng như những bài giảng nhằm giảng dạy.24
Thực sự, chúng ta vẫn có cả một tá các bài như thế được Don Bosco
viết khi ngài đang học tại Convitto. Tất cả đều nhấn mạnh các chủ đề suy
niệm và dạy dỗ, vốn thông thường theo truyền thống dài một thế kỷ, được
giảng cho các tín hữu trong các sứ vụ ở giáo xứ hoặc các kỳ tĩnh tâm.
Ngoài việc là người hướng dẫn trong việc học thần học luân lý, cha
Giuse Cafasso cũng dạy cho Don Bosco về linh đạo và đời sống. Chính
cha Cafasso đã khuyến khích Don Bosco theo đuổi một hoạt động giáo
dục như tác vụ linh mục giữa các tù nhân và các lớp giáo lý Mùa Chay
với mối quan tâm đặc biệt dành cho người trẻ di cư từ vùng nông thôn
23 Regolamento del convitto ecclesiastico được Lu-y Guala biên soạn, trong G.
Colombero, Vita del servo di Dio D. Giuseppe Caffasso, con cenni storici sul Convitto
ecclesiastico di Torino, (Turin: Fratelli Canonica 1895), 361 (Pietà e Studio).
24 xem Regolamento, bản thảo gốc, được A. Giraudo tường thuật, Clero, seminario e
società. Aspetti della Restaurazione religiosa a Torino, (Rome, LAS, 1993), 395.
182

19.5 Page 185

▲back to top
vào Turin.25 Trong những năm sau đó, Don Bosco thường đến với cha
Cafasso, vị ân nhân và cha giải tội của mình, để được tư vấn và giúp đỡ.26
Tại trường của cha Cafasso, Don Bosco củng cố và tinh lọc lối
thiêng của mình: đức cậy Kitô giáo; chuộng việc tin cậy Chúa hơn là sợ
hãi Chúa; cảm thức về bổn phận như một phong thái của đời sống Kitô
hữu nhất quán; tầm quan trọng cơ bản được dành cho việc thực hành các
bí tích, một tác vụ mục vụ hiệu quả; lòng trung thành đối với Giáo hội
và Đức Giáo hoàng; định hướng tông đồ tới giới trẻ bị bỏ rơi; suy niệm
về 'những sự sau cùng' và thực hành dọn mình chết lành.27
Về hướng luân lý vốn sẽ đóng một vai trò lớn lao trong việc thực
hành giáo dục và mục vụ của Don Bosco, Convitto là sự chuẩn bị lý tưởng.
Chính Convitto truyền sang cho Don Bosco những khía cạnh thiết yếu
thuộc tầm nhìn thần học và thiêng liêng của Thánh Alphonsô Liguori mà
cả hai cha Guala và cha Cafasso được xem là những tác giả lý tưởng có
khả năng làm trung gian giữa sự cứng nhắc của lạc giáo Gian-se-nit cực
đoan và phản ứng hời hợt, dễ dãi với nó.28 Sau này Don Bosco sẽ nại đến
Thánh Alphonsô Liguori, khi là Đấng Sáng lập, ngài sẽ phải dần chấp nhận
các nguyên lý cơ bản của đời tu sĩ: ơn gọi, lời khấn, đời sống cộng đoàn,
sự tuân giữ [HL] và lòng trung thành.
25 Các cam kết đã được cung cấp cho tất cả các những linh mục trú ngụ vốn được phép
hoạt động mục vụ cụ thể: giáo lý, rao giảng, ban phát bí tích hòa giải: xem L. Nicolis
di Robilant, Vita del Ven. Giuseppe Caffasso, confondatore del Convitto ecclesiastico
di Torino, (Turin, Scuola Tipografica Salesiana, 1912), 2 tập; đặc biệt tập 2, 1-16 và
208-230.
26 Lemoyne viết Don Bosco thường viếng thăm Convitto, nơi một căn phòng vẫn luôn
sẵn sàng cho ngài để ngài có thể đến chuẩn bị các ấn phẩm của mình: xem MB 2,
257-258; L. Nicolis di Robilant, Vita del Ven. Giuseppe Caffasso, tập 2, 222-223; tác
giả dành toàn bộ chương 7 của tập 2 cho chủ đề về mối quan hệ giữa Don Bosco và
Caffasso (208-230).
27 Để tham khảo chi tiết hơn về các đặc điểm nổi bật về linh đạo của Caffsso, có một
bản tóm tắt hữu ích của F. Accornero, L dottrina spirituale di San Giuseppe Caffasso,
(Turin, LDC, 1958): sự thánh hóa bổn phận (39-61), sự xác tín (107-130) và việc Dọn
mình Chết lành (217-219) thì rất đặc trưng.
28 xem P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità cattolica, tập 1 85-95; E.
Valentini, Don Bosco e S. Alfonso, (Pagani (Salerno): Casa Editrice Sant’Alfonso,
1972), 83. 85 trang.
183

19.6 Page 186

▲back to top
5. Những vị thánh ‘cùng tông cùng giống’
Các linh mục tại Nguyện xá giữ gìn truyền thống thiêng liêng của
Thánh Philip Nêri được sống động, cả ở Turin lẫn Piemont. Ngài được
mọi người biết đến qua một cuốn tiểu sử được viết trong thế kỷ 17 bởi
một trong những hội viên của mình, Pier Giacomo Bacci (1575 khoảng
năm 1856): Cuộc đời Thánh Philip Neri, tông đồ thành Roma và người
sáng lập Hội Nguyện xá29 và bởi một bộ sưu tập Những Suy Tư cho Giới
trẻ.
Trong chủng viện ở Chieri, lễ Thánh Philip Nêri là một trong ba
ngày lễ trọng trong năm: Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội mà Quy Luật coi
là lễ trọng nhất của chủng viện,30 ngày lễ kính Thánh Phanxicô Salê và
Thánh Luy Gonzaga. Nhà nguyện chủng viện được dâng hiến cho Đức
Mẹ Vô Nhiễm; hai nhà nguyện trong nhà thờ công cộng gần đó được
dâng cho Thánh Phanxicô Salê và Thánh Philip Nêri. Ngày 26 tháng
Năm, ngày lễ kính Thánh Philip, được cử hành long trọng bằng một
Thánh lễ, bài giảng và chiều tối có Chầu Thánh Thể.31
Chủng sinh Bosco trở nên quen thuộc với Đấng Sáng lập Nguyện
xá và tác vụ mục vụ đặc biệt của ngài can dự đến lòng đạo đức vui
tươi, sự trong sạch thanh thản và lòng sùng kính Bí tích Thánh Thể,
tất cả được chia sẻ với người trẻ. Don Bosco đã trình bày rất rõ ràng
trong một bài giảng nổi tiếng, tại Alba vào ngày 26 tháng Năm năm
186832 và trong những trang về Hệ thống Dự phòng vào năm 1877.
Trong một cuốn sách nhỏ viết năm 1858, Cuốn sách Hướng dẫn (Vade
Mecum) dành cho các Kitô hữu, Don Bosco lồng vào một loạt lời
29 Rome 1622, với những ấn bản Roma khác từ 1745 và 1837.
30 A. Giraudo, Clero, seminario e società, 264.
31 Ibid., 444-445.
32 Bản chép tay do Don Bosco ký được gìn giữ và Don Berto sao một bản với các chỉnh
sửa của tác giả. Bản văn ấy được sao chép với các biến thể trong MB IX 214-221. Di
Filippo đã soạn thảo một hồ sơ ngắn trong Storia ecclesiastica của năm 1845 và 1848
(315-316, OE I 315-316) (được thêm vào ấn bản thứ ba năm 1870 nhấn mạnh sự trùng
hợp giữa hai hệ thống giáo dục).
184

19.7 Page 187

▲back to top
khuyên ngắn mà Thánh Philip Nêri viết cho giới trẻ.33 Trong cuốn Lịch
sử Giáo hội, Don Bosco đã chỉ ra rõ ràng nhiều điểm tương đồng giữa
phong cách dự phòng của chính ngài và phong cách được một người
Piemont khác sử dụng, một thành viên của Nguyện xá Thánh Philip,
Chân phước Sebastian Valfrè: “diễn tả ngài nhiệt tâm đến mức nào để
cứu các linh hồn quả là khó khăn”.34 Trong cuốn Hướng dẫn thực hành
cho các Kitô hữu, Don Bosco cũng giới thiệu Lời khuyên tổng quát
dành cho người cha trong gia đình của Chân phước Valfrè, và Lời
khuyên của Chân phước Sebastian Valfrè trong hai lá thư gửi hai bà
mẹ.35
Vị thánh khác mà Don Bosco biết đến trong những ngày ở chủng
viện là Thánh Phanxicô Salê từ Savoy (1567-1622). Rồi ngài lại tiếp xúc
với vị Thánh này thông qua ảnh hưởng của bà Bá tước Barolo vào lúc
khởi đầu Nguyện xá. Ở Piedmont cuốn tiểu sử của Đức Giám Mục miền
Savoy được lưu hành rộng rãi. Nó được vị tuyên úy của Tu viện Đức Mẹ
Thăm viếng ở Turin, Piergiacinto Gallizia, viết và nó đã được xuất bản ở
Venice năm 1720 và được tái bản vài lần.
Thánh Phanxicô Salê được biết đến nhiều ở các khu vực thành thị
hơn là ở nông thôn và chủ yếu qua cuốn sách Dẫn vào Đời sống Sùng
mộ Khảo Luận về Tình yêu Thiên Chúa. Lúc nào đó trong đời mình,
Don Bosco có lẽ đã đọc cuốn sách thứ nhất này; nhưng không chắc ngài
đã đọc cuốn sau. Trong thế kỷ 19 tại Piemont, Don Bosco, và trước ngài
Lanteri, bà Bá tước Barolo, cha Giuse Cafasso, biết vị Thánh vùng Savoy
này như một “khuôn mẫu về sự hiền lành và nhiệt tình mục vụ”; đối với
Don Bosco, những người làm việc cho người trẻ và người nghèo còn hơn
33 Porta teco cristiano ovvero Avvisi importanti intorno ai doveri del cristiano
acciocché ciascuno possa conseguire la propria salvezza nello stato in cui si trova,
(Turin, tip. G. B. Paravia, 1858), 34-36, OE XI 34-36.
34 G. Bosco, Storia ecclesiastica, 331, OE I 489; x. 330-352. OE I 488-490.
35 G. Bosco, Porta teco cristiano, 8-22, 48-55, OE XI 8-22, 48-55; xem A. Dordoni, Un
maestro di spirito nel Piemonte tra Sei e Settecento. Il padre Sebastiano Vlafré
dell’Oratorio di Torino, (Milan, Vita e Pensiero, 1952), 210 trang.
185

19.8 Page 188

▲back to top
thế nữa.36 Đây rất có thể là chính ấn tượng mà Thánh Phanxicô Salê đã
tạo ra trên Don Bosco trong khi học ở chủng viện.
Sau đây là lịch trình ngày lễ Thánh Phanxicô Salê:
Ban sáng, lúc thuận tiện, sẽ có một Thánh lễ long trọng; cha Phó Giám
đốc của nhà nguyện sẽ nói một bài tán dương; ngày sống sẽ tiếp tục
như thường lệ, với việc học hành và xem lại bài vở.37
Trong thập niên 1870, khi viết cuốn Hồi ký Nguyện xá, Don Bosco
biện chính cho việc cung hiến nhà nguyện nhỏ đầu tiên, căn nhà Pinardi,
cho Thánh Phanxicô Salê, vì những lý do sau:
1. Bởi vì bà Bá tước Barolo đã có ý định thành lập một Hội gồm
các linh mục với tước hiệu đó, và bởi đó, bà đã đặt làm một
bức ảnh Thánh Phanxicô Salê.
2. Vì tác vụ mục vụ của chúng tôi đòi phải an hoà và hiền lành,
nên chúng tôi phải đặt mình dưới sự che chở của vị Thánh
này, để ngài có thể nhận từ Chúa cho chúng tôi ân sủng là có
thể bắt chước sự hiền lành ngoại thường và nhiệt tâm của
ngài dành cho các linh hồn.
3. Lý do thứ ba là chính chúng tôi đặt mình dưới che chở của vị
Thánh này để từ thiên đàng, ngài có thể giúp chúng tôi bắt
chước ngài khi chống lại những sai lầm chĩa vào đạo giáo
chúng ta, đặc biệt là Tin Lành cố xâm nhập vào các thành thị
chúng ta, cách riêng thành phố Turin này.38
Trong cùng thời kỳ này Don Bosco đã có thể thủ đắc một kiến thức
đặc biệt về Thánh Vinh Sơn Phaolô (1581-1660). Các tu sĩ Vinh Sơn và
Nữ tu Bác ái nổi tiếng ở vùng Piemont. Các tu sĩ Vinh Sơn được biết đến
cách riêng vì những sứ vụ giáo xứ, Parish Missions, mà họ đã giảng, vì
36 xem P. Stella, Don Bosco e San Francesco di Sales: incontro fortuito o identità
spirituale? Trong J. Picca và J. Struś (eds), San Francesco di Sales e I Salesiani di
Don Bosco, (Rome, LAS, 1986), 139-159.
37 Costituzioni pel Seminario Metropolitano di Torino (1819), phần 1, chương 2, khoản
9, được A. Giraudo trích dẫn, Clero, seminario e società, 351.
38 MO (1991), 132-133.
186

19.9 Page 189

▲back to top
các cuộc tĩnh tâm và việc đào tạo giáo sĩ; còn các Nữ tu được biết đến vì
họ chăm sóc người nghèo, kẻ bệnh tật cũng như những người lính nằm
trong nhà thương quân đội.
Ngôi nhà của Chúa Quan Phòng đã được cha Gioan Tẩy giả
Cottolengo thành lập, dưới sự che chở của Thánh Vinh Sơn Phaolô và
được lời của Thánh Phaolô khởi hứng: Tình yêu Thiên Chúa thúc bách
chúng tôi (Caritas Christi urgent nos). Theo một học giả đã nghiên cứu
cuộc đời ngài, sứ điệp cha Cottolengo gởi đi có thể được tóm lại trong
công thức này: Tinh thần và mầu nhiệm đức ái.39 Trước khi thụ phong
linh mục, Don Bosco đã tĩnh tâm tại nhà của các Linh mục Thừa sai ở
Turin, từ ngày 26 tháng Ba đến ngày 4 tháng Bảy năm 1841.40 Đây là
những gì Don Bosco đã viết về Thánh Vinh Sơn Phaolô trong cuốn Lịch
sử Giáo hội của mình:
Được một tinh thần đức ái chân thật sinh động, không có loại tai
ương nào mà ngài không chú tâm. Mọi người đều trải nghiệm những tác
động của đức ái hiền phụ nơi Thánh Vinh Sơn.41
Chứng cớ về sự hòa hợp hoàn hảo giữa Don Bosco và vị Thánh của
tình yêu hữu hiệu và yêu thương được đưa ra trong cuốn sách Người Kitô
hữu được hướng dẫn tới nhân đức và phép lịch sự theo tinh thần của
Thánh Vinh Sơn Phaolô. Chính Don Bosco chuẩn bị cuốn sách này và
được Giuse Ansart, tu sĩ Biển Đức người Pháp biên soạn.42
39 A. Dodin, St. Vincent et la charité, (Paris, Éditions du Seuil, 1960), 72-75, 127-133.
40 Don Bosco ghi lại điều này trong Memorie dal 1841 al 1884-5-6, tường thuật các
quyết tâm muốn thực hiện, trong số đó có “xin lòng bác ái nhân từ của Thánh
Phanxicô Salê hướng dẫn tôi trong mọi sự”. (F. Motto, Memorie dal 1841 al 1884-5-
6 del sac. Gio. Bosco a’ suoi figli salesiani, RSS 4 (1958): 88-89).
41 G. Bosco, Storia ecclesiastica, 328, OE I 486.
42 (Turin: tip. G. B. Paravia 1848), 288 trang OE III 215-502; xem D. Malfait – J.
Schepens, Il Cristiano guidato alla virtù ed alla civiltà secondo lo spirito di San
Vincenzo de’ Paoli, RSS 15 (1996), 317-381; về Thánh Vinh Sơn Phaolô, xem G.
Bosco, Storia ecclesiastica, 328-329, OE I 486-487.
187

19.10 Page 190

▲back to top
6. Kinh nghiệm Nguyện xá
Nền tảng trong toàn bộ việc đào tạo của Don Bosco như một linh
mục là tác vụ và mục đích mục vụ của vị linh mục. Mục đích này phản
ánh tinh thần đã sinh động cuộc cải cách về những môn học trong chủng
viện mà Tổng Giám Mục Colombano Chiaverotti đã thực hiện.
Các môn học trong chủng viện hướng tới đào tạo người linh mục,
là người sẽ được trang bị tốt về thiêng liêng và văn hóa để hành động
như một vị thầy và người hướng dẫn dân chúng, như một vị mục tử, như
một Hiến vật của Đức ái được tận hiến hoàn toàn để làm sáng danh Thiên
Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Ngài phải là một linh mục hoàn toàn tận
hiến để thờ phượng trong phụng vụ, rao giảng, dạy giáo lý, phân phát các
bí tích. Vì vậy Aldo Giraudo viết, vị linh mục này, dường như là khuôn
mẫu linh mục được chấp nhận trong hậu bán thế kỷ 19, trở thành một
linh mục cam kết cho tác vụ mang tính xã hội.43
Tại Convitto Ecclesiastico, những phẩm chất mục vụ của một linh
mục phải được làm giàu bởi các chiều kích bác ái và xã hội khác, nhờ
việc ngài tiếp chạm với những người nghèo khổ sống bên lề xã hội; đó
là một sự nghèo khổ làm cho những người trẻ cách riêng từ nông thôn
cũng như vùng núi đến Turin phải chịu nặng nề. Cách riêng, Thánh Giuse
Cafasso có ý định đào tạo các linh mục mới thụ phong thành những người
tìm cách cứu rỗi những người nghèo như trách nhiệm tối thượng trong
cuộc đời.44 Là mục tử và giáo lý viên, người linh mục được kỳ vọng là
một người muốn làm điều tốt: đây là cách Cafasso đã nhất quán miêu tả
vị linh mục trong các bài suy niệm và chỉ dạy của ngài cho các giáo sĩ.45
43 A. Giraudo, Clero, seminario e società, 288; x. 277-288 (L’ideale sacerdotale del
Chiaverotti).
44 L. Nicolis di Robilant, Vita del Ven Giuseppe Caffasso, tập 2, 1-16, 208-230.
45 xem G. Caffasso, Meditazioni per esercizi spirituali al clero, xuất bản dưới vị chủ
biên Can. Giuseppe Allamano, (Turin: Fratelli Canonica, 1893), 325 pages; Istruzioni
per esercizi spirituali al clero, xuất bản dưới vị chủ biên Can. Giuseppe Allamano,
(Turin, Fratelli Canonica, 1893), 312 trang.
188

20 Pages 191-200

▲back to top

20.1 Page 191

▲back to top
Đối với Don Bosco, việc này đến như bản tính thứ hai. Việc ngài
can dự vào những nhu cầu thiêng liêng và vật chất của những người trẻ,
đặc biệt những em bị tách khỏi gia đình, những người trẻ dường như bị lạc
lối trong một thành phố mà các em không biết,46 rõ ràng là một ưu tiên.
Một cách nào đó, ngài từng có một vị đã mở đường và là huôn mẫu trong
chuyện này: đó là cha Gioan Cochi; ngài là cha phó tại Nhà thờ Đức Mẹ
Mông Triệu. Năm 1840 ngài đã thành lập Nguyện xá các Thiên thần Hộ
thủ ở khu vực ngoại ô nghèo khét tiếng, có tên là Moschino, ở quận
Vanchiglia của Turin.47
Từ nền đào tạo thiêng liêng và văn hóa phức tạp này, cũng như từ
những kinh nghiệm quan trọng mà ngài có với giới trẻ và với các giáo sĩ,
Don Bosco tiến tới hướng sáng tạo của riêng mình: Nguyện xá. Nguyện
xá của Don Bosco có nhiều hình thức khác nhau: Nguyện xá cho người
nội trú và các thiếu niên ban ngày, các cơ sở mở và toàn diện trong các sự
nghiệp truyền giáo đủ loại, trong nước Ý và ở nước ngoài.
Làm như vậy, Don Bosco đang đóng vai trò của người tiếp nối một
cách lý tưởng những sáng kiến được nối kết với cuộc Cải cách Công giáo
của thế kỷ 16 và cách riêng với Charles Borromeo và tình liên đới của
giáo thuyết Kitô hữu. Tuy nhiên, kinh nghiệm hiệu quả của Don Bosco
đi trước bất kỳ loại lệ thuộc văn học rõ ràng nào quả thật hiển nhiên. Các
Quy chế chỉ diễn đạt kinh nghiệm và một não trạng đã được đào tạo. Ta
có thể nói cùng một điều ấy đối với kiến thức về hiến luật và các quy luật
đi trước ngài. Ngoài ra, ngay cả trong những trường hợp mà sự lệ thuộc
thật rõ ràng, thì điều tạo nên khác biệt là sự hiểu biết, ngôn ngữ và phong
cách của Don Bosco.48
46 xem L. Nicolis di Robilant, Vita del Ven. Giuseppe Caffasso, tập. 2, 1-3, 213-215; P.
Stella, Don Bosco nella storia della religiosità cattolica, tập 1, 95-97.
47 Về G. Cocchi, có một tiểu sử hữu ích do E. Refro, Don Cocchi e I suoi artigianelli,
(Turin: tip. S. Giuseppe dei Artiginaelli, 1896); Vita del T. Leonardo Murialdo, (Turin,
tip. S. Giuseppe degli Artiginaelli, 1905), 4, 340 trang; A. Castellani, Il beato
Leonardo Murialdo, vol 1 Tappe della formazione. Prime attività apostoliche (1828-
1966), (Rome: Tip S. Pio X 1966), 156-157).
48 Các tài liệu cơ bản truyền cảm hứng cho tất cả các quy chế rõ ràng là Constituzioni
et Regole della Compagnia et Scuole della Dottrina Christiana fatte dal Cardinale di
189

20.2 Page 192

▲back to top
7. Don Bosco và các nhà sư phạm đã đóng góp cho “Thầy giáo
trường cấp một”
Thầy giáo trường tiểu học” là một tạp chí do một nhóm nhà giáo
dục và sư phạm biên soạn. Sau này, nó được đổi tên Nhà Giáo Dục. Nó
chủ yếu nhắm giúp đỡ các thầy giáo can dự đến các trường trường cấp
một và cấp hai.49
Thật ngạc nhiên, Don Bosco đồng cảm với nhóm thầy giáo này, về
mặt tâm lý, tâm trí và thực tiễn. Điều họ có chung là sự quan tâm mãnh
liệt đến việc giáo dục quần chúng dưới mọi hình thức: từ dạy dỗ cơ bản
ở các Trường Buổi tối và trường Kỹ thuật, đến các công việc phức tạp
hơn liên quan đến các ấn phẩm phổ thông (Bài đọc, Thư viện, v.v.) trong
bầu khí liên đới và tham gia yêu thương và sự tham gia như trong gia
đình.50
Ta có thể dễ dàng dẫn chứng bằng tài liệu mối liên hệ nào đó trên
bình diện văn học giữa Don Bosco và tạp chí “Nhà Giáo Dục” mà từ đó
Don Bosco rút ra trực giác nào đó hoặc nó hỗ trợ một số trực giác của
ngài. Những cuốn sách quan trọng đầu tiên được Don Bosco viết là: Lịch
Santo Prassede, Arcivescovo, in esecutione del Concilio secondo provinciale, per uso
della Provincia di Milano, trong Acta Ecclesiae Mediolensis ab eius initiis usque ad
nostram aetatem opera et studio Presb. Achillis Ratti, vol tertium, Mediolani 1892,
col. 149-270. Sau này Don Bosco sử dụng (cắt và viết lại), Regole dell’Oratorio
eretto in Milano il giorno 19 maggio 1842 in contrada di S. Cristiana n. 2135; tiêu
đề của trang bìa, được thay đổi thành tranh đầu sách trong tác phẩm khác này:
Regolamento Organico, Disciplinare e Practico dell’Oratorio Festivo di S. Luigi G.
eretto in P. Comasina, Contrada S. Cristina 2135D; Regole per I Figliuoli
dell’oratorio sotto il Patrocinio della Sacra Famiglia (Milan, 1766). Trong Văn khố
Trung tâm Salêdiêng cũng có một bản thảo của Statuti antichi della veneranda
confraternits del SS. Nome di Gesù eretta nella chiesa parrocchiale dei SS. Porcesso
e Martiniano nella città di Torino (Turin, 1664), vốn liên quan đến các thực hành tôn
giáo cho các nhà hùng biện trẻ và sự giải trí nhận được tiếng vang đáng chú ý trong
Regolamento per gli esterni của Don Bosco.
49 L’Educatore Primario. Giornale d’educazione ed istruzione elementare (1845-1846);
L’Educatore. Giornale d’educazione ed istruzione (1847-1848), được Paravia xuất
bản ở Turin và được cha Agostino Fecia biên soạn.
50 xem P. Braido, Stili di educazione popolare cristiana alle soglie del 1848, trong
Pedagogia fra tradizione e innovazione, (Milan, Vita e Pensiero, 1979), 383-404.
190

20.3 Page 193

▲back to top
sử Giáo hội (1845), Lịch sử Kinh thánh (1847). Tạp chí “Nhà Giáo Dục
phê bình những tác phẩm này thật tích cực. Cuốn sách đầu tiên được cha
Ramello phê bình, và được xác định là “một cuốn sách mới và rất hữu
ích”, do “một linh mục uyên bác và tốt lành” viết; vị linh mục này tin
cần phải khai sáng tâm trí, như một nguyên tắc giáo dục quan trọng, hầu
làm cho cõi lòng nên tốt lành.51 M.G, một linh mục (có lẽ là Michael
Garelli ở Mondovi?) đưa ra một phê bình sâu sắc hơn về cuốn sách thứ
hai trong một bài báo có tựa đề: “Lá thư của ‘Thầy giáo Trường cấp một’
về Lịch sử Kinh thánh được Don Bosco viết cho các Trường học”. Ông
nói về:
Ci rkinh nghim ca cun sách, nhng mc tiêu luân lý ca
nó, sdng tiếng Ý đàm thoại nhưng rõ ràng và tinh thn chuyn
động thn trng và thiên về điều thin ho.52
Ta có thể nghe rõ tiếng vang của lời phê bình cuốn sách đầu tiên
khi Don Bosco viết lời nói đầu cho cuốn Lịch sử Kinh thánh. Don Bosco
trích dẫn gần như nguyên văn những từ ngữ tích cực được nhà phê bình
sử dụng:
Trong mỗi trang tôi thấy rõ mồn một nguyên tắc này: khai sáng tâm
trí hầu làm cho tấm lòng trở nên tốt lành.53
Trong cùng trang đó, Don Bosco rút ra từ số đầu tiên của tạp chí
Thầy giáo trường cấp một chính ý tưởng về “phổ thông hoá kiến thức”54
và từ một đóng góp của Vinh Sơn Garelli Aporti nghĩ về sự hữu ích của
hình ảnh trong việc dạy Lịch sử Kinh thánh.55 Thật khó định nghĩa chính
51 L’Educatore Primario, n. 34, 10 tháng Mười Hai năm 1845, 576.
52 L’Educatore, n. 17, 1 tháng Bẩy năm 1848, 542-543.
53 G. Bosco, Storia sacra per uso delle scuole utile ad ogni stato di persone, (Turin:
tipografi-editori, 1847), 7, OE III 7.
54 A. Fecia, “Introduzione”, L’Educatore Primario, n. 1, 10 tháng 01 năm 1845, 1-2
55 “ L’Educatore Primario”, n. 24, 30 tháng Tám năm 1845, 404-407 (Dell’insegamento
della storia sacra col mezzo di tavole). Don Bosco trích dẫn nó với chỉ dẫn V. Varelli;
trong ấn bản thứ hai (Turin: Speirani e Tortone, 1853), chỉ định chung đầu tiên được
thay thế bằng trích dẫn sau: “V. F. Aporti Educato. Prim. Vol.1 406”; trong bài viết
của Garelli, một số hình ảnh minh họa được đưa vào chủ đề từ một bản văn của F.
Aporti bắt đầu bằng những lời được Don Bosco sử dụng: “Lịch sử Thánh được dạy
191

20.4 Page 194

▲back to top
xác hơn sự kết nối mà Don Bosco có thể có, dưới diện các lý tưởng,
phương pháp và tổ chức.56
Mặc dù Don Bosco tương quan thân mật và thân thiện với một
số nhà lý thuyết đương đại về khoa sư phạm như Antôn Rosmini, Gian
Antôn Rayneri, Giuse Allievo (hai người sau giữ chức chủ tịch khoa
học tại Đại học Turin trong các năm 1847-1867 và 1868-1911), ngài
không bao giờ có, hoặc ít nhất ta không thể chứng minh rằng ngài có
can dự rõ ràng vào khoa học sư phạm thuộc loại chính thức và học
thuật.57
8. Những Sách về linh hướng cho giới trẻ
Khi nghiên cứu các nguồn trong cuốn thủ bản tôn giáo thành công,
Người Bạn đường của Giới trẻ, mà Don Bosco viết năm 1847, Phêrô
Stella phát hiện ra một văn phong đặc biệt cho nền giáo dục Kitô hữu
của người trẻ. Tài liệu này mang những dấu riêng biệt về những gì sẽ trở
thành chương trình đào luyện của Don Bosco, thực tiễn, được đi kèm với
các quy luật và được ngài đề xuất cả bằng lời nói và bằng văn bản. Chắc
chắn cuốn sách đã được khởi hứng và được làm giầu bởi lối văn chương
này và nó có tác động không nhỏ đến đào tạo Kitô hữu của nhiều thế
hệ.58
cho trẻ em nhờ những hình ảnh trợ giúp miêu tả các sự kiện liên quan đến chúng,”
406.
56 Có lẽ, như một ngoại lệ, một bài tiểu luận ngắn chưa được xuất bản cho đến năm
1929, với tiêu đề “Avvertenza intorno all’uso da farsi nelle scuole delle storie sacre
tradotte da lingua straniera”, cho thấy những yếu tố tương đương với bài tiểu luận do
cha Cristoforo Bonavino viết, xuất hiện trong L’Educatore, tháng Ba năm 1847, 140-
148, với tựa đề “Esame critico su parecchi compendi di Storia Sacra”.
57 Cha Gian Antonio Rayneri và giáo dân Giuseppe Allievo, những người dẫn giải nổi
tiếng về sư phạm thiêng liêng Kitô giáo, sử dụng ảnh hưởng trực tiếp rõ ràng đến hai
người Salêdiêng nổi tiếng là cha Francesco Cerruti và cha Giulio Barberis. Tác phẩm
ấy không được xuất bản Appunti di Pedagogia Sacra của Barberis cho thấy nó phụ
thuộc rất nhiều vào các tác phẩm của họ; xem J. M. Prellezzo, “G. A. Rayneri negli
scritti pedagogici salesiani”, trong «Orientamenti Pedagogici» 40 (1993): 1039-1063.
58 P. Stella, Valori spirituali nel “Giovane provveduto”, 22.
192

20.5 Page 195

▲back to top
Một nhân vật nổi bật trong lãnh vực linh hướng cho giới trẻ là
Charles Gobinet (1613-1690): một linh mục đến từ Paris; ngài là tác giả
của một cuốn sách nổi tiếng Sự chỉ dạy giới trẻ trong lòng đạo đức Kitô
giáo, được rút ra từ Sách Thánh và từ các Giáo phụ của Giáo hội được
chia thành năm phần (L’instruction de la jeunesse en la piété chrétienne,
tirée de l’écriture sainte et de Ss.Pères, Divisée en cinq parties).59 Nhiều
người khác đi theo Gobinet. Họ cống hiến những lược đồ giáo dục tương
tự, thường mang nội dung thiêng liêng và tất cả chỉ được hướng đến giới
trẻ ở bình diện xã hội và văn hóa nào đó mà thôi.
Những sách sau đây đáng ta nhắc đến: cuốn Theotimus, cụ thể là
hướng dẫn giống kiểu gia đình về các nghĩa vụ Kitô hữu của người trẻ
và đặc biệt là các học sinh nhỏ. Một cuốn sách nhỏ phù hợp với mọi tầng
lớp nhân dân, do Phanxicô Avondo viết.60 Một cuốn sách mỏng về những
bổn phận của giới trẻ của Đức Hồng Y De La Luzerne;61 Một lời ngỏ
cho tuổi trẻ;62 Một bó hoa dành cho thiếu niên nam nữ, nghĩa là, một
liều thuốc giải độc Kitô hữu để bảo vệ sự vô tội do Claudio Arvisenet
viết.63
59 Istruzione della Gioventù nella pietà cristiana, (Turin, Association Librai Maspero e
Serra, 1831), “Scelta biblioteca economica d’opere di religione”, tập 23. Có một số
ấn bản tiếng Ý trong đó có Venics, 1708, 1765, 1831, và tại Lodi 1815.
60 Turin, trên tòa báo của Giacomo Giuseppe Avondo, 1768, 440 trang. Cha Francesco
Avondo là con trai của chủ nhà in; Tiến sĩ thần học, nghiêng về phái Gian-se-nit, ngài
qua đời năm 1776.
61 Genoa, tip. Como 1842, 71 trang.
62 Milan, tip e libr. Pirotta e Comp., 1842, 240 trang. Cha Verrà sau đó cũng xuất bản
trong Letture Cattoliche, năm 7, số 7, tháng Chín năm 1859, dưới tiêu đề “La Guida
della Gioventù nelle vie della salute”, (Turin: Paravia, 1858).
63 Turin, từ tòa báo Paravia 1836, 252 trang. Ấn bản thứ hai phát hành cùng năm, được
Giacinto Marietti trong, “riveduta e migliorata aggiuntovi un breve esercizio per la
confessione, comunione e messa. Del sac. S.B.A.”, 304 trang, một đoạn trích từ
Antiveleno, Memoriale cristiano ossia indirizzo pratico di vita cristiana con un
brevissimo esercizio per la S. Confessione, Comunione e Messa tratto dal Mazzolin
di fiori ai fanciulli ed alle fanciulle, (Turin, Giacinto Marietti Tipografo Librajo), 36
trang.
193

20.6 Page 196

▲back to top
Ta tìm thấy các đề tài cơ bản được diễn đạt rõ ràng hơn trong mô
hình được Charles Gobinet miêu tả trong cuốn Hướng dẫn Giới trẻ.64
Tập đầu tiên mô tả, trong năm phần, các khía cạnh cơ bản của giới trẻ;
nó nhằm giúp các em cứu rỗi linh hồn mình và giúp các em đi tới thủ đắc
được nhân đức, nghĩa là, sự thánh thiện:
1. Về những lý lẽ và động cơ biện minh cho con người có bổn
phận theo đuổi nhân đức từ những năm đầu đời.
2. Về phương thế cần thiết để đạt được nhân đức lúc trẻ.
3. Về những chướng ngại khiến người trẻ tránh xa nhân
đức.
4. Về những nhân đức người trẻ cần đến.
5. Về việc chọn một ơn gọi trong cuộc sống.65
Một khảo luận về nguyện ngắm, đó là, tâm nguyện, được coi là có
thể và cũng cần thiết cho giới trẻ, mang lại bước ngoặt quan trọng.66 Tập
thứ hai, ít đồ sộ hơn, hoàn toàn dành cho hai bí tích Sám hối và Thánh
thể: Chỉ dạy về Sám hối và về những phương thế cần thiết để trở về với
Thiên Chúa qua việc hoán cải thực sự67 Chỉ dạy về Hiệp lễ.68 Thoạt
đầu là lời khích lệ hoán cải chân thật và sửa đổi đời sống;69 theo sau là
một khảo luận về các yếu tố cơ bản của Bí tích Sám hối, nghĩa là ăn năn,
xưng tội và dốc lòng sửa đổi. Phần kết luận của mục này lại dẫn vào việc
xét mình cách chi tiết, được cô đọng thành ba phần: các Điều răn, các
nhân đức đối thần cùng với nhân đức tôn giáo, được xét theo điều răn
thứ nhất và bảy mối tội đầu.70
64
Được trích dẫn từ ấn bản Venice năm 1708 trong hai tác phẩm: Instruzione
della gioventù nella Pietà Cristiana, cavata dalla Sacra Scrittura, e da’ Santi Padri.
Opera del signor Carlo Gobinet Teologo della Sorbona, và Primicerio del Collegio
Plessis-Sorbona, (Venice, Paolo Baglioni, 1708).
65 C. Gobinet, Instruzione, 1, 1-563.
66 Ibid., 564-610.
67 Ibid., 2, 3-27.
68 Ibid., 28-371.
69 Ibid., 372-491.
70 Ibid., 312-371.
194

20.7 Page 197

▲back to top
Phần thứ hai của tập này dành cho việc Hiệp lễ và được chia thành
hai phần: Về giáo lý, nghĩa là, về những chân lý ta phải biết về Bí tích
Hiệp lễ71 Về việc thực hành Hiệp lễ và về những điều cần thiết để Hiệp
lễ tốt đẹp. Phần này tạo thành một kế hoạch thực sự được phác hoạ cho
đời Kitô hữu, được mô phỏng hài hòa dựa trên các nhân đức cơ bản Tin,
Cậy, Mến.72
Tác phẩm đó không chỉ tương đồng chặt chẽ với Người Bạn đường
của Giới trẻ mà còn với toàn bộ khuôn khổ trong hệ thống giáo dục Kitô
hữu của Don Bosco; điều ấy cho thấy ngài mắc nợ biết bao với tất cả các
tác giả nói trên hoặc ít nhất là có sự liên kết biết bao giữa thực hành và
suy tư sư phạm và truyền thống vững chắc, được nghiêm túc cam kết
cống hiến cho giới trẻ một linh đạo Kitô hữu vững chắc, biệt loại.73
9. Một vị thầy liên lỷ 'rộng mở học hỏi'
Chắc chắn Don Bosco, như Đấng Sáng lập, đã phải học mọi thứ
liên quan đến cơ cấu pháp lý và thiêng liêng của các thể chế tôn giáo mà
ngài thành lập. Ngài cũng phải học những điều về nhiều ấn phẩm, có tính
chất thuật truyện, huấn giáo và hộ giáo mà ngài dần dần phát hành. Kinh
nghiệm giáo dục của ngài cũng vậy, đặc biệt khi ngài phải diễn đạt nó
bằng viết lách. Chúng ta đã đề cập trong các chương trước, và đầu
chương này, những tên của các nhà giáo dục và sư phạm mà tới một mức
nào đó, Don Bosco có lẽ đã biết đến.
Một phân tích chi tiết về các tác phẩm sư phạm quan trọng hơn của
ngài có thể cuối cùng khám phá ra một số nguồn mà Don Bosco có lẽ đã
dựa vào và rút tỉa ở đó. Don Bosco gửi một lá thư cho cha Rua, vào cuối
tháng Mười năm 1863, mà sau này nó được biết đến như là Bản nhắc
71 C. Gobinet, Instruzione, 2, 374-419.
72 Ibid., 420-491.
73 Trong phần nghiên cứu của P. Stella, Valori spirituali nel “Giovane provveduto”, hai
chương đầu được dành riêng để làm cho sự hội tụ và phụ thuộc nên chính xác hơn:
Letteratura ascetica per la gioventù in Piemonte (21-45) và Le fonti del “Giovane
provveduto” (46-79).
195

20.8 Page 198

▲back to top
nhớ thân tín cho các Giám đốc. Trong lá thư này, chúng ta thấy công thức
cổ điển: Con hãy làm cho chính mình được yêu mến trước khi làm cho
chính con được kính sợ, một công thức sau này được sửa đổi một chút.
Thay vì hạn từ trước, các hạn từ nếu bạn muốn, và, hơn là. Don Bosco
có lẽ đã lấy công thức này từ Luật đan viện của Thánh Augustinô hoặc
Thánh Biển Đức, nhưng hầu như cái nhiên là do đọc những cuốn sách
bàn đến lịch sử Hy Lạp và Roma. Xét như toàn thể, tài liệu ấy có thể đã
rút lấy một thứ khởi hứng nào đó từ một tập sách mỏng được cha Binet
dòng Tên viết: Đâu là cách cai quản tốt nhất: nghiêm nhặt hay dịu dàng?
(Quel est le meillieur gouvernement: le rigoreux ou le doux?) Có lẽ Don
Bosco đã có dịp đọc cuốn sách nhỏ này theo ấn bản tiếng Ý do cha Antôn
Bresciani dòng Tên (1798-l862) cung cấp; ngài đã là giám đốc của
trường nội trú Núi Carmel, gần Convitto Ecclesiastico. Sau này ngài trở
thành giám tỉnh; bản văn đó mang tựa đề Nghệ thuật lãnh đạo; nó lại
được người dịch viết đôi dòng ghi chú đi trước. Nơi đây, ngài cho thấy
những ý tưởng khá bảo thủ nhằm cảnh báo dân chúng về những khuynh
hướng dân túy và tự do tân tiến; chúng có thể hoặc thực sự đang ảnh
hưởng đến gia đình, xã hội và thậm chí thế giới chính trị.74
Xem ra có rất nhiều gợi ý và bằng chứng xác nhận liên quan đến
quan điểm sư phạm tổng thể này vốn đã xuất hiện trong những trang cơ
bản nhưng quan trọng Don Bosco viết về Hệ thống Dự phòng trong Giáo
dục Giới trẻ.75 Những trang đó chứa đựng nhiều ý tưởng vốn là kết quả
74 Dell’arte di governare. Qual è il governo migliore, il severo, o il dolce?. Tác phẩm
của cha Stefano Binet thuộc Dòng Tên được cha Antonio Bresciani cùng Dòng dịch
sang tiếng Ý, (Turin: per Giacinto Marietti, 1843), 168 trang. Những xem xét sơ bộ
của cha Bresciani được tìm thấy trong các trang 5-10.
75 Những trang ngắn gọn này được xuất bản đầu tiên trong một ấn bản song ngữ, tiếng
Ý và tiếng Pháp, trong một tác phẩm có tựa đề Inaugurazione del Patronato di S.
Pietro in Nizza a Mare. Scopo del medesimo esposto dal Sacerdote Giovanni Bosco
con appendice sul sistema preventivo nella educazione della gioventù, (Turin, tip. E
libr salesiana, 1877), 68 trang, OE XXVIII 380-446; hai ấn bản riêng biệt xuất hiện
ngay sau đó, toàn bộ tác phẩm về Inaugurazione: từ tháng Mười Một cùng năm, các
trang viết về Hệ thống Dự phòng nhận được một vị trí danh dự trong tác phẩm
Regolamento per le case della Società di S. Francesco di Sales, (Turin: tip. Salesiana,
1877), OE XXIX 99-109. X. Giovanni (s.) Bosco, Il sistema preventivo nella
196

20.9 Page 199

▲back to top
thuộc kinh nghiệm cá nhân của Don Bosco; bù lại, điều ấy lại phản ánh
những lý lẽ quen thuộc với truyền thống sư phạm Công giáo: trên hết [đó
là] phương pháp Tin mừng về yêu thương, dịu dàng, sự hợp lý, sự thông
cảm; trước đây nó đã được Fénelon và Rollin cổ xuý, rồi được khuyếch
đại vững chắc do Don Bosco gặp gỡ các Sư huynh của các Trường Kitô
giáo và hoàn toàn hoà điệu với các nhân vật và bút tích của thế kỷ 19 mà
ngài có thể tiếp cận được.76
Nguồn trực tiếp và quan trọng nhất chắc là một tập sách mỏng của
cha Alexander Teppa, Bề trên Tổng Quyền các tu sĩ Barnabites: Lời
khuyên dành cho các nhà giáo dục giới trẻ Công giáo, một cuốn sách mà
chúng ta đã nhắc tới.
Don Bosco có lẽ đã trở nên ý thức về hai hạn từ dự phòng cưỡng
bức từ những tiếp xúc của mình với hệ thống toà án, từ những người can
dự vào các nhà tù, từ những người liên quan đến các vấn đề pháp lý và
hình phạt, và từ các cơ sở cải huấn. Trên kia, chúng ta đã nói đến cách
riêng cơ sở cải huấn có tên La Generala. Một ý tưởng tương tự cũng có
thể xuất phát từ việc biết, ít là theo bản tóm, tác phẩm sư phạm đòi hỏi
hơn, Bàn Về Giáo Dục, do Đức Giám Mục Felix Dupanloup viết, mà ta
đã nói đến.
10. Ảnh hưởng của giới trẻ thành phố Turin
Sự quy chiếu tới các tài liệu sư phạm khác nhau của Don Bosco,
cũng như sự quy chiếu tới mối tương đồng của chúng với những sách
khác, khiến chúng ta suy nghĩ thật sâu về những người đã tác động trực
tiếp đến sự hình thành não trạng và phong thái của Don Bosco, nhà giáo
dục.
educazione della gioventù. Introduzione e testi critici, ed. P. Braido, RSS 4 (1985):
171-321.
76 xem P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità cattolica, tập 2, chương 14,
Elementi religiosi nel sistema educativo di Don Bosco, cách riêng 450-459 (Il sistema
preventivo nel contesto culturale di Don Bosco e del suo ambiente).
197

20.10 Page 200

▲back to top
Don Bosco có lẽ đã có kiểu lệ thuộc nào đó vào người khác cả về
văn hóa và văn học. Nhưng vượt quá tất cả điều này, những người đã tác
động nhất đến nền đào luyện Don Bosco lại chính là những người trẻ và
những người đồng nghiệp của ngài, vốn xuất thân từ những bối cảnh
khác nhau nhất. Việc huấn luyện của Don Bosco từ kinh nghiệm thực tế
của ngài phải được coi là khởi điểm. Việc ngài gặp những người trẻ của
Turin trong những năm ngài ở Convitto Ecclesiastico, trong các nhà tù,
trên đường phố và trong các lớp giáo lý có tầm quan trọng đặc biệt. Đó
là một trải nghiệm hoàn toàn mới. Cực kỳ chắc chắn, điều đã chuẩn bị
Don Bosco cho một kinh nghiệm như vậy không phải là thế giới nông
thôn ngài đã sống, và chắc chắn không phải là trường La-tinh tại Chieri
cũng chẳng phải kiến thức thần học ngài thủ đắc tại chủng viện, chí ít là
từ quan điểm thực tiễn. Trường học thực sự của ngài là trường kinh
nghiệm cá nhân, và trường học đó đã thay đổi khi thời đại và tình trạng
đổi thay. Don Bosco buộc phải liên tục tái cấu trúc sự tri nhận của mình
về thực tại khi kinh nghiệm của ngài thay đổi. Đàng khác, với tính khí
cởi mở cách thực tế và khả năng đọc những tình huống, Don Bosco luôn
tỏ ra nhạy cảm đặc biệt với những người ngài gặp và những người ngài
sống chung. Chúng ta không nên ngạc nhiên nếu việc ngài trung thành
xác đáng với những lý tưởng và quyết tâm hoàn thành những kế hoạch
lớn lao lại không có thể ngăn cản ngài hiểu và đáp ứng các yêu cầu, các
nhu cầu, các tính tình của những người được ngài chăm sóc. Ngài đặc
biệt nhạy cảm với những nhu cầu thay đổi của những người trẻ, một điều
gì vốn thay đổi đáng kể suốt cuộc đời hoạt động giáo dục lâu dài của ngài
từ 1841-1888, mặc dù ngài sống trong các điều kiện lịch sử, xã hội và
văn hóa khác nhau. Có nhiều ví dụ chứng minh điều này. Trên hết chúng
ta thấy điều đó khi Don Bosco, hàng ngày và một cách cực kỳ cá vị hóa,
tiếp xúc với các thiếu niên của mình: trong sân chơi, trong văn phòng
của ngài, trong những buổi huấn từ tối, trong tòa giải tội, trong những lá
thư ngài viết, trong những sáng kiến khác nhau của ngài như một nhà
văn, như một nhà tổ chức và là một giám đốc hoặc quản trị viên.
198

21 Pages 201-210

▲back to top

21.1 Page 201

▲back to top
Sự tiếp xúc này rõ ràng được dẫn chứng trong cuốn Hồi ký Nguyện
xá Thánh Phanxicô Salê. Trong từng trang giấy và cảm hứng tổng quát
của cuốn sách có thể được coi là sự diễn đạt đầy suy tư về một khoa sư
phạm chân chính, từ kinh nghiệm Nguyện xá đầu tiên tại nông thôn cho
đến kinh nghiệm làm việc trong thành phố Turin.
Ta còn tìm được chứng cớ hơn nữa trong các cuốn tiểu sử khác
nhau được Don Bosco viết; chúng tỏ bày cho chúng ta hoàn toàn rõ ràng
ngài tương quan ra sao với những người trẻ mà ngài chăm sóc, ở bên
chúng ra sao, nói chuyện với chúng như thế nào theo khả năng chúng
hiểu được. Trong những tiểu sử này, chúng ta thấy chính cách ngài nhấn
mạnh những phẩm chất quan trọng của phương pháp giáo dục của ngài:
bổn phận, học hành, vui tươi và các bí tích. Sức mạnh của một nền giáo
dục tốt (1855); Cuộc đời Đaminh Savio (1859); Một phác thảo cuộc đời
Micae Magone (1861); cậu nhỏ chăn cừu đến từ dãy Alps (1864). Tất cả
các tiểu sử này giống như diễn đạt các kinh nghiệm giáo dục khác nhau;
chúng là những câu chuyện song lại diễn đạt một khoa sư phạm hệ thống.
Cuối cùng, chúng ta không được quên các tài liệu mà Don Bosco
đã viết suốt đời ngài. Chúng lên tiếng rằng ngài hiểu về giáo dục trong
từng chi tiết của kinh nghiệm hàng ngày: đó là nhiều lá thư ngài viết và
gửi cho những người có thẩm quyền và các ân nhân; những bức thư gửi
cho bạn hữu và cộng tác viên; và đặc biệt các lá thư cho các nhà giáo dục
và các nhóm người trẻ. Những lá thư này diễn đạt chính cách thức/lối
đường mà ngài chia sẻ sự hiện diện giáo dục liên tục của mình.
Nhiều yếu tố hơn sẽ được đề cập trong các chương sau. Chính
những giấc mơ của Don Bosco có thể cống hiến một dấu về ý thức ngày
càng tăng mà ngài có đối với nhu cầu của những người trẻ. Hơn cả những
tưởng tượng bí truyền trong đêm, những giấc mơ đó giúp chúng ta trân
trọng Don Bosco hiểu biết sâu sắc hơn về Hệ thống Dự phòng. Những
giấc mơ phải được coi là những diễn đạt bên ngoài của cảm giác âu lo,
là những thị kiến/cái nhìn diễn dạt mối quan tâm của ngài: hạnh phúc
hiện tại và vĩnh cửu của người trẻ, những nguy hiểm đe dọa hạnh phúc
199

21.2 Page 202

▲back to top
của các em, những sáng kiến ngài cần khám phá để đưa hạnh phúc đó đi
xa hơn. Tận cơ bản, những giấc mơ bộc lộ ý nghĩa sâu xa về cuộc đời
của Don Bosco và về ý nghĩa sứ mệnh của Don Bosco là một nhà giáo
dục.
200

21.3 Page 203

▲back to top
CHƯƠNG 8
CÁC CÔNG CUỘC, CÕI LÒNG, PHONG CÁCH
Chúng ta không thể tách các yếu tố kinh nghiệm được tổng hợp
trong Hệ thống Dự phòng khỏi nhân cách của Don Bosco hoặc khỏi dạng
thức độc đáo/tiêu biểu của các cơ sở ở đó ngài và các người cộng sự cùng
làm việc.
Tự nhiên nó kéo theo rằng ta chỉ có thể hiểu những nét cơ bản của
kinh nghiệm dự phòng được phân tích trong các chương sau nếu được
kết nối chặt chẽ với cuộc đời, tính khí và những nét nhân cách của Don
Bosco. Điều mà chương hiện tại nhắm để gợi nhắc, ít là theo kiểu tóm
tắt là đây.1
1. Những công cuộc
Trong Hồi ký Nguyện xá Don Bosco nhắc đến những bước đầu tiên
ngài hoạt động vì người trẻ khi đi về lại ngày 8 tháng Mười Hai năm
1841 và về việc ngài tình cờ gặp một thiếu niên 17 tuổi tên là
Bartholomeô Garelli.2 Trong cuốn Phác thảo Lịch sử những Phác
thảo lịch sử, người ta quy chiếu tới hoạt động của Don Bosco, nhưng
không chọn riêng bất kỳ cái nào.3 Dù sao đi nữa, dẫu mục đích ban đầu
dường như chỉ để dạy giáo lý mà thôi, thì Don Bosco chú tâm vươn đến
những chân trời rộng lớn hơn vì nó liên quan đến nhu cầu hàng đầu của
giới trẻ.
1 xem A. Caviglia, Don Bosco, Profilo Storico, ấn bản thứ hai, (Turin: SEO, 1934), 215
trang; E. Ceria, San Giovanni Bosco nella vita e nelle opere, (Turin, SEI, 1938), 442
trang; P. Broccardo, Uomo e santo. Don Bosco ricordo vivo, (Rome: LAS, 1990), 235
trang; ấn bản thứ nhất, Don Bosco profondamente uomo – profondamente santo,
(Rome, LAS 1984), 149 trang.
2 MO (1991), 121-122. Trong Cronache dell’oratorio di S. Francesco di Sales, N 1,
1860, do Domenico Ruffino viết, nói về “một thanh niên khoảng 17 hoặc 18 tuổi”,
nhưng không nói chính xác năm hay tên (28).
3 xem P. Braido, Don Bosco per la gioventù povera e abbandonata in due inediti del
1854 e del 1862, trong P. Braido, (ed.), Don Bosco nella Chiesa, 38-39 và 60-62.
201

21.4 Page 204

▲back to top
Trong một lá thư gửi Hầu tước Micae Benso di Cavour, Phó Thống
đốc thành phố [Turin] ngày 13 tháng Ba năm 1846, Don Bosco viết: “Các
lớp giáo lý này nhằm quy tụ các thiếu niên đó vào những ngày lễ; để mặc
họ, chúng chẳng bao giờ đi đến bất kỳ nhà thờ nào để học giáo lý cả.
Việc này được thực hiện bằng cách dùng những lời nói tử tế, những lời
hứa, những món quà và những phương kế tương tự. Việc dạy dỗ tập trung
chính vào: 1) yêu lao động; 2) thường xuyên lãnh nhận các bí tích; 3) tôn
trọng quyền bính; 4) tránh bạn xấu”.4
Sau đó chút ít, mong muốn cho những người trẻ nghèo khổ nhất có
chỗ nương náu đã khiến Don Bosco tạo ra một nhà trú ngụ khiêm tốn, “là
khối nhà phụ, sát cạnh Nguyện xá", vì ngày càng thêm những đòi hỏi và
nhu cầu phải giúp đỡ ngay.5 Vì lẽ này, Don Bosco viết cho Bá tước
Clemente Solaro Della Margherita, Bộ trưởng Ngoại giao bảo thủ của
Vương quốc Sardinia, từ 1835 đến 1847 về vấn đề này như sau:
Thậm chí không nhìn vào các chi phí khác, chỉ riêng hóa đơn của
tiệm bánh mì suốt ba tháng qua là hơn 1600 franc (xấp xỉ 5 triệu lire
hoặc 2.500 đô la), mà tôi lại chưa biết mình có thể tìm được ở đâu lấy
một xu. Dù sao đi nữa, bọn trẻ vẫn phải ăn. Nếu tôi không cấp một
mẩu bánh cho các thiếu niên này, vốn 'gặp nguy cơ' và 'nguy hiểm'
thì tôi đang phơi trần chúng ra để hồn xác chúng bị tổn hại nặng nề.
Đây không phải là vấn đề giúp một cá nhân đặc thù mà là tặng một
miếng bánh cho những người trẻ vì đói ăn bị đẩy đến nguy cơ mất
hẳn luân lý và đạo giáo.6
Đây là lý lẽ đằng sau tất cả các công cuộc của Don Bosco và đằng
sau khía cạnh bình dân mà chúng mang lấy: những công cuộc cho quần
chúng, các dự phóng nhằm vươn ra và bao lấy số người lớn nhất và đáp
ứng mọi nhu cầu của họ.
Theo niên biểu, sự nghiệp đầu tiên mà Don Bosco thực hiện là
Nguyện xá; đó là nơi dành cho “những người trẻ ‘vốn bị bỏ mặc’ làm điều
4 Em. I 67.
5 Viết cho các quản trị viên của “Opera della Mendacità istruita” vào năm 1850, ông
viết “Có một nhà lưu trú để nhận 20 hoặc 30 cá nhân và điều này để cho những trường
hợp cực kỳ nghèo khổ chúng tôi thường thấy một ai sống trong đó.” (Thư ngày 20
tháng Hai năm 1850, Em I 96).
6 Thư ngày 5 tháng 01 năm 1854, Em I 212.
202

21.5 Page 205

▲back to top
chúng muốn vào ngày Chúa Nhật: xa gia đình hoặc bị gia đình xao nhãng;
công nhân thường trú hoặc nhập cư mà không có bất kỳ điểm quy chiếu
cố định nào; người trẻ vừa ra khỏi một trại cải huấn, trẻ tập nghề đang tìm
việc làm; những học sinh, vì luật bãi bỏ được Regolamenti của Charles
Felix ban hành, cho thấy không ủng hộ cái gọi là “hội đoàn” (hội đoàn tu
sĩ).7 Về Nguyện xá, chúng ta cũng nên nhớ các loại sự nghiệp/dự phóng
khác nhau mà Don Bosco khởi xướng: chẳng hạn như các trường học mà
công chúng có thể đến gần dần dần mặc lấy sự kiên định của mình trong
lãnh vực phức tạp thuộc những sự nghiệp của Don Bosco: các trường dạy
âm nhạc và ca hát, các trường xoá mù chữ, các trường dạy văn hóa nói
chung, các trường buổi tối và Chúa Nhật, vốn chỉ là khúc dạo đầu của các
trường học Ban ngày, ký túc xá, v.v.
Sau này Don Bosco viết trong Hồi ký Nguyện xá về ca hát và âm
nhạc: “Kể từ đó tôi mới ý thức rằng nếu không lưu hành những cuốn sách
hát, những cuốn sách đọc giải trí, thì những buổi tụ họp cuối tuần sẽ
giống như một cơ thể không có tinh thần.8 Suốt mùa đông năm 1846-
1847, các trường học của chúng tôi đã đạt được kết quả xuất sắc: mỗi tối
chúng tôi có trung bình 300 học sinh. Điều mang lại sự sống cho các lớp
học của chúng tôi, ngoài khoa học, là tiếng hát mộc mạc và thanh nhạc
vốn luôn được cổ xuý giữa chúng tôi.”9
Sau năm 1848, khi Don Bosco thấy “các thiếu niên bị phơi trần
trước những mối nguy hiểm liên quan đến luân lý và tôn giáo, đòi phải
nỗ lực hơn nữa để bảo vệ chúng”, ngài nghĩ tốt nhất là “thêm các lớp
thanh nhạc, các lớp nhạc cho những lớp dạy piano và organ, với chính
các nhạc cụ, cho các lớp học ban ngày và buổi tối: một loại ‘dàn giao
hưởng’ chớm nở với chính Don Bosco là Maestro, nhưng luôn có sự giúp
đỡ của những người có uy tín.10 Vài thập niên sau này, chính xác là năm
1871-1872, ngài đáp ứng các nhu cầu cấp bách tương tự khi ngài thành
lập các trường tiểu học đầu tiên tại Valdocco. Ngài giải thích với thị
7 xem Em I 96-97, 139-141, 172-173, 270-272; MO (1991) 122-123, 128, 132, 142-
143, 148-149.
8 MO (1991), 123.
9 MO (1991), 176.
10 MO (1991), 190-191.
203

21.6 Page 206

▲back to top
trưởng thành phố Turin khi kêu nài ông giúp đỡ tài chính: “Những trường
này chủ yếu dành cho các thiếu niên; chúng lang thang hè phố suốt ngày
vì cha mẹ bỏ bê hoặc vì ăn mặc lếch thếch, hoặc chỉ vì biếng lười. Chúng
là mối hại cho chính bản thân và gây náo động cho giới thẩm quyền phụ
trách an ninh công cộng”.11
Các Hiệp hội và hội tương trợ/hội lành thuộc nhiều loại khác nhau,
được thiết lập theo tuổi tác, theo các loại thiếu niên, và theo các mục tiêu
khác nhau, giữ một vị trí thích đáng trong hoạt động của Don Bosco cho
giới trẻ. Thiên tài tự nhiên của ngài đã tạo ra Hội Vui (La Società
dell’allegria). Truyền thống tôn giáo của Don Bosco đã tạo ra các Hội
lành. Nhu cầu phải đối nghịch các hình thức tân thời của việc đến với
nhau đã khởi hứng Don Bosco tạo ra Hội Tương trợ. Ngài thu lợi từ
những khuynh hướng tương tự để tập hợp điều ngài nghĩ sẽ đáp ứng nhu
cầu của thời đại, bằng cách khuyến khích Hiệp hội Thánh Vinh Sơn
Phaolô giữa người trẻ.12
Nhưng cơ sở lớn lao khác giữa những nỗ lực tốt nhất của Don
Bosco, cùng với Nguyện xá, là Nhà lưu trú, sau này nới rộng chân trời
của mình để trở thành trường nội trú cho những thiếu niên học cao hơn
và đào tạo nghề nghiệp.13 Nhà lưu trú này sẽ trở thành một cơ sở tự túc
với các xưởng thợ, trường học riêng; và một trung tâm bao quát cung cấp
trợ giúp vật chất, hỗ trợ đạo giáo và luân lý, dạy dỗ, giải trí, nói tóm lại,
một trung tâm thực sự đào tạo toàn diện cho giới trẻ. Trong một vài lãnh
vực, Nhà lưu trú đó sẽ trở thành công cuộc được phổ biến rộng khắp nhất
của Tu hội được Don Bosco sáng lập. Mối quan hệ giữa Nhà lưu trú và
Nguyện xá sẽ bị đảo ngược theo một nghĩa nào đó: ban đầu, Nhà lưu trú
đó là một cánh nhà phụ của Nguyện xá; sau này, Nguyện xá lại trở thành
11 Xem thư gửi thị trưởng Turin, 26 tháng Tám năm 1872, E II 224-225.
12 xem F. Motto, Le conferenze “annesse” di S. Vincenzo de’ Paoli negli Oratori di Don
Bosco. Ruolo storico di un’esperienza educativa, trong L’impegno dell’educare, ed.
J. M. Prellezzo, (Rome, LAS, 1991) 467-492).
13 Quá trình đã bắt đầu ở Valdocco: trong khoảng thời gian năm năm 1855-1859, một
trường nội trú được thành lập tại Valdocco dành cho học sinh trung học, trong khi các
xưởng cổ điển (đóng giày, may, mộc, đóng sách, cơ khí và in ấn) ra đời trong thập
niên 1853-1862.
204

21.7 Page 207

▲back to top
một cơ sở liên kết với Nhà lưu xá đó.14 Don Bosco xác định nguồn gốc
của nhà lưu xá đó bằng những từ này:
Trong khi người ta dễ dàng tổ chức các phương thế để cung cấp cho
các thiếu niên những dạy dỗ về tôn giáo và văn học, thì một nhu cầu
lớn hơn nhiều đã xuất hiện, cần phải đáp ứng khẩn cấp. Nhiều thiếu
niên từ thành phố Turin và bên ngoài thành phố đó đã có ý hướng tốt
đẹp nhất là sống một cuộc đời luân lý tốt lành và một cuộc sống lao
động. Nhưng khi ta yêu cầu chúng bắt đầu, chúng thường nói chúng
chẳng có cơm ăn áo mặc, cũng chẳng có nơi nương náu, ít nhất là
trong một thời gian... Khi tôi ý thức rằng bất kỳ công cuộc nào vì
những thiếu niên này thảy đều vô dụng nếu chúng không được chu
cấp chỗ ở, thì tôi ra sức nỗ lực nhanh chóng thuê ngày càng nhiều
phòng với giá đắt đỏ.15
Don Bosco nêu lên một lý do cho các trường nội trú sẽ được phát
triển trong thập niên 1860, kết nối với Valdocco:
Nhiều thiếu niên cực kỳ mong muốn được học hành bình thường,
điều ấy buộc tôi phải đưa ra một số ngoại lệ liên quan đến các thủ tục
được nhận vào nhà lưu trú đó. Chúng tôi cũng chấp nhận những thanh
thiếu niên không thực sự bị bỏ rơi hoặc nghèo khổ nhưng sẵn lòng
học hành, miễn là các em tỏ ra có hạnh kiểm luân lý tốt lành cũng
như thích hợp để học tập mà không chút nghi ngờ gì về niềm hy vọng
vững chắc thành một Kitô hữu danh giá khi theo đuổi một nghề
nghiệp khoa học.16
Sau đó, bắt đầu từ thập niên 1860 trở đi, các trường và cơ sở nội
trú khác nhau được Don Bosco chấp nhận theo các thỏa thuận bình
14 Liên quan đến hiện tượng “collegialisation” [nội trú] trong Don Bosco và giữa những
người Salêdiêng và Con Đức Maria Phù hộ các Kitô hữu, xem P. Stella, Don Bosco
nella storia della religiosità cattolica, tập 1, 121-127.
15 MO (1991), 180 và 182. Ngài viết vào năm 1877: “Kinh nghiệm liên quan đến ‘Nhà
lưu trú dành cho các thiếu niên nghèo’ ở thành phố Buenos Aires đã thuyết phục chúng
tôi rằng đây là cách duy nhất để hỗ trợ xã hội dân sự: chăm sóc trẻ em nghèo ... bằng
không, các em sẽ đổ dồn vào các nhà tù, sẽ luôn là tai họa của xã hội, vì vậy các em
trở thành những Kitô hữu tốt, những công dân trung thực, niềm vinh dự của nơi các
em sống, niềm tự hào của gia đình các em xuất thân, khi kiếm sống bằng mồ hôi và
công việc lương thiện. (Thư ngày 30 tháng Chín gửi Tiến sĩ Carranza, chủ tịch Hội
nghị địa phương Thánh Vinh sơn Phaolô, E III 221.
16 Cenni Storici, trong P. Braido, ed., Don Bosco nella Chiesa, 76-77.
205

21.8 Page 208

▲back to top
thường với các thành phố hăng hái cống hiến việc học hành cấp hai cho
những người trẻ, từ các gia đình tốt ở địa phương. Các cơ sở này bắt đầu
ở thành phố Turin và sau đó nhanh chóng lan rộng khắp nước Ý và xa
hơn, ở châu Âu và ngoại quốc, trong một chuỗi các sự kiện không ngừng,
nhanh chóng và không bị gián đoạn: Mirabello Monferrato, Lanzo
Torinese, Borgo San Martino, Cherasco, Alassio, Varazze, Marassi,
Sampierdarena, Turin-Valsalice;17 đoạn từ năm 1875, Bordighera-
Vallecrosia, Nizza Marittima, Almagro, Buenos Aires, Montevideo,
Marseille, Magliano Sabina, Albano Laziale, Ariccia, Lucca, San
Benigno Canavese, Este, La Spezia, Cremona, Florence, Utrera ở Tây
Ban Nha, Paris, Roma, v.v.
Một trong những sáng kiến có lẽ ít được biết đến nhưng lại được Don
Bosco yêu thích nhất và là điều sẽ đảm bảo không chỉ công cuộc của ngài
được tiếp nối mà còn có thể trải rộng những nỗ lực Kitô giáo và giáo dục
của ngài. Đó là cổ xuý và đào tạo những người sẵn sàng tận hiến đời mình
cho các hoạt động Kitô giáo và giáo dục trong đời linh mục và tu sĩ. Đây là
mối quan tâm của Don Bosco về ơn gọi giáo sĩ và tu sĩ.
Cơ hội đó được những hoàn cảnh đặc thù của chủng viện ở Turin
mang lại;18 nhưng Don Bosco hằng liên lỷ quan tâm đến ơn gọi, thậm chí
còn gia tăng, khi công cuộc ngài bành trướng và những viễn cảnh về nhu
cầu giới trẻ nên rộng lớn hơn. Để đạt được mục tiêu này, Don Bosco đã
thành lập các trường nội trú được tổ chức theo những đường nét của các tiểu
chủng viện; đôi khi ngài chấp nhận điều hành các chủng viện giáo phận khi
một số giám mục giao cho ngài.
Đối với dự phóng này, Don Bosco cổ xuý việc biếu tặng và hỗ trợ
bác ái; ngài hy sinh và cố gắng nhiều để được miễn nghĩa vụ quân sự và
những gánh nặng kinh tế khác. Như một cách để hỗ trợ sáng kiến này,
17 xem P. Stella, Don Bosco nella storia economica e sociale (1815-1870), (Rome: LAS,
1980), 123-157, ch- 6 Collegi e ospizi in Piemonte e in Liguria (1860-1870).
18 “Đây là một năm đáng nhớ [1849]. Cuộc chiến tranh của Piedmont với Áo vốn bắt
đầu từ năm trước, đã làm rung chuyển cả nước Ý. Các trường công lập cũng như các
chủng viện, đặc biệt là chủng viện Chieri và Turin đã bị đóng cửa; chúng thực sự bị
quân đội chiếm đóng và kết quả là các giáo sĩ của giáo phận chúng tôi không có giáo
viên và không có nơi để tụ họp” (MO 1991, 194).
206

21.9 Page 209

▲back to top
ngài đã thành lập Công cuộc Mẹ Phù hộ các giáo hữu cho các ơn gọi tới
bậc giáo sĩ, đa phần dành cho những người trẻ lớn tuổi. Đây là một nhánh
của động lực truyền giáo quảng đại vốn sinh động Tu hội ngài vào năm
1875.19
Một lĩnh vực mở rộng khác đặc biệt phù hợp với cách tiếp cận và
sự hiểu biết biệt tài của Don Bosco là xuất bản, công việc biên tập và cửa
hàng sách. Những bút tích của Don Bosco thật phi thường, cách riêng
trong các lãnh vực giáo lý, tôn giáo, sùng mộ, hộ giáo và tiểu sử các
thánh. Nhưng không lâu sau ngài mở rộng các khả thể truyền bá các ấn
phẩm của mình bằng cách tạo ra máy in, nhà sách và nhà xuất bản với tỷ
lệ ngày càng tăng.20
Don Bosco không bao giờ bỏ qua mối quan tâm đối với trường học,
như đã được chứng minh bằng ấn phẩm của ngài về Hệ thống mét thập
phân (1849) cũng như mối quan tâm của ngài đối với lãnh vực giải trí,
như đã được chứng minh bằng những truyện ngắn và thậm chí kịch: Ngôi
nhà may mắn (1865). Ngài cũng khởi sự một tờ báo, không tồn tại lâu,
mang tên Người bạn của giới trẻ (1848-1849).
Cùng với những việc trên, Don Bosco thiết lập các cơ cấu cần thiết
cho các tạp chí định kỳ và các loạt sách. Những ấn bản này thật thành công
trong lãnh vực văn hóa đại chúng và với các trường Công giáo. Ta thấy
điều này ở: các bài đọc Công giáo (Catholic Readings) bắt đầu từ 1853,21
Thư viện cho Giới trẻ Ý (Library for Italian Youth), (1869-1885, 204 tập
nhỏ), Các bài đọc được chọn từ các văn sĩ La-tinh và sử dụng trong các
trường (Selected readings taken from Latin writers and for the use of
19 xem Opera di Mari Ausiliatrice per le vocazioni allo stato ecclesiastico. Messis
multa, operarii autem pauci; rogate ergo Dominum messis ut mittat operarios in
vineam suam… (Turin, Tòa báo Nguyện xá thánh Phanxicô Salê, 1875), 8 trang;
những ấn bản khác, (Fossan: tip. Saccone, 1875), 8 trang, OE XXVII 1-8.
20 xem P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità cattolica, tập 1, 229-249, Don
Bosco scrittore ed editore; Don Bosco nella storia economica, 327-368, Imprese
editoriali 1844-1870.
21 xem P. Braido, “L’educazione religiosa popolare e giovanile nelle Letture Cattoliche
di Don Bosco”, trong «Salesianum» 15 (1953): 648-672; L. Giovanni, Le “Letture
Cattoliche” esempio di “stampa cattolica” nel secolo XIX, (Naples: Liguori, 1984),
280 trang.
207

21.10 Page 210

▲back to top
schools) (từ 1866)22, Tập san Salêdiêng (Salesian Bulletin ) (từ năm 1877),
Một sưu tập ngắn các bài đọc ấn tượng cho các tổ chức giáo dục và gia
đình (A short collection of dramatic readings for educational institutions
and families ) (từ 1885).
Hoạt động văn học này được kết nối nhờ xuất bản nhiều sách và
tập sách nhỏ có tính chất tranh biện để “bảo vệ đức tin Công giáo chống
lại việc các giáo hội cải cách chiêu dụ tín đồ, và báo chí chống giáo sĩ”.
Những cuốn sách và tập sách nhỏ này được phân phát khắp nơi và ở tận
gốc rễ của các sáng kiến mục vụ và giáo dục như việc thành lập các
Nguyện xá, Nhà lưu trú và Thánh đường. Mục tiêu chính luôn là cứu rỗi
giới trẻ và dân chúng: "Để giật các linh hồn thanh thiếu niên nghèo khỏi
mưu chước lạc giáo”.23
Ngoài những việc trên, Don Bosco cũng quảng đại và can đảm xây
cất các thánh đường và nhà nguyện, và các trung tâm mục vụ cho dân chúng.
Chúng ta đang bàn đến một cái gì đó tìm thấy được gốc rễ khiêm tốn của nó
trong nhà nguyện tí hon được làm từ mái nhà Pinardi vào năm 1846, những
năm sau, được nối tiếp bởi Thánh đường Thánh Phanxicô Salê rồi, vài năm
sau nữa, đến Thánh đường Đức Maria Phù hộ các Giáo hữu. Các Thánh
đường lớn hơn, như Thánh đường Thánh sử Gioan ở Turin và Thánh đường
Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Roma, khiến Don Bosco bận rộn suốt hơn 10 năm
lo âu vất vả. Mọi nơi bạn đến, bạn đều thấy rằng nhà thờ, Nguyện xá, trường
học, nhà lưu trú là các cơ sở không thể tách rời của Don Bosco, ở Turin cũng
như ở Roma, tại Vallecrosia cũng như tại Nice, Buenos Aires, Marseille và
La Spezia.24
Sự quy chiếu đến hoạt động của Don Bosco với các ngôi thánh
đường đưa chúng ta trở lại với công việc liên lỉ và thường âm thầm mà
ngài đã thực hiện, từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của đời sống linh
22 xem G. Proverbio, La scuola di don Bosco e l’insegnamento del latino (1850-1900),
trong Don Bosco nella storia popolare, ed. F. Traniello, (Turin, SEI, 1987), 143-185.
23 xem Lời kêu gọi đầu tiên đối với Nhà thờ San Giovanni Evangelista, 12 tháng Mười
năm 1870, E. II 121-123: Thư gửi thị trưởng Turin, 3 tháng Sáu năm 1871, E II 162-
163.
24 Nó nói về những bước đầu tiên xây dựng Nhà thờ San Secondo, mà ngài đã phải từ
bỏ; ghi chú cho Đức Hồng Y Đại diện liên quan đến Nhà thờ Thánh Tâm, Roma,
ngày 10 tháng Tư năm 1880, E III 565.
208

22 Pages 211-220

▲back to top

22.1 Page 211

▲back to top
mục, đó là việc xây dựng những lương tâm tôn giáo nhiệt thành và luân
lý ngay thẳng. Ngài đã làm điều này cho những ‘típ’ người khác nhau và
những kẻ bị coi thường nhất. Một khảo luận về Don Bosco, cha giải tội,
cha linh hướng, người hướng dẫn các linh hồn, sẽ có kích cỡ tương
đương với bất kỳ việc tái kiến trúc hoạt động nào của ngài như nhà giáo
dục. Nó sẽ bao gồm việc ngài tương quan với các cá nhân, việc ngài
giảng dạy quần chúng, việc ngài nói chuyện trong các dịp Tĩnh tâm. Dù
sao đi nữa, hoạt động này thâm nhập và lan toả khắp hoạt động của ngài
như nhà giáo dục, khi chuyển nó từ bình diện nhân loại sang những thời
khắc và suy tư về một tính cách Kitô hữu rõ ràng.
Suốt khoảng 30 năm, Don Bosco cũng thực hiện một hoạt động
khổng lồ và liên tục; ngài sáng lập Tu hội Thánh Phanxicô Salê, gồm các
Linh mục và Sư huynh, Tu hội Con Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, làm việc
cho trẻ nữ, tương tự như của người Salêdiêng và Hiệp hội Đạo đức Cộng
tác viên Salêdiêng. Những thành lập này tuân theo một số giai đoạn rõ ràng:
thiết lập, giai đoạn pháp lý, Giáo luật công nhận, đào tạo và sinh động các
thành viên và cuối cùng, củng cố và trải rộng chúng.
Công cuộc này được thực hiện cùng lúc và tương tác chặt chẽ với
sự phát triển, định hướng, quản trị tất cả các tổ chức giáo dục và mục vụ
khác. Đi kèm với nó là việc chạy đôn chạy đáo tìm kiếm sự hỗ trợ bác ái
cần thiết, với các lá thư được viết gửi đi tứ phương thiên hạ và những
mối quan hệ cá nhân với các ân nhân, riêng và chung, và cuối cùng với
các giáo sĩ và giáo dân.
Khi so sánh với các hoạt động chính này, các cuộc đàm phán không
thường xuyên của Don Bosco giữa các nhà chức trách chính trị và giáo
hội không đáng kể mấy nhưng không phải là không thích đáng. Những
cuộc đàm phán này xảy ra để tìm ra giải pháp cho một số tình huống khó
khăn về pháp lý và mục vụ ở Ý.25
25 xem F. Motto, Don Bosco mediatore tra cavour ed Antonelli nel 1858, RSS 5 (1986):
3-20; La mediazione di don Bosco fra Santa Sede e Governo per la concessione degli
“Exequatur” ai vescovi d’Italia (1872-1874), RSS 6 (1987): 3-79; L’azione
mediatrice di don Bosco nella questione delle sedi vescovili vacanti in Italia dal 1858
alla morte di Pio IX (1878), trong P. Braido, Don Bosco nella Chiesa, 251-328.
209

22.2 Page 212

▲back to top
Và cuối cùng, chúng ta không được quên hành động táo bạo của
ngài được thực hiện từ xa vì người di cư và vì truyền giáo. Từ năm 1875
trở đi, hoạt động truyền giáo đã mang đến một hơi thở là tính Công giáo
rộng lớn hơn cho một công cuộc có tiềm năng phổ quát nhưng vẫn bị
đóng lại trong biên giới quốc gia. Don Bosco sống kinh nghiệm truyền
giáo này với nhiệt tình ngoại thường. Trong lúc ngài đã rất cao niên, kinh
nghiệm truyền giáo đó ban cho ngài gần như hơi hướng của một thời tuổi
trẻ thứ hai. Thực thế, Don Bosco trở lại cùng một điệp khúc: “Mong
muốn duy nhất chúng ta có là làm việc trong tác vụ mục vụ, cách riêng
vì giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi. Các lớp giáo lý, trường học, bài giảng,
công viên giải trí lễ hội, nhà lưu trú, trường nội trú và các tổ chức... tất
cả những thứ này tạo nên mùa thu hoạch chính của chúng ta...”26
2. Nhân cách và phong thái
Điều tạo động lực sâu xa để Don Bosco hoạt động là đức ái: yêu
mến Thiên Chúa và người lân cận, được thả neo vững chắc vào Đức tin
Công giáo và một ơn gọi linh mục gần như bẩm sinh với ngài. Tuy nhiên,
một số nét trong nhân cách tạo cho sự tận hiến và hành động bác ái của
Don Bosco một số dấu hiệu và yếu tố độc đáo/tiêu biểu, đến mức chúng
trở nên thiết thân với Hệ thống Dự phòng mà ngài đã thừa hưởng/nhận
làm của mình.
Bắt buộc phải nêu bật những nét này cho bất kỳ ai muốn hiểu và
khôi phục những khía cạnh chính trong kinh nghiệm của ngài như một
nhà giáo dục, vì kinh nghiệm này được buộc chặt không thể phân rẽ và
hầu như đồng nhất với nhân cách và phong thái đời sống của ngài.
26 Thư gửi cha Pietro Ceccarelli, linh mục giáo xứ S. Nicolas de los Arroyos
(Argentina), tháng Mười Hai năm 1874, E II 430.
210

22.3 Page 213

▲back to top
2.1 Truyền thống và tính tân thời
Một nét có lẽ không nên coi là quan trọng nhất, song lại đập vào
bất cứ ai nhìn vào Don Bosco. Đó là tính tân thời của ngài.27 Nét này
không thể tách khỏi việc ngài gắn bó trung thành với quá khứ và các giá
trị cơ bản của nó: truyền thống luân lý và đạo giáo mà ngài hấp thụ trong
gia đình và cộng đoàn Kitô giáo của ngài; nó hình thành nên lương thực
thiêng liêng của ngài; thói quen trung thực, tinh thần làm việc và sự hy
sinh là bạn đồng hành liên lỷ của Don Bosco. Vậy, tóm lại, ngài hoàn
toàn trung thành với những lý tưởng và phong thái sống mà Kitô giáo đề
xuất, được gìn giữ và công bố trong Giáo hội Công giáo, bởi các Giáo
hoàng, các Giám mục và linh mục, và được hỗ trợ bởi những người Công
giáo được rửa tội và chân thành sống đạo.
Tuy nhiên, tính tân thời và truyền thống đòi hỏi hai thái độ, vốn rõ
ràng và phân biệt bằng cách so sánh với các linh mục và người Công giáo
trong thời đại của ngài, lại dễ dàng hòa quyện nơi Don Bosco. Thật vậy,
Don Bosco tin cậy vào môi trường thiêng liêng mà ngài xuất phát, đôi
khi rất bảo thủ, hầu như luôn hòa hợp với tính thực tiễn vốn khiến ngài
chấp nhận những hoàn cảnh và đòi hỏi mới tới mức táo bạo: Don Bosco
thật là truyền thống song lại không phản động, hầu như tân thời nhưng
lại không trở thành bất kỳ loại chủ nghĩa tự do Công giáo nào.
Nói Don Bosco là bậc tiền bối hoặc một người mở đường quả
không thích đáng hay cũng không chính xác. Trước kia chúng ta đã thấy,
và sau này sẽ thấy khá nhiều các tác phẩm và tư tưởng của Don Bosco là
di sản liên tục của truyền thống Công giáo. Như chúng ta đã ghi nhận,
điều dẫn Don Bosco đến với di sản này là não trạng, sự đào tạo, những
người quen của ngài, tư cách hội viên của ngài trong bất cứ nhóm nào và
27 xem “Don Bosco e le sfide della modernità”. Đóng góp bởi M. Guasco, P. Scoopola,
F. Traniello. (Turin, Centro Studi “Carlo Trabucco”, 1988), 46 trang; P Scoppola,
“Don Bosco e la modernità”, trong M. Midali, ed., Don Bosco nella storia, 531-540;
trong cùng tác phẩm chúng tôi tìm thấy những trang thú vị của P. Stella, “Bilancio
delle forme di conoscenza e degli studi su don Bosco”, 34-36.
211

22.4 Page 214

▲back to top
sở thích của ngài. Đó là môi trường của xóm làng, gia đình ngài; trường
học tại Chieri, chủng viện, Convitto Ecclesiastico, Thánh Giuse Cafasso
và những sức mạnh thiêng liêng vốn thịnh hành trong các giới giáo hội
mà Don Bosco đã tham chiếu; đó là các nhà quý tộc ở Florence và Roma;
các vị ân nhân mà ngài có mối quan hệ thân thiện hơn; từ những vị ân
nhân như các Tổng Giám mục, Hồng Y và các Giáo hoàng đã trợ giúp
ngài cách nổi bật.
Cơ bản, Don Bosco đánh giá về các biến cố của thời đại ngài không
khác biệt với phần lớn thế giới Công giáo chia sẻ. Đôi khi, điều khiến
Don Bosco đánh giá khác là cách thức thực tiễn ngài chịu đựng hoặc
đương đầu hoặc sửa chữa các biến cố mà ngài đối diện, đôi khi gần như
liều lĩnh, nhưng luôn đúng một cách cốt yếu. Về điều này, lập trường của
Don Bosco trước một số biến cố đặc thù xảy ra vào năm 1848 thật độc
đáo. Về lý thuyết phần lớn ngài xét đoán những biến cố này là không
thuận lợi. Chẳng hạn, ngài biện minh cho việc ngài từ chối để Nguyện
xá tham gia những cuộc mừng Đạo luật. "Tôi phải làm gì đây? từ khước,
điều đó đã có nghĩa tôi bị tuyên bố là kẻ thù của nước Ý; còn chấp nhận,
điều đó đã coi là tôi chấp nhận các nguyên tắc vốn tôi coi là đầy hậu quả
chết người".28
Phán đoán này có lẽ không quy chiếu đến các nguyên tắc lý thuyết
cơ bản (tinh thần dân chủ, sự bác bỏ chủ nghĩa tuyệt đối, v.v.) nhưng tới
những hậu quả thực tiễn mà ngài cho là tệ hại như lạm dụng quyền bính,
chủ nghĩa tự do, sự buông thả đam mê cách dại dột và báo chí, và sự bứt
phá mạnh mẽ khỏi các truyền thống đáng kính. Dù sao đi nữa, ngài phán
đoán là không tích cực. Nhưng ngay lập tức chúng ta nhận thấy có một
ý muốn hành động vượt qua các cuộc luận chiến. Nó kiên quyết hợp tác
cách hữu hiệu để mang lại một điều gì đó tốt hơn trong Đạo luật được
đề xuất và để khẩn cấp hơn mang lại những truyền thống tốt nhất để xây
28 MO (1991), 198. Nhấn mạnh là do chúng tôi. Hơn nữa, nói về một linh mục ‘yêu
nước’ được mời “để khích lệ luân lý cho những thanh niên nghèo”, ngài nhận xét:
“Nhưng vào dịp đó, ngài thực sự vô luân. Sự tự do, sự giải phóng, sự độc lập vang
vọng trong suốt buổi nói chuyện của ngài” (MO 1991, 201).
212

22.5 Page 215

▲back to top
dựng một trật tự chính trị và xã hội mới dựa trên các giá trị luân lý và tôn
giáo.
Đây là những gì người ta nói Don Bosco đã tuyên bố với Bá tước
Robert D'Azeglio:
Thưa Bá tước, tôi có một quy luật nhất quán khi tránh xa mọi thứ liên
quan đến chính trị: Không bao giờ Ủng hộ hoặc Chống đối …; vì giới
trẻ bị bỏ rơi, tôi làm bất cứ điều thiện nhỏ bé nào có thể được, và cố
gắng hết sức để làm các em trở thành những Kitô hữu tốt theo như
tôn giáo, và trở thành những công dân trung thực theo như xã hội dân
sự… Hãy mời tôi tham gia vào bất cứ việc gì mà một linh mục có thể
thực thi bác ái và ngài sẽ thấy tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống và
phương tiện của mình; nhưng bây giờ và mãi mãi, tôi không muốn
dính dáng đến chính trị.29
Thật vậy, quan điểm chính trị của Don Bosco có bản chất tôn giáo
hướng đến việc mang lại phúc lợi thiêng liêng, đặc biệt cho giới trẻ và
cũng vì sự hưng thịnh vật chất của chúng gắn liền với điều đó.30 Đây là
tiêu chuẩn cơ bản được Don Bosco sử dụng để đánh giá các biến cố và ý
tưởng và, do đó, để hành động. "Tôi chân thành khuyên nhủ là hãy cầu
nguyện để Thiên Chúa chúng ta thương xót miền Piemont nghèo khổ vốn
đang đối mặt với thời kỳ thực sự thảm khốc cho đạo Công giáo thánh
thiện của chúng ta".31 Đây là những lời Don Bosco viết cho giám mục
Ferrara. Ngài viết cho Kinh sĩ Lawrence Gastaldi với những từ ngữ rõ
ràng hơn. "Đây là thời kỳ khủng khiếp đối với tôn giáo. Tôi nghĩ rằng từ
thời Thánh Maximus cho đến thời của chúng ta chưa bao giờ mọi sự suy
tàn nhiều như ngày nay. Dự án pháp lý nổi tiếng đã được thông qua trong
Phòng bầu cử (Đại biểu); chúng ta hy vọng nó sẽ được Thượng viện
thông qua. Nhà Vua rất buồn, nhưng ngài bị bao vây bởi những người đã
29 MO (1991), 199-2008.
30 Về cơ bản, ‘chính kiến thực sự’ của ngài rút lại vào hoạt động giáo dục, xã hội vì giới
trẻ nghèo và bị bỏ rơi, nguy hiểm về mặt luân lý và xã hội. Chính sách ‘nhà giáo dục’
mà ngài minh họa bằng sức mạnh đặc biệt trong các cuộc nói chuyện của ngài trong
thập niên qua và đặc biệt, nói rõ với một nhóm cựu học sinh của Nguyện xá sau hành
trình tới Paris, ngày 24 tháng Sáu năm 1883 (BS 7 (1883) n. 8, tháng Tám, 127-128.
31 Thư ngày 19 tháng Mười Hai năm 1853, Em I 209.
213

22.6 Page 216

▲back to top
bị mua chuộc và không thể tin tưởng. Các linh mục làm việc và, tôi tin
rằng, đừng thờ ơ nói hay làm những gì cần nói và làm để chống lại sự rối
loạn sắp xảy ra. Bàn tay Thiên Chúa đè nặng trên chúng ta và cho phép
một thảm họa nào đó xảy ra; chúng ta chắc chắn sẽ được an ủi bởi việc
chúng ta đã làm những gì chúng ta có thể”.32
Các phán đoán chính trị của Don Bosco luôn mang tính chức năng
Công giáo và rõ ràng tiêu cực, vì chúng quy chiếu tới việc lạm dụng tự
do, bảo vệ các kẻ bội giáo và Tin Lành, phủ nhận các quyền lợi của Giáo
hội, sự dữ có thể sẽ lan rộng. “Đa phần giới trẻ gặp nguy hiểm; Thiên
Chúa muốn thử thách chúng ta rất nhiều. Đây là lần đầu tiên chúng ta
thấy những phái viên Tin Lành trong thành phố của chúng ta thuyết giảng
ở các quảng trường công cộng! Cứ tưởng tượng người ta sẽ bị vấp phạm
thế nào, bao nhiêu việc ác xảy ra! Sách báo, tờ rơi, các lớp giáo lý, bài
giảng, và những hứa hẹn việc làm, bố thí và quà tặng.... đây là những
phương thế được người Tin Lành sử dụng. Các linh mục đang làm việc
không mệt mỏi và đều đặn, nhưng chúng ta phải nói rằng: giới trẻ gặp
nguy hiểm!”33
Đức Giáo hoàng Piô IX viết: “Những việc mang tính đạo giáo và
các thừa tác viên thánh trong khoảng hai năm nay bị phơi trần cho những
thử thách nghiêm trọng trong các thành thị của chúng ta, do những biếu
tặng thông thường của người Tin Lành, và cũng do các mối đe dọa và áp
bức mà ngay cả chính quyền cũng ghi nhận. Thêm vào đó, trong các
trường cấp một và cấp hai, người ta không cung cấp cho giới trẻ nền giáo
dục Công giáo.”34
Don Bosco không thể không nhấn mạnh những vấn đề của năm
1866-1867 khi ngài hy vọng nền hòa bình dân sự và tôn giáo; ngài cam
đoan với Đức Giáo hoàng rằng ngài luôn liên đới và cầu nguyện. Viết cho
người bạn đáng tin cậy Cavaliere Oreglia của mình, Don Bosco nói:
32 Thư ngày 23 tháng Hai năm 1855, Em I 248. Liên quan đến luật đàn áp các dòng tu.
33 Thư gửi Hầu tước Giovanni Patrizi, 20 tháng Sáu, Em I 209 [được viết; nó được gửi
vào ngày 24 tháng Mười] 1863, Em I 586.
34 Thư gửi Đức Piô IX, 13 tháng Hai Em I 552.
214

22.7 Page 217

▲back to top
Chúng ta hãy hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ gửi hòa bình sớm nhất có
thể cho dân Kitô hữu và những người dân sẽ liên kết với vị thủ lãnh
(Giáo hoàng) của mình và tất cả chúng ta có thể hướng đến phần rỗi
linh hồn với tâm trí thanh thản hơn”.35 Don Bosco lại đảm bảo với
Đức Giáo hoàng: “Trong khi đó, sáng tối trong tất cả các nhà, chúng
con sẽ tiếp tục cầu nguyện để những ngày quý giá của Đức Thánh
Cha được an bình, để Thiên Chúa ban cho Cha khoẻ mạnh và ân sủng
để chống chọi với những cơn bão nặng nề, có lẽ không xa, mà Chúa
Quan Phòng cho phép kẻ thù làm điều gì thực sự tốt là chống lại Hiền
Thê không tì vết của Chúa Giêsu Kitô. Đây là thử thách cuối cùng,
nhưng chiến thắng dự kiến, chúng ta sẽ sớm đạt được.”36
Don Bosco rất có thể đã chia sẻ với một vài người Công giáo niềm
hy vọng rằng các biến cố ngoại thường sẽ diễn ra để bảo vệ Roma và
Đức Giáo hoàng. Điều này cũng sẽ giải thích một quy chiếu châm biếm
đến sự vững dạ trên mà những người ở phe đối lập cảm nhận – việc hiện
thực cận kề rằng nước Ý sắp chiếm đóng và biến Roma thành Thủ đô của
nó: "Cầu cho bạn được bình an! Trước khi Nước Ý Thống nhất được hiện
thực (Điều này sẽ sớm xảy ra!) cuốn sách đó sẽ xong.”37 Thỉnh thoảng
Don Bosco sử dụng vũ khí châm biếm với những người bạn chia sẻ cùng
những ý tưởng đó, để chế giễu "Dân chủ", nghĩa là “Những người Dân
chủ Cuồng tín”, những người chống giáo sĩ “'a-la-Garibaldi”.38
Những lời tiên tri và phán đoán trái ngược nối tiếp nhau trước và
sau năm 1870. Don Bosco dự báo, vào đúng ngày quân đội Ý hành quân
vào Roma: "Commendatore, hãy can đảm và hy vọng. Hãy nhớ kỹ những
lời này: một cơn giông bão và bão tố, một cơn lốc, một cơn bão sắp đến,
nhưng chỉ chốc lát thôi. Sau đó, mặt trời sẽ lại xuất hiện với vẻ rực rỡ
chưa từng thấy kể từ ngày Thánh Phêrô cho đến Đức Giáo Hoàng Piô
35 Thư gửi Cav. Oregli, 21 tháng 5 năm 1866, Em I I 241-242; xem Thư gửi Nữ bá tước
Anna Bentivoglio, 30 tháng Chín năm 1866, Em II 302.
36 Thư gửi Đức Piô IX, 26 tháng Sáu năm 1867. Em II 398.
37 Thư gửi Nữ bá tước Carlotta Callori, 19 tháng Mười Em II 442.
38 Thư gửi Bá tước Pio Galleani d’Agliano, 14 tháng Tám năm 1855, Em I 264; gửi
Giáo sĩ Alessandro Vogliotti, tháng Bẩy năm 1860, Em I 419; gửi Nam tước Bianco
di Barbania, tháng Mười Hai năm 1869, E II 65-66; gửi Nữ bá tước Alessi di
Camburzano, 28 tháng Mười năm 1879, E II 126.
215

22.8 Page 218

▲back to top
IX”!39 Ba tháng sau cuộc xâm chiếm Roma, Don Bosco viết cho nữ Bá
tước Carlotta Calori: “Xin Thiên Chúa tha cho chúng ta sau cuộc đối đầu
khủng khiếp như thế giữa Chúa Giêsu Kitô và Satan và để cho chúng ta
thấy Giáo hội và Đức Thánh Cha được hưởng hòa bình”.40
Don Bosco đã không hạ vũ khí. Ngài không chỉ tiếp tục hoạt động
khoa chính trị thực tiễn và xây dựng của mình, mà nhờ loại chính trị này,
như chúng ta đã đề cập, thậm chí ngài nhìn nhận vấn đề bổ nhiệm các
giám mục và các thế lực trần thế (1871-1874). Ngài bộc lộ rõ ràng suy
nghĩ của mình khi ngài coi "chính trị của Phúc Âm” là quy tắc của mình:
“Trả cho Caesar những gì thuộc về Caesar, và cho Thiên Chúa những gì
thuộc về Thiên Chúa”.41 Quy tắc này luôn được hướng dẫn bởi một
nguyên tắc khác, đó là “chúng ta phải làm tốt bất cứ khi nào có thể và
được yêu cầu.” Một lần kia, một Giám đốc Salêdiêng được yêu cầu vui
lòng cung cấp các phương tiện của mình cho Hiệp hội Công nhân của
thành phố. Don Bosco viết cho ngài: “Liên quan đến hiệp hội công nhân
và những người bênh vực nó, con luôn có thể nói với họ rằng chúng ta
bỏ sang một bên bất kỳ tư tưởng đảng phái nào và kiên định bám sát vào
những gì Chúa Giêsu Kitô nói: ‘Date quae sunt Caesaris, Caesari, quae
sunt Dei, Deo’, và không ai trong số họ phải sợ chúng ta, về những gì
chúng ta có thể nói và làm”.42
Vào một dịp khác, Don Bosco đã minh định tư duy của mình. “Hãy
nhớ rõ điều này, rằng nếu chúng ta muốn tấn tới, chúng ta không bao giờ
được nói về chính trị, không ủng hộ cũng không chống. Chúng ta sống
chương trình này: phải làm điều tốt cho trẻ nghèo. Bất cứ điều gì cần
39 Thư gửi Sĩ quan chỉ huy Dupraz, 20 tháng Chín năm 1870, E II 118-119. Tin quân
đội Ý tiến vào Roma đến tai Thánh nhân ngày 21 tháng Chín: ngài không bình luận
gì.
40 Thư ngày 2 tháng 01 năm 1871, E II 144. Gửi Bá tước Eugenio de Maistre, người
từng là tình nguyện viên của Zouaves, ngài viết vào ngày 28 tháng Mười Hai năm
1872: “Hãy can đảm, chúng ta đang đối mặt với một quãng thời gian rất buồn. Chúng
ta hãy hy vọng một Thiên Chúa đầy lòng thương xót sẽ rút ngắn nó”. (E II 247).
41 Mt. 22, 21; Mc 12,17; Lc 20,25.
42 Thư gửi Hiệu trưởng ở Nice, cha Ronchail, tháng Tư năm 1877. E III 163.
216

22.9 Page 219

▲back to top
được thêm vào nguyên tắc này, Thiên Chúa sẽ đề xuất cho chúng ta; ngài
là Đấng hướng dẫn chúng ta bất cứ khi nào cần”.43
Vài năm trước, trong các cuộc đàm phán về vấn đề quyền lực trần
thế của các Giám mục, Don Bosco nói chuyện với một bộ trưởng chính
phủ, Gioan Lanza; vào lúc đó, ngài nhấn mạnh quan điểm chính trị của
mình một cách mạnh mẽ hơn: “tôi viết với sự tự tin và đảm bảo với ngài
rằng đang khi tôi tuyên xưng mình là một linh mục Công giáo và gắn kết
với vị Thủ lãnh của Đạo Công giáo, tôi cũng rất gắn kết với chính phủ.
Tôi đã dành tất cả các phương tiện tài chính hạn hẹp của mình, tất cả sức
lực và tất cả cuộc sống của tôi vì hạnh phúc của các thần dân chính phủ.
Nếu ngài nghĩ rằng tôi có thể phục vụ ngài trong bất cứ điều gì có lợi cho
chính phủ và đạo giáo, ngài chỉ cần cho tôi biết làm thế nào mà thôi”.44
2.2. Tính thực tiễn (realism) và tính hợp thời
Công cuộc của Don Bosco giữa giới trẻ không được khởi hứng bởi
các ý thức hệ hay sự xem xét lý thuyết, song bởi tính nhạy cảm nhân bản
và linh mục, đối mặt với những sự kiện rõ ràng và những tình huống cụ
thể đòi hỏi những can thiệp và giải pháp tức thời và thực tiễn hơn là
những kế hoạch và dự án.
Tình huống là điều thúc ép Don Bosco hành động. Chẳng hạn, vấn
đề thời giờ rảnh rỗi có đấy cho những người trẻ chưa được chuẩn bị để
sử dụng nó một cách thích hợp: “Buồn thay, một số người quan tâm đến
43 Thư gửi Carlo Vespignani di Lugo, 11 tháng Tư năm 1877. E III 167.
44 Thư ngày 11 tháng Hai năm 1872, E II 195. Ngài sử dụng những diễn đạt giống hệt
nhau trong một Lá thư gửi Onorato Vigliani, Bộ trưởng Ân xá và Công lý vào ngày
12 tháng Mười năm 1873: “Là một linh mục tôi yêu đạo giáo, là một công dân tôi
muốn làm nhiều nhất có thể cho chính phủ... vì thực tế tôi đứng ngoài chính trị và các
vấn đề công cộng, nên nếu ngài muốn sử dụng bản thân hèn kém của tôi để làm điều
gì đó thì sẽ chẳng có nỗi sợ công khai quá mức” (E II 313). Điều này lặp lại dưới hình
thức ngắn gọn hơn “tuyên xưng đức tin chính trị” mà ngài đã giải thích cho Lu-y
Carlo Farini, Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào ngày 12 tháng Sáu năm 1860, và cho Terenzio
Mamiani, Bộ trưởng Bộ Hướng dẫn Công cộng, sau một cuộc lục soát và thanh tra
trường học (Em I 407-410).
Về sự phát triển tư duy chính trị của Don Bosco, xem P. Stella, Don Bosco nella storia
della religiosità cattolica, tập 2, 75-96.
217

22.10 Page 220

▲back to top
việc giáo dục quần chúng đã thấy… rằng nhiều người trẻ dành hết sức
làm việc trong xưởng kỹ nghệ ở thành phố song lại lãng phí chút tiền
còm họ kiếm được suốt tuần vào các trò chơi và thú ham mê đặc biệt là
vào cuối tuần và các ngày lễ.45
Một trường hợp khác là tình cảnh của những người nhập cư trẻ di
chuyển từ nông thôn vào thành phố: “Chúng tôi tin dân chúng ai nấy đều
biết rằng để mang đến phúc lợi luân lý cho giới trẻ bị bỏ rơi, cha Gioan
Bosco đã cố gắng hết sức mở ba nguyện xá cho các thiếu niên trong ba
khu chính thuộc thành phố chúng ta. Vào những ngày cuối tuần và ngày
lễ, Don Bosco quy tụ những người trẻ này với số lượng nhiều nhất có
thể, vì các em gặp nguy hiểm ở thủ phủ chúng ta và nhiều em trong chúng
từ các tỉnh lỵ đã đến thành phố này”.46
Một trường hợp thứ ba là tai họa bệnh dịch tả năm 1854; nó gia
tăng số trẻ mồ côi và thiếu niên vô gia cư và tạo ra những lo lắng – để
các em vào đâu, thiếu lương thực, các đóng góp từ thiện giảm, các nguy
cơ luân lý gia tăng.47
Một trường hợp nữa là vấn đề, tổng quát hơn bao giờ hết, của thiếu
niên gặp nguy hiểm lẫn rủi ro (pericoloso e pericolante): chúng chiếm
phần lớn. Điều mà Don Bosco viết trong thư luân lưu vào ngày 13 tháng
Ba năm 1854, có thể dễ dàng được áp dụng cho phần lớn các em: "Tôi
thấy mình sống trong một hoàn cảnh thật buồn khi nói với các anh em
45 Thư luân lưu cho việc xổ số ngày 20 tháng Mười Hai năm 1851, Em I 139. Đức Giám
Mục Losanna, Giám mục của Biella, đã hứa một khoản quyên góp cho Nguyện xá.
Don Bosco trả lời, cảm ơn ngài vì “lòng bác ái” dành cho “giới trẻ Turin” và nói thêm:
“Đức Cha có thể vui khi biết rằng số tiền quyên góp này cung cấp cho nhiều bạn trẻ
từ giáo phận của Đức Cha, các cậu bé phải phần lớn thời gian của mình ở thủ đô vì
nhiều lý do công việc, và rất nhiều em đến Nguyện xá để thư giãn, học hỏi và thánh
hóa những ngày dành riêng cho Thiên Chúa” (Thư ngày 4 tháng Năm năm 1852, Em
I 155).
46 Lời kêu gọi tham dự xổ số, 21 tháng Hai năm 1857, Em I 318.
47 xem yêu cầu gửi tới “Mendacità istruita”, 13 tháng Mười Một năm 1854, Em, I 96-
97; gửi tới thị trưởng Turin, 25 tháng 01 năm 1855, Em I 243-244; gửi tới người giám
sát tài chính, 22 tháng Ba năm 1855 Em I 252; Thư luân lưu ngày 8 tháng Năm năm
1855, Em I 253-254; Thư gửi tới “Mendacità istruita”, 21 tháng Mười Một năm 1855,
Em I 270-272.
218

23 Pages 221-230

▲back to top

23.1 Page 221

▲back to top
rằng nếu có bất kỳ lúc nào đầy dẫy nguy hiểm cho giới trẻ, thì, chắc chắn,
là lúc này đây! Nhiều người trẻ sắp liều mất đi sự ngay thẳng và đạo giáo
của mình vì một mẩu bánh”.48
Bất cứ khi nào các cơ sở mới của giới trẻ được thực hiện, dù ở gần
hay xa, thì cùng những lý lẽ đó được nêu ra công khai cho mọi người.
Don Bosco viết: "Tại Genova-Sampierdarena, một giáo xứ duy nhất có
khoảng 20.000 người và một số ít linh mục, chẳng thấm vào đâu so với
nhu cầu. Mọi công dân đều thấy có nhu cầu nhưng đặc biệt là những
người trẻ nghèo đang la cà khắp các đường phố và quảng trường của
thành phố, bị bỏ rơi có nguy cơ hư hỏng, vì tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm,”49
Ta tìm được những lời lẽ tương tự và thậm chí mạnh mẽ hơn, đối với
thành phố La Spezia đang phát triển nhanh chóng.
La Spezia chắc chắn là một trong những thành phố có số lượng thiếu
niên bị bỏ rơi nhiều nhất. Kho vũ khí thuê mướn hầu hết cư dân và
họ không thể chăm sóc lũ trẻ. Trong khi thành phố tăng từ năm ngàn
đến hai mươi bảy ngàn người, không có điều khoản nào có thể được
thực hiện để mở các cơ sở cực kỳ cần thiết cho các em”.50 Tất cả
những người trung thực thấy cần phải giáo dục tôn giáo cho giới trẻ;
nhưng những đứa trẻ nghèo của các tầng lớp lao động, những em
thiếu phương tiện sinh sống và sự giúp đỡ của cha mẹ, đáng được
quan tâm đặc biệt. Không được chỉ dạy luân lý, không có kỹ năng
hoặc khả năng xin việc, những thiếu niên này liều mình trở thành một
đại họa công cộng và do đó sẵn sàng đổ dồn về các nhà tù. Nhu cầu
này nghiêm trọng ở khắp mọi nơi, nhưng đặc biệt hơn là ở thành phố
La Spezia. Thành phố này với dân số tăng từ 4000 đến 30.000 trong
vài năm, hoàn toàn không có nhà thờ, không có trường học và không
có nhà lưu trú.51
Roma, đã hiệu lực trở thành thủ đô của Ý, phải đối phó với các vấn
đề nghiêm trọng. Don Bosco giải thích cho Đức Giáo hoàng: “Thành phố
48 Em I 222.
49 Thư luân lưu mùa hè 1872, E II 220; xem thư luân lưu khác vào mùa thu 1872, với
mô tả tương tự, E II 241-242.
50 Thư gửi Bộ trưởng Hải quân, Benedetto Brin, 16 tháng 01 năm 1877, E III 273.
51 Thư luân lưu ngày 11 tháng Mười năm 1880, E III 627.
219

23.2 Page 222

▲back to top
thân yêu này của chúng con trong thời gian bình thường đã được cung
cấp dồi dào các tổ chức giáo dục đủ loại cho công dân. Bây giờ với tình
trạng khó khăn bất thường mà chúng con đang gặp phải, với dân số gia
tăng lạ thường, với nhiều thiếu niên đến từ những nơi xa xôi và tất cả đều
tìm kiếm việc làm hoặc chỗ ở, phải thực hiện một số biện pháp cho tầng
lớp thấp hơn quả là cốt yếu. Thật buồn, cần phải có những biện pháp bởi
muôn vàn người trẻ lang thang lêu lổng khắp các đường phố và quảng
trường của thành phố và thông thường chúng kết tận làm chật các nhà tù
đã nên hiển nhiên. Những thiếu niên đáng thương này là những đứa trẻ
bị bỏ bê hơn là gian ác; nếu ta mở cho chúng một cơ sở chắc chắn sẽ
mang đến cho chúng nhiều phúc lợi.52
Những quy chiếu này có ý định rộng hơn, khi chúng bao gồm rất
nhiều công cuộc khác nhau kể cả trường học để học văn chương cổ điển,
như ngài làm vào thời điểm đang khuếch trương các trường nội trú, làm
việc cho “những người trẻ không quá giàu có, nhưng đáng khen về tài
năng và nhân đức, cũng như cho những thiếu niên nghèo có tài và luân
lý nhưng hầu như hoàn toàn không có phương tiện tài chính có thể tiếp
cận nền giáo dục cấp hai. Mục đích là giúp chúng phát triển những tài
năng Chúa Quan Phòng đã ban cho”.53
2.3 Sự khôn ngoan và kiên quyết
Một ghi chú độc đáo về sự điều độ vốn thực sự là khôn ngoan cũng
đặc trưng hoá việc Don Bosco chuyển mình với thời đại và với các hoàn
cảnh lịch sử trong đó ngài sống. Như một nguyên tắc, chắc chắn ngài
không bảo vệ ý tưởng rằng “điều tốt nhất là kẻ thù của điều tốt” nhưng
ngài cũng biết cách từ bỏ “điều tốt nhất” để đạt được mục tiêu của mình,
dù giới hạn và bất toàn, hơn là chẳng được gì. Don Bosco viết cho một
trong những cộng tác viên của mình, trong một trường hợp đặc thù: "cha
52 Thỉnh nguyện gửi Đức Lêô XIII, tháng Ba năm 1878, E III 317.
53 Thư gửi Bộ trưởng về dạy học công lập, Carlo Matteucci, 11 tháng Mười Một năm
1862, Em I 538; và gửi giám sát học tập ở Turin, Francesco Selmi, tháng Mười năm
1863, Em I 610; xem Em I 542 và 558-559.
220

23.3 Page 223

▲back to top
hoàn toàn đồng ý với con, điều chúng ta tìm kiếm là điều tốt nhất
(optime), nhưng đáng buồn là chúng ta phải tự hài lòng với những gì ít
tốt hơn giữa quá nhiều điều xấu. Chúng ta đang sống trong thời đại như
thế đó. Dẫu vậy, những kết quả chúng được thật vừa ý”.54
Vài năm trước, trong khi thương lượng với cha Gilardi của Tu hội
Bác Ái (Rosminians) về việc xây dựng nào đó, Don Bosco đã viết: "Cha
thấy đó, chúng ta phải đơn sơ như chim bồ câu và khôn ngoan như con
rắn; chúng ta phải khéo léo giữ bí mật mọi thứ để kẻ thù không đến gieo
cỏ lùng. Nhưng, vì những điều công khai phải được công chúng hợp pháp
hỗ trợ, để không có bên nào bị thiệt hại trước pháp luật, nên con sẽ trình
bày cho cha, vị bề trên tiếng tăm và đáng kính, dự án sau đây”.55
Sự khôn ngoan và kiên quyết, duy tâm và thực tiễn, tính toán nhân
loại và tin tưởng vào Thiên Chúa, kiên nhẫn chờ đợi và đẩy tới phía trước,
thuật ngoại giao và sự thẳng thắn: Don Bosco luôn giữ những điều này
cùng nhau và quân bình năng động. “Dù sao đi nữa, ngài biết tôi rất thiện
chí. Bất cứ ở đâu sự cần cù và thiện chí có thể đạt được bất cứ điều gì để
làm sáng danh Thiên Chúa, ngài có thể tin tưởng tôi, và tôi sẽ ở đó với tất
cả sức lực của tôi”.56 Đây là một trong những nguyên tắc của Don Bosco
tìm được sự đầy đủ của nó trong một nguyên tắc khác, bù lại, nói rõ ràng
'Cuộc thập tự chinh' thực tiễn và xây dựng của ngài, được sinh ra từ sự tin
tưởng vào Thiên Chúa: “Thiên Chúa ở cùng chúng ta; đừng sợ."57 Nhưng
sự thẳng thắn không loại trừ một thái độ thâm trầm dựa trên kiến thức về
sự vật và con người, và cả một tinh thần hòa giải, khi cần, bất cứ khi nào
có câu hỏi về các vấn đề kinh doanh và lợi ích thiêng liêng. “Cha mong
muốn và khuyến cáo bất kỳ sự đối nghịch nào đều phải được giải quyết
một cách thân thiện, bên ngoài tòa án dân sự, luôn dựa vào phán quyết của
54 Thư gửi Cha Giovanni Bonetti, 6 tháng Sáu năm 1870, E II 96. “Việc tốt phải làm
ngay tức thì”, cha Cafasso đã nhấn mạnh, mà Don Bosco đã phản đối khi đối mặt với
nhiều khó khăn rằng người ta có thể làm được điều tốt là đủ rồi: xem P. Braido, Un
“nuovo prete” e la sua formazione culturale secondo Don Bosco, RSS 8 (1989): 14.
55 Thư ngày 15 tháng Tư năm 1850, Em I 101.
56 Thư gửi Cav. Marcô Gonella, 20 tháng Năm năm 1867, Em II 370.
57 Thư gửi Đức Giám Mục Cagliero, 10 tháng Hai năm 1885, E IV 313.
221

23.4 Page 224

▲back to top
một người có uy tín được đôi bên tin cậy”.58 “Hãy nói cho cha biết về tình
trạng luân lý, vật chất, về những hy vọng hay nỗi sợ hãi. Không có kiến
thức này, chúng ta không thể không bị những bấp bênh vây quanh.”.59
Trong một hoàn cảnh đặc thù, Don Bosco đã xin một tu sĩ đáng tin
cậy ở Roma cho ý kiến của mình xem các giám mục đã viết thư giới thiệu
tán trợ có được diễn đạt sự phê chuẩn Hiến Luật tới Roma hay không.
Ngài cần biết điều này để chuẩn bị, trước thời hạn, một tiến trình chiến
lược sẽ được dùng đến tiếp theo. Và câu hỏi này được nêu lên chỉ để đề
xuất một hướng dẫn, nghĩa là: “liệu con có nên làm theo lời khuyên của
họ hay nên hành động trái với những gì họ nói để chắc chắn rằng con
làm những gì họ muốn!”60
Vì lẽ này, về một số câu hỏi, Don Bosco muốn các cộng tác viên
có ý kiến về ý tưởng của chính ngài. "Hãy kiên nhẫn. Hãy can đảm.
Chúng ta sẽ dàn xếp mọi thứ. Đó là một năm ngoại thường: Vật liệu xây
dựng đã có sẵn, chỉ còn phải tìm ra địa điểm... Mọi thứ dường như ổn,
tám hoặc mười ngày kể từ bây giờ, con hãy lại viết thư cho cha và cho
cha biết những khó khăn con gặp phải; nhưng đồng thời, bày tỏ ý kiến
của con về phương cách vượt qua chúng.”61
Tuy nhiên, Don Bosco cũng cho phép mình biểu lộ thiếu kiên nhẫn
ở mức độ nào đó khi có vẻ khẩn cấp hoặc chính đáng, vì sự chậm trễ
hoặc vì lo lắng muốn đạt được mục tiêu của mình. “Tất cả mọi thứ đều
rối tung lên. Cha đã nhận được bức thư ngắn nổi tiếng của con. Cha đang
chuẩn bị một số nhận xét. Nhưng con đã ký nó rồi. Nếu con có điều gì
để nói hãy nói cho cha ngay. Đức Hồng Y Nina đang đợi anh đóng vai
Punch/hề. (Pulcinella). Chúng ta cũng sẽ thoát khỏi mớ hỗn độn này theo
58 Thư gửi Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Vespignani, 9 tháng Năm năm 1882, E IV
134.
59 Thư gửi cha Costamagna, 1 tháng Mười năm 1881, E IV 83.
60 Thư gửi cha Giuse Oreglia SI, 7 tháng Tám năm 1868, Em II 556.
61 Thư gửi cha Lemoyne, Hiệu trưởng ở Lanzo Torinese, 19 tháng Mười năm 1874, E
II 413.
222

23.5 Page 225

▲back to top
cách tốt nhất có thể”.62 Đây là một bức thư gởi cho một trong những đại
diện ở Roma. Nó không phải là lá thư duy nhất, đặc biệt là liên quan đến
việc xây dựng Nhà thờ Thánh Tâm ở Roma rất khó khăn: “cha muốn việc
xây dựng tiến triển; cha đang nỗ lực làm những việc không thể tin được
để kiếm ra tiền; nhưng nếu mọi thứ diễn ra như hiện giờ thì khi nào chúng
ta mới thấy nhà thờ hoàn tất?"63
Các khó khăn gia tăng cũng thêm áp lực với Don Bosco đến mức
ngài châm biếm kết luận: "cha đã nhận được thư của con. Chúng ta phải
kiên nhẫn trong mọi sự. Chúng ta sẽ dàn xếp mọi thứ. Thay vì bắt lỗi những
gì chúng tôi đang xây dựng ở Roma, tôi xin một số vị nghĩ tới việc cho
chúng tôi tiền”.64 Alii Alias Dicant" (hãy để người khác nói những gì họ
muốn!) về những gì chúng tôi đang làm ở Roma. Tôi không để ý đến bất
cứ điều gì họ nói, bởi vì chúng tôi chắc chắn về những gì chúng tôi đang
làm.”65 “Cha làm những gì có thể, nhưng con và cha Savio phải làm hết
sức mình để kiếm ra tiền... Hãy can đảm! Roma không phải là không có
tiền!"66 "Chúng ta phải có một nhúm thuốc hít [Mặt trời Tây Ban Nha, một
nhãn hiệu thuốc lá hít] để đánh thức người phụ trách sưu tập các ‘quần
sóc’ (khá dài) để chúng ta trang trí”.67
2.4 Rộng lượng và thực tế
Don Bosco kết hợp việc tư duy phóng khoáng đáng kể và việc
hoạch định với tính thực tiễn khi thực hiện điều này và tìm ra phương
tiện. Về vấn đề này, chúng ta thực sự có thể thu thập toàn bộ hợp tuyển
các lời minh xác bộc lộ tính sẵn sàng, tinh thần mạnh dạn và táo bạo của
62 Thư gửi cha Dalmazzo, biện lý của ngài ở Roma, 28 tháng Sáu năm 1882, E IV 147.
Nó đề cập đến Concordia, khép lại một cuộc tranh luận dài với Đấng Bản Quyền Giáo
phận.
63 Thư gửi Cardinal Vica, 5 tháng Bẩy năm 1882, E IV 149-150; cũng xem Thư gửi Cha
Savio ở Roma, 6 tháng Bẩy năm 1882, E IV 150; gửi Cha Dalmazzo, 29 tháng Bẩy
năm 1882, E IV 157.
64 Thư gửi Cha Dalmazzo, 27 tháng Tám năm 1882, E IV 165.
65 Thư gửi Cha Dalmazzo, 26 tháng Mười Một năm 1882, E IV 215.
66 Thư gửi Cha Dalmazzo, 19 tháng Ba năm 1883, E IV 215.
67 Thư gửi Cha Dalmazzo, 19 tháng Sáu năm 1882, E IV 144. Sun was là một nhãn
hiệu thuốc lá đoạt giải thưởng.
223

23.6 Page 226

▲back to top
Don Bosco. Don Bosco viết cho Đức Cha Gilardi, Giám mục của
Mondovi: "Con đã đọc chương trình và dự án lập Thư viện về Giáo hội.
Trách vụ này thật khó khăn và khổng lồ. Nếu có thể tìm được các cộng
tác viên và mọi người biết đến chương trình, tất nhiên phải thế, thì con
xin hết lòng tham gia, không dè giữ (Totis Viribus)”.68 Viết cho Giáo sư
Vallauri và xin quảng cáo trên báo L’Unità Cattolica của ông cho nhà
thờ Thánh Sử Gioan, Don Bosco nói thêm: “Trách vụ này quả vĩ đại
nhưng tuyệt đối cần thiết, và do đó tôi sẽ bắt tay vào nhiệm vụ này”.69
“Đây là điều Thiên Chúa muốn ở chúng tôi vào lúc này! Nhà cửa và
trường nội trú cho học sinh xuất thân từ những hoàn cảnh thấp kém hơn,
những chốn trú ngụ mà chúng ta có thể chào đón những người man di
hoặc bán man di, nếu chúng ta có họ...”. “Con là một nhạc sĩ còn cha là
nhà thơ do nghề nghiệp; vì vậy cả hai chúng ta sẽ làm hết sức mình để
đảm bảo rằng bất cứ điều gì xảy ra ở quần đảo Indies và Úc châu không
đảo lộn những gì đang diễn ra ở Argentina”.70
“Tôi thấy cực kỳ khó để bày tỏ những cảm nhận mà lá thư của anh
và số tiền quyên góp của những người quảng đại ở Cassine đã khơi dậy
trong tôi. Tôi đã hiến trọn cuộc đời để làm điều tốt cho giới trẻ, vì tôi tin
rằng hạnh phúc của một quốc gia phụ thuộc vào nền giáo dục lành mạnh
của giới trẻ. Tôi cảm thấy gần như thể tôi đang bị lôi kéo tới bất cứ nơi
nào tôi có thể làm được điều gì đó, ngay cả với một cách bé nhỏ, vì giới
trẻ, phần được lựa chọn của xã hội dân sự. Nhưng chắc chắn tôi không
đáng có được sự khích lệ cao quý như vậy”.71
Bất cứ điều gì xảy ra có lợi cho giới trẻ đang gặp nguy cơ hoặc
điều gì giúp chiếm được các linh hồn cho Thiên Chúa, đều đẩy tôi đến
68 Thư tháng Ba năm 1869, E II 15.
69 Thư ngày 10 tháng Mười Hai năm 1870, E II 135; x. Thư gửi Nữ bá tước Uguccioni
từ Florence, 2 tháng Mười Hai năm 1871, E II 189, và 28 tháng Ba năm 1872, E II
203; gửi Cha Rua và Cha Lazzero ngày 25 tháng Tư năm 1876, E III 50; gửi cha
Cagliero ngày 27 tháng Tư năm 1876, E III 52; gửi cha Rua tháng Tư-tháng Năm năm
1876, E III 53-55.
70 Thư gửi cha Cagliero, tháng Sáu và Bẩy năm 1876, E III 68 và 72; cũng xem Thư
ngày 16 tháng Mười Một năm 1876, E III 114.
71 Thư gửi Doc. Peverotti di Cassine (Alessandria), 6 tháng Chín năm 1876, E III 93.
224

23.7 Page 227

▲back to top
mức liều lĩnh. Do đó, dự án của ngài muốn khởi sự một cái gì đó có thể
có lợi cho những trẻ nghèo, cho trẻ gặp nguy hiểm, giữ các em xa khỏi
đi vào các nhà tù, biến các em thành những công dân trung thực và những
Kitô hữu tốt, đây là chính mục tiêu mà chúng tôi luôn đặt ra trước mắt”.72
Trong bầu khí này và theo chính cách mà ngài quen trình bày mục
tiêu của mình, Don Bosco nhắm đến việc mở rộng các công cuộc quy mô
và kiên định, khi chúng bắt đầu và phát triển. Điều này tỏ ra hữu ích cho
công chúng và để sinh động những người cộng sự và các ân nhân. “Trong
tháng này, chúng ta đã mở năm nhà và đã khá đông đúc; bốn ngôi nhà
nữa sẽ được mở vào tháng Tám tới nếu Chúa muốn. Liệu không đúng là
chúng ta cấp tiến sao?”73 “Sự việc không chỉ diễn ra quyết liệt theo dự
phóng mà còn như ‘điện báo’. Trong một năm, được Chúa giúp và nhờ
các ân nhân thật bác ái, chúng ta đã có thể mở 20 nhà. Hiện tại chúng ta
có hơn 70 nhà với 30.000 học sinh. Hãy xem gia đình của bà đã gia tăng
biết bao!”74 Những đảm trách vĩ đại mà chúng ta sắp có, cần phải cầu
nguyện nhiều để mọi sự có thể xuôi chạy tốt đẹp”. Đây là cách ngài bắt
đầu một bức thư gửi từ Pháp cho cộng sự viên thân cận nhất của mình
(cha Micae Rua).75 Don Bosco đang dự phóng những phát triển tương tự
cho những người Salêdiêng trẻ ở Nam Mỹ: "Mọi thứ ở đây đang có
những bước tiến khổng lồ”.76
Đây không chỉ là những dự phóng được lý tưởng hóa. Don Bosco
thật tuyệt vời với các dự phóng của mình song không kém lớn lao trong
công việc âm thầm hằng ngày là thiết lập các phương tiện, các công cụ
cần thiết để thực hiện cũng như dự phóng. Có lẽ đây là khía cạnh dễ nhận
biết nhất của một cuộc đời được đánh dấu bởi sự nghèo khó và bởi việc
không mỏi mệt tìm kiếm sự giúp đỡ.
72 Thư gửi Carlo Vespignani, 11 tháng Tư năm 1877, E III 166.
73 Thư gửi Nữ bá tước di Camburzano, 28 tháng Bẩy năm 1878, E III 370.
74 Thư gửi Nữ bá tước Uguccioni, 18 tháng Mười Một năm 1878, E III 417.
75 Thư gửi cha Rua ngày 11 tháng 01 năm 1879, E III 436; “Công việc của chúng ta ở
đây đang diễn ra một cách tuyệt vời, như thế giới thường nói, nhưng chúng ta nói là
phi thường” (Thư gửi cha Rua từ Marseilles, 17 tháng 01 năm 1879, E III 442).
76 Thư gửi Cha Taddeo Remotti, 31 tháng 01 năm 1881, E IV 9; xem Thư gửi Cha G.
Fagnano, 31 tháng 01 năm 1881, E IV 13-14.
225

23.8 Page 228

▲back to top
Cơn ác mộng đầu tiên có một cái tên: “Tiệm bánh mì”. “Những
khốn khổ cứ tiếp tục nhân đôi và tôi đang làm việc ngày đêm để trả tiền
cho Tiệm bánh mì. Tôi vẫn đang cầm hóa đơn tháng Ba của Tiệm bánh
mì đây mà tôi chẳng biết moi tiền từ đâu”.77 “Nếu ông có thể giúp tôi,
ông sẽ nuôi những đứa trẻ nghèo đói đấy.”78 “Ở đây chúng tôi đang làm
tất cả những gì có thể. Chuột chẳng thể chơi dỡn trước móng vuốt
mèo.”79 "Giá bánh mì bỏ mặc chúng tôi tuyệt vọng”.80
Cái nghèo giáng xuống mọi công cuộc của ngài. “Nhà chúng tôi
không có lấy một xu”81. "Cùng cực là bài hát độc nhất ngài nghe hát khắp
nơi, nhưng chúng tôi có rất nhiều thiếu niên được giao cho chúng tôi
chăm sóc mọi ngày. Chúng tôi hy vọng và chúng tôi cầu nguyện.”82Don
Donco cũng tìm thấy sự khởi hứng trong cuốn Thợ cắt tóc thành Seville:
Tất cả họ đều xin nó. Tất cả họ đều muốn nó. Trời ơi, mỗi lúc một ít.
(Tutti ne chiedono, tutti ne vogliono. Un poco alla volta, per carità).83
Việc tìm cơm bánh này gần như đã trở thành một “di chúc” ở một
trong những lá thư cuối cùng của ngài, đề ngày 7 tháng Mười Một năm
1887: "đói, chó sói cũng mò khỏi hang/ Đói thì đầu gối phải bò”, tục ngữ
nói thế. Thiếu thốn thúc tôi làm phiền một số ân nhân, điều tôi không
làm trong những hoàn cảnh bình thường. Xin làm ơn giúp tôi theo khả
năng của ông... Tôi không thể viết nữa. Đây là những nỗ lực cuối cùng
của bàn tay tội nghiệp của tôi”.84
Don Bosco liên lỷ nỗ lực nhằm tập trung sự giúp đỡ của các cộng
tác viên và các vị ân nhân. Ngài làm điều này thông qua những tiếp xúc
cá nhân, với hàng trăm lá thư cá nhân và thư luân lưu. Ngài viết cho
người trợ giúp đắc lực nhất của mình: "Hãy tiếp tục vui vẻ. Hãy tìm tiền.
77 Thư gửi Giáo sĩ De Gaudenzi, 17 tháng Mười Hai năm 1855, Em I 276; xem Thư
ngày 19 tháng 01 năm 1854, Em I 215.
78 Thư gửi Nam tước Feliciano Ricci des Ferres, 7 tháng Năm năm 1856, Em I 288.
79 Thư gửi Cavalier Oreglia, 7 tháng Mười Hai năm 1867, Em II 456.
80 Thư gửi Cavalier Oreglia, 10 tháng Tư năm 1868, Em II 5226.
81 Thư gửi cha Rua, tháng Bẩy năm 1876 E III 77.
82 Thư gửi cha Rua, 13 tháng Mười năm 1876, E III 104.
83 Thư gửi cha Rua, tháng 01 năm 1878, E III 285.
84 Thư gửi bà Zavaglia-Manica, 7 tháng Mười Một năm 1887, E IV 384.
226

23.9 Page 229

▲back to top
Hãy để Cavaliere tiếp tục công việc thành công và để Buzzetti giúp anh
ấy. Đây là tất cả những gì cha có thể làm từ nơi đây.”85 “Còn anh, hãy
làm hết sức mình (in omnibus labora) để gom góp các quà biếu tặng và
nếu chúng ta không thể thực hiện bằng cách nào khác thì hãy thực hiện
hoặc lên kế hoạch một vụ cướp hữu ích, hay tốt hơn nữa, hãy làm bài
“tính trừ” trong “Nhà Băng” nào đó.86 Don Bosco hỏi vay mượn; tổ chức
xổ số; sáng chế ra đủ cách xin tiền; đề xướng các buổi hòa nhạc gây phúc
lợi.87 Ngài có khiếu với nghệ thuật ‘vun trồng’ [tình cảm] với những ân
nhân của mình cách hiệu quả, đến mức có vẻ như đó là kết quả cuối cùng
của sự gian giảo, nếu nó không nảy sinh từ một tình yêu mãnh liệt dành
cho những người được hưởng lợi tất cả từ đó, và trước hết là chính các
vị ân nhân. Ngài viết trong lá thư chót hoặc áp chót: "Điều duy nhất tôi
vẫn có thể làm và tôi sẵn lòng làm cho ngài, và cho những người thân
yêu của ngài, còn sống cũng như đã qua đời, là cầu nguyện cho họ mỗi
ngày để của cải của họ, vốn là những cái gai, có thể biến thành những
việc lành, nghĩa là, những bông hoa mà các Thiên thần có thể dùng để
kết triều thiên vĩnh cửu trên đầu họ. Cứ thế nhé!”88
Don Bosco đi xin, vì yêu những người thiếu thốn, nhưng cũng vì
những người đã trao tặng. Và thỉnh thoảng, tình yêu mang màu sắc tình
cảm, thậm chí là tình người, lòng biết ơn chân thành, tình bạn. Tình bạn
này không bao giờ không có chút tương quan tin tưởng con thảo, tình
thân thiện, sự dịu hiền được thể hiện bằng cách trao đổi những món quà
biểu tượng, những lời mời được gửi hoặc được nhận, "Vinh Dự Đặc Biệt"
được yêu cầu hoặc được nhận, những lời cầu nguyện, những lời chào hỏi
và những kỷ niệm cá nhân, thậm chí những lá thư cho bên thứ ba, với
những lời chúc thân thiện và chân thành. Chính trong bối cảnh của những
cảm xúc được cá nhân hóa cách tinh tế mà người ta có thể hiểu Don
Bosco đã thành công như thế nào trong việc thiết lập các mối tương quan
85 Thư gửi cha Rua, 24 tháng 01 năm 1869, E II 7.
86 Thư gửi cha Dalmazzo, 9 tháng Mười Hai năm 1880, E III 639.
87 xem Lời kêu gọi tham gia xổ số, 20 tháng Mười Hai năm1851, Em I 139-141; Em I
141.140, 186, 222, 314, 317-319, 476-478, 478-480; Em II 130-131; E III 94-95, 99-
100 v.v.
88 Thư gửi bà Broquier, 27 tháng Mười Một năm 1887, E IV 386.
227

23.10 Page 230

▲back to top
với các vị ân nhân và ‘các mẹ’ vốn là những người quảng đại và hỗ trợ
nhất. Những tương quan này không bị áp đặt cũng không giả tạo, nhưng
con thảo.89
2.5 “Hoàn toàn tận hiến” cho giới trẻ
Hoạt động của Don Bosco không chỉ diễn đạt chủ nghĩa náo hoạt
thuần tuý do tính tình. Nó là một 'sự tận hiến' đầy quyết chí và ý thức;
một ‘sứ mệnh’ với một mục tiêu chính xác: “đạt được ơn cứu rỗi tròn
đầy cho người trẻ”. Như ngài trình bày với dân chúng: “Giới trẻ có thể
thực sự tin tưởng vào ngài như nguồn tư bản; ngài hoàn toàn tận hiến
cho những người được giáo dục, như ngài viết cho tất cả các nhà giáo
dục trong những trang tập sách Hệ thống Dự phòng trong việc giáo dục
giới trẻ vào năm 1877. Chính vì lẽ này việc Don Bosco dâng hiến cho
giới trẻ có một nhịp điệu hoàn toàn khác biệt với nhịp điệu đời sống thể
lý của ngài: thậm chí dường như nó tăng trưởng khi đời sống thể lý của
ngài giảm sút hay suy yếu đi.
Ngay từ những năm đầu tiên trong đời hoạt động của ngài, chúng
ta thấy Don Bosco bị bệnh và buộc phải dành vài tháng trong suốt mùa
hè và mùa thu tại làng quê của mình, để phục hồi thân xác đã mỏi mệt
của mình, chủ yếu là vì làm việc quá độ. Và cùng một lý do ấy, trong
mùa hè năm 1846, một căn bệnh hầu như thập tử nhất sinh đã tấn công
Don Bosco.
Những thú nhận mình mệt mỏi, có những vấn đề về sức khỏe, đau
khổ về thể chất và luân lý, được rải rắc không hiếm gì trong các lá thư
của ngài và theo một mức độ nào đó tăng lên: “Tôi đã quá tải với công
89 Ví dụ, Nữ bá tước Carlotta Callori, E II 183 (được gọi là ‘mẹ’ lần đầu tiên vào ngày
3 tháng Mười năm 1871), 191, 192, 225, 227, 230, 252, 259, 290, 306, 318, 487, 513,
523; Nữ bá tước Girolama Uguccionim E II 84 (được gọi là ‘mẹ’ lần đầu tiên vào
ngày 13 tháng Tư năm 1870), 158, 188, 197, 203, 228, 243, 280, 324, 377, 488; E IV
63 (‘Mẹ Tốt Bụng của chúng ta ở JC’); Nữ bá tước Luigia di Viancino, E II 192; Nữ
hầu tước Nina Durazzo Pallavicino, E II 201 (‘mẹ thương xót của người nghèo’); Nữ
bá tước Gabriella Corsi, E II 263, 264; E III 218, 397, 398, 512.
228

24 Pages 231-240

▲back to top

24.1 Page 231

▲back to top
việc trong mùa Chay này, đến độ không thể chịu đựng được nữa.” Đó là
những gì Don Bosco viết cho bạn mình là Kinh sĩ De Gaudenzi vào năm
1853.90 Gửi cho Nữ bá tước Callori vào ngày 24 tháng Bảy năm 1845,
sau một loạt các sự kiện buồn, Don Bosco thổ lộ: "Trong những ngày
này, bà hãy tưởng tượng biết bao khoản chi tiêu, biết bao rắc rối, biết
bao trách nhiệm đã đổ lên vai Don Bosco. Tuy nhiên, bà đừng bao giờ
nghĩ rằng tôi suy sụp, tôi chỉ mệt mỏi, và chỉ thế thôi”.91
Tình trạng của Don Bosco trở nên mỏng manh hơn sau khi mắc
phải căn bệnh trầm trọng vào cuối tháng Mười Hai năm 1871, tại
Varazze; từ đó trở đi, ngài sẽ bị tái phát ngày một nặng hơn. Don Bosco
viết thư cho Kinh sĩ thỉnh cầu một cơ sở mới: “Đối với công việc
Villavernia, tôi thậm chí không thể nghĩ đến; chúng tôi không có tiền
cũng như không có nhân viên "đặc biệt" bố trí cho nó; và trên hết, cái
đầu tội nghiệp của tôi đã trở nên mệt mỏi và không còn năng lượng liều
lĩnh gì cả".92 Don Bosco viết cho cháu gái của Giám mục Gastaldi:
“Thậm chí bây giờ tôi không thể đến Alassio, nhưng mọi sự sẽ qua
thôi”.93 Thực tế, mọi sự là vì làm việc quá độ, do một vấn đề kinh niên
về mắt, do sự suy giảm thể chất sớm như chính ngài nhận xét: "Tôi cực
kỳ mệt mỏi, không thể làm gì hơn nữa, (non plus ultra)."94 “Tôi đang ở
Alassio, rã rượi”.95
Điều chắc chắn góp phần vào tình trạng đáng thương ấy là ngài
liên tục di chuyển, tìm kiếm những khoản đóng góp từ thiện, và công
việc bàn giấy của ngài. “Hằng bao tháng nay tôi đến bàn làm việc lúc 2
giờ chiều và đứng dậy lúc 8:30 tối để ăn tối”96. Đương nhiên, việc này
được thực hiện sau công việc bình thường của một buổi sáng dài; nó
thường kéo dài đến khuya khoắt nhờ vào ánh đèn, khi bệnh về mắt còn
90 Thư ngày 6 tháng Ba năm 1853, Em I 193.
91 Em II 152.
92 Thư ngày 18 tháng Ba năm1872, E II 200.
93 Thư ngày 22 tháng Bẩy năm 1873, E II 294.
94 Thư gửi cha Rua, tháng Bẩy năm 1877, E III 198.
95 Thư gửi cha Rua, tháng Bẩy năm 1877, E III 201.
96 Thư gửi cha Bodrato, tháng Năm năm 1877, E III 172.
229

24.2 Page 232

▲back to top
cho phép ngài. “Chuyến viễn chinh truyền giáo mới nhất này đã khiến
cả hai chân và hầu bao của tôi khá mệt mỏi”.97 "Mặc dù có rất nhiều dự
án, tôi vẫn chưa thể có một giờ nghỉ suốt năm này... Tóm lại mọi sự, tôi
không còn biết bắt đầu từ đâu và dừng ở đâu”.98
Đến cuối đời, Don Bosco bị đôi mắt gây phiền toái, thường
được ghi lại trong những tham chiếu trong các lá thư của ngài. "Các
cuộc hội chẩn của tôi với bác sĩ nhãn khoa đưa ra phán quyết sau: với
mắt phải, có một chút hy vọng; mắt trái có thể được giữ nguyên trạng,
bằng cách ngưng không được đọc và viết."99 “Mắt tôi tiêu đời rồi và
tôi không còn có thể viết được nữa”.100 “Cách nào đó mắt tôi đã đỡ
hơn”.101 “Tái bút: Đó là lá thư viết tay đầu tiên suốt bốn tháng nay”.102
Thêm vào những rắc rối về mắt là sức khỏe tổng quát của ngài
trong những năm cuối đời: "Tôi cắt ngắn lại vì dạ dày của tôi rất mệt
mỏi".103 “Sức khỏe của tôi không tệ nhưng cũng chẳng tốt gì. Tôi luôn
rất mệt”.104 "Sức khỏe của tôi cứ trồi sụt”.105 “Tôi đang ở San Benigno
Canavese: mệt làm sao!"106 “Tôi gần bị mù và hầu như không viết được,
do đó hãy chịu đựng chữ viết nguệch ngoạc của tôi”.107 "Tôi đã trở nên
rất già và gần như mù".108 “Suốt vài tháng nay cha đã chờ đợi để viết
nhưng bàn tay già cả biếng lười của cha cứ buộc cha phải trì hoãn thú
vui này. Nay cha cảm thấy mặt trời sắp lặn rồi/ngày sắp tàn rồi; và vì
vậy cha nghĩ tốt nhất nên để lại cho con một vài suy nghĩ viết tay như là
97 Thư gửi cha Fagnano, 14 tháng Mười Một năm 1877, E III 236.
98 Thư gửi Nữ bá tước Corsi, 22 tháng Mười năm 1877, E III 397.
99 Thư gửi Nữ bá tước Callori, 14 tháng Mười Một năm 1873, E II 318.
100 Thư gửi Đức Cha De Gaudenzi, Đức Giám Mục Vigevano,1 tháng Mười Hai năm
1878, E III 420.
101 Thư gửi bà Saettone, 20 tháng Mười Hai năm 1878, E III 423.
102 Thư gửi Kinh sĩ Guiol, 29 tháng Ba năm 1879, E III 462.
103 Thư gửi cha De Agostini, 4 tháng 01 năm 1884, E IV 248.
104 Thư gửi Nữ bá tước Bonmartini, 4 tháng Hai năm 1884, E IV 253.
105 Thư gửi Đức Hồng Y Alimonda, 3 tháng Năm năm 1884, E IV 259.
106 Thư gửi cha De Agostini, 2 tháng Chín năm 1885, E IV 338.
107 Thư gửi bà Maggi Fannio, 15 tháng Chín năm 1885, E IV 339.
108 Thư gửi cha Allavena, 24 tháng Chín năm 1885, E IV 340.
230

24.3 Page 233

▲back to top
bản di chúc và chúc thư của một người luôn yêu con và vẫn yêu con”.109
“Tôi gần như bị mù, gần như không thể đi lại, viết, nói năng”.110 "Tôi ở
đây tại Lanzo, gần bị mù và gần như hoặc hoàn toàn què rồi cũng hầu
như câm... Tôi không thể dùng tay để viết”.111 “Tôi thấy khó để viết rồi;
ngày tháng đời tôi đang nước rút về đích”.112 Ngay cả những lá thư cuối
cùng chúng ta cũng có cùng một điệp khúc: “Tôi không thể viết được
nữa. Đây là những nỗ lực cuối cùng của bàn tay đáng thương của tôi”.113
Tôi không còn có thể đi bộ hoặc viết lách và nếu có làm thì tôi làm rất
tệ”.114
2.6 Một người có lòng
Trái tim của Don Bosco không bao giờ ngừng yêu đến tận cùng.
Khoa sư phạm của ngài được đồng nhất với tất cả các hoạt động của
ngài; tất cả hành động của ngài được đồng nhất với nhân cách của ngài;
và tất cả nhân cách của Don Bosco được tóm tắt rạch ròi trong một từ:
trái tim/cõi lòng!
Đó là trái tim như chính Don Bosco hiểu: không chỉ là cơ quan
của tình yêu, mà còn là phần cốt lõi của con người chúng ta, cả ở bình
diện tự nhiên lẫn ân sủng. “Trái tim muốn;” trái tim khao khát, lĩnh hội,
hiểu, lắng nghe tất cả những gì người ta đang nói; nó được bừng cháy
với tình yêu, nó suy tư và chuyển động”.115 Và một cảm nhận tình mến
rất mãnh liệt bao trùm mọi điều này. Tình mến này được đâm rễ sâu và
luôn luôn được kiểm tra thích đáng; nhưng nó cũng là một tình mến mà
theo các quy tắc sư phạm của chính ngài, được diễn đạt, chia sẻ và do
đó khả giác và có thể tri nhận được. Cảm nhận tình mến này chuyển
động theo mọi hướng nhưng một cách tự nhiên và đặc biệt hướng tới
giới trẻ: do đó tình cảm này mặc lấy một cung điệu tình hiền phụ giáo
109 Thư gửi cha Lasagna, 30 tháng Chín năm 1885, E IV 340.
110 Thư gửi một tư giáo trẻ, 5 tháng Mười năm 1885, E IV 343.
111 Thư gửi Nữ nam tước Azelia Fassati Ricci, 24 tháng Bẩy năm 1887, E IV 382.
112 Thư gửi bà Pilati, 26 tháng Bẩy năm 1887, E IV 382.
113 Thư gửi bà Zavaglia.Mancina, 7 tháng Mười Một năm 1887, E IV 385.
114 Thư gửi bà Broquier, 27 tháng Mười Một năm 1887, E IV 386
115 P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità cattolica, tập 2, 37-38-
231

24.4 Page 234

▲back to top
dục. Đây là một trong những từ đầu tiên được tìm thấy trong từ vựng
của Don Bosco. Khi Don Bosco viết thư cho cha Borel, cộng sự viên
đầu tiên của ngài, điều ngài nói là đây: “Trước khi rời đi, chúng ta đã
không có nhiều giờ nói chuyện với nhau. Nhưng tôi xin cha hành xử như
một người cha tốt lành của gia đình, trong một mái nhà của cha và của
tôi”.116
Chính cộng đoàn, nhiều cộng đoàn của các thiếu niên, là gia đình
của Don Bosco, là nhà của Don Bosco và đại gia đình độc đáo của Don
Bosco. Điều này ta có thể trực giác tri nhận từ hàng ngàn sự biểu lộ vốn
trồi hiện từ thái độ, lời nói và các bút tích của ngài, và cách riêng từ thư
từ của ngài, thường tràn ngập những cảm nhận nhung nhớ khó kiềm chế,
những hồi ức trìu mến, những quan tâm dành cho người khác, sẵn lòng
luôn luôn hiện diện.
Một lần nữa khi viết cho cha Borel trong những tháng đầu tiên của
Nguyện xá, Don Bosco nói thêm: “Cha Trivero giúp đỡ tại Nguyện xá
cũng được. Nhưng hãy để mắt đến ngài, vì ngài đối xử với những lũ trẻ
nhỏ quá khắc nghiệt và tôi biết rằng một số em đã tỏ ra không thích. Cha
hãy bảo đảm ta phải dùng dầu để nêm gia vị cho tất cả mọi thứ chúng ta
ăn tại Nguyện xá”.117
Tư tưởng ấy được diễn tả mạnh mẽ trong các bức thư của Don Bosco
là ngài muốn biết về các thiếu niên của mình, các thầy giáo của chúng và
muốn đảm bảo cho chúng, từng em một, rằng ngài luôn nhớ chúng. "Hãy
cho cha biết thông tin kỹ càng về những đứa con thân yêu của cha và nói
với các em rằng tại mỗi nhà thờ cha ghé vào cha không hề quên cầu nguyện
cho chúng. Nhưng con cũng hãy bảo các em cầu nguyện cho Don Bosco
tội nghiệp của chúng nhé."118 “Mặc dù cha không thể chỉ quan tâm đến sự
hưng thịnh của Nguyện xá và các thiếu niên của chúng ta ở đó mà thôi,
đang khi tại Roma này, lòng trí cha luôn đặt ở nơi kho tàng của cha, trong
116 Thư ngày 30 tháng Chín năm 1850, Em I 114.
117 Thư gửi cha Borel, 31 tháng Tám năm 1846, Em I 71.
118 Thư gửi cha Rua, 13 tháng Mười Hai năm 1865, Em II 189.
232

24.5 Page 235

▲back to top
Chúa Giêsu Kitô, đó là, các con cái cha tại Nguyện xá. Vài lần trong ngày
tôi đến thăm các em”.119
Sau cơn bạo bệnh, và khi còn ở Varazze, Don Bosco tuyên bố như
sau: "Thứ năm tới, nếu Chúa muốn, cha sẽ về lại Turin. Cha cảm thấy rất
cần đến đó. Thân xác cha ở đây, nhưng cõi lòng, nghĩ suy và ngay cả lời
nói của cha luôn ở Nguyện xá giữa các con. Đây là một trong những điểm
yếu mà cha không thể thắng vượt. Trong khi con thông tri tin này cho hết
thảy con cái thân yêu của chúng ta, con cũng hãy nói với chúng rằng tự
đáy lòng cha cám ơn chúng vì tất cả kinh nguyện chúng đã dành cho cha;
con hãy nói với chúng rằng cha cảm ơn hết thảy những thiếu niên đã viết
thư cho cha và đặc biệt là những người đã dâng hiến đời mình vì cha. Cha
biết tên của những thiếu niên đó và cha sẽ không bao giờ quên chúng”.120
“Con hãy nói với các thiếu niên rằng đối với cha như thể là nửa thế kỷ đã
qua từ khi cha nhìn thấy chúng. Tôi khát mong gặp và nói cho chúng rất
nhiều điều”.121 “Chúng ta đang ở vào lúc cuối năm: Buồn ghê, cha thấy
mình ở xa con cái thân yêu của cha; con sẽ thay cha chào chúng nhé”.122
"Con hãy gửi lời chào thân ái nhất của cha tới tất cả những người thiếu
niên thân yêu và nói với chúng rằng cha rất yêu thương chúng, rằng cha
yêu mến chúng trong Chúa và cha chúc lành cho các em”.123 “Con hãy
nói với tất cả những thiếu niên và hội viên thân yêu của chúng ta rằng cha
làm việc vì họ và cả đến hơi thở cuối cùng của cha đều dành cho họ.
Nhưng họ phải cầu nguyện cho cha; họ phải sống tốt lành, tránh xa tội lỗi,
để tất cả chúng ta có thể được cứu rỗi đời đời. Tất cả!"124
Như chúng ta có thể thấy, Don Bosco cũng tỏ ra yêu thương giới
trẻ và thầy giáo của chúng vốn cũng là ‘con cái’ của ngài. Chúng ta cũng
có những quy chiếu thường xuyên và trìu mến về các thầy giáo của
những trẻ của ngài. "Hôm qua, (ngày 13) chúng tôi đã có một buổi biểu
119 Thư gửi cha Rua, giữa tháng 01 và tháng Hai năm 1870, E II 70-71.
120 Thư gửi cha Rua, 9 tháng Hai năm 1872, E II 193.
121 Thư gửi cha Rua, 5 tháng Ba năm 1877, E III 155.
122 Thư gửi cha Rua, 27 tháng Mười Hai năm 1877, E III 254.
123 Thư gửi cha Rua, 25 tháng Hai năm 1879, E III 447.
124 Thư gửi cha Francesia, 12 tháng Tư năm 1885, E IV 323.
233

24.6 Page 236

▲back to top
diễn sân khấu. Đó là vở kịch nổi tiếng về cuộc tranh cãi giữa một luật
sư và một Mục sư Tin Lành. Đó là một màn trình diễn xuất sắc. Mino
hát bài Il figlio delle esule và đã thành công rực rỡ nhưng ý nghĩ rằng
chính tác giả của bài hát đang ở xa làm cha rất xúc động, và vì vậy, suốt
cả bài hát trong buổi biểu diễn, cha không làm gì khác ngoài việc nghĩ
về những đứa người con yêu dấu của cha ở Nam Mỹ”.125 “Con đã rời xa
cha rồi và con đã thực sự làm trái tim cha đau nhói. Cha lấy lại can đảm,
nhưng cha đau khổ và suốt đêm không thể ngủ. Hôm nay cha cảm thấy
thư thái hơn. Xin ca ngợi Chúa”.126
Việc Don Bosco tư duy luôn đi kèm với cung điệu đặc biệt là tình
yêu giáo dục, sự vui vẻ và sự vui vẻ được nhấn mạnh vì các thiếu niên
từ các gia đình nghèo, thường bị thiếu ăn và thường bị thu hút bởi lời
hứa về các lễ hội trong phòng ăn, nhà hát và sân chơi. Giữa nhiều ví dụ,
chính ví dụ sau đây đủ chứng minh: “Con hãy nói thế này với các thiếu
niên: Don Bosco luôn hết lòng thương yêu các con trong Chúa. Don
Bosco sẽ nhớ đến các em một cách đặc biệt trong Thánh lễ ngài dâng
kính Thánh Giuse. Vì ngài không thể có mặt giữa các con, ngài hứa rằng
sẽ có một bữa tiệc ngay lần đầu tiên ngài có cơ hội đến thăm các con”.127
3. Mọi sự vì Thiên Chúa
Thật quá rõ, khối lượng hoạt động khổng lồ của Don Bosco được
đâm rễ sâu và được thúc đẩy bởi những nền tảng Kitô hữu và linh mục,
các nhân đức đối thần đức tin, đức cậy và đức mến và mọi thứ chúng
đòi hỏi: liên lỷ quy chiếu đến Thiên Chúa, là mục tiêu cuối cùng của
125 Thư gửi cha Cagliero, 14 tháng Hai năm 1876, E III 19.
126 Thư gửi cha Costamagna, 12 tháng Mười Một năm 1883, E IV 240.
127 Thư gửi cha Bonetti, 16 tháng Sáu năm 1870, E II 97; xem lại: Thư gửi cha Ruffino,
Hiệu trưởng tại Lanzo, 22 tháng Ba năm 1865, Em II 117; gửi cha Rua từ Roma giữa
tháng 01 và tháng Hai năm 1870, E II 71-72 (‘Cha sẽ cố gắng giúp con hạnh phúc.
Chúa nhật tuần sau khi cha đến, chúng ta sẽ có một bữa tiệc lớn để vinh danh thánh
Phanxicô Salê’); gửi cha Fr Bonetti, Hiệu trưởng tại Mirabello Monferrato, 9 tháng
Hai năm 1870, E II 74; gửi cha Francesia, Hiệu trưởng tại Cherasco, 10 tháng Hai
năm 1870, E II 75; gửi cha Ronchail, Hiệu trưởng tại Nizza Marittima, 12 tháng 01
năm 1878, E III 270-271; gửi cha Rua, 21 tháng 01 và 25 tháng Hai năm 1879, E III
440 và 447.
234

24.7 Page 237

▲back to top
chúng ta, tới người thân cận mà chúng ta yêu thương bởi vì Chúa yêu
họ và theo chính cách thức Thiên Chúa yêu thương họ. Kiểu nói chuyện
này nhất thiết dẫn đến điều mà chúng ta gọi là đời sống nội tâm và cuối
cùng, đến sự thánh thiện đích thực.128
Châm ngôn có lẽ diễn đạt và tóm tắt tốt nhất cái cốt lõi của nhân
cách và hoạt động của Don Bosco được Thiên Chúa khởi hứng là châm
ngôn được Don Bosco được lặp đi lặp lại vài lần: “ibi nostra fix sunt
corda, ubi vera sunt gaudia”/nguyên văn: (lời tổng nguyện CN 21 TN:
giữa thế sự chóng qua, lòng chúng con đã gắn bó vào chốn hạnh phúc
chân thật”. dịch là: Thiên Chúa được yêu và được phục vụ, Sự cứu rỗi,
Hạnh phúc đời đời, Thiên đường. Lối nói ‘Ibi-ubi’ (ở đó-nơi đâu) được
coi và sống như ‘một cùng đích’ và đồng thời là nguồn xuất phát cảm
hứng và năng lượng của Don Bosco.
Trong nhiệm cục Kitô giáo, tất cả những thứ này là của cải mà tín
hữu hy vọng và có được qua trung gian của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu
độ chúng ta và trải rộng nó trong Giáo hội mà đến lượt mình, Giáo hội
loan báo Lời Ngài và rộng mở trước ơn Ngài cứu độ mà chúng ta liên
tục cầu xin.
Về cơ bản, Don Bosco vẫn trung thành với sứ điệp loan báo ý
nghĩa tối hậu của cuộc sống, cũng được tuyên bố trong cuốn Người bạn
đường của giới trẻ: "Con hãy phụng sự Chúa với niềm vui: đảm bảo là
những công dân tốt trên trần và một ngày kia là những cư dân may lành
trên trời”.129
Cuộc đời và những bút tích của Don Bosco đầy những công thức:
“Vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn”. Công thức này diễn
đạt niềm đam mê độc đáo vốn khởi hứng nhà hoạt động vĩ đại này. Thái
128 xem tiểu sử sơ lược của E. Ceria, Don Bosco con Dio, (Turin: SEI, 1929), 221 trang
(ấn bản thứ hai mở rộng, Colle Don Bosco (Asti): LDC 1946), 392 trang; P.
Broccardo, Don Bosco ‘profeta di santità’ per le nuova cultura, in M. Midali ed.,
Spiritualità dell’azione. Contributo per un approfondimento, (Rome, LAS 1977),
179-206.
129 G. Bosco, Il giovane provveduto, 5-8, OE II 185-188.
235

24.8 Page 238

▲back to top
độ thông thường và hữu hình nhất của ngài kết tận là thái độ của một
người cầu nguyện, ca ngợi, cảm ơn, mong đợi mọi thứ từ trên và luôn
với đức ái muốn chia sẻ. “Chúng ta im lặng và cầu nguyện, điều đó sẽ
mang đến điều góp phần làm cho Vinh quang Chúa cả sáng hơn. Tuy
nhiên, tôi không bao giờ không hoạt động. Nhân hậu với tất cả. Có quá
nhiều thứ phải làm”.130 “Mọi sự diễn tiến tốt đẹp. Có những thứ sai lạc
và rối rắm liên tục, nhưng tất cả chúng đều rất hữu ích. Im lặng, cầu
nguyện, không ồn ào. Con hãy viết cho cha về bất cứ điều gì con biết”.131
“Thử thách dạy chúng ta cách phân chia và tách biệt vàng thau. Chúng
ta liên tục bị thử thách nhưng Chúa luôn trợ giúp chúng ta. Chúng ta hy
vọng sẽ không biến mình nên bất xứng với sự trợ giúp của Ngài trong
tương lai”.132 “Cha biết con bận nhiều việc phải làm, nhưng cha cũng
biết rằng Chúa có rất nhiều cách ban thưởng chúng tôi, và nhất là khi tất
cả công việc đều vì Vinh quang Chúa cả sáng hơn”.133 “Đó là điều Chúa
muốn và thế là đủ”.134
Thực sự, trước khi là lý thuyết hay mệnh lệnh và theo một cách
nào đó, một hệ thống, khoa sư phạm của Don Bosco là một kinh nghiệm
sống, một mẫu gương, một sự trong suốt hữu vị. Bất kỳ sự trình bày trọn
vẹn về tầm nhìn sư phạm của ngài đều trở nên rõ ràng và thích đáng chỉ
với điều kiện nó liên tục được quy chiếu đến nguồn mạch trong suốt và
sống động này.
130 Thư gửi cha Rua, 3 tháng 01 năm 1878, E III 263. “Để danh Chúa cả sáng” là một
động lực xuyên suốt toàn bộ bộ sưu tập các lá thư của Don Bosco, cùng với ‘phần rỗi
các linh hồn’: ‘bản tuyên ngôn’ của một cuộc đời và cuộc trò chuyện không bị gián
đoạn.
131 Thư gửi cha Rua, tháng 01 năm 1878, E III 267.
132 Thư gửi cha Francesia, 13 tháng 01 năm 1878, E III 272.
133 Thư gửi Bá tước Carlo Cays, 14 tháng Ba năm 1878, E III 315.
134 Thư gửi cha Giuse Ronchail, 20 tháng Bẩy năm 1876, E III 75.
236

24.9 Page 239

▲back to top
CHƯƠNG 9
LỰA CHỌN GIỚI TRẺ:
HÌNH MẪU HỌC XÃ HỘI VÀ TÂM LÝ SƯ PHẠM
Những liên hệ đầu tiên của Don Bosco tại Turin với các nhóm
thanh niên bị cô lập trong những năm ngài ở tại Convitto Ecclesiastico
trùng hợp với việc thành phố khởi đầu bành trướng về kỹ nghệ, gia tăng
dân số và xây dựng vốn được nhấn mạnh suốt nhiều thập niên tiếp sau
bằng hiện tượng không thể tránh khỏi của người nhập cư, người phải bỏ
xứ và 'người bị bỏ rơi'.1
Theo Gioan Tẩy giả Lemoyne, Don Bosco cảm nghiệm mạnh mẽ
tác động đầu tiên này của Turin và nhiều sự khốn cùng thường bị dấu
kín. Cái khốn cùng tệ nhất giữa những khốn cùng này được các vị thẩm
quyền phụ trách về trật tự công cộng biết đến từ quan điểm của những
điều vốn là nguy hiểm nhất cho xã hội.2
Cố nhiên, vị linh mục trẻ đến từ một thế giới phần lớn vốn xa lạ
với các vấn đề của thực tế đô thị, bị tác động sâu sắc và muốn đặc biệt
hiểu các khía cạnh tôn giáo và luân lý của các loại nhu cầu và tình
huống đau khổ khác nhau. Ngài rảo khắp đường phố và quảng trường,
thăm các nhà tù và bệnh viện, đi vào những căn nhà tồi tàn và leo lên
1 xem Chương 1, § 3; cũng xem P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità
cattolica, Tập 1. tr. 103-109; P. Spriano, Storia di Torino operaia e sociailista da De
Amicis a Gramsci, Turin, Einaudi 1972, tr. 3-17.
2 Thông tin được dẫn chứng bằng tài liệu về tình hình thì có sẵn trong U. Levra, 'Il
bisogno, il castigo, la pietà, Torino 1814-1848', trong Torino e Don Bosco, ed. G.
Bracco, Tập 1 Saggi. Turin, Archivio Storica della Città 1988, tr. 13-97; Idem, L'altro
volto di Torino risorgimentale 1814-1848. Turin, Viện dành cho lịch sử của thời phục
hưng Ý 1988, 204 trang; C. Felloni và R. Audisio, 'I giovani discoli', trong Torino e
Don Bosco..., Tập 1 Saggi, tr. 00-119. Đối với thập niên 1860, P. Spriano Storia di
Torino operaia e socialista, tr. 3-36
237

24.10 Page 240

▲back to top
gác xép, nơi ẩn náu cuối cùng cách riêng cho những người nhập cư trẻ
tuổi.3
Trong những thập niên năm 1879 và 80, cảnh sắc 'giới trẻ nghèo
và bị bỏ rơi' mà Don Bosco nhìn thấy thực chất không thay đổi, nghĩa là
vẫn có thể mô tả dưới những hạn từ đó nhưng chúng thì nhiều hơn và
hiện trạng tồi tệ hơn. Quan điểm của ngài, vốn bắt đầu với Turin và kinh
nghiệm trong vùng nào đó, trải rộng đến các chân trời quốc gia, quốc tế
và liên lục địa, hoặc qua hiểu biết trực tiếp hoặc nhờ thông tin thu thập
được từ những người trợ giúp, báo chí, chính quyền dân sự và Giáo hội,
v.v. Ngài ôm lấy viễn cảnh rộng lớn hơn này như một sự cam kết qua
'những giấc mơ' của ngài, toàn bộ 'hành tinh của người trẻ' khi nhìn thấy
các em cần được ‘cứu độ' và ‘giúp đỡ’. Không chỉ vận mệnh của cá nhân
mà cả tương lai của xã hội bị đe dọa.
Đây là lý lẽ thống trị các lời ngài nói, phát biểu, nói chuyện cho
các gia đình, thống trị những lá thư riêng tư, các thư luân lưu và nhiều
bài huấn đức mà ngài đã nói với các ân nhân và các Cộng tác viên trong
lúc sinh thời. Ngài khích lệ họ:
Anh chị em phải giúp đỡ theo khả năng của mình. Anh chị em phải
đến giúp Don Bosco để dễ dàng và rộng khắp hơn đạt được mục đích
cao cả được đề xuất, cho lợi ích của Đạo, của xã hội dân sự, bằng cách
nuôi dưỡng lớp trẻ nghèo. Chắc chắn anh chị em không nên xao nhãng
những người lớn; nhưng đừng quên rằng với một vài ngoại lệ, những
người trẻ này không được chúng ta quan tâm nhiều ngày nay. Vì vậy,
chúng tôi đi ra đến với những người nhỏ bé, đưa các em ra khỏi mối
nguy hiểm, mang các em đến với Giáo lý, mời các em đến các Bí tích,
chăm sóc các em, hoặc đưa các em trở lại với nhân đức. Làm điều này
anh chị em sẽ thấy tác vụ chúng ta trở nên hiệu quả, quý vị sẽ hợp tác
vào việc đào tạo các Kitô hữu tốt, gia đình tốt, dân cư tốt; và quý vị
3 xem G.B. Lemoyne Vita del venerabile servo di Dio, Giovanni Bosco..., Tập 1. Turin.
Libreria Editrice Società Internazionale 'Buona Stampa' 1913 [ấn bản đầu tiên vào
năm 1911], tr. 233-234. Có một sự tái cấu trúc rộng rãi hơn trong MB II 59-67.
238

25 Pages 241-250

▲back to top

25.1 Page 241

▲back to top
sẽ xây dựng một rào cản, một con đê trong hiện tại và tương lai chống
lại sự vô đạo và cơn lũ thói hư tật xấu.4
Hệ thống của Don Bosco nảy sinh và hình thành dưới những hạn
từ khái niệm chính là qua tiếp xúc thực sự, có thực với thực tại giới trẻ
vô tận này. Vì vậy, tất yếu phải nhận diện các cơ cấu, những nét, mô tả
chính 'khuôn mặt' của người trẻ ngài đã gặp gỡ: cả trong sự can dự cụ thể
trực tiếp của ngài lẫn qua các hình ảnh ngài xây lên về các em.5
Đó không phải là một trách vụ dễ dàng bởi vì nếu khoa sư phạm
của ngài không mang tính học thuyết và có hệ thống, thì kinh nghiệm
của ngài về người trẻ vốn dẫn đến khoa sư phạm đó còn ít được khai triển
hệ thống hơn. Nhưng dù sao, không phải là không thể, vì ở đây hoạt động
thực tế và nhất quán của ngài cũng được đi kèm bởi những trực giác và
trình bày rõ ràng. Thực thế, điều ngài đã làm và những ý hướng ngài diễn
đạt - để đạt được sự đồng thuận cần thiết, tìm kiếm từ thiện, áp đặt sự
duy nhất nào đó cho những người can dự vào việc giúp đỡ ngài - giúp
chúng tôi tập hợp khá thích đáng những ý tưởng cơ bản của ngài về 'hoàn
cảnh giới trẻ' từ ba điểm quan điểm: xã hội học, tâm lý học, nhân thần
học.
1. Các yếu tố xã hội học về giới trẻ
Điều chắc chắn đã gây ấn tượng với dư luận ngay từ đầu là Don
Bosco muốn quan tâm một cách hệ thống đến giới trẻ ‘nghèo và bị bỏ
rơi’, giới trẻ 'nghèo nhất và bị bỏ rơi, 'giới trẻ nghèo và lếch thếch, ‘giới
trẻ nghèo nhất và gặp nguy hiểm’. Khi gợi lại điều này ba mươi năm sau
trong Hồi ký Nguyện xá Thánh Phanxicô Salê, câu chuyện về 'nguyện xá
4 Một cuộc nói chuyện thân thiện dành cho các linh mục cựu học sinh của Nguyện xá
Valdocco vào ngày 29 tháng Bẩy năm 1880, BS 4 (1880) số 9, tháng Chín, tr. 11; ngài
cũng nói tương tự, một lần nữa với các linh mục cựu học sinh, vào ngày 19 tháng Bẩy
năm 1883: “hãy đặc biệt chăm sóc giới trẻ ở thị trấn của các cha vì các em là niềm hy
vọng của xã hội”. BS 7 (1883) số 8 tháng Tám, tr. 129.
5 xem P. Stella, Don Bosco nella storia economica e sociale, tr. 123-157 (Collegi e
ospizi in Piemonte e in Liguria 1860-1870). 159-174 (I giovani degli oratori festivi a
torino 1841-1870), 175-199 (Giovani e adulti convittori a Valdocco 1847-1870), 289-
294 (La popolazione giovanile degli altri collegi).
239

25.2 Page 242

▲back to top
nhỏ' sơ khai đó, ngài thích quay lại ý định nguyên thủy là “chỉ tập hợp
những thiếu niên gặp nguy hiểm nhất, và tốt nhất là những người đã ra
khỏi tù,”6 cách xa gia đình, những người xa lạ ở Turin”, “những thợ đẽo
đá, thợ nề, thợ trát vữa, thợ lát đường, và những người khác đến từ các
làng mạc xa xôi”.7 Đôi khi, ngài ưa diễn đạt cách chung chung ý định “là
có thể giảm số lượng những trẻ láu cá và những thiếu niên kết tận trong
tù ngục.”8
Dòng hành động này không đánh dấu sự khởi đầu của điều gì mới
mà đúng hơn là tiếp nối sự canh tân lòng nhiệt thành và sức mạnh tổ chức
ngày càng tăng của Don Bosco, theo những nhu cầu thời đại và những
kinh nghiệm quá khứ và hiện tại.9
Vấn đề ấy không phải không được lưu ý, ngay cả ở Turin. Những
sáng kiến đã ra đời trong các thế kỷ trước đã trợ giúp những người trẻ bất
hạnh mà cha mẹ các em không thể hoặc không chăm sóc chúng. Sự trợ
giúp này đã được trao ban qua dạy giáo lý và giới thiệu việc làm.
Những người có lòng bác ái, được thúc đẩy “chỉ do đức ái Kitô hữu",
đã đi tìm kiếm các em bằng lòng mến thương; họ tập hợp các em nhiều
bao có thể, và với sự kiên nhẫn đáng khen đã dạy giáo lý cho các em, và
với hết khả năng của họ, đã cung cấp những nhu cầu lớn hơn của các em.
Một số đã được dẫn vào một loại văn hóa dân sự nào đó.
Từ năm 1850 trở đi, đây là mục tiêu của những người ủng hộ “Nhà
dành cho Nhân đức” được R. Patente thành lập vào ngày 24 tháng Bẩy
6 MO (1991) 123; “đặc biệt là những người ra khỏi nhà tù, (tr. 122). Tuy nhiên, điều
quan trọng là trong Storia dell'Oratorio di s. Francesco di Sales, được cha Bonetti
viết, sẽ sử dụng bản thảo đó.
7 BS 3 (1879) số 2 tháng Hai, tr. 8 = MO (1991) 122; MO (1991) 124 = BS 3 (1879) số
3 tháng Ba, tr. 6.
8 MO (1991) 147 = BS 3 (1879) số 7 tháng Bẩy, tr. 16.
9 xem R. Chartier, M.M. Compère, D. Julia, L'éducation en France du XVIe au XVIIIe
siècle. Paris, Sedes 1976, tr. 57-58; L. Chevalier Classes laborieuses et classes
dangereuses à Paris pendant la première moitié du XIXe siècle, Paris, Librairie Plon
1958; P. Pierrard, Enfants et jeunes ouvriers en France (XIXe-XXe siècle). Paris, Les
éditions Ouvrières 1987, 225 tr. Tuy nhiên, Turin vào những năm 1840 chắc chắn
không phải là Paris.
240

25.3 Page 243

▲back to top
năm 1587. Các xưởng đã được thiết lập để đào tạo thợ dệt, thợ làm mũ,
thợ tiện, thợ nhồi bọc đồ đạc, thợ rèn, thợ mộc, chuyên gia nội thất, thợ
đúc, thợ may và thợ đóng giày, và cho chúng tăng thêm văn hóa.
Goffredo Casalis đã đi xa đến mức xem những “Nhà dành cho
Nhân đức” này, có thể nói, như “buổi hừng đông của ngành công nghiệp
ở Piemont.”10 Vào năm 1771 một nhà cứu tế (nó có tên L'Opera della
Mendicità Istruita) được thành lập với một ý định rộng hơn trong tâm trí.
Nó đã được lập ra để dạy giáo lý Chúa nhật cho người nghèo và cung
cấp cho họ sự trợ giúp cơ bản. Sau này, hoạt động này còn mở rộng hơn
nữa thậm chí cung cấp các loại hỗ trợ khác: huấn nghệ, các trường học ở
những khu vực khác trong thành phố mà các Sư huynh Trường Kitô hữu
được kêu gọi điều hành, trong thập niên thứ ba của năm 1800.11
Tất nhiên chúng ta không quên các công cuộc khác nhau được Nữ
hầu tước Barolo quảng bá.12
Từ đầu thập niên 1840, Don Bosco bắt đầu tán thành cơ sự dành
cho giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi và dành cho nó tất cả năng lực trẻ trung
của mình. Ngài kêu gọi mọi loại người khác nhau và mời họ chung lưng
đấu cật như những người trợ giúp thân cận của ngài. Ngài đã làm điều
này bằng các liên hệ cá nhân, thư từ riêng và thư luân lưu, những lời khẩn
khoản, khi quảng cáo và trong ngôn ngữ chuyển đổi giữa thực tế và hùng
biện.
Ngài nói về “những trẻ mồ côi”, “giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi”, “giới
trẻ gặp nguy hiểm”, “lớp trẻ có nguy cơ”. Những hạn từ giống thế này
và những từ khác, được lặp đi lặp lại, không thay đổi, trong nhiều thập
10 G. Casalis, Dizionario geografico storico-statistico-commerciale degli stati di S.M.
Il re di Sardegna, Vol XXI [v. Turin]. Turin, G. Maspero and G. Marzorati 1851, v.
Albergo di Virtù, tr. 690-692; G. Ponzo, Stato e pauperismo in Italia: L'Albergo di
Virtù di Torino (1580-1863). Rome, La Cultura 1974, 150 tr.
11 G. Casalis, Dizionario…, Tập XXIX, v. Regia Opera della mendicità istruita, tr. 700-
709; G. Chiosso, La gioventù «povera e abbandonata» a Torino nell'Ottocento. Il
caso degli allievi-artigiani della Mendicità Istruita (1818-1861), trong J.M. Prellezzo
(Ed.), L'impegno dell'educare… tr. 375-402.
12 xem R.M. Borsarelli, La marchesa Giulia di Barolo e le opere assistenziali in
Piemonte e nel Risorgimento, Turin, Chiantore 1933, XI-243 tr.
241

25.4 Page 244

▲back to top
niên về những loại thiếu niên rất khác nhau trong các cơ sở của ngài:
nguyện xá, nhà lưu trú, trường nội trú cho cả học sinh và học nghề,
trường nông nghiệp. Cuối cùng, công việc của Don Bosco mở rộng cho
giới trẻ đến từ các tầng lớp xã hội hỗn tạp nhất, bao gồm những thiếu
niên từ các gia đình tốt thuộc tầng lớp hạ lưu và trung lưu, và thậm chí
thuộc giới quý tộc.
Vào năm 1857, Don Bosco gửi lời mời tham gia một cuộc Xổ số
vì ba nguyện xá cho các thiếu niên ở Turin; ngài giải thích rằng mục đích
của các nguyện xá này là mang các thiếu niên lại với nhau vào cuối tuần,
“tụ họp nhiều bao có thể những người trẻ gặp nguy hiểm từ thành phố và
những tỉnh thành, những người đã chuyển đến Thủ phủ này”. Tuy nhiên,
“ngôi nhà gắn liền với Nguyện xá ở Valdocco đáp ứng các nhu cầu thiết
yếu như nơi ở, thực phẩm và quần áo cho những thiếu niên bị bỏ rơi và
nghèo ấy, bất kể đến từ thành phố hay từ các thị trấn tỉnh lỵ..., đến nỗi
[nếu khác đi] các em không thể được đào tạo có được một công việc hoặc
việc làm lành nghề.”13
Những lời mời tương tự được gửi đi trong những năm sau đó (1862,
1865,1866) để ý đến không chỉ Nhà lưu trú cho các thiếu niên lao động
mà cả nhà lưu trú cho các học sinh nữa, “Vì, một số em đến từ Turin,
nhưng phần lớn đến từ những thành phố và thị trấn khác để tìm kiếm việc
làm hoặc để theo đuổi việc học”.14
Trong những thập niên tiếp theo, Don Bosco sẽ sử dụng cùng loại
ngôn ngữ khi quy chiếu đến tình hình ở Ý, Châu Âu và Argentina.
Nhà Patronage Saint-Pierre ở Nice được mở cho “những em gặp
nguy hiểm”.15 Một nhà lưu trú để huấn nghệ cho trẻ em nghèo được mở
13 Catalogo degli oggetti esposti in lotteria a favore dei giovani dei tre oratorii… Turin,
G.B. Paravia & Co.
14 Elenco degli oggetti graziosamente donati… Turin, Nhà in Nguyện xá thánh
Phanxicô Salê 1866 tr.3 OE XVII 5; x. Elenco degli oggetti… Turin, Speirani 1862,
tr. 2, OE XIV 198; Lotteria d'oggetti… Turin, Nhà in Nguyện xá thánh Phanxicô Salê
1865. tr. 2 OE XVI 248: «i giovanetti accolti in questa casa sono divisi in due
categorie, studenti ed artigiani».
15 Inaugurazione del patronato di S. Pietro in Nizza a Mare… Turin, Nhà in Nguyện xá
thánh Phanxicô Salê 1877, tr. 4, OE XXVIII 382.
242

25.5 Page 245

▲back to top
tại Buenos Aires.16 Các trường học dành cho “trẻ em thuộc các gia đình
tầng lớp lao động nghèo” được mở tại La Spezia,17 Nhà lưu trú Thánh
Tâm ở Roma được mở cho “trẻ em thuộc tầng lớp thấp hơn”.18
Don Bosco lặp lại loại ngôn ngữ này, thường rập khuôn, khi ngài
nói về các sáng kiến mà ngài muốn các Cộng tác viên tham gia:
Mc tiêu chính ca Hip hi này là tích cực thi hành đức ái đối vi
người lân cận và cách riêng hướng ti gii trgp nguy him.19
Suốt những thập niên tiếp theo, thực thế và hơn thế nữa, bằng cách
mô tả các hoàn cảnh và đề xuất giải pháp cho chúng, Don Bosco quan tâm
đến “giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi”, ngài mở rộng những chân trời của nó và
trở nên mãnh liệt hơn. Điều này đã ban cho thuật ngữ nguyên thủy và quy
ước rõ ràng, “giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi”, các sắc thái ý nghĩa khác theo
các hoàn cảnh và thể chế khác nhau có liên hệ đến.
Dù sao đi nữa, Don Bosco luôn kết nối các hoàn cảnh khác nhau
và các bước cần thực hiện cho các thiếu niên với những khởi đầu của
Nguyện xá ngày Lễ: “Dù tôi chỉ nhắm quy tụ những trẻ gặp nguy hiểm
nhất và tốt nhất là những đứa trẻ vừa ra tù, để xây dựng một nền tảng kỷ
luật và đời sống luân lý, tôi cũng mời một số người trẻ tử tế và có giáo
dục khác [đến Nguyện xá nữa]”.20
Quy luật dành cho học sinh ban ngày kết cục thừa nhận một sự
thực thi đã được thiết lập tốt, khiến cho công việc đó trở nên ít chọn lọc
song rộng mở hơn: “Tiên vàn chúng tôi nhắm vào những công nhân trẻ...
Tuy nhiên, cũng không loại trừ các học sinh học văn hoá muốn tham gia
16 Thư gửi Tiến sĩ Edoardo Carranza, chủ tịch Đại hội thánh Vincent De Paul ở Buenos
Aires, 30 tháng Chín năm 1877, E III 221.
17 Thư luân lưu về công trình khai mạc ở La Spezia, 11 tháng Mười năm 1880, E III
627.
18 Thư gửi Đức Lêo XIII tháng Ba năm 1878, E III 317.
19 Associazione di buone opere. Turin, Nhà In Nguyện xá thánh Phanxicô Salê 1877, tr.
6 OE. XXV 486; Cooperatori salesiani ossia un modo pratico per giovare al buon
costume ed alla civile società. Turin, Nhà in Salêdiêng 1876, tr.6, OE XXVIII 260;
ấn bản cuối cùng trong San Pier d'Arena, Nhà in và Nhà sách thánh Vinh sơn Phaolô
1977, tr.30, OE XXVIII 368.
20 MO (1991) 123 = BS 3 (1879) số. 3, tháng Ba, tr.6.
243

25.6 Page 246

▲back to top
vào lúc cuối tuần hoặc trong kỳ nghỉ”.21 Sau này, những tình huống mới
nảy sinh: Việc anh chị em Tin lành chiêu dụ tín đồ, những nguy hiểm đi
liền với sự dửng dưng tôn giáo, chủ nghĩa thế tục chống giáo sĩ trong
trường học và báo chí.22
Theo luận lý, bức tranh chúng ta có về “giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi
và giới trẻ gặp nguy hiểm” đòi hỏi một ý nghĩa hoàn toàn mới: hơn cả ở
mức độ nghèo khổ về mặt kinh tế và được định rõ pháp lý, sự nguy hiểm
được nhìn nhận chủ yếu từ quan điểm đạo giáo và luân lý vốn quan trọng
hơn tất cả những khác biệt khác. Thật vậy, trước bất kỳ loại “cứu chuộc”
nào dù hợp pháp, dù thuộc về văn hóa hay nghề nghiệp, việc giữ gìn đức
tin cho kiên định nơi mọi người tỏ ra cấp bách hơn.
Về mối nguy hiểm của lạc giáo, chúng ta có một bản tóm tắt rõ
ràng trong một ghi chú lịch sử ngắn ngày 12 tháng Ba năm 1879 và được
trình cho Đức Hồng Y Nina, Bộ trưởng Ngoại giao tại Vatican. Trước hết
Don Bosco gợi nhắc ngài đã nỗ lực chống Tin lành từ năm 1848 trở đi,
sau Đạo luật và sự tự do hoá tiếp theo của Luật. Điều này, ngài đã đảm
đương thông qua báo chí, bằng cách truyền bá những cuốn sách tốt, dạy
các lớp giáo lý, thuyết giảng, thành lập các Nguyện xá ngày lễ và các nhà
lưu trú từ thiện. Đoạn, Don Bosco đã trình bày lại mục tiêu biệt loại của
ơn gọi Salêdiêng, nhằm “giải phóng tầng lớp người nghèo nhất, cụ thể là
giới trẻ nghèo, khỏi mưu chước Tin lành”.
Ngài cũng chỉ ra một toàn bộ các sự nghiệp rộng lớn như: Nguyện
xá Thánh Lu-y ở Turin; Nhà lưu trú Thánh Phaolô tại La Spezia; Nhà thờ
và các trường Trung học ở Vallecrosia, Ventimiglia; nhà lưu trú Thánh
Lêô ở Marseilles; trường nông nghiệp Thánh Cyr và Navarre, Toulon;
Nhà lưu trú Thánh Phêrô ở Nice (Pháp); Nhà lưu trú Thánh Vinh Sơn tại
21 Regolamento dell'Oratorio di S. Francesco di Sales per gli esterni. Turin, Nhà in
Salêdiêng 1877, phần đầu tiên, Scopo di quest'opera, tr.3, OE XIX 33.
22 Don Bosco viết về vấn đề này nhiều lần gửi đến các bạn giám mục và chính Đức
Giáo Hoàng: Thư gửi Đức Piô IX, 9 tháng Mười Một năm 1859, Em I 386-387; 13
tháng Tư năm 1860. Em I 400-401; 10 tháng Ba năm 1861, Em I 441-442; 27 tháng
Mười Hai năm 1861. Em I 471-473.
244

25.7 Page 247

▲back to top
Sampierdarena; Nguyện xá Thánh Giá tại Lucca; các Nhà lưu trú tại
Montevideo và Buenos Aires.23
Những sự nghiệp rất tương tự, chỉ về việc thức tỉnh Công giáo, đã
được mở ở Uruguay và Argentina. Những công việc này thực sự được
coi là một khởi điểm (launching platform) hơn kém xa xôi cho một loại
loan báo Tin mừng và truyền giáo cách khác biệt. Chiến lược này được
ghi lại trong nhiều tài liệu, báo trước một kế hoạch khá tham vọng mà
ngài đã cho Đức Hồng Y Franchi biết vào năm 1877.
Chúng con nghĩ rằng tt nht là to ra mt thnghim mi. Chúng con
skhông còn gi các nhà truyền giáo đến làm vic gia những người
man di mà đi đến vùng ngoi ô ca các thtrấn văn minh và sau đó lập
các nhà thờ, trường học và nhà lưu trú với hai mc tiêu: 1. Giúp nhng
người đã đón nhận gigìn đức tin. 2. Dy dvà cung cp chỗ ở người
bản địa (Indios) sng gia những người Công giáo hoc bi lòng ao
ước tôn giáo hoc bi các nhu cu khác. Mục đích là thiết lp các mi
tương quan với cha mthông qua con cái ca họ, để những người man
di có thtrthành nhng nhà truyn giáo cho chính những người man
di.24
Có một loại quan tâm khác dành cho người trẻ, đặc biệt thân
thương đối với Don Bosco, đã choán tâm trí ngài trong suốt cuộc đời:
quan tâm đến những người trẻ được kêu gọi vào bậc sống giáo sĩ hoặc tu
sĩ. Đương nhiên, những người trẻ này không thể được gọi là 'gặp nguy
hiểm' hoặc 'bị bỏ rơi', mặc dù đôi khi các em đến từ những gia đình bình
thường. “Các em là những thiếu niên tốt bụng, yêu việc đạo đức, và tỏ ra
23 E III 455-456; những khái niệm tương tự lại được nhắc tới gửi đến Đức Lêô XIII
cũng vào tháng Ba năm 1879, E III 462-464.
24 Thư ngày 31 tháng Mười Hai năm 1877. E III 257-259. Những ý tưởng giống hệt
được bày tỏ với vị Đức Hồng Y Simeoni, Tổng trưởng Bộ Truyền bá Đức tin vào
tháng Ba năm 1877, E III 320-321; với Đức Lêô XIII ngày 13 tháng Tư năm 1880, E
III 568-567; Memoriale intorno alle Missioni salesiane trình bày một cái nhìn phân
tích về công việc của người Salêdiêng ở nước ngoài, về cơ bản giống như điều ở châu
Âu đang bổ sung một số ý tưởng truyền giáo cụ thể cho tương lai; tới Bộ Truyền bá
Đức tin tại Lyon tháng 3 năm 1882, E IV 123-127.
245

25.8 Page 248

▲back to top
có hy vọng rằng các em sẽ được gọi vào bậc sống giáo sĩ”.25 Mối nguy
hiểm mà các em gặp không đến từ đường phố hoặc việc bị bỏ rơi, nhưng
các em có thể “mất ơn gọi” qua việc thiếu phương tiện vật chất và sự
chăm sóc thích đáng. Đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của Tu
hội Salêdiêng: “Vì những người trẻ khao khát bậc sống giáo sĩ phải đối
mặt với nhiều nguy hiểm nghiêm trọng, nên Tu hội này sẽ cố gắng hết
sức đảm bảo rằng những thiếu niên đó vốn có khả năng học tập đặc biệt
và được khen ngợi vì cách sống luân lý của mình, được cổ xuý để giữ
gìn lòng đạo đức của các em”.26
Quy chế của Hiệp hội Cộng tác viên kêu gọi họ hỗ trợ “các thiếu
niên có ơn gọi giáo sĩ” về mặt tông đồ, thiêng liêng và tài chính.27
Kinh nghiệm ơn gọi bắt đầu vào năm 1849 và mặc dù có sự cường
điệu rõ ràng, Don Bosco viết về nó như sau: “Chúng ta có thể nói ngôi
nhà gắn liền với Nguyện xá đã trở thành một chủng viện của giáo phận
trong khoảng hai mươi năm”.28
Một chức năng tương tự được quy cho tất cả các công cuộc đảm
nhận sau: nhà lưu trú, trường nội trú và trường nông nghiệp, tất cả đều
cung cấp học phí rẻ. Chúng có cùng một mục đích: “tạo cơ hội cho nhiều
người trẻ tài năng bao có thể để nhận được một nền giáo dục Kitô giáo
hầu đúng lúc các em có thể trở thành những linh mục tốt lành hoặc những
nhà truyền giáo can đảm hoặc những người cha khôn ngoan trong các
gia đình”.29
Vào năm 1877, Don Bosco sẽ thiết lập một bộ quy luật ổn định,
"Quy luật dành cho các Nhà", cho các công cuộc đang dần phát triển, song
song với "Quy luật cho học sinh ban ngày". Bao có thể, mỗi nhà được kỳ
25 Hội nghị các Cộng tác viên Salêdiêng, Turin, Valdocco 23 tháng Năm năm 1879, BS
3 (1879) số 6, tháng Sáu, tr.3.
26 Regole o Costituzioni della Società di S. Francesco di Sales. Turin, Nhà in và Nhà
sách Salêdiêng 1875, chương 1, khoản 5, tr.4. OE XXVII 54
27 Cooperatori salesiani ossia un modo pratico... 1876, tr. 7, OE XXVIII 261.
28 MO (1991) 195.
29 Hội nghị các Cộng tác viên ở Casale Monferrato 17 tháng Mười Một năm 1881, BS
5 (1881) số 12, tháng Mười Hai, tr. 5.
246

25.9 Page 249

▲back to top
vọng có một nguyện xá gắn vào: “Mục đích chung của các nhà thuộc Tu
hội là giúp đỡ, làm điều tốt cho người lân cận đặc biệt bằng cách giáo dục
giới trẻ, chăm sóc các em trong suốt những năm tháng nguy hiểm trong
đời, dạy các em khoa học và nghề nghiệp và dẫn dắt các em thực hành đạo
và nhân đức. Tu hội không từ chối chăm sóc bất kỳ tầng lớp người nào,
nhưng ưa thích tầng lớp trung lưu và nghèo hơn vì đây là những người chủ
yếu cần được giúp đỡ và trợ giúp”.30
Don Bosco là một ‘đại sứ’ cho các sự nghiệp của mình; trong
những năm cuối đời và đặc biệt trong các chuyến đi lịch sử đến Pháp và
Tây Ban Nha, ngài nảy ra những bài trình bày lôi cuốn và dứt khoát hơn
về hệ thống của ngài và các mục tiêu của nó, qua nhiều cuộc nói chuyện
và bài huấn đức. Những điều này chỉ xác nhận và giải thích chúng thêm
mà thôi.
Trong một lá thư gửi cho các Cộng tác viên vào tháng Giêng năm
1880, Don Bosco đã trình bày một danh sách đầy đủ các cơ sở mà ngài
đã thành lập cho giới trẻ gặp nguy hiểm: “Công viên giải trí, nguyện xá,
trường học ngày Chúa nhật, trường học ban tối, trường học ban ngày,
nhà lưu trú, trường nội trú, các cơ sở giáo dục … tất cả đều mở vì công
ích ở Ý, Pháp, Mỹ”.31
Vào tháng Tư năm 1882, Don Bosco đưa ra lời giải thích thêm ở
Lucca: “Hàng ngàn thiếu niên trong hơn 100 ngôi nhà nhận được một
nền giáo dục Kitô giáo; các em được dạy dỗ, giới thiệu học nghề để giúp
các em kiếm sống cách lương thiện... Những đóng góp từ thiện được sử
dụng để chuẩn bị những đứa trẻ này cho xã hội dân sự, để các em có thể
trở thành những người công nhân Kitô hữu tốt lành hoặc những người
lính trung thành hoặc những ông chủ và thầy giáo gương mẫu hoặc các
30 Regolamento per le case della Società di S. Francesco di Sales. Turin, Nhà in
Salêdiêng 1877, phần 2, Chương 1, Scopo delle case della Congregazione di S.
Francesco di Sales, tr. 59, OE XXIX 155.
31 BS 4 (1880) số 1 tháng 01, tr. 1; thông tin tiếp theo về các tác phẩm thuộc các loại
khác nhau ở Ý, Pháp, Argentina, bao gồm việc truyền giáo ở Patagonia (tr.1-3).
247

25.10 Page 250

▲back to top
linh mục và thậm chí các nhà truyền giáo, vốn có thể mang tôn giáo và
văn minh đến cho người man di”.32
Don Bosco nói chuyện tại cuộc họp của các Cộng tác viên ở Turin
vào ngày 1 tháng Sáu năm l885: “Ngài xem ra rất mệt mỏi; ngài nói khá
nhỏ. Khi đang nói với các Cộng tác viên về các sự nghiệp Salêdiêng, ngài
nhấn mạnh những lý do tại sao họ phải được hỗ trợ:
Bởi vì họ giáo dục giới trẻ để theo đuổi nhân đức, con đường dẫn đến
bàn thánh; bởi vì mục đích chính của họ là dạy dỗ giới trẻ ngày nay
vốn đã trở thành mục tiêu của những kẻ độc ác; tôi nhắc lại, bởi vì
trong các trường nội trú, nhà lưu trú, nguyện xá ngày lễ, gia đình họ
quảng bá, ở giữa thế giới họ quảng bá: yêu mến tôn giáo, luân thường
đạo đức, cầu nguyện, năng lãnh nhận các Bí tích”.33
Như vậy, giản lược những mối quan tâm thiết thực của Don Bosco
chỉ vào một loại người, “giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi”, là không thể được.
Những quan tâm tích cực của Don Bosco bao gồm cả một mạng
lưới những người trẻ, một mạng lưới khá rộng lớn với thế giới hạn hẹp
và đa dạng của những tội phạm ở bình diện thấp hơn, những kẻ cần được
cải huấn, những người phải giải quyết với tòa án; có một thế giới ít được
xác định hơn của những người gần như không cứu được, bằng cách chỉ
sử dụng kỷ luật phòng ngừa. Những thiếu niên này có thể gây hại cho
nhiều bạn trẻ mà ngài có ý định quan tâm nhất.
Theo nguyên tắc, nhìn vào cấp độ cao hơn, ít nhất là liên quan đến
các trường nội trú và nhà lưu trú, các trẻ từ các gia đình thuộc tầng lớp
thượng lưu (về mặt tài chính hoặc dòng dõi quý tộc) đã bị loại trừ. Những
người trẻ này sẽ thấy mình không thoải mái trong các tổ chức tương đối
'rẻ' xét về nhà cửa, thực phẩm, các hoạt động văn hóa, phong thái sống
nói chung.34
32 BS 6 (1882) số 5, tháng Năm, tr. 81.
33 BS 9 (1885) số 7, tháng Bẩy, tr. 94
34 Sẽ cần một nghiên cứu chi tiết hơn cho các tổ chức riêng lẻ để trình bày tỉ mỉ mục
đích và những điều mà họ đang chăm sóc, môi trường của họ, mức độ và yêu cầu của
các gia đình, kỳ vọng của các quan chức tôn giáo và dân sự, sự phát triển lịch sử,
248

26 Pages 251-260

▲back to top

26.1 Page 251

▲back to top
Viễn cảnh của Don Bosco khá rộng lớn khi ngài nói và viết, luôn
ghi nhớ hoàn cảnh đa dạng của giới trẻ và dân chúng nói chung. Cho dù
ngài viết sách để bảo vệ đức tin hay ngài cố gắng hết sức chỉ ra nhu cầu
đối với sự hưng thịnh và sự can thiệp giáo dục vượt quá lãnh vực hoạt
động của mình cho những người trẻ, Don Bosco không bao giờ loại trừ
việc áp dụng Hệ thống Dự phòng rộng khắp nhất, có lẽ bao gồm một số
cách tiếp cận ‘cưỡng bức' thêm vào. Chẳng hạn, ngài đề nghị sử dụng Hệ
thống Dự phòng trong các nhà tù ở Turin cho Urban Rattazzi và ngài
cũng đề nghị với Phanxicô Crispi hệ thống này được sử dụng cho “các
thiếu niên gặp cực kỳ nguy hiểm”, trong đó có “những kẻ lêu lổng mà
kết tận rơi vào tay những nhân viên an ninh công cộng”.35
Tuy nhiên, được thể hiện thông qua các tổ chức mà ngài đã hoàn
thành và các mối quan tâm cấp bách hơn của ngài, Don Bosco muốn
hoàn toàn tập trung vào những người trẻ vốn sống ở mức thấp nhất và bị
xã hội gạt ra rìa và hầu như gặp nguy hiểm, điều ấy quả là hiển nhiên.
Hồi ký từ 1841 đến 1844-45-46 của cha Gioan Bosco gửi cho những
người con Salêdiêng của mình nói đến những điều này. Nó gần như là
một chúc thư và di chúc cuối cùng:
Thế giới sẽ luôn chào đón chúng ta bao lâu chúng ta quan tâm đến
những dân tộc kém phát triển, trẻ em nghèo, các thành phần xã hội
gặp nguy hiểm nhất. Đây là sự giàu có thực sự của chúng ta mà chẳng
ai sẽ ghen tị và không ai sẽ lấy đi.36
Don Bosco liên tục tỏ lộ định hướng này với các người Salêdiêng,
Cộng tác viên và các vị ân nhân của mình, khi nói chuyện với họ trong
thập niên cuối đời ngài, rõ ràng nhắc đến tình hình xã hội nguy hiểm của
phẩm chất của những người điều hành họ và của giáo dục họ cung cấp. Từ các chuyên
khảo có sẵn, một số nghiên cứu xuất sắc đã được thực hiện, một số ít như vậy. Trong
số những công việc quan trọng nhất trong số này do Don Bosco đảm nhận: P. Stella,
Don Bosco nella storia economica e sociale (1815-1870), đã trích dẫn; F. Desramaut,
Don Bosco à Nice. La vie d'une école professionelle catholique entre 1875 et 1919.
Paris, Apostolat des Éditions 1980, 397.
35 xem một số bản văn trong P. Braido, Don Bosco Eeducatore. Scritti e testimonianze,
Rome LAS 1997, tr. 85-87, 291-294.
36 F. Motto, Memorie dal 1841 al 1884-5-6 pel sac. Gio. Bosco a' suoi figliuoli
Salesiani, RSS 4 (1985) 127.
249

26.2 Page 252

▲back to top
những người trẻ không được hỗ trợ thích hợp. Đó là sự biệt loại hoá cuối
cùng của ngài vốn có thể đã khơi dậy những nhạy cảm của những thính
giả thường xuyên giàu có và quan tâm của ngài, do đó thu hút họ đóng
góp từ thiện lớn hơn nữa.37
Vào năm 1887 trong khi ở Roma, Don Bosco thúc giục các Cộng
tác viên giúp những người Salêdiêng đối đầu và ngăn chặn sự vô đạo và
những luân lý xấu ngày một gia tăng; chúng kéo rất nhiều người trẻ
nghèo và thiếu kinh nghiệm bị hư mất đời đời, cả ở thành phố và thị trấn.
Ngài kêu gọi họ giúp những người Salêdiêng làm giảm số kẻ láu cá rất
có nguy cơ lấp đầy các nhà tù, vì bỏ mặc chúng.38
Vào ngày 30 tháng Ba năm 1882, Don Bosco nói với các Cộng tác
viên ở Genova:
Chúng ta thấy những thiếu niên này chạy nhốn nháo từ các quảng
trường đến các con phố vắng vẻ, từ bờ hồ này sang bờ kia, lớn lên
trong gọng kìm của lười nhác và rảnh rỗi; chúng ta thấy các em học
đủ thứ tục tĩu và chửi rủa; sau này chúng ta thấy các em trở thành
những kẻ vô lại và tội phạm; và cuối cùng, phần lớn trong giai đoạn
đầu đời, chúng ta thấy kết cục của các em là ở trong tù.39
Đối với ngài dường như có một mưu chước có tổ chức can dự vào,
và do đó cần phải ngăn ngừa và phòng thủ hầu chống lại nó!
37 Đặc biệt trong những năm cuối đời ngài, không thể loại trừ rằng các cuộc nói chuyện
của Don Bosco đã được cha John Bonetti chủ bút của Bollettino Salesiano, bổ sung
thêm.
38 BS 2 (1878) số 3, tháng Ba, tr. 12-13. Ngài viết vào năm 1879: “Đây là trường hợp
giải thoát các em khỏi những nguy hiểm sắp xảy ra, khỏi làm điều ác, khỏi chính nhà
tù”, BS 3 (1879). 1 tháng 01, tr. 2; Năm sau lại viết: “Hàng ngàn thanh niên, bị bỏ rơi,
không được giáo dục hay tôn giáo, sẽ trở thành tai họa của xã hội, và có lẽ không ít
người sẽ nguyền rủa Đấng Tạo Hóa trong tù ... trái lại được dẫn xa khỏi cái ác”; BS
9 (1885) số 7 tháng Bẩy, tr. 95.
39 BS 6 (1882) số 4, tháng Tư, tr. 70. Bài trình bày tương tự về giới trẻ, đặc biệt những
em chuyển đến Rome: BS 8 (1884) số 1 tháng 01, tr. 2; Hội nghị các Cộng tác viên
Roma ngày 8 tháng Năm, BS 8 (1884) số 6 tháng Sáu, tr. 88; với âm điệu tối tăm hơn
và được mô tả trong một hội nghị ở Turin vào ngày 1 tháng Sáu năm 1885, giới trẻ ở
Paris, “thủ đô lớn của Pháp với 2 triệu dân”: BS 9 (1885) số 7 tháng Bẩy, tr. 95.
250

26.3 Page 253

▲back to top
Vào ngày 1 tháng Sáu năm 1885 Don Bosco nói với các Cộng tác
viên ở Turin:
Trong thời đại ngày nay, nhng kẻ độc ác đang cố gng gieo rc nhng
ht ging vô thn và luân lý ti t; họ đặc biệt đang cố gng hy hoi
nhng bn trthiếu thn trng thông qua các hip hi, n phm, các cuc
hp ít nhiu công khai nhm mục đích đưa giới trẻ xa lìa đạo, Giáo hi
và luân thường đạo đức.40
Để chạm đến trái tim và hầu bao của những thính giả giàu có, Don
Bosco đôi khi đã không ngần ngại tiên liệu mối nguy cơ có thể là những
người trẻ bị bỏ rơi là những kẻ lang thang, những kẻ giật túi xách hoặc
thậm chí là tội phạm mà có lẽ biết đâu một ngày nào đó lộ diện “xin tiền
bằng một con dao kề cổ hoặc khẩu súng lục trong tay”.41
2. Những yếu tố thuộc tâm lý giới trẻ
Để hiểu Hệ thống Dự phòng của Don Bosco, chúng ta cũng phải
ghi nhớ các mục sau đây, nhóm tuổi của những người trẻ mà ngài bàn
đến và Hệ thống này được áp dụng tốt nhất với nhóm này theo sự chỉ
dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của ngài; tuổi của những thiếu niên thường
xuyên đến các Nguyện xá ngày lễ ở Turin và tổ chức phức tạp đó là
Nguyện xá Valdocco; tuổi của những người theo học tại trường nội trú
tại Mirabello Monferrato, sau đó được chuyển đến Borgo San Martino,
Lanzo Torinese, Alassio và Varazze, Genova-Sampierdarena, Nice và
Marseilles.
2.1 Việc Lớn lên
Theo lệ thường, trong phần lớn các công cuộc Don Bosco sáng lập,
mối quan tâm chủ trị là dành các thiếu niên, một nhóm tuổi mở rộng hơn
40 BS 9 (1885) số 7 tháng Bẩy, tr. 95.
41 xem Thư gửi Tiến sĩ Carranza, Buenos Aires, 30 tháng Chín năm 1877, E III 221;
Hội nghị các Cộng tác viên ở Lucca, 8 tháng Tư năm 1882, BS 6 (1882) số 5, tháng
Năm, tr. 81; bài phát biểu dành cho Hiệp hội Công giáo ở Barcelona, 15 tháng Tư
năm 1886, C. Viglietti, Cronaca dal 15 aprile al 16 maggio 1886, tr. 5.
251

26.4 Page 254

▲back to top
cho các nguyện xá ngày lễ, trường học và trường nội trú, kể cả những ai
thuộc những năm cuối của tuổi thiếu niên. Ta cũng có những ngoại lệ
ngay cả lúc Don Bosco sinh tiền dành cho học sinh trong các trường nội
trú tại Alassio và Valsalice, cũng như cơ sở dự bị đại học do cha Lasagna
thành lập tại Villa Colon (Montevideo).
Về các thiếu niên lao động trẻ, độ tuổi dao động rộng hơn nhiều và
được xác định ít chặt chẽ hơn.42 Vậy để tóm tắt, khoa sư phạm của Don
Bosco là một phương pháp sư phạm hướng đến giới trẻ, trong đó các từ
ngữ 'trẻ', 'giới trẻ' có nội hàm ý nghĩa khá rộng. Nhưng theo các con số
và sự chú ý tổng thể, chúng chủ yếu là thanh thiếu niên. Don Bosco đã
viết ‘Những cuộc đời’ hay những câu chuyện tiểu sử về các thiếu niên,
cho các em khoảng luống tuổi 15-16; những sách đó là một trong những
công cụ cơ bản Don Bosco sử dụng để truyền lại kinh nghiệm giáo dục
và những suy tư sư phạm của mình.43
Các quy tắc sau đây, thường được đem ra thực hành, được tìm thấy
trong 'Quy luật dành cho học sinh ban ngày':
Chúng tôi tìm những em tám tuổi, vì vậy những cậu bé nhỏ hơn bị
loại ra, cùng với những em gây ra nhiều rắc rối và không thể hiểu
những gì chúng tôi dạy dỗ chúng.44
Những quy luật dành cho các nhà hạn chế một cách đáng chú ý độ
tuổi giới hạn khi Don Bosco viết rằng học sinh “phải hoàn tất chương
42 Tại Nguyện xá ở Valdocco, tuổi trung bình của học sinh là 13-14, các thiếu niên lao
động, 14-15; xem P. Stella Don Bosco nella storia economica...
43 Tuy nhiên, những gì Albert Caviglia viết là thừa: “Hầu hết các nhà văn sư phạm và
giáo dục đều chú ý đến trẻ em từ 6 đến 12 tuổi. Vấn đề của sự tiến bộ là các trường
tiểu học, tiểu học (cũng như mẫu giáo, trường hợp Aporti); Ở Ý, họ bị tụt lại phía sau.
Bây giờ điều mà Cha Chúng tôi quan tâm và hành động vì những người mà ngài gọi
là 'giới trẻ', 'những chàng thiếu niên', không phải là trẻ em mà chính xác là những
người làm việc cùng, từ 12 năm trở đi ... Đây là một công trạng tuyệt vời khác của
Don Bosco, theo nghĩa đen, khi tìm thấy cách đúng đắn để giáo dục thanh thiếu niên”.
(A. Caviglia, La «Storia d'Italia» một kiệt tác của Don Bosco. Bài phát biểu giới thiệu,
trong Opere e scritti editi e inediti di «Don Bosco», tập III La Storia d'Italia. Turin,
SEI 1935, tr. XLII-XLIII); «Don Bosco anche Thưariamente ha risolto il problema
della pedagogia dell'adolescente» (tr. XLIV).
44 Regolamento dell'Oatorio...per gli esterni, phần II, Chương II, khoản 3, tr. 30. OE
XXIX 60.
252

26.5 Page 255

▲back to top
trình phổ thông trung học của mình”45 như một điều kiện để được nhận.
Mặc dù vậy trong thực tế, hầu hết các trường nội trú cho học sinh đều có
chương trình học trung học phổ thông sẵn sàng hoặc ít nhất là hai năm
cuối của trường trung học phổ thông. Cuối cùng, hầu hết các cơ sở
(nguyện xá, nhà lưu trú, trường nội trú) đều mở cửa cho các trẻ từ tuổi
thơ đến đầu và cuối tuổi vị thành niên, vậy là từ khoảng 8 đến 18 tuổi,
nhưng có lẽ hầu hết là từ 12 đến 16 tuổi.
Liên quan đến thuật ngữ được Don Bosco sử dụng trong các bài
nói chuyện và trong các tác phẩm của ngài, có một số biến đổi không thể
tránh khỏi. Tiếng Ý và La-tinh: fanciulli, fanciullini, giovani, giovanetti,
pueri, adolescentes, adulescentuli, juvenes (trẻ em, trẻ nhỏ, thanh thiếu
niên, từ ngữ nói chung) nói chung là có thể hoán đổi nhau. Chỉ có
fanciullo, giovanetto dường như là khác biệt, vì chúng chỉ rõ các thiếu
niên từ 8 đến 11 tuổi.
Tập sách nhỏ Công cuộc của Đức Maria Phù hộ các Giáo hữu cho
ơn gọi vào bậc sống giáo sĩ được lập ra trong Nhà Thánh Vinh Sơn
Phaolô tại Sampierdarena dường như phân biệt rõ giữa những người trẻ
lớn tuổi hoặc những thiếu niên lớn hoặc thiếu niên lớn hơn (giovani
adulti, o grandicelli o piu grandicelli), từ 16 đến 30 tuổi, với trẻ em
(fanciulli), trẻ nhỏ (piccolini).46
2.2 Các đặc điểm tâm lý giới trẻ
Chúng ta không nên kỳ vọng một nghiên cứu khoa học về các độ
tuổi từ Don Bosco, điều này sẽ cho phép chúng ta phân biệt rõ ràng các
giai đoạn phát triển khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi một số đặc điểm được
Don Bosco chỉ ra có thể được kết nối với một giai đoạn phát triển hơn là
45 Regolamento per le case..., phần II, Chương II, khoản 9, tr. 62. OE XXIX 158.
46 S. Pier d'Arena, Nha in và Nhà sách Thánh Vinh Sơn Phaolô 1877, tr. 4,5,25, OE
XXIX 4, 5, 25. Cũng xem Opera di Maria Ausiliatrice per le vocazioni allo stato
ecclesiastico. Fossano, Saccone Press, s.d. [=1875]: “Mục đích của Công cuộc này là
tập hợp những người trẻ ... Mỗi học sinh phải thuộc về một gia đình chính trực, khỏe
mạnh, mạnh mẽ, có tư cách tốt, trong khoảng từ 16-30 tuổi; cũng trong ấn bản này,
fanciulli piccolini tương phản với giovani grandicelli: tr. 2-5, OE XXVII 2-5.
253

26.6 Page 256

▲back to top
một giai đoạn khác. Ghi nhận rằng Don Bosco tri nhận tâm lý của người
trẻ mà ngài làm việc liên hệ chặt chẽ với quan điểm của ngài về toàn bộ
hoạt động mục vụ và sư phạm, quả là đặc biệt quan trọng.
Khi xác định các đặc điểm phù hợp với giới trẻ, Don Bosco cuối
cùng đã sử dụng các thuật ngữ mô tả nhưng các thuật ngữ cũng đánh giá
những điều tích cực hoặc tiêu cực theo cách một người trẻ sẵn sàng đối
với giáo dục hoặc theo ơn cứu rỗi đòi hỏi.
Don Bosco dường như liên kết các khía cạnh luân lý và tôn giáo
của các đặc điểm này với sự đánh giá tiêu cực hơn tích cực và coi các
đặc điểm cần chỉnh sửa hơn là các đặc điểm có thể được vận dụng.
Thường thì sự trẻ trung được ngầm so sánh với sự trưởng thành. Chẳng
hạn, sự không đầy đủ (incompleteness) của tuổi trẻ tương phản với sự
đầy đủ (completeness) của tuổi trưởng thành; tuổi trẻ hay thay đổi nghịch
với tuổi trưởng thành đĩnh đạc; tuổi trẻ thiếu suy nghĩ nghịch với sự
trưởng thành khôn ngoan; tuổi trẻ hay thay đổi với người trưởng thành
có cảm xúc ổn định.47 Dĩ nhiên, các thuật ngữ khác không được bỏ qua,
chúng chỉ đến các yếu tố tích cực như sự sẵn đấy và tiềm năng tích cực
như sự nhạy cảm, tính dễ bị ảnh hưởng, và 'trái tim'.
Nhiều nhận xét đăm chiêu hơn xuất hiện tới lui trong các trang về
'Hệ thống Dự phòng’ viết năm 1877. Những nhận xét tương tự có thể
được tìm thấy trong các tác phẩm ngay từ những thập niên 1840, cách
riêng cuốn Người bạn đường của Giới trẻ, và chúng được lặp đi lặp lại
và làm cho phong phú trong những cuốn về 'Những cuộc đời' được viết
trong những thập niên 1850 và 60.
Các trang được viết vào năm 1877, trước hết chuyển tải những gì
Don Bosco nghĩ là nét chủ trị của tuổi trẻ và là lý do quyết định nhất để
áp dụng Hệ thống Dự phòng:
47 xem J. Scheppens, Les structures de pensé, notamment théologiques, sous-jacentes à
la pratique pédagogique de don Bosco, trong Éducation et pédagogie chez don Bosco.
Paris, Éditions Fleurus 1989, tr. 148-155. “Jean Bosco définit donc lui aussi les jeunes
comme des etres faibles et inconstants, marqués par la fragilité morale et la
versatilité” (tr. 150).
254

26.7 Page 257

▲back to top
Lý do chính cho hệ thống này là người trẻ không suy nghĩ; trong chốc
lát họ quên khuấy những luật lệ kỷ luật cùng các hình phạt vì vi phạm.
Do đó, một trẻ em thường trở nên đáng trách và đáng bị phạt, điều ấy
thậm chí em nào có nghĩ đến và em đã hoàn toàn quên nó khi hấp tấp
phạm vào lỗi lầm mà em chắc chắn tránh được, nếu như có một giọng
nói thân hữu cảnh báo em.48
Đặc điểm này được kết nối chặt chẽ với một đặc điểm tiêu biểu thứ
hai: thiếu kinh nghiệm, chưa trưởng thành và do đó, thiếu cân nhắc và
thiếu cẩn trọng. Đối với Don Bosco, hiểu theo nghĩa rộng nhất, giới trẻ
được định nghĩa là “thiếu kinh nghiệm một cách nguy hiểm”, và vì vậy
“không ổn định” và “bất cẩn”.49 Do đó, giới trẻ có thể dễ dàng bị vướng
vào đủ loại cạm bẫy và từ tất cả các nguồn: từ ma quỷ, bạn xấu, những
thứ lòe loẹt hoặc quyến rũ, những cám dỗ, sự tự do, lạc giáo. Chính vì lẽ
này mà giới trẻ là “một độ tuổi bị bày ra trước những nguy hiểm mà ta
có thể tìm thấy trong mọi hoàn cảnh xã hội”.50 ‘Những trẻ nào phải bị
coi là có nguy cơ’ là tiêu đề của một đoạn được viết trong một bản ghi
nhớ về Hệ thống Dự phòng và được trao cho Phanxicô Crispi vào tháng
Hai năm 1878.51
Ta có thể tìm được chính cội rễ của sự thiếu suy nghĩ nơi giới trẻ
trong sự thiếu tổ chức bẩm sinh vốn ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của
giới trẻ và đi trước bất kỳ loại can thiệp giáo dục nào. “Chỉ vì thiếu sự
chỉ dạy và suy nghĩ, chỉ vì thờ ơ, các thiếu niên thường mù quáng để
48 Il sistema preventivo (1877), tr. 48, OE XXVIII 426.
49 xem Fatti contemporanei esposti in forma di dialogo. Turin, De-Agostini 1853, tr. 3,
OE V 53; Lo spazzacammino. Nhà in Nguyện xá thánh Phanxicô Salê 1866, trp. 62,
OE XVII 174; Il Galantuomo. Almanacco per il 1873. Nhà in Nguyện xá thánh
Phanxicô Salê 1872, tr. 5, OE XXV 5; “tẩy xóa người trẻ hay thay đổi và bất cẩn khỏi
tội lỗi”; G. Bosco, Severino ossia avventure di un giovane alpigiano. Nhà in Nguyện
xá thánh Phanxicô Salê 1868, tr. 4, OE XX 4; “Le mie sciagure servano ad altri
d'avviso per avitare gli scogli che conducano alla rovina tanta inesperta gioventù”;
BS 2 (1878) số 3, tháng Ba, tr. 12, 1q3.
50 G. Bosco. La forza della buona educazione... tr. 55, OE VI 329.
51 xem Il sistema preventivo (1878), RSS 4 (1985) 301-302.
255

26.8 Page 258

▲back to top
mình bị một số bạn bè lôi kéo vào lối sống xấu xa; đơn giản, chúng đã
lãng quên”.52
Kết nối với điều này là một nét đặc trưng mà Don Bosco lặp đi lặp
lại nhiều lần: Người trẻ hay thay đổi, không thể giữ những cam kết của
mình, mong manh, dễ mệt mỏi, dễ nản chí cũng như dễ trở nên nhiệt tình
với điều gì đó”.53
Trong cuộc đời Thánh Đaminh Savio, Don Bosco viết: “Đặc điểm
đặc thù của tuổi trẻ là hay thay đổi, cụ thể là dễ dàng thay đổi quyết tâm
của mình về điều họ muốn đạt được; và việc này không hiếm xảy ra.
Hôm nay một chàng trai quyết định làm một việc nhưng hôm sau cậu
làm một việc khác; hôm nay cậu thực hành nhân đức ở độ vượt bậc song
ngay hôm sau, cậu làm điều ngược lại”.54
Tất nhiên điều này hóa ra rõ ràng hơn khi một người trphải đối mt
với điều gì đó đòi phải nghiêm túc và cam kết: đúng là thế đó với tôn
giáo, lòng đạo đức, hc tp, công vic và klut.
Trong Cuộc đời Besucco, Don Bosco nhấn mạnh người trẻ khó
khăn biết bao để “học nếm cảm cầu nguyện ra sao. Tuổi hay thay đổi của
em khiến em thấy bất cứ điều gì đòi tâm trí phải chú ý nghiêm túc là một
thứ gì đó buồn nôn và thậm chí là một gánh nặng khổng lồ.”55
Tất cả những gì chúng ta đã đề cập ở trên quay trở lại một thực tại
đa giá và sâu xa hơn với một ý nghĩa thần học và tâm lý đối với nó. Theo
Don Bosco, nhân đức, tôn giáo, lãnh vực ân sủng cũng là các nguồn mạch
hạnh phúc. Trong cuốn Người bạn đường của Giới trẻ, theo thể loại văn
chương tu đức phổ biến dành cho giới trẻ, cả trong thời đại của mình và
52 Il sistema preventivo (1878), RSS 9 (1985) 300; khi đi đến các nhà tù Don Bosco đã
nhận thấy rằng “nhiều trẻ em coi hình phạt của mình nhẹ hơn việc bị bỏ rơi và không
được quan tâm” (G. Bosco L'Oratorio di S. Francesco di Sales ospizio di beneficenza.
Turin, Nhà in Salêdiêng 1879. tr. 3, OE XXI 259.
53 P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità cattolica, Tập II, tr. 190.
54 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico allievo dell'Oratorio di San Francesco
di Sales. Turin, G.B. Pravia & Co. 1859, tr. 37, OE XI 187.
55 G. Bosco, Il pastorello delle Alpi ovvero Vita del giovane Besucco Francesco
d'Argentera. Nhà in Nguyện xá thánh Phanxicô Salê 1864, tr. 113-114, OE XV 355-
356.
256

26.9 Page 259

▲back to top
trước đó, Don Bosco đã nhấn mạnh một khía cạnh cực kỳ nan giải về bản
tính con người và bản tính người trẻ. Chúng ta không thể nói Don Bosco
có phải quy chiếu đến một bản chất lành mạnh hay một bản chất bị tội
lỗi làm tổn thương hay không, vì tại chỗ nối này, Don Bosco dường như
không lưu ý sự phân biệt như vậy.56 Dù sao, theo Don Bosco, con người
và rõ ràng hơn là người trẻ dường như được sinh ra để vui sướng; theo
chính bản tính con người, một người, một người trẻ khao khát niềm vui,
giải trí, sung sướng. Xu hướng này dường như xung đột với hạnh phúc
và các nguồn mạch của nó. Thật thế, như vậy Don Bosco tiếp tục: “Nếu
tôi bảo một trong những thiếu niên của tôi hãy năng nhận các Bí tích, cầu
nguyện mỗi ngày, câu trả lời tôi nhận được là: Con có việc khác phải làm
rồi, con có việc phải làm, hoặc con phải vui chơi”.57
Trái lại, đa phần từ góc độ tích cực, Don Bosco lưu ý và nhìn thấy
một nét đặc trưng khác: những thiếu niên cần phải chuyển động, cần phải
sống, cần tự do buông lỏng năng lượng thể chất, trí tuệ, cảm xúc và đạo
đức của chúng. Có một giới luật cơ bản kết nối với nét này. Nó được
Thánh Philip Neri khởi hứng nhưng được Don Bosco sử dụng bằng ngôn
ngữ và thực hành giáo dục vốn làm nó thành một khái niệm có giá trị đặc
biệt: “Hãy để các em tự do chạy nhảy, la hét mặc sức”.58
Có những phẩm chất bẩm sinh khác được tìm thấy ở người trẻ và
chúng hoàn toàn tích cực. Don Bosco nhìn thấy chúng; ngài thích mô tả
chúng như ngài thấy chúng nơi Micae Magone, thiếu niên tiêu biểu,
không chỉ từ quan điểm sư phạm mà nhất là từ quan điểm cấu trúc tâm
lý cơ bản, trước bất kỳ hư hại luân lý nghiêm trọng nào: cậu sống động,
tự phát, có khuynh hướng bẩm sinh thích những gì tốt đẹp, hướng đến
hạnh phúc đích thực cách vô thức.
Sống động tự nhiên nhưng đạo đức, tốt lành và sùng mộ, cậu nghĩ ra
nhiều việc thực hành đạo đức nhỏ bé nhất. Cậu vui tươi, tự do thực
hành chúng dễ dàng mà không bối rối: vì lòng đạo đức, việc học tập
56 P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità cattolica. Tập II tr. 188.
57 G. Bosco, Il giovane provveduto... tr. 33 OE II 213.
58 Il sistema preventivo (1877), tr. 54, OE XXVIII 432. Phác thảo này đáp lại “khoa sư
phạm chân thật của niềm vui và lễ hội”; xem chương 16.
257

26.10 Page 260

▲back to top
và bản chất thích hợp, cậu được tất cả mọi người yêu mến và tôn
trọng; vì sự sống động và cách cư xử tốt của mình, cậu là thần tượng
vào giờ giải trí.59
Ngay cả sau khi linh cảm rằng cậu sớm từ giã cõi đời, “Micae
Magone vẫn vui vẻ và tươi vui không chút thay đổi”.60
Có một nét khác được thêm vào những điều ta đề cập ở trên: người
trẻ có một sự sinh động bên trong được thể hiện bằng sự ngay thẳng và
sự tiếp nhận đáng kể, cả về cảm xúc lẫn nhận thức. Don Bosco đề cập rõ
ràng đến nét này, khi ngài bày tỏ quan điểm của mình về các khía cạnh
giáo dục và luân lý của sân khấu kịch nghệ.
“Chúng ta khẳng định các thiếu niên giữ những ấn tượng về những
điều được trình bày cách sống động, trong trái tim các em, và cả lý lẽ lẫn
các sự kiện trái ngược đều không thể thuyết phục các em dễ dàng quên
chúng”.61
Tính chất dễ bị tác động này có thể có một số khía cạnh tiêu cực
nhưng chủ yếu được hiểu từ mặt tích cực của nó, như chính Don Bosco
nhận xét khi nói về cuộc khủng hoảng hạnh phúc mà Josephine đối diện,
nhân vật chính trong một vở kịch có tên Cuộc trở lại của một phụ nữ
Waldesia: “Chừng nào không phải là nô lệ của tật xấu, giới trẻ chỉ nán
lại trong giây lát những thứ khác, nhưng các giới luật của tôn giáo và đặc
biệt là các nguyên tắc vĩnh cửu tạo ra ấn tượng sâu sắc nhất đối với giới
trẻ”.62
Dưới đây là hai chiều kích cơ bản tổng quát thuộc tâm lý giới trẻ
vốn bao trùm toàn vẹn nhân cách của người trẻ và có tác động đến toàn
bộ hệ thống giáo dục. Chúng có thể được chú ý đặc biệt nơi các trẻ trong
suốt tuổi niên thiếu và có thể được hướng dẫn đúng đắn đến một tuổi trẻ
59 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele allievo dell'Oratorio di
S. Francesco di Sales. Turin, G.B. Paravia & Co. 1861, tr. 66, OE XIII 220.
60 G. Bosco Cenno biografico sul giovanetto Magone.... tr. 68, OE XIII 222.
61 Regolamento per le case... phần I Chương XVI Del teatrino, tr. 50, OE XXIX 146.
62 G. Bosco Conversione di una valdese. Fatto contemporaneo. Turin, P. De-Agostini
Press 1854, tr. 27, OE V 285.
258

27 Pages 261-270

▲back to top

27.1 Page 261

▲back to top
trưởng thành hơn. Đó là: một cảm thức rất nhạy bén về công bằng, không
khoan nhượng với bất kỳ loại bất công nào và một tình mến mạnh mẽ,
trái tim/cõi lòng. Hai nét được minh nhiên nêu bật, một lần nữa, trong
'Hệ thống Dự phòng' năm 1877. Chúng được kết nối với hai kinh nghiệm
ngăn ngừa triệt để: lý trí và lòng mến thương.
Don Bosco khiến các thầy giáo suy tư về mối quan tâm của mình:
Kinh nghiệm dạy rằng người trẻ không dễ quên những hình phạt mà
các em đã nhận, và phần lớn nuôi dưỡng những cảm nhận cay đắng,
cùng với mong muốn vứt bỏ cái ách này và thậm chí là tìm cách trả
thù. Đôi khi các em có thể tỏ vẻ không bị ảnh hưởng mấy nhưng bất
cứ ai theo dõi các em khi các em lớn lên đều biết rằng những kỷ
niệm thời trẻ thật khủng khiếp. Các em dễ quên đi những hình phạt
của cha mẹ mình, nhưng rất khó quên hình phạt của các giáo viên,
và nhiều năm sau, thậm chí ta biết một số còn tìm cách trả thù tàn
bạo cho những hình phạt mà các em đã bị xử bất công khi đi học.63
Nói chung, giáo dục là "chuyện của cõi lòng" vì, như một quy luật
và gần như tự nhiên, một cậu bé là "cõi lòng/trái tim". “Vì lý do này, một
nhà giáo dục sẽ luôn có thể ‘chiếm được trái tim’ của người mà họ bảo
vệ’ và nói bằng ngôn ngữ của trái tim”.64
Thật vậy, “trong mỗi thiếu niên, ngay cả em kém may mắn nhất, có
một điểm có thể tiếp cận với điều tốt. Nhiệm vụ của một nhà giáo dục là tìm
kiếm điểm này, thớ tim nhạy cảm và thu được lợi ích từ nó”.65
Don Bosco dành một số nhận xét về tính chất tâm lý và luân lý cho
giai đoạn tuổi thơ, độ tuổi trước tám tuổi và từ tám đến mười hai tuổi.
Liên quan tới giai đoạn tuổi thơ, đây là những gì Don Bosco viết
về Đaminh Savio: “Ngay cả khi ở độ tuổi may mắn hạnh phúc đó, em
hoàn toàn cậy dựa vào mẹ mình.” Và “từ lời cha mẹ em chứng thực,
Don Bosco cũng biết rằng em vẫn như thế này kể từ khi tuổi còn non
nớt... khi, vì thiếu suy nghĩ, trẻ em là một mối bận tâm và là nguồn khổ
63 Il sistema preventivo (1877), tr. 48, 50, OE XXVIII 426, 428.
64 Il sistema preventivo (1877), tr. 48, 50, OE XXVIII 426, 428.
65 Được trích dẫn trong MB V 367.
259

27.2 Page 262

▲back to top
não liên tục cho mẹ mình; một tuổi khi trẻ em muốn nhìn thấy mọi thứ,
chạm vào mọi thứ và, phần lớn thời gian là làm rối tung mọi thứ”.66
Như chúng ta đã đề cập, 'những đứa trẻ' không được nhận vào
Nguyện xá vì “các em gây rắc rối và không thể hiểu chúng đang được
dạy điều gì.”67 Đối với giai đoạn từ tám đến mười hai tuổi, Don Bosco
xét đoán không lạc quan chi.
Vì vậy Don Bosco nói đây là độ tuổi mà trẻ em buồn chán hoặc
không sẵn lòng cầu nguyện và thích những trò đùa tinh nghịch phổ biến
ở độ tuổi đó.68 Thậm chí Don Bosco không miễn cho những trẻ ở độ tuổi
này khỏi những trách nhiệm luân lý nghiêm trọng của chúng. Chúng ta
thấy điều này trong những suy tư được cha Bonetti thu thập cho cuốn sử
biên niên của mình, ngày 1 tháng Ba năm 1863: “Cha thấy rằng nhiều trẻ
xưng tội không thể được coi như [giống với] các quy tắc trong thần học
chỉ ra. Hầu hết mọi lần, không xét mình về những lỗi lầm đã phạm từ
tám đến mười hai tuổi và nếu một cha giải tội không lấy các biện pháp
để tìm ra và hỏi về chúng, các em sẽ bỏ qua và sẽ tiếp tục xây dựng cuộc
đời mình trên cơ sở sai lỗi”.69
3. Thần học giáo dục
Don Bosco không có một nhân thần học hệ thống để tùy ngài sử
dụng. Khía cạnh này của việc đào tạo linh mục trong chủng viện nơi Don
Bosco dường như chỉ đưa ngài trở lại một vài thủ đắc cơ bản, quan trọng.
Điều Phêrô Stella đã viết về một nền thần học tín lý và luân lý phổ biến
và được xác định rõ ràng, mặc dù không thể áp dụng phổ quát, có thể
được áp dụng cho văn hóa và não trạng của Don Bosco là nhà giáo dục
66 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico... tr 12-13, OE XI 162-163.
67 Regolamento dell'Oratorio...per gli esterni, phần II, Chương II, khoản 3, tr.30, OE
XXIX 60.
68 [G. Bosco]. Cenni storici sulla vita del chierico Luigi Comollo morto nel seminario
di Chieri ammirato da tutti per le sue singolari virtù, scritti da un suo collega. Turin.
Speirani and Ferrero 1844, tr. 5 và 11, OE I 5 và 11.
69 Được trích dẫn trong MB VII 404. Gioan Tẩy giả Lemoyne nói ông nhận Cronaca từ
cha Bonetti. Chúng tôi không tìm thấy nó trong Cronache.
260

27.3 Page 263

▲back to top
và mục tử. Thần học tín lý nhìn mọi sự dưới ánh sáng sự tiền định hoặc
một lời đáp trả tự do đối với ân sủng, và trả lẽ cho Thiên Chúa Thẩm
phán, để được sống vĩnh cửu hay phải chết đời đời.
Do đó Thần học tín lý tập trung vào việc nhìn mọi thứ từ quan điểm
là giá trị của nó đối với sự vĩnh cửu, phần thưởng hoặc trầm luân.
Mặt khác, thần học luân lý, với các cuộc tranh luận về chủ thuyết
cái nhiên, Probabilism, và chủ thuyết sác xuất, Probabiliorism, tập trung
mọi thứ vào mối quan hệ giữa luật Thiên Chúa và sự tự do, đào tạo mọi
người xem hành động của họ là tuân thủ luật Thiên Chúa cách trách
nhiệm.70 Một vài chất liệu khác, có lẽ quan trọng, đã được thêm vào: các
sách về đào tạo tu sĩ, các bút tích được sử dụng để chuẩn bị suy niệm,
dạy dỗ, các bài giảng thông thường và ngoại thường, các nguồn khác có
tính chất lịch sử, huấn giáo và hộ giáo. Và cuối cùng, dự thế tự nhiên và
những cuộc Don Bosco trò chuyện quan trọng với các thiếu niên của ngài
chắc chắn mang tính quyết định trong việc ngài có được một bức tranh
toàn diện về những dự thế tự nhiên của người trẻ về phần rỗi và giáo dục
được định hướng tới phần rỗi.
Don Bosco có thể quy việc ngài có khả năng phác họa ra những
phân loại người trẻ khác nhau là do ngài luôn sống giữa các em. Ngài sử
dụng nhiều từ ngữ và không phải tất cả chúng đều đồng nghĩa. Trong một
số trường hợp, các phân loại này có ý nghĩa sư phạm chính xác nhằm đến
việc phải có cách thức khác nhau để giáo dục một đứa trẻ.71 Nhưng
thường thì những phân loại này không là gì ngoài những lượng giá thần
học và luân lý và nói chung với một mục đích có tính ngăn ngừa hoặc
tông đồ trong đầu: giữ các em tránh xa những kẻ xấu, hoặc thân thiện với
70 P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità.... Tập I, tr. 61: cũng xem tr. 63.
71 Được tìm thấy như chúng ta sẽ thấy trong Cenni storici intorno all'Oratorio di S.
Francesco di Sales, và trong Articoli generali, ở đầu Regolamento delle case. Về vấn
đề này xem P. Braido, Il sistema preventivo in un decalogo per educatori, RSS 4
(1985) 143-144. Chúng tôi sẽ nói thêm về khía cạnh sư phạm và khác biệt của các
cách phân loại.
261

27.4 Page 264

▲back to top
những người tốt, đôi khi, đưa những người trẻ lêu lổng và lưỡng lự trở
lại con đường ngay thẳng.72
Bản văn quan trọng nhất về thần học giới trẻ và giáo dục chắc chắn
được tìm thấy trong những dòng đầu tiên Don Bosco viết Giới thiệu Đề
cương của Bộ Quy Luật (Piano di Regolamento) vào thập niên 1850. Ở
đó ngài trích dẫn Tin Mừng thánh Gioan 11:52. Bản văn này được áp
dụng cho giới trẻ thời ngài: Chúa Giêsu phải chết “để quy tụ con cái
Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối”. Trong đề cương này,
chúng ta thấy các nhân vật chính trong tiến trình tăng trưởng: Thiên Chúa
và phương tiện ân sủng, gia đình với sự thiếu hụt của nó, xã hội với tất
cả những nguy hiểm của nó, các nhà giáo dục, những nơi thích hợp, bản
thân người trẻ với nguồn lực giàu có mà họ được phú bẩm.
Giới trẻ là phần tinh tế và quý giá nhất của xã hội loài người. Những
niềm hy vọng về một tương lai hạnh phúc dựa trên chính giới trẻ; giới
trẻ tự chúng không có một dự thế xấu xa. Nếu bạn loại bỏ việc cha
mẹ bỏ bê các em, sự nhàn rỗi, việc gặp gỡ những bạn bè xấu mà các
em phải chịu đặc biệt vào cuối tuần, thì hoàn toàn dễ dàng truyền vào
trái tim dịu dàng của các em những nguyên tắc trật tự, lối sống luân
lý tốt lành, sự kính trọng và tôn giáo. Và nếu đôi khi xảy ra việc các
em bị phát hiện hư hỏng ở độ tuổi đó, thì do thiếu suy nghĩ chứ không
phải vì ác ý. Những thiếu niên này thực sự cần một bàn tay dịu hiền,
một người chăm sóc các em, nuôi dưỡng các em và hướng dẫn các
em tới nhân đức và giúp các em tránh xa tật xấu. Khó khăn chính nằm
ở việc tìm ra một cách quy tụ các em lại với nhau, nói chuyện với các
em và dạy các em lối sống luân lý.73
Theo sau một xem xét phân tích hơn và chủ yếu là thần học, chúng
ta có thể đặt các lực lượng hiện trường trên bốn bình diện: người trẻ như
72 xem Cenni on Comollo (1844), tr. 63-64, OE I 63-64; Il giovane provveduto (1847),
tr. 21-22, OE 201-202; Vita di Domenico Savio (1859), tr. 26-27, OE XI 176-177; MO
(1991) 59.
73 Introduzione to the Piano di Regolamento... trong P. Braido (Ed.) Don Bosco nella
Chiesa..., tr. 34-35.
262

27.5 Page 265

▲back to top
một cá vị, môi trường, thế giới tôn giáo, sự trung gian được giáo dục
cung cấp.74
Trước hết, Don Bosco nói và viết về giới trẻ đều sẵn sàng tích cực
đạt đến sự trưởng thành luân lý và giáo dục khi được nuôi dưỡng đúng
lúc, nhờ vào sự cam kết của các nhà giáo dục và nhờ vào chính người
trẻ. Chúng ta không thể để mất thời gian: “Người trẻ được Thiên Chúa
yêu thương nhiều” vì chúng vẫn có “thời gian để thực hiện nhiều việc
lành”. Chúng ở “độ tuổi đơn sơ, khiêm tốn và vô tội và nói chung, vẫn
chưa trở thành con mồi bất hạnh của kẻ thù địa ngục”.75 Ngoài ra và cũng
vì điều này, “ơn cứu rỗi của một trẻ nhỏ thường phụ thuộc vào buổi thiếu
thời của em”.76
Don Bosco muốn bày tỏ ý tưởng này bằng lời của Chúa:
Adolescens juxta viam suam etiam com senuerit non recedet ab ea”; khi
còn trẻ, nếu chúng ta bắt đầu một cuộc sống tốt lành, chúng ta sẽ tiếp tục
sống tốt lúc tuổi già và chúng ta sẽ chết lành thánh và đánh dấu sự khởi
đầu của hạnh phúc vĩnh cửu. Ngược lại, nếu tật xấu kìm kẹp chúng ta khi
chúng ta còn trẻ, nó có thể sẽ tiếp tục nắm giữ chúng ta trong suốt cuộc
đời và cho đến chết.77
Dự thế nhân bản tự nhiên và tiềm năng của người trẻ thật hữu ích,
bất chấp ngay cả các em có thể nghiêng về các hướng khác nhau, thường
hơn thì tốt, bình thường hoặc thậm chí thờ ơ. Trí thông minh, khả năng
về chân lý, giữ vị trí hàng đầu, sau đó ý chí, khả năng về sự thiện, với
hành động tự do theo sau đó. Don Bosco cho nó một tầm quan trọng lớn
lao nếu chúng ta nghĩ đến ngài nhấn mạnh về những dốc quyết lành mạnh
vốn đặc trưng hoá khoa sư phạm của ngài về Bí tích Sám hối.
74 Để có được phân tích sâu hơn về các yếu tố nhân học xem J. Scheppens, Bản chất
con người trong viễn cảnh giáo dục của thánh Gioan Bosco, RSS 8 (1989) 263-287).
75 G. Bosco, Il giovane provveduto... tr. 10-11, OE II 190-191.
76 G. Bosco, Il giovane provveduto... tr. 12-13, OE II 192-193.
77 G. Bosco, Il giovane provveduto... tr. 6-71, OE II 186-187; cũng xem G. Bosco La
forza della buona educazione... tr. 62-63, OE VI 336-337. Đây là một trong “những
chủ đề gần như bắt buộc trong việc đọc sách tu đức cho giới trẻ” (P. Stella, Valori
spirituali nel Giovane provveduto... tr. 52).
263

27.6 Page 266

▲back to top
Điều phân biệt con người khỏi tất cả các loài vật khác là sự kiện họ
được ban tặng một tâm hồn biết suy nghĩ, lý luận, biết điều gì là tốt
và điều gì là xấu.78
Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một linh hồn, nghĩa là, thực tại vô
hình mà chúng ta cảm nhận trong chúng ta và liên tục có xu hướng
nâng mình lên tới Thiên Chúa; sinh vật thông minh này suy nghĩ, lý
luận, và sẽ không thể tìm thấy hạnh phúc trên trần này. Do đó, ngay
cả giữa sự giàu có và thú vui của thế giới này, nó sẽ luôn cảm thấy
khắc khoải cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa, vì chỉ mình Chúa
mới có thể làm cho nó hạnh phúc.
Thiên Chúa ban cho linh hồn chúng ta tự do, đó là khả năng chọn điều
tốt hay điều xấu, khi đảm bảo cho nó phần thưởng nếu nó hành động
tốt và đe dọa nó bằng hình phạt bất cứ khi nào nó chọn hành động
xấu”.79
Các yếu tố sau đây, rất tích cực xét như liên quan đến các thực tại
tôn giáo và luân lý cũng như mối tương quan giáo dục, phải được thêm
vào những gì chúng ta vừa đề cập, nghĩa là, sự nhạy cảm, tính dễ xúc
động và trái tim. Những điều này góp phần không thể thay thế để tri nhận
tội lỗi thật xấu xa và nhân đức thì quý giá.80
Cuối cùng, giới trẻ tỏ ra mỏng dòn được Don Bosco liên kết không
chỉ với tuổi tác và môi trường của các em mà còn với thực tại tội nguyên
tổ. Tội nguyên tổ đã làm tổn thương các những khả năng hiểu biết và ý
chí; các em trở nên mất phương hướng, bị cản trở, bị rối tung bởi những
đam mê ngày càng lớn mạnh. Đây là cách Don Bosco mô tả hậu quả của
tội nguyên tổ, trong cuốn sách Một cách học Lịch sử Kinh thánh dễ dàng:
“Những hậu quả của tội nguyên tổ là tất cả những khốn cùng của tâm
hồn và thể xác nơi chúng ta”. “Những khốn cùng của linh hồn là: sự ngu
dốt, lòng tham/dục, bị đuổi khỏi thiên đàng; "Sự ngu dốt hệ tại ở việc
con người không thể biết được vận mệnh và nghĩa vụ của mình mà không
78 G. Bosco, Il giovane provveduto... tr. 10, OE X 317-319.
79 G. Bosco Il mese di maggio consacrato a Maria SS. Immacolata ad uso del popolo.
Turin, G.B. Paravia & CO. 1858, tr. 23-25, OE X 317-319.
80 MO (1991) 35.
264

27.7 Page 267

▲back to top
nhờ Mặc khải trợ giúp”; “Lòng dục nghĩa là khuynh hướng phạm tội”.
“Cuối cùng, những khốn cùng của thân xác là: nghèo đói, bệnh tật và cái
chết”.81
Đọc lại một chi tiết trong sử biên niên ghi lại nội dung một cuộc
trò chuyện của Don Bosco vào thứ ba ngày 11 tháng Năm năm 1875 có
lẽ hữu ích. Cuộc trò chuyện thực sự là một 'bài nghị luận' của Don Bosco
về 'những cùng khốn của con người', tất cả đều đưa trở lại nguồn gốc của
chúng là Tội Nguyên tổ. Nó có thể làm sáng tỏ một sự mâu thuẫn nào đó
trong tư tưởng được Don Bosco chứng minh khi ngài lượng giá luân lý
của người trẻ, về chất lượng và nội dung của những khát vọng nơi các
em nhằm đạt tới hạnh phúc và sự can thiệp giáo dục cần thiết: “Chúng ta
phải thừa nhận sự bất hòa giữa những gì Don Bosco nghĩ và nói và những
gì Don Bosco thực hành.
Tất cả đều theo sau câu hỏi của giáo lý là: tội nguyên tổ gây nên hậu
quả nào? Nó khiến chúng ta sinh trong thế giới này không phải trong
ân sủng của Chúa, đáng sa hỏa ngục, có khuynh hướng phạm tội, phải
chết và nhiều khốn cùng tác động trên tâm hồn và thể xác chúng ta.
Một số người nghĩ rằng họ sẽ có thể sống một đời hạnh phúc trên trái
đất này và cố tìm mọi cách có thể để được thoải mái. Nhưng một đời
hạnh phúc ư, chúng ta sẽ không bao giờ có thể có được vì biết bao
khốn cùng ảnh hưởng đến tâm hồn và thể xác chúng ta. Chúng ta càng
mong muốn hạnh phúc và tìm kiếm nó, nó sẽ càng trốn tránh chúng
ta. Và điều có vẻ gây ngạc nhiên nhất là sự kiện rằng mọi sự hài lòng
chúng ta nhận được chỉ tốt đẹp đủ để tăng thêm những khốn cùng do
tội Adam gây ra! Ôi! Tất cả những khốn cùng này khiến chúng ta phải
thốt lên từ tận đáy lòng: Quod eternum non est, nihil est, Bất cứ điều
gì không vĩnh cửu thì chẳng là gì. Nghĩ về những thực tại vĩnh cửu
thì tốt hơn cho chúng ta và rồi mọi sự dưới này sẽ trở nên vô giá trị
đối với chúng ta.
[Rồi, một cỗ xe lớn được một con la kéo đi ngang qua và làm nảy
sinh những suy nghĩ mới]. Nhìn tới con la, Don Bosco kêu lên:
81 G. Bosco Memoria facile per imparare la storia sacra ad uso del popolo cristiano.
Turin, G. B. Paravia & Co. 1855, tr. 12-13, OE VI 60-61.
265

27.8 Page 268

▲back to top
Jumentis insipientibus comparatus est et similis factus est illis (nó
được so sánh với những con vật ngu ngốc và trở nên giống chúng)
Ở đây các con có những gì con người làm: họ chỉ nghĩ về những
điều dưới thế và phạm tội. Họ làm gì khi phạm tội? À! Họ từ khước
dùng đến lý trí; vì nếu họ lý luận thì họ sẽ không thể xúc phạm
Thiên Chúa vì họ biết rõ Chúa cao cả, tốt lành và công minh như
thế nào. Nếu một người sử dụng lý trí của mình, họ sẽ cố gắng
không xúc phạm đến Thiên Chúa. Và điều gì phân biệt con người
với con vật? Lý trí: Chính vì thế, Thánh Kinh so sánh họ với một
con vật ngu ngốc. Nhưng Đavit mở đầu những từ này như sau:
Homo, cum in honore esset, non intellexit, jumentis insipientibus
(Con người, dù danh giá biết bao, lại chẳng hiểu biết gì và hành
động như những con vật ngu ngốc). Theo cách nào con người được
danh giá? Câu trả lời của một Đức Thánh Cha là đây: Một người
trong trắng sống trong ân sủng Thiên Chúa sở hữu một kho báu lớn
nhất, danh giá lớn nhất chưa hề tìm được dưới trần này.82
Hẳn nhiên Don Bosco cho thấy bằng chứng về một loại văn
chương nào đó, đặc biệt bởi Charles Gobinet, không xa giọng điệu
của lạc giáo Gian-se-nit. Nhưng quả khó mà giải thích trong thực
hành Don Bosco nhận được mức độ khởi hứng nào từ các nguồn
thần học và ngài để mình được dẫn dắt bao nhiêu bởi những cân
nhắc tích cực, thực tế hơn được chuyển thành tin tưởng và hy
vọng.83
Dù sao đi nữa, Don Bosco mạnh mẽ xác quyết cộng tác hiệu quả
với ơn Chúa là thiết yếu và có thể được. “Chúa Giêsu rao giảng, và
loan báo đời sống hạnh phúc và vĩnh cửu, đó là thiên đàng, nhưng
Ngài thực sự mong muốn là hạnh phúc này phải đạt được bằng nỗ lực,
bằng cách thực hành nhân đức và tránh nết xấu”.84
Don Bosco thường diễn đạt những niềm tin về bối cảnh gia đình
nơi đó giới trẻ sống, điều đó được liên hệ mật thiết hơn với kinh
82 G. Barberis Cronichetta, sách bài tập I, tr. 4-6
83 Ct P. Stella Don Bosco nella storia della religiosità... Tập II, tr. 232-236; J.
Scheppens, Bản chất con người... tr. 278-281.
84 G. Bosco, il mese di maggio.... tr. 30, OE X 324.
266

27.9 Page 269

▲back to top
nghiệm. Don Bosco chắc chắn không thể không nhắc đến ảnh hưởng
tích cực của cha mẹ đối với sự tăng trưởng của người trẻ. Don Bosco
thường làm sáng tỏ cha mẹ tác động khác nhau trên giới trẻ và đặc
biệt trong các sách ngài viết về Những cuộc đời các thiếu niên của
mình. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến cha mẹ gương mẫu của Đaminh Savio
cũng như của Besucco, đến những người mẹ thánh thiện và đạo đức
của Phêrô trong cuốn Sức mạnh của một nền giáo dục tốt (1855) và
Valentino (1866); đến người cha của Severinus (l868). Những nhân
vật hiền phụ và mẫu tử mà chúng ta tìm thấy trong cuộc đời các Thánh
và trong các cuốn lịch sử khác nhau ngài đã viết thật là vô số: Lịch sử
Kinh thánh, Lịch sử Giáo hội; Lịch sử nước Ý Cuộc đời các vị Giáo
Hoàng.
Nhưng vì Don Bosco bảo vệ vụ việc giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi,
giới trẻ gặp nguy hiểm và liều lĩnh, ngài không xao lãng nhấn mạnh đến
trách nhiệm của các bậc cha mẹ, một số người trong số họ không có khả
năng thích hợp hoặc mất khả năng hoặc ngang bướng.
Về môi trường xã hội, Don Bosco thường đánh giá tiêu cực.
Những người chịu trách nhiệm về môi trường xã hội trở nên nguy
hiểm là những người lớn; họ hành xử như những tác nhân tạo ra băng
hoại thông qua sách báo, những buổi diễn vô luân và gương xấu về sự
vô đạo và bất lương. Nhưng những bạn bè xấu cũng không kém là một
nguyên nhân của sự dữ và vấp phạm, đặc biệt khi đó là vấn đề những
người bạn đồng hành đã trở nên hiểm ác tột bực. Khi đối đầu với
chúng, những đồng minh thực sự của ma quỷ, không có cách phòng
thủ nào khác ngoài việc từ chối họ và trốn xa họ.
Trong thế giới vô hình Don Bosco liên tục vạch ra chính ma quỷ
hoàn toàn chủ động xúi giục. Từ đức tin, ngài biết rằng ma quỷ không
bao giờ nhàn rỗi. Don Bosco đã có kinh nghiệm trực tiếp về sự hiện
diện của ma quỷ trong các vụ quấy rối, mà vào một lúc nào đó, đã
267

27.10 Page 270

▲back to top
quấy nhiễu ngài,85 và cũng đặc biệt là trong các giai đoạn khác nhau
trong cuộc đời những người trẻ của ngài.
Các cuộc nói chuyện về giấc mơ của ngài có đầy đủ những quy
chiếu thuộc loại này, cũng như các bài giảng tĩnh tâm và Dọn mình
Chết lành. Ma Quỷ và Triều thần của nó đội lốt những loại quái vật và
động vật khác nhau: những con mèo lớn đậu trên vai các cậu bé đang
xưng tội và ngăn các em xưng tội sốt sắng và chân thành, heo, chó
điên, sư tử, hổ, voi giẫm đạp các cậu bé dưới chân chúng, rắn quấn
quanh và làm các thiếu niên tê liệt. Quỷ tìm được những kẻ hầu hạ,
giúp đỡ và bạn bè khắp nơi: trong những người gây gương mù gương
xấu, trong những kẻ hư hỏng, trong những thầy giáo ác ý. Những 'mưu
chước' mà Don Bosco viết trong cuốn Người bạn đường của Giới trẻ
là những mưu chước của ma quỷ.
Kẻ thù của loài người trương ra những ‘cạm bẫy' khiến người
trẻ sa vào, điều đó lộ ra ma quỷ quả cực kỳ xảo quyệt.
Nhưng người trẻ không ở dưới quyền lực sự dữ. Đúng hơn,
nguồn vô tận thế giới siêu việt là Thiên Chúa và Ân sủng Ngài, được
trao ban qua đức tin Công giáo, yêu thương ‘bao bọc’ họ: Thiên Chúa,
Chúa Giêsu Kitô, Giáo hội, các Bí tích, Đức Nữ Trinh, vô số các Đấng
Bầu Cử, Lời Chúa.
Tôn giáo là chính nền tảng, nguồn gốc và linh hồn của cuộc đời
người trẻ và tiến trình họ tăng trưởng. Nài xin Thiên Chúa là tuyệt đối
thiết yếu và, tất nhiên nó đòi con người phải cộng tác: Cầu nguyện,
tránh xa tội lỗi, xin tha thứ, thực hành những dốc lòng khi xưng tội,
thực hiện đức ái huynh đệ; bằng một vài từ ngữ nhưng cốt yếu: phụng
sự Thiên Chúa, các việc lành, bổn phận. Don Bosco hỏi những em do
dự: “Các con thân mến, chúng ta có muốn lên thiên đàng trong một cỗ
85
Trong những giai đoạn đầu, theo cronache của Bonetti, dường như nó đạt đến
đỉnh điểm vào năm 1862 (xem Annali II 1861-1862, tr. 17-22 ff.). Vào tháng Chín,
ông sẽ viết một tác phẩm ngắn trong các Bài đọc Công giáo có tựa đề La podestà
delle tenebre ossia Osservazioni dommatico-morali sopra gli spiriti maledci.
268

28 Pages 271-280

▲back to top

28.1 Page 271

▲back to top
xe ngựa bốn bánh không?”, phương tiện vận chuyển tốt nhất vào thời
của ngài.86
Nhưng bản lề mà toàn bộ sự hiệp lực thần-nhân phụ thuộc vào
như một yếu tố quyết định là sự trung gian do giáo dục mang lại. Vì
lẽ này, cách tự nhiên, nhân đức hàng đầu một người trẻ cần là vâng
lời. Điều đóng góp nhiều nhất cho “sự thất bại hoàn toàn đáng sợ của
người trẻ” không phải là gặp “bạn bè ngang bướng”, hay cha mẹ bỏ
bê song là chúng không thể sẵn lòng “trung thành với một nền giáo
dục tốt”87 và thậm chí trước đó, sự kiện là các em coi giáo dục thật vô
dụng. Sự hiện diện và công việc của các nhà giáo dục là những người
có uy tín và “tận hiến” chăm sóc giới trẻ là tuyệt đối thiết yếu để cứu
rỗi người trẻ. Theo đúng nghĩa đen, “Thiên Chúa cần con người”. Cơ
bản, sáng kiến hàng đầu này kêu gọi người trẻ đáp lại, phục tùng và
sẵn sàng cộng tác. Đây là thông điệp đầu tiên Don Bosco gửi giới trẻ
trong cuốn sách đầu tiên hoàn toàn viết cho các em:
Các con thân yêu của cha, vì dù được trồng ở đất tốt trong vườn,
một cây non nớt vẫn có thể đổi chiều và có kết cục tệ hại nếu nó
không được vun xới và, có thể nói, được hướng dẫn theo một độ
dày nhất định, thì các con cũng vậy; các con cũng sẽ uốn cong và
hướng về cái ác nếu các con không để mình được những người có
nhiệm vụ hướng dẫn các con, uốn nắn; trước hết là cha mẹ các con,
sau đó là các bề trên và người lớn tuổi.88
Bản tuyên ngôn vĩ đại thứ hai được hướng đến các nhà giáo dục.
Hệ thống Dự phòng là một kinh nghiệm phức tạp trước khi nó trở
thành một công thức. Hệ thống ấy hoàn toàn dành cho họ: hướng dẫn
và thúc đẩy họ thực hiện một loại trách nhiệm có vô số hàm ý: cá nhân
và xã hội, tạm thời và vĩnh cửu.
Khi cuộc sống trần gian của ngài đã xế chiều, Don Bosco lại đưa
ra thông điệp này: "Làm việc để giáo dục giới trẻ thật tốt, đặc biệt là
86 Thư luân lưu gửi các người Salêdiêng ngày 6 tháng 01 năm 1884; E IV 250.
87 G. Bosco, Biografia del sacerdote Giuseppe Caffasso... tr. 12 OE II 362.
88 G. Bosco, Il giovane provveduto...., tr. 13-16, OE II 193-196.
269

28.2 Page 272

▲back to top
giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi chiếm đa số, và các con sẽ có thể dễ dàng
làm vinh danh Thiên Chúa và bảo đảm những phúc lộc cho tôn giáo,
cứu nhiều linh hồn và hợp tác hiệu quả vào việc cải cách và sự hưng
thịnh của xã hội dân sự. Vì lý trí, tôn giáo, lịch sử và kinh nghiệm đã
chứng minh rằng tôn giáo và xã hội dân sự của chúng ta sẽ tốt hay xấu
tùy theo giáo dục tốt hay xấu được truyền cho giới trẻ”.89
89 Hội nghị Cộng tác viên ở ngày 31 tháng Năm 1883. BS 7 (1883), số 7, tháng Bẩy, tr.
104.
270

28.3 Page 273

▲back to top
CHƯƠNG 10
NHỮNG CÁCH GỢI Ý
ĐỂ GIÚP CÁC THIẾU NIÊN
CÓ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶC BIỆT
Đối với Don Bosco, tất cả những người trẻ, vì là trẻ, đều mặc
nhiên 'gặp nguy hiểm'; hơn thế nữa khi ta thấy rằng các em có thể vô
tình bị luỵ phục những sức mạnh ẩn khuất. Nhưng Don Bosco có xu
hướng phân chia, phân loại chúng.
Nhóm hoặc loại đầu tiên là nhóm lớn nhất; đại đa số cũng bao
gồm một thiểu số ưu tú ít ỏi vì phẩm chất luân lý của chúng hoặc vì
khuynh hướng của các em. Ngài gọi những em này là ‘nhiều người’,
nghĩa là “những em có tính cách và bản chất bình thường”. Sau đó có
một “nhóm thứ ba, những em khó khăn và ngỗ ngược”. Trong cuốn
Những quy luật dành cho các nhà, năm 1877, ngài tính nhóm này là
“một trên mười lăm” hay 6-7%.1
Tỉ lệ thấp này liên hệ ngay với những trẻ có những khó khăn
đặc biệt. Đây là những em thuộc loại 'gặp nguy hiểm' (pericolati) theo
thuật ngữ học thời ấy mà ngài không bao giờ sử dụng: các em phạm
pháp, các trẻ bị dính líu đến cảnh sát hoặc một tiến trình pháp lý,
những em được giao cho những cơ sở cải huấn.
Theo một cách thức ổn định và có hệ thống, loại thứ tư này
không bao giờ được gồm trong khuôn khổ giáo dục và thể chế mà
Don Bosco mường tượng cho loại đa số. Nhưng Don Bosco không
bao giờ bỏ qua sự hiện hữu của các em và không bao giờ loại trừ các
em khỏi mối quan tâm của ngài như vị linh mục và nhà giáo dục.
Ngài cũng không loại trừ chúng khỏi tầm với của Hệ thống Dự phòng
1 Regolamento per le case..., Articoli generali, khoản. 7, tr. 16, OE XXIX 112.
271

28.4 Page 274

▲back to top
của ngài. Ta có thể chắc chắn nhận biết Don Bosco can dự vào đó
trong bốn tình huống cơ bản:
1. Một kinh nghiệm trực tiếp, dù bên lề, với những thiếu niên
trong tù và các cơ sở cải huấn (1841-1855).
2. Ngài gặp gỡ những trẻ 'tinh quái' trong hoặc gần với các cơ
sở của ngài.
3. Giả định nan giải về một trường cải tạo.
4. Đề xuất xin áp dụng Hệ thống Dự phòng một cách phổ biến,
dù theo một kiểu hòa nhập khác biệt.
1. Don Bosco với những người trẻ bị tạm giam tại Generala
Cha Phanxicô Giacomelli, là bạn và cha giải tội của Don Bosco, làm
chứng như sau trong tiến trình cấp Giáo phận xin tuyên Chân phước và
tuyên Thánh cho Don Bosco, vào ngày 2 tháng Năm năm 1892:
Lòng bác ái của Don Bosco không giới hạn vào các trẻ trong Nguyện
xá, mà còn vươn tới rộng hơn. Thật vậy, tôi đi cùng ngài đến các nhà
tù ở đó ngài dạy giáo lý và giải tội. Tôi cũng đi cùng ngài đến 'Khách
sạn cho Nhân đức' nơi có hơn 100 thiếu niên nội trú.2
Don Bosco bắt đầu công việc này do cha Cafasso thúc đẩy, khi ngài
Convitto Ecclesiastico (1841-1844) và ngài tiếp tục sau này, hoặc do
sáng kiến của chính mình hoặc kết nối với công việc Nguyện xá, như các
nguồn khác nhau đồng quy và tương thuộc cho thấy rõ.3
2 Copia Publica Transumpti Processus ordinria Auctoritate constructi in Curia
Ecclesiastica Taurinensi, Tập II, fol, 671v.
3 xem G. Colombero, Vita del servo di Dio D. Giuseppe Cafasso con cenni storici sul
Convitto Ecclesiastico. Turin, Canonica 1895, tr. 2002-202; L. Nicolis di Robilant,
Vita del venerabile Giuseppe Cafasso Confondatore del Convitto Ecclesiastico di
Torino, tập II, tr. 88-89, 94-96; MB II 61-63, 105, 109, 172-184, 273-277, 364-371;
VI 531.
272

28.5 Page 275

▲back to top
Ngoài tất cả những điều này, điều ta đã nói về Don Bosco liên hệ
với các nhà tù cho trẻ vị thành niên và trại cải tạo Generala có thể được
chứng minh bằng thông tin bổ sung.4
Gioan Bonetti trong cuốn Lịch sử Nguyện xá Thánh Phanxicô Salê
viết rằng: “kể từ khi chính phủ mở trại cải tạo và trao quyền quản lý cho
Hiệp hội Thánh Phêrô bị xiềng, thỉnh thoảng Don Bosco đã được phép
đến thăm những thiếu niên nghèo khổ đáng được xót thương đó. Được
giám đốc nhà tù cho phép, Don Bosco đã dạy giáo lý cho các trẻ đó,
giảng cho các em, giải tội cho các em và nhiều lần hòa mình giải trí với
các em cách thân thiện, giống như ngài thường làm với các trẻ tại Nguyện
xá”.5
Đây là bối cảnh cho chuyến dã ngoại thần kỳ đến Stupinigi mà Don
Bosco đã có với những người bị giam giữ vào mùa xuân năm 1855 được
một mình Don Bosco tổ chức, với sự đồng ý của Urban Ratazzi, khi đó
là bộ trưởng bộ nội vụ. Biến cố này không có người canh gác nào cả và
chỉ dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau, sự cam kết có lương tâm của những
người bị giam giữ và ảnh hưởng đầy cuốn hút của nhà giáo dục ấy.6
Một biến cố như thế này, khá hạn chế, có khả năng đã xảy ra theo
các quy định của cơ sở cải huấn đó. Thực thế, cơ sở này đã tiên liệu có
thể có những cuộc dã ngoại như một phần thưởng được trao cho những
thiếu niên đạt được 'điểm cao'. Từ một bức thư của Kinh sĩ Fissiaux gửi
cho bộ trưởng bộ nội vụ ngày 22 tháng Tư năm 1846, chúng ta biết rằng
một nhóm nhỏ gồm những người bị giam giữ đáng khen trong khoảng
mùa Phục sinh đã được đồng hành ở cuộc dã ngoại tới Stupinigi. Giáo sĩ
viết: “Những thiếu niên đó rất thích thú và sau khi ăn tối ở một khu rừng,
tất cả trở về nhà mà không hề có chút khó khăn nào”.7
4 Về Generala, xem Chương 5, § 6.
5 BS 6 (1882) số 11, tháng Mười Một, tr. 180-181.
6 BS 6 (1882) số 11, tháng Mười Một, tr. 180-182; MB V 217-238.
7 xem C. Felloni, và R. Audisio, 'I giovani discoli...', trong G. Bracco (Ed.), Torino e
Don Bosco, Tập I, tr. 118.
Theo trình tự thời gian, ấn phẩm đầu tiên kể về chuyến du ngoạn đến Stupigini là tác
phẩm ngắn gọn Opere religiose e sociali in Italia. Memoria của Bá tước Carlo
Conestabile. Bản dịch từ tiếng Pháp, Padua, Nhà in Chủng viện 1878. Những người
khác phụ thuộc vào nguồn này: L. Mendre (1879), C. d'Espiney (1881), Fr Bonetti,
273

28.6 Page 276

▲back to top
Nhưng ngoài những hình thức hỗ trợ lẻ tẻ này, tiếp tục thường
xuyên hoặc ngoại lệ, chúng ta có lời chứng cá nhân từ chính Don Bosco
trong Hồi ký Nguyện xá Thánh Phanxicô Salê, và thậm chí trước đó, được
ghi lại như một lời tựa cho cuốn Những phác thảo lịch sử về Nguyện xá
Thánh Phanxicô Salê đã được trích dẫn. Những lời minh xác này thiết
lập một mối tương quan trực tiếp giữa hoạt động của Don Bosco với
những người trẻ bị giam giữ và sự khởi đầu và phát triển công cuộc vì
các Nguyện xá. Tuy nhiên, vẫn còn một nghi ngờ chính đáng kéo dài
rằng các ngày tháng và hồi ức có thể thực sự chồng chéo, với sự bổ sung
thông thường của tư liệu không cần thiết nào đó.8
Dù sao đi nữa, chúng ta phải nhận biết chính sự kiện là trong một
khoảng thời gian nào đó Nguyện xá vẫn nhạy cảm với vấn đề của bất kỳ
ai, đặc biệt là người trẻ được thả ra khỏi nhà tù hoặc một cơ sở cải huấn.
Chính lúc đó lần đầu tiên tôi kinh nghim rng nhng thiếu niên được
thra khi nhà tù có thsng mt cuc sng ngay thẳng, quên đi quá
khvà trthành nhng Kitô hu tt và những công dân lương thiện
nếu htìm thy mt bàn tay ttế chăm sóc họ, bên hvào cui tun
và cgng tìm vic làm cho hvi một người chủ nào đó hoặc thnh
thoảng đến thăm họ trong tun.9
Vào ngày 20 tháng Hai năm 1850, Don Bosco viết một lá thư cho
các nhân viên quản trị của nhà tế bần Mendacità Istruita. Trong khi đề
cập đến những thiếu niên tham dự Nguyện xá vào khoảng năm 1846,
Don Bosco viết với sự cường điệu rõ ràng: “có khoảng 600 đến 700 thiếu
niên trong luống tuổi từ 12 đến 20, và hầu hết trong số các em đã được
Bollettino Salesiano (1882), Du Boys (1883). Từ giọng điệu chung mà Bá tước
Conestabile mô tả nhân cách và công cuộc của Abate Bosco a Torino (tr. 4-39) và từ
những con số xấp xỉ lặp đi lặp lại, người ta có thể kết luận một cách hợp pháp rằng
cách thức mà biến cố đó đã xảy ra (tr. 23-26) có thể đã được nhồi nhét gần tới mức là
huyền thoại. Nếu không hợp thức hóa huyền thoại này, lời chứng thực của Eugene
Ceria trong Lời nói đầu với MB XV 7-8 có thể xác nhận sự kiện này trong tình trạng
thực của nó.
8 Sự khác biệt đáng kể về vấn đề này giữa Hồi ký Nguyện xá Storia dell'Oratorio
được kiểm soát nhiều hơn đã được nhấn mạnh. Cuốn thứ hai được cha Gioan Bonetti
viết cho Bolletino Salesiano, là người cũng có bản thảo cho cuốn trước. Chúng ta thấy
rằng ngài làm yếu đi các liên kết giữa Nguyện xá và mối quan tâm đối với các cựu tù
nhân.
9 MO (1991) 122-123.
274

28.7 Page 277

▲back to top
ra tù hoặc có nguy cơ vào tù”.10 Tuy nhiên, vào năm 1854, và chúng ta
biết điều này từ một bản thảo không được xuất bản trong một thời gian
dài, Don Bosco đã có một cuộc nói chuyện mà có tính chất dự phòng
thông thường hơn. Giáo dục những trẻ di dân “bị bỏ rơi” tới thành phố
thì khẩn cấp và hữu ích hơn so với việc giáo dục lại những người trẻ
được ra tù.
Trong thời gian này, khi tôi đến thăm những kẻ bị giam tù, tôi nhận
thấy rằng những người không may có kết cục ở nơi trừng phạt đó hầu
hết lại là những thiếu niên nghèo đến từ các thị trấn xa xôi vào thành
phố vì các em cần tìm việc làm hoặc vì các em bị dụ dỗ tới đó bởi
một kẻ bất lương nào đó. Và những thiếu niên này, đặc biệt vào cuối
tuần, bị bỏ mặc, tiêu vài xu kiếm được trong tuần vào các trò chơi
hoặc thú vui ăn uống. Đây là nơi xuất phát các tật xấu và những người
trẻ vốn đã từng là người tốt mau chóng trở nên ‘gặp nguy hiểm’ và là
'nguy cơ' cho những người khác. Tù ngục không cho những thiếu niên
này bất kỳ cách nào để cải thiện. Thực vậy, trong tù chúng học được
những cách mới để gây hại. Do đó, đến khi được thả ra, những thiếu
niên này đã trở nên tệ hơn. Chính vì thế, tôi chú tâm đến lớp thiếu
niên này vì các em bị “bỏ rơi” và gặp “nguy hiểm” nhiều hơn những
người khác và trong tuần, qua những lời hứa hoặc những món quà
thực sự nhỏ, tôi đã cố gắng hết sức để thu phục các em và làm chúng
thành những học trò của tôi.11
Chúng ta cũng có tài liệu chứng minh rằng Don Bosco là một thành
viên hiệu lực của Hội Hoàng gia bảo vệ những thiếu niên được thả ra từ
nhà tù Generala.12 Hội này đã được Petitti xứ Roreto và người bạn của
ngài là Juvenal Vegezzi-Ruscalla bênh vực rất mạnh mẽ.
Petitti đã viết về một 'Sự bảo trợ cho những người bị giam giữ được
thả', trong một bài tiểu luận 'Về việc quản lý đúng đắn của Nhà tế bần
(Mendicità).13 Petitti lại đề cập đến chủ đề này với sức thuyết phục mạnh
hơn trong một tác phẩm biệt loại hơn Về hiện trạng của các nhà tù. Thực
vậy, tranh luận về việc giáo dục cải huấn những người bị giam giữ trong
10 Em I, 96.
11 'Cenno storico...', trong P. Braido (Ed.), Don Bosco nella Chiesa...., tr. 39-40.
12 xem Chương 5 § 6.
13 C.I. Petitti di Roreto, Saggio sul buon governo..., Tập II, tr. 495-503.
275

28.8 Page 278

▲back to top
tù sẽ hóa ra vô dụng nếu không nghĩ đến một tổ chức tư nhân, tự nguyện
nào đó nhắm đến việc tạo điều kiện cho các em tái gia nhập xã hội. Như
một ví dụ, Petitti dẫn chứng nước Pháp nơi mà trong một số năm, các tổ
chức cho tù nhân đã được tạo ra để cung cấp “giáo dục cho những người
trẻ bị giam giữ”, cũng như các “Hội nhằm bảo trợ cho những người bị
giam giữ được thả ra khỏi tù”.14
Ở Ý, tình hình liên quan đến các nhà tù tụt hậu nặng nề.
Petitti đã đề xuất một số giải pháp: các hội bảo trợ những người bị
giam giữ trong tù và ra tù; các tổ chức tôn giáo và từ thiện nhằm để giúp
đỡ các hội tài trợ; chỗ ở cho những người được thả ra từ các nhà tù, v.v.15
Hội Hoàng gia tài trợ cho những người trẻ ra tù đã được Charles
Albert cho phép với Chiếu thư Hoàng gia đề ngày 21 tháng Mười Một
năm 1846 và các đạo luật đã được phê chuẩn. Các thành viên của hội đó
được chia thành ba loại: 'Thành viên tích cực', những người đảm nhận
trách vụ là Người hướng dẫn; ‘Thành viên chi trả’, và ‘Thành viên chi
trả và tích cực’. Don Bosco được liệt kê trong số 57 người đăng ký đầu
tiên, trong số đó có những nhân vật nổi bật như Caesar Alfieri, Caesar
Balbo, Robert D'Azeglio, Gustav Camillo di Cavour, Charles Bon
Compagni.
Phải mất thời gian nào đó để thu gom được các quỹ cần thiết và
một số người tham gia vững chắc. Viết cho Vinh Sơn Gioberti vào ngày
10 tháng Tám năm 1847, Petitti đề cập đến 1200 thành viên và một quỹ
30.000 lire. Hội này bắt đầu hoạt động vào năm 1849.16 Chúng ta có một
lá thư đề ngày 8 tháng Tám năm 1855, chứng tỏ Don Bosco can dự hiệu
quả vào hội này. Với lá thư này, phó chủ tịch hội giao một người trẻ vừa
ra tù cho Don Bosco, yêu cầu ngài tìm việc làm cho cậu, hỗ trợ và giúp
14 C.I. Petitti di Roreto, 'Della condizione attuale delle carceri'..., trong Opere scelte,
Tập I, tr. 382-391.
15 C.I. Petitti di Roreto, 'Della condizione attuale delle carceri'..., in Opere scelte, Tập
I, tr. 563-566, 582-584.
16 xem R. Audisio, La 'Generala' di Torino..., tr. 205-229, La Società di patrocinio dei
giovani liberati; về tư cách hội viên của Don Bosco, tr. 210; cũng xem C. Felloni và
R. Audisio, 'I giovani discoli', trong G. Braccio (Ed.), Torino e Don Bosco, Tập I, tr.
119.
276

28.9 Page 279

▲back to top
đỡ cậu, và kiểm soát cậu trong ba năm học nghề. Loại giúp đỡ này đã
được đặt ra trong tập Những chỉ thị dành cho các Nhà tài trợ của những
người bị giam giữ trẻ được thả tự do.
Don Bosco nhận thiếu niên được giao cho ngài và các nghĩa vụ
được chỉ ra, như chứng minh bằng một lá thư ngày 14 tháng Tám năm
1855 từ người trợ giúp thân cận của mình, cha Victor Alasonatti. Nhà
viết tiểu sử nói thêm rằng Don Bosco đã chấp nhận những thanh niên
khác được thả ra tù nhưng với kết quả kém khả quan hơn, điều đó khiến
ngài một lần nữa nói với các nhân viên quản trị của Hội đó rằng ngài ưu
ái các thiếu niên cần được trú ngụ trong Nhà lưu trú của ngài, như vậy
tiên liệu được bất cứ “biện pháp sửa đổi” nào.17
2. Don Bosco quan tâm đến những người trẻ có vấn đề
Don Bosco chuyển mối quan tâm có hệ thống hơn của mình đối
với những người trẻ có vấn đề, thực sự hoặc hầu như bị nguy hiểm
nghiêm trọng, vào tất cả các tổ chức giáo dục của ngài bắt đầu từ mẫu
hình nguyên thuỷ, Nguyện xá. Nó chính yếu nhằm ngăn chặn những
người trẻ khỏi thất bại và tái phạm.
Đây là những gì Don Bosco viết cho Micae Cavour, cha của Gustav
Camillo di Cavour, thực sự lo ngại về trật tự công cộng khi đối diện với
cuộc sống đông đúc và khó lường của Nguyện xá, trong những năm quan
trọng tiến đến gần năm 1848:
Tôi không có mục đích nào khác ngoài việc cải thiện thật nhiều những
đứa trẻ tội nghiệp này. Và nếu Tòa Thị chính quan tâm cho tôi một
nơi nào đó, tôi hy vọng chắc chắn làm giảm bớt con số những kẻ bất
lương và đồng thời con số thiếu niên vào tù.18
Như chúng ta đã giải thích trong chương trước, đây là mục tiêu chi
phối toàn bộ hoạt động của Don Bosco. Điều này được tuyên bố rõ ràng
hơn trong những năm cuối đời khi ngài nhìn vấn đề giới trẻ theo nghĩa
17 xem MB V 228-231. Dường như có những mối ràng buộc chặt chẽ hơn giữa Società
đó và Gioan Cocchi và “Collegio degli Artigianelli”, được thành lập năm 1849 (xem
R. Audisio, La 'Generala' di Torino..., tr. 226-227.
18 'Cenno storico...', trong P. Braido (Ed.). Don Bosco nella Chiesa..., tr. 46-47.
277

28.10 Page 280

▲back to top
rộng nhất của từ ngữ này, không còn giới hạn trong bối cảnh địa phương
nhưng được nhìn trong khuôn khổ các thành phố công nghiệp ngày càng
mở rộng, nhập cư và di cư hàng loạt, những thay đổi văn hóa xã hội sâu
sắc và khủng hoảng trong tương quan giữa tiến bộ và đức tin tôn giáo.
Thông tin về cách thức biệt loại Don Bosco đối xử với những trẻ
khó khăn ghi danh vào tổ chức của ngài thật hiếm hoi. Một thông tin nào
đó không liên hệ biệt loại tới các trẻ có vấn đề theo nghĩa đích thực và
thích đáng, mà chỉ liên quan đến các mục tiêu biệt loại của các tổ chức.
Thực vậy, thông tin ấy liên quan đến Nguyện xá tại Valdocco,
Nguyện xá duy nhất do chính Don Bosco chỉ đạo và ngài dưỡng dục cách
riêng nhóm thiếu niên khao khát sống đời giáo sĩ, ngày một gia tăng, với
mối quan tâm ưu ái. Những xét đoán cứng nhắc về việc tương đối không
thể sửa dạy một số em và ngài cứng rắn quyết liệt phải trục xuất một số
em vì sự ngỗ nghịch nặng nề, vô luân hay hư hỏng luân lý vì gây gương
xấu, trộm cắp và khinh miệt các việc đạo đức, không được tổng quát hóa
nhưng phải được xem xét trong bối cảnh này.19
Don Bosco có mối liên hệ tiêu biểu với những người lớn trẻ hay
gây gổ, bạo lực đến mức phạm pháp vào những thập niên 1846 và 1850,
như một hoạt động bên lề của Nguyện xá. Đây là thời điểm Turin chứng
kiến các cuộc đụng độ và chạm trán với cocche, các băng nhóm luôn
đánh đấm lẫn nhau, và những kẻ cầm đầu chúng. Như cha Gioan Tẩy giả
Lemoyne ghi lại trong bộ Hồi sử của mình, Don Bosco đã thành công
trong việc đối đầu và xoa dịu họ, “dùng mọi nghệ thuật của đức ái tinh
tế nhất để trấn an họ, giúp đỡ họ và kéo họ ra khỏi những hội đáng nguyền
rủa đó”.20
Đaminh Ruffino, một nhà văn trẻ và sinh viên thần học, cung cấp
cho chúng ta thông tin thú vị về các nhân vật thuộc loại này. Ông kể cho
19 Điều này sẽ được ghi chú trong Chương 17.
20 MB III 329; xem MB III 326-333; trong một trong những ghi chú của mình, ngày 20
tháng Hai năm 1863, Gioan Bonetti ghi nhận lý do của Don Bosco về một trong những
can thiệp của ngài trong một rạn nứt trầm trọng giữa hai 'cocche': đó không phải là
việc duy nhất và, ông nói thêm, để “ngăn chặn việc xúc phạm Thiên Chúa nhiều hơn”,
đáng để đối mặt với mối nguy hiểm thực sự. (G. Bonetti, Annali III 1862 1863, tr.
63-64).
278

29 Pages 281-290

▲back to top

29.1 Page 281

▲back to top
chúng ta rằng Don Bosco đã nhận một số “nghệ sĩ” trẻ cực kỳ hoang dã
(=những trẻ lao động) vào Nguyện xá, một phần của một trong cocca
trong thị trấn. Giữa những việc khác, chúng đôi khi “gây xáo trộn” cho
nhà đó. Chúng đã vào Nguyện xá như người nội trú nhưng “không phải
là người cuối cùng quan tâm làm tốt”. Một trong những hộ trực tác động
chúng sâu xa và nhận được một số kết quả. Thậm chí một em trong chúng
hỏi xem mình có thể “được chỉ cho biết làm sao để thay đổi cuộc sống
mình” không.21
Chúng ta cũng quy chiếu đến trường hợp xảy ra vài năm trước đó,
về một em 14 tuổi, con trai của một người cha say xỉn và chống giáo hội,
sau cùng em đã tới Nguyện xá. Thiếu niên này đã lao mình vào các hoạt
động giải trí khác nhau của Nguyện xá nhưng từ chối tham gia các buổi
lễ tôn giáo. Cậu nghe theo cha mình dạy và cậu không muốn trở thành
một “kẻ ngốc già lỗi thời”. Don Bosco đã thành công khi được cậu bé tin
tưởng bằng sự khoan dung và kiên nhẫn đối với cậu, đến nỗi “trong vòng
vài tuần đứa ranh mãnh đó đã thay đổi suy nghĩ và lối sống”. Nhà viết
tiểu sử nhận xét: “tại lúc đó cũng như trong nhiều năm sau đó có biết bao
nhiêu cảnh như thế, và chỉ nhờ Don Bosco, với lòng kiên nhẫn và bác ái
khôn ngoan, đã chiếm được lòng rất nhiều cõi lòng khó bảo, có thể nói
là những cõi lòng tàn bạo, đưa các em trở lại với ơn Chúa và do đó làm
cho các em hạnh phúc”.22 Lối cử xử này đặc biệt phản ánh bầu khí thuở
ban đầu của Nhà đó: đó là một gia đình nhỏ!
Tuy nhiên, vấn đề trật tự và kỷ luật dường như phức tạp và khó khăn
hơn khi Nguyện xá Valdocco có 800 trẻ nội trú hoặc hơn nữa. Những
người cố gắng tuân theo Hệ thống Dự phòng, dựa trên lý trí, tôn giáo và
lòng mến thương, sẽ thấy khó mà hòa hợp được ba yếu tố ấy.
Ngay cả bản thân Don Bosco cũng sẽ tới lúc chấp nhận một gợi ý
mà những người giúp đỡ thân cận nhất của ngài đã đề xuất là dành một
phòng hồi tâm cho những trẻ khó khăn hơn. Đề xuất này đã phát sinh do
các cuộc tranh luận lặp đi lặp lại về kỷ luật và hình phạt. Chúng ta có
được thông tin bằng tư liệu về buổi họp được tổ chức vào ngày 12 tháng
21 D. Ruffino, Cronache dell'Oratorio di S. Francesco di Sales No. 1 1860, tr. 10-11.
22 MB II 565-568.
279

29.2 Page 282

▲back to top
Tám năm 1866 và về các bài huấn đức ngày 28 tháng Ba và ngày 24
tháng Tư năm 1869.
Cha Micae Rua, người đã viết biên bản, tường trình: “Chúng tôi đã
nói chuyện với Don Bosco về điều đó và ngài đã chấp thuận. Điều duy
nhất là chúng tôi nói về việc chia ‘phòng hồi tâm’ làm hai, nhưng Don
Bosco quyết định rằng chỉ nên có một mà thôi”.23 Chúng ta không có hồ
sơ về quyết định này cuối cùng đã được thực hiện ra sao. Tuy nhiên, điều
quan trọng là Don Bosco cũng cho phép 'sự cưỡng bức' như là một phần
trong Hệ thống Dự phòng của ngài dù với những hình phạt nhẹ hơn cho
các trường hợp thông thường và những hình phạt nghiêm khắc hơn khi
liên hệ đến những trẻ thực sự hoang dã.24
Don Bosco đã viết về vấn đề này trong Những phác thảo lịch sử;
đó ngài phân loại người trẻ tại Nguyện xá ở Turin thành những em “hoang
dã, đãng trí và tốt”. Don Bosco nói loại trước làm cho mọi người “rất bận
rộn” vì vậy đặt ra cho nhóm này các mục tiêu rất tối thiểu.25
Trong tiếng Ý, discolo có ba ý nghĩa, nghĩa thứ hai và thứ ba nhẹ
hơn so với thứ nhất: ai đó “hành động mà không tôn trọng các quy tắc xã
hội, luân lý, nổi loạn chống lại bất kỳ loại kỷ luật nào, nhàn rỗi và phóng
túng”. Ý nghĩa gần nhất với suy nghĩ của Don Bosco thì nhẹ hơn: một
discolo (loại ngỗ ngược) hơi quá sống động, thường vô kỷ luật, không
thể chịu nổi các mệnh lệnh và kỷ luật (= một thiếu niên). Ngài cũng có
thể ngụ ý một thiếu niên khó tiếp xúc, “hay gây gổ và thích đánh nhau”.26
3. Các cuộc thương lượng của Don Bosco về cách vận hành các
tổ chức cải huấn
Đôi khi Don Bosco cho thấy mối quan tâm nào đó đến việc điều
hành các cơ sở có tính chất tái giáo dục hoặc cải huấn. Ở đây chúng ta
23 xem J.M. Prellezzo, Valdocco nell'Ottocento..., tr. 155; đối với những tham khảo khác
nhau x. tr. 147-148, 154-155.
24 Chúng tôi sẽ bàn đến vấn đề này trong Chương 17.
25 'Cenni storici..'., trong P. Braido, Don Bosco nella Chiesa..., tr. 78-79.
26 S. Battaglia, Grande dizionario della lingua italiana, Tập IV, Turin, UTET 1971, tr.
611.
280

29.3 Page 283

▲back to top
có thể xem qua một tin liên quan đến mùa hè năm 1871 và ngẫu nhiên
được chèn vào tập thứ mười trong Bộ Hồi Sử của cha Angelo Amadei:
Một trong những khán giả được đề cập ở trên, ở Florence hay Roma
chúng ta không rõ, Lanza xin Don Bosco thông tin về Nguyện xá tại
Valdocco và đề nghị mở một nhà cải huấn 'những kẻ bất lương'
(discoli) và giới trẻ bị bỏ rơi trong một nhà hoặc nhà dòng khác.27
Gioan Lanza lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng [Thủ Tướng] và
ông có thể đã giúp Don Bosco thực hiện mong muốn của ngài là có
một cơ sở cho giới trẻ ở Roma. Nhưng đây chỉ là một cách thể hiện
một kiểu bác ái khá nông cạn hơn là sẵn lòng để cho một dự án thành
sự thực. Chính phủ lúc đó đang phải đối phó với những vấn đề nặng
nề hơn, nghiêm trọng hơn, khi sắp chiếm cứ Roma”, nơi chính các
nhà dòng đã bị 'cướp bóc'.
Đề xuất ấy được Công tước Scipio Salvati Borghese đẩy tới chỉ
một vài năm trước đó, chính xác là trong năm 1867-68, là một đề xuất
nghiêm túc và tích cực hơn. Don Bosco được yêu cầu chấp nhận quản trị
một trường nông nghiệp Roma ở đường Pigna. Nó đã được thành lập
năm 1850 dưới sự bảo trợ của Đức Piô IX và nằm gần sông Tiber, cách
Porta Portese hai dặm. Don Bosco tỏ ra ủng hộ rõ rệt.28 Ngài liền làm hết
sức mình soạn thảo một thỏa thuận vốn đảm bảo việc quản trị tự quản,
cách riêng về giáo dục. Bản nháp đó không quy chiếu đến bất cứ điều gì
bất khả tương thích với hệ thống giáo dục hiện hành tại Nguyện xá
Valdocco. Điều đáng ngờ và có vấn đề là điều kiện vật chất của trường
đó mà, theo Kỵ sĩ Federico Oreglia, thì thật thảm hại và không lành
mạnh. Anh trai của ông, một tu sĩ dòng Tên, làm việc tại Civilità
Cattolica, cũng có cùng quan điểm. Vị tu sĩ dòng Tên nhìn vào việc Don
Bosco có thể chấp nhận trường đó như một “hành vi anh hùng và đầy
công trạng, chắc chắn chẳng ai ở Roma ghen tị cả”.29 Trong thực tế việc
này không đi đến đâu. Vào ngày 1 tháng Tám năm 1868, Don Bosco đã
có một buổi tiếp kiến riêng với Đức Giáo Hoàng Piô IX. Sau buổi tiếp
27 MB X 436.
28 xem các thư ngày 18 tháng Mười Một năm 1867, 3 và 21 tháng 01 và 11 tháng Hai
năm 1868, Em II 452, 475, 487 và 498.
29 Thư của cha Giuse Oreglia gửi Don Bosco, 15 tháng 01 năm 1868, MB IX 48-49.
281

29.4 Page 284

▲back to top
kiến, Đức Giáo Hoàng giao quyền việc quản trị trường nông nghiệp đó
cho Sư huynh của lòng Thương xót ở Bỉ.30
Vào năm 1885-1886, người ta lại đề xuất xin Don Bosco chấp nhận
quản trị một trường cải huấn lớn ở Madrid: các cuộc thương lượng và
các lý do thuận và chống đề xuất này thậm chí còn phức tạp hơn. Trong
số những người tin rằng Don Bosco thực sự là tông đồ của giới trẻ nghèo
và bị bỏ rơi, ngay cả khi các em lâm cảnh nghiêm trọng như vậy, là những
thành viên của một ủy ban vốn đã được cho phép thành lập một trường
cải tạo ở Madrid, cung hiến cho Thánh Rita (Escula de reforma para
jovenes y asilo decorreccion paternal). Don Bosco và các cộng tác viên
của ngài sẽ kết thúc bằng việc chứng minh điều này sai, ít nhất là được
hiểu theo nghĩa chặt của nó.
Don Bosco và những người giúp đỡ thân cận nhất của ngài cảm
thấy những bối rối từ những cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Bề Trên hay
Tổng Hội đồng được nhóm họp ngày 22 tháng Chín năm 1885. Trong
cuộc họp đó, tất cả các thành viên đã nghe cha Branda, Giám đốc nhà tại
Sarrià (Barcelona) báo cáo. Họ tranh luận gay cấn vấn đề này và kết thúc
bằng cách đi đến một sự nhất trí nhưng có điều kiện. Như cha Branda đã
báo cáo, trong khi 'Escuela de reforma' được xây dựng, dân chúng
Madrid đã biết về Nhà Sarria và các xưởng của nó đã được xây dựng ở
Catalonia trước đó. Cha Branda và Bộ trưởng Lastres đã đến Sarrià để
được thông báo về phương pháp tiếp cận giáo dục đang được sử dụng ở
đó. Cha Branda đã yêu cầu ông đọc cuốn sách về Don Bosco do
Despiney, một người Pháp viết. Nhưng Don Bosco đã ngắt lời cha
Branda và nói rằng hãy bảo ông ấy đọc Dubois thì tốt hơn. Lý do là vì
sách “Du Bois’ làm cho người ta biết đến hệ thống của chúng ta và ông
trực giác đúng tinh thần của Tu hội chúng ta”. Người dân ở Madrid tiếp
tục nói về một trường cải tạo, trong khi cha Branda tiếp tục nói rằng đây
không phải là mục đích của chúng tôi: “nếu đó là sự cải huấn mà chúng
ta đang nói đến, thì không phải là mục tiêu của chúng tôi”. Cha Branda
nói tiếp: “Sau đó người dân Madrid đã trở lại. Họ dành cả ngày tại nhà
30 Đối với một số tài liệu, xem MB VIII 606-607; IX 48-49, 51, 73, 114.
282

29.5 Page 285

▲back to top
lưu trú để xem xét nó được vận hành ra sao, các quy luật và cách làm các
việc trong nhà đó, và kết luận bằng cách nói rằng họ sẽ phải viết thư cho
Don Bosco”. Một tháng sau, với sự nài nỉ của Sứ thần Tòa Thánh, Đức
Cha Mariano Rampolla đã được mời đến Madrid. Tại nhà ga đường sắt,
Đức Giám Mục được Bộ trưởng Lastres31 và Bộ trưởng Francis Silvela
(1845-1905) chào đón hoặc, chính xác hơn là bởi anh trai của ông,
Thượng nghị sĩ Manuel Silvela, người đã ký thư yêu cầu ấy.32
Ngày hôm sau, cha Branda có mặt trong cuộc họp do các thành
viên ủy ban tổ chức. Cuộc họp sẽ thảo luận xem có giao trường cho Don
Bosco hay không. Người ta nêu lên sự phản đối rằng suy nghĩ của các
thành viên ủy ban không phù hợp với điều cha Branda đã định nghĩa là
“hệ thống của chúng tôi”, nhưng câu trả lời là “miễn là đạt được mục tiêu
đó, chúng tôi để tự do hành động. Ý định chỉ là để cứu giới trẻ”. Họ đã
viết cho Don Bosco, theo những hướng dẫn này.
Một cuộc tranh luận xảy ra sau báo cáo của cha Branda. Lập trường
của các thành viên Hội đồng Thượng cấp hóa ra rất đa dạng, nhưng tất
cả họ đều đồng ý bảo vệ hệ thống Don Bosco. Cha Durando thúc giục
ngưng lại các cơ sở. Cha Cerruti, 'nhà lý luận’ của Hội đồng, mời mọi
người suy xét “xem dự án có tương thích với hệ thống của chúng ta hay
không, người dân Madrid đang tra hỏi chúng ta phải được biết điều đó”.
Cha Rua nhận xét rằng những người từ Madrid đã sẵn sàng có những
nhượng bộ. Cha Branda nhắc nhở mọi người về sự kiện là cả Sứ thần và
Bộ trưởng Silvela đang chờ câu trả lời.33
Trước tiên Don Bosco chỉ ra biết bao nhiêu điều tốt lành không
lường trước đã được thực hiện, trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng các việc
31 Francisco Lastres y Juiz (1848-1918), môn đồ của Manuel Silvela, là phó từ năm
1884 đến 1896, sau đó là thượng nghị sĩ từ năm 1896 đến 1903 và thượng nghị sĩ suốt
đời: “Những nỗ lực rất tích cực và kéo dài của ông đã dẫn đến việc thành lập ở
Carabanchel (Madrid) trường cải cách đầu tiên dành cho giới trẻ nhàn rỗi và nhà tế
bần dành cho việc sửa lỗi mang tính hiền phụ” (Encyclopedia Espasa, t. XXIX 958),
thực ra ở St. Rita.
32 Manuel Silvela (1830-1892) là phó của Cortes từ năm 1863 đến 1883 và là thượng
nghị sĩ suốt đời từ năm 1883.
33 Vào ngày 11 tháng Mười năm 1885 Đại sứ Tòa Thánh gửi Don Bosco một lá thư tiến
cử, được thuật lại trong MB XVII 828.
283

29.6 Page 286

▲back to top
đảm nhận gần như được sinh ra một cách tình cờ. Tiếp đó ngài mời các
thành viên Hội đồng nghiên cứu 'việc có thể thực hiện 'trách vụ’ đó không
và xem ‘cử người nào đến Madrid, để ở lại đó để biết, để xem và đưa ra
quyết định'. Thực tế mà nói, mọi người quyết định thành lập một Ủy ban,
gồm cha Durando, cha Cerruti và cha Branda để kiểm tra dự án Madrid
và cách thay đổi nó để đáp ứng nhu cầu của hệ thống của chúng ta."
Cuối cùng Don Bosco nói: “Chúng ta cũng sẽ đồng ý với tất cả
những gì không chạm vào bản chất (hệ thống của chúng ta) miễn là các
phương tiện không trở thành một chướng ngại vật”. Sau đó cha Rua kết
luận: “chúng ta phải giữ thói quen của chúng ta là luôn có hai loại thiếu
niên, đó là, học sinh học văn hoá và các trẻ lao động”.34
Sau đây là biên bản cuộc họp được tổ chức hai ngày sau đó vào
ngày 24 tháng Chín năm 1885.
Cha Cerruti đọc to thư hồi đáp gửi tới Ủy ban Madrid phụ trách
Trường Cải tạo. Hội đồng chấp thuận và ra lệnh câu trả lời phải được
lưu trong văn khố như một tiêu chuẩn cho các trường hợp tương tự.
Don Bosco sẽ ký nó. Cũng vậy, một bức thư cũng được gửi đến Sứ
thần ở Madrid, gồm cả một bản sao của bức thư nói trên.35
Vào tháng Năm năm 1866, Don Bosco nhận được một lời mời
bằng văn bản để nhận dự án Madrid đề ngày 5 tháng Năm và được
Manuel Silvela ký.36 Kèm theo lá thư là một bản ghi nhớ bằng tiếng
Pháp, bao hàm lịch sử của Viện đó, văn bản sắc lệnh ban hành ngày 4
tháng Giêng năm 1883 liên quan đến “các cơ sở cải huấn” cũng như
một danh sách các nhà bảo trợ sáng lập Viện đó. Don Bosco trả lời thư
của Silvela bằng một lá thư đề ngày 17 tháng Ba năm 1886. Nó được
đọc cho cha Cerruti chép và do chính Don Bosco ký: câu trả lời rõ
ràng và từ chối.
Ngoài việc chúng tôi thiếu nhân sự, vì các cam kết trước đó, chất
lượng của Viện cũng như hình thức kỷ luật của nó không cho phép tôi
chấp nhận điều mà cả hai bên chúng ta đều muốn. Mặc dù chúng tôi
34 Verbali del capitolo superiore, quad. I, fol. 79r-81r.
Lemoyne lập, thư ký Hội đồng bề trên.
35 Verbali del capitolo superiore, quad. I, fol. 82v.
36 Bản văn trong MB XVII 828-829.
Biên bản được cha G.B.
284

29.7 Page 287

▲back to top
mong muốn làm điều tốt, chúng tôi không thể rời bỏ việc thực hành
được Quy Luật chúng tôi thiết lập, mà chúng tôi đã gởi đến ông một
bản sao vào tháng Chín vừa qua. Thiết lập một trường học theo mô
hình của các xưởng Salêdiêng ở Barcelona-Sarrià thì có thể được;
nhưng đồng thời chúng tôi không thể thành lập một trường cải huấn
dựa trên mô hình của Tổ chức Thánh Rita.
Đây không phải là lời cuối cùng, bởi vì Don Bosco, vốn dự đoán
rằng ngài sẽ thực hiện một chuyến đi đến Barcelona vào tháng 4 năm
1886, bày tỏ hy vọng gặp Silvela và Lastres khi đó.37 Thật vậy, một cuộc
họp đã diễn ra vào ngày 18 tháng 4 năm 1886 giữa Lastres và cha Rua.
Cha Rua cho Lastres biết các điều kiện, mà sau này ngài sẽ chia sẻ tại
cuộc họp vào ngày 25 tháng Sáu năm 1886 với các thành viên của Hội
đồng.38 Trong bối cảnh cuộc họp này, Don Bosco đã trả lời sự can thiệp
dai dẳng của Sứ thần từ Sarria và cho thấy sẵn sàng hơn để nhượng bộ.39
Khi nói chuyn vi ông Lastres tiếng tăm bậc nhất, chúng con đã tìm
ra cách khc phc mt số khó khăn có thể phát sinh sự thay đổi. Vì vy,
vic còn li là tho ra mt tha thun gia Tu hi chúng con và y ban
đấu tranh cho nhim vnày. Khi con trvề Turin, đây sẽ là mt trong
nhng mi quan tâm chính ca con, cthlà, tho ra mt tha thun
liên quan đến dán và gi cho ông D. Manuel Silvela danh tiếng để
được y ban nói trên kim tra. Hin tại, khó khăn thực snghiêm trng
ca chúng con là thiếu nhân viên. Nhưng chúng con hy vng rng nh
Đấng Toàn Năng giúp đỡ, chúng con cũng sẽ có thể vượt qua khó khăn
này.40
37 Thư từ Alassio gửi Thượng nghị sĩ Manuel Silvela, 17 tháng Ba năm 1886, E IV 353-
354.
38 Trong các ghi chú từ Barcelona của người thư ký trẻ của Don Bosco, Carlo Viglietti,
vào ngày 20 tháng Tư viết: “Lá thư từ Đức Tổng Giám mục Đại sứ Tòa Thánh ở
Madrid viết cho Don Bosco tiến cử Bộ trưởng Silvela được đọc cho giám mục và tất
cả những ai hiện diện. Bộ trưởng muốn Don Bosco đặt một Nhà ở Madrid và một nhà
máy sẵn sàng để xây dựng nó. Silvela đã mời thư ký, phó của mình, triệu tập nhóm
và quyết định. Thực tế Don Bosco dường như đã quyết định chấp nhận nếu Madrid
chấp nhận tất cả các Điều kiện mà ngài đặt ra”. (C. Viglietti, Cronaca 15 tháng Tư
năm 1886 to 16 tháng Năm, p.11).
39 Thư ngày 17 tháng Tư năm 1886 trong MB XVII 829-830.
40 Thư từ Sarrià, vị trí cao nhất của Barcelona Đức Tổng Giám Mục Đại sứ Tòa Thánh
Mariano Rampolla, 22 tháng Tư năm 1886, E IV 354-355.
285

29.8 Page 288

▲back to top
Hội đồng Bề trên bàn vấn đề này vào ngày 25 tháng Sáu năm 1886.
Don Bosco chủ trì cuộc họp. Biên bản không ghi nhận bất kỳ can thiệp
nào của ngài. Cha Rua nắm quyền chủ tịch: ngài đã được bổ nhiệm làm
Đại diện Don Bosco và nắm giữ toàn bộ quyền hành của Bề trên Cả. Cha
Rua nhắc nhở các thành viên về ba loại người trẻ dự kiến của ủy ban
Madrid: “Những thiếu niên gặp nguy hiểm đã được che chở trực tiếp ở
đó; những em đã ngồi tù, sau khi tòa tuyên án có tội; những em từ những
gia đình khá giả mà cha mẹ thấy các em không thể sửa chữa được và đã
đưa các em vào tổ chức”. Sau đó ngài đọc bức thư được Sứ thần viết
ngày 17 tháng Tư năm 1886. Họ quyết định cuối cùng là có thể chấp
nhận trường học, miễn là nguyên tắc tự quản trong chỉ đạo và điều hành
trường học thuộc về người Salêdiêng. Sau đó các điều kiện chấp nhận
được báo cho Lastres ở Barcelona; cha Rua đã đề xuất chúng và đã được
phê duyệt:
1. Bỏ đi tên gọi và tất cả vẻ bề ngoài của nhà cải huấn để những
người trẻ không bị bẽ mặt.
2. Hiện tại chúng ta chỉ phải chăm sóc các em thuộc nhóm đầu tiên.
3. Hiện tại chúng ta không được nhận các em từ các phiên tòa.
4. Các thiếu niên được nhận không được lớn hơn 14 tuổi và
cũng không dưới 9 tuổi.
5. Chúng ta phải được tự do hướng dẫn các em mà chúng ta
đánh giá là phù hợp để theo đuổi việc học.
Cha Durando đề nghị bổ sung văn bản của thỏa thuận được soạn
thảo cho trại trẻ mồ côi ở Trent, với một số thay đổi mà chính ngài đã lo
liệu. Cha Rua đề xuất một khoản tiền cố định được trả cho mỗi người trẻ,
cho giám đốc, cho các giáo viên và nhân viên phục vụ. Cha Durando
khuyên không nên định chính xác số tiền phải trả, để bên ký kết có thể
định đoạt. Tất cả đã được phê duyệt.41
Cha Rua tự đảm nhận nhiệm vụ tổng hợp các đề nghị khác nhau
trong một lá thư gửi đến Chủ tịch ủy ban Madrid. Đó là một lá thư rõ
41 Verbali del capitolo superiore, quad. I, fol. 92v.
286

29.9 Page 289

▲back to top
ràng và chính xác mà Don Bosco đã ký vào ngày 8 tháng Bảy năm 1886.
Những cân nhắc đầu tiên trong bức thư có tính chất giáo dục và như để
can ngăn việc tiếp tục đàm phán.
Cha Rua nhận ra rằng dự án có thể đã tạo ra một số khó khăn cho
ủy ban, bắt đầu từ điều kiện trong phần thứ hai thuộc điều 2 của thỏa
thuận, đó là không nhận bất kỳ ai có thể bị tuyên án có tội. Ngài cũng
nói thêm:
Tôi sẽ giải thích chút ít về việc này: chúng tôi mong muốn những
người trẻ rời khỏi tổ chức mới này nhắm đến việc giáo dục dân sự và
Kitô giáo cho các em, không bị mang theo vết nhơ ô nhục. Nếu mọi
người nói rằng những người trẻ ấy xuất thân từ một trường cải huấn,
một trường cải tạo, đó sẽ là một vết nhơ kéo dài suốt đời các em.
Chúng tôi mong muốn bất kỳ dấu hiệu nào có thể khiến mọi người tin
rằng tổ chức này là một nhà cải huấn, thì nên huỷ bỏ. Với mục đích
này, chúng tôi nghĩ là nó phải được gọi là nhà lưu trú hoặc tổ chức
nhưng không phải là một trường cải tạo hoặc tương tự vậy. Chúng tôi
cũng mong muốn trong khoảng thời gian năm năm, ít ra không nhận
một em nào bị toà tuyên án, chính là vì để công chúng quen với việc
không coi tổ chức này là nhà cải huấn. Điều này cũng để được thoải
mái trong việc tạo ra một nhóm người trẻ tốt đi đúng hướng, đến lượt
các em sẽ giúp những người khác đến sau trên con đường dẫn tới lao
động và nhân đức.
Sau năm năm đầu tiên này, chúng tôi hy vọng có thể dần dần nhận
những người trẻ đã bị toà tuyên án, nhưng ngay cả khi đó cũng phải
đảm bảo việc nhận các em không được công khai khắp nơi. Liên quan
đến khía cạnh tài chính của thỏa thuận, những người Salêdiêng đang
chờ đề xuất từ ủy ban. Trái lại, xét về tên trường ấy, người ta đề nghị
xuất chọn tên của một vị Thánh như Thánh Isidore.
Mục bổ sung cuối cùng sẽ làm trầm trọng thêm những ấn tượng
tiêu cực có thể có của ủy ban, mặc dù về phía những người Salêdiêng
“rất lấy làm tiếc”: "Do sự thiếu hụt nhân sự trong những năm qua, chấp
nhận ngay mong muốn của quý vị, mà cũng là của chúng tôi, quả là
287

29.10 Page 290

▲back to top
không thể được. Chúng tôi có thể phải đợi có lẽ đến năm 1888 hoặc thậm
chí 1889 trước khi tôi có nhân sự phù hợp với nhiệm vụ này”.42
Lập trường chính thức của người Salêdiêng rõ ràng đến mức có vẻ
gần như nhẫn tâm. Có lẽ chúng ta không ngạc nhiên khi không tìm thấy
hồ sơ nào cho thấy các cuộc đàm phán được tiếp tục. Tuy nhiên, Don
Bosco có thể đã thông báo cho Sứ thần ở Madrid về vấn đề này. Trên
thực tế, Sứ thần đã viết cho Don Bosco như sau:
Tôi không thể nói cho cha biết tại sao không có câu trả lời nào được
đưa ra cho thông tin mà cha đã gửi cho Bộ trưởng Silvela, liên quan
đến dự án được trình cho cha. Trong những ngày này, tôi tin rằng tôi
sẽ có dịp gặp gỡ với một số thành viên trong gia đình của quý ông nói
trên. Cha có thể chắc chắn rằng tôi sẽ không bao giờ cho phép bỏ qua
dịp này mà không xác nhận thiện chí đặc biệt của tôi đối với Tu hội
Salêdiêng.43
Trường cải tạo đó sau này đã được Dòng Ba Phanxicô tiếp nhận.
4. Một dự phóng dự phòng cho các trẻ gặp nguy hiểm
Vài tháng sau khi xuất bản tập sách Hệ thống Dự phòng, Don
Bosco đã gửi cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phanxicô Crispi, một bản ghi
nhớ cùng tên, với ý định “trình bày nền tảng để thiết lập Hệ thống Dự
phòng trong một khung cảnh giáo dục và nhà lưu trú cho những thiếu
niên gặp nguy hiểm và lang thang đường phố”.44
Theo một lá thư đi ngược lại tới năm sau ngày 23 tháng Bảy và
được gửi cho Giuse Zanardelli, Bộ trưởng Bộ Nội vụ mới được bổ nhiệm,
chính Crispi đã hỏi Don Bosco về những tư duy của ngài về Hệ thống
Dự phòng và về việc có thể cung cấp nhu cầu cho các trẻ em vốn không
42 Thư ngày 8 tháng Bẩy, được thuật lại trong MB XVII 604-605.
43 Thư của Đức Tổng Giám Mục Rampolla gửi Don Bosco, 5 tháng 01 năm 1887, trong
MB XVII 832.
44 Thư gửi F. Crispi, 21 tháng Hai năm 1878, E III 298.
288

30 Pages 291-300

▲back to top

30.1 Page 291

▲back to top
ác tâm mà chỉ bị bỏ rơi và do đó, gặp nguy cơ ở các thành phố khác nhau
ở Ý và đặc biệt là ở Roma.45
Có một sự khác biệt triệt để giữa tập sách phát hành năm 1877 và
tập được phát hành năm 1878, cả về nguyện vọng cơ bản và nội dung
của chúng. Tập sách nhỏ đầu tiên diễn đạt trưởng thành phong thái giáo
dục của Don Bosco sẽ được phổ biến trong các cơ sở của ngài. Tập sách
thứ hai có phong thái khá chính trị - xã hội. Nó đặc biệt nêu bật những
thay đổi xã hội rộng lớn làm cho vấn đề 'giới trẻ bị bỏ rơi trở nên gay gắt
và đáng báo động hơn, và mức độ loại trừ xã hội trở nên nghiêm trọng
hơn so với thập niên 1850. Thay vì nói về 'sư phạm', Don Bosco đặt ra
vấn đề về các cơ cấu giáo dục và tái giáo dục, và vấn đề khiến chúng
hoạt động thông qua một thỏa thuận hài hòa giữa sáng kiến riêng và sự
trợ giúp công cộng.
Don Bosco nói rõ ràng suy nghĩ của mình trong bốn điểm nhắm
thu hút các bộ trưởng phụ trách trật tự công cộng chú ý, khi kêu gọi họ
đừng giới hạn hoạt động chỉ vào những việc cưỡng bức. Như đã đề cập,
hai bộ trưởng ấy đã quen thuộc với sự đối lập giữa cưỡng bức và ngăn
ngừa trong bối cảnh chính trị - xã hội.46
Trước tiên Don Bosco biệt loại hoá những trẻ được coi là ‘gặp nguy
hiểm’: “Những em nhập cư tìm kiếm việc làm trong thành phố, có nguy
cơ vẫn bị thất nghiệp và dấn mình vào ăn cắp vặt; trẻ mồ côi, bị bỏ mặc
một mình và la cà với những em ranh mãnh khác; các em bị cha mẹ bỏ
rơi hoặc thậm chí đuổi ra khỏi gia đình; những kẻ lêu lổng cuối cùng rơi
vào tay cảnh sát nhưng chưa phải là kẻ đểu cáng.
Sau đó Don Bosco tiếp tục một giả định đề xuất các biện pháp phù
hợp nhất cho công cuộc dành cho giới trẻ thuộc loại này, các biện pháp
được khởi hứng từ các công cuộc khác mà ngài đã đảm nhận: “sân chơi
giải trí được sử dụng vào cuối tuần, các chương trình sắp xếp công việc,
sự trợ giúp trong tuần cho những người đã tìm được việc làm, những mái
45 Thư gửi G. Zanardelli, 23 tháng Bẩy năm 1878, E III 366; một thư khác gửi tổng thư
ký của Bộ trưởng, Sĩ quan chỉ huy Gioan Tẩy giả Aluffi, đã đến trước nó vào ngày 25
tháng Tư năm 1878, E III 335.
46 xem Chương 2, §1.
289

30.2 Page 292

▲back to top
ấm để bảo vệ các thiếu niên, cung cấp trường huấn nghệ và thậm chí các
trường nông nghiệp.
Các cơ sở chính thức được thiết lập để cải tạo thiếu niên theo truyền
thống không xuất hiện trong số các biện pháp được đề xuất.
Xét về việc điều hành các tổ chức khác nhau ấy, Don Bosco tiên
liệu các tư nhân hoạt động trực tiếp, với sự hợp tác chặt chẽ từ sự trợ
giúp công cộng, nhà cửa, thiết bị và hỗ trợ tài chính. Don Bosco kết luận
bằng một đoạn thứ tư nhằm đưa ra những kết quả có thể thấy trước dựa
trên 35 năm kinh nghiệm của chính ngài trong việc bênh vực cơ sự giới
trẻ bị bỏ rơi và gặp nguy hiểm.
Khi Don Bosco viết cho các Bộ trưởng dân sự, ngài cố tình giữ im
lặng về nội dung của hệ thống giáo dục, cách riêng liên quan đến tôn
giáo. Hạn từ duy nhất liên quan tới nhà thờ/giáo hội trong tài liệu là hạn
từ 'giáo lý'; ngài chỉ dùng hạn từ này để chỉ ra rằng một cách biệt riêng,
nó là một khí cụ cung cấp sự dưỡng dục luân lý phù hợp cho trẻ em nghèo
của các tầng lớp lao động.47
Đương nhiên trong tâm trí của Don Bosco, từ 'giáo lý' được liên
kết với tất cả các giá trị đó, bao gồm các giá trị trần thế vốn tập trung vào
lý trí và lòng mến thương mà cùng với đạo Công giáo mới có thể dần dần
đóng góp vào phần rỗi nhân bản và Kitô hữu cho giới trẻ gặp nguy hiểm:
tìm lại được ý nghĩa trong cuộc sống, niềm tin vào sức mạnh tình yêu,
khát khao làm việc, tìm kiếm hạnh phúc, quyết tâm và khả năng khởi
hứng những thái độ và hành vi phù hợp với các nguyên tắc phẩm giá luân
lý và tình liên đới xã hội. Theo công thức thường được sử dụng, Don
Bosco nhằm biến đổi những người trẻ ‘gặp nguy hiểm’ và 'nguy cơ' thành
'những công dân chính trực và những Kitô hữu tốt'.
47 Il sistema preventivo (1878), RSS 4 (1985) 302.
290

30.3 Page 293

▲back to top
CHƯƠNG 11
GIÁO DỤC “NGƯỜI KITÔ HỮU TỐT
VÀ CÔNG DÂN CHÍNH TRỰC”
THEO “NHU CẦU THỜI ĐẠI”
Giống như toàn bộ hoạt động mục vụ và linh đạo của ngài, Hệ
thống giáo dục của Don Bosco không giải thích khía cạnh triệt để được
các nhà tiên tri giáo dục tân thời khác phô bày ra. Don Bosco không
nhắm tạo ra "con người mới" như Rousseau và Makarenko1 đã làm trong
các thời đại khác nhau và với những viễn cảnh khác nhau.
Nhưng Don Bosco cũng không vui thích chấp nhận thuần tuý con
người cũ trở lại, con người của truyền thống Kitô giáo và dân sự thuộc
chế độ cũ/ancient régime, với ý định khôi phục mọi thứ cho quá khứ.
Don Bosco đã nghĩ ra và thực hiện công việc giáo dục của riêng mình để
đạt được cả mục tiêu cũ và mới: dẫn giới trẻ chấp nhận và định hướng
bản thân để vừa trung thành với sự mới mẻ bất diệt của Kitô giáo vừa có
khả năng thiết thân với một xã hội được thoát khỏi những liên kết tồi tệ
nhất với chế độ cũ/ancien régime và trông mong những cuộc chinh phục
mới. Đây là cách Don Bosco được những người đương thời hiểu mặc dù
họ diễn đạt sự hiểu biết của họ theo những cách khác nhau. Mục đích của
chương này là nêu rõ những nét thiết yếu của những người mà Don Bosco
muốn đào tạo.
1. Quan điểm lý thuyết và thực tiễn về các mục đích giáo dục
Các mục đích giáo dục được Don Bosco đề xuất và đi theo không
phải là kết quả cuối cùng của một lý thuyết giáo dục tổng quát, hệ thống;
1 Đây là ý nghĩa của Émile (1762) cuộc cách mạng nhân học của Rousseau, như được
A. Ravier minh hoạ tốt đẹp, L'éducation de l'Homme nouveau, Paris. SPES 1944, và
M. Rang, Rousseaus Lehre vom Menschen, Göttingen, Vandenhoeck und Ruprecht
1959; của inizio assoluto, “tạo ra con người mới”, người theo chủ nghĩa tập thể Xô
Viết, A.S. Marenko miêu tả, Poema pedagogico (1935) và Bandiere sulle torri (1938).
291

30.4 Page 294

▲back to top
tuy nhiên, chúng được xác định trong một kinh nghiệm không chỉ thực
dụng xuông.
Các yếu tố văn hóa rõ ràng là một phần của nó: từ thời thơ ấu, ngài
đã sống đức tin vốn được thể hiện trong kinh nguyện, dạy giáo lý, tham
dự các việc thờ phượng; nền đào tạo nhân văn mà ngài đã nhận được lúc
trẻ; học triết học và thần học, đào tạo luân lý và mục vụ, và đọc sách lịch
sử, hộ giáo và thiêng liêng.
Các yếu tố bổ sung, và không kém phần tác động, là các mối liên
hệ của Don Bosco với thế giới nghèo khổ và thiếu thốn, không chỉ ở bình
diện thiêng liêng mà còn ở bình diện vật chất khổng lồ và thúc bách. Như
cuộc sống và Kinh Lạy Cha đã dạy ngài, lương thực hằng ngày ta xin
tượng trưng cho đức tin, ân sủng, Chúa Kitô, Bí tích Thánh Thể, cũng
như phương tiện sinh kế và công việc kiếm sống. Tất cả những điều này
đi với nhau.
Don Bosco không cống hiến cho chúng ta một nhãn quan suy lý và
được khai triển tốt về các mục tiêu giáo dục trong một thế giới quan nhân
văn và Kitô giáo rộng lớn hơn và một cuộc sống được cấu trúc cách triết
học và thần học. Nhưng ngài luôn có nó trong tâm trí và trong thực hành.
Chính văn hóa mà ngài thủ đắc, tính khí, sự nhạy cảm của ngài và ấn
tượng của người trẻ đối với ngài, đòi hỏi nơi ngài điều này, bởi vì các em
thiếu thốn mọi thứ. Một câu trả lời của giáo lý và tôn giáo mà thôi thì
không đủ cho các câu hỏi thực sự.
Don Bosco nói cho chúng ta về nó qua các hồi ức lịch sử khác
nhau: Bản phác hoạ lịch sử (Cenno storico), những phác hoạ lịch sử
(Cenni storici), Lời dẫn nhập vào Hiến Luật (của Tu hội Salêdiêng), các
ghi chú lịch sử khác nhau mà ngài viết lời tựa tài liệu gửi cho các cấp
thẩm quyền đạo và đời, Hồi ký Nguyện xá, vô số thư cá nhân và thư luân
lưu, các cuộc nói chuyện và huấn đức nhằm xin giúp đỡ tài chính, đóng
góp từ thiện và hỗ trợ.
Tự nhiên, vì Don Bosco không bao giờ đạt được một tổng quan lý
thuyết có tổ chức và súc tích về hệ thống giáo dục của mình, các yếu tố
292

30.5 Page 295

▲back to top
khác nhau tạo nên nó trong thực tiễn và được vận dụng hàng ngày, đôi
khi dường như không có thứ tự khi một yếu tố có thể được coi trọng hơn
một yếu tố khác.
Ta cũng có thể ghi nhận rằng các giá trị tôn giáo và siêu nhiên được
bàn thảo ưu ái hơn so những giá trị trần thế, tạm thời; những giá trị cá
nhân được ưu ái hơn những giá trị chính trị xã hội. Nhưng tình trạng thực
của Don Bosco có thể biện minh cho việc tập hợp lại tất cả các khía cạnh
của hệ thống giáo dục ấy một cách sâu xa hơn thành một thuyết nhân bản
Kitô hữu, cốt yếu và toàn diện.2
2. Một khoé nhìn nhân bản và Kitô hữu giữa 'cũ' và 'mới': các
mục đích giáo dục
Có vô số diễn đạt thực tiễn và lý thuyết bộc lộ não trạng của Don
Bosco về chủ đề này. Ngay cả khi bỏ qua những cách đặc trưng nêu bật
điều này, thì não trạng của Don Bosco không hoàn toàn mới mẻ khi
chúng ta nghĩ rằng truyền thống mà ngài đi theo quay trở lại chính thời
kỳ khởi đầu của Kitô giáo, và được thể hiện trong những nét sư phạm cổ
điển của thời Trung cổ, được củng cố trong các giai đoạn nhân bản và
Phục hưng, và được chứng minh bằng sự nở rộ của các Hội dòng giảng
dạy (nam và nữ) trong thời cận đại/thời mới mà thường sử dụng Ratio
Studiorum của Dòng Tên làm khuôn mẫu.3
Don Bosco gắn chặt niềm tin của mình, vốn đã trở thành một chương
trình, vào cụm từ thường được lặp đi lặp lại “Kitô hữu tốt và công dân
ngay thẳng”. Sau này, vào thời điểm các sáng kiến truyền giáo của ngài từ
năm 1875 trở đi, cụm từ này được dịch sang những ngôn ngữ khác với
nghĩa rộng hơn nhưng vẫn với cùng một nguồn cảm hứng: văn minh và
2 J. Scheppens viết về sự khác biệt này và một sự hòa giải nhất định về những khác biệt
trong bài tiểu luận đã được trích dẫn, 'Bản chất con người trong quan điểm giáo dục
của thánh John Bosco', đặc biệt trong RSS 8 (1989) 265-277.
3 Điều này được phác thảo trong các khía cạnh thiết yếu của nó trong P. Braido, Breve
storia del «sistema preventivo». Rome, LAS 1993, đặc biệt tr. 15-45. Silvio
Antoniano, cũng được tìm thấy trong tập này, là một nhân chứng nổi bật cho hệ thống
dự phòng trong gia đình.
293

30.6 Page 296

▲back to top
tôn giáo, văn minh và truyền giáo, bênh vực “điều tốt lành của nhân loại
và tôn giáo”, mở rộng nước Chúa Giêsu Kitô bằng cách mang tôn giáo và
văn minh cho những người phớt lờ cả hai.4
Nhưng cụm từ đầu tiên trong số này, 'Kitô hữu tốt và công dân
chính trực', được sử dụng rộng rãi nhất5 với một số biến thể: 'công dân
tốt và Kitô hữu đích thực', 'Kitô hữu tốt và công dân khôn ngoan', 'Kitô
hữu tốt và con người chính trực’6. Về nội dung của nó, công thức ấy diễn
đạt ngắn gọn một tuyên ngôn giáo dục độc đáo với một hương vị truyền
thống, nhưng mặc nhiên mở ra điều gì là mới mẻ. Công thức này lần đầu
tiên được công bố trong cuốn sách quan trọng đầu tiên của Don Bosco;
nó dùng như một chỉ nam đời sống tôn giáo: Người Bạn đường của Giới
trẻ.
Cha sẽ trình bày cho các con một con đường sự sống ngắn và dễ dàng
nhưng tốt đẹp để các con trở thành niềm an ủi cho cha mẹ các con,
danh dự của đất nước các con, những công dân tốt lành trên trái đất
và, một ngày nào đó, những cư dân may lành trên Thiên đàng.7
Những hình ảnh này hơn kém minh nhiên diễn đạt một não trạng trung
dung, không phải là hiếm trong thế giới Công giáo dấn thân vào việc xây
dựng lại cơ cấu luân lý và dân sự của xã hội sau cơn bão cách mạng.
Một mặt, người ta không thể che dấu một nỗi nhung nhớ nào đó về
thời đại tốt lành xa xưa, thời đại trước những biến động do Cách mạng
Pháp gây ra. Có một khát vọng mạnh mẽ quay trở lại một xã hội được
coi là hoàn toàn Kitô hữu và dựa trên các giá trị tôn giáo và luân lý cổ
điển: đức tin, thường được theo sau bởi việc thực hành tôn giáo, đời sống
4 Thư gửi Cha Bodrato, 15 tháng Tư năm 1880, E III 576-577, và gửi một ân nhân người
Hungary, 1 tháng Mười Một năm 1886, E IV 364.
5 xem P. Braido, Buon cristiano e onesto cittadino, Una formula dell' «umanesimo
educativo» di don Bosco, RSS 13 (1994) 7-75.
6 xem ví dụ bài phát biểu dành cho những người tham gia lễ mừng Tên Thánh của ngài,
24 tháng Sáu năm 1879, BS 3 (1879) số 9, 7 tháng Tư, tr. 9; một cựu học sinh của
Nguyện xá, 24 tháng Sáu năm 1880, BS 4 (1880) số 9, tháng Chín, tr. 10; hội nghị
Cộng tác viên ở Florence 15 tháng Năm năm 1881, BS 5 (1881) số 7 tháng Bẩy, tr. 9.
7 G. Bosco, Il giovane provveduto..., tr. 7. OE II 187.
294

30.7 Page 297

▲back to top
Bí tích, giáo lý được dạy trong gia đình và do giáo hội, thực thi các việc
thương xót thể xác, vâng phục sự cai trị của các vị thẩm quyền hợp pháp,
đạo và đời, tôn trọng trật tự và phẩm trật, bằng lòng với bậc sống trong
đời, cần cù, chấp nhận hy sinh, hy vọng được phần thưởng vĩnh cửu.
Mặt khác, cũng có một cảm nhận thực sự rằng thế giới mới thật
hấp dẫn, thúc bách, uy dũng đối với các cuộc chinh phục của nó, xét như
liên quan đến sự tiến bộ và văn minh. Chống lại nó quả là vô lý và vô
ích. Nhìn vào tinh thần thời đại của mình, Don Bosco nghĩ rằng ta có thể
nghĩ cơ cấu/hệ thống chính trị ngày nay như một xe hơi nước chạy nhanh
xuống đường ray và có lẽ kéo hàng hóa của nó tới vách núi và lật đổ tan
tành. Bạn có muốn đặt mình trên đường ray xe lửa để ngăn chặn nó
không?8
Trong thực tiễn, Don Bosco chia sẻ khuynh hướng rộng khắp
không giới hạn vào phản kháng nhưng làm việc hiệu quả để xây dựng
một loại người mới và loại người Kitô hữu mới, một người có khả năng
nhập hiệp các giá trị đích thực của niềm tin truyền thống và người công
dân, kẻ chấp nhận trật tự mới. Tuy nhiên, sự pha trộn hai điều này không
hoàn hảo.
Don Bosco và công cuộc của ngài sẽ không bị đóng khung trong một
khoé nhìn phân đôi về mối tương quan giữa truyền thống và hiện đại;
chúng cũng không vay mượn một giải thích biện chứng về mối tương
quan này; mặc nhiên chúng phải được coi là một hệ thống tổng hợp.9
Don Bosco thiết định trước các mục tiêu, ngài khởi sự để đạt được
các chương trình, điều đó cốt yếu giả định việc khai hóa bộ ba giáo dục
truyền thống (có từ lâu đời), một bộ ba được canh tân và cập nhật: lòng
đạo đức và luân lý, tri thức và văn minh.10 Nhưng ta phải nhìn bộ ba này
8 Một bài nói chuyện với các cựu học sinh của Nguyện xá, 24 tháng Sáu năm 1883 BS
7 (1883) số 8, tháng Tám, tr. 128.
9 P. Scoppola, 'Don Bosco e la modernità', trong M. Midali (Ed.), Don Bosco nella
storia..., tr. 537.
10 Nhóm ba moeurs-science-politesse xuất hiện trong Réglements pour messieurs les
Pensionnaires des Pères Jésuites, qui peuvent leur servir de Règle de conduite pour
toute leur vie. Par le R.P. Jean Croiset (Lyon, Frères Bruyset 1749, Vi éd.): “La piété,
l’Etude, la Civilté” (Avertissement, p. I); «Il y a des devoirs de Religion è remplir,
295

30.8 Page 298

▲back to top
trong một kế hoạch thực sự vốn nhìn các giá trị liên quan đến chủ thể-
công dân (sujet-citoyen) và Kitô hữu, được gắn liền với các giá trị liên
quan đến lý trí và tôn giáo.
Từ viễn cảnh này, giá trị nội khởi của các thực tại cổ điển đó được nói
rõ nhưng đồng thời mục tiêu cuối cùng được quy cho văn hóa, văn minh,
lòng đạo đức và luân lý rõ ràng được bênh vực và trong một khoé nhìn phức
tạp có xu hướng trở thành một khoé nhìn toàn diện.
Nói cụ thể, Don Bosco nghĩ và tin tưởng như truyền thống Kitô hữu
thúc đẩy, nghĩa là, theo trật tự đức tin, sự phục hồi các giá trị trần thế phải
xảy ra như thiết thân với lãnh vực ân sủng chữa lành và thần hóa.
Là một người, linh mục và nhà giáo dục, Don Bosco muốn trao giá
trị tròn đầy cho yếu tố nhân bản được tìm thấy trong người Kitô hữu, để
bênh vực tất cả những gì tích cực trong tạo dựng, để cho văn minh một
chiều kích Kitô hữu, khi cho thấy chỉ cách này nền văn minh mới cứu độ
cách sung mãn.11
Chấp nhận các giá trị nói trên cùng sống với nhau là phong cách
phân biệt toàn bộ hoạt động giáo dục của Don Bosco; Don Bosco luôn
luôn và ở mọi nơi là linh mục; ngài cũng là công dân, một thành viên của
xã hội, cam kết cho sự tiến bộ về vật chất và thiêng liêng của nó, với sự
đóng góp biệt loại của ngài. Đây là chính cách thức Don Bosco nhìn các
des bienséances à garder, des sciences à acquérir» (p. 2); «on prétend former un jeune
homme dans les bonnes moeurs, dans le beaux arts, et dans toutes les bienséances et
les devoirs de la vie civile... On veut rendre un jeune homme accompli, mais on en
veut faire encore un véritable Chrétien, un parfaitement honnête homme» (p.6)
11 Vấn đề ấy vẫn còn liên quan đến mối quan hệ giữa trần thế và thiêng liêng – B.
Plongeron, Affirmation et transformations d'une «civilisation chrétienne» à la fin du
XVIIIe Siècle, trong Civilisation chrétienne. Approche historique d'une idéologie,
XVIIIe-XXe siècle (Paris, Beauchesne 1975): «Le christianiser en le civilisant ou bien
l'inverse?» (tr. 10). Trong cùng một cuốn sách có một bài tiểu luận của X. de Montclos
về Lavigerie, Le Christianisme et la civilisation (tr. 309-348). Đức Tổng Giám mục
Algiers đã liên lạc với Don Bosco, người mà ngài đã gửi một số người trẻ Algeria
đến, và người mà ngài đã gặp ở Paris vào năm 1883. Quan điểm của Don Bosco về
mối quan hệ giữa Kitô giáo và văn minh tương đồng với đức hồng y, cố nhiên ở mức
độ lý thuyết yếu hơn khi chia sẻ sự thuyết phục rằng chúng có thể được hoà giải: cách
riêng xem Réflexions sur l'idéologie de la civilisation chez Lavigerie, tr. 337-347.
296

30.9 Page 299

▲back to top
thành viên trong tu hội của ngài thiết thân với xã hội dân sự theo pháp lý
và một cách hiệu quả. Ý hướng này được chỉ ra trong Bản phác hoạ lịch
sử năm 1874:
Mọi hội viên hãy là một tu sĩ trước Giáo hội, và trước xã hội dân sự
là một công dân tự do.12
Các Cộng tác viên được mời chia sẻ cùng một phong thái hành động:
Chương trình của chúng tôi sẽ là đây và không thể thay đổi được: hãy
để chúng tôi chăm sóc giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi; chúng tôi sẽ gắng
hết sức làm nhiều điều thiện hảo lớn nhất bao có thể cho chúng. Chúng
tôi trải nghiệm đây là cách thức để có thể góp phần vào luân thường
đạo lý và nền văn minh.13
Vài lần Don Bosco tuyên bố rằng ngài trung lập trong chính trị.
Tính trung lập này chính xác hơn có nghĩa là việc ngài tham gia sâu sắc
vào đời sống xã hội thì xa lạ với việc theo đảng phái, và do đó, ngài tuyên
bố công cuộc giáo dục của mình có khía cạnh trần thế triệt để sâu xa.
Don Bosco vui mừng tường thuật những gì Đức Giáo Hoàng Lêo
XIII đã nói với họ trong buổi tiếp kiến ngày 9 tháng Năm năm 1884:
Các con có sứ mạng tỏ cho thế giới thấy rằng một người có thể là một
người Công giáo tốt cùng một lúc là một công dân tốt và chính trực;
rằng làm nhiều điều tốt cho giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi mà không đụng
chạm tới những diễn tiến của chính trị, nhưng vẫn luôn là người Công
giáo tốt là có thể được.14
Đây chính là cách thức Don Bosco muốn thấy hoạt động của mình
đồng quy với hoạt động của cơ quan điều hành giáo dục và chính trị. Don
12 xem P. Braido, 'L'idea della Società salesiana nel «cenno storico»' của Don Bosco
1873/1874 RSS 6 (1987) 264.
13 Đây là thông điệp gửi cho các Cộng tác viên Salêdiêng mở ra công việc nhỏ trong
Bibliofilo cattolico o Bollettino salesiano mensuale, trong III, số 5 tháng Tám năm
1877, tr. 2; được lặp lại trong Bibliofilo cattolico o Bollettino salesiano mensuale,
trong III số 6 tháng Chín năm 1877, tr. 2.
14 Được trích dẫn trong MB XVII 100. Ngày hôm trước, 8 tháng Năm, Đức Hồng Y
Vicar Lucido M. Parocchi đã bàn một chủ đề tương tự, xác định trong “carità
esercitata secondo le esigenze del secolo”, “la nota essenziale della Società
salesiana”, BS 8, (1884), số 6, tháng Sáu, tr. 90.
297

30.10 Page 300

▲back to top
Bosco viết về điều này một cách súc tích cho một Bộ trưởng Nội vụ nổi
tiếng, Giuse Zanardelli:
Tôi xin ngài hãy độ lượng chấp nhận tôi liên lỷ muốn nỗ lực hết sức
để giảm thiểu con số những kẻ đểu cáng và gia tăng con số những
công dân chính trực.15
Nhà chính trị nhắm đến giữ trật tự công cộng, còn nhà giáo dục
nhắm đến bảo vệ lương tâm ngay thẳng.
3. Sự phân cực cơ bản và hệ thống cấp bậc các mục tiêu giáo dục
Như Don Bosco khai triển và giải thích thêm bằng lời nói và các
bút tích của ngài, hoạt động giáo dục và phúc lợi vì giới trẻ chỉ ra các
mục tiêu và nội dung trước khi phác thảo tiến trình đó. Nay chương này
sẽ bàn đến các mục tiêu và nội dung khi Don Bosco hoạt động giáo dục
và phúc lợi, đang khi để các khóa học và phương pháp được thừa nhận
cho hai chương sau.
Chúng tôi giới hạn mình vào việc rút những dữ liệu từ các tình
huống rõ ràng hơn của việc giáo dục giới trẻ. Nhưng để có cái nhìn thuyết
phục hơn, phong phú hơn chúng tôi phải sử dụng nhiều nguồn khác: hồ
sơ của các Kitô hữu đích thực nằm rải rắc trong các cuốn sách lịch sử và
sách có tính /xây dựng của Don Bosco; những chiến sĩ Công giáo, những
người nam nữ ngài đã gặp và tỏ ra trân trọng họ, thư từ phong phú của
ngài; các vị thánh hoặc những người gương mẫu đặc biệt được đề cập
đến trong các bài giảng và những lời giảng dạy vào những ngày lễ, trong
"những huấn từ tối", và trong những cuộc nói chuyện và những cuộc trò
chuyện vào dịp đặc biệt với những người bạn thân.16
Trước hết, liên quan đến những gì chúng tôi đã ghi nhận về thuyết
nhân bản sư phạm Kitô hữu của Don Bosco, điều nổi bật ngay trước mắt
15 Thư ngày 23 tháng Bẩy năm 1878 E III 367.
16 Một số mục có thể được rút ra từ hai bài tiểu luận ngắn gọn: P. Braido, Laicità e laici
nel progetto operativo di Don Bosco, trong I laici nella famiglia salesiana, Rome
Editrice SDB 1986, tr. 17-34; Idem, Pedagogia ecclesiale di don Bosco, trong Con I
giovani raccogliamo la profezia del Concilio, Rome, Editrice SDB 1987, tr. 23-63.
298

31 Pages 301-310

▲back to top

31.1 Page 301

▲back to top
là tính lưỡng cực đặc trưng hoá toàn hệ thống của ngài. Một mặt Don
Bosco nói rõ đức tin tôn giáo, Đấng Siêu việt, và điều là Kitô giáo cách
biệt loại luôn chiếm chỗ trung tâm. Mặt khác, chúng ta có thể phát hiện
một sự lượng giá thẳng thắn về các thực tại trần thế được trân trọng và
được sử dụng cách chân thành, cách nội khởi, chứ không chỉ vì chúng
hữu ích.
Giữa hai cực, trần thế và siêu việt, còn có hơn sự đồng hiện hữu
trên một sự đồng hàng ngang nhau. Cả hai đều được ban cho phẩm giá
như nhau, theo trật tự riêng, nhưng điều trần thế luôn phụ thuộc vào điều
siêu việt.
Về phẩm trật này, chúng tôi có hai tuyên bố nổi bật và bổ sung
được thực hiện bởi hai học giả đến từ bối cảnh ý thức hệ khác nhau:
Giuse Lombardi Radice, nhà sư phạm duy tâm, và Phanxicô Orestano,
triết gia Công giáo. Mặc dù có não trạng thế tục, nhà sư phạm nhấn mạnh
trong kinh nghiệm của Don Bosco, sự khởi hứng tôn giáo luôn chiếm
chỗ trung tâm tuyệt đối:
Don Bosco... là một người vĩ đại. Bạn phải cố gắng biết ngài. Trong
bối cảnh của Giáo hội, Don Bosco đã sửa lại ‘chủ thuyết Dòng Tên’.
Và mặc dù ngài không có tầm vóc của Thánh Ignatiô, ngài biết cách
tạo ra một phong trào giáo dục vĩ đại, khi cho Giáo hội khả năng tiếp
xúc lại với quần chúng vốn đã dần mất đi. Bí quyết đó là: một ý tưởng,
muốn nói một "hồn".17
Phanxicô Orestano cũng mạnh mẽ nhấn mạnh toàn bộ hoạt động
của Don Bosco có sự khởi hứng Kitô hữu, hầu như thần nghiệm. Một
chương thú vị về thần học thần nghiệm được dành cho hoạt động giáo
dục của Don Bosco.18 Nhưng ông chọn ra hoạt động nhân bản của Don
Bosco: việc ngài đánh giá tích cực về những thực tại trần thế đặc biệt là
niềm vui sống và lao động. Ông coi đây là những đặc tính nguyên thủy
17 G. Lombardo Radice, 'Meglio Don Bosco?' trong «La Rinascenza Scolastica. Rivista
pedagogica, didattica, letteraria, quindicinale» (Catania), 16 tháng Hai năm 1920;
được tác giả tái bản trong Clericali e massoni di fronte al problema della scuola.
Rome, La Voce Soc. Anonima Editrice 1920, tr. 62-64.
18
F. Orestano, Celebrazioni, Tập I Milano, Bocca 1940. tr. 47.
299

31.2 Page 302

▲back to top
trong dự án giáo dục của ngài. Don Bosco thánh hóa công việc và niềm
vui. Don Bosco là vị thánh của sự thanh thản Kitô hữu, về việc sống đời
Kitô hữu thực tiễn và hạnh phúc. Đây là tổng hợp cá nhân của Don Bosco
về nova et vetera (truyền thống và hiện đại). Sự độc đáo chân thật của
ngài là đây.
Orestano nhấn mạnh thêm các ý tưởng sau đây:
Nhu cầu giáo dục và xã hội, được hiểu sâu sắc và được xem xét trong
bối cảnh thời đại mới, cho phép Don Bosco khám phá ra luật tuyệt
vời là giáo dục giới trẻ làm việc và giáo dục chúng với công việc.
Ngài không chỉ đánh giá cao giá trị của lao động như một công cụ
giáo dục mà còn như một nội dung của cuộc sống...
Điều này không là tất cả. Với việc tuôn đổ đức ái cách thông minh,
đầy sự thông cảm nhân bản, và thâm tín giới trẻ cần có một đời sống
tự nhiên, ngay thẳng và lành mạnh, Don Bosco thánh hóa công việc
cùng với niềm vui, niềm vui sống, niềm vui làm việc, niềm vui cầu
nguyện.19
Thuyết nhân bản của Don Bosco thì toàn vẹn, hay nhắm đến cách
[sống] đó: mặc dù những nền tảng và sự khai triển không thoả đáng ở
bình diện lý thuyết, thuyết nhân bản của ngài thì khả giác rõ ràng dưới
diện đời sống ngài. Phác thảo lên những chân dung đa dạng và khác nhau
của Don Bosco, [nêu lên] phong thái hoạt động lý tưởng của ngài được
liệt kê dưới các tiêu đề khác nhau quả là đã có thể được, điều này thật là
quan trọng. Nhưng nó dễ dàng hoà trộn thành một tổng hợp sinh động
giữa thần linh và nhân bản, thành đô thiên quốc và thành đô trần thế,
phần rỗi vĩnh cửu và niềm vui sống và hoạt động, đấy cũng là một sự
kiện:
Vita intima di Don Giovanni Bosco (Sự sống thâm sâu của Don
Bosco);
Don Bosco con Dio (Don Bosco với Thiên Chúa);
19 F. Orestano, Celebrazioni,.. Tập I, tr. 74-76.
300

31.3 Page 303

▲back to top
I doni dello Spirito Santo nell' anima del B. Giov. Bosco (Các
ơn Thánh Thần trong linh hồn Chân phước Gioan Bosco);
Un gigante della carità (Một vị khổng lồ của đức ái);
Don Bosco che ride (Don Bosco mỉm cười);
Il Santo dei ragazzi. Don Bosco, amico dei ragazzi (Vị Thánh
của các thiếu niên. Don Bosco, người bạn của giới trẻ)
Il re dei ragazzi (Ông hoàng của những đứa trẻ)
L'apostolo dei giovani (vị Tông đồ của giới trẻ)
Il Santo dei birichini (Vị Thánh của những trẻ bụi đời)
Il capo dei birichini (Thủ lãnh của những trẻ bụi đời);
Il Santo dei fanciulli (Vị Thánh của thiếu nhi);
Il santo dei ragazzi allegri (Vị thánh của những thiếu niên vui
tươi);
Don Bosco conquistatore delle anime (Don Bosco người chinh
phục các linh hồn);
Un gran pescatore di anime (Một ngư phủ vĩ đại chuyên bắt
các linh hồn);
Il Salvatore di anime (người cứu các linh hồn);
Il Santo del secolo (Vị thánh của thế kỷ);
La piu'grande meraviglia del secolo XIX (Kỳ quan vĩ đại nhất
của thế kỷ 19);
Un santo per il nostro tempo (Một vị thánh cho thời đại chúng
ta);
Don Bosco, l'uomo per gli altri (Don Bosco, con người vì
những người khác);
Profondamente uomo, profondamente santo (sâu xa là người
và sâu xa là vị thánh);
301

31.4 Page 304

▲back to top
Uomo e Santo (Con người và Thánh nhân).
Nhưng chính Don Bosco là người kết hợp tất cả các khía cạnh này
lại với nhau trong những câu nói súc tích của ngài, và những người nghe
sẽ nhận thức một phẩm trật các giá trị rõ ràng trong đó.
Câu nói trước tiên là một tựa đề của một chương trong cuốn cuộc
đời Phanxicô Besucco: niềm vui, học tập, lòng đạo đức.20
Rồi đến: khỏe mạnh, khôn ngoan và thánh thiện (SSS: Sanità,
Sapienza e Santità trong tiếng Ý).21 Hai chữ SS bí ẩn hơn đôi khi kết hợp
với ba chữ SSS để thành năm! Don Bosco gửi sứ điệp sau đây tới các
học sinh của trường nội trú Turin-Valsalice qua giám đốc của các em:
“Cha đảm bảo các con rằng cha phó thác các con cho Thiên Chúa mỗi
ngày trong Thánh lễ cha dâng, và cha xin mọi người các con ba chữ SSS
thông thường mà các học sinh thông minh của chúng ta biết cách giải
thích ngay: Soundness (khoẻ mạnh/lành mạnh), Savvy (khôn ngoan) và
Sanctity (thánh thiện).22
Ngài diễn bày cùng những ước muốn ấy cho con trai của Nữ bá
tước Callori, khi nói cho bà rằng ngài đã xin Đức Giáo hoàng chúc phúc
đặc biệt cho ba chữ SSS, nghĩa là, “cho ông Emanuel, để khỏe mạnh,
khôn ngoan và thánh thiện”.23 Các học sinh tại trường nội trú của
Varazze được giao một nhiệm vụ tương tự, qua cha Francesia: “khoẻ
mạnh, học hành tấn tới và hằng kính sợ Chúa là giá trị thực sự phải có”.24
Trong những bối cảnh rộng lớn hơn, lao động, tôn giáo và nhân
đức được trình bày như những phương tiện cứu rỗi cho rất nhiều người
20 G. Bosco, Il pastorello delle Alpi..., tr. 90. OE XV 332; tựa đề của Chương XVIII là
Allegria được nối tiếp bởi XVIII Studio e diligenza, tr. 90-93, 94-99, OE XV 332-
335, 336-341.
21 Thư gửi Nữ bá tước Gabriella Corsi, 12 tháng Tám năm 1871, E II 172: «Per la
damigella Maria... dimanderò al Signore tre grossi S, cioè che sia sana, sapiente e
santa».
22 Thư gửi cha Francesco Dalmazzo, 8 tháng Ba năm 1875 E 465.
23 Thư ngày 8 tháng Ba năm 1874, E II 362. Emmanuel 23 tuổi ở trong Kỵ binh.
24 Thư ngày 10 tháng 01 năm 1876 E III 6.
302

31.5 Page 305

▲back to top
trẻ gặp nguy hiểm,25 như một phần của kế hoạch rộng lớn là mang lại sự
đổi mới xã hội dựa trên “Công việc, dạy dỗ, tính nhân văn”.26 Rõ ràng
chương trình này đòi hỏi một lối sống Kitô hữu theo đó tôn giáo là nền
tảng của luân lý và cả hai, tôn giáo và luân lý mới đảm bảo trật tự xã hội.
4. Ý nghĩa đời sống, tái khám phá ‘'sự cứu rỗi' và sự trợ giúp
Để đạt được tất cả những gì chúng tôi đã đề cập ở trên, phải thức
tỉnh lại tiềm lực mà giới trẻ được phú ban và đem ra thực hành quả là cốt
yếu. Ta có thể giản lược tiềm lực này thành ba loại:
1. Các khả năng hiểu biết: giác quan và hiểu biết trí tuệ, đặc biệt
là khả năng lý luận, như chúng ta đã thấy, ngăn cản một người
trẻ hành xử như một con ngựa và con la chẳng chút minh
mẫn: sicut equus et mulus quibus non est intellectus.
2. Những tình mến đa dạng: ước ao, đam mê và trái tim.
3. Ý chí: như sự tự do dũng cảm thấm đậm lý trí, đức tin và
được đức ái nung nấu.
Cơ thể con người đã được tạo thành tuyệt vời ở bình diện sáng tạo;
nhưng nó lộng lẫy khôn tả hơn nhiều vì nó đã được nâng lên trật tự siêu
nhiên, nhờ Chúa Giêsu Kitô, là Đấng Cứu Thế và Đấng Cứu độ của
chúng ta. Sự hiểu biết/ý thức về phẩm giá con người trong trật tự bản
tính và ân sủng hiện hữu như chính nền tảng của một tầm nhìn thích đáng
về các mục tiêu giáo dục chân chính. Don Bosco viết về điều này trong
loạt bài Tháng Năm rất nổi tiếng của ngài.
Ở đây Don Bosco nhấn mạnh đến “những kỳ công của ân sủng
TC”27 nhưng không loại trừ, đúng hơn giả định và đánh giá cao như một
25 xem Hội nghị Cộng tác viên Salêdiêng đã trích dẫn, Roma, 29 tháng 01 năm 1878
trong BS 4 (1880) số 7 tháng Bẩy, tr. 12.
26 Hội nghị Cộng tác viên Salêdiêng, S. Benigno Canavese, 4 tháng Sáu năm 1880 BS
4 (1880) số 7 tháng Bẩy, tr. 12.
27 Như chúng ta biết đây là tựa đề của một kiệt tác, được xuất bản năm 1863, bởi nhà
thần học trẻ người Đức Matthia Giuse Scheeben (1835-1888).
303

31.6 Page 306

▲back to top
điều hiển nhiên, coi là đương nhiên, một nền tảng tự nhiên không kém
phần tuyệt vời:
Bằng lối nói 'phẩm giá con người', tôi không chỉ nhắm quy chiếu
đến thể xác con người, thậm chí không nói đến những phẩm chất quý báu
của linh hồn con người, được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Đấng
Tạo Hóa; tôi chỉ muốn quy chiếu đến phẩm giá của bạn, hỡi con người;
phẩm giá đó xuất phát từ sự kiện bạn đã trở thành Kitô hữu qua Bí tích
Rửa tội, và đã được nhận vào lòng Mẹ Hội Thánh.
Trước khi bạn được tái sinh qua nước Rửa tội, bạn là nô lệ của ma
quỷ và là kẻ thù của Thiên Chúa và mãi mãi không được vào thiên
đàng. Nhưng vào ngay chính lúc Bí tích đáng kính này mở ra cánh
cửa của Hội Thánh đích thực, thì xiềng xích mà kẻ thù của linh hồn
ràng buộc bạn, đã bị phá vỡ. Cửa Địa ngục bị khóa lại và Thiên đàng
được mở ra cho bạn. Đồng thời, bạn đã trở thành một đối tượng để
Thiên Chúa yêu thương đặc biệt cũng như các nhân đức tin, cậy và
mến được phú ban cho bạn. Một khi bạn đã trở thành một Kitô hữu,
bạn có thể ngước mắt lên Trời và nói: Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo
trời đất, cũng là Đấng dựng nên tôi. Ngài là Cha của tôi và Ngài yêu
tôi, và Ngài truyền cho tôi gọi Ngài bằng danh xưng này: Lạy Cha
chúng con ở trên trời. Chúa Giêsu, Đấng Cứu độ, gọi tôi là anh em và
vì là anh em, tôi thuộc về Người. Tôi chia sẻ công nghiệp, cuộc khổ
nạn, cái chết, vinh quang và phẩm giá của Người.28
Người đã biên soạn cuộc đối thoại giữa Don Bosco và Phanxicô
Bodrato tại Mornese, vào tháng Mười năm 1864, tưởng tượng rằng Don
Bosco, từng nổi tiếng là một nhà giáo dục, đã giải thích rõ ràng với giáo
viên của thị trấn nhân học về giới trẻ nằm dưới hệ thống giáo dục của
ngài, dựa trên tôn giáo và lý trí. “Giới trẻ là những người có lý trí được
tạo dựng để biết, yêu mến và phục vụ Thiên Chúa và tận hưởng Ngài trên
Thiên đường”. Nhà giáo dục phải thâm tín rằng tất cả hoặc hầu hết những
thiếu niên đáng mến này đều có trí thông minh tự nhiên, nhờ đó các em
28 G. Bosco, Il mese di maggio..., tr. 60-61, OE X 354-355.
304

31.7 Page 307

▲back to top
có thể biết được những điều thiện đã làm cho mình và một trái tim nhạy
cảm dễ dàng mở lòng để tri ân”.29
Trong tác phẩm năm 1877 về Hệ thống Dự phòng, Don Bosco sẽ
tiếp tục: Nếu với phương pháp là lý trí và lòng mến thương, nhà giáo dục
“thành công trong việc khiến học trò của mình lý luận” và chiếm được
lòng em, thì em sẽ đáp lại bằng gia tăng khả năng hiểu biết và một khả
năng cho thấy tình mến sâu sắc hơn. Nhờ lý trí, người trẻ sẽ tri nhận tính
hợp lý của luật lao động, luật để cá nhân cam kết cùng nhau xây dựng,
sự hài lòng đến từ những kết quả tốt trong lớp học và trong các xưởng.
Nhờ vào cõi lòng, một cách hiệu quả, em sẽ tái sinh động chính kinh
nghiệm “gia đình” khi tìm thấy sự tin tưởng lẫn nhau và tình bạn trong
cộng đoàn gồm các bề trên và bạn học. Cuối cùng, một ý thức vui tươi
sẽ trổ hoa, ý thức rằng sống và làm việc cùng nhau quả là đáng giá; đó là
những bước ban đầu cần thiết để tiến trình xã hội hóa hiệu quả.
Ngoài ra, ý thức rằng “cuộc đời đáng sống” sẽ được củng cố ở mức
độ cao hơn và trưởng thành hơn nhờ kinh nghiệm đạo Kitô giáo, nhờ đó
sự thành công ở bình diện trần thế sẽ vươn tới chân trời rộng hơn là phần
rỗi vĩnh cửu. Giả định cơ bản của tất cả những điều trên, là lời cảnh báo
Tin Mừng "Nếu được cả thế gian mà mất đời sống mình thì ích gì?”30
Theo Don Bosco, chính tư tưởng này khiến nhiều người trẻ rời bỏ
thế gian, nhiều người giàu phân phát tiền của cho những người nghèo,
nhiều vị truyền giáo rời đất nước mình và đi đến vùng đất xa xôi, nhiều
vị tử đạo từ bỏ mạng sống vì đức tin.31
Tìm kiếm phần rỗi được trình bày cho giới trẻ như bài học cần thiết
để học cái nghiệp cao nhất: là một Kitô hữu, vì đó là điều mang lại ý
nghĩa và sự hoàn thành tất cả các nghiệp khác: nghiệp thợ giày, thợ mộc,
29 A. Da Silva Ferreira, Il dialogo tra don Bosco e il maestro Francesco Bodrato – 1864,
RSS 3 (1984) 385.
30 Mt 16:26.
31 G. Bosco, Il Giubileo e pratiche divote per la visita delle chiese. Turin, P. De-Agostini
1854, tr. 48, OE V 256.
305

31.8 Page 308

▲back to top
và sinh viên. Don Bosco giải thích tư tưởng này trong một ‘huấn từ tối’
đầy xúc động vào ngày 30 tháng Tư năm 1865.
Ôi! giá mà cha có thchia scha cm nhn thế nào. Không li nào
để cha din tchủ đề này quan trng biết bao. Ôi! Nếu tt ccác
con ghi nhstht tuyt vi này, nếu các con làm chỉ để cu linh
hn mình, thì các con skhông cn các bài ging, bài suy nim,
dn mình chết lành, bởi vì khi đó các con sẽ có tt cmi scn
thiết để được hnh phúc. Nếu những hành động ca các con nhm
ti mc tiêu quan trng này, các con tht may mn biết bao, Don
Bosco shạnh phúc dường nào. Đây hóa ra là điều cha cho là tt
nht: Nguyn xá slà một 'Thiên đường trn gian'. Chúng ta s
không còn trm cp, nói tục, đọc sách nguy him, nói xấu sau lưng
na, v.v. Mọi người slàm bn phn của mình. Và đây là lý do tại
sao: tt cchúng ta hãy tin rng linh mục, giáo sĩ, học sinh, người
thợ, người nghèo và người giàu, btrên và hc sinh: tt cả đều phi
làm vì mc tiêu này, bng không thì bt knlc ca họ cũng sẽ
cho thy vô dng.32
5. Các bước cần thiết để được cứu độ
Đời sống ân sủng trong hình thức đơn giản nhất, có nghĩa là tự do
không vương tội lỗi, cho đến hình thức cao nhất của nó, là sự hoàn thiện và
thánh thiện, theo nguyên tắc không cho phép lựa chọn và phát triển liên tục
từ tự do khỏi bị luận phạt và đi lên tới hình thức đức ái cao nhất: yêu Thiên
Chúa và yêu người lân cận. Điều mang lại sự sung mãn và sự duy nhất cho
đời sống ân sủng là thực tại cứu độ. Do đó, trong bản tóm tắt tuyệt vời về
linh đạo Kitô giáo, F.X. Durrwell có thể viết:
Giáo lý về sự thánh hóa của con người cũng là một với giáo lý về ơn
cứu độ vĩnh cửu của họ - vì con người không thể tìm thấy sự cứu rỗi
nào khác ngoài sự thánh hóa của mình trong Thiên Chúa và mọi người
32 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864 ff, Huấn từ tối ngày 30 tháng Tư năm 1865, tr. 133-
135.
306

31.9 Page 309

▲back to top
đều biết rõ rằng giáo lý về ơn cứu độ có phạm vi ngang bằng với tất
cả thần học.33
Don Bosco biết 'các cấp độ' của đời sống thiêng liêng. Trong bài
điếu văn tang lễ cha Cafasso, Don Bosco đã nói về thần học luân lý, tu
đức và thần nghiệm.34 Nhưng ngài không tỏ lộ những điều này trong vai
trò là cha giải tội hoặc linh hướng. Ngài đưa chúng ra thực hành, một
cách tự nhiên. Ngài viết về chúng nhưng không phải bằng hạn từ rõ ràng,
khi ngài quy chiếu đến “khoa sư phạm cứu độ” dần dần, chú ý đến sự sẵn
sàng khác nhau hoặc thiếu sự sẵn sàng nơi các loại trẻ em khác nhau:
những đứa ranh mãnh, những trẻ xấu, những em đãng trí và những em
tốt lành. Don Bosco cống hiến một phẩm trật các mục tiêu và nội dung
cho các trẻ nghèo và bị bỏ rơi. Một số cung cấp các bước đầu cho một
đời sống thiêng liêng đích thực và chân thật.
Mục tiêu đầu tiên là giúp những người trẻ lạc lối tìm ra những lý
lẽ cơ bản nhất để sống. Điều này có nghĩa là khiến các em khao khát và
tận hưởng cuộc sống, khi thêm vào ý định xin chúng học kiếm cách sinh
nhai bằng làm việc và mồ hôi, phương tiện cần thiết để chính mình và
người thân sống tốt đẹp.35
Một loại công việc giáo dục cho những thiếu niên này có thể đòi
phải tẩy sạch sơ bộ tâm trí và cõi lòng chúng: một tâm trí tối tăm do ngu
dốt và định kiến và một trái tim bị hủy hoại vì tật xấu và lối sống luân lý
xấu xa. “Hãy khai sáng tâm trí các em, làm cho cõi lòng chúng nên tốt”;
đây là mục tiêu biệt loại mà Don Bosco nghĩ đến khi mới bắt đầu viết
sách. Ngài nói nhiều như chúng ta đã thấy trong lời nói đầu cho cuốn
Lịch sử Kinh thánh Lịch sử Giáo hội.
Đối với nhiều thiếu niên đã hoàn toàn thiếu thốn tình cảm hoặc chỉ có
chút tình cảm trong đời, Don Bosco nhắm đến việc tạo ra một bầu khí và
33 F.X. Durrwell, Dan le Christ Rédempteur. Notes de vie spirituelle. Le Puy Lyon,
Éditions X. Mappus 1960, tr. 7.
34 G. Bosco, Biografia del sacerdote Giusppe Caffasso, tr. 77 và 89, OE XII 427 và 439.
35 Ví dụ như chúng ta xem thấy điều này trong Cenni storici..., liên quan đến 'discoli':
Cenni storici..., trong P. Braido (Ed.), Don Bosco nella Chiesa..., tr. 78-79.
307

31.10 Page 310

▲back to top
một mạng lưới tương quan phong phú được thêm hương sắc bằng phong
thái hiền phụ, hiền mẫu, huynh đệ và bằng hữu, nghĩa là, những tương quan
có thể khôi phục lại đời sống tình cảm, đời sống cảm xúc của các em, đượm
chất bằng sự cam kết cảm xúc, thực tiễn mãnh liệt.
Đương nhiên, công việc phục hồi và đào tạo đạt đến trạng thái ổn
định ngày càng cao và phong phú hơn khi tình mến, kinh nghiệm của
chúng được lòng mến thương tiếp nhận và tái sinh, nhắm tới được nhập
hiệp và tương tác với lý trí và tôn giáo. Rốt cùng, lý trí, tôn giáo và lòng
mến thương chính yếu biểu thị các mục tiêu và nội dung thuộc hệ thống
giáo dục của Don Bosco; đó là bản chất trong hệ thống của Don Bosco
trước khi chỉ là phương tiện và cách tiếp cận.
Don Bosco đặt sự thánh thiện là mục tiêu của hành trình cứu độ, là
mục tiêu cao cả nhất của tất cả mục tiêu giáo dục; ngài tuyên bố rõ ràng
như vậy. Đây không phải là một thông điệp đơn giản được truyền tải đến
một cá nhân, mà là một bài giảng cho tất cả mọi người: “Chính Thiên
Chúa muốn tất cả chúng ta nên thánh; nên thánh rất dễ; một phần thưởng
lớn lao được chuẩn bị trên Thiên đàng cho những ai nên thánh”.36
6. Yêu mến và kính sợ Thiên Chúa được diễn đạt qua sự phục vụ
Thứ hai, trong toàn bộ chiều dài của 'hành trình cứu rỗi', người ta
liên tục kéo giới trẻ chú ý đến chính mục tiêu mà ngài đã được nghe giải
thích từ thời thơ ấu, khi ngài học giáo lý: nhận biết, yêu mến và phụng
sự Thiên Chúa, là Đấng Tạo Hóa và là Chúa đất trời. Yêu mến Chúa Cha
giả định việc tôn vinh, tôn kính và phụng sự Đấng Tạo Hóa và Chúa của
chúng ta, hoặc nói ngắn gọn, ‘niềm kính sợ Chúa’.
Kính sợ Chúa hiện diện rõ ràng hoặc tiềm mặc trong tất cả các hoạt
động luân lý và thiêng liêng của Don Bosco. Ở mức rất nhỏ, nó có khả
năng hướng một thiếu niên tới tình yêu như sự uý kính nô lệ, vốn hữu
ích để thoát khỏi tội lỗi nhờ xưng tội và tha thứ. Nó trở thành ‘niềm kính
sợ khởi đầu' khi nó trở thành ‘niềm kính sợ hiền tử’ vốn có nghĩa là khước
36 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., tr. 50, OE XI 200.
308

32 Pages 311-320

▲back to top

32.1 Page 311

▲back to top
từ tội lỗi. Niềm kính sợ hiền tử này chia sẻ sự sống của mình với tình
yêu-đức ái trong thời gian và vĩnh cửu và nó tăng trưởng khi đức ái lớn
lên; khi nó thực sự được sống, thì nó đảm nhận khía cạnh kính trọng tha
thiết, sự tôn kính hay sùng kính và sự tôn vinh trước Thiên Chúa vĩ đại,
uy nghi, thánh thiện và công bằng, là Đấng Tạo Hóa đầy quyền năng và
quan phòng của chúng ta.
Một thiếu niên được giáo dục biết đúng đắn và thường hằng rằng
Thiên Chúa toàn năng, đồng thời cũng là Cha xót thương hằng hiện diện,
đáng tôn thờ và đáng mến. Người tín hữu trải nghiệm Thiên Chúa hiện diện
dưới cả hai hình thức đó và ý thức câu nói: Chúa nhìn tôi! Những lời Don
Bosco rất thường sử dụng trong khoa sư phạm của ngài, “Hãy làm cho con
được yêu mến hơn là sợ hãi” không là gì khác hơn một suy tư về châm ngôn
“hãy làm cho mình được yêu mến hơn là sợ hãi”, điều ấy đặc trưng hoá mối
tương quan của một Kitô hữu trung thành với Thiên Chúa của mình, “Cha
của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, một người Cha hiền lành và Thiên
Chúa của mọi niềm an ủi”.37
Đối với một người trẻ bước vào tuổi trưởng thành, câu trích Kinh
thánh “kính sợ Chúa là đầu mối khôn ngoan” thì tương đương với nỗi
kinh hoàng bị lìa xa Thiên Chúa; đấy là lý do phải tránh tội, là ‘niềm nhớ
nhung về ân sủng’, là 'nỗi khao khát được thanh tẩy cách hiệu quả và là
lời thỉnh cầu được hòa giải', vốn đến từ các Bí tích Sám hối và Thánh
Thể. Người trẻ đó gợi nhớ những cuộc nói chuyện đã nghe trong quá
khứ, vốn đã chạm đến lòng trong thời giáo dục ban sơ. “Ý tưởng Thiên
Chúa hiện diện phải đồng hành với chúng ta mọi lúc, mọi nơi và trong
mọi hành động. Ai có đủ can đảm làm bất cứ việc gì có thể xúc phạm
đến Thiên Chúa nếu họ nghĩ rằng Đấng mà họ muốn xúc phạm có thể
khiến lưỡi họ khô cứng ngay lúc họ muốn thốt ra lời đó, và làm tê liệt
bàn tay họ định phạm tội?”38 “Mỗi một loại tội làm đảo lộn sự công bằng
của Thiên Chúa và khiến chúng ta đáng phải phạt nặng nề. Những hình
37 2 Cr 1:3.
38 G. Barberis (G. Gresino), Cronaca, quad. 3, bài nói chuyện buổi tối với các thiếu
niên ngày 21 tháng Tám năm 1877, tr. 11; xem phiên bản khác (E. Dompè), quad. 15,
tr. 24-25.
309

32.2 Page 312

▲back to top
phạt đó sẽ biến nên nặng hơn ở đời sau nếu các hình phạt ấy không có
những tác dụng thực sự đối với tội nhân ở đời này. Chân thành sẵn lòng
sửa đổi bản thân có thể xoa dịu Thiên Chúa công bằng”.39 “Thiên Chúa
đầy lòng thương xót và tha thứ bất kỳ loại tội nào, miễn là con người
thành thật tạ lỗi và thực thi việc sám hối thích hợp”.40 Đây là hai khía
cạnh khác nhau mà Thiên Chúa đảm nhận khi trừng phạt bà Jezabel độc
ác song lại nhân hậu tha thứ dân thành Ninivê, vì họ hoán cải.
Rõ ràng, trong ngôn ngữ của Don Bosco, ‘niềm kính sợ Chúa’
tương đương với việc sống đời Kitô hữu tới mức sung mãn. Kẻ kính sợ
Chúa là một tín hữu thực hành và gương mẫu, một Kitô hữu tốt. Niềm
kính sợ bao gồm tình yêu. Don Bosco vui vẻ chấp nhận những gì được
đề xuất trong cuốn Porta teco cristiano, cuốn chỉ nam về nhiệm vụ của
người cha sống đời Kitô hữu đối với con cái mình: “2. Siêng năng dưỡng
dục con cái trong niềm kính sợ Chúa, vì sức khỏe của con cái phụ thuộc
vào điều đó giống như Thiên Chúa ban phúc cho ngôi nhà của bạn và vì
Chúa Quan Phòng đã giao chúng cho bạn để chúng có thể nhận được nền
giáo dục Kitô hữu (Ep 6: 4); 3). Bạn hãy khắc ghi ngay vào trái tim non
nớt của chúng niềm kính sợ Thiên Chúa, nỗi khao khát phụng sự Ngài
và mãnh liệt yêu mến nhân đức (Tb 1:10)”.41
7. Giới trẻ trong Giáo hội Công giáo
“Hãy tiếp tục yêu mến Giáo hội nơi các thừa tác viên, tiếp tục sống
theo đạo Công giáo chúng ta, điều đó có thể làm cho các con hạnh phúc
trên trần này và hạnh phúc đời đời trên trời”.42 Đây là bài học được Don
Bosco truyền đạt cho những người giúp đỡ thân thiết của ngài. Don Bosco
coi “việc thuộc về Giáo hội Công giáo” là một đặc điểm không thể nhầm
39 G. Bosco, Storia sacra per uso delle scuole..., Ấn bản thứ hai và được cải thiện.
Turin, Speirani và Tortone 1853, tr. 90.
40 G. Bosco, Storia sacra per l'uso delle scuole e specialmente delle classi elementari...
Ấn bản thứ ba và dài hơn. Turin, Nhà in Nguyện xá thánh Phanxicô Salê 1863, tr. 97.
41 Porta teco cristiano..., tr. 24-25, OE XI 24-25.
42 Thư gửi các thành viên Hội Đức Mẹ Thương Xót, Buenos Aires, 30 tháng Chín năm
1877, E III 225.
310

32.3 Page 313

▲back to top
lẫn nữa của người Kitô hữu tốt và công dân chính trực. Đây là một trong
những nền tảng chính yếu của Don Bosco đối với thần học huấn giáo và
thực tiễn của ngài: “Giáo hội Công giáo và Tông truyền Roma là Giáo hội
duy nhất chân thực của Chúa Giêsu Kitô”.43
Ngài bao gồm và nói mạnh mẽ phải gắn bó trung thành với vị lãnh
đạo Giáo hội, Đức Giáo hoàng: “Các con hãy xác tín sâu xa những sự
thật vĩ đại này: Đấng kế vị Thánh Phêrô ở đâu thì Giáo hội đích thực của
Chúa Giêsu Kitô ở đó. Không ai sẽ từng ở trong đạo chân thực nếu họ
không phải là người Công giáo; không ai là người Công giáo mà không
có Giáo hoàng. Các mục tử của chúng ta, và đặc biệt là các giám mục,
hiệp nhất/kết hiệp chúng ta với Đức Giáo hoàng và Đức Giáo hoàng hiệp
nhất/kết hiệp chúng ta với Thiên Chúa”.44
Một người trẻ Công giáo được giáo dục đúng đắn sẽ được dạy kỹ
càng giáo lý Kitô hữu, luôn can đảm tuyên xưng Kinh Tin của Giáo hội,
không hề thỏa hiệp với lạc giáo và bất kỳ chủ nghĩa cấp tiến chính trị
nào, và sẽ kiên quyết đứng về phía Đức Giáo hoàng và các mục tử. Trong
số những lời khuyên thường được nghe nhiều là những lời khuyên được
mọi người biết rộng khắp từ năm 1853 khi Don Bosco viết cuốn Ba lời
nhắc nhở đặc biệt cho những người trẻ ở phần kết của cuốn sách đã được
trích dẫn Lời khuyên cho người Công giáo.
Hãy tránh giao du nhiều bao có thể với những người nói những điều
khiếm nhã hoặc cố cợt nhả đạo thánh chúng ta [năm 1872 Don Bosco
viết thêm: “Đức Giáo hoàng, các Giám mục và các thừa tác viên khác
của đạo thánh chúng ta”]; gớm ghiếc và chống lại những sách vở và
báo chí vô đạo giáo mà người ta có thể tặng cho các con. Nếu ai đó
nói rằng chúng ta sống trong thời đại tự do vì vậy người ta có thể chọn
43 Tựa đề của ấn bản đầu tiên của Avvisi ai cattolici. Turin, Speirani và Ferrero 1850,
23 tr. OE IV 121-143.
44 Avvisi ai cattolici. Turin, P. De. Agostini 1853, tr. 6 OE IV 168. Giáo hội học của Don
Bosco có những hạn chế rõ ràng, xem P. Braido, Pedagogia ecclesiastica di don
Bosco, tr. 24-42; J. M. Laboa, 'L'esperienza e il senso della Chiesa nell'opera di Don
Bosco', trong M. Midali (Ed), Don Bosco nella storia...., tr. 107-133; F. Molinari,
Chiesa e mondo nella «Storia ecclesiastica» di don Bosco, trong M. Midali etc. tr.
143-155.
311

32.4 Page 314

▲back to top
cách thức mình muốn sống (đúng hơn: chọn đạo mình muốn sống),
thì hãy bác bỏ điều này bằng cách nói rằng nếu chúng ta ở trong thời
đại tự do, thì họ hãy để chúng ta sống theo đạo như chúng ta chọn.45
8. Người Kitô hữu, “người sống vì sự vĩnh cửu” nhưng lại hoạt
động trong thế giới
Phẩm chất biệt loại nổi bật lên của người Kitô hữu như là ‘Người
sống vì sự vĩnh cửu'46 trong khi cùng lúc là một công dân chính trực đối
với Don Bosco chung chung có nghĩa này: có khả năng hòa nhập vào xã
hội một cách tích cực và trật tự, cách riêng 'bằng lao động' như một công
nhân, nông dân bình thường, như một công nhân, nhân viên, giáo viên,
quân nhân, linh mục lành nghề và đối với những ai giàu có và sống thu
nhập từ người khác, bằng cách sử dụng tốt đẹp sự giàu có của mình. Điều
đó có nghĩa là mọi người, theo nhiều cách khác nhau, được kêu gọi thi
hành xác đáng các bổn phận thuộc bậc sống mình vốn khởi từ lời kêu gọi
đó để sống một cuộc đời ngay thẳng và mẫu mực và có giá trị đáng kể
cho xã hội.
Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa mục tiêu vĩnh cửu và cam kết
trần thế và người trẻ trưởng thành đã học nắm giữ những điều này lại với
nhau, với đôi mắt hướng về trời và đôi chân đứng vững trên mặt đất, làm
những việc tốt trên đường đời. Trong cuốn Sức mạnh của một nền giáo
dục tốt, Don Bosco bảo Phêrô viết thư cho mẹ khi cậu sắp đi Crimea vào
năm 1854: “Mẹ hãy nói với các anh chị em của con rằng lao động tạo ra
những công dân tốt và tôn giáo tạo ra những Kitô hữu tốt; nhưng lao
động và tôn giáo mới dẫn đến thiên đàng”.47
Vì để chúng áp dụng cho học tập hay làm việc, các học sinh và
trẻ học nghề nghe được một công thức tóm tắt tất cả các lời khuyên rải
rắc trong suốt thời gian giáo dục, hằng năm người ta đọc to cuốn Quy
45 Avvisi ai cattolici (1853), tr. 25-27, OE IV 187-189.
46 “Hỡi người, hãy nhớ mình là con người dành cho vĩnh cửu”, trong La chiave del
paradiso in mano al cattolico che pratica I doveri del buon cristiano. Turin, Paravia
& Co., 1856, tr. 24, OE VIII 24).
47 G. Bosco, La forza della buona educazione..., tr. 89. OE VI 363.
312

32.5 Page 315

▲back to top
luật dành cho các nhà. Công thức đó, với ba điều khoản ngắn đưa ra
chân dung thực sự của người Kitô hữu làm việc (homo faber) giải thích
mục đích chính của quá trình giáo dục mà Don Bosco đã thực hiện vì
họ:
1. Các thiếu niên thân yêu của cha, con người được sinh ra để
làm việc. Ađam được đặt vào vườn địa đàng để canh tác.
Thánh Phaolô Tông đồ nói: Ai không làm việc thì không
đáng ăn.
2. Qua lao động chúng ta muốn nói là việc thực hiện các bổn phận
thích đáng với bậc sống, dù là học hành, hay nghề nghiệp.
3. Bằng cách lao động các con có thể làm cho mình xứng đáng
với xã hội và tôn giáo và làm điều tốt cho tâm hồn các con,
đặc biệt nếu các con dâng cho Chúa tất cả các công việc hàng
ngày của các con.48
9. Xã hội
Trong nhiều cuộc nói chuyện vào những năm cuối cùng tại thế,
Don Bosco nhấn mạnh việc hỗ trợ mà giáo dân phải thực hiện cho sứ
mệnh của Giáo hội, đặc biệt về giáo dục giới trẻ và thậm chí biệt loại hơn
là việc họ sử dụng của cải. Lập trường mạnh mẽ của ngài về việc bố thí
thật tiêu biểu. Ngài diễn giải và đề nghị bố thí như sự thực thi công bằng
xã hội cách chặt chẽ và bắt buộc, ante litteram.49
Trái lại, giữa toàn bộ các mục tiêu giáo dục Don Bosco theo đuổi,
chúng ta không tìm thấy sự khai triển nào về ý tưởng là con người phải
cam kết với chính trị và xã hội. Ý tưởng này không được khai triển như
48 Regolamento per le case..., phần II, chương V Del lavoro, tr. 68-9, OE XXIX 164-
165; chúng ta thấy một hệ thống phân cấp chính xác của các giá trị được tiết lộ khi
Chương V tiếp nối từ chương II và IV về Della pietà Contengo in chiesa. Lao động
như định mệnh của con người, được đánh dấu khác nhau trước và sau tội nguyên tổ,
là liều thuốc giải cho sự lười biếng, và thực sự vậy trong những chương chính trong
Storia sacra (1847); xem N Cerrato, La catechesi di don Bosco nella «Storia sacra».
Rome, LAS 1979, tr. 308-318.
49 xem P. Braido, Laicità e laici nel progetto operativo di don Bosco..., tr. 23-30.
313

32.6 Page 316

▲back to top
một mục tiêu biệt loại được làm nên minh nhiên hơn trong các mục tiêu
luân lý và tôn giáo. Điều này một phần do tình hình xã hội ở Ý vào thời
Don Bosco, khi chính trị tích cực hoặc tiêu cực được dành cho những
người có thể tận dụng các hoàn cảnh được ưu tiên/giàu có về văn hóa và
kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta phải nói thêm rằng Don Bosco đã biến lựa
chọn chính trị thành một cái gì đó liên quan đến giáo dục. Đây là sự lựa
chọn mà ngài thực hiện cho chính mình và các cộng tác viên của ngài.
Đối với Don Bosco, người nào tích cực tham gia vào xã hội dân sự và
chính trị, trước hết và tiếp tục là người Kitô hữu thực hiện công việc của
mình cách ngay thẳng và uy tín. Họ đóng góp vào trật tự và tiến bộ của
xã hội bằng cách khôn ngoan thực thi quyền bính trên gia đình, khi can
dự hết sức có thể vào các công việc bác ái, khi đòi hỏi tình liên đới, và
là một khuôn mẫu đức tin bao gồm các hành vi thương xót thiêng liêng
và thể xác.
Don Bosco bình luận về cựu học sinh tụ họp tại Nguyện xá vào ngày
25 tháng Bảy năm 1880 quả là ý nghĩa. Khi quy chiếu đến một ai đó đã
chỉ trích nơi mà họ đã được giáo dục và rồi mời mọi người tha thứ và cầu
nguyện cho những người thuộc loại vô ơn này, ngài nói tiếp:
Chúng ta là những Salêdiêng và do vậy chúng ta quên mọi thứ, chúng
ta tha thứ cho mọi người, chúng ta làm điều tốt nhiều bao có thể cho
mọi người, và không làm hại ai. Bằng cách này, chúng ta có “sự đơn
sơ của chim bồ câu và sự khôn ngoan của con rắn”, trông chừng
những kẻ phản bội và phản quốc.50
10. Cuộc sống là ơn gọi và sứ mạng
Vị trí mà mọi người trong xã hội nắm giữ, dù dân sự hay thuộc
giáo sĩ, không bao giờ ngẫu nhiên hay tuỳ tiện. Mọi người được kêu gọi
sống theo ơn gọi mình, đó là giữ một vị trí được xác định rõ, vốn đáp lại
ý Thiên Chúa và bảo đảm được Chúa ban ơn lành. Một vài lần Don Bosco
50 BS 4 (1880) số 9, tháng Chín, tr. 10.
314

32.7 Page 317

▲back to top
tuyên bố rằng lựa chọn nghề nghiệp là khía cạnh quan trọng nhất trong
đời sống con người.51
Trong khi trả lời các câu hỏi do người lân cận nêu lên, và đặc biệt
là do người trẻ, sự lựa chọn được hợp theo năng khiếu và khuynh hướng
của người đó. Bù lại, những năng khiếu và khuynh hướng này khiến cho
một người sẵn sàng cam kết để có thể “sống như một giáo dân, một giáo
sĩ hoặc một tu sĩ”.
Vấn đề ấy được đặt ra và giải quyết bằng những thuật ngữ chính
xác hơn trong một bức thư gửi cho các học sinh còn hai năm cuối trường
trung học tại San Martino. Don Bosco mau mắn tuyên bố: “Có hai bậc
sống mà người ta có thể bước đi trên đường tới thiên đàng: giáo sĩ hoặc
giáo dân. Đối với giáo dân, mọi người phải chọn học hành, việc làm,
nghề nghiệp cho phép mình chu toàn bổn phận là một Kitô hữu tốt và
đáp ứng sự chấp thuận của cha mẹ”. Về bậc sống giáo sĩ, Don Bosco
cung cấp các hướng dẫn chi tiết hơn. Trước hết, ngài chỉ ra những loại ly
thoát mà bậc giáo sĩ đòi hỏi:
Từ bỏ những tiện nghi và vinh quang của thế gian cùng những niềm
vui trần thế, để hiến mình phụng sự Thiên Chúa... Khi làm lựa chọn
này, người cố vấn duy nhất có thể quyết định là cha giải tội. Ngài phải
được chú ý mà không để ý đến bề trên hay cấp dưới, người thân hay
bạn bè... Bất cứ ai bước vào bậc giáo sĩ với ý định duy nhất là hiến
mình phục vụ Thiên Chúa và đi trên con đường tới ơn cứu độ, có được
sự chắc chắn luân lý là làm được nhiều điều tốt cho linh hồn của mình
và linh hồn của những người lân cận.
Trong lựa chọn cơ bản này, có thể có ba lựa chọn khác nhau này: trở
thành linh mục trong thế giới, trở thành linh mục trong đời tu, trở
thành linh mục để truyền giáo ở nước ngoài.
Mọi người có thể chọn điều lòng mình khao khát và điều phù hợp hơn
với sức mạnh thể lý và luân lý của mình, nhưng phải xin người đạo
đức, thông thái và khôn ngoan lời khuyên.
51 Xem ví dụ một bài nói chuyện buổi tối ngày 7 tháng Bẩy năm 1876, G. Barberis,
Cronichetta, quad. 2. tr. 2.
315

32.8 Page 318

▲back to top
Tuy nhiên, tt cnhng la chn này phải đến chtmột điểm trung tâm
và quy trlại đấy, nghĩa là, Thiên Chúa mà thôi.52
Chúng ta cần nói rằng trong khi Don Bosco thường nói chuyện với
những người trẻ đang phải đối diện với việc lựa chọn bậc giáo sĩ hoặc tu sĩ,
thì ngài không dành nhiều quan trọng mấy đối với ai chọn bậc sống trần thế.
“Một khi một người trẻ biết mình không được gọi theo bậc giáo sĩ hay tu sĩ,
thì việc em chọn làm thợ rèn hay thợ mộc, thợ đóng giày hay thợ may, nhân
viên hay doanh nhân không quan trọng”.53
Đặc biệt ngài cho thấy ngài ủng hộ một ơn gọi tu sĩ cho những người
trẻ mà ngài nghĩ rằng có thể gặp phải những nguy hiểm nếu họ vẫn sống
ngoài đời.54 Theo năm tháng, Don Bosco cũng bắt đầu nói về những ơn gọi
tu sĩ giáo dân cho các thiếu niên lao động. “Các ơn gọi tu sĩ không chỉ dành
cho các người trẻ, học sinh học văn hoá mà thôi”.55
11. Ơn gọi chung: bác ái và tông đồ
Xét cho cùng, ơn gọi chung cho mọi người, dù là giáo sĩ hay giáo
dân, chỉ có một: ơn gọi thực thi đức ái, ơn gọi yêu thương. Theo khả năng
và trách nhiệm của mình, mọi người buộc hiện hữu ở đó trong đức ái và
làm tông đồ, được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: bố thí, bằng cách
dấn thân dạy giáo lý hoặc vào giáo dục, tham gia lực lượng những người
khác đang tích cực dấn thân.56
Điều này được thành tựu và tạo ra kết quả tốt hơn cho vinh quang
Thiên Chúa – vis unita fortior - khi mọi người tham gia các nhóm và hiệp
52 Thư ngày 17 tháng Sáu năm 1879, E III 476.
53 G. Barberis, Cronaca, quad. 19, tr.2.
54 xem ví dụ bài nói chuyện của ngài vào buổi tối ngày 10 tháng Năm năm 1875, G.
Barberis, Cronichetta, quad. 1, tr. 2-3.
55 G. Barberis (E. Dompè), Cronaca, quad. 15, bài nói chuyện buổi tối ngày 21 tháng
Tư năm 1877, tr. 7. Bài nói chuyện hoàn toàn dành cho những nguy hiểm khác nhau
phải đương đầu khi chọn ơn gọi giáo dân và đời tu.
56 Hội nghị Cộng tác viên tại Borgo S. Martino, 1 tháng Bẩy năm 1880, BS 4 (1880) số
8, tháng 8, tr. 9.
316

32.9 Page 319

▲back to top
hội của các Kitô hữu chiến đấu và do đó mở rộng mình - nếu Thiên Chúa
gọi họ - cho những khả thể truyền giáo và tông đồ táo bạo nhất.57
Với trực giác táo bạo, điều Don Bosco gợi ý cho một thiếu niên,
vốn sau này được tuyên bố là thánh, thì tốt đẹp cho mọi người:
Chính điều đầu tiên được gợi ý cho cậu để trở nên thánh là nỗ lực hết
sức để chiếm được các linh hồn cho Chúa. Do đó, trên trần này không
có điều gì thánh thiện hơn là hợp tác vì thiện ích của các linh hồn mà
để cứu họ Chúa Giêsu Kitô đã chia sẻ chính giọt máu quý giá cuối
cùng của mình.58
12. Một phong thái sống thấm đậm hy vọng và niềm vui
Cuối cùng, một người trẻ được Hệ thống Dự phòng nắn đúc được
trở nên có khả năng trong tương lai thực hành những nhân đức truyền
thống là bác ái và tiết độ, vâng lời, ngay thẳng và nết na, và tìm thấy
những lý do để vui mừng ngay ở dưới thế với hy vọng vững chắc giành
được hạnh phúc vĩnh cửu. Nhận xét sau đây được tìm thấy trong cuốn
Người Bạn đường của Giới trẻ được dành riêng cho những người trẻ còn
đi học và trước ngưỡng cửa tuổi trưởng thành:
Ngoài ra, chúng ta thấy rằng những người sống trong ơn Chúa luôn
vui vẻ và, ngay cả khi họ đang ở giữa ưu phiền, họ vẫn tỏ lộ một trái
tim mãn nguyện. Ngược lại, những người buông mình theo các thú
vui, sống trong tình trạng giận dữ và cố gắng hết sức có thể để tìm sự
bình yên trong trò giải trí thì luôn luôn bất hạnh hơn: Non est Pax
impiis (Không có bình an cho kẻ ác).59
Vì vậy, các thiếu niên được khích lệ: “sử dụng thời tuổi trẻ tốt đẹp:
Quae seminaverit homo, haec et metet (người ta sẽ gặt hái những gì mình
đã gieo) là một điều hiển nhiên và thông thường. Cũng giống như nông dân
gieo trồng và vun xới mảnh vườn. Các thiếu niên thân mến, cùng một điều
ấy sẽ xảy ra với các con, nếu bây giờ các con gieo trồng; đến mùa các con
57 xem P. Braido, Laicità e laici..., tr. 30-31.
58 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., tr. 53 OE XI 203.
59 G. Bosco, Il giovane provveduto..., tr. 28, OE II 208.
317

32.10 Page 320

▲back to top
sẽ mãn nguyện gặt được một vụ bội thu... Và bất cứ ai lúc trẻ không gieo
trồng, sẽ không thu hoạch được gì khi về già.60
Beatus homo cum portaverit jugum ab adolescentia sua (Phúc thay
người nào khi còn trẻ đã mang một cái ách...). “Khi còn trẻ, các con hãy
tỉnh thức và tuân giữ các điều răn, và các con sẽ hạnh phúc ở đời này và
đời sau.61 Trong khi suy nghĩ nghiêm túc về những hình phạt đời đời, các
Thánh đã sống cực kỳ vui tươi trong lòng vì họ vững tin vào Chúa rằng
họ sẽ tránh được các hình phạt ấy và một ngày kia sẽ có được điều tốt
đẹp vô hạn mà Chúa dành cho những kẻ phụng sự Ngài.62 Một niềm kính
sợ chính đáng tránh được kiêu ngạo nhưng có được nỗi niềm kính sợ
hiền tử là có thể bị tách khỏi Thiên Chúa và không bền đỗ đến cùng,
được thanh thản với hy vọng chắc chắn rằng Thiên Chúa trung tín và
không bao giờ thất hứa. Đây là nguồn vui mà một người trải nghiệm.
Thay vì tin vào công trạng của riêng mình, người đó đặt tin tưởng vào
người Cha nhân lành mà họ tôn vinh, phục vụ và yêu mến thực sự.
60 G. Barberis, Cronichetta, quad. 2, bài nói chuyện buổi tối với các thiếu niên ngày 7
tháng Bẩy năm 1875, tr. 39-40.
61 MB XI 253, bài nói chuyện buổi tối với các thiếu niên ngày 28 tháng Bẩy năm 1875.
62 G. Bosco, Il giovane provveduto..., tr. 29, OE II 209.
318

33 Pages 321-330

▲back to top

33.1 Page 321

▲back to top
CHƯƠNG 12
KỶ LUẬT GIÁO DỤC:
1. CHU TOÀN BỔN PHẬN; ƠN CHÚA
Đối với Don Bosco, cuộc đời của những người trẻ tiến triển và mở
ra để được đào tạo. Một cuộc sống trẻ là một quá trình tăng trưởng nhất
thiết can dự đến một nhà giáo dục trưởng thành, các yếu tố xung quanh,
những gì nhà giáo dục làm. Như chúng ta đã thấy, trong mạng lưới các
lực lượng được can dự vào quá trình tăng trưởng của người trẻ, giáo dục
nổi bật là một lực lượng chủ trị và không thể thay thế. Tất cả các nguồn
lực khác có hiệu quả nhờ sự trung gian của giáo dục. Việc tăng trưởng
diễn ra nhờ các nhà giáo dục khi tương tác với họ và khi vâng lời họ.
Đương nhiên khi các dự phóng của Don Bosco mở rộng, chúng đã
đạt được mục tiêu của mình theo những cách khác nhau và với những
cách tiếp cận khác nhau tùy vào tình trạng của những người trẻ liên hệ:
1. Loại thiếu niên: mồ côi, bị bỏ rơi, được khai hóa, chủng sinh...
2. Bình diện tâm lý và luân lý: cá tính tốt, cá tính bình thường,
cá tính khó khăn, xấu.
3. Loại cơ chế: nguyện xá ngày lễ, trường học ban tối và Chúa
nhật, hiệp hội tôn giáo và giải trí, trường nội trú cho học
sinh, nhà lưu trú cho các trẻ lao động.
Ngoài ra còn có vấn đề về truyền thông: báo chí, nhà hát, âm nhạc
và ca hát, trò chơi, dã ngoại/du ngoạn.
Tất nhiên, có một cương lĩnh cơ bản bao gồm các mục tiêu, giá trị,
nội dung và phương pháp chung cho tất cả các cơ sở dẫn đến một Hệ
thống Dự phòng cơ bản thống nhất mặc dù ta có thể uyển chuyển đáp lại
những hoàn cảnh thực tế. Nhưng để đạt được tất cả điều này, các lối tiếp
cận được sử dụng cần phải khác biệt nếu chúng thích hợp và hiệu quả.
319

33.2 Page 322

▲back to top
Điều đó có nghĩa là trong khi trình bày các mục tiêu thật dễ dàng
thì vẽ lên một bức tranh về nhiều cách tiếp cận nhờ đó ta đạt được những
mục tiêu này lại trở nên khó khăn hơn nhiều, căn cứ vào vô số hoàn cảnh
khác nhau của những người trẻ và phạm vi của các cơ sở được cống hiến
để xử lý với chúng. Cuối cùng chúng tôi chỉ có thể mô tả những phác
thảo quan trọng hơn. Hai chương tiếp theo sẽ đảm nhận việc này. Cả hai
sẽ chỉ ra những cách tiếp cận giáo dục được thừa nhận trong một quan
điểm giáo dục Kitô hữu toàn diện. Tuy nhiên, trong chương thứ nhất đây,
chúng tôi sẽ làm nổi bật khía cạnh tôn giáo, còn chương sau sẽ xem xét
kỹ hơn sự hợp tác của con người, mà không bỏ qua yếu tố thần linh hiện
diện khắp nơi.
1. Từ sự vâng lời thuộc loại sư phạm đến việc trưởng thành đồng
hình dạng xã hội
Theo Don Bosco, con đường hoàng vương, con đường độc nhất
dẫn đến sự trưởng thành là sự vâng lời - lắng nghe và sau đó làm theo.
Trong thời kỳ giáo dục, đây là phương tiện và phương pháp để đạt đến
sự đồng hình dạng xã hội của người trưởng thành một cách trọn vẹn.
Vâng lời nhà giáo dục là công cụ chính để nên người và nên Kitô
hữu đích thực, giống như học nghề đòi phải lệ thuộc vào 'thầy dạy'. Để
học được nghề làm người và Kitô hữu, mọi thứ quay trở lại với unum
necessarium/chỉ một điều cần: vâng lời Thiên Chúa, Đức Giáo hoàng,
các thừa tác viên thánh của Giáo hội, hay nói cách khác, bất kể bậc sống
của bạn trong đời, hãy vâng lời người mà bạn phải vâng lời: cha, mẹ,
người chủ, bề trên.
Chính vì lẽ này, vâng lời là nhân đức “bao gồm tất cả các nhân đức
khác. Đó là nhân đức làm phát sinh và cho phép các nhân đức khác tăng
trưởng cũng như bảo vệ chúng theo một cách thức đến nỗi chúng không
bao giờ bị mất”.1
1 G. Bonetti, Memoria di alcuni fatti tratti dalle prediche o dalla storia, cuối năm 1858,
tr. 10-11, 13, 15.
320

33.3 Page 323

▲back to top
“Nền tảng của tất cả các nhân đức nơi một người trẻ nằm ở vâng
lời các bề trên. Sự vâng lời khai sinh và bảo vệ tất cả các nhân đức khác.
Và, nếu nhân đức này cần thiết cho tất cả mọi người, nó càng cần thiết
hơn cho giới trẻ. Do đó, nếu các con muốn có được nhân đức này, hãy
bắt đầu bằng cách vâng lời các bề trên, phục tùng họ mà không chút
chống đối giống như các con phục tùng Thiên Chúa.2
Nhờ vâng lời, một người trẻ dù như cá nhân hoặc trong tập thể đều
trở thành một môn đệ và bằng cách tận bên trong nên đồng hình dạng với
những gì được ra lệnh, được diễn đạt trong các quy luật và quy định, họ
trở thành người có kỷ luật ở mọi cấp độ và trong mọi lãnh vực của cuộc
sống bên trong và bên ngoài của mình. Vì vậy, giáo dục trở thành một
việc vâng lời và kỷ luật theo nghĩa rộng hơn: chu toàn bổn phận mình là
thực sự chu toàn mọi bổn phận đối với Thiên Chúa, người khác và bản
thân. Bổn phận và làm mọi việc theo bổn phận nối kết sâu sắc với nhau:
mọi thứ chúng ta cần phải làm để được cứu độ đều quay trở lại với bổn
phận của bậc sống của chúng ta trong đời - học hành, lao động – điều đó
hóa ra như một thước đo để kiểm tra và xác minh sự chu toàn tất cả những
bổn phận khác cách đích thực.
Đối với Don Bosco, ‘kỷ luật’ có ý nghĩa toàn diện. Trong một thư
luân lưu gửi cho những người Salêdiêng vào năm 1873, Don Bosco tuyên
bố: “Với ‘kỷ luật’ cha muốn nói đến một cách sống phù hợp với các quy
luật và phong tục truyền thống của một cơ sở. Do đó, để đạt được những
kết quả tốt được nối kết với kỷ luật, mọi người phải tuân giữ tất cả mọi
quy luật, điều ấy quả là thiết yếu”. “Việc tuân giữ các quy luật này phải
được các thành viên của Tu hội và những người trẻ mà Chúa Quan Phòng
giao phó cho chúng ta chăm sóc minh chứng... Và như vậy, kỷ luật sẽ
không có kết quả nào nếu ta không tuân giữ các quy luật của Tu hội và
của trường chúng ta. Các con thân mến, tin cha đi, những phúc lợi luân
lý và phúc lợi khác cho học sinh, hay sự hư hoại của học sinh, phụ thuộc
vào việc tuân giữ những quy luật này... Các quy luật này thực sự không
2 Regolamento per le case..., phần II, Chương VIII Contengo verso i Superiori, tr. 75
OE XXIX 171.
321

33.4 Page 324

▲back to top
là gì khác hơn một tổng hợp tất cả các giá trị nhân bản và Kitô hữu mà
ta theo đuổi. Để kết luận Don Bosco viết: “Ngày kia Chúa nói với các
môn đệ của mình: 'Hãy làm điều này và các con sẽ sống' (Lc.10, 28). Cha
cũng nói y như thế cho các con”.
Bằng cách thực thi những điều này, Don Bosco cam đoan với
những người Salêdiêng và học sinh rằng: “Các con sẽ được Chúa chúc
lành, các con sẽ vui hưởng an bình nội tâm, kỷ luật sẽ chiến thắng trong
các nhà của chúng ta, và chúng ta sẽ thấy học sinh của mình triển nở
nhân đức và đi trên đường dẫn tới phần rỗi đời đời”.3
Một cấu tố thiết yếu của Hệ thống Dự phòng để “làm cho người trẻ
biết các quy luật của một tổ chức” rồi sau đó giúp người trẻ tuân giữ
chúng, với sự giúp đỡ của các nhà giáo dục; họ nhắc nhớ chúng sau đó
hướng dẫn, khuyên bảo và sửa chữa với lòng mến thương.4 Để phát triển,
học sinh cần vâng phục cộng tác cách xác tín.
Hẳn nhiên, đôi khi Don Bosco trình bày sự vâng lời như hy sinh lý
trí và ý chí và như có một giá trị luân lý và tôn giáo nội khởi. Tertullianô
sa vào dị giáo vì ông ta không khiêm nhường và không phục tùng các bề
trên hợp pháp của mình và đặc biệt là Vị Đại diện Chúa Giêsu Kitô.5
“Nhờ vâng phục, chúng ta dâng lên Thiên Chúa một hy lễ điều
chúng ta cho là quý báu nhất, đó là sự tự do của chúng ta. Như vậy, đây
là hy tế mà chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa và đối với Ngài, đây là
của lễ đắt giá nhất”.6 Nhưng trên hết, sự vâng lời có một giá trị chức năng
vì nó mang lại hiệu quả giáo dục. Rốt cuộc, ngay cả đối với Don Bosco,
giáo dục được đặt ngang hàng với kỷ luật, được hiểu theo nghĩa rộng
nhất của nó.
3 Thư luân lưu ngày 15 tháng Mười Một năm 1873, E II 319-321.
4 xem Il sistema preventivo (1877), tr. 46, OE XXVIII 424.
5 G. Bosco, Vita de' sommi pontefici S. Aniceto, S. Sotero... Turin, G. B. Paravia & CO.,
1858, tr. 46, OE X 250. “Nếu Savanarola đã đệ trình lên các Bề trên của mình thì
những sự ác đó sẽ không xảy ra với anh ấy”, ý kiến của ngài trong Storia d'Italia, liên
quan đến việc anh ta bị tra tấn và kết án tử hình.
6 G. Bonetti, Memoria di alcuni fatti..., tr. 15.
322

33.5 Page 325

▲back to top
Tuy nhiên, xác định mức độ tự do và tự quản mà loại khoa sư phạm
vâng lời này trao ban và ủng hộ quả là khó khăn. Có lẽ so sánh tổng thể
với kinh nghiệm hiệu quả của Hệ thống Dự phòng trong mọi khía cạnh
của nó có thể cung cấp một lời giải thích linh hoạt về những gì đã được
nói cho đến nay. Chúng ta có thể thấy điều này trong các chương tiếp
theo.
2. Khoa sư phạm dựa trên 'bổn phận'
Khoa sư phạm dựa trên các bổn phận như bổn phận học tập, lao
động, theo một nghề, một sứ mệnh, là cơ bản vì nó khai tâm vào điều
thánh thiêng; thật vậy, nó tự thân được coi là res sacra, sự diễn đạt ý
Chúa và là một đường lối để đạt tới sự thánh thiện.
Các bổn phận chúng ta đang nói đến tạo thành toàn thể viễn cảnh
của các chiều kích luân lý nhân bản và Kitô hữu. Cha Albert Caviglia
nhận xét: “Bất cứ ai hiểu biết cặn kẽ nhà giáo dục thánh thiện này sẽ biết
rằng những ý tưởng này nằm ở nền tảng của tất cả nỗ lực giáo dục của
ngài, cả trong việc sống cộng đoàn và cũng như trong linh đạo. Don
Bosco không chấp nhận lòng đạo đức phô trương, có nghĩa là lòng đạo
đức không được hỗ trợ bởi ý thức và chuyên cần tuân giữ các bổn phận
của mình.”7 “Hai nguyên tắc cơ bản nổi bật: theo Don Bosco, cẩn thận
dùng thời giờ và sự siêng năng chu toàn các bổn phận của mình thì đứng
hàng đầu trong tất cả các nỗ lực thiêng liêng”.8
Đây là cách đào tạo một Kitô hữu tốt và một công dân lương thiện
mang lại. Don Bosco đạt được nó một cách tinh tế thông qua những lời
nhắc nhở và cảnh giác, bằng những lời khích lệ và gương sáng, và bằng
nhiều điều khác nhau, lý tưởng và hữu ích, vốn cung cấp động lực.
7 A. Caviglia, Savio Domenico e Don Bosco, Studio, tr. 99-100. Caviglia dành trọn một
chương cho La vita di dovere (tr. 97-110).
8 xem A. Caviglia, il «Magone Michele» una classica esperienza educativa... tr. 152;
xem tr. 151-154, Il dovere (trong cùng một cuốn sách, chúng tôi tìm thấy cuộc đời
của Lu-y Comollo với một ghi chú sơ bộ); A. Caviglia, La vita di Besucco
Francesco..., tr. 171-174.
323

33.6 Page 326

▲back to top
Don Bosco dành một chương trong Cuộc đời Micae Magone để
nói “cậu xác đáng chu toàn bổn phận”. Magone được giới thiệu là nguyên
mẫu lý tưởng của một thiếu niên có vẻ như đãng trí, thoạt nhìn hơi quá
hiếu động, hoàn toàn dồn hết tâm trí vào những gì cậu đang làm, có khả
năng quậy tung nhà, nhưng trở nên biết nghe theo kỷ luật bằng cố đạt
được nó: “Đúng lúc, cậu biết làm sao kiểm soát bản thân và tự chủ tới
mức cậu luôn là người đầu tiên đáp ứng mỗi khi bổn phận đòi hỏi”.9
Trong cuốn Cuộc đời Phanxicô Besucco, Don Bosco một lần nữa
nhấn mạnh “cậu xác đáng thi hành bổn phận”, “dùng đúng thời giờ”, sẵn
sàng ra khỏi giường vào buổi sáng, “vào nhà thờ đúng giờ”, “học hành
siêng năng, chú ý trong lớp học và vâng lời các bề trên”.10
Kèm theo đây là điều Don Bosco đã viết trong Những quy luật
dành cho các nhà:
Hãy nhớ rằng các con đang ở độ thanh xuân. Bất cứ ai lúc trẻ không
quen làm việc có thể sẽ kết tận là biếng lười khi về già; có lẽ người
ấy sẽ làm ô danh cho đất nước và họ hàng của mình, và sẽ gây hại cho
tâm hồn mình.11
“Việc tránh nhàn rỗi” vốn là “cha đẻ của mọi tật xấu” là nền tảng
của một linh đạo chân thành. Do đó, phải hết sức siêng năng thực thi các
bổn phận của mình, cả về học hành và tôn giáo. Nhàn rỗi là cha đẻ mọi
tật xấu. Don Bosco đã nhận thấy điều gì đó khiến ngài buồn vì các học
sinh ở Mirabello; giữa những điều khác, “một nhóm (học sinh) tránh bất
kỳ lao động nào như thể đó là một tảng đá khổng lồ treo trên đầu
chúng”.12
9 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., tr. 13, 15, 35, OE XIII
167, 169, 189; xem trọn chương Puntualità ne' suoi doveri, tr. 33-39, OE XIII 187-
193.
10 G. Bosco, Il pastorello delle Alpi..., tr. 95, 96, 114, 120 OE XV 337, 338, 356, 362.
Về chủ đề Studio e diligenza xem chương XVIII, tr. 94-99, OE XV 336-341.
11 Regolamento per le case..., phần II, Chương V Del lavoro, khoản 6, tr. 69, OE XXIX
165.
12 Thư gửi các học sinh ở tiểu chủng viện S. Carlo, Mirabello, 30 tháng Mười Hai năm
1863, Em I 629.
324

33.7 Page 327

▲back to top
Chú tâm cam kết học tập và làm việc là đào tạo thực tiễn thiết yếu
để sống một đời nghiêm túc và hạnh phúc; đời sống ấy đạt được thông
qua thói quen kỷ luật và sự ngay thẳng luân lý và dân sự. Theo dòng suy
nghĩ này, Don Bosco đã có một loạt tám bài “huấn từ tối” ngắn gọn cho
các trẻ về kỷ luật luân lý và phương pháp học tập.13 Các phương tiện bao
gồm từ sự kính sợ Thiên Chúa đến thói quen ăn uống lịch sự. Đức tin và
lý trí, luân lý và vệ sinh, sự tận tâm và công cảm đều được pha trộn hài
hòa để đạt được hạnh phúc và điều thiện hảo.
Khoa sư phạm về bổn phận và làm việc cốt yếu thiết thân với toàn
cuộc sống của một cơ sở giáo dục, với chuỗi công việc khác nhau liên
tục cùng những khoảnh khắc giải trí, nhịp điệu hoạt động đầy kín trong
lớp học, xưởng thợ và phòng học, với sự háo hức đạt được điều tốt nhất,
khi ganh đua với người khác, luôn được các nhà giáo dục đồng hành bằng
gương sáng và năng lực.
Đây là nét đặc trưng của tu sĩ Salêdiêng và Don Bosco tự hào về
điều đó!
Liệu chúng ta không nghe nó được lặp đi lặp lại mỗi ngày khắp bốn
phương: công việc, dạy dỗ, nhân văn sao? Này... Ở nhiều thành phố
những người Salêdiêng đang mở đủ loại xưởng thợ, các trường nông
nghiệp ở nông thôn để huấn luyện những người trẻ làm việc ngoài
đồng; họ thành lập các trường nội trú cho nam và nữ, trường ban ngày
cũng như các trường buổi tối và Chúa nhật, các nguyện xá giải trí vào
những ngày Chúa nhật để thanh lọc tâm trí những người trẻ và làm
cho các em giàu kiến thức hữu ích; cho hàng trăm, hàng ngàn trẻ mồ
côi và trẻ em bị bỏ rơi, họ mở các nhà lưu trú, trại trẻ mồ côi và các
cơ sở phúc lợi, mang ánh sáng Tin Mừng và văn minh đến cho những
kẻ bán khai miền Patagonia, làm hết sức mình để lòng nhân đạo không
chỉ là một lời nói mà còn là một thực tại.14
13 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, tr. 22, 23, 25, 26, 31, 37, 38, 53; cũng xem G. Berto,
Raccolta di detti, fatti e sogni di d. Bosco, Huấn từ tối ngày 11 tháng Chín năm 1867,
tr. 60-61.
14 Hội nghị Cộng tác viên tại S. Benigno Canavese, 4 tháng Sáu năm 1880, BS 4 (1880)
số 7, tháng Bẩy, tr. 12.
325

33.8 Page 328

▲back to top
3. Vị trí hàng đầu của giáo dục tôn giáo
Vun trồng chiều kích tôn giáo, truyền vào giới trẻ niềm kính sợ
Chúa, giáo dục các em thường hằng sống trong ân sủng: tất cả những
điều này tạo thành chính mục tiêu của cả một phức hệ gồm các việc đạo
đức Kitô hữu vốn tìm được khởi hứng trong truyền thống và kinh nghiệm
cá nhân đặc trưng hoá cuộc sống của mọi “nhà”.
Đối với Don Bosco, tôn giáo được đem ra thực hành là mục tiêu
chính của một nền giáo dục đích thực, điều đó tuyệt đối hiển nhiên. Đây
là điều Don Bosco nói với một nhóm cựu học sinh đã đạt được mục tiêu
như vậy, nhờ vào nền giáo dục nhận được tại Nguyện xá. Don Bosco
quay lại vấn đề này và nhấn mạnh nó:
Dù các con ở bất cứ nơi nào, hãy luôn tỏ ra là những Kitô hữu tốt và
là những người ngay thẳng. Hãy yêu thương, tôn trọng, thực hành đạo
thánh của chúng ta, đạo mà cha đã giáo dục các con và nhờ đó, cha
giữ các con tránh xa thế gian hiểm nguy và thối nát; đạo đó an ủi
chúng ta trong cuộc đời sầu khổ, cho chúng ta sức mạnh khi chúng ta
đối mặt với nanh vuốt của cái chết và mở ra cho chúng ta cánh cửa
hạnh phúc vô biên.15
Thực thế, "hạnh phúc vô biên" và "phần rỗi đời đời" này, liên lỷ
được đặt trước mắt giới trẻ như một kích thích tố liên tục để suy gẫm và
cam kết. Mắt dán chặt vào mục tiêu đó, theo nhiều cách, qua lời nói, bài
đọc, câu chuyện và 'giấc mơ', người trẻ được mời gọi để làm cho mọi
hoạt động khác lệ thuộc vào mục tiêu này; họ xem “phần rỗi linh hồn
mình” là ý tưởng chủ đạo của đời sống thiêng liêng.16
Đây là điểm cốt lõi của toàn bộ lối Don Bosco tiếp cận giáo dục.
“Phần rỗi là hoa trái của ơn cứu chuộc được Chúa Giêsu Kitô thực hiện;
nó tượng trưng cho ‘sự tự do khỏi tội lỗi’ và đời sống ân sủng; nó tượng
15 Bài nói chuyện ngày 24 tháng Sáu năm 1880 BS 4 (1880) số 9 tháng Chín, tr. 10.
16 xem P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità cattolica, Tập II, chương IV
Storia e Salvezza, tr. 59-100; Idem, Don Bosco e le trasformazioni sociali e religiose
del suo tempo, trong La famiglia salesiana riflette sulla vocazione nella Chiesa di
oggi. Turin-Leumann, Elle Di CI 1973, tr. 159-162, Da mihi animas, cetera tolle.
326

33.9 Page 329

▲back to top
trưng cho tình nghĩa tử, tình bạn với Thiên Chúa, tắt một lời, nó tượng
trưng cho sự thánh thiện.
Ta tìm thấy ba cảnh báo trong cuốn Hướng dẫn về đời sống Kitô
hữu của Don Bosco (Porta teco cristiano), nhấn mạnh ý tưởng này:
1. Chúa muốn tất cả chúng ta được an toàn; đúng hơn Ngài muốn
tất cả chúng ta nên thánh.
2. Bất cứ ai muốn được cứu phải nghĩ đến ý tưởng vĩnh cửu, phải
mang Thiên Chúa trong lòng và [chà đạp] thế gian dưới chân
mình.
3. Mọi người buộc phải thực hiện các bổn phận thích hợp với bậc
sống của mình.17
Trong biến cố cứu độ, vượt quá những từ ngữ được đơn giản hoá
như "sự quy thần" hay "quy Kitô", những từ ngữ xa lạ với cách tư duy và
ngôn ngữ của Don Bosco, như chúng ta đã thấy, điều nổi bật và mặc lấy
sự thích đáng tuyệt đối là Thiên Chúa hoạt động, Thiên Chúa ưu ái giới
trẻ;18 đó là hành động của Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Chuộc chúng ta, là
Thiên Chúa thực và là Người thực, là Cứu Chúa của chúng ta.19
Trong khi đó, vào những dịp như ngày lễ, tuần cửu nhật, những
tháng đặc biệt, các biến cố đặc biệt và những sự sùng mộ, người trẻ học
biết rằng Mẹ Đấng Cứu Chuộc chúng ta thật linh hoạt trong đời họ như
một Kitô hữu, qua lời chuyển cầu và trung gian của Mẹ. Người trẻ được
mời gọi hàng ngày nài xin Mẹ bằng cách lặp lại lời cầu khẩn ba lần: “Mẹ
Maria thân mến, xin giúp con cứu linh hồn con”.20
17 Porta teco cristiano..., tr. 7, OE XI 7.
18 G. Bosco, Il giovane provveduto..., tr. 10-11, OE II 190-191.
19 G. Bosco, Il cattolico istruito nella sua religione. Trattenimenti di un padre fi famiglia
co' suoi figliuoli secondo i bisogni del tempo. Turin, P. De-Agostini 1853, loạt đầu
tiên, phần X, tr. 43, OE IV 237; phần XI, tr. 47, OE IV 241; phần XII, tr 50-53, OE
IV 244-247.
20 G. Bosco, Il giovane provveduto..., tr. 54, OE II 234; La chiave del paradiso in mano
al cattolico..., tr. 43, OE VIII 43.
327

33.10 Page 330

▲back to top
Cuối cùng, không phải là không thích đáng từ một quan điểm sư
phạm đặc biệt khi chỉ ra rằng giới trẻ có thể dễ dàng hơn chấp nhận và
nội tâm hóa sự hiện diện của Ba Ngôi cực thánh, nhờ vào công việc trung
gian hiệu quả của các nhà giáo dục. Nếu các thầy sư huynh, tư giáo, và
trên hết là các linh mục và đặc biệt là cha giải tội có thể thấy rằng Thiên
Chúa, Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Thế và Đức Trinh Nữ Maria được
chấp nhận và tin yêu, thì họ sẽ càng biết cách trình bày mình là “người
cha, người anh và người bạn”. Đối với họ truyền các phẩm chất được Hệ
thống Dự phòng đề xuất cho họ là đủ: lòng mến mà Thánh Phaolô ca
ngợi, lòng mến dựa trên hy vọng không thể lay chuyển, có thể sờ chạm
được bởi “sự tận hiến” tích cực trong một bầu khí là sự hợp lý nhân bản
và lòng mến thương.21
4. Dạy niềm kính sợ như khúc dạo đầu của tình yêu
Cốt yếu, giáo dục có mục đích truyền thụ một tổng hợp sinh động
của tình yêu và lòng kính sợ vào thế giới tôn giáo của người trẻ. Tổng
hợp này là mối tương quan đúng đắn của người tín hữu với Thiên Chúa,
là Chúa và là Đấng Tạo Hóa, đồng thời, là Chúa Cha và Cứu Chúa. Điều
này được nhắm xảy ra nhờ một sự cân bằng tinh tế, ở đó “tình yêu lớn
hơn nỗi sợ hãi” trở thành điểm mấu chốt của linh đạo và khoa sư phạm.
Đây là một niềm tin và một phương pháp được đặt nền trên lòng
đạo đức cực kỳ xa xưa, Kinh thánh, phụng vụ và lòng đạo bình dân.
Lạy Chúa, xin cho chúng con trải nghiệm cùng lúc sự kính sợ và niềm
ái mộ Thánh Danh, để những ai Chúa đã thiết lập trên nền tình yêu
vững chắc chẳng hề bao giờ lại không được ngài hướng dẫn.
Đây là lời cầu nguyện các tín hữu trẻ nghe đọc to lên bằng tiếng
La-tinh vào lễ Chúa nhật trong tuần bát nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa,
Chúa nhật thứ hai sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, và được một
học sinh trung học dịch ra.
21 Các nhân đức của nhà giáo dục tốt lành Don Bosco lấy lại ba phẩm chất cơ bản: lý
trí, tôn giáo, tình thương, chủ đề của chương 14.
328

34 Pages 331-340

▲back to top

34.1 Page 331

▲back to top
Người trẻ thường biết mình mỏng dòn như một 'người hành hương',
bị phơi trần trước những nguy hiểm, cám dỗ, tội lỗi; như một thụ tạo họ
cũng biết mình lệ thuộc vào Thiên Chúa tốt lành, là Đấng quan phòng và
thưởng phạt công minh và vì vậy họ sợ bị tách khỏi Ngài. Do đó, ý tưởng
liên lỷ được khắc sâu trên họ là họ phải giữ các Giới Luật của Thiên
Chúa, những lời khuyên của Ngài và trên hết mọi sự khác, “điều răn mới,
luật đức ái của Tin Mừng”. Người trẻ được khuyến khích phó mình cho
ơn thánh Chúa và Đức Trinh Nữ Maria cầu bầu, với hy vọng và qua lời
cầu nguyện để được bền đỗ đến cùng.
Viễn cảnh này hiện diện suốt tiến trình giáo dục và tập trung vào
lời khích lệ sau đây: “Hỡi bạn trẻ, hãy nhớ rằng chúng ta được tạo dựng
để yêu mến và phục vụ Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa của chúng ta. Tất cả
những kiến thức và sự giàu có của thế giới này sẽ không có ích gì với
chúng ta nếu không có lòng kính sợ Thiên Chúa. Tất cả của cải trần gian
và vĩnh cửu của chúng ta đều phụ thuộc vào niềm kính sợ thánh thiện
này”.22 “Bất cứ ai không kính sợ Chúa thì nên bỏ học, vì họ sẽ vất vả
uổng công. Thánh Kinh nói: “Kính sợ Thiên Chúa là đầu mối khôn
ngoan”.23
“Mỗi ngày trong tuần xem xét bảy điều” nhắm nhấn mạnh đến việc
hoà trộn hai động lực tình yêu và lòng kính sợ.24 Năng đọc kinh Tin, Cậy
và Mến và kinh Ăn năn tội... đấy chính là điều ta liên lỷ dạy.
5. Các việc đạo đức trong giáo dục tôn giáo
Sau khi nuôi dưỡng lòng kính sợ Thiên Chúa như kho tàng quý
nhất, Don Bosco nói thêm: “Giữ lòng kính sợ Chúa sống động giúp
22 Regolamento per le case..., phần II, Chương III Della Pietà, khoản 1, tr. 63 OE XXIX
159.
23 Regolamento per le case..., phần II, Chương VI Contegno nella scuola e nello studio,
khoản 21 và 22, tr. 73 OE XXIX 169. Có những diễn đạt mạnh mẽ ta tìm được ở đây như
“một học sinh kiêu ngạo thì ngu ngốc, dốt nát”; “kẻ kiêu ngạo đáng ghét trong mắt Chúa
và bị người đời mắng nhiếc” (Ibid, Chương VI, khoản 22; Chương IX, khoản 6, tr. 73 và
78, OE XXIX 169 và 174).
24 G. Bosco, Il giovane provveduto..., tr. 31-50, OE II 211-230.
329

34.2 Page 332

▲back to top
chúng ta trong lời cầu nguyện, các Bí tích và Lời Chúa”.25 Những Quy
luật dành cho học sinh ban ngày trao cho Giám đốc sứ mệnh “làm hết
sức mình truyền vào tấm lòng/trái tim người trẻ tình yêu Thiên Chúa, tôn
trọng những điều linh thánh, năng lãnh nhận các Bí tích và lòng sùng
kính con thảo với Đức Maria rất thánh, vì tất cả những điều đó tạo nên
lòng đạo đức đích thực”.26
Từ quan điểm về con số “các việc đạo đức”, có một sự khác biệt
đáng kể trong trường hợp của các học sinh nội trú, khi các học sinh có
nhiều [việc đạo đức] hơn các trẻ lao động và trường hợp của các học sinh
ban ngày.27 Nhóm sau này nắm giữ quy định sau đây: “Các em tuyệt đối
buộc phải dự lễ Chúa nhật và những ngày Lễ Buộc. Nếu có thể, các em
cũng nên dự lễ các ngày trong tuần”.28
Đối với những người tham dự Nguyện xá, có một loạt các việc đạo
đức thói quen được cung cấp vào Chúa nhật: Thánh lễ, bài giảng, lớp
giáo lý và phụng vụ buổi chiều.29
Cá nhân tham dự vào đời sống đạo và việc làm chín muồi sự cam
kết với lối sống luân lý giả định một đức tin được soi dẫn và ý thức; điều
này không thể có được nếu không có một chương trình dạy dỗ và suy
niệm có hệ thống. Để đạt được điều này, Don Bosco dựa vào một số
phương thế hiệu quả: huấn giáo về lịch sử và giáo lý, văn hóa tôn giáo
như một phần của việc đến trường, giảng dạy - nói chung là một loại dạy
25 Regolamento per le case..., phần II, Chương III, khoản 2, tr. 63, OE XXIX 159.
26 Regolamento dell'Oratorio..., per gli esterni, phần I, Chương I, khoản 7, tr. 6, OE
XXIX, 36.
27 xem Regolamento dell'Oratorio..., per gli esterni, part II, Chương X, Pratiche
particolari di Cristiana pietà, tr. 43-44, OE XXIX 73-74; Regolamento per le case...,
Chương III Della Pietà and Chương IV Contengo in chiesa, tr. 63-68, OE XXIX 159-
164.
28 Những Nghị quyết của Hội nghị thánh Phanxicô Salê 1875, MB X 1115.
29 Đối với những việc đạo đức tại Valdocco, cũng được chấp nhận trong các tổ chức
tương tự khác, đối với học sinh nội trú và học sinh ban ngày, xem P. Stella, Don Bosco
nella storia della religiosità..., tập II, tr. 303-309.
330

34.3 Page 333

▲back to top
dỗ nhưng cũng mang tính giải trí, luôn đơn giản và thực tế, các bài suy
niệm và đọc sách thiêng.30
Khoa sư phạm đức tin dành nhiều chỗ cho các hình thức chứng tá
công cộng minh nhiên, bao gồm cùng nhau trong các nhóm lớn: những
cử hành tôn giáo long trọng, việc tham gia có tổ chức vào các nhóm đặc
biệt trong những việc phụng vụ, như nhóm lễ sinh, hội lành cho ca viên,
các chuyến hành hương đến các nhà thờ và đền thánh.
Hồi tưởng về những ngày hỗn loạn năm 1848, Don Bosco viết
trong Hồi ký Nguyện xá:
Để khuyến khích những người trẻ của chúng ta không màng sự vị nể,
năm đó, lần đầu tiên, chúng tôi đi thành đoàn, để viếng [các nhà thờ
vào Thứ Năm Tuần Thánh] và hát vang Stabat Mater Miserere.31
6. Khoa sư phạm bí tích nói chung và biệt loại là Bí tích Thánh Thể
Trong các cơ sở nội trú, chúng ta nhận thấy một áp dụng từng chữ
nguyên tắc sư phạm về các bí tích. Mặc dù nguyên tắc này được chỉ ra
như một định hướng tổng quát trong điều ngài viết về Hệ thống Dự
phòng, nó can dự đến toàn bộ hệ thống.32
Đương nhiên, với sự cân xứng thích đáng, nguyên tắc này có thể
áp dụng cho tất cả cơ sở của Don Bosco. Một sự kiện nổi tiếng là từ ngữ
'các bí tích' trong ngôn ngữ giáo dục của Don Bosco tượng trưng cho các
bí tích Sám hối và Thánh thể vốn là “đôi cánh cần thiết để bay lên Trời”.33
Năng Xưng tội và Hiệp lễ, dự Lễ mỗi ngày là những trụ cột chống đỡ
tòa nhà giáo dục mà từ đó chúng ta đề nghị bỏ đi răn đe và roi vọt.
Không bao giờ bắt ép nhưng hãy khuyến khích các thiếu niên năng
lãnh nhận các bí tích, khi cống hiến cho các em mọi cơ hội. Trong
những dịp tĩnh tâm, tam nhật, cửu nhật, bài giảng và các lớp giáo lý,
30 Chương 18 sẽ nói biệt loại hơn về trường phái giáo lý Kitô giáo.
31 MO (1991) 193.
32 xem A. Caviglia, Savio Domenico e Don Bosco, Studio, tr. 343-363, Don Bosco e la
Pedagogia dei Sacramenti.
33 G. Bonetti, Annali II (1861-1862), tr. 13.
331

34.4 Page 334

▲back to top
hãy bàn đến vẻ đẹp, vẻ cao cả và thánh thiện của đạo Công giáo, vì
trong các bí tích, đạo ấy mang đến cho chúng ta một phương tiện rất
dễ dàng và hữu ích để được cứu rỗi và tâm hồn an bình. Theo cách
này, trẻ em sẵn sàng thực hiện những việc đạo đức này và sẽ sẵn sàng
vui vẻ lãnh nhận chúng một cách hiệu quả.34
Nhưng để hành trình lãnh nhận các bí tích Giải tội và Thánh Thể
được lợi ích nhanh hơn, thì lời Don Bosco kêu nài các nhà giáo dục và
những người được giáo dục trong cuốn Cuộc đời Đaminh Savio hoàn
toàn có ý nghĩa.
Hãy cho tôi một đứa trẻ năng đến gần các bí tích này và bạn sẽ thấy
em tăng trưởng trong lúc trẻ, đạt đến tuổi trưởng thành và, nếu Thiên
Chúa muốn, tiến tới cao niên, với lối sống nổi bật như một tấm gương
cho tất cả những người biết em đó. Các thiếu niên hãy hiểu nguyên
tắc này, để họ có thể đem ra thực hành; tất cả những người tham gia
vào việc giáo dục những thiếu niên này hãy hiểu nguyên tắc này, để
có thể truyền dạy lại.35
Dạy giáo lý và giảng thuyết truyền thống cung cấp những chỉ định cơ
bản cho nền giáo dục trong các bí tích: về các điều kiện cần thiết để lãnh
nhận các bí tích nói trên cách hợp lệ, xứng đáng và hiệu quả; về các hành vi
chính yếu và các phần kết nối với các bí tích; về nguy hiểm nặng nề khi
phạm sự thánh khi không có dự thế ngay lành; và về việc năng lãnh nhận
các bí tích (mà ngài càng lúc càng nhấn mạnh).
Như chúng ta đã nhận xét, Don Bosco sẽ luôn cáo giác những mưu
chước Ma Quỷ; trong những câu chuyện gây ấn tượng ngài kể và 'những
giấc mơ' ngài thuật lại, ma quỷ hiện ra với nhiều hình thù, một số quyến
rũ và một số quái dị.
Đối với tất cả những điều trên, chúng ta cần bổ sung nhiều 'Hoa
thiêng' (= chương trình hành động được đề xuất) của Don Bosco vào đầu
34 Il sistema salesiano (1877), tr. 54, 56, OE XXVIII 432, 434. Trong dấu ngoặc vuông
chúng ta tìm thấy một bản văn được chèn vào trong Regolamento per le case (tr. 8,
OE XXIX 104).
35 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., tr. 68, OE XI 218.
332

34.5 Page 335

▲back to top
năm, những khích lệ của ngài, những chỉ dẫn ngài đưa ra nhân dịp ‘Dọn
mình Chết lành’ và các kỳ Tĩnh tâm.
Điều được thực hiện tích cực hơn và được chứng minh rõ ràng qua
việc thực hành các bí tích Sám hối và Thánh Thể là sự tổng hợp của nhân
bản và thần linh, của ơn thánh hoạt động và làm việc cùng sự thúc đẩy
được dành cho sự cộng tác hữu vị giữa nhà giáo dục-linh mục và người trẻ
được giáo dục. Sự tổng hợp này làm đặc trưng hoá không chỉ kinh nghiệm
bí tích mà cả lời cầu nguyện, ‘những việc sùng kính’, trong đó sự sùng
kính Đức Mẹ Đồng Trinh giữ một vị trí đặc quyền.
Các bí tích và cầu nguyện không chỉ là một phương tiện ân sủng
mà còn là công cụ để tăng trưởng nhân bản, vì chúng cung cấp một nền
tảng vững chắc cho các nhân đức luân lý và cổ xuý niềm vui bên trong
và bên ngoài.
Họ có thể nói những gì họ thích về các hệ thống giáo dục khác nhau,
nhưng tôi không tìm thấy bất kỳ cơ sở an toàn nào khác cho hệ thống
giáo dục của tôi ngoại trừ việc năng lãnh nhận các Bí tích Giải tội và
Thánh Thể. Tôi tin rằng tôi không cường điệu hóa các sự việc khi tôi
nói rằng khi thiếu những điều này thì luân lý bị ‘biến mất’.36
Vậy, một khoa sư phạm Thánh Thể - Thánh lễ, Hiệp lễ, Viếng
Thánh Thể - được Don Bosco triển khai đặc biệt. Bài trình bày đầu tiên
về điều ấy xuất hiện trong cuốn Cuộc đời Lu-y Comollo; nó đã được đề
xuất lần đầu tiên cho các chủng sinh (1844) và sau này cho giới trẻ nói
chung (1854).37
Như thông lệ trong thời Don Bosco, Rước Lễ Lần Đầu được nhấn
mạnh vì nó nắn đúc [tâm hồn] hiệu quả; nó được mô tả là “hành vi quan
trọng nhất đời người”, “trọng yếu và nghiêm túc nhất đời người”.38
36 G. Bosco, Il pastorello delle Alpi..., tr. 100 OE XV 342.
37 xem [G. Bosco], Cenni storici sulla vita del chierico Luigi Comollo..., tr. 24, 32-34,
OE I 24, 32-34.
38 G. Bosco, La forza della buona educazione..., tr. 20-21, 30, 38, OE VI 294-295, 304,
312.
333

34.6 Page 336

▲back to top
Cuốn Người Bạn đường của Giới Trẻ dành một số trang cho 'cách
giúp Lễ', ‘chuẩn bị Hiệp lễ’, ‘viếng Thánh Thể’.39
Don Bosco rất thích gợi nhớ rằng đối với Đaminh Savio: “Có thể
dành vài giờ trước Thánh Thể quả là vui sướng thực sự”.40 Chủ đề Thánh
Thể được triển khai rộng hơn trong chân dung thiêng liêng và sư phạm
được tìm thấy trong cuốn Cuộc đời Phanxicô Besucco, một "Cuộc đời"
mang tính dạy dỗ nhiều hơn, đặc biệt là trong ba chương về ‘Hiệp lễ’,
‘Tôn thờ Thánh Thể’ và ‘Thánh Thể như của ăn đàng’.41
Một lần nữa, Don Bosco tin chắc rằng bên cạnh Bí tích Sám hối,
“Thánh Thể là hỗ trợ thứ hai cho giới trẻ... Thật may mắn cho những
thiếu niên năng lãnh nhận Bí tích này và với những dự thế thích hợp khi
còn nhỏ”.42 Thêm vào chủ đề này là các câu hỏi về việc Rước lễ sớm và
thường xuyên luôn trở lại.43
Nhưng những lời khích lệ để hiệp lễ được lặp đi lặp lại – đi xưng
tội trước đó - khiến chúng ta nghĩ về một Don Bosco, người đôi lúc đã
phải xoá mình hơn trong các mục tiêu giáo dục. Việc năng lãnh nhận các
bí tích vào các ngày lễ được đề xuất như là một ‘Hoa thiêng’ vào ngày
13 tháng Mười Hai năm 1858 cho các “thợ”, các trẻ lao động, “những
em không thể nhận các bí tích thường xuyên vào các ngày trong tuần”.44
Vì lẽ này, có nhiều Hoa thiêng về chủ đề này. Ngày 31 tháng Mười Hai
năm 1860, Hoa thiêng cho suốt năm tới ghi: “xưng tội chân thành và
năng hiệp lễ”.45
39 G. Bosco, Il giovane provveduto..., tr. 84-92, 98-103, 103-105, OE II 254-272, 278-
283, 283-285.
40 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., tr. 71, OE XI 221.
41 xem G. Bosco, Il pastorello delle Alpi..., tương ứng, tr 105-109, 109-113, 157-158,
OE 347-351, 351-355, 399-400.
42 G. Bosco, Il pastorello delle Alpi..., tr. 105, OE XV 347.
43 xem G. Bosco, Il pastorello delle Alpi..., tr. 105-106, OE XV 347-348; Il sistema
preventivo (1877), tr. 9-10, OE XXVIII 105-106.
44 G. Bonetti, Memoria di alcuni fatti..., tr. 35.
45 D. Ruffino, Cronache dell'Oratorio di S. Francesco di Sales, Số 2 1861, tr.2: G.
Bonetti, Memoria di alcuni fatti..., tr. 68-69.
334

34.7 Page 337

▲back to top
‘Hoa thiêng’ (hơn là một dụ ngôn trong trường hợp này) được trao
vào ngày 31 tháng Mười Hai năm 1863 trình bày hai cột với những từ
ngữ nổi bật được viết trên đó: Regina mundi, Nữ vương thế giới và Panis
vitae, Bánh hằng sống.46
Khi ngài ban Hoa thiêng cho năm 1868 vào ngày 31 tháng Mười
Hai năm 1867, Don Bosco kết thúc một trong những câu chuyện-giấc mơ
thông thường mà ngài đang kể, với những từ này: "Các con hãy coi đây
Strenna: năng hiệp lễ là phương tiện hiệu quả nhất để được chết lành...
Các con hãy tôn vinh Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và Đức Trinh
Nữ: Nhờ hai Đấng bảo vệ này sẽ được mọi thứ; không có các ngài thì
chẳng được gì”.47
7. Tội lỗi và Bí tích Hòa giải
Việc cử hành Bí tích Giải tội với nhiều lợi ích khác nhau, dường như
mang tính sư phạm rõ ràng hơn: đó là một ân sủng – đang diễn ra, một dịp
để linh hướng và trị liệu luân lý cho việc suy đồi do tội lỗi tạo ra.
Ngoài khái niệm, thực tại tội lỗi, cả tội nguyên tổ và tội riêng, là
nghiêm trọng và nổi bật trong tâm lý và tu đức của Don Bosco, cũng như
trong những đêm mất ngủ, ngài đã chiến đấu chống lại Quỷ dữ vốn nhân
cách hóa tội lỗi. Có nhiều bằng chứng về điều này trong các tác phẩm,
lời nói và hành động của ngài. Don Bosco đã nhân lên những lời cảnh
báo, dạy dỗ và hô hào của mình để khơi dậy sự ghê tởm của tội lỗi, để
chỉ ra “tội lỗi thật gớm ghiếc”, “là kẻ thù lớn nhất của người trẻ”48 nghịch
lại với ân sủng, và “vẻ đẹp của nhân đức”.
"Ôi, thật bất hạnh cho những ai rơi vào tội lỗi, nhưng những kẻ
sống trong tội lại còn bất hạnh hơn”. “Ôi tội lỗi! Ôi tội lỗi! Mi thật là một
tai họa khủng khiếp đối với những kẻ để cho mi bước vào lòng họ”. Đây
46 D. Ruffino, Le doti frandi e luminose..., tr. 10-12.
47 G. Berto, Fatti particolari I, tr. 8-10.
48 Thư gửi các thợ thủ công tại Nguyện xá, 20 tháng 01 năm 1874 E II 339.
335

34.8 Page 338

▲back to top
là những lời Don Bosco yêu cầu cậu bé Micae Magone nói sau khi xưng
tội.49
Hoàn toàn cần phải “bẻ gãy sừng của quỷ, kẻ muốn trở thành Chúa
và là chủ nhân của một số cá nhân”.50 Đối với Don Bosco, tội lỗi là nguồn
gốc của sự lo lắng mà ngài chịu đựng khi kể lại những giấc mơ đe dọa
của mình và khi phải đối mặt với những hình thức xấu xa thường xuyên
nhất ảnh hưởng đến giới trẻ: không trong sạch, báng bổ, trộm cắp, nói
xấu, bê bối, sự vô độ và biếng nhác trong các bổn phận tôn giáo. Như đã
nêu, kẻ thù số một của những người trẻ là không trong sạch, “tội xấu xa
nhất,”51 “đắm mình trong bùn nhơ”, ăn thứ “thịt độc hại.”52 Animalis
homo non percepit quae Dei sunt, một người hành động như một con vật
không nhận thức được những gì liên quan đến Thiên Chúa.53 Phơi chiếc
khăn tay màu trắng, biểu tượng của Nữ hoàng nhân đức, khi trời đang
mưa tuyết đá54 giống như dâng lên Đức Mẹ một miếng thịt heo, một con
mèo, một dĩa cóc, thay vì hoa thơm”.55
Trong 'Giấc mơ' về hoả ngục, Don Bosco nêu ra những cái bẫy
chính chụp bắt người trẻ, bị con quỷ giống như quái vật kéo lê. Những
cái bẫy là: “cái bẫy kiêu ngạo”, “cái bẫy không vâng lời”, “cái bẫy ghen
tị”, “cái bẫy điều răn thứ sáu”, “cái bẫy trộm cắp”. Còn rất nhiều bẫy
khác nhưng những bẫy tóm được hầu hết người trẻ là sự không trung
49 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., tr. 22, OE XIII 176.
50 Thư gửi người trẻ tại Mirabello, bắt đầu tháng Bẩy năm 1864 Em II 58.
51 G.B. Lemoyne, Cronaca, 1864ff, Huấn từ tối ngày 14 tháng Mười Hai năm 1864, tr.
47-49.
52 G.B. Lemoyne, Cronaca, 1864ff, Huấn từ tối ngày 2 tháng Mười Hai năm 1864, tr.
33-34.
53 F. Provera, Cronaca, Huấn từ tối ngày 22 tháng Tám năm 1862, giấc mơ về con rắn
(l'Ave Maria), tr. 5; phiên bản khác D. Ruffino, Cronaca 1861 1862, 1863, tr. 118-
121.
54 D. Ruffino, Cronaca, 1861 1862 1863.
55 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, giấc mơ cuối tháng Năm năm 1865, tr. 137-139.
Nhật ký của Lemoyne đầy những bài nói chuyện buổi tối về chủ đề này: 16 tháng 01
năm 1865, tr. 72-74; 6 tháng Hai năm 1865, tr. 85-86; 13 tháng Hai năm 1865”, 92-
94.
336

34.9 Page 339

▲back to top
thực, không vâng lời kiêu ngạo là thứ kết nối hai thứ đầu tiên. Thêm
vào những thứ này là sự vị nể.56
Cùng với việc huấn giáo và giảng thuyết, thường khao khát và sinh
ra mối băn khoăn, ngài sẽ đan kết lại bằng những lời trấn an và giải pháp
qua Lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa.
Bí tích Hòa giải là một phương tiện hữu hiệu để mang lại ân sủng
và niềm vui, là bí tích bình an với Thiên Chúa và với chính mình. Lòng
thương xót của Thiên Chúa trở nên hiệu lực với “cái búa xưng tội”.57
Trong Cuộc đời Micae Magone, khi so sánh với Bí tích Thánh Thể,
cho đến nay toàn bộ quá trình sám hối phổ biến hơn và được chú ý nhiều
hơn về mặt giáo dục. Lý do là yếu tố con người đóng vai trò nhất quán
hơn so với trong giáo lý ex opere operato của Rước lễ và Thánh lễ.58
Thật vậy, bất kể giáo lý ex opere operato, việc cử hành Bí tích
Giải tội được dành cho một vai trò sư phạm mạnh mẽ, cho cả thừa tác
viên và hối nhân.59 Cha giải tội phải luôn là người có ảnh hưởng rõ ràng
với người trẻ qua những gì ngài làm, miễn là phải chu toàn ba điều kiện
cần có để xưng tội được sốt sắng, đó là chính trực và chân thành khi
xưng tội mình, một cảm thức đau buồn thích hợp vì những tội đã phạm
và chủ tâm quyết sửa đổi. Điều kiện cuối cùng là điều mà Don Bosco
nhất định đòi hỏi đặc biệt hơn. “Chừng nào các con không có một cha
giải tội đáng tin cậy để đặt hết niềm tin vào, các con sẽ không bao giờ
có một người bạn thực sự cho tâm hồn mình”. Don Bosco đã viết điều
này trong Cuộc đời Micae Magone để các bạn trẻ lưu ý.60
56 G. Berto, Cronaca 1868-2, tr. 21-23.
57 G. Berto, Cronaca 1868-2, tr. 3. Những người khác ghi lại một diễn đạt tương tự:
“Cái búa có nghĩa là xưng tội và bao gồm rước lễ” (F. Provera, Cronaca, tr. 5-6).
58 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., tr. 20-24, OE XIII
174-178.
59 xem R. Schiéle, 'L'Église formatrice des consciences par le sacrement de pénitence',
trong «Salesianum» 14 (1952) 578-589.
60 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., tr. 26 OE XIII 180:
Una parola alla gioventù. tr. 23-27, OE XIII 179-181.
337

34.10 Page 340

▲back to top
Đồng thời, Don Bosco nói chuyện với những người giải tội cho
người trẻ, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về sư phạm và suy tư để giúp
họ dễ dàng tiếp nhận và đáp lại sự tin tưởng của giới trẻ. Các thuật ngữ
đặc trưng cho hệ thống của Don Bosco được lặp đi lặp lại: “Hãy chào
đón các em với lòng yêu thương; giúp người trẻ bày tỏ bất cứ điều gì các
em có trong lương tâm của mình; sửa chữa các em một cách nhẹ nhàng,
chiếm được lòng tin của các em; thật thận trọng và dè dặt trong bất cứ
điều gì liên quan đến sự khiết tịnh”.61
Trong Cuộc đời Phanxicô Besucco cũng như vậy, Don Bosco trước
tiên cổ vũ người trẻ chọn một cha giải tội làm vị linh hướng đáng tin cậy
của mình. Sau đó, ngài nói với những người có nhiệm vụ giáo dục người
trẻ, đưa ra ba khuyến nghị:
Nhiệt tình giúp các em nhận thức rõ cần phải xưng tội thường xuyên;
nhấn mạnh với các em về sự hữu ích tuyệt vời khi chọn một cha giải
tội đáng tin cậy; nhắc nhở các em thường xuyên hết sức kín đáo khi
xưng tội, trấn an các em và khuyến khích các em tiếp cận Bí tích Sám
hối với niềm tin cậy vô biên và tinh thần thanh thản.62
Những khuyến nghị này thường được gắn kết với nhau trong các
bài giảng, các bài huấn đức, các huấn từ tối, các tác phẩm, tư vấn cá nhân
của Don Bosco; chúng đều đòi hỏi một cam kết kiên định từ phía cá nhân
người trẻ.
Chúng ta thấy một tiêu điểm gây ấn tượng sâu sắc thuộc loại này
trong một "Giấc mơ" mà Don Bosco đã ghi lại trong một bức thư gửi cho
các trẻ tại Lanzo vào ngày 11 tháng Hai năm 1871. Giấc mơ thuật chuyện
một con quái vật đóng vai của mình với sự đảm bảo sẽ được những 'người
bạn' đáng tin cậy giúp đỡ, cụ thể là: những người hứa mà không giữ lời,
những người lúc nào cũng xưng những tội giống nhau và những người
ưa nói xấu: “mỗi từ là một hạt giống mang lại hoa trái kỳ diệu”. Nhưng
con quái vật cũng bị buộc phải tiết lộ ai là “kẻ thù lớn nhất của nó”, đó
61 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., tr. 27-29, OE XIII
181-183.
62 G. Bosco, Il pastorello delle Alpi..., tr. 100-105, OE XV 342-347, La confessione.
338

35 Pages 341-350

▲back to top

35.1 Page 341

▲back to top
là những người thường xuyên rước lễ, những người sùng kính Đức Maria
và đặc biệt là những người thực hiện các quyết tâm khi họ xưng tội.63
8. Một khoa sư phạm sùng kính Đức Mẹ
Cùng với kinh nghiệm Bí tích Sám hối và Bí tích Thánh Thể, Don
Bosco nhấn mạnh những điều thực tiễn như thái độ và hành vi thường
hằng được thấm đậm bởi lòng đạo đức Kitô hữu; sẵn sàng cầu nguyện và
nhạy cảm với sự sùng mộ.64
Để đạt được điều này, các ngày lễ, được bừng sáng lên với các hình
thức ca hát và âm nhạc vui vẻ, đóng góp một cách đặc biệt.65
Khoa sư phạm 'lòng đạo đức' được trải nghiệm nhiều hơn thông
qua một loạt các việc thực hành hơn là được giải thích bằng lời nói;
những nhịp điệu phụng vụ và dân sự hằng ngày, hằng tháng, hằng năm.
Trong khoa sư phạm tôn giáo thực tế này của Don Bosco, người ta có thể
nhận ra Xưng tội, Thánh lễ, Rước lễ, đọc sách thiêng, cầu nguyện và lần
hạt đan xen nhau liên tục.66 Chúng ta thấy những điều này được thể hiện
trong 'Cuộc đời' của những học sinh ngài, cũng như trong những câu
chuyện khác thuộc thể loại tiểu sử: Cuộc đời Đaminh Savio,67 Micae
Magone68 Phanxicô Besucco69 thể hiện rõ vì cuộc đời các em phản
ánh trải nghiệm cộng đoàn nơi các em sống.
Khoa sư phạm tôn giáo thực tiễn của Don Bosco được sống lại bởi
Phêrô, nhân vật chính trong cuốn Sức mạnh của một nền giáo dục tốt,70
63 E II 149-159.
64 xem P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità..., tập II, tr. 275-357, Preghiera
Sacramenti e Osservanze religiose.
65 Chúng ta sẽ nói điều này rộng hơn ở Chương 16.
66 xem Una preziosa parola ai figli ed alle figlie. Turin, Nhà in Nguyện xá thánh
Phanxicô Salê 1862, tr. 5 (Ricordo II), 7-8 (Ricordo III), 13-15 (Ricordo VIII), OE
XIII 441, 443-444. 449-451.
67 xem G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., tr. 62-67, OE XI 212-217.
68 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., Chương VI Sua
esemplare sollecitudine per le pratiche di pietà, tr. 29-33, OE XIII 183-187.
69 G. Bosco, Il pastorello delle Alpi..., tr. 113-119, OE XV 355-361.
70 G. Bosco, La forza della buona educazione..., Chương VIII Singolarità di sua
divozione, tr. 62-69, OE VI 336-343.
339

35.2 Page 342

▲back to top
trong giáo xứ và tại Nguyện xá của Don Bosco; và bởi Valentino, trong
câu chuyện cùng tên, em nội trú tại một trường học theo phong cách
Salêdiêng. Valentino cầu nguyện mãnh liệt ở nhà, trong thời thơ ấu, nhờ
mẹ cậu hướng dẫn; ở trường, cậu dễ dàng chọn thói quen cũ là tuân theo
các việc thực hành đạo đức. Các cuộc khủng hoảng sau đó của Valentino
có liên quan đến việc bỏ bê các việc thực hành đó.71
Giữa những việc sùng kính, lòng sùng kính Đức Mẹ giữ một vị trí
tuyệt vời, par excellence.72 “Lòng sùng kính Đức Trinh Nữ trợ giúp mỗi
tín hữu Chúa Kitô và nhất là Giới trẻ”.73
Micae Magone cảm thấy lòng sùng kính Đức Mẹ gần giống như
một ơn gọi, từ ngày cậu nhận được món quà là ảnh Đức Trinh Nữ với
những lời được viết như sau: Venite filii, audite me, timorem Domini
docebo vos (Các con hãy đến, lắng nghe Mẹ và Mẹ sẽ dạy các con biết
kính sợ Chúa). Em bắt đầu tôn vinh Mẹ dưới danh hiệu “Mẹ Thiên đàng,
Bà giáo thần linh, nữ mục tử xót thương”.74
Theo Don Bosco, ngay cả Phanxicô Besucco “nuôi dưỡng một tình
mến đặc biệt dành cho Đức Maria rất thánh. Trong suốt tuần cửu nhật
mừng Sinh nhật Mẹ, cậu đã thể hiện sự nhiệt thành đặc biệt với Mẹ và
sau đó giải thích những diễn đạt hiền thảo của mình với Mẹ”.75
Don Bosco đã cho các trẻ của ngài lời cầu nguyện mà ngài đã viết
cho các em tại đền Thánh Mẫu ở Oropa:
71 xem G. Bosco, Valentino o la vocazione impedita. Episodio contemporaneo. Turin.
Nhà in Nguyện xá thánh Phanxicô Salê 1866, tr. 5-6, 22 (Chương I La madre di
famiglia), OE XVII 183-184, 200; tr. 19-25 (Chương IV Nuovo collegio. Ritorna alla
pietà), OE XVII 197-203; và sau đó, trong ít nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng
tr. 10-13, 14-16, 38-39, OE XVII 188-191, 192-194, 216-217.
72 xem P. Stella, Don Bosco nella sotria della religiosità..., Vol II, tr. 147-175, Maria
Santissima; A. Caviglia, Domenico Savio e Don Bosco. Studio, tr. 310-322, Devozione
e dedizione a Maria SS.
73 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., tr. 39 OE XIII 193.
74 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., Chương VIII Sua
divozione verso la B. Vergine Maria, tr. 39-40, OE XIII 193-194.
75 G. Bosco, Il pastorello delle Alpi..., tr. 115-117, OE XV 357-359.
340

35.3 Page 343

▲back to top
Lạy Đức Maria, xin chúc lành toàn bộ ngôi nhà của chúng con, xin
giữ ngay cả cái bóng tội lỗi xa khỏi cõi lòng các thiếu niên chúng con.
Xin Mẹ hướng dẫn hết mọi học sinh chúng con; xin Mẹ là tòa Khôn
ngoan đích thực cho chúng. Chúng hãy thuộc về Mẹ, luôn thuộc về
Mẹ; xin Mẹ coi chúng luôn là con cái của Mẹ và luôn giữ chúng vào
số những người sùng kính Mẹ.76
Đôi khi bằng những phương thế ngoại thường, Đức Maria gọi
những trẻ bướng bỉnh hơn lại để sám hối và giữ những hình phạt của
Thiên Chúa xa chúng.77 Những tuần cửu nhật, đặc biệt là tuần cửu nhật
kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, là những ngày ân sủng và những
thời điểm 'lời tuyên án' được công bố và có một 'sự thanh tẩy' diễn ra
trong nhà: “Đức Mẹ chọn những thiếu niên phù hợp cho Nguyện xá hoặc
những thiếu niên phải ra đi hoặc bị trục xuất khỏi Nguyện xá.”78
Cuộc thảo luận về Đức Maria trở nên mãnh liệt hơn khi Don Bosco
bắt đầu xây dựng Thánh đường Mẹ Phù hộ các Kitô hữu ở Turin (1863-
1868).
Các việc thực hành sùng kính ưu tiên là lần hạt hàng ngày và các
việc sùng kính trong suốt Tháng Năm.
9. Khai tâm một ‘cảm thức về Giáo hội’, 'sensus ecclesiae' và sự
trung thành với Đức Giáo hoàng
Cảm thức về Giáo hội, Sensus Ecclesiae, và sự trung thành với Đức
Giáo hoàng giữ một vị trí quan trọng trong khoa sư phạm của Don Bosco.
Ngài coi chúng là cốt yếu cho đức tin Kitô hữu đầy đủ và trọn vẹn.
76 Thư gửi các “Học sinh thân mến” của Nguyện xá, 6 tháng Tám năm 1863, Em I 594.
77 G. Bonetti, Annuali II (1861-1862), bài nói chuyện buổi tối với các thiếu niên Nguyện
xá vào Chúa nhật ngày 12 tháng 01 năm 1862 sau khi một quả cầu lửa xuất hiện ở hai
phòng, tr. 6-9.
78 xem D. Ruffino, Cronaca dell'Oratorio di S. Francesco di Sales Số 1 1860, 27 tháng
Mười Một năm 1860, tr. 27; Idem, Cronaca 1861 1862 1863, lời vào tháng Sáu năm
1862, tr. 95; G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, 2 tháng Mười Hai năm 1864, tr. 32-35,
và 4 tháng Mười Hai năm 1864, tr. 36-37; 11 tháng 01 năm 1865, sau khi nói về Đức
Mẹ hiện ra ở La Salette và “những dấu hiệu” ở Chioggia, Vicovaro, Spoleto, tr. 69-
70.
341

35.4 Page 344

▲back to top
Chúng được nhấn mạnh khác nhau
điều thứ nhất tập trung vào thực tại cứu độ của Giáo hội
điều thứ hai tập trung vào thực tại cơ cấu Giáo hội
Giáo lý truyền khẩu và thành văn, khoa hộ giáo và khoa sư phạm...
tất cả đồng quy vào nhu cầu phải ghi khắc vào giới trẻ niềm tin rằng chỉ
Giáo hội Công giáo mới có những phương thế ân sủng và sự cứu rỗi:
Mặc khải, trong tính toàn diện và chân lý của nó; các Bí tích, được ban
phát hiệu lực và ân sủng trọn vẹn; cộng đồng có trật tự sống trong đức
ái, được bảo đảm bởi hai chiều kích phẩm trật và huynh đệ cùng hiện
hữu hài hoà.
Ngoài Giáo hội, không có ơn cứu độ là điều không dành để tranh
luận. Cuốn Lịch sử Giáo hội, Lời khuyên cho người Công giáo, Người
Công giáo được giáo dục, cùng các tác phẩm hộ giáo khác nhau của ngài
đều hội tụ về niềm tin đó. Nó xuất phát từ một bài giáo lý đã được giảng
dạy bằng miệng từ lâu trước khi nó được viết ra.
Giáo hội thánh thiện chiếm ưu thế trên các nét khác của Giáo hội,
kể cả sự hiệp nhất của Giáo hội, mặc dù nét sau là một đặc điểm cơ cấu
cơ bản.
Nhưng từ quan điểm giáo lý, Giáo hội cơ cấu vững chắc được nhấn
mạnh không kém, Giáo hội được bảo đảm từ trên xuống: Vị Đại diện
Chúa Giêsu Kitô và Đấng kế vị Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng. Về điều
này, nỗ lực giáo dục của Don Bosco đặc biệt hiển nhiên trong hai thập
niên đầu tiên ngài can dự vào làm việc cho giới trẻ.
Có một vài hằng số trong hoạt động của Don Bosco như một nhà
lãnh đạo qua các bút tích và bài nói chuyện của ngài:
342

35.5 Page 345

▲back to top
Ngài bảo vệ vai trò trung tâm của quyền Giáo hoàng theo lịch sử
và tín điều trong cuốn Lịch sử Giáo hội;79 ngài dạy giáo lý Chúa nhật tập
trung vào Lịch sử của các vị Giáo Hoàng; ngài ân cần quan tâm cử hành
các biến cố liên quan đến Đức Thánh Cha theo kiểu lễ hội; sự quan tâm
tới Đức Giáo hoàng trong đời sống tại Nguyện xá, nhất là trong thời kỳ
Đức Piô IX bị lưu đày tại Gaeta (tỏ lòng biết ơn vì món quà 35 lire, lễ
hội mừng các Tràng hạt được Đức Giáo hoàng làm phép và gửi tới qua
bưu điện từ Portici vào ngày 2 tháng Tư năm 1850);80 sau này, việc tách
Lễ Thánh Phêrô ra khỏi Lễ Thánh Lu-y Gonzaga;81 những cử hành kỷ
niệm 25 năm triều đại Giáo hoàng của Đức Piô IX, v.v.
Lòng nhiệt tình của Don Bosco đối với Giáo hoàng thì lây lan và
mang tính giáo dục: khi ngài trở về sau những chuyến đi tới Roma, và
trong bất kỳ dịp nào khác, chẳng hạn, năm 1882, như được cha Gioan
Bonetti ghi lại trong sử biên niên.
Trong những ngày đầu tháng Năm, Don Bosco nhắc nhở các trẻ về
việc Đức Piô IX mặc dù bị áp lực với công việc liên quan tới toàn thể
Giáo hội, đã thể hiện sự quan tâm đến Nguyện xá tại Turin. Nhân cơ
hội này ngài thúc giục các thiếu niên “yêu mến ngài, không phải là
Đức Piô IX cho bằng là Đức Giáo hoàng được Chúa Giêsu Kitô thiết
lập, để cai quản Giáo hội”. Đoạn ngài kết luận: "cha muốn xin Đức
Piô IX tin tưởng tất cả các thiếu niên của Nguyện xá là những người
bảo vệ ngài, dù họ ở bất cứ nơi nào trên thế giới”.
79 xem Lời nói đầu cho Storia ecclesiastica, tr. 9, OE I 167. Trong cuốn sách các vị
thánh và các thánh Giáo Hoàng chiếm chỗ trung tâm. Trong đời các Giáo Hoàng, tính
tối thượng có tính lịch sử cũng được nhấn mạnh như tính tối thượng của quyền tài
phán và giáo huấn.
80 xem Breve ragguaglio della festa fattasi nel distribuire il regalo di Pio IX ai giovani
degli oratorii di Torino. Turin. Botta 1850, 27 p. OE IV 93-119.
81 Nói chuyện với những người giúp đỡ thân cận nhất của mình ngày 16 tháng Sáu năm
1876 Don Bosco cho thấy ngài “tuyệt đối chống lại” việc cử hành lễ thánh Lu-y
Gonzaga vào ngày thánh Phêrô, và bày tỏ mong muốn cần có “một ngày lễ riêng” cho
vị Giáo Hoàng đầu tiên. (G Barberis, Cronichetta, quad. 8, tr. 29-30).
343

35.6 Page 346

▲back to top
Ít ngày sau, Don Bosco nói: “Ngày qua ngày đạo Công giáo đang
bị thua thiệt. Đã đến lúc chúng ta sát gần hơn với Đức Piô IX và cùng
ngài chiến đấu, nếu cần, đến mức chết vì ngài”.82
Khoa sư phạm của Don Bosco về lòng trung thành với Đức Giáo
hoàng được tóm tắt trong một lời khích lệ được ngỏ cho các trẻ của ngài
vào ngày 7 tháng Ba năm 1867:
Các con thân mến, chừng nào các con còn sống đừng bao giờ quên
rằng Đức Giáo hoàng yêu thương các con và vì thế, ước chi các con
đừng thốt ra lời nào nghe như xúc phạm Ngài.83
82 G. Bonetti, Annali II (1861-1862), tr. 78-79.
83 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, tr. 189.
344

35.7 Page 347

▲back to top
CHƯƠNG 13
NHỮNG KỶ LUẬT TRONG GIÁO DỤC:
2. NHÂN ĐỨC VÀ SỰ CAM KẾT
Giáo dục Kitô hữu liên quan đến sự hợp tác nhân loại và thần linh.
Don Bosco không phải là người theo lạc giáo Pelagiô hay chủ trương vô
vi (Quietism). Ngài được chuẩn bị để hành động thay vì chỉ phó mặc mọi
sự cho siêu nhiên. Trong bài nói chuyện kết thúc một kỳ tĩnh tâm, Don
Bosco dạy: “Cần mẫn nhiều mới hy vọng thành tựu” “Hy vọng được
thưởng nâng đỡ sự kiên nhẫn”. Ngài nhấn mạnh và rồi kết luận: “vậy các
con hãy can đảm! Ước gì niềm hy vọng nâng đỡ chúng ta khi chúng ta
có nguy cơ mất kiên nhẫn”.1
1. Thực hành đức ái, hãm mình và lễ độ
Chúng ta đã bàn đến đức vâng lời vốn định hình tất cả các đức tính
khác ít nhất là từ quan điểm sư phạm.
Như chúng ta cũng đã thấy, lòng đạo đức và cần mẫn làm việc là
những nhân đức cơ bản đối với ngài. Cũng có những nhân đức khác mà
Don Bosco nuôi dưỡng và xem là tuyệt đối cốt yếu cho giới trẻ cũng như
cho người “Kitô hữu tốt và công dân ngay thẳng”.
Ngài đưa ra một danh sách ngắn gọn trong chương ngài viết về
Theo gương Chúa Kitô trong cuốn Chân dung một Kitô hữu đích thực
Chìa khóa vào Thiên đàng (Ritratto del vero cristiano Chiave del
paradiso). Người Kitô hữu được mời gọi đi theo loại khuôn mẫu hành
sử mà chúng ta tìm thấy nơi khuôn mẫu của mình, Chúa Giêsu Kitô. “Họ
phải cầu nguyện vì Chúa Giêsu Kitô đã cầu nguyện”; “họ phải nên sẵn
sàng giống như Chúa Giêsu Kitô sẵn sàng với những người nghèo, kẻ
dốt nát, các trẻ em”; “họ phải đối xử với người thân cận giống như Chúa
Giêsu Kitô đối xử với những môn đệ của Người; giống như Chúa Giêsu
1 G. Barberis, Cronaca, quad. 20, tĩnh tâm ở Lanzo, 18 tháng Chín năm 1875, tr. 7-8.
345

35.8 Page 348

▲back to top
Kitô, “họ phải khiêm tốn, vâng lời, tỉnh thức, tự chủ, chú ý đến nhu cầu
của người khác”. “Họ phải sống với bạn bè giống như Chúa Giêsu Kitô
ở cùng với Thánh Gioan và Thánh Lazarô, nghĩa là, họ phải yêu bạn bè
trong Chúa và vì yêu Chúa; “họ phải chịu thiếu thốn và nghèo đói như
Chúa Giêsu Kitô chịu với sự nhẫn nhục”, và “giống như Chúa Giêsu
Kitô, họ phải chịu đựng những lời lăng mạ và lạm dụng”; “họ phải sẵn
sàng chịu đựng những nỗi đau tinh thần”, giống như Chúa Giêsu Kitô bị
phản bội, bị chối bỏ và bị bỏ rơi; cuối cùng, “họ phải sẵn sàng kiên nhẫn
chấp nhận mọi kiểu bách hại, bệnh tật và thậm chí cái chết, phó linh hồn
mình trong tay Chúa Cha”.2
Tất nhiên trong danh sách các nhân đức Kitô giáo được đề xuất cho
giới trẻ và người trưởng thành, các nhân đức đối thần không thể bị bỏ
qua. Tuy nhiên, những nhân đức này không thay đổi cảm hứng luân lý
mạnh mẽ của toàn bộ cơ cấu, dựa trên bổn phận và thực hành thực tiễn
của các nhân đức thủ đắc được.
Khi cho thấy vị tử đạo trẻ Pancratius thật can đảm, Don Bosco đã
mời những người trẻ kinh ngạc ngắm nhìn “đức tin sống động, niềm hy
vọng vững vàng và đức ái nhiệt thành” được đi trước bởi thời thơ ấu đầy
nhân đức. Chính trong thời thơ ấu, Pancratius là niềm vui của cha mẹ
mình và là khuôn mẫu cho bạn bè; cậu luôn vâng lời cha mẹ, xác đáng
thi hành bổn phận, dành hết cho việc học”.3 Một “đức tin sống động” và
“đức ái nhiệt thành” là những nét Don Bosco đã gán cho Lu-y Comollo
(1844).4
Trong cuốn Người sùng kính Thiên thần Hộ thủ, Don Bosco đã đề
xuất lời cầu nguyện sau đây:
Lạy Chúa, xin ban cho thần trí con sức mạnh với một đức tin sống
động, đức cậy vững chắc và đức ái hăng nồng, để khi bỏ đi những gì
2 La chiave del paradiso..., tr. 20-23, OE VIII 20-23.
3 Vita di S. Pancrazio martire..., Turin, G.B. Paravia & Co, 1856, tr. 35 và 11, OE VIII
229 và 205.
4 [G. Bosco], Cenni storici sulla vita del chierico Luigi Comollo..., tr. 34, OE I 34.
346

35.9 Page 349

▲back to top
thuộc về thế gian, con chỉ nghĩ đến yêu thương và phụng sự Chúa mà
thôi.5
Hai năm sau, cũng lời cầu nguyện này lại được đưa ra trong cuốn
Người Bạn đường của giới trẻ.6
Khi nói về tác vụ ban đầu của Thánh Phêrô, Vị Đại diện của Chúa
Giêsu Kitô, Don Bosco gán cho vị tông đồ này một đức tin sống động,
sự khiêm nhường sâu thẳm, sự vâng lời mau mắn, cũng như đức ái nhiệt
thành và quảng đại.7
Theo Don Bosco, nét ngoại lệ làm nổi bật đời sống thiêng liêng của
Đaminh Savio nằm ở việc thực hành ba nhân đức đối thần:
Thậm chí chúng ta có thể thấy cậu sống cách phi thường đức tin sống
động, đức cậy vững vàng, và đức ái hăng nồng cũng như kiên trì làm
điều tốt cho đến hơi thở cuối cùng.8
Đức ái chiếm vị trí tuyệt mức, par excellence, như được Đaminh
Saivo chứng thực rõ ràng tiến tới sự thánh thiện khi cậu được hướng dẫn:
gánh lấy các vấn đề của người thân cận, dù lớn hay nhỏ, biết cách sống
hạnh phúc cùng với các bạn cùng lớp, tăng trưởng mối hòa đồng và tình
bằng hữu. Điều răn đầu tiên để sống trong nhà của Don Bosco dành cho
những người trẻ tuổi, bất kể hình thức thể chế nào có thể là:
Kính trọng và yêu thương các bạn như anh em; yêu thương nhau, như
Chúa nói, nhưng hãy coi chừng gương mù.9
Trong tất cả điều này, chúng ta có thể thấy các yếu tố của cuộc sống
chung tích cực và hạnh phúc, ở đó lòng nhân từ và sự nhã nhặn của các
bề trên gặp được niềm tin tưởng của học sinh. Cuộc sống cộng đoàn xét
5 Il divoto dell'Angelo Custode. Turin, Paravia & Co., 1845, tr. 71 OE I 157.
6 G. Bosco, Il giovane provveduto..., tr. 124, OE II 304.
7 G. Bosco, Vita di S. Pietro..., tr. 65, OE VIII 357; cũng xem G. Bosco, Il mese di
maggio..., tr. 152, OE X 446.
8 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., tr. 93, OE XI 243.
9 Regolamento per le case..., phần II, Chương IX Contengo verso i compagni, khoản 1-
2, tr. 77, OE XXIX 173.
347

35.10 Page 350

▲back to top
như toàn thể ưu thế hơn các mối tương quan cá nhân. Mục đích cơ bản
của Don Bosco là thành lập một gia đình, sống cùng nhau.10
Đức ái được nuôi dưỡng và củng cố bằng những việc lành, hoặc
được áp đặt hoặc tự do lựa chọn. Trong Nguyện xá và các trường học của
Don Bosco, các thiếu niên trưởng thành hơn giúp đỡ những em nhỏ và
những người mới đến, để các em đi đúng hướng. Don Bosco dùng một
loại hệ thống hoàn hảo trong phòng học và phòng ăn.11
Vào năm 1854, khoảng ba mươi thiếu niên xung phong giúp đỡ
người dân bị bệnh dịch tả. Hình thức bác ái thực tiễn này, bao gồm các
mối tương quan huynh đệ, kính trọng nhau, tình thân ái, tình bằng hữu,
phép lịch sự, cách cư xử tốt, được Don Bosco mạnh mẽ và thường xuyên
nhấn mạnh để các trẻ noi theo.12
Kinh nghiệm sống trở thành một khoa sư phạm có ý hướng như
được thuật lại trong những 'Những cuộc đời' Đaminh Savio13 và Micae
Magone.14 Micae Magone chia sẻ trò chơi của mình - chơi với những em
nhút nhát, những em có thể chất ốm yếu; cậu an ủi những em nhớ nhà;
phục vụ những người gặp khó khăn; cậu trợ giúp người bệnh; cậu làm
nguôi ngoai những em nóng lòng trả thù.15
Những Quy luật dành cho các nhà nói như sau:
10 Chương 15 dành cho chủ đề này.
11 Regolamento per le case..., phần
12 Storia dell'Oratorio di S. Francesco di Sales, BS 6 (1882) số 2 tháng Hai, tr. 30-34.
13 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., Chương XII Episodi e belle maniere
di conversare coi compagni, và XXI Sua sollecitudine per gli ammalati, tr. 57-62,
102-104, OE XI 207-212, 252-254.
14 Trong chương bảy của cuốn Cuộc đời Magone có nói về mối quan hệ thân thiện của
những bạn đồng trang lứa và “các nét lịch sự và bác ái”. (G. Bosco, Cenno biografico
sul giovanetto Magone Michele..., tr. 34 và 38, OE XIII 188 và 192).
15 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., tr. 47-53, OE XIII
201-207, Chương X Dei tratti di carità verso del prossimo.
348

36 Pages 351-360

▲back to top

36.1 Page 351

▲back to top
Mỗi người trẻ được nhận vào nhà của chúng ta phải coi các đồng bạn
như anh em, và xem các bề trên là những người đảm nhận vai trò cha
mẹ mình.16
Cộng đoàn học sinh và giáo viên là một sự giáo dục liên tục bằng
hành động để học cách thực thi đức ái. Don Bosco kêu gọi tất cả mọi
người, dù trẻ hay già, giống như trường hợp của Đaminh Savio, hãy biến
tất cả các trò chơi, lớp học, việc được phân công và sống cùng nhau trở
thành sân tập để giáo dục mình trong đức ái và tình bạn có tính tông đồ.17
Gương sáng và nhiệt tình tông đồ là những diễn đạt cao nhất của
đức ái; cuốn Sức mạnh của một nền giáo dục tốt đã dành một số trang
cho những điều này. Phêrô, nhân vật chính, trước hết tự bảo vệ mình khỏi
những người bạn ít đáng tin cậy hơn; sau đó, tại nơi làm việc, trong các
trò chơi, trong doanh trại quân đội, cậu thành công khi chiếm được sự
quý trọng và một đôi tai biết lắng nghe.18
Trong khoảng thời gian từ 1859 đến 1864, Don Bosco viết ‘Cuộc
đời’ những thiếu niên chỉ ra một khoa sư phạm sống và suy tư của đức ái
tông đồ. Nó dường như là một phần thiết yếu về chính ý nghĩa của ơn
cứu rỗi.19
Don Bosco cũng nhắc đi nhắc lại cho giới trẻ về sự hãm mình. Một
khoa sư phạm rõ ràng liên quan đến việc hãm mình có thể được tìm thấy
trong các ghi chú tiểu sử của những người trẻ nổi tiếng.20 Nói chung,
16 Regolamento per le case..., phần II, Chương II Dell'accettazione, khoản 5, tr. 61, OE
XXIX 157; Chương IX Contegno verso I compagni, tr. 77-78, OE XXIX 173-174.
17 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., Chương XI, Suo zelo per la salute
delle anime, tr. 53-56, OE XI 203-206.
18 La forza della buona educazione, tr. 18-20, 35, 47-48, 55-62, 75-80, OE VI 292-294,
309, 321-322, 329-336, 349-354.
19 Về tầm quan trọng thần học và sư phạm, Don Bosco cho hoạt động tông đồ như một
phương tiện và diễn đạt sự trưởng thành nhân bản xem A. Caviglia, Domenico Savio
e Don Bosco. Studio, cuốn III, Chương II Vocazione di Santo: L'apostolato, tr. 129-
142, và Chương III L'apostolato in azione, tr. 143-156.
20 xem Chương XV, XIII, XXIII tương ứng Vita del giovanetto Savio Domenico,
Chương XV Sue penitenze, tr. 72-75, OE XI 222-225; và Pastorello delle Alpi,
Chương XIII và XXIII với tựa đề, Mortificazioni – Penitenze – Custodia dei sensi –
Profitto nella scuola e Sue penitenze, tr. 68-74 và 119-124, OE XV 310-316 và 361-
366.
349

36.2 Page 352

▲back to top
Don Bosco không khuyên bất kỳ một ai thực hành sự hãm mình ngoại
thường, song chỉ là loại hãm mình đến từ cuộc sống hàng ngày. Ngài thúc
giục các em yêu mến chấp nhận chúng: siêng năng học tập, chú ý trong
lớp học, vâng lời các bề trên, chịu đựng những khó chịu trong cuộc sống
như nóng, lạnh, gió lùa, đói, khát, v.v.” và chịu đựng đau khổ vì yêu mến
Chúa và, tất nhiên, để chiến đấu chống lại cám dỗ, tỉnh thức và “canh giữ
các giác quan bên ngoài, đặc biệt là đôi mắt”.21 Việc hãm mình được
nhấn mạnh đặc biệt liên quan đến đức khiết tịnh, mà chúng ta sẽ bàn tới
sau trong cuốn sách này.
Trong lược đồ toàn diện và tương đối đơn giản của những việc này,
Don Bosco cũng thừa nhận một khía cạnh tiêu biểu của truyền thống giáo
dục Công giáo: việc dưỡng dục tốt đẹp, cách cư xử tốt, sự lễ độ được coi
là cần thiết cho một nền giáo dục luân lý vững chắc từ Erasmus đến
Gioan Tẩy giả de la Salle. Loại cư xử văn minh này bao gồm sự sạch sẽ,
ngăn nắp và cấm tất cả các thái cử thô lỗ vốn là một trở ngại cho chính
đức trong sạch. “Các con nên quan tâm đến sự sạch sẽ. Sự sạch sẽ và
ngăn nắp bên ngoài tượng trưng cho sự sạch sẽ và trong sạch của tâm
hồn ta”.22
2. Nữ hoàng nhân đức: đức thanh khiết và khoa sư phạm của nó
Đức thanh khiết là Nữ hoàng các nhân đức; nhân đức bảo vệ các
nhân đức khác. Đó là nhân đức Don Bosco nuôi dưỡng, khao khát, che
chở và bảo vệ nhất. Ngài nhấn mạnh nó với sự lo âu rõ rệt và một thái độ
bảo vệ mạnh mẽ. Không có đức thanh khiết, tâm trí và cõi lòng không
chú tâm đến những lời khích lệ về sự tốt lành và ân sủng và do vậy không
có sự tăng trưởng hiệu quả.
Điều mà Don Bosco đã thực hành và khuyến nghị những người
khác làm bao gồm môi trường xung quanh sạch sẽ, luân lý ngay thẳng
của mọi người trong những môi trường xung quanh đó, gương sáng từ
21 G. Bosco, Il pastorello delle Alpi..., tr. 120-121, OE XV 362-363.
22 Regolamento per le case..., phần II, Chương XI, khoản 1, tr. 80, OE XXIX 176; x.
Chương X và XI, Della modestia e Della pulizia, tr. 78-81, OE XXIX 174-177.
350

36.3 Page 353

▲back to top
các thầy giáo và các nhà giáo dục khác. Ngài dành một loạt lời khuyên
và khích lệ liên quan đến luân lý của các hộ trực, thầy giáo, trưởng
xưởng, điều này trở nên đặc biệt quan trọng khi chúng ta tìm thấy chúng
trong các bút tích sư phạm khác, ví dụ như Bản nhắc nhớ thân tình cho
các Giám đốc Hệ thống Dự phòng năm 1877. Thư luân lưu gửi các
người Salêdiêng vào ngày 5 tháng Hai năm 1874, có thể được coi là một
chương trình hành động. Nó có tựa đề Về cách cổ xuý và giữ gìn luân lý
giữa các trẻ được Chúa Quan Phòng nhân từ giao phó cho chúng ta.
Trước hết, ‘cách thức’ được giải thích như là gương sáng được các nhà
giáo dục cống hiến: sal et lux, muối và ánh sáng. Trong lời nói và hành
động, các nhà giáo dục phải biểu lộ đức thanh khiết chói lọi và thực sự.23
Chúng ta tìm thấy lời khuyên tương tự cho các nhà giáo dục tu sĩ
Salêdiêng trong Hiến Luật Tu hội Thánh Phanxicô Salê, trong phần giới
thiệu, khi Don Bosco đề cập đến lời khấn thanh khiết.24
Để giáo dục giới trẻ tới đức thanh khiết, Don Bosco tổng quát tiên
liệu hai bước: một thì sơ bộ hoặc chữa lành và một thì xây dựng. Bước
đầu tiên được coi hầu như thiết yếu vì Don Bosco coi gìn giữ được sự vô
tội/ngây thơ là một lý tưởng hiếm có giữa các trẻ và thiếu niên. Đaminh
Savio là một gương ngoại thường về việc này khi cậu cự tuyệt những bạn
ít nết na rủ đi tắm.25 Nếu chúng ta giải thích chặt về vấn đề tội nặng và
trách nhiệm của người đã đến tuổi khôn, thì Don Bosco cho rằng hầu hết
những người trẻ là ‘hối nhân' trước tuổi. Trong bài điếu văn đầu tiên của
ngài trong tang lễ của Cafasso, Don Bosco tuyên bố:
Xảy ra là nhiều thiếu niên trở thành con mồi bất hạnh của tật xấu
vào tuổi rất nhỏ, và do đó mất đi kho tàng khôn lường là sự vô
tội trước khi chúng từng biết giá trị của nó; chúng trở thành nô lệ
của Satan, thậm chí không thể nếm trải niềm vui sướng được là
con cái Thiên Chúa. Điều này do không may gặp phải những bạn
23 E II 347-348.
24 xem HL SDB 108-111; P. Braido, Tratti di vita religiosa salesiana nello scritto “Ai
soci salesiani” di Don Bosco del 1875, RSS 13 (1994) 375, 412-414, 439-443; Idem,
Tratti....del 1877/1885 RSS 14 (1995) 108, 135-137.
25 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., tr. 23-26, OE XI 173-176.
351

36.4 Page 354

▲back to top
bè xấu hoặc vì cha mẹ các em bỏ bê, và thông thường, vì xu hướng
tự nhiên là không bằng lòng với một nền giáo dục tốt.26
Phanxicô Besucco đã chia sẻ bí mật này với cha linh hướng của
mình:
Con rất phiền muộn, vì Chúa nói trong Tin Mừng rằng chúng ta không
thể lên trời trừ khi trong trắng hoặc làm việc đền tội. Con không thể
lên trời bằng sự trong trắng nữa vì con đã đánh mất nó. Vì thế, con
phải lên trời bằng cách đền tội.27
Giống như nhiều người đương thời trong các môi trường Công giáo
tương tự, Don Bosco đã nhìn thấy và đánh giá thực tại và các vấn đề của
nó từ góc độ cốt yếu luân lý. Ngài bắt đầu từ giả định rằng một trẻ ở tuổi
khôn biết và tự do chọn lựa, em được ân sủng củng cố và do đó, em có
khả năng đối mặt với tính dục của mình với nhận thức đầy đủ và sự ưng
thuận tự do. Ở đây, ta không xét đến việc điều kiện hoá các yếu tố sinh
học, sinh lý và tâm lý, có ý thức hoặc vô thức, cũng như các bệnh lý.
Một khi bước đầu tiên, giai đoạn chữa lành, được giải quyết thì
bước thứ hai có tính xây dựng diễn ra khi luân lý, tu đức và cầu xin ân
sủng giao nhau. Điều được coi là quan trọng chính yếu song cũng có tính
chất điều kiện hoá là trốn lánh các dịp tội, sự nhàn rỗi, câu chuyện tục
tĩu và bạn bè xấu, sự quen thân với các thiếu nữ cũng như các thiếu nữ
quen thân với các trẻ, hay nói cách khác, “sự canh giữ các giác quan”,
tiết độ và hãm mình.28
26 G. Bosco, Biografia del sacerdote Giuseppe Caffasso..., tr. 12, OE XII 362.
27 G. Bosco, Il pastorello delle Alpi..., tr. 120, OE XV 362.
28 xem Le sei domeniche e la novena di San Luigi Gonzaga, Turin, Speirani and Ferrero
1846, tr. 18-19, 20; Cenni storici sulla vita del chierico Luigi Comollo..., tr. 6-7, 21-
22, 34-35, OE I 6-7, 21-22, 34-35; G. Bosco, Il giovane provveduto...., tr. 20-26, OE
II 200-206. Bài cuối cùng được ban cho như một strenna hoặc chủ đề cho các cuộc
nói chuyện khác với các sinh viên trong năm cho hai Gáim đốc tại các trường, Cha
Bonetti và Cha Lemoyne, trong các thư ngày 30 và 31 tháng Mười Hai năm 1868, Em
II 617-618.
352

36.5 Page 355

▲back to top
Trong cuốn 'Cuộc đời' Micae Magone, Don Bosco trình bày một
danh sách rộng lớn các phương thế phòng ngừa và trị liệu có tính chất tu
đức và tôn giáo: bảy người giám hộ của đức thanh khiết.29
Khảo luận sư phạm súc tích này về việc giữ gìn bảo vệ đức
thanh khiết, thường được giản lược vào sự tiết dục đơn giản và khó
khăn, được phong phú bởi các chỉ dẫn về cách thoát khỏi những suy
nghĩ xấu, canh tân lời kêu gọi theo đuổi những lý tưởng của một cuộc
sống trẻ trung và quảng đại tin tưởng vào sức mạnh của ân sủng, và
“sự nết na”.30
Đương nhiên, xét như liên quan đến giáo dục và tái giáo dục
giới trẻ, tầm quan trọng hàng đầu được dành cho các phương tiện
siêu nhiên, nghĩa là, các bí tích Sám hối và Hiệp lễ, sùng kính Đức
Trinh Nữ và cầu nguyện. Trong Sử Biên niên của thập niên 1860 và
hơn thế nữa trong Sử Biên niên của cha Barberis trong khoảng thời
gian 1875-1879, chúng tôi thấy được lưu trữ một số mô tả khác nhau,
những Huấn từ tối, những bài nói chuyện về đức trong sạch/thanh
khiết, chẳng hạn về tầm quan trọng của nó, các khuôn mẫu của nó,
những nguy hiểm mà nó bị phơi bày bao gồm kỳ nghỉ lễ, gương mù,
những cách để giữ gìn nó. Sự phòng ngừa dường như cũng thừa nhận
có thể có một sự ‘cưỡng bức’, chẳng hạn như đe dọa trục xuất. Rõ
ràng, không có nhiều chỗ dành cho một tiến trình và tình yêu khai
sáng và biệt loại tới tình yêu nhân loại.
3. Khoa sư phạm lựa chọn ơn gọi
Theo Don Bosco, lựa chọn bậc sống không được để mặc cho ý chí
tự do của cá nhân. Cơ bản, ở đây chúng ta đang bàn đến một ơn gọi và
điều này đến từ Thiên Chúa. Do đó, ơn gọi trước hết là một khám phá và
29 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., Chương IX Sua
sollecitudine e sue pratiche per conservare la virtù della purità, tr. 43-47, OE XIII
197-201.
30 xem Regolamento per le case..., phần II, Chương X Della modestia, tr. 78-80, OE
XXIX, 174-176.
353

36.6 Page 356

▲back to top
một lời đáp trả. Vì thế, ơn gọi cần phải được hình thành trong cái tam
giác bất khả né tránh: Thiên Chúa, nhà giáo dục mà có thể là một cá nhân
hoặc một cộng đoàn, và chính người trẻ cần được giúp để thấy "các dấu
chỉ" của Thiên Chúa hoạch định cho mình.
Trong khi có thời gian, chúng ta hãy cầu xin Chúa chỉ vẽ cho chúng
ta con đường chúng ta cần đi.31
Chúng ta có một loạt các Huấn từ tối Don Bosco nói trong tháng
Mười Hai năm 1864 (ngày 5, 10 và 12 tháng Mười Hai) dành cho các trẻ
tại Nguyện xá. Chúng bàn đến những cách thức khám phá ra ơn gọi của
mình rút lại thành ba điểm chính: những việc lành được tôi luyện, những
người khác chứng thực, cha giải tội có ý kiến tích cực.32
Câu chuyện của Valentino hay một ơn gọi bị cản trở là một cách
trình bày gây ấn tượng về một ơn gọi, một ơn gọi giáo sĩ. Ba chương
riêng biệt được dành riêng để mô tả ba thời điểm quan trọng của ơn gọi
này: ơn gọi được hình thành trong một môi trường giáo dục thuận lợi,
những khó khăn gặp phải, sự đổ nát luân lý tiếp sau khi ơn gọi của nhân
vật chính “bị phá hủy và tan rã”.33 Trong chương 5 của cùng một câu
chuyện nói nhiều về các dấu chỉ của ơn gọi mà Don Bosco đã giải thích
nhiều lần cho các trẻ và các thầy giáo: luân lý ngay thẳng, tri thức và tinh
thần giáo hội.34 Lời cảnh báo thông thường về sự từ bỏ mà ơn gọi giáo sĩ
đòi hỏi luôn luôn hiện hữu, cùng với ý chí vững vàng “đấu tranh cho vinh
31 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, Huấn từ tối ngày 5 tháng Mười Hai năm 1864, tr.
38-39; Xem D. Ruffino, Cronache dell'Oratorio di S. Francesco di Sales, No. 1 1860,
tr. 11, 28; Cronache.... No. 2 1861, tr. 22-23.
32 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, Huấn từ tối ngày 5 tháng Mười Hai năm 1864, tr.
38-39; những người khác làm chứng thấy ngài nói chuyện với các thiếu niên vào tối
ngày 10 tháng Mười Hai năm 1864, tr. 40-41 (các hộ trực viên giáo dân có thể là
những cố vấn tồi, tr. 43); vào ngày 12 tháng Mười Hai tr. 44-46 ngài nói về cha giải
tội; quay lại điều này một lần nữa vào ngày 5 tháng Ba năm 1865, tr. 114.
33 xem G. Bosco, Valentino...., Chương V La vocazione (tr. 25-29, OE XVII 203-207),
VI Le difficoltà (tr. 29-34, OE XVII 207-212), VII Una guida fatale (tr. 35-40, OE
XVII 213-218).
34 G. Bosco, Valentino...., tr. 26-29, OE XVII 204-207.
354

36.7 Page 357

▲back to top
quang Thiên Chúa, giành lấy các linh hồn cho Ngài và quan trọng nhất
là cứu chính linh hồn mình”.35
Các cuộc nói chuyện về ơn gọi giả định các chiều kích rộng hơn
với Tu hội phát triển mau lẹ và dự án truyền giáo trong những thập niên
1870 và 1880 bắt đầu hiện thực. Huấn từ tối ngày 7 tháng Mười Hai năm
1875 là một ví dụ về điều này: trước hết Don Bosco giải thích cho các
trẻ về những người truyền giáo đầu tiên ra đi từ Genova và rồi tiếp tục
nữa:
Đương nhiên, giờ đây nhiều người các con cảm thấy ao ước ra đi và
trở thành những người truyền giáo. Tốt lắm, cha chỉ có thể nói với các
con rằng nếu hết thảy các con đều được gộp vào nhóm những người
truyền giáo, vẫn có chỗ sẵn cho mọi người và cha biết chính xác phải
giao nhiệm vụ nào cho các con. Lý do là các nhu cầu thì lớn và các
yêu cầu xin các nhà truyền giáo lại rất nhiều đến nỗi các Giám mục
đưa ra những yêu cầu này đang xin chúng ta giúp đỡ; các ngài cũng
cho chúng ta biết rằng một số việc truyền giáo, mới chỉ bắt đầu, đã
phải bỏ đi vì thiếu nhà truyền giáo. Nhưng hiện tại, các con hãy bắt
đầu bằng cách chuẩn bị bản thân mình cho truyền giáo bằng cầu
nguyện, khi trở nên thực sự tốt lành, là các nhà truyền giáo cho nhau,
làm gương sáng cho nhau cũng như học tập chăm chỉ, chu toàn các
bổn phận học hành và làm việc ở trường. Rồi, các con sẽ thấy rằng
với ơn Chúa giúp, các con sẽ có thể đạt được mục tiêu của mình và
được Chúa và tất cả mọi người yêu mến.36
Vô số các cuộc nói chuyện với các trẻ, các bài nói chuyện với các
tập sinh và hậu tập sinh, các bài huấn đức dành cho những người
Salêdiêng và cách riêng các Giám đốc, nhất là dịp lễ Thánh Phanxicô
Salê và những can thiệp tại các Tổng Tu nghị... tất cả đều nhằm giáo dục
giới trẻ chọn ơn gọi của mình.
Tại các cuộc họp của những người Salêdiêng giữ các vị trí trách
nhiệm, Don Bosco cũng trở thành một nhà giáo dục giữa các nhà giáo
dục trong vấn đề này. Để vun trồng ơn gọi và làm cho các ơn gọi nên
35 G. Bosco, Valentino...., tr. 29, OE XVII 207.
36 G. Barberis, Cronichetta, quad. 3Bis, tr. 36.
355

36.8 Page 358

▲back to top
cuốn hút, Don Bosco nhiều lần đề nghị thực thi đức ái giữa các nhà giáo
dục, và lòng mến thương đối với người trẻ, tắt một lời, trung thành thực
thi Hệ thống Dự phòng.37
Cả học sinh học văn hoá và các trẻ lao động đã được Don Bosco
nhiều lần mời nhìn đến những dấu chỉ cho thấy ơn gọi từ Thiên Chúa và
được trình bày với viễn cảnh là được cá nhân hiện thực, trong thế giới cũ
và mới.38
4. Khoa sư phạm của 'những sự sau cùng’
Cái chết, Phán xét, Hoả ngục, Thiên đàng có ảnh hưởng đặc biệt
trong việc giáo dục giới trẻ cam kết thực sự. Đây là cách thức ưu tuyển
để mang lại một nền giáo dục nghiêm túc là kính sợ và yêu mến Thiên
Chúa, một cách thức đầy năng lượng và sáng kiến. Một ‘niềm kính sợ
ngay chính’, có thể bắt đầu như sợ hãi, một loại sợ hãi nô lệ, nhưng nó
tiến hóa có chủ ý và nhanh chóng trở thành một niềm kính sợ hiếu tử
vốn là đầu mối khôn ngoan và chính là cách dẫn đến ân sủng và tình
yêu.
Khoa sư phạm của 'những điều sau cùng’ đến với Don Bosco cách
tự nhiên. Cá nhân ngài trải nghiệm điều đó thông qua nhận thức về trách
nhiệm siêu phàm mà một linh mục có được vì phần rỗi người khác, vốn
là điều kiện để chính mình được cứu rỗi. Do đó, việc Don Bosco giảng
về 'những điều sau hết' không thể là gì khác ngoài một chứng từ cảm
động và thuyết phục, trước khi là những lời nói đơn giản hoặc một lời
khuyên hoặc cảnh báo. Đối với Don Bosco, ‘những điều sau cùng’ là một
nguồn quan tâm, thấm đậm tình yêu và niềm kính sợ Kitô hữu. Có một
37 Xem ví dụ G. Barberis, Cronaca, quad. 19 Những chỉ thị cho cuộc tĩnh tâm ở Lanzo
13 và 14 tháng Chín năm1875, tr. 1-14, G. Barberis, Cronaca, quad. 14, buổi huấn
đức tại Nguyện xá, 4 tháng Hai năm 1876, tr. 42-45; 19 tháng Ba năm 1876, tr. 63-
66; G. Barberis, Verbale del Capitolo Superiore, quad II, at Alassio, 7 tháng Hai năm
1879, tr. 73-76.
38 Xem ví dụ G. Barberis, Cronichetta, quad. 5, các bài giảng buổi tối 15 tháng Ba năm
1876, tr. 19; quad. 6Bis cho các thiếu niên lao động, 31 tháng Ba năm 1876, tr. 14-17;
G. Barberis, Cronaca, quad. 3, 13 tháng Năm năm1877, tr. 1-4.
356

36.9 Page 359

▲back to top
bằng chứng cảm động về điều này, giữa nhiều thứ khác, trong một bài
viết mà ngài viết vào cuối đời và được tìm thấy trong Memorie dal 1841
al 1884-5-6:
Các con yêu dấu của cha, cha biết các con yêu cha. Cầu mong tình
yêu, tình mến này, không chỉ để lại tiếng khóc sau khi cha chết. Trái
lại, các con hãy cầu nguyện cho linh hồn cha được an nghỉ đời đời.
Cha đề nghị hãy cầu nguyện, thực hiện các việc bác ái, hãy khổ chế
bản thân, hiệp lễ để đền bù những lỗi lầm mà cha có thể đã phạm phải
khi làm điều tốt và ngăn chặn điều ác. Xin cho những lời cầu nguyện
của các con hướng lên trời với ý định đặc biệt này để cha có thể được
hưởng lòng thương xót và sự tha thứ ngay từ giây phút đầu tiên cha
xuất hiện trước tòa uy nghi cao cả của Đấng dựng lên cha.39
Ngôn ngữ của Don Bosco về những điều sau cùng, dù xem ra mãnh
liệt, không làm giảm giá trị cuộc sống và hoàn cảnh trần thế. Trái lại,
chúng là cái giá của một cuộc sống hạnh phúc ở đây và bây giờ và trong
cõi vĩnh hằng. Tuy nhiên, chắc chắn Don Bosco muốn lôi kéo các thiếu
niên phải chú tâm suy nghĩ về cõi vĩnh hằng vốn cực kỳ quan trọng hơn
bất cứ điều gì khác: sự vĩnh cửu với Thiên Chúa, tràn ngập hạnh phúc,
thiên đường; hoặc luận phạt và bất hạnh đời đời, hoả ngục. Chết và phán
xét là cánh cửa cho cả hai: sự vĩnh cửu của chúng ta, niềm vui đời đời
hoặc đau khổ vĩnh viễn lệ thuộc thời khắc đó.
Chính từ sự chuẩn bị và suy niệm về cái chết như vậy đưa tới việc
Dọn mình Chết lành.40 Một cách lý tưởng, người ta lặp lại nó cả vạn lần,
với những thông báo về những bệnh tật chí tử sắp tới, tiên đoán những
cái chết bất ngờ, những khích lệ và tiên đoán. Về điều này, Don Bosco
tuân theo cách thực hành mục vụ chăm sóc linh hồn hằng bao thế kỷ, có
lẽ nhấn mạnh hơn một chút về phía ‘tác vụ của kính sợ’ nhưng hoà trộn
39 F. Motto, Memorie dal 1841 al 1884-5-6.., RSS 4 (1985) 126.
40 Lời kinh cổ điển cho thực hành như vậy đã được giới thiệu trong ấn bản đầu tiên năm
1847, trong Giovane provveduto (tr. 138-143, OE II 318-323). Đặc biệt Preghiera per
la buona morte có thể gây bối rối. Được J. Delumeau trích dẫn, La Peur en Occident
(XIVe-XVIIIe siècles). Une cité assiegée. Paris, Fayard 1978, tr. 25-27: ông nghe
người ta nói kinh đó được đọc lên ở Nice tại trường Salêdiêng nơi ông học thời thiếu
niên.
357

36.10 Page 360

▲back to top
với những ghi nhớ huấn giáo, những vang vọng lời cảnh báo của mẹ ngài,
những bài giảng được nghe trong giáo xứ của ngài hoặc được giảng trong
tuần đại phúc xứ đạo, các bài suy niệm từ chủng viện, lời khuyên nhận
được từ các cha giải tội và linh hướng của ngài. Ngài làm tất cả những
điều này phù hợp với điều khoản truyền thống đạo giáo được dân chúng
chấp nhận.41
Trong nhiều năm, khi ban Hoa thiêng cho năm mới, Don Bosco lặp
lại cùng một ao ước giống như ngày 31 tháng Mười Hai năm 1861:
Tất cả chúng ta hãy sẵn sàng để khi cái chết bất ngờ xuất hiện, mọi
người có thể thấy chúng ta được chuẩn bị ra đi vào cõi đời đời, trong
bình an.42
Ngài nối kết gọn gàng ngày cuối năm với ngày cuối đời của chúng
ta ('những điều sau hết').
Don Bosco xin các nhà giáo dục hãy thẳng thắn khi giảng hoặc linh
hướng cho các trẻ về ‘những điều sau cùng’. Ngay cả trong việc này, Don
Bosco cũng là một bậc thầy không thể tranh cãi. Chúng ta thấy nó trong
các bút tích và những nhắc nhở của ngài, các Huấn từ tối vào cuối năm,
những Hoa thiêng khác nhau, những ghi chú ngắn được trao cho các cá
nhân, những câu nói được viết trên tường của các cổng Nguyện xá.
Trong một vài bối cảnh, ví dụ như trong 'Cuộc đời’ của những
người trẻ, ý tưởng thiên đường được ưu tiên bàn đến. Trong các bối cảnh
khác, Don Bosco đánh thức lại cái tư tưởng rằng cái chết đang đè nặng
lên chúng ta với tất cả sự nghiêm trọng và trách nhiệm mà nó hàm ẩn.43
và cái tư tưởng rằng có lẽ không còn thời giờ để sám hối tội lỗi của mình,
và do đó có thể sa hoả ngục.
41 xem J. Delumeau, Le péche et la peur: la culpabilisation en Occident (XIIIe-XVIIIe
siècles). Paris, Fayard 1983, 741 p. Như đối với ghi chú trước đó, điều này cũng đã
xuất hiện trong tiếng Ý.
42 G. Bonetti, Annali II (1861-1862), tr. 3-4.
43 Tử vong lúc còn bé không quá hiếm tại thời điểm có mức tử vong ở trẻ sơ sinh và
giới trẻ cao. Những người ở Nguyện xá đã trải nghiệm điều này trong gia đình hoặc
nơi sinh của mình, và một năm vài lần tại Nguyện xá.
358

37 Pages 361-370

▲back to top

37.1 Page 361

▲back to top
Ở một trong những Tuần Cửu Nhật truyền thống kính Đức Mẹ,
Don Bosco có thể đơn giản nói như sau:
Những Tuần Cửu Nhật để tôn vinh Mẹ Thiên Quốc của chúng ta là
những ngày tràn đầy ân huệ và ơn mạnh sức. Khốn cho những kẻ
không biết tận dụng chúng. Cha hy vọng, đúng hơn, cha chắc chắn
rằng mười chín trong số hai mươi người sẽ tận dụng những Tuần Cửu
Nhật này và người Mẹ tốt lành của chúng ta sẽ chào đón họ vào thiên
đường. Những người khác không muốn tận dụng những Tuần Cửu
Nhật này phải nhớ rằng ngọn lửa hoả ngục đời đời đang chờ đợi họ
nếu họ không tỏ ra sẵn sàng hoán cải.44
Các con thân yêu của cha, ai chưa tận dụng nó thì đừng bỏ lỡ nó. Dum
Tempus Habemus, chừng nào chúng ta còn thời gian... tất cả chúng ta
phải thực hiện một hành trình dài... Ibit in domum aeternitatis suae,
họ sẽ đi đến cõi đời đời dành cho họ.45
Khoa sư phạm của ‘những điều sau cùng’ cũng được tìm thấy trong
nhiều ‘giấc mơ’ gợi lại bi kịch cứu rỗi và trách nhiệm cá nhân của chúng
ta đối với nó. Những tường trình do các thiếu niên cho cha Cafasso,
Silvio Pellico và Bá tước Cays thì đặc biệt ý nghĩa; bậc thang lên trời;
sườn dốc của bảy ngọn đồi; con đường hư mất. Có nhiều hình ảnh khác
nhau về hành trình khó khăn hướng tới ơn cứu rỗi mà vô tình là cuộc lữ
hành trần thế của mọi người per sanguinem, aquam et ignem, qua máu,
nước và lửa. Cách này hay cách khác, các thiếu niên được kêu gọi để sửa
đổi lương tâm của mình, với một biểu hiện lo lắng rõ ràng và sẵn sàng đi
xưng tội.46
44 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, Huấn từ tối ngày 2 tháng Mười Hai năm 1864, tr.
34-35.
45 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, Huấn từ tối ngày 5 tháng Mười Hai năm 1864, tr.
40.
46 xem D. Ruffino, Cronache dell'Oratorio di S. Francesco di Sales, No 2 1861, Huấn
từ tối ngày 31 tháng Mười Hai năm 1860, tr. 2-6; G. Bonetti, Memoria di alcuni fatti...,
tr. 65-69; D. Ruffino, Cronache dell'Oratorio di S. Francesco di Sales, No. 2 1861,
Huấn từ tối ngày 12 và 15 tháng 01 năm 18612, tr. 6-8, 13; D. Ruffino, Cronache
dell'Oratorio di S. Francesco di Sales, 1861, 1862, 1863, Huấn từ tối ngày 7 tháng
Tư năm 1861, tr. 2-22; G. Bonetti, Annali I, tr. 17-34; G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff
Huấn từ tối 22 tháng Mười năm 1864, tr. 4-8.
359

37.2 Page 362

▲back to top
"Chúng ta rẽ biển hiểm nguy" là lời của một bài thánh ca được đưa
vào ấn bản cuối cùng của Người bạn đường của Giới trẻ và được giải
thích trong một "giấc mơ" khác rất biểu tượng mà Don Bosco thuật lại
cho các trẻ ngày 1 tháng Giêng năm 1866. Trong 'giấc mơ đó', cuộc đời
được miêu tả như một chuyến đi nguy hiểm bằng bè trên nước lũ bị gió
bão vùi dập phủ cả một mặt đất bao la. Điều răn thứ sáu và thứ bảy gặp
nguy hiểm hơn các điều răn khác. Don Bosco kêu gọi các trẻ nên dễ dạy
và vâng lời.47
Giấc mơ về hoả ngục, được thuật lại ngày 3 tháng Năm năm 1868,
và được cha Gioakim Berto truyền lại cho chúng ta, liên quan đến một
vụ đắm tàu mà từ đó không có sự cứu rỗi. Có những thiếu niên lao đầu
vào nơi trừng phạt đời đời và chết điếng ở đó. Người ta nghe thấy tiếng
chúng thét: “Chúng tôi đã sai lầm ngốc nghếch”. Chúng chưa bị trầm
luân nhưng chúng sẽ bị như thế nếu chúng chết ngay lúc đó. Don Bosco
thấy những từ sau được viết ở đâu đó: “điều răn thứ sáu”. Ngay cả những
người gắn bó với của cải trần thế, thì bất tuân, kiêu ngạo hoặc là nạn
nhân của vị nể đều có nguy cơ xuống hỏa ngục.48
Ngoài những giấc mơ, Don Bosco còn ‘tiên đoán’ một số cái chết.
Sử biên niên về những năm đầu tiên, thập niên 1860, được các cha
Ruffino, Bonetti và Lemoyne truyền lại cho chúng ta, luôn quan tâm đến.
Cha Gioan Tẩy giả Lemoyne là người chính xác nhất vì ngài đã tiến hành
một quá trình xác minh cẩn thận để xác định xem dự đoán có thành sự
thật hay không.
Đôi khi Don Bosco chú ý nhiều hơn đến tâm lý của giới trẻ; dường
như ngài quan tâm đến những gì hữu ích thiêng liêng cho tâm hồn của
các em, theo nguyên tắc được xác định rõ: “Khi điều gì đó biến nên tốt
lành cho các tâm hồn, thì nó chắc chắn đến từ Chúa và không thể đến từ
Ma Quỷ.” Sau đó, ngài cũng nói thêm: “Cha thông tin điều độc đáo này
47 Một đoạn ngắn trong G. B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, tr. 157; được khai triển trong
Documenti và MB VIII 275-282.
48 G. Berto, Cronaca 1868-2, tr. 9-20.
360

37.3 Page 363

▲back to top
cho các con: Ma Quỷ đã bị đánh bại trong nhà này và nếu chúng ta tiếp
tục theo cách này, nó sẽ buộc phải tuyên bố phá sản thôi”.49
Trong một số dịp Don Bosco biện minh cho kế hoạch của mình khi
gọi nó là bổn phận ngài thực hiện vì phần rỗi người trẻ.50 “Niềm kính sợ
tốt lành”, sự nghiêm túc, trách nhiệm đặc trưng hoá khoa sư phạm về
‘những điều sau cùng’ mà Don Bosco kiên trì thực hành giữa giới trẻ. Về
nguyên tắc, loại sư phạm này không tạo ra các cảm giác lo lắng, mặc dù
những dự đoán về cái chết thực sự gây ra như thế. Don Bosco biết điều đó
và đôi khi chính tự ngài biện minh, chẳng hạn như ngài đã làm trong Huấn
từ tối vào ngày 16 tháng Ba năm 1865. Và, hãy lưu ý rằng, đây không phải
là cuộc nói chuyện duy nhất thuộc loại này:
Khi cha đứng đây và thông báo rằng một em khác sắp chết, vì Chúa
hãy cho cha biết xem có em nào quá sợ hãi trước những thông báo
này hay không; em đó hãy viết thư cho cha mẹ xin ra khỏi Nguyện xá
vì ‘Don Bosco luôn tiên đoán một ai đó sẽ chết.’ Nhưng các con hãy
nói cho cha biết điều này: nếu cha không báo tin này, liệu Ferraris có
chuẩn bị thật tốt để ra trước tòa Chúa không?... Đối với những em rất
sợ chết, cha nói: "Các con thân mến, hãy thực thi các bổn phận của
mình, đừng lao vào câu chuyện tục tĩu, năng đến với các bí tích, đừng
nhượng bộ tính tham ăn và cái chết sẽ không làm các con sợ hãi.51
5. Nền giáo dục tới hy vọng và niềm vui
Loại giáo dục này, chắc chắn có vấn đề theo một số cách thức, đã
góp phần duy trì cách tiếp cận cuộc đời sống theo phương châm: “Chúa
nhìn con!” Thiên Chúa này là một người cha và một thẩm phán, yêu
thương vĩ đại, và là một người canh giữ công nghiệp nghiêm khắc,
khuyến khích cũng như một đấng gia phạt bất kỳ lỗi lầm, bất cứ nơi nào.
49 D. Ruffinom Cronache..., No 2 1861, Huấn từ tối ngày 17 tháng Hai năm 1861, tr.
14-15.
50 xem G. Bonetti, Annali II (1861-1862), cuộc nói chuyện buổi tối ngày 25 tháng Tư
năm 1862, tr. 68-69; D. Ruffino, Cronaca 1861 1862 1863 1864 Huấn từ tối ngày 11
tháng 01 và 4 tháng Hai năm 1864, tr. 14-15; G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, Huấn
từ tối ngày 18 tháng Mười Hai năm 1864, tr. 53.
51 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff Huấn từ tối ngày 16 tháng Ba năm 1865, tr. 118.
361

37.4 Page 364

▲back to top
Đây là loại thần học phổ biến, được cô đọng thành lời khuyên cho thời
gian nghỉ lễ và ngài nêu ra trong Huấn từ tối đã được trích dẫn vào ngày
21 tháng Tám năm 1877, cho cả học sinh học văn hoá và các em làm việc
tại Nguyện xá. Cuối cùng, “niềm kính sợ tốt lành” này thì thiết thân với
tình yêu được thể hiện bằng cách phó mình cho Thiên Chúa, là Cha giàu
lòng thương xót.
Chúng ta không được nghĩ rằng Chúa chỉ tàn bạo và công thẳng cứng
rắn. Don Bosco đảm bảo với họ, không phải vậy, đúng hơn Ngài hoàn
toàn thương xót, nhân lành và yêu thương. Giống như người xúc phạm
đến Thiên Chúa phải sợ Ngài, vì vậy, người nào có thể nói về bản thân
mình: không có gì khuấy động lương tâm tôi, nên tôi mãn nguyện.
Với người sau, cha có thể nói: hãy đi ngủ ngon; hãy làm cho giờ giải
trí của các con được vui vẻ và sống hạnh phúc. Nếu ai đó sống an hòa
với Thiên Chúa họ sẽ sống hạnh phúc, còn người không thể nói mình
có lương tâm tốt lành thì nên sợ hãi, kẻo Chúa sẽ lấy mất thời gian
của họ.52
Cùng với sự cam kết có trách nhiệm, những cảm nhận về hy vọng
và niềm vui triệt để cũng có thể xuất hiện.
Theo đức tin đơn sơ và truyền thống mà Don Bosco gắn bó, sống
và chết là những biến cố mà chúng ta phải nắm chặt, giống như chúng ta
phải nắm chặt thiện và ác, phần thưởng và hình phạt, thiên đàng và địa
ngục, một cách thứ tự, tất cả các nguồn, với niềm hy vọng chính đáng và
sự kính sợ lành mạnh. Trong viễn cảnh này, người tốt sẽ luôn mong nghe
những lời hy vọng, hạnh phúc vĩnh cửu và một niềm vui trần thế vững
chắc, mặc dù tạm thời, tất nhiên tất cả được kết nối với cách thức người
ta thực hiện bổn phận hàng ngày ra sao. Nếu chúng ta muốn có một vụ
mùa bội thu, trước hết chúng ta phải gieo “những điều tốt và hữu ích”.53
52 G. Barberis (G. Gresino), Cronaca, quad. 3, Huấn từ tối ngày 21 tháng Tám năm
1877, tr. 12; cũng xem G Barberis (E. Dompé), Cronaca quad. 15, tr. 27.
53 G. Barberis, Cronichetta, quad. 2 Huấn từ tối, thứ 4 ngày 7 tháng Bẩy năm 1875, tr.
39-43; tương tự trong D. Ruffino Le doti grandi e luminose..., tháng 01 năm 1864, tr.
14-15.
362

37.5 Page 365

▲back to top
Người trẻ được dẫn vào việc thừa nhận không chỉ sự hiện diện liên
tục của cái chết, mà còn về viễn cảnh quyến rũ của thiên đường mà ta
cầu khẩn nhờ Mẹ Maria trung gian.54 Niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ
ban cho chúng ta thiên đường dựa trên những bảo đảm an toàn do lý trí
và đức tin mang lại: đã được rửa tội và sống như một người Công giáo,
có thể hưởng lợi nhờ bí tích Tha thứ, có cơ hội kín múc sức sống từ Bí
tích Thánh Thể, có thể thực hành việc hãm mình và đức ái Kitô giáo; và
đặc biệt bởi việc biết rằng Chúa Giêsu Kitô đã đổ máu để cứu rỗi chúng
ta và vì hạnh phúc của chúng ta.55
Từ năm 1863, cuốn Người bạn đường của Giới trẻ đã bổ sung thêm
dòng cuối cùng từ phần trình bày của ấn bản đầu tiên, “Hãy sống hạnh
phúc và xin Chúa ở cùng bạn”, với kết luận “Hãy sống hạnh phúc và xin
cho niềm kính sợ Chúa là kho báu của bạn suốt cả cuộc đời".56 Ấn bản
1875 lại bổ sung phong phú khác: “Xin trời ban cho bạn những tháng
năm dài hạnh phúc và lòng kính sợ Thiên Chúa luôn là kho báu tuyệt vời
tuôn tràn trên bạn với những ân huệ từ trời trong lúc này và muôn thuở
muôn đời”.57 Vào cuối năm 1847 chép rằng: “Phải, vì yêu mến Chúa
Giêsu và Đức Maria, bằng những việc lành, hãy chuẩn bị bản thân để
nghe Thiên Chúa phán quyết yêu thương và hãy nhớ rằng phán quyết
càng đáng sợ đối với một tội nhân, thì tương tự như vậy, dấu chứng mà
Chúa Giêsu nói với một người đã sống như một Kitô hữu phải sống, lại
càng an ủi; Người sẽ nói: ‘Hãy đến và hưởng vinh quang mà Ta đã chuẩn
bị cho con’;58 “ý nghĩ và suy xét về hoả ngục càng kinh hãi bao nhiêu thì
ý nghĩ về thiên đường Thiên Chúa ban tặng cho các con, càng an ủi bấy
54 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff cuộc nói chuyện buổi tối trong tuần cửu nhật kính
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, 2 tháng Mười Hai năm 1864, tr. 34-35.
55 G. Reano, cựu học sinh của Nguyện xá, thư gửi cha G. Bonetti 2 tháng Hai năm1885,
tr. 40-42; rút lại một Huấn từ tối của D. Bosco trong một tuần cửu nhật kính Đức
Maria để trả lời câu hỏi, tại sao Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta thiên đàng?
56 G. Bosco, Il giovane provveduto..., Turin, Nhà in Nguyện xá thánh Phanxicô Salê
1863, tr. 6
57 G. Bosco, Il giovane provveduto..., Turin, Nhà in Nguyện xá thánh Phanxicô Salê
1875, tr. 7, OE XXVI 7.
58 G. Bosco, Il giovane provveduto..., tr. 43, OE II 223.
363

37.6 Page 366

▲back to top
nhiêu. Ôi, nơi đó ta được hưởng mọi sự thiện hảo thật đáng khao khát và
đáng yêu biết bao”.59
6. Dấu chỉ của khoa sư phạm khác biệt và trong bối cảnh
Một điều khá rõ ràng là kể từ hai thập niên đầu tiên đánh dấu sự
khởi đầu phát triển văn hóa và thiêng liêng của mình, Don Bosco đã tin
rằng nếu người trẻ phải dấn thân vào bất cứ loại hành trình nào để tăng
trưởng nhân bản và Kitô hữu, họ cần phải tri nhận căn tính và tiềm năng
cá nhân để phục hồi và phát triển.
Don Bosco tin rằng người lớn cùng đồng hành với người trẻ phải
nâng đỡ họ với một trực giác tương tự. Như chúng ta đã thấy, sự tương
tác này giữa người trẻ và nhà giáo dục tạo nên yếu tính của Hệ thống Dự
phòng theo Don Bosco. Ta không thể đưa ra ý nghĩa nào khác để Don
Bosco phân loại những người trẻ thành “những kẻ tinh quái, đãng trí và
tốt lành”, hoặc để ngài đề xướng những cách khác biệt khi tiếp xúc với
các em.
Những cách tiếp cận khác biệt lần đầu tiên được thấy trong cuốn
Phác thảo Lịch sử, rồi trong các điều khoản chung của cuốn Những Quy
Luật dành cho các nhà, năm 1877. [Phác thảo] Cuốn đầu tiên là một tài
liệu kiểu mẫu và thường bị bỏ qua. Don Bosco giải thích: “Những em
đãng trí thường xuyên la cà và ít làm việc, ta có thể dẫn tới một thành
công bằng cách dạy cho các em một nghề, qua hộ trực, bằng cách dạy dỗ
và giữ các em bận rộn”. Không phải tất cả các em sẽ trở thành Kitô hữu
hoàn hảo nhưng chắc chắn sẽ là những công dân tốt, những người lao
động trung thực, những con người có trách nhiệm về luân lý và dân sự
và, có lẽ, những người Kitô hữu tốt giữ ngày Chúa nhật. Trái lại, đối với
những em ranh mãnh, những kết quả đòi lâu hơn. “Sự kiện các em không
trở nên tệ hơn” là một mục tiêu đáng kể, dẫu tối thiểu. “Nhiều em thành
công khi trở nên khôn ngoan hơn và do đó kiếm sống cách trung thực”.
Đây chắc chắn là một kết quả đáng chú ý dưới diện một người trẻ tăng
59 G. Bosco, Il giovane provveduto..., tr. 48-49, OE II 228-229.
364

37.7 Page 367

▲back to top
trưởng tới trưởng thành và lấy lại các giá trị trần thế nhất quán. Nó có
thể là một sự chuẩn bị tiềm lực để đi theo Tin Mừng vì nó cung cấp một
số hiểu biết về cuộc sống và, có lẽ, niềm tin vào Thiên Chúa.
Dù sao đi nữa, có một "khoa sư phạm của hy vọng" được thiết lập
tốt đẹp. Hạt giống đã được gieo và sẽ sinh trái. Phải dành chỗ cho thời
gian và ân sủng tiếp tục làm việc: “Cùng những em xem ra không nhạy
cảm khi được chăm sóc đúng lúc tìm được chỗ cho những nguyên tắc tốt
mà các em đã học được và sau này sẽ sinh ra kết quả”.60
Chẩn đoán, dự đoán và liệu pháp tâm lý do bởi kinh nghiệm thực
và rộng hơn mang lại. Những kinh nghiệm này bao gồm từ bối cảnh vùng
núi nông thôn, (Phanxicô Besucco và Severinus) đến các trường hợp ở
thành phố và đô thị với các nhà tù, quảng trường công cộng, những chốn
hư hỏng; từ những người cạo ống khói và tá điền làng đến những đứa
ranh mãnh; từ những trẻ nông thôn tầm thường song ngay thẳng, bị lạc
lõng trong thành phố, không biết địa thế cũng như ngôn ngữ, đến những
đứa trẻ đường phố, trẻ mồ côi, và cả học sinh và công nhân trẻ cần một
sự huấn luyện văn hóa và một nghề nghiệp thích hợp.
Đây chính là cơ sở của một ‘khoa sư phạm của những điều có thể’
vốn khác biệt về mục tiêu, nhịp điệu, những đồ cung cấp và các kết quả
và là nguồn gốc của một linh đạo giới trẻ thực tế, đa dạng, không cứng
nhắc cũng như không hệ thống.
Trong các bút tích tường thuật trong thập niên 1850, chúng ta chú
ý đến những cách khác nhau mà các nhân vật khởi sự hành trình hồi phục
mình: Trong các cuộc đối thoại thứ sáu và thứ bảy ta tìm được trong các
Các Biến cố đương thời được trình bày dưới dạng đối thoại (Fatti
contemporanei esposti in forma di dialogo l853), Lu-y, nhân vật chính vô
danh của cuốn Cuộc đời bất hạnh của một kẻ bội giáo mới (La vita infelice
di un novello apostata 1853), là người trẻ bị dụ dỗ “bằng những lời hứa
hoặc những món quà nhỏ”, trong cuốn Phác thảo lịch sử (Cenno
storico1854), những người lính được Phêrô tiếp cận trong doanh trại, trong
60 Cenni storici..., trong P. Braido (Ed.), Don Bosco nella Chiesa... tr. 78-79.
365

37.8 Page 368

▲back to top
cuốn Sức mạnh của một nền giáo dục tốt (La Forza della buona
educazione l855), thủ lĩnh băng đảng trẻ của những kẻ ám sát được Thánh
Sử Gioan cứu, như được ghi lại trong cuộc đời của các Đức Giáo Hoàng
Thánh Linus, Thánh Cletus và Thánh Clement (Vita de' sommi Pontefici
S. Lino, S. Cleto, S. Clemente l857).
7. Vấn đề thanh thiếu niên chưa được giải quyết
Ngay cả một phân tích cẩn thận về những gì mà Don Bosco như
một nhà giáo dục đã nói và đã làm có thể để lại ấn tượng rằng một số vấn
đề liên quan đến đời sống của giới trẻ, chỉ được bàn đến vắn tắt. Giáo
dục chính trị, xã hội của Don Bosco cốt yếu nhắm đến bình diện tôn giáo
và luân lý. Các hướng dẫn tương tự được tuân theo khi giải quyết các
vấn đề mà cuối cùng sẽ được liệt kê dưới việc dẫn dắt giáo dục giới tính,
giáo dục tình yêu, như chuẩn bị cho việc đính hôn61 và hôn nhân và sự
can thiệp trong trường hợp thanh thiếu niên phải đối mặt với khủng
hoảng đức tin, sự nghi ngờ, sự không khoan dung và sự vong thân. Trong
số những cuốn sách của Don Bosco có một số trình bày những tình huống
khó khăn sinh ra bởi những cuộc gặp gỡ người Tin lành (ví dụ
“Severinus” hay “những cuộc phiêu lưu của một thanh niên từ Alps”
[1868] hoặc với một cá nhân hư hỏng (Valentino... 1866) nhưng chúng
không đưa ra những giải pháp thuyết phục.
Chúng ta ghi nhận hai cuộc khủng hoảng do bối cảnh trong lãnh
vực đức tin và luân thường đạo đức, và những gợi ý được Don Bosco
đưa ra hoặc thực sự được rút ra từ một số lá thư linh hướng của chính
Don Bosco. Một ghi chú nhật ký do cha Đaminh Ruffino để lại lần ngược
lại tới tháng Sáu năm 186262 cung cấp dấu hiệu đầu tiên. Don Bosco kêu
61 Về vấn đề tình dục ở tuổi dậy thì Peter Stella nhận xét: “Chúng ta không thể quả
quyết nói rằng Don Bosco và thời đại của ngài không thể hiểu được. Không biết hoặc
không giải quyết các vấn đề gắn với việc thủ dâm của người trẻ”. (P. Stella, Don
Bosco nella storia della religiosità cattolica, tập II, tr. 262). Những nhận xét trong
các trang sau thì có tính chỉ dạy dù khó hiểu: Problemi particolari dell'educazione tra
pubertà e matrimonio (tr. 262-274).
62 Lemoyne gán việc này cho việc ghi nhật ký của Gioan Bonetti mà chúng ta không
thể truy tìm. Bản văn của Ruffino ngắn hơn văn bản dài hơn trong MB VII 192.
366

37.9 Page 369

▲back to top
gọi những người trợ giúp trẻ tuổi của mình chú ý tới các cuộc khủng
hoảng của giới trẻ trong lĩnh vực thực hành đạo. Ngài không đưa ra giải
pháp nhưng nghĩ rằng việc nhớ lại một cảnh báo trong quá khứ từ một
giáo viên có thể mang lại điều tốt nào đó trong tương lai.
Chúng ta phải cung cấp cho các thiếu niên những phương tiện bảo vệ
cho tương lai khi chúng ở tuổi 17 hoặc 18: “coi đây, một thời đại rất
nguy hiểm đang đến gần. Ma quỷ đang chuẩn bị gài bẫy để làm các
con sa ngã. Đầu tiên, nó sẽ nói với các con rằng việc năng hiệp lễ là
dành cho con nít chứ đâu phải cho những người lớn như các con và
vì vậy các con không hiệp lễ. Sau đó, ma quỷ sẽ khiến các con tránh
xa các bài giảng và làm cho các con chán ngán lời Chúa. Khi gặp các
em lúc đã trưởng thành, chúng ta nên nói: “Các con có nhớ những gì
cha nói với các con không? Các bạn ấy sẽ nói: “Dạ, đúng vậy”. Hồi
ức này sẽ tốt cho các em.63
Không kém thất vọng là giải pháp Don Bosco đưa ra cho một thiếu
niên đang gặp khủng hoảng đức tin. Người thuật lại thì đáng tin cậy -
Chân phước Micae Rua.
Ngài ghi lại sự kiện này trong cuốn nhật ký rất ngắn gọn của mình.
Khi một em lao động xin liệu cậu có thể tham gia cùng các học sinh học
chữ không, Don Bosco đã đồng ý. Chắc hẳn em đó phải thông minh và
tự thân đang tìm kiếm điều gì đó. Có lẽ tại thời điểm đó không có ai để
cậu có thể tâm sự.
Sau vài tháng học hành, cậu bất ngờ bị những cám dỗ tấn công, bắt
đầu nghi ngờ Thiên Chúa có hiện hữu không, có thiên đàng và địa
ngục không, v.v. Cậu không cảm thấy thỏa mãn tự mình giữ ý nghĩ
này và vì vậy bắt đầu bày tỏ với những người bạn cùng lớp. Điều này
chắc chắn nguy hiểm cho những người lắng nghe cậu. Don Bosco biết
được việc này và sau đó không lâu tìm ra một phương pháp cứu chữa
để xóa tan những nghi ngờ. Vị ân nhân của cậu yêu cầu Don Bosco
sắp xếp chuyển cậu từ chỗ các em làm việc sang khu học sinh. Trước
sự hiện diện của cậu, Don Bosco đề nghị trong thời điểm hiện tại, tốt
hơn hết là không nên đưa ra bất kỳ quyết định rõ ràng nào vì có vẻ
63 D. Ruffino, Memorie 1862 1863, tr. 79.
367

37.10 Page 370

▲back to top
như đầu óc của cậu có thể không kham nổi việc học và cậu vẫn chưa
chắc chắn. Đó là khi cậu nhận ra những bước đi sai lầm mà mình đã
thực hiện. Cậu thừa nhận tác hại mà cậu đã gây ra khi bị những nghi
ngờ trong tâm trí khuất phục và nhiều hơn nữa tác hại mà cậu đã gây
ra bằng cách lặp lại những nghi ngờ này với các bạn cùng lớp. Cậu
chỉnh đốn bản thân và từ đó trở đi sống một cuộc đời nhiệt thành.64
Điều gây ấn tượng với chúng ta liên quan đến cậu thiếu niên có
thực này không phải là việc nói nhiều về việc bảo vệ cộng đoàn khỏi một
nhân tố rắc rối mà là người ta không ám chỉ tới sự can thiệp mang tính
xây dựng nào. Đây có thể là một ‘kẽ hở’ ảnh hưởng đến não trạng song
cả toàn bộ bối cảnh. Điều này dường như được xác nhận bởi một số thư
có tính chất giáo dục chủ yếu gửi cho những người trẻ thuộc tầng lớp xã
hội và văn hóa cao hơn. Trong những lá thư này, chúng ta thấy những chỉ
dẫn thông thường dành cho các thiếu niên Nguyện xá không phân biệt
tuổi tác. Và ngay cả trong những lá thư này, điều nổi bật là khía cạnh bảo
vệ: chạy trốn khỏi, thận trọng, tùng thuộc … hơn là mối quan tâm để
hiểu, giải thích hoặc xây dựng theo cách tích cực.
Khi được yêu cầu bày tỏ ý kiến của ngài về một số cuốn sách, Don
Bosco trả lời:
Các cuốn sách ấy không nằm trong 'Danh mục bị cấm'. Tuy nhiên, có
một số điều nguy hiểm đến luân lý của một người trẻ, vì vậy, trong
khi quý vị có thể đọc chúng, quý vị cũng nên cẩn thận; nếu thấy rằng
chúng gây hại cho mình, quý vị hãy ngừng đọc hoặc ít nhất là bỏ qua
những đoạn có thể tương đối nguy hiểm cho quý vị.65
Sau này, Don Bosco đề xuất giải pháp sau đây cho cùng một người
trẻ đó.
64 M. Rua, Cronache, tr. 6.
65 Thư gửi nhà quý tộc 19 tuổi Ottavio Bosco di Ruffino, 11 tháng Tám năm 1859, Em
I 381-382.
368

38 Pages 371-380

▲back to top

38.1 Page 371

▲back to top
Con hãy để ý và xa tránh những bạn đồng trang lứa xấu xa; tìm kiếm
những bạn tốt và bắt chước họ. Ân sủng của Thiên Chúa là kho báu
lớn nhất: niềm kính sợ Thiên Chúa là của cải số một giữa mọi sự.66
Đối với một em khác thuộc giới thượng lưu, Don Bosco đưa ra ba
lời nhắc nhở cơ bản: tránh nhàn rỗi; tránh bạn bè thích nói tục tĩu hoặc
xúi xiểm: năng Xưng tội và sốt sắng Hiệp lễ cách hiệu quả.67
Trong một dịp khác, Don Bosco chúc mừng một Nam tước vì đã
chọn đúng trường nội trú, Mondragone.
Trong trường đó, các giáo viên, những người trợ giúp và giám đốc
chăm sóc những gì thực sự tốt, tốt cho tâm hồn.68
Hai năm sau, chính người trẻ Xavier đó là nguyên nhân gây lo ngại.
Don Bosco cố gắng đình cậu lại bằng cách gửi cho cậu một cuốn sách và
đề nghị mẹ cậu can thiệp lập tức và trực tiếp:
Nếu bà tính đề nghị cậu ấy viết thư cho tôi và xin tôi khuyên bảo, tôi
sẽ cố hết sức để làm sáng tỏ một số ý tưởng của cậu ấy. Khi tôi ở
Roma, cậu ấy đã hết lòng bày tỏ sự kính mến và tôn trọng tôi: biết
đâu một tiếng nói mới có thể khiến cậu ấy suy nghĩ lại không?69
Chúng ta cũng có hồ sơ về lời khuyên dành cho “một quý cô rất
nổi tiếng” liên quan đến cuộc hôn nhân của cô ấy:
Tôi sẽ không lơ là cầu nguyện để Chúa có thể soi sáng cho cô để cô
có thể chọn người có thể giúp cô cứu rỗi linh hồn mình tốt hơn. Tuy
nhiên, về phần cô, hãy xét đến luân thường đạo đức và đạo giáo của
cá nhân đó. Đừng nhìn vào vẻ bề ngoài, hãy nhìn vào thực tế.70
Ý kiến của Don Bosco về những nguy cơ tiềm ẩn trong giáo dục
trong gia đình là một vấn đề nghiêm trọng. Ngài bày tỏ điều này trong
một lá thư gửi ông Colle, một luật sư từ Toulon, Pháp:
66 Thư gửi cũng người này, 9 tháng 01 năm 1861, Em I 433-434.
67 Thư gửi Gregorio dei Baroni Garofali, 14 tuổi ở trường cao đẳng dòng Tên tại Mongré
(Nam nước Pháp) 1 tháng Sáu năm 1966, Em II 252.
68 Thư gửi Nam tước ở Cappelletti, 22 tháng Mười năm 1866, Em II 305.
69 Thư gửi cũng người này 25 tháng Năm năm 1868, Em II 536.
70 Thư gửi Cô Barbara Rostagno 27 tháng Sáu năm 1874, E II 391.
369

38.2 Page 372

▲back to top
Trong một vài từ, tôi sẽ giải thích vấn đề cốt lõi sắp tới: cha mẹ quá
yêu thương đứa con duy nhất của họ. Quá nhiều sự vuốt ve và quá
nhiều sự quan tâm trìu mến. Tuy nhiên, em luôn là một cậu bé ngoan
ngoãn. Nếu em sống lâu hơn, em sẽ gặp nguy hiểm nặng nề có thể
kéo em tới sự dữ sau khi cha mẹ em chết. Chính vì thế, Chúa giật em
khỏi nguy hiểm và đưa em lên thiên đàng. Từ thiên đàng em sẽ bảo
vệ cha mẹ em và những người đã cầu nguyện hoặc sẽ cầu nguyện cho
em.71
71 Thư gửi luật sư Lu-y Fleury Colle, 22 May 1881, E IV 55; con trai ông là Lu-y
Antoine, 22 tháng Tám năm 1864-3 tháng Tư năm 1881. Ba mẹ của cậu là ân nhân.
370

38.3 Page 373

▲back to top
CHƯƠNG 14
“HỆ THỐNG NÀY HOÀN TOÀN DỰA TRÊN LÝ TRÍ,
TÔN GIÁO VÀ TÌNH MẾN THƯƠNG”
Chúng ta đã xem xét các nét khái quát của Hệ thống Dự phòng
và lối tiếp cận giáo dục của Don Bosco. Những gì chúng tôi sẽ cố gắng
làm trong các chương tiếp theo là nhìn sâu vào các chủ đề quan trọng
đặc thù thuộc chính Hệ thống ấy. Trước hết, chúng tôi muốn giải thích
các nét chính vốn nằm dưới lối tiếp cận của chính Hệ thống và tạo một
phong cách biệt loại cho nó. Trong chương tiếp theo, chúng tôi muốn
lọc ra bối cảnh và môi trường cộng đoàn vốn đặc trưng hoá cho ‘các
nơi chốn’ ở đó người ta thực hiện sự hộ trực và giáo dục dự phòng.
Hai chương khác sẽ được dành riêng cho các yếu tố minh chứng
cho hai khía cạnh điển hình và toàn diện của Hệ thống ấy: một mặt là
những ngày lễ, niềm vui và ‘thời gian rảnh rỗi’; mặt khác, luật sống
nghiêm túc mà Hệ thống Dự phòng chia sẻ ở một số khía cạnh với hệ
thống cưỡng bức.
Tuy nhiên, ta không nên xem các chương này tách biệt với nhau.
Mỗi chương làm sáng tỏ và mở rộng nội dung của những chương khác,
mà đến lượt mình, chúng không được xét chỉ từ quan điểm riêng của
chúng.
Trước hết, điều này là đúng khi liên quan đến sự thích đáng sư
phạm của "cộng đoàn giáo dục", vốn được coi là một ‘gia đình’ theo
những hạn từ cụ thể. ‘Áp lực’ tình cảm, hợp lý và tôn giáo mà các nhà
giáo dục áp dụng được cộng đoàn mở rộng; cộng đoàn đó được coi là
những người trẻ, bạn bè, anh em sống với nhau trước hết ở giữa nhau
hơn là với ‘các bề trên’. Mặc dù Don Bosco nói rằng Giám đốc là mọi
sự, và một cách tương tự đối với các nhà giáo dục, nhưng thực tế là ‘mọi
sự’ được họ đại diện tới một chừng mực mà họ 'vì' và 'với' người trẻ; theo
371

38.4 Page 374

▲back to top
mức nào đó, những người trẻ đó tuyên bố quyền lợi rõ ràng là những
người vai chính cùng với các bề trên của họ.
Bầu khí lễ hội và niềm vui loại bỏ bất kỳ kế hoạch nào có thể khiến
cộng đoàn hoặc cá nhân bị đàn áp. Tuy nhiên, đồng thời, bầu khí vui tươi
không nhằm mục đích tạo ấn tượng rằng cộng đoàn luôn luôn ‘tiệc tùng’,
nghĩa rằng đó là một gia đình không có những mục tiêu dấn thân cách
nghiêm túc. Chúng ta cũng đã cung cấp một chương bàn đến ‘tình yêu
đòi hỏi’, mà điều này có thể hàm ẩn trong những hạn từ liên kết và đau
khổ.
Trong chương này, chúng tôi giải thích khía cạnh phương pháp luận
về những gì Don Bosco coi là trụ cột nền tảng trong hệ thống của ngài:
Hthng này hoàn toàn da trên lý trí, tôn giáo và tình mến thương.1
Khi phân tích kỹ hơn, chắc chắn ba từ ngữ này, trước hết xác định
nội dung của sứ điệp dự phòng. Được hiểu theo viễn cảnh toàn diện của
chúng, cả ba chỉ ra các chiều kích chính về một cách là người theo Kitô
giáo trọn vẹn: các giá trị trần thế, cảm thức tôn giáo, thế giới tình cảm ở
bình diện cảm được, thiêng liêng và siêu nhiên. Đây là những gì chúng
tôi đã giải thích ngắn gọn trong ba chương trước. Nhưng trong ngôn ngữ
sư phạm rõ ràng của Don Bosco, trước hết, chính ý nghĩa phương pháp
luận của ba từ ngữ cơ bản đó được nên hiển nhiên. Ba từ này báo trước
một tổng thể có hệ thống được nói rõ ràng qua các sáng kiến, can thiệp
và phương tiện chỉ tập hướng tới cổ xuý giới trẻ phát triển.
Bù lại, giới trẻ luôn phải được can dự vào chính công việc là tiến
trình trưởng thành chính mình như những con người và Kitô hữu. Điều
này phải đến qua sự thuyết phục, là chính phương pháp của cõi lòng. Đặc
tính tạo động cơ và năng động của ba từ này được nâng đỡ hơn nữa bởi
chính nền tảng, là chiếc neo mà Don Bosco lệ thuộc vào, nghĩa là, trên
đức ái.
1 Il sistema preventivo (1877). tr.46, XXVIII 424.
372

38.5 Page 375

▲back to top
Việc thực hành hệ thống này hoàn toàn dựa trên những lời của
Thánh Phaolô: charitas benigna est, patiens est; omnia suffert, omnia
sperat, omnia sustinet, Đức mến thì kiên nhẫn và tử tế,... đức mến chịu
đựng mọi sự, hy vọng mọi sự, nhẫn nhục mọi sự. Với đức ái, lý trí và tôn
giáo là những công cụ mà nhà giáo dục phải liên tục sử dụng, dạy dỗ và
chính mình thực hành nếu họ muốn được vâng phục và đạt được mục
tiêu của mình”.2
Nói cách khác, những lời Don Bosco xác minh muốn cho các nhà
giáo dục thấy họ phải có những phẩm chất và đức tính nào. Nhưng thực
tế tất cả rút gọn thành một: một đức ái giáo dục, được thể hiện một cách
có phương pháp theo ba hình thức là lý trí, đức tin và tình thương mến.
1. Nhà giáo dục, cá nhân và cộng đoàn, là người đóng vai trò quan
trọng trong tiến trình giáo dục
Toàn bộ phương pháp dự phòng được giao phó cho nhà giáo dục.
Trong phần miêu tả “hai hệ thống được sử dụng trong suốt lịch sử giáo
dục giới trẻ”, người ta có thể phát hiện ra sức nặng khác nhau được gán
cho nhà giáo dục như là thành phần của ba lực lượng chính áp dụng trong
giáo dục: Lề luật, các quy luật – bề trên, giám đốc, hộ trực, và những
người lệ thuộc, học sinh. Nghịch lý, trong hệ thống cưỡng bức, dường
như trách nhiệm thi hành gần như hoàn toàn nằm trong tay học sinh.
Ngoài trách vụ cảnh giác, Bề trên, nhà giáo dục, sử dụng quyền lực phán
xét hoặc trừng phạt.
Trái lại, trong Hệ thống Dự phòng, vai chính tuyệt đối là nhà giáo
dục nắm giữ mọi quyền lực: thi hành, phán xét và trừng phạt. Thay vào
đó, học sinh cốt yếu được kêu gọi hợp tác thi hành, chia sẻ vai trò lệ
thuộc.
Don Bosco nói và viết về Hệ thống Dự phòng cho các nhà giáo dục
người lớn. Hai lá thư được viết từ Roma và được cha Gioan Tẩy giả
Lemoyne biên soạn theo vị bề trên của ngài khởi hứng, rất đáng chú ý
2 Il sistema preventivo (1877). tr. 52, OE XXVIII 430.
373

38.6 Page 376

▲back to top
chính vì thực chất các gánh nặng và nghĩa vụ dự phòng lẽ ra chỉ là nội
dung của một lá thư, lá thư ngỏ cho những người Salêdiêng tại Valdocco.
‘Hệ thống’ ấy hoàn toàn dựa trên họ; nó hoạt động hay không hoạt động
tùy thuộc vào việc các Salêdiêng có chịu được sức nặng của nó và đảm
bảo kết quả của nó hay không.
Chính vì lẽ này mà những người Salêdiêng tại Valdocco được kêu
gọi hoàn toàn hiến mình cho các học sinh như người cha, người anh và
người bạn, khi chia sẻ cuộc sống của họ giống như các thành viên lớn
tuổi trong một gia đình. Họ là cha, là mẹ, là anh và hơn thế nữa là bạn,
với một yếu tố tình cảm bổ sung vốn siêu việt chính gia đình và dẫn đến
các mối tương quan có chất lượng cao hơn có thể với tới lương tâm của
học sinh. Họ đạt được cấp độ cao nhất trong con người Giám đốc cũng
là một người cha và cha giải tội.
Thực tiễn, hệ thống này dựa trên lý trí, tôn giáo và lòng thương
mến của nhà giáo dục - cá nhân và cộng đoàn - và qua họ, tất cả các yếu
tố sư phạm mà họ sử dụng hoặc hành động như những trung gian. Học
sinh sẽ không bao giờ trưởng thành - qua việc sử dụng các giá trị lý trí,
tôn giáo và lòng thương mến - trừ khi chính nhà giáo dục là giá trị và
phương pháp dựa trên lý trí, tôn giáo và tình mến thương.
Nhà giáo dục/thầy giáo được kêu gọi thể hiện bản thân như một
khuôn mẫu giá trị sống động, tích cực, của mọi thứ mà lý trí, tôn giáo và
tình thương mến cống hiến là giá trị và nhà giáo dục có thể làm điều ấy
nên đáng yêu, cuốn hút, thúc đẩy, một động lực đối với học sinh.
Theo Don Bosco, nhà giáo dục sẽ là một khuôn mẫu luân lý đầy
nghị lực, liên quan đến tất cả các mục tiêu giáo dục thích hợp.
Tuy nhiên, như một nguyên tắc bất biến, chúng ta có thể thiết định
rằng luân lý của học sinh phụ thuộc vào luân lý của người dạy chúng,
hỗ trợ và hướng dẫn chúng. Tục ngữ nói: ‘Ta không thể cho điều ta
không có’. Một cái bao rỗng không thể sinh ra lúa mì, một cái bình
chứa đầy cặn không thể cho rượu ngon. Và vì vậy, trước khi chúng ta
374

38.7 Page 377

▲back to top
thể hiện mình là thầy giáo cho người khác, sở hữu điều chúng ta muốn
dạy cho người khác quả là thiết yếu đối với chúng ta.3
Vậy, Don Bosco phải nói 'hệ thống cưỡng bức' là một hệ thống dễ
dàng và ít khó khăn hơn quả là tự nhiên.
Trái lại, theo Don Bosco, Hệ thống Dự phòng “thì dễ dàng hơn,
thỏa đáng hơn và ích lợi hơn cho các học sinh. Đối với thầy giáo, nó chắc
chắn đưa ra một số khó khăn; tuy nhiên chúng có thể được giảm bớt nếu
họ nhiệt thành chú tâm vào nhiệm vụ đó. Nhà giáo dục là người tận hiến
cho phúc lợi của học trò mình”.4
Để kết luận, người ta kỳ vọng các nhà giáo dục được phú ban các
giá trị nhân bản, tôn giáo và cảm xúc; họ được kỳ vọng là chính những
khuôn mẫu, chứng nhân và người truyền thông những giá trị này, qua
cuộc đời họ, bằng lời nói và hành động của họ. Điều này có nghĩa là họ
cần năng lượng vô tận, nhưng nó cũng có nghĩa là một ‘cuộc vây hãm’
nhân từ và phủ kín mà học sinh không thể cưỡng lại.
2. Nền tảng tam diện này có tính duy nhất trong tương quan
Lý trí, tôn giáo và lòng mến thương không chỉ đặt cạnh nhau;
chúng tương liên với nhau; đúng hơn, chúng cùng thấm nhập vào nhau.
Điều này xảy ra không chỉ ở bình diện mục tiêu và nội dung mà còn cả
phương tiện và phương pháp.
Ở bình diện đầu tiên, chúng là một tổng hợp nguyên thủy gồm tất
cả các yếu tố cần thiết để đứa trẻ phát triển đầy đủ: các yếu tố thể lý, trí
năng, luân lý và xã hội cũng như các yếu tố tôn giáo-cảm xúc. Ở bình
diện phương pháp luận, họ khởi sự một toàn diện có hệ thống, những
hành động phù hợp để làm cho người trẻ can dự vào tất cả tiềm năng
quan trọng nhất của họ: trí tuệ, trái tim, ý chí, đức tin. Tất cả tiềm năng
này có liên quan đến nhau.
3 Thư luân lưu đã được trích dẫn ngày 5 tháng Hai năm 1874, OE E II 347.
4 Il sistema preventivo (1877), tr. 46, 60 OE XXVIII 424, 438.
375

38.8 Page 378

▲back to top
Bản chất nghiêm túc của cam kết luân lý và tôn giáo vốn ngụ ý bổn
phận, lòng đạo đức, sống trong tình trạng ân sủng, tránh xa tội lỗi, được
đề xuất và bảo vệ trên cơ sở các mối tương quan và quy trình hợp lý và
tử tế.
Mặt khác, sự dịu dàng gắn liền với lòng mến thương không có
nghĩa là yếu nhược và chủ nghĩa tình cảm, một loại nhạy cảm vụng về,
song là sự đồng can dự về cảm xúc, liên tục được lý trí và đức tin soi dẫn
và thanh tẩy.
Bù lại, sự cân bằng, điều độ, sự hợp lý của các quy luật và mối
tương quan liên vị không ngừng được động lực và hòa nhập thông qua
lòng đạo đức và sự tham gia thấu cảm của nhà giáo dục đang tích cực
hiện diện.
Hơn nữa, nếu ở bình diện phương pháp luận, chúng ta muốn
phải xác định trong ba yếu tố yếu tố nào quan trọng nhất, hẳn nhiên
lòng mến thương giữ vị trí hàng đầu. Đương nhiên, qua lòng mến
thương, chúng ta muốn nói đến tất cả các ý nghĩa hiền lành, dịu dàng,
bác ái, nhẫn nại và tình mến. Lòng mến thương là chính nguyên tắc
tối cao, là chính linh hồn của 'phương pháp' dự phòng, giống như tôn
giáo hiển nhiên là nguyên tắc đầu tiên và linh hồn của hệ thống đó,
được hiểu là một phức hợp các mục tiêu, nội dung, phương tiện và
phương pháp.
Giữa các học giả có một sự nhất trí rằng tình yêu giáo dục là
trung tâm. Tình yêu giáo dục này tượng trưng cho đức ái minh mẫn,
sự tận hiến yêu thương;5 đó là cách người cha “nắm giữ trái tim của
con mình trong tay”; nó tượng trưng cho “cùng thấu suốt các linh
hồn”.6
Mario Casotti, một nhà sư phạm Công giáo,7 định nghĩa nó là
“phương pháp tình yêu”. Nicholà Endres, một Salêdiêng người Đức chọn
5 V.G. Galati, San Giovanni Boco. Il sistema preventivo. Milano-Varese, Educational
Institute Cisalpino 1943, tr. 152.
6 A. Aufray, La pedagogia di S. Giovanni Bosco. Turin, SEI 1942, tr 83-84.
7 G. Bosco, Il metodo preventivo. Con testimonianze e altri scritti educativi inediti.
Mario Casotti giới thiệu và ghi chú, Brescia, La Scuola 1958, tr. 49-59.
376

38.9 Page 379

▲back to top
tình yêu là yếu tố nền tảng của phương pháp này và coi đó là mối tương
quan cơ bản giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, một sức mạnh
sáng tạo, gương sáng và một người hướng dẫn hiệu quả tới thế giới các
giá trị.8
Lòng mến thương là một “tình yêu được chứng minh”9 và do đó là
một tình yêu cảm mến và hiệu quả, bởi vì nó được chứng minh bằng
những việc làm, có thể tri nhận được và thực sự được tri nhận.
Trong bức thư gửi cho những người Salêdiêng tại Valdocco, ngày
10 tháng Năm năm 1884, cha Gioan Tẩy giả Lemoyne giải thích chính
xác suy nghĩ của Don Bosco khi ngài viết:
Tình yêu là nền tảng (của Hệ thống Dự phòng). Nhưng điều này là
không đủ. Một cái gì đó còn thiếu, song thứ đó lại mang tính quyết
định trong giáo dục: “Các trẻ không chỉ được yêu thương mà chúng
phải biết rằng mình được yêu thương”. Và điều này vẫn chưa đủ. Hiểu
biết này cuối cùng sẽ có sức thuyết phục nếu các em cảm nhận chúng
được yêu thương trong những thứ các em thích, bằng cách “chia sẻ
những khuynh hướng của các em”; rồi với tình yêu các em sẽ sẵn sàng
chia sẻ những gì nhà giáo dục đề xuất, chẳng hạn như kỷ luật, học tập,
nói tóm lại, tất cả các bổn phận của các em.10
3. Lòng mến thương: một từ ngữ có nhiều ý nghĩa
Trong từ vựng tiếng Ý, quen thuộc với Don Bosco, từ ngữ
amorevolezza không được đồng nhất với amore cũng như không
được đánh đồng với carità, một nhân đức đối thần thuộc về thế giới
mặc khải Kitô hữu. Từ ngữ này đại diện cho một nhóm các nhân đức
nhỏ có liên quan đến những mối tương quan, thái độ hoặc lối sống
8 N. Endres, Don Bosco Erzieher und Psychologe. München, Don Bosco-Verlag 1961,
tr. 72-79.
9 P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità cattolica, tập II, tr. 461-462, 471-
472.
10 P. Braido, 'Due letere datate da Roma...', trong P. Braido (Ed.), Don Bosco
educatore..., tr. 364-365, 368-369, 381-382. Các bản văn này xuất hiện từ bản chỉnh
sửa cuối cùng (tr. 381-382), khác xa với Roman May, giống hệt với các văn bản đã
được trình bày trong hai bản thảo nháp mà ngài đã soạn vào cuối tháng Tư, đầu tháng
Năm năm 1884.
377

38.10 Page 380

▲back to top
giữa những người vốn minh chứng những cảm nhận yêu thương,
nhân từ và sẵn sàng giúp đỡ nhau qua lời nói, cử chỉ hoặc bằng cách
cống hiến giúp đỡ, những tặng phẩm. Nó tượng trưng cho tình mến,
lòng nhân từ, sự hiền dịu và quan tâm: như được các bậc cha mẹ thể
hiện, gồm cả 'cha' và 'mẹ' thiêng liêng, đối với con cái của họ và bởi
những người nam và nữ chăm sóc lẫn nhau, như vợ chồng, những
cặp đính hôn, người yêu và bạn bè; hoặc bởi những người bảo vệ đối
với những người được bảo vệ; hoặc bởi những vị ân nhân đối với
người thụ ơn của họ.
Theo thuật ngữ tôn giáo, amorevolezza tượng trưng cho tình yêu
nhân-thần khả giác, thương xót và đón chào của Chúa Giêsu Kitô.
Trong thực hành, Don Bosco gán cho thuật ngữ này nhiều ý
nghĩa hơn từ vựng hiện hành chỉ tới. Dù rõ ràng hay đồng nghĩa, ngài
cống hiến nó trong khuôn khổ Kitô hữu và sư phạm chính thức và
thiết thân với não trạng và phong thái của chính ngài vốn lấy cảm
hứng từ một tình yêu giáo dục, bác ái (theo nghĩa phúc lợi, hoặc
muốn giúp đỡ xã hội); bù lại, tình yêu đó cùng lúc có tính chất mến
thương và hiệu quả.
Nhà giáo dục “bằng lời nói và thậm chí hơn nữa bằng việc làm, sẽ
cho thấy việc họ chăm sóc chỉ hướng đến lợi ích thiêng liêng và vật chất
của học sinh mà thôi”. “Sự hộ trực buộc phải nói ít làm nhiều”.11
Đối với Don Bosco, amorevolezza chỉ tới “một bộ phức hợp gồm
các biểu tượng, dấu chỉ và thái độ”. Nó là “những nét nhờ đó người ta tỏ
lộ ý thích, tình mến, sự thông cảm và lòng trắc ẩn cũng như sẵn sàng chia
sẻ cuộc sống của người khác”.12
Ngài tổng hợp ý nghĩa phong phú của nó khi có thể đưa ra một lời
giải thích chín chắn cho bài học mà ngài đã học được trong giấc mơ lúc
11 Regolamento per le case..., Các khoản chung, khoản 2 và 3, tr. 15, OE XXIX III.
12 P. Stella, Don Bosco e le trasformazioni sociali e religiose del suo tempo, in La
famiglia salesiana riflette sulla vocazione nella Chiesa di oggi. Turin-Leumannm Elle
Di Ci 1973, tr. 162.
378

39 Pages 381-390

▲back to top

39.1 Page 381

▲back to top
chín tuổi: “Không phải bằng nắm đấm mà là bằng sự hiền dịu và đức ái
con mới thu phục được những người bạn này”.13
Tất cả những thay đổi hoặc biến thể do Don Bosco thực hiện
đối với những gì ngài đã viết về Hệ thống Dự phòng đều đan xen
với ý tưởng amorevolezza, lòng mến thương. Những thay đổi hoặc
biến thể này liên quan đến các Giám đốc, các hộ trực; như “những
người cha yêu thương họ phải nói và hành động như những người
hướng dẫn trong mọi dịp, khuyên bảo và yêu thương sửa đổi [người
trẻ]”.
Hệ thống Dự phòng làm học sinh trở thành người bạn; nó làm
cho học sinh trở nên trìu mến đến mức nhà giáo dục sẽ có thể nói
được ngôn ngữ của cõi lòng cả trong và sau thời gian học sinh được
giáo dục. Và “một khi họ đã chiếm được cõi lòng của người mà họ
bảo vệ, thì họ mới có thể sử dụng quyền lực vô song đối với người
ấy”.
Vì lẽ này, “ban tối, sau khi cầu nguyện thông thường và trước
khi học sinh đi ngủ, Giám đốc hoặc vị thay thế nên công khai ngỏ với
các trẻ đôi lời trìu mến”. Những kết quả sẽ khớp với tiền đề, đó là:
“Học sinh sẽ luôn là bạn của thầy giáo; các em vui thích ghi nhớ sự
hướng dẫn mà mình nhận được, và vẫn sẽ coi thầy giáo của mình và
các bề trên khác như người cha và người anh của mình”.14
Chúng tôi tìm thấy thuật ngữ amovolezza này được Don Bosco sử
dụng trong những tình huống quan trọng nhất: một cuộc gặp gỡ,15 vào
lúc tha thứ16 trong Xưng tội17 trong mối tương quan giáo dục,18 trong
13 MO (1991) 35.
14 Il sistema preventivo (1877). tr. 46, 50, 56, 60, OE XXVIII 424, 428, 434, 438. OE
15 Viết về chàng trai bị đuổi ra khỏi phòng thánh tại nhà thờ Thánh Phanxicô Assisi,
Don Bosco nói: “Cậu ấy run rẩy và khóc vì bị đánh. Con đã dự Lễ chưa? Tôi dốc hết
tình thương hỏi cậu bé.
16 Esercizio di divozione alla misericordia di Dio. Turin, Eredi Botta 1846/1847, tr. 75,
OE II 145.
17 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., tr. 27, OE XIII 181.
18 G. Barberis, Cronaca, quad. 14 bis, hội nghị các Hiệu trưởng, 4 tháng 2 năm 1876,
tr. 45.
379

39.2 Page 382

▲back to top
“hệ thống” đó,19 trong giảng dạy,20 trong tác vụ mục vụ21 và trong
một cộng đoàn hoặc nơi mọi người ở cùng nhau ‘như một gia đình’.22
Cuối cùng, có những thuật ngữ được kết nối biểu thị tình mến và
hiệu quả khả giác: “tình yêu được tuyên bố”,23 trái tim, lòng nhân từ,24
tình mến,25 sự dịu dàng và kiên nhẫn.26
4. Nền tảng của amorevolezza: tôn giáo và đức ái, lý trí và tình bạn
Những nhân đức nhỏ bé bao gồm trong amorevolezza - cho giới
trẻ biết rằng họ được yêu thương, chân thành chia sẻ điều họ quan tâm
– mặc lấy một phẩm giá và sự kiên định luân lý và sư phạm, nhờ vào
những nhân đức lớn hơn mà họ phụ thuộc và truyền cho họ. Với những
nhân đức như thế này, các giới hạn của một mối tương quan kép đơn
giản được khắc phục và hệ thống được đảm bảo các đặc điểm ổn định
19 Thư gửi Hoàng tử Gabrielli, tháng Sáu năm 1879, E III 482. Nhớ lại thời gian lưu lại
Marseilles với Sư huynh của các Trường học Kitô giáo vào tháng Ba năm 1877, Don
Bosco kể cho cha Barberis những gì ngài nói với các Sư huynh đó khi họ hỏi ngài
cách thu hút “sự cảm thông và lòng nhân từ của mọi người”: “Cha giải thích đôi điều
về Hệ thống Dự phòng của chúng ta cho họ, tình thương, v.v., trong khi hầu hết ở các
trường nội trú chúng ta chỉ thấy hệ thống cưỡng bức, các bề trên nghiêm khắc, cục
cằn”. (G. Barberis, Cronichetta, quad. 11, tr. 69).
20 Thư gửi cha Giuseppe Bertello, 9 tháng Tư năm 1875, E II 471.
21 xem ví dụ bài nói chuyện với các linh mục học trò, BS 4 (1880) số 9, tháng Chín, tr.
11.
22 Thư gửi Đức Giám Mục Biella, 4 tháng Ba năm 1852, Em I 156; G. Bosco, La forza
della buona educazione..., tr. 74, OE VI 348; thư gửi các học sinh ở Lanzo, 3 tháng
01 năm 1876.
23 Ví dụ trong một lá thư gửi các giáo viên và các thiếu niên, E III 6, 53, 128 (1876),
447 (1879); IV 138 (1882).
24 E III 379 và 425 (1878), 525 (1879), 550 và 641 (1880).
25 Xem ví dụ E II 328-329, 329-330, 331, 339, 343, 359, 361-362, 377, 378. 379 (1874);
E III 5, 9, 42, 64 (1876); 380 (1878); IV 9, 35, 40, 55, 59 (1881), 248-249 (1883), 238
(1884).
26 F.X. Eggersdorfer, Jugenderziehung (München, Kösel 1962), diễn giải nó là “lòng
nhân từ gây xúc động” (tr. 239-241); về amorevolezza, xem R. Zavalloni, Educarsi
alla responsabilità Milan, Edizioni Paoline 1986, tr. 95-105, Significato di una
pedagogia dell'amorevolezza; X. Thévenot, Don Bosco éducateur et le «système
préventif», trong Éducation et pédagogie chez Don Bosco. Colloque
interuniversitaire, Lyon, 4-7 tháng Tư năm 1988. Paris, Éditions Fleurus 1989, tr. 95-
133. La place de L'amorevolezza et de l'amour, tr. 116-124; Idem, L'affectivité en
l'éducation, Ibid., tr. 233-254.
380

39.3 Page 383

▲back to top
của các mối quan hệ xã hội, tính phổ quát ở cấp độ sư phạm chính
thức.
Trong số các nhân đức 'lớn', nổi bật đức ái là nhân đức đối thần,
cùng với các nhân đức công bằng và nhân đức khác, vốn là gốc rễ của
bất kỳ tình bạn chính thức nào và của một “lòng đạo đức/pietas” đích
thực.
Trước hết, Hệ thống Dự phòng cho rằng nhà giáo dục là một dạng
người quân bình và hoà nhập, và do đó hòa đồng, nhạy cảm trước nhu
cầu của người khác, trước các vấn đề nhóm ở mọi bình diện, địa phương
và toàn cầu. Nói cách khác, một người rất ‘tương quan’, cách riêng khi
liên quan đến giới trẻ, và trên hết là với 'người nghèo và bị bỏ rơi'. Nhà
giáo dục sẽ là một người rất tự chủ bên trong và bên ngoài, ôn hòa và
thận trọng. Một người như vậy thích giao tiếp thực tế với nhu cầu giới
trẻ và biết khôn ngoan cổ xuý tình liên đới giữa những người khác vốn
có thể trợ giúp, hỗ trợ, hay là những ân nhân.
Theo những nghĩa khác nhau, amorevolezza giả định và đòi hỏi lý
trí đóng góp; bù lại, lý trí đó đòi hỏi sự thông minh, sẵn sàng thông cảm,
sự khéo léo và hợp lý. Trên thực tế nó được chuyển thành việc thích ứng
chính mình với nhu cầu cấp thiết của giới trẻ, những nhu cầu của nơi họ
xuất thân (cũng là quốc gia họ xuất thân) lẫn nhu cầu của Giáo hội, vì
chính trong những thế giới này mà giới trẻ hàng ngày học cách trở thành
một thành phần hiệu quả.
Amorevolezza cho nhà giáo dục khả năng đánh thức lại ở người trẻ
'sự đồng thuận hợp lý'. Don Bosco đề xuất cho một trong những hộ trực:
“Con hãy để lý trí chứ không phải cảm xúc hướng dẫn mình”.27
Nhờ ‘hệ thống tình yêu’ ấy, học sinh không bao giờ tức giận vì bị
sửa lỗi hoặc bị đe sẽ trừng phạt hoặc thực sự bị phạt, bởi vì luôn có một
cảnh báo thân thiện và dự phòng đi kèm; điều ấy khiến các em suy luận
ra sự việc và, thường thường, việc sửa lỗi hoặc trừng phạt thành công
trong việc chiếm được lòng học sinh. Khi được đối xử theo cách này, học
27 MB X, 1023.
381

39.4 Page 384

▲back to top
sinh nhận ra rằng mình cần phải bị phạt và gần như muốn như vậy. Nếu
có một giọng nói thân thiện cảnh báo em về lỗi của mình, học sinh đó có
thể đã không mắc phạm. Tóm lại, “trong Hệ thống Dự phòng... học sinh
trở thành một người bạn, và người hộ trực trở thành một vị ân nhân
khuyên bảo em, luôn quan tâm đến em và mong muốn tránh cho em sự
bực mình, hình phạt, và có lẽ sự hổ thẹn.”28
Các nhà giáo dục có thể ‘sinh ra’ những người có lý trí, vì vậy họ sẽ
không bao giờ sử dụng ‘nắm đấm của mình’ (maneschi, là cách chơi chữ của
Don Bosco, ở đây, có nghĩa là 'từ Bộ lạc Manassa', nhưng theo phương ngữ
của ngài, manasse cũng có nghĩa là 'mối đe dọa') hoặc phát triển một sự gắn
bó tình cảm quá mức với các trẻ. Họ sẽ đặc biệt và rõ ràng giải thích họ muốn
những gì từ các trẻ, tránh các sắp xếp phức tạp và chỉ kêu nài những gì cần
thiết và hữu ích để các trẻ phát triển cá nhân và xã hội.29
Cuối cùng, trong một bối cảnh Kitô giáo, toàn bộ hệ thống
amorevolezza/lòng mến thương lấy đức ái làm nền tảng. Đức ái được đức tin
thúc đẩy tự nó là một quà tặng và một ân sủng. Đây là một điều hiển nhiên
đối với nhận thức của Don Bosco như một tín hữu và một linh mục, và ngài
thừa nhận điều đó rất rõ ràng trong một bức thư gửi cho các thiếu niên lao
động ở Valdocco vào ngày 10 tháng 01 năm 1874.
Các trẻ lao động là con ngươi mắt cha... và vì vậy cha nghĩ rằng cha đang
đáp lại trái tim khát mong ca cha bằng cách vui sướng viết thư cho các
con. Cha không cn phi nói vi các con rng cha rt mực yêu thương các
con. Cha đã cho các con thấy chng crõ ràng ri. Các con không cn
phi nói các con yêu mến cha, bởi vì các con đã không ngừng thhiện điều
đó với cha. Nhưng đâu là nền tng ca tình yêu hỗ tương giữa chúng ta?
Ví tin của cha ư? Chắc chắn đó không phải ca cha, vì cha chi tiêu mi
xu cho các con. Chc chn không phi ví ca các con vì các con chng có
đồng nào. Cha nói thế không có ý xúc phm các con đâu! Vậy, nn tng
28 Il sistema preventivo (1877). tr. 48 và 50, OE XXVIII 426 và 428.
29 Metodo dell'amore, Hệ thống Dự phòng cũng có thể được mô tả như một phương
pháp của lý trí và thuyết phục; xem Minimus, 'Metodo della ragione', trong
«Salesianum» 9 (1947) 273-277; M Pellerey, Il metodo della ragione, trong
«Orientamenti Pedagogici» 35 (1988) 383-396.
382

39.5 Page 385

▲back to top
ca tình mến cha dành cho các con là mong mun giúp các con cu linh
hồn mình, mà đã được bu huyết ca Chúa Giêsu Kitô chuc ly. Và các
con yêu mến cha, bi vì cha cgng dẫn các con theo con đường dẫn đến
phn rỗi đời đời. Và như vy, sthin ca linh hn là nn tng ca tình
mến chúng ta dành cho nhau.30
Một bức thư khác gửi đến các bề trên và học sinh tại Lanzo nêu bật
hơn mối liên hệ mật thiết tồn tại giữa con người và Thiên Chúa, giữa hoa
quả và cây.
Khi cha li Lanzo, các con đã làm cha ngây ngất vì lòng mến
thương và sự tt lành của các con; các con đạo đức st sng làm
cha say mê. Cha chcòn li một điều duy nht là cõi lòng cha, thế
mà các con lại đánh cắp tt ctình mến ca cha rồi. Nay, hai trăm
bàn tay thân thin và rất thân yêu đã ký bức thư, việc ấy đã chiếm
hu hoàn toàn trái tim này ca cha, và chng còn li gì ngoài mt
mong mun sống động là yêu thương các con trong Chúa, làm điều
tt cho các con và cu tt clinh hn các con.31
Vậy, thực tế lòng mến thương với nhiều sắc thái và kích thước và
nhờ vào khả năng yêu thương sung mãn và trưởng thành của con người
và tình bạn trong sáng hợp lý, được hỗ trợ và nuôi dưỡng bằng đức bác
ái mà Thiên Chúa phú ban để đạt được mục đích cuối cùng đó là phần
rỗi các linh hồn.
Lòng mến thương liên lỷ sáng tạo; nó không cạn kiệt dưới diện
‘việc làm phúc, làm điều tốt - một sự phiên dịch thực tiễn của ‘lòng nhân
từ’, khi muốn điều tốt cho người khác. Một tình bác ái huynh đệ thực sự,
thực tế vì những người yếu đuối và bé nhỏ được kết hợp với sự sống của
Thiên Chúa, thúc đẩy chúng ta yêu thương, muốn và thực sự làm điều
Thiên Chúa yêu thương và chia sẻ trọn vẹn “sự sống của Chúa Kitô trong
tôi.”32
30 Thư từ Roma gửi các thiếu niên lao động tại Nguyện xá ở Valdocco, 20 tháng 01 năm
1874. E II 339.
31 Thư ngày 3 tháng 01 năm1876, E III 5.
32 Ga 13: 14-15 và Gl 2:20.
383

39.6 Page 386

▲back to top
Thiên Chúa là tình yêu vượt mọi giới hạn và chúng ta yêu ‘anh chị
em’ chúng ta theo mức độ được lý trí và sự khôn ngoan của con người
và thần thánh gợi ý.
5. Sự phong phú của lòng mến thương mang tính giáo dục
Những diễn đạt khác nhau được kết nối với amorevolezza (từ nay
về sau gọi là ‘lòng mến thương’) chỉ là những dấu chỉ về các ý nghĩa cực
kỳ phong phú của nó.
"Lòng mến thương đảm nhận các khía cạnh khác nhau liên quan
đến những hoàn cảnh nghèo đói và bị bỏ rơi khác nhau. Những hoàn
cảnh này tìm được câu trả lời trong các phẩm chất phong phú nhân bản
và thần linh nơi nhà giáo dục, được mời gọi làm “người cha, người anh,
người bạn”, và cũng là ân nhân, thầy giáo và người hỗ trợ. Đây là cách
nó diễn ra với Don Bosco và đây là cách Hệ thống Dự phòng hoạt động.
Một trong những kết quả của đức ái nội tâm và chắc chắn đóng góp
vào lòng thương mến là một cảm thức misericordia, lòng thương xót và
cảm thông. Đằng sau điều này nằm ẩn nỗi đau và buồn sầu người ta cảm
nhận vì thấy người trẻ phải chịu tổn hại và bất hạnh khi chúng ta gặp các
em trong tù hoặc thấy các em chạy điên cuồng, và đâm đầu vào rắc rối
trên đường phố. Cảm nhận đau buồn này trở thành sự đồng cảm và xót
thương; khi được lý trí luân lý kiểm soát, lòng thương xót là một nhân
đức tự nhiên, và khi được khởi hứng bởi chính lý trí của chính Thiên
Chúa để thương xót, thì lòng thương xót trở thành một nhân đức đối thần,
nảy sinh từ đức ái.
Lòng thương xót tượng trưng cho sự đồng cảm và trước hết là sự
đồng cảm đối với những nguy hiểm mà những thiếu niên nghèo và bị bỏ
rơi bị phơi trần, vì sự nguy hiểm khi không có Chúa, vì xa Chúa, vì ở xa
ơn cứu độ, mà còn vì những sự dữ trần thế vây quanh các em: sự thiếu
hiểu biết, sự cô đơn, nhàn rỗi, hư hỏng.
Lòng thương xót nhìn người lân cận của mình từ viễn cảnh
những nhu cầu kêu nài sự giúp đỡ. Một người có lòng thương xót
384

39.7 Page 387

▲back to top
hợp tác với Thiên Chúa và biểu thị Thiên Chúa tốt lành nhập thể.
Lòng mến thương được tạo nên từ cõi lòng, lời nói và hành động,
qua sự thúc đẩy nhân bản và thần linh, trở thành “sự từ tâm, sự thực
hiện lòng thương xót. Lòng thương xót thể hiện rõ trong các hành
vi “từ tâm”, những hành vi của lòng mến thương trong từ vựng cổ
xưa hơn của tiếng Ý.33
Lòng thương xót được kết nối với tình yêu được diễn tả bằng nói
ít làm nhiều, với những việc thương xót thiêng liêng và thể xác mà Don
Bosco đã biết từ giáo lý cũng như từ gia đình và thế giới tôn giáo trong
đó ngài sống khi còn nhỏ. Sự trợ giúp xã hội và giáo dục được cung cấp
bởi Hệ thống Dự phòng trở thành một tổ chức khổng lồ hướng tới việc
thu thập và phân phối lại của bố thí, cơm bánh, học đường, học nghề.
Lòng mến thương cũng là một việc thương xót thiêng liêng bên
trong hơn và được kính trọng hơn. Theo Tin Mừng,34 trong số các hành
vi thương xót thiêng liêng, sửa lỗi huynh đệ luôn được coi là quan trọng
nhất.
Như chúng ta sẽ thấy trong chương 17, sửa lỗi huynh đệ là
một trong những diễn đạt đặc trưng nhất của giáo dục dự phòng.
Nhiệm vụ của nó là giúp người trẻ vươn cao lên từ những bất toàn
kỳ lạ so với tuổi của chúng và những định kiến chúng có thể có, và
cung cấp cho chúng những ý tưởng mới và tốt hơn để dẫn dắt các
em tới lối sống ngay thẳng và hữu ích hơn trong cuộc sống, ở đây
và bây giờ và mãi mãi.
Việc bố thí vật chất và thiêng liêng, giáo dục, tái giáo dục.... tất cả
điều này đáp ứng một sự nhạy cảm sắc bén với các loại nghèo khổ và
khốn cùng khác nhau nhất của thân xác và tinh thần, với mối quan tâm
thực sự để làm gì đó với chúng, qua lòng mến thương; cung cấp của ăn
33 Thuật ngữ này thường được Nữ tu Celeste, là chị gái của Galileo Galilei, sử dụng,
khi bà cảm ơn cha mình vì 'amorevolezza', những món quà ông tặng đan viện và
'amorevolezza' mà ông dành cho con gái mình. (xem M.C. Galilei, lettere al padre,
ed. Giuliana Morandini. Turin, Edizione La Rosa 1983).
34 Mt 18:15-17.
385

39.8 Page 388

▲back to top
áo mặc, nơi ở và giáo dục; sẵn sàng cảnh báo, khuyên bảo, sửa đổi, an ủi
và hướng dẫn.
Lòng mến thương cũng có những khía cạnh khác nhờ đó mối tương
quan giáo dục trở thành một tương quan luân lý sâu xa: chúng là lòng
đạo đức và sự ân cần hoặc tính dễ tiếp cận. Lòng đạo đức bao hàm một
phạm vi gần như không giới hạn, bắt đầu từ cha mẹ và đất nước của
chúng ta đến mức vươn ra tới bất kỳ ai mà chúng ta có quan hệ máu mủ
hoặc chỉ là quan hệ xã hội. Nó bao gồm sự kính trọng mà trẻ em dành
cho cha mẹ và người thân. Chính vì lòng đạo đức, không chỉ được xét
dưới diện mục tiêu cuối cùng của nó, nghĩa là, Thiên Chúa, mà những
đứa con ruột hoặc con nuôi tôn kính cha mẹ mình và học sinh tôn kính
thầy giáo và các nhà giáo dục khác. Bù lại, các bậc phụ huynh và thầy
giáo giúp đỡ con cái và học sinh, những nhu cầu và yêu cầu của các em
cho hiện tại và tương lai, và do đó họ trở thành những người cha, người
anh, người bạn thương yêu của những người mà họ giúp ích cho.
Sự ân cần, tính dễ tiếp cận xuất phát từ nguồn nhân hậu, tính hòa
đồng, lòng tốt tự nhiên, cũng như đức ái đối thần. Nó làm giàu cho sự
công bằng với một dấu hòa nhã, lịch sự và khéo léo nổi bật. Đây là loại
tình bạn đơn giản hơn vốn có sự giống nhau nào đó với tình bạn cao cả
được biểu thị bởi đức ái và vốn thiết lập sự ngăn nắp, tính tự phát và tính
đôn hậu giữa những người thích ở cùng nhau. Có lẽ tốt hơn tất cả các
khía cạnh khác, nó phản ánh chính khuôn mặt lòng mến thương mà Don
Bosco đã viết và nói: qua lời nói và việc làm, con hãy lo sao để xây dựng
một sự hài hòa thông cảm trong những kỳ vọng hỗ tương của đời sống
chung hàng ngày. Theo Don Bosco, sự ân cần trong lời nói và việc làm
đưa nét cuối cùng vào ‘việc minh chứng’ tình yêu.
Ngài nhiều lần nhấn mạnh việc nại tới cõi lòng, tới tình yêu được
nên hiển nhiên bằng việc làm và bù lại, nó là chính bằng chứng của một
giáo dục hiệu quả.
Hãy đặt ra cho tất cả mọi người chúng ta hướng mọi nỗ lực của mình
đến hai điểm cốt yếu: làm cho mình được yêu thương, chứ không phải
386

39.9 Page 389

▲back to top
sợ hãi.35 Nếu bạn muốn được yêu thương, hãy làm cho mình trở nên
đáng yêu.36
Để thành công với người tr, hãy cgng hết sức cư xử tt vi
chúng: hãy làm cho mình được yêu thương, chứ không bshãi.37
Lòng mến thương làm nên đồng cảm, tạo ra những rung động can
dự đến toàn thể nhân cách của những người được ngỏ lời, nghĩa là, giới
trẻ và người lớn, vốn sẽ nên nhạy cảm với toàn bộ các lợi ích, cả vật chất
lẫn thiêng liêng. “Chiếm được cõi lòng” người trẻ không chỉ có nghĩa là
chạm vào thế giới cảm xúc của các em; sự đáp lại của các em cũng không
phải chỉ là một đáp lại của tình mến. Nó còn là lòng biết ơn, sự quý trọng,
tôn trọng, mong muốn trao đổi, cam kết và hợp tác.
Sự xem xét sau cùng được nối kết với ý nghĩa mà Don Bosco đưa
vào từ ngữ ‘cõi lòng’, trong đúng bối cảnh tôn giáo và thần học, và lời
giải thích được đưa ra cho những cách diễn đạt tiêu biểu như “nói ngôn
ngữ của cõi lòng” và do đó “chiếm được cõi lòng của các học sinh”, đó
là, đánh thức lại tiềm năng, ý chí, tâm trí của người trẻ và thức tỉnh họ
háo hức làm việc.38
6. Lòng mến thương trở thành tinh thần Salêdiêng
Trong những năm cuối đời, liên quan đến các mối quan hệ hỗ tương
giữa tu sĩ Salêdiêng và các nhà giáo dục khác, với các trẻ và với mọi
người, Don Bosco hiểu và trình bày cặn kẽ từ ngữ lòng mến thương theo
một cách liên quan đến việc Thánh Phanxicô Salê, 'vị tiến sĩ đức ái ', suy
nghĩ. Lòng mến thương kết thúc với việc được gắn chặt với tinh thần đức
ái và dịu dàng của Thánh Phanxicô Salê, một tinh thần dịu dàng và bác
ái đích thực.39
Vào năm 1880, Don Bosco tóm tắt tinh thần của Tu hội theo từ ngữ
này, tinh thần làm cho toàn Tu hội sống và hoạt động, nhất là tinh thần
35 Thư gửi Đức Giám Mục Gioan Cagliero, 10 tháng Hai năm 1885, E IV 313.
36 MB X 1022.
37 MB XIV 513.
38 xem P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità cattolica, tập II, tr. 37-41.
39 G. Barberis, Verbali, quad. 1, Capitolo generale II, 4 tháng Chín năm 1880, tr. 16-17.
387

39.10 Page 390

▲back to top
hoạt động giáo dục và dự phòng như nó trồi hiện lên từ Tổng Tu Nghị
thứ hai:
Sự nhẫn nại, đức ái và hiền lành của chúng ta phải phản ánh qua lời
nói và việc làm của chúng ta đến độ những lời của Chúa Giêsu Kitô
được hoàn thiện nơi chúng ta: Anh em là muối cho đời, anh em là ánh
sáng cho trần gian.40
Hai từ muối/sal ánh sáng/lux kết hợp với nhau tạo ra từ
'Salêdiêng': “đừng quên rằng chúng ta là những người Salêdiêng: sal
lux. Muối dịu dàng, kiên nhẫn và đức ái, ánh sáng được phản chiếu trong
mọi hoạt động bề ngoài của chúng ta: ut omnes videant opera nostra
bona et glorificent patrem nostrum qui in coelis est, để mọi người có thể
thấy những việc lành của chúng ta mà tôn vinh Cha chúng ta trên trời”.41
Đức ái, nhẫn nại, dịu dàng, không bao giờ khiển trách đến hạ nhục,
không bao giờ trừng phạt, luôn làm điều tốt cho bất cứ ai chúng ta có thể
làm và không làm hại ai.42
Sự dịu dàng trong cách chúng ta nói và hành động, trong cách
chúng ta cảnh báo... chinh phục mọi sự và mọi người.43
Hãy nhấn mạnh đến đức ái và sự dịu dàng của Thánh Phanxicô
Salê mà chúng ta phải bắt chước.44
Khi Mẹ Catherine Daghero được bầu làm Bề trên Tổng Quyền của
Tu hội Con Đức Mẹ Phù hộ các Kitô hữu vào ngày 12 tháng Tám năm
1882, Don Bosco tặng bà một món quà là một hộp amaretti (bánh hạnh
nhân, mặc dù ở đây từ này dịch theo nghĩa đen: những món đắng nhỏ)
với một lá thư ngắn chúc mừng:
Đây này con có một chút kẹo phát cho các hội viên. Đối với chính
mình, con hãy giữ lấy sự dịu dàng con luôn cần phải thực thi với mọi
40 Thư luân lưu gửi các Salêdiêng ngày 29 tháng Mười Một năm 1880, E II 638.
41 Thư gửi cha Costamagna, 31 tháng 01 năm 1881, E IV 7.
42 Thư gửi Đức Giám Mục Cagliero, 6 tháng Tám năm 1885, E IV 328.
43 Thư gửi cha Costamagna, 10 tháng Tám 1885, E IV 332.
44 Thư gửi cha Lasagna, 30 tháng Chín năm 1885, E IV 340.
388

40 Pages 391-400

▲back to top

40.1 Page 391

▲back to top
người; nhưng hãy luôn sẵn sàng nhận amaretti, hoặc những miếng
đắng mà Chúa có thể chọn gửi cho con.45
Lòng mến thương theo nghĩa hàm súc nhất kết tận bằng việc được
đồng nhất hoá với tinh thần Salêdiêng, với sự qui chiếu rõ ràng tới Thánh
Phanxicô Salê, thần học tình yêu của ngài, được tinh luyện bởi ý hướng,
hoạt động, giấc mơ và đề xuất của Don Bosco, tắt một lời, bằng phong
thái sống và hành động của ngài.
7. Từ hỗ trợ xã hội liên quan tới các nhu cầu cơ bản đến hỗ trợ
giáo dục
Mặc dù hỗ trợ phúc lợi xã hội không phải là chủ đề biệt loại của
nghiên cứu hiện tại, trong kinh nghiệm cụ thể Don Bosco sống Hệ thống
Dự phòng, thêm vào việc sử dụng từ ngữ ‘hộ trực’ trong bối cảnh giáo
dục, thì từ ngữ này cũng tìm thấy vị trí của nó [theo nghĩa tiếng Ý của nó
là ‘phúc lợi hoặc hành động xã hội’] trong sự trợ giúp dành cho những
em “nghèo khổ và bị bỏ rơi”.
Mối quan tâm cấp bách đầu tiên mà Don Bosco có khi ngài chú
tâm đến giới trẻ bắt đầu hình thành, và vẫn là điều khiến ngài quan tâm
đến cuối đời, đó là việc trước hết cung cấp những nhu cầu vật chất cho
các thiếu niên.
‘Phần rỗi’ giới trẻ ở tất cả các bình diện, tôn giáo, luân lý và văn
hóa, luôn được đi trước và kèm theo bởi một cam kết đảm bảo các
phương tiện sinh sống, nhà ở, ăn uống, thiết bị trường học và xưởng thợ.
Điều này đặc biệt đúng với các cơ sở nghèo nhất của Don Bosco: nhà
lưu trú, viện mồ côi và các nguyện xá trong những khu ổ chuột của thành
phố.
Hai chiều kích, một chiều kích nhân đạo xã hội và một chiều kích
khác là giáo dục và tái giáo dục, cả về luân lý và tôn giáo, được coi là
liên quan với nhau cách liên tục và thực tế. Tuy vậy, theo não trạng Công
giáo của Don Bosco, sự phạm pháp thực sự hoặc tiềm ẩn được đi liền với
việc thiếu nền tảng tôn giáo. Sự dửng dưng tôn giáo, sống Kitô giáo cách
45 E IV 76.
389

40.2 Page 392

▲back to top
nghèo nàn được coi là nguyên nhân lẫn triệu chứng của một sự hư hỏng
luân lý nào đó và là một rủi ro không thể tránh khỏi cho xã hội.
Sự đóng góp của trợ giúp vật chất và giáo dục nhất thiết kết tận ở
việc được nhập hiệp với nhau. Don Bosco đã làm cho sự nhập hiệp này
nên hiển nhiên bằng các thư riêng, thư luân lưu, lời kêu gọi, bài giảng
nhằm gây quỹ và nhất là qua các công cuộc của ngài.
Hệ thống Dự phòng vừa là hệ thống phúc lợi, một hệ thống xã hội
vừa là một hệ thống giáo dục luân lý và tôn giáo.46
Sự hộ trực/trợ giúp đóng một vai trò phương pháp luận chính yếu
trong hoạt động giáo dục, tới mức mà trong Hệ thống Dự phòng là một
'nhà giáo dục' và một ‘hộ trực’ là như nhau. Do đó, rõ ràng là loại hộ trực
được Don Bosco thực hiện và đề xướng không được hiểu chỉ trong viễn
cảnh của những gì ngài viết năm 1877 và tài liệu đề cập đến một bối cảnh
được cấu trúc cao độ giống như trường nội trú và nhà lưu trú, vốn được
dự kiến đảm bảo toàn bộ cuộc sống của người trẻ trong một thời gian dài.
Những kinh nghiệm Don Bosco có, các bài ngài viết và nói chuyện
khiến chúng ta hiểu ‘sự hộ trực’ một cách rộng rãi và uyển chuyển. Chẳng
hạn, điều này là thật đối với sự hộ trực trong các trường học cho học sinh
ban ngày, các nguyện xá, các hoạt động tác vụ giới trẻ, ngay cả các hoạt
động khác liên quan đến in ấn, xuất bản và cửa hàng sách.
Ở bình diện lối sống, một nguồn cảm hứng cơ bản như vậy dẫn đến
một số hậu quả trực tiếp vốn hoàn toàn liên quan đến người thực hành Hệ
thống Dự phòng, bất cứ nơi nào nó có thể được sử dụng. Một số bản văn
cho chúng ta một ý tưởng nào đó về điều này, mặc dù qui chiếu tới kinh
nghiệm sống mà Don Bosco muốn quả là quan trọng hơn. Những nội dung
ngài ‘xác định về Hệ thống Dự phòng’ trong bản văn năm 1877 là cơ sở để
chúng ta biết: các Giám đốc và hộ trực luôn ở giữa học sinh, nói chuyện với
các em, hướng dẫn các em, tư vấn và sửa lỗi các em.47
46 xem P. Braido, «Poveri e abbandontai, pericolanti e pericolosi»: pedagogia,
assistenza, socialità nell'«esperienza preventiva» di don Bosco, trong «Annali di
storia dell'educazione e delle istituzioni scolastiche» 3 (1996) 183-236.
47 Il sistema preventivo (1877). tr. 46, OE XXVIII 424.
390

40.3 Page 393

▲back to top
Sự hộ trực/trợ giúp không phải là canh chừng cũng không phải về
những của bố thí, mà là sự hiện diện thân thiện, sự hiện diện cổ xuý và
mang sự sống cho toàn bộ hoạt động của cá nhân mà chúng ta muốn giúp
đỡ. Sự hộ trực thường được thực hiện theo những cách rất khác nhau trong
một nguyện xá, một cơ sở nội trú, lớp học, một nhóm, tại nơi làm việc.
Btrên [= nhà giáo dc] hãy là mi scho mọi người, luôn sn sàng
lng nghe bt knghi nghoc phàn nàn nào ca gii tr; hphải để
mt giám sát hành vi của các em như một người cha; hphi hết lòng
chăm sóc lợi ích thiêng liêng và vt cht ca những người được Chúa
Quan phòng giao phó cho h.48
Chắc chắn, theo Don Bosco nghĩ và thực hành Hệ thống Dự phòng,
sự hộ trực đòi hỏi ‘sự giám sát’ giống như khái niệm ‘ngăn ngừa’ bao gồm
khái niệm trước về phòng thủ, phòng ngừa, bảo vệ và cách ly tương đối
bất cứ khi nào có thể. Ngăn ngừa như sự giám thị là một lĩnh vực đặc biệt
nhạy cảm trong các trường nội trú hoặc các cơ sở nội trú ở đó việc thực
hành định kỳ thâm căn cố đế về việc đọc to các quy tắc cần được tuân theo.
Việc đọc các quy tắc này nhắm mục đích cho biết và cảnh báo những em
hoạt bát hơn là xấu xa.
Cha Micae Rua, viết cho Giám đốc một Tiểu Chủng viện năm 1863 nói:
Thnh thong cha hãy quy ttt cthy giáo, htrực và và các trưởng
nhà ngvà bo mọi người rng hphi cgng hết sức ngăn chặn vic
nói xu, gixa các em tt csách v, bài viết, hình nh (hic scientia
est) hoc bt cứ điều gì khác có thgây nguy hiểm cho đức trong sch,
Nhoàng của các nhân đức. Hhãy khuyên nhvà bác ái vi mi
người.49
Thật không thể không nghĩ về ảnh hưởng mà việc tư duy thần học
nghiêm ngặt ảnh hưởng đến Don Bosco hoặc những ý tưởng tương tự như
lạc thuyết Gian-se-nit, về hậu quả của tội nguyên tổ và những niềm tin liên
hệ đối chiếu với giới trẻ mỏng dòn về tâm lý và luân lý. Giới trẻ có chiều
hướng nghiêng về sự dữ, dễ bị tổn thương, bị bạn bè xấu đe dọa, bị phơi
48 Due lettere datate da Roma..., trong P. Braido (Ed.), Don Bosco educatore...., tr. 386.
49 F. Motto, I «Ricordi confidenziali ai direttori»... tr. 153.
391

40.4 Page 394

▲back to top
bày trước cớ vấp phạm, những người trẻ ‘gặp nguy hiểm’, không thể được
cứu độ ngoại trừ bằng các thầy giáo liên lỷ hộ trực bảo vệ và chăm sóc.50
Tuy nhiên, đây là một ý tưởng mà Don Bosco ghi nhớ hoàn toàn rõ
ràng và ngài nhấn mạnh, cụ thể rằng sự hộ trực nên được hướng tới việc
cổ xuý và sinh động. Thầy giáo/nhà giáo dục luôn hiện diện và hoàn toàn
tham dự vào cuộc sống của học sinh; họ lắng nghe các em, liên kết với các
em, khơi gợi mối quan tâm, hoan nghênh các sáng kiến và khởi hứng hoạt
động. Như chúng ta đã thấy trước kia, Hệ thống Dự phòng yêu cầu điều
này, ngay từ khi ngài định nghĩa nó và làm cho nó thực sự mang tính giáo
dục.51
“Đặt học sinh vào tình huống mà các em không thể phạm tội” không
nên được hiểu theo nghĩa “là không thể phạm tội theo chất thể.”52 Theo
nghĩa này, sự hiện diện liên tục, hữu hình hoặc tâm lý của Don Bosco giữa
giới trẻ và giới trẻ với Don Bosco không phải cường điệu nhưng thực sự
là cách trình bày tốt nhất và tiêu biểu nhất của khái niệm sư phạm về ‘sự
hộ trực dự phòng’.53
Một lần nữa, và đặc biệt là trong lãnh vực nhạy cảm này, Hệ thống
này được giao phó cho nhà giáo dục. Sự quân bình, khéo léo, sự tiếp chạm
nhân bản, tình mến hiền phụ và huynh đệ, sự hoạt bát, biết cách đặt mình
cùng trang lứa với các em như một người bạn, và nhiều yếu tố khác, là
điều thiết yếu để thi hành đúng và hiệu quả Hệ thống Dự phòng.
50 Một ví dụ về cách giải thích nghiêm túc về hộ trực được cung cấp trong bài tiểu luận
ngắn của Minimus, Metodo della vigilanza, trong Salesianum 9 (1947) 122-128. Có
nhiều cảnh báo, công khai và riêng tư về mối nguy hiểm đặc biệt trong môi trường
nội trú của “những cậu bé đã hư hỏng”, về “những lộn xộn”: xem P. Braido, Il sistema
preventivo di Don Bosco, Zurich, PAS-Verlag 1964, tr. 208-210.
51 Il sistema preventivo (1877). tr. 46. OE XXVIII 424.
52 A. Aufray, La pedagogia di S. Giovanni Bosco, tr. 44.
53 Một bản tổng hợp tài tình của “sự ngăn ngừa” và “sự trợ giúp/hộ trực” được hiểu là
“hiện diện/sống giữa những người trẻ” được cung cấp bởi H. Henz, Lehbuch der
systematischen Pädagogik, tr. 230-232. Một phân tích hay về sự hộ trực như một sự
hiện diện thúc đẩy và sinh động có thể được tìm thấy trong G. Dho, L'assistenza come
'presenza' e rapporto personale, in Il sistema educativo di don Bosco tra pedagogia
antica e nuova. Leumann-Turin, LDC 1974, tr. 104-125; và bởi F. Wöss,
Salesianische Assistenz: der Erzieher als Animator. Köln, Kölner Kreis 1976, 31 p.
392

40.5 Page 395

▲back to top
CHƯƠNG 15
GIA ĐÌNH’ GIÁO DỤC
Hiểu theo nghĩa rộng, Hệ thống Dự phòng mở ra cho tất cả các loại
trường hợp giáo dục, tái giáo dục. Don Bosco không áp dụng hệ thống
của mình chỉ trong các cơ sở cổ điển: nguyện xá, nhà nội trú, trường nội
trú, hiệp hội, nhóm. Ngài cũng làm như vậy trong những cuộc gặp gỡ cá
nhân; Hệ thống ấy cũng có trong các sự nghiệp xuất bản của ngài. Nó
chính là phong thái hành sử của Don Bosco trong phạm vi các tương
quan xã hội rộng nhất, với mọi người ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh. Chúng
ta có thể tìm thấy các quy tắc Don Bosco đưa ra về các mối tương quan
với người ngoài không chỉ ở trong Những nhắc nhớ thân tín cho Giám
đốc. Ta cũng có thể tìm thấy chúng trong Những nhắc nhớ cho những vị
truyền giáo vốn phải đối mặt với nhiều tình huống đời sống khác nhau.
Hệ thống Dự phòng có giá trị không chỉ đối với giáo dục gặp gỡ
riêng từng người một, cho các mối tương quan được cá nhân hóa mạnh
mẽ hơn, mà còn cho cả giáo dục đại chúng.1
Tuy nhiên, bất cứ nơi nào nhiều người được quy tụ trong cộng
đoàn, thì đó là ‘nơi’ Hệ thống Dự phòng hình thành, và tới một mức rộng
lớn, kết quả là Hệ thống Dự phòng là hệ thống dành cho cộng đoàn. Đây
là những gì chương này bàn tới.
1. Mô hình gia đình
Hệ thống Dự phòng của Don Bosco hình thành phổ biến trong các
cộng đoàn giới trẻ, những cộng đoàn có một chiều kích rộng hơn như:
nguyện xá, nhà lưu trú, các cơ sở nội trú, trường nội trú, trường học cho
1 Trong cuốn San Giovanni Bosco Educatore của mình, cha Mario Barbera (Torino, SEI
1942) dành chương đầu tiên cho Don Bosco “nhà giáo dục của quần chúng”: điều này
truyền cảm hứng cho bài viết “Don Bosco educatore delle moltitudini”, trong Civiltà
Cattolica 139 (1988) II 230-244.
393

40.6 Page 396

▲back to top
học sinh ban ngày. Vì vậy, tiên vàn nó là một chương trình liên quan đến
khoa sư phạm môi trường.2
Bất kể tất cả những điều trên, trong suy nghĩ và thực hành của Don
Bosco, Hệ thống Dự phòng tiên liệu rõ ràng rằng mọi tổ chức giáo dục
phải lấy gia đình làm mô hình của mình, được thích nghi theo hoàn cảnh.
Một học giả viết: “Nguyện xá của Don Bosco muốn được trở thành một
mái ấm, một ‘gia đình’, chứ không chỉ là một trường nội trú.”3 Cũng học
giả này viết tiếp: “’Những Cuộc đời’ được Don Bosco viết, tiếp tục có
hiệu quả, trong tâm trí của những độc giả trẻ mà các cuốn sách này được
viết cho họ, về tấm gương tốt dần hình thành điều được gọi là môi trường,
bầu khí, làn khí quyển xung quanh những thiếu niên mà Don Bosco đã
tập hợp quanh mình trong những ngày đầu, trong một ‘mái ấm’ vốn muốn
là một ‘gia đình’”.4
Bầu khí gia đình này được chính yếu tính của Hệ thống ấy đòi hỏi
bởi vì nó dự phòng và được đặt nền trên lý trí, tôn giáo và lòng mến
thương. Không bao giờ có thể có ‘lòng mến thương’- vốn phân cực lý trí
và tôn giáo theo phương pháp luận - trừ khi một ‘môi trường’ thanh thản
và mẫu mực được tạo nên, cụ thể là, bầu khí gia đình.
Điều này tự động có nghĩa là ngay cả cơ cấu của nó phải có sự
tương đồng nào đó với gia đình. Chỉ có loại cơ cấu giống như gia đình
này mới có thể làm triển nở sự tin tưởng giữa học sinh và các bề trên;
các ngài thực sự không được coi là bề trên nhưng là người cha và người
anh; nó có thể làm cho việc chia sẻ tình mến giữa các thiếu niên có thể
triển nở như anh em và bạn bè, và cuối cùng là tình liên đới giữa tất cả
được triển nở.5
2 xem H. Bouquier, Don Bosco Éducateur, Paris, Téqui 1950, chương 9. L'éducation
problème de milieu, tr. 1-2; A. Caviglia, Domenico Savio e Don Bosco. Studio, tr. 286.
3 A. Caviglia, Il «Magone Michele»..., tr. 141.
4 A. Caviglia, La vita di Besucco Francesco..., tr. 157-158.
5 Franz Xavier Eggersdorfer viết: “Don Bosco có thể được coi là một mô hình của sức
mạnh định hình của môi trường. Một gia đình tốt là nhân tố chi phối trong cách tiếp
cận giáo dục của ngài trong các cộng đoàn của ngài”. (Jugenderziehung, tr. 83).
394

40.7 Page 397

▲back to top
Những động cơ tâm lý đã khiến Don Bosco chọn loại cơ cấu gia
đình này cho Hệ thống của ngài, kinh nghiệm gia đình của chính ngài,
những xác tín tôn giáo của ngài, vốn làm cho ngài nghĩ về các tín hữu
như đại gia đình của con cái Chúa; những dữ liệu xã hội học liên quan
đến viễn cảnh một môi trường đô thị nơi nhiều thiếu niên sống xa gia
đình và là những người xa lạ trong một thế giới mà các em không hiểu
vì phong thái sống và ngôn ngữ của nó, và thực tế vì không có một ‘gia
đình’.
Việc Don Bosco lập ra điều lệ để thực hành được tìm thấy trong lời
nói và bút tích của ngài đồng hình dạng với mô hình gia đình. Ngài muốn
áp dụng cho mọi cộng đoàn giới trẻ điều mà đầu tiên ngài đòi hỏi ở cộng
đoàn rộng lớn của những trẻ tại Nguyện xá Valdocco, mà chính ngài
hướng dẫn và hiến thân. Cơ cấu và đời sống của Nguyện xá đã trở thành
chính quy tắc được tất cả các nhà của ngài tuân theo.
Điều đầu tiên được bàn đến là mối tương quan của giới trẻ với các
bề trên, những nhà giáo dục của các em:
Các con hãy vâng lời những người được chỉ định làm bề trên để
hướng dẫn và chỉ bảo các con; các con hãy ngoan ngoãn với các
ngài: bởi vì các ngài sẽ phải trả lẽ trước Thiên Chúa linh hồn của
các con; hãy mở rộng cõi lòng các con cho các ngài và xem các ngài
như thể là cha của mình. Họ rất mong cho các con được hạnh phúc.6
Rồi cũng có những mối tương quan giữa chính các trẻ: “Các con
hãy kính trọng và yêu mến những đồng bạn của các con như anh em”;
“Các con hãy yêu thương nhau, như Chúa nói với chúng ta, nhưng coi
chừng đến cớ vấp phạm”.7
Trong một Huấn từ tối vào tháng Sáu năm 1884, Don Bosco khích
lệ các trẻ như sau:
Chỉ có một điều cha cảm thấy phải khuyên nhủ các con, đó là: hãy
chắc chắn yêu thương nhau và không coi thường bất cứ ai. Đừng coi
6 Regolamenti per le case...., phần II, Chương VIII, khoản 2 và 7, tr. 75-76, OE XXIX
171-172.
7 Regolamenti per le case...., Phần II, Chương IX, khoản. 1 và 2, tr. 77 OE XXIX 173.
395

40.8 Page 398

▲back to top
thường bất cứ ai song đúng hơn chào đón mọi người thành bạn hữu,
sẵn sàng để bất kỳ đồng bạn nào tham dự vào trò chơi của các con, bỏ
mọi thứ ác cảm đối với các đồng bạn, mối ác cảm mà cách nào đó các
con không thể giải thích được. Chào đón tất cả mọi người, tử tế với
tất cả mọi người, ngoại trừ những người thích nói tục tĩu.8
Dịp khác, Don Bosco trình bày cho các trẻ một chương trình cô
đọng: “các con hãy tạ ơn Chúa, nói về Chúa, làm việc cho Chúa. Hãy
nghĩ tốt, nói tốt và làm điều tốt cho người lân cận. Đừng bao giờ nghĩ
xấu, nói xấu người lân cận và không bao giờ làm hại người lân cận.9
2. Phong thái gia đình
Don Bosco dường như đã phác thảo lý thuyết của mình về tầm
quan trọng của bầu khí gia đình trong một Huấn từ tối vào tháng 01 năm
1864. Dịp đó, ngài sử dụng hình ảnh một tổ ong, kêu gọi các thiếu niên
bắt chước những con ong hai điều: 1. Chúng tuân lời ong chúa; 2. Chúng
có ‘cảm thức’ tình liên đới. Đây là chính con đường/cách thức mà thế
giới giáo dục nhỏ bé phải chuẩn bị cho thế giới xã hội vĩ đại trong tương
lai, từ viễn cảnh tình liên đới.
Cha mong các con học cách những con ong làm ra mật. Các con có biết
những con ong sản xuất mật ong như thế nào không? Hai điều chủ yếu:
1. Chúng không tự sản xuất mà dưới sự chỉ đạo của ong chúa mà
chúng tuân theo trong mọi hoàn cảnh; và rồi chúng sống với nhau
và giúp đỡ lẫn nhau.
2. Điều thứ hai là chúng bay khắp chốn và hút phấn hoa từ những
bông hoa nở đây đó. Nhưng, các con hãy ghi nhận: những con ong
không hút tất cả phấn hoa chúng tìm thấy trong một bông hoa, mà
đi đến bông hoa này, rồi đến một bông hoa khác và chúng chỉ lấy
từ những bông hoa những gì giúp chúng làm ra mật ong.
Áp dụng hình ảnh này, Don Bosco đưa ra những nhận xét sau:
8 D. Ruffino, Libro di esperienza 1864, tr. 17-18.
9 D. Ruffino, Libro di esperienza 1864, tr. 73.
396

40.9 Page 399

▲back to top
Mật ong tượng trưng cho điều thiện mà mọi người cùng nhau thực
hiện, với lòng đạo đức, học tập và niềm vui. Toàn bộ kết quả được
đảm bảo bằng cách 'tuân lời ong chúa của chúng', đó là bằng cách
tuân theo các quy luật và các bề trên.
Sự kiện là nhiều người cùng chung sống gia tăng niềm vui; nó như
khích lệ để chịu đựng việc học hành vất vả; nó như kích thích tố bằng
cách ghi nhận bước tiến của người khác; có sự chia sẻ lẫn nhau về
kiến thức, những ý tưởng ta thủ đắc và đó là cách học hỏi lẫn nhau.
Việc cùng sống với nhiều người làm điều tốt, trở thành một khởi hứng
để chúng ta làm tốt, mà thậm chí không nhận thức được điều đó.10
Cùng một hình ảnh ấy đã được một phóng viên tờ báo Pèlerin
Paris đưa tin sau khi phỏng vấn Don Bosco vào tháng Năm năm 1883.
Chính mái nhà nhỏ khai trương năm 1847 đã trở thành một khu nhà phức
hợp lớn với 800 người nội trú, suốt một thời gian nào đó.
Chúng tôi đã chứng kiến Hệ thống Dự phòng tận mắt. Ở Turin, các
học sinh hình thành một cơ sở nội trú cực lớn: các em không biết đến
việc di chuyển theo hàng vì chúng di chuyển từ nơi này sang nơi khác,
theo phong thái gia đình. Các nhóm thiếu niên vây quanh thầy giáo
của mình mà không có quá nhiều tiếng ồn, khó chịu hoặc va chạm.
Chúng tôi ngưỡng mộ nhìn vào khuôn mặt của những thiếu niên này
và chúng tôi không thể giữ mình khỏi thốt lên: Đây là ngón tay của
Chúa.11
Bức tranh đó hơi bị ép buộc như bản miêu tả mà người viết tiểu sử
đầu tiên của Don Bosco cung cấp. Dù sao đi nữa, nó có thể được buộc
lại cách trung thực hơn với các giai đoạn ban đầu của mái ấm tại
Valdocco.12 Chính người viết tiểu sử đã nhắc đến việc dần dần và điều
độ đưa vào sự quy tắc hoá.
10 MB VII 602. Lemoyne nói đó là một bài nói chuyện được ghi trong nhật ký cùng với
những bài khác, nhưng không cho biết ngày tháng.
11 Được trích dẫn từ MB XVI 168-9.
12 Một cái nhìn thực tiễn hơn về Nguyện xá, một cộng đoàn lớn với hơn 800 người gồm
hai khu, học sinh và thiếu niên lao động, được cung cấp bởi J.M. Prellezzo trong
«Ricerche Storiche Salesiane» (1989-1992), trong Valdocco nell'Ottocento tra reale
397

40.10 Page 400

▲back to top
Vào những ngày đó các trẻ vui hưởng nhiều tự do vì các em sống như
trong một gia đình. Nhưng, ngay khi có nhu cầu nảy sinh hoặc bất trật
tự xuất hiện, Don Bosco dần dần hạn chế sự tự do với một luật thích
đáng nào đó và vì vậy, lần lượt theo thời gian, các quy tắc kỷ luật đã
được thiết lập và nay hình thành Những Quy luật dành cho các nhà
Salêdiêng.13
Trong một cơ sở nội trú lớn như gia đình, rõ ràng những căng thẳng
thực sự có thể nảy sinh và dần dần lớn lên, giữa bầu khí căn bản của các
mối tương quan tự phát, hiền phụ, huynh đệ và hiền thảo cũng như các
đòi hỏi không thể né tránh về trật tự và kỷ luật. Điều này được phản ánh
trong một bài giảng ngắn của Don Bosco vào đầu năm học 1863-1864:
Cha không muốn các con coi cha là bề trên cho bằng là bạn của các
con. Và do đó, đừng e sợ cha, đừng sợ cha, nhưng hãy tin tưởng cha,
vì cha mong muốn điều này từ các con; cha xin các con điều này; cha
kỳ vọng điều này từ những người bạn đích thực... tất cả chúng ta hãy
tạo nên một cõi lòng! Cha ở đây, sẵn sàng giúp các con trong mọi tình
huống. Hãy có thiện chí, hãy chân thành với cha như cha với các
con.14
Phong thái gia đình mặc lấy những điểm nhấn khác nhau như được
đòi hỏi bởi những nhu cầu kỷ luật đòi hỏi mà các bối cảnh giáo dục khác
nhau bày ra quả là rõ ràng. Thực tế mà nói, hầu hết các chỉ dẫn được Don
Bosco đề cập đều liên quan đến Valdocco, hoặc Nguyện xá cho em ngoại
trú trong những năm đầu, và mái nhà trong những năm sau đó, và thường
xuyên và đặc biệt là với bộ phận học sinh học chữ.
Một trong những kết quả chính đạt được qua chế độ giống như gia
đình chứ không chỉ về mặt lý thuyết, là khắc phục sự tương phản giữa
quyền bính và sự đồng thuận, hai nét thiết yếu của giáo dục. Sự vâng lời
trong nhà là tôn trọng triệt để một trật tự khách quan liên quan đến điều
e ideale đã trích; cũng xem P. Stella, Don Bosco nella storia economica e sociale, đặc
biệt các Chương VIII-XII (tr. 175-288).
13 MB IV 339.
14 MB VII 503. theo cha Lemoyne, bản văn lại được nhắc đến trong phần ghi nhật ký
của Gioan Bonetti. Chúng tôi không tìm thấy nó.
398

41 Pages 401-410

▲back to top

41.1 Page 401

▲back to top
được gọi là "bề trên" và điều được gọi là “bề dưới” mà không phân biệt
giữa họ, và đảm bảo việc cùng chung sống hòa đồng và cần cù. Trong
thực tế, hai ‘trật tự’ khác nhau đó không tạo ra vấn đề gì khi mọi người
cảm thấy ràng buộc tuân theo quy luật chung của đời sống.
Một khi sự căng thẳng giữa thẩm quyền và sự vâng lời được khắc
phục bằng cách tôn trọng triệt để một quy tắc chung, thì chúng ta đã tạo
ra một điều kiện phù hợp để thay đổi bầu khí gia đình thành một ‘sự thân
tình’ hiệu quả và thường hằng! Đây là nhiệm vụ biệt loại của các nhà
giáo dục khi họ liên hệ với học sinh của mình nhưng cũng được mong
đợi từ phong thái sống của học sinh khi họ tương quan với nhau khi cùng
nhau sống chung.
Có một thông điệp dành riêng cho các nhà giáo dục, trong bức thư
của Don Bosco ngày 10 tháng Năm năm 1884. Như chúng tôi đã đề cập,
cha Gioan Tẩy giả Lemoyne đã viết nó nhưng chính Don Bosco đã khởi
hứng nó, khi nhung nhớ hồi tưởng về cách các sự việc tiến hành tại mái
ấm Valdocco trong 15 năm đầu tiên tồn tại, như ngài quen làm như thế.
Cha Lemoyne viết từ Sampierdarena vào ngày 8 tháng Tư năm
1884 cho một người Salêdiêng từ Turin: "Người Cha yêu dấu của chúng
ta không thể tiến hành bất kỳ cuộc trò chuyện nào mà không hồi tưởng
về thời kỳ anh hùng tại Nguyện xá”.15 Ngài nói đúng về sự thân thiện
vốn là cách phá vỡ rào cản ngờ vực đã được dựng lên một cách vô thức
giữa người trẻ và các nhà giáo dục của các em, vốn được coi là bề trên
chứ không còn là người cha, người anh và người bạn, và do đó bị sợ hãi
và ít được yêu thương hơn. Sự thân thiện này đặc biệt sẽ rõ rệt khi cuộc
sống cộng đoàn thể hiện cách tự phát rõ nhất: giờ giải trí.
... Sự thân thiện với các trẻ, đặc biệt vào giờ giải trí. Không có sự thân
thiện thì tình yêu không được thể hiện; nếu tình yêu không được thể
hiện thì không thể có tin tưởng. Bất cứ ai muốn được yêu, phải tỏ rõ
mình yêu thương. Chúa Giêsu Kitô đã trở nên nhỏ bé với người bé
15 xem 'Due lettere datate da Roma...', trong P. Braido (Ed.), Don Bosco educatore..., tr.
351.
399

41.2 Page 402

▲back to top
nhỏ và mang tất cả những bệnh tật của chúng ta. Ở đây các con có bậc
thầy dạy tình thân thiện.16
Không còn gì khác ngoài việc làm sống lại hệ thống xưa là các nhà
giáo dục hoàn toàn sẵn sàng và đây là ý nghĩa thực sự của tình thân thiện
theo nghĩa rộng nhất của nó: hoàn toàn sẵn sàng với các yêu cầu của giới
trẻ.17 Về phần mình giới trẻ sẽ đáp lại bằng sự tin tưởng nồng nhiệt.
Chính điều này, bức thư được cha Micae Rua đọc lên tại Valdocco nói
tới. Nó được gửi cho các em: “Nếu các con muốn có được một lòng một
trí, các con phải phá bỏ rào cản chết người là sự bất tín nhiệm và để cho
tin tưởng chân thành lên ngôi”.18
Bầu khí thân thiện đích thực sẽ tăng cường tình bạn huynh đệ giữa
các trẻ. Thực vậy, mặc dù Don Bosco tỏ ra không tin tưởng vào ‘tình bạn
riêng’, mà ngài cho là mơ hồ và u tối, và ngài thường lên án những thứ
này trong nỗ lực giáo dục của mình, thì ngài vẫn ca tụng tình bạn. Tình
bạn có thể là một phương tiện tự phát và mạnh mẽ để tăng trưởng văn
hóa và tôn giáo.
Trong cuốn sách ngài xuất bản đầu tiên, Cuộc đời Lu-y Comollo,
Don Bosco đã phác thảo một luận bàn ngắn gọn nhưng chân thực về tình
bạn.19 Cuộc đời Đaminh Savio và Micae Magone20 mô tả một cách cởi
mở và sâu sắc những nét của tình bạn nhưng từ quan điểm sư phạm chính
thức hơn.
16 Due lettere datate da Roma..., trong P. Braido (Ed.), Don Bosco educatore..., tr. 383-
384.
17 Due lettere datate da Roma..., trong P. Braido (Ed.), Don Bosco educatore..., tr. 385-
386.
18 Due lettere datate da Roma..., trong P. Braido (Ed.), Don Bosco educatore..., tr. 374.
19 xem [G. Bosco], Cenni storici sulla vita del chierico [được gọi là 'giovane' trong ấn
bản thứ hai, 1854] Lu-y Comollo..., tr. 13-72, OE I 13-72.
20 Trong Cenno biografico về Magone, ngài nói về 'bạn đồng hành' nhưng có một mối
quan hệ tinh thần gần gũi hơn, cá nhân hơn, với một số gần gũi hơn với 'amicizia',
tình bạn hữu. xem G. Bosco Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., tr.
43-53, OE XIII 197-207.
400

41.3 Page 403

▲back to top
Cuộc đời Đaminh Savio có hai chương dành riêng cho tình bạn:21
chương 17 đề cập đến những tình bạn đặc biệt và mối tương quan của
cậu với thiếu niên Camillo Gavio; chương 18 đề cập đến Đaminh Saviô
tương quan với thiếu niên Gioan Massaglia.22 Những tình bạn này rõ
ràng dựa trên định hướng về Thiên Chúa, cải thiện thiêng liêng và sự
thánh thiện. Từ cuộc gặp gỡ đầu tiên với Camillo Gavio, Đaminh Savio
đã có một ý tưởng chính xác về loại thánh thiện mà Don Bosco giảng:
“Bạn nên biết rằng ở đây, sự thánh thiện hệ tại ở sự vui vẻ”.23 Rõ ràng,
vui vẻ này là niềm vui gắn liền với trạng thái ân sủng, nhân đức, việc xác
đáng chu toàn bổn phận mình.
Đaminh Savio bắt đầu một tình bạn thiêng liêng thân mật hơn với
Gioan Massaglia vì cả hai đều đến từ các khu gần nhau và chia sẻ cùng
những khát vọng và ý tưởng thiêng liêng về ơn gọi. “Cả hai đều đến
Nguyện xá cùng một lúc; họ đến từ các thị trấn lân cận; cả hai đều có
cùng một ý định ôm ấp bậc sống giáo sĩ và thực sự muốn nên thánh”.
Sau khi các cuộc tĩnh tâm được tổ chức vào thời điểm Phục sinh,
tình bạn của họ trở nên mãnh liệt hơn, như Don Bosco giải thích:
Sau cuộc tĩnh tâm, Đaminh Savio nói với bạn mình: “Tớ muốn chúng
mình nên bạn hữu chân thực; những người bạn chân thực đối với điều
liên quan đến linh hồn chúng ta. Vì vậy từ giờ trở đi mình muốn chúng
mình theo dõi nhau trong bất cứ điều gì có thể đóng góp vào lợi ích
thiêng liêng của chúng ta. Từ đó trở đi, Savio và Massaglia trở thành
bạn bè thực sự và tình bạn của các cậu tồn tại lâu dài, vì nó dựa trên
nhân đức. Cả hai ganh đua với nhau bằng cách làm gương sáng cho
21 Về tình bạn trong các bút tích của Don Bosco, từ bộ sưu tập các bức thư cho đến
nhiều 'Cuộc đời' khác nhau, J. Canals Pujol, người Salêdiêng, đã thực hiện nghiên cứu
sâu rộng. Một phần của việc này được xuất bản trong một bài tiểu luận La amistad en
las diversas redacciones de la vida de Comollo escrita por San Juan Bosco, RSS 5
(1968) 221-262.
22 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., tr. 83-88, 88-93, OE XI 233-238,
238-243.
23 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., tr. 86, OE XI 236.
401

41.4 Page 404

▲back to top
nhau và khuyên bảo nhau hầu giúp nhau tránh điều ác và làm điều
tốt.24
Sau này, Don Bosco nhận xét: "Nếu tôi muốn viết về những nét tốt
lành và nhân đức của Gioan Massaglia, tôi phải nhắc lại bất cứ điều gì
tôi đã nói về Savio, là người mà cậu trung thành đi theo bao lâu cậu còn
sống.25
3. Cấu trúc gia đình: Giám đốc và các người cộng sự
Từ quan điểm phương pháp, phong thái gia đình trở thành một cấu
trúc, cụ thể là thiết lập tốt đẹp một ‘khối’/bộ các mối tương quan giữa
những người liên hệ: mối tương quan của Giám đốc với những người
cộng sự và các học sinh; mối tương quan của học sinh với bề trên của
các em, những người được mong đợi là người cha, người anh và người
bạn từ quan điểm giáo dục.
3.1 Giám đốc
Về mặt lịch sử, gia đình giáo dục của Don Bosco không thể được
đặt ngang hàng với một khối người và thậm chí không phải với một cộng
đồng ‘thị trấn các thiếu niên’ (boys’ town), độc lập với sự tiến hoá và tái
giải thích cuối cùng của nó. Khung hệ (paradigm) gia đình giáo dục được
tạo ra bởi một phong thái cùng chung sống; xét như liên quan đến mối
tương quan giữa quyền bính và tình mến, nó lấy cảm hứng từ mối tương
quan tương tự được tìm thấy trong một gia đình tự nhiên lý tưởng, đó là,
giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em.26 Vì lẽ này, Giám đốc được mọi
người nhìn nhận là chủ gia đình, một Paterfamilias thực thụ; ngài nắm giữ
24 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., tr. 88-89, OE XI 238-240.
25 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., tr. 91, OE XI 241.
26 Đối với các loại hình xã hội học về gia đình, vốn bao trùm hầu hết các cộng đoàn
giáo dục lớn của Don Bosco, đặc biệt là các trường nội trú, xem P. Melograni (ed.),
La famiglia italiana dall'Ottocento ad oggi. Bari, Laterza 1985, XVIII-712 p: phân
biệt giữa nông nghiệp, lao động, gia đình trung lưu; M. Barbagli, Sotto lo stesso tetto.
Mutamenti della famiglia in Italia dal XV al XX secolo, Bologna, Il Mulino 1984, 557
p; M. Marbagli and D.I. Kertzer (Eds), Storia della famiglia salesiana 1750-1950.
Bologna, Il Mulino 1992, 367 p.
402

41.5 Page 405

▲back to top
quyền bính không thể tranh cãi đối với tất cả các hoạt động của các cộng
tác viên và học sinh của mình.
Là người cha, Giám đốc đảm bảo rằng con cái mình được cung cấp
cơm bánh, chăm sóc thể lý, nuôi dưỡng trí tuệ và với sự hỗ trợ luân lý và
tôn giáo.27 Ngài không phải là một 'người cha-ông chủ', thậm chí không
chỉ là một bề trên, người cai quản, mà là một người cha- người mẹ thực
sự, kiên định và yêu thương với đầy đủ trách nhiệm ở mọi bình diện: thể
chất, trí tuệ, khoa học, luân lý và đạo giáo. Tài liệu kinh điển của Giám
đốc là Những nhắc nhớ thân tín dành cho các Giám đốc, được viết vào
năm 1863 nhưng sau đó, dần dần được mở rộng, trau chuốt lại. Chúng
được dùng trong quãng đời sinh thời còn lại của Don Bosco. Chúng ta
biết rằng chúng có nguồn gốc từ năm 1863, vào cuối tháng Mười. Đó là
một lá thư cá nhân gửi cho cha Micae Rua, Giám đốc mới được bổ nhiệm
của collegio đầu tiên hoặc trường nội trú bên ngoài thành phố Torino,
Mirabello, Monferrato. Vào năm 1870, khi các trường mới thuộc loại
này được xây dựng, Don Bosco nghĩ rằng tốt nhất là áp dụng bản văn ấy
một cách rộng rãi hơn. Ngài sẽ tiếp tục chỉnh lại bản văn gốc trong những
năm tiếp theo, cho đến năm 1886. Từ năm 1870, Những nhắc nhớ thân
tín đó được trao cho mọi Giám đốc. Chúng đã được thu thập lại thành
một tập sách nhỏ có tên Những nhắc nhớ thân tín dành cho các Giám
đốc. Chúng đã tiếp tục đến thời của chúng ta như là một diễn đạt quan
trọng về tinh thần Don Bosco.
Giám đốc là tâm trí, cõi lòng và là trung tâm của các hoạt động
trong toàn nhà. Đồng thời nhà đó là một nhà đạo, một cơ sở giáo dục và
những cộng đoàn gồm nhà giáo dục và học sinh hiện diện cùng nhau.
Các đoạn văn cấu thành tài liệu ấy gửi đến một Giám đốc là ‘người được
thánh hiến’, bề trên của một cộng đoàn những người thánh hiến, bù lại,
họ là những nhà giáo dục và sống cùng với những người trẻ cần được
giáo dục. Hơn nữa, Giám đốc là người chịu trách nhiệm và là đại diện
27 Các thuật ngữ “figli”, “figliuoli” đôi khi có thể có vẻ chỉ là cách dịch tiếng Ý của
thuật ngữ Piedmont “fieuj”, femj, mà trong một số ngữ cảnh nhất định chỉ có nghĩa
“ragazzi”. Trong ngôn ngữ quen thuộc của Don Bosco được áp dụng cho mỗi Giám
đốc, có một ý nghĩa biệt loại hơn về mối quan hệ giáo dục và thiêng liêng mang tính
hiền phụ với các thiếu niên.
403

41.6 Page 406

▲back to top
của cộng đoàn đối với các cơ quan thẩm quyền dân sự và giáo hội; ngài
đại diện cho một cơ sở hoạt động trong hai lãnh vực, dân sự và tôn giáo.
Các tiêu đề trong tài liệu đó cho chúng ta một ý tưởng chính xác
về các chức năng đa dạng được giao cho Giám đốc: Giám đốc phải quan
tâm đến chính mình ra sao, với các giáo viên, hộ trực và trưởng nhà ngủ,
với các trợ sĩ và người phục vụ, với các học sinh, các học sinh ban ngày,
các thành viên của Tu hội như thế nào, khi ra lệnh.28
Có một loạt các nhiệm vụ khác nhau được giao cho Giám đốc
nhưng tất cả đều được liên kết với nguyên tắc cổ điển: nỗ lực làm cho
mình được yêu thương thay vì sợ hãi. Trạng từ 'thay vì' được đi trước bởi
một số biến thể, chẳng hạn như "trước khi..." và "nếu con muốn".29
Một số lời khuyến nghị luôn được nhấn mạnh liên tục: “Quan tâm
đến”, “nói”, “quy tụ lại”, xét đến, kiểm tra, ngăn chặn, nghe ý kiến. Giám
đốc hiện diện giữa các học sinh của mình, điều ấy được bàn đến cách đặc
biệt.
Trong thực tế và trên lý thuyết, và sau đó được soạn thành luật lệ
trong Quy Luật dành cho học sinh ban ngày, Giám đốc tượng trưng cho
cốt lõi trong khoa sư phạm cộng đoàn của Don Bosco. Lý thuyết lẫn thực
tế, chính môi trường giáo dục trong tính toàn vẹn của nó phải được chăm
sóc trước tiên, điều đó quả là đúng. Nhưng môi trường ấy được tạo ra bởi
toàn bộ 'gia đình' gồm các nhà giáo dục và người trẻ, điều này cũng quả
là hiển nhiên.
Tuy nhiên, người mà được kêu gọi để cho công việc tập thể này
một hình dạng, một định hướng thống nhất và có hệ thống và là linh hồn
và tinh thần của cộng đoàn giáo dục, người mà có khả năng chuyển khoa
sư phạm của môi trường thành một khoa sư phạm cá vị, ‘khoa sư phạm
từng người một’, chính là Giám đốc. Giám đốc được kêu gọi hoàn toàn
tận hiến cho hoạt động giáo dục hơn là hành chính, mặc dù mọi thứ trở
28 xem F. Motto, I «Ricordi confidenziali ai direttori»..., tr. 151.
29 F. Motto, I «Ricordi confidenziali ai direttori»..., tr. 151.
404

41.7 Page 407

▲back to top
lại với ngài. Giám đốc có nhiệm vụ chăm sóc tất cả mọi thứ liên quan
đến việc điều hành nhà về tinh thần, vật chất và học tập.30
“Giám đốc là bề trên chính và chịu trách nhiệm về mọi việc xảy ra
tại Nguyện xá”. Ngài phải vượt trội các bề trên khác về lòng đạo đức,
đức ái và kiên nhẫn; ngài phải luôn tỏ ra là người bạn, người đồng hành
và là anh em với tất cả mọi người. Vì lẽ này, ngài phải luôn khuyến khích
mọi người chu toàn bổn phận của mình với cầu nguyện chứ không phải
bằng cách ra lệnh nghiêm khắc. Ngài phải giống như một người cha với
con cái của mình.31
Ở đây chúng ta có chính ý tưởng hiền phụ và thân tình, riêng biệt
đối với khoa sư phạm Kitô hữu truyền thống, được các yếu tố tình cảm
và tổ chức khác ủng hộ và một lần nữa, được khởi hứng bởi lý trí, tôn
giáo, và lòng thương mến.
Tình hiền phụ mến thương của Giám đốc trải dài suốt cả ngày và
vươn rộng ra, có những diễn đạt của riêng nó, khi chúng liên hệ với cả
những cá nhân lẫn cộng đoàn. Những diễn đạt liên quan đến các cá nhân
quy chiếu tới việc Xưng tội, linh hướng và cái gọi là 'lời thì thầm vào
tai', parolina all'orecchio.
Điều mà Ricordi phải nói về Giám đốc với vai trò là cha giải tội
thông thường được chỉ định của cộng đoàn tu sĩ và giáo dục là quan
trọng. Đây là cách thực hành mà Don Bosco đã bắt đầu ngay từ khi khởi
sự công cuộc, rất lâu trước khi nó trở thành "một quy tắc". Don Bosco,
vốn quan tâm cung cấp cơm bánh cho người trẻ, không thể nghĩ đến một
nền giáo dục Kitô hữu mà không phải là "một nền giáo dục tâm hồn".
Điều ngài muốn và viết hoàn toàn rõ ràng: “Ở trong nhà chúng ta, Giám
đốc là vị giải tội thông thường, do đó con nên đảm bảo luôn vui tươi giải
tội cho bất cứ ai, nhưng con phải để họ hoàn toàn tự do xưng tội với bất
cứ ai mà họ có thể chọn. Hãy cho mọi người biết rõ rằng con không bao
giờ tham gia bỏ phiếu về lối sống luân lý của họ và hãy cẩn thận tránh
30 Regolamenti per le case...., phần I, Chương I, khoản 3, tr. 19, OE XXIX 115.
31 Regolamento dell'Oratorio...per gli esterni, phần I, Chương I, khoản 1, 2,7, tr. 5-6.
OE XXIX 35-36.
405

41.8 Page 408

▲back to top
ngay cả một chút nghi ngờ rằng con dựa vào điều con nhớ lại được khi
nghe xưng tội”.32
Khi thực thi bí tích Giải tội, Don Bosco cũng thường đảm nhận vai
trò linh hướng. Ngay cả ở đây, Don Bosco khuyến dụ lựa chọn chỉ một
vị và cùng là một cha giải tội, đóng vai trò không thể tách rời là linh mục
người tha tội và cũng là người khuyên bảo.33
“Theo gương Cafasso, vị thầy của ngài và truyền thống thiêng liêng
tốt đẹp hơn trong thời đại của ngài, Don Bosco giải tội cho mọi người và
cũng linh hướng họ.”34 Nhưng cách ngài linh hướng khá cởi mở với các
loại chính thức và không chính thức cũng như rất linh hoạt.35 Cha
Valentini viết khá mạnh mẽ: “Toàn bộ linh đạo sư phạm của ngài và tất
cả các phương pháp sư phạm của ngài là một khoa sư phạm thiêng
liêng”.36
Hướng dẫn cá nhân thì mạnh mẽ hơn vào những giai đoạn quan
trọng nào đó trong năm: lần tiếp xúc đầu tiên với một thiếu niên khi em
vào sống nội trú ở trường, những lần tĩnh tâm, khi chọn một ơn gọi và
bất cứ khi nào có vấn đề về luân lý hoặc thiêng liêng đặc thù. Ngay cả
"lời thì thầm vào tai" thật đơn giản nhưng ấn tượng và là một hình thức
hướng dẫn. Don Bosco mời Giám đốc, như người cha của các học sinh,
lợi dụng việc này.
Viết cho cha Micae Rua, Giám đốc mới được bổ nhiệm, Don Bosco
nói: “Con hãy làm những gì có thể để dành toàn bộ thời gian giải trí với
trẻ, và cố gắng thì thầm đôi lời trìu mến vào tai các em, theo cách con
biết rõ nhất, và con sẽ dần dần nhận ra nó cần thiết. Đây là bí quyết lớn
khiến con làm chủ trái tim người trẻ”.37 Khi bức thư gửi cha Rua trở
32 F. Motto, I «Ricordi confidenziali ai direttori»..., tr. 156.
33 xem A. Caviglia, Savio Domenico e Don Bosco. Studio, tr. 82-87, La direzione di don
Bosco.
34 P. Brocardo, Direzione spirituale e rendiconto. Rome, LAS 1966, tr. 150.
35 xem C. Colli, La direzione spirituale nella prassi e nel pensiero di don Bosco:
«memoria» e «profezia», trong M. Cogliandro (ed.), La direzione spirituale nella
famiglia salesiana. Rome, Editrice SDB 1983, tr. 53-77.
36 E. Valentini, La direzione spirituale dei giovani nel pensiero di don Bosco, in
Salesianum 14 (1952) 354.
37 F. Motto, I «Ricordi confidenziali ai direttori»..., tr. 149
406

41.9 Page 409

▲back to top
thành Những nhắc nhớ thân tín cho tất cả các Giám đốc, Don Bosco gộp
thêm vào một loạt các 'lời thì thầm' này hướng đến điều tốt cho các linh
hồn và phần rỗi của họ.38
Nhưng Giám đốc hằng ngày cũng ‘gặp gỡ tập thể’ hoặc gặp gỡ
cộng đoàn của các bề trên, hộ trực, đồng nghiệp bên ngoài, các học sinh
học văn hoá và/hoặc thiếu niên làm việc và người trong nhà. Don Bosco
mong muốn thông thường Giám đốc hoặc đôi khi, một trong những cộng
tác viên của ngài, nên ngỏ Huấn từ tối cho cả cộng đoàn quy tụ lại đọc
kinh tối, trước khi lui về khu nhà của mình.
Ngài sẽ công khai nói vài lời trìu mến với cộng đoàn; ngài nên thông
tri hoặc đưa ra lời khuyên nào đó về những việc cần làm hoặc nên
tránh. Ngài nên cố gắng rút ra một số bài học từ các sự kiện xảy ra
ở trong nhà hoặc bên ngoài trong ngày.
Đây đã là Huấn từ tối cổ điển nhắm tạo ra và tăng cường một bầu
khí sẵn lòng chân thành chung để thông giao với nhau. Don Bosco đề
nghị nó ngắn gọn, dù chính ngài thường không giữ được điều đó. Nhưng
ngài không bao giờ muốn biến nó thành một bài giảng dài dòng và khô
khan. “Buổi nói chuyện đó không bao giờ kéo dài quá hai hoặc ba phút”.
Với những điều kiện này, Huấn từ tối có thể thực sự trở thành “chìa khoá
cho luân lý, bí quyết điều hành nhà tốt đẹp và là bí quyết thành công
trong việc giáo dục”.39
3.2 Cộng đoàn các thầy giáo, các nhà giáo dục
Giám đốc không phải là nhà giáo dục duy nhất cũng như chính ngài
không một mình điều hành mọi thứ. “Nếu yếu tính của việc là Giám đốc”
không phải là chính mình làm mọi việc, nhưng là phối hợp và làm việc
38 F. Motto, I «Ricordi confidenziali ai direttori»..., tr. 155-156. Liên quan đến giờ giải
trí ồn ào, hạnh phúc không có tổ chức tại nguyện xá đầu tiên, Don Bosco viết trong
Hồi ký nguyện xá: “với em này tôi có thể thì thầm khuyên bảo nên ngoan ngoãn hơn,
nhanh chóng thực thi nhiệm vụ của mình hơn; với em khác tôi sẽ đề nghị chuyên cần
học giáo lý, hoặc xưng tội, v.v.” MO (1991) 160.
39 Il sistema preventivo (1877), tr. 56, 58, OE XXVIII 434, 436; x E. Ceria, Annali della
Società Salesiana, tập II, Turin, SEI 1946, tr. 856. 869, Di una cosa tutta salesiana:
la buona notte.
407

41.10 Page 410

▲back to top
với người khác, thì hoạt động của Giám đốc phải làm cho mọi người nắm
trách nhiệm trong nhà can dự vào việc cộng tác quả là rõ ràng. Ở đây
chúng ta có được sự chứng thực là hai lời minh xác đều đồng quy tại đó:
“Nói chung, từ đây cha sẽ nhận ra rằng yếu tính của việc là Giám đốc hệ
tại ở việc có thể chia sẻ các nhiệm vụ cần thực hiện và sau đó đảm bảo
rằng chúng được thực hiện”.40
“Bất cứ ai nắm giữ chức vụ hoặc hộ trực người trẻ được Chúa Quan
Phòng giao phó cho chúng ta đều có trách nhiệm cảnh báo và khuyên
bảo bất kỳ em nào trong nhà, bất cứ lúc nào cũng có lý do để làm điều
đó, đặc biệt khi đó là vấn đề ngăn chặn bất kỳ sự xúc phạm nào đến
Chúa”.
Ngay cả người giữ cổng cũng được nêu lên khi họ đóng vai trò
diễn viên đầu tiên để đảm bảo ‘tính chất dự phòng’ của hệ thống đó.41
“Chọn được người giữ cổng tốt là một kho báu cho một tổ chức giáo
dục”.42
Các từ ngữ “bề trên” và những người nắm giữ bất kỳ trách nhiệm
nào, và “nhà giáo dục” trên thực tế đồng nghĩa với nhau vì theo những
cách khác nhau, họ là người cha, người anh và người bạn. Các từ ngữ ấy
được áp dụng đặc biệt hơn cho những người giữ một chức vụ nào đó tại
các trường nội trú, như là quản lý, Phó giám đốc, quản trị tài chính, giáo
lý viên hoặc cha linh hướng, giám học, cố vấn về nghề nghiệp [có nghĩa
là người phụ trách các hoạt động trường huấn nghệ, xưởng thợ, v.v].
Nhưng trong tất cả các hoạt động chung này, giáo viên, những
người trưởng xưởng và hộ trực cũng được tham dự vào tuỳ vào tuổi tác
và các hoạt động mà họ được kêu gọi thực hiện. Quy Luật dành cho các
nhà dành một chương về mỗi sự uỷ nhiệm và hoạt động.43 Thay vào đó,
các nhiệm vụ được chỉ ra trong Quy Luật Nguyện xá 'cho người ngoài”,
40 Thư gửi cha Giuse Ronchail, 23 tháng Ba năm 1877, E III 158.
41 Regolamenti per le case...., Articoli generali, khoản 1, tr. 15, OE XXIX 111; phần I,
Chương XV, tr. 47-49, OE XXIX 143-145 Del portinaio.
42 Il sistema preventivo (1877), tr. 56, OE XXVIII 434.
43 Regolamenti per le case...., phần I, Regolamento particolare, Chương I-XVIII, tr. 19-
57, OE XXIX 115-153.
408

42 Pages 411-420

▲back to top

42.1 Page 411

▲back to top
trên thực tế, hóa ra chỉ là những nhiệm vụ danh nghĩa, dấu vết còn lại
của các nguồn được Don Bosco sử dụng và dần dần được hoàn thiện cho
tinh thần của họ.44
Mọi người làm việc theo uy tín và sự phân công của mình trong
một mạng lưới các mối tương quan góp phần tạo ra một cộng đoàn giáo
dục nhỏ gọn. Chúng ta thấy điều này, xét như liên quan đến Valdocco,
được ghi lại trong biên bản các cuộc họp của các hộ trực, giáo viên và
các bề trên của hội đồng nhà hoặc thậm chí hội đồng bề trên. Trong các
thảo luận và quyết định được đưa ra ở đó, 'chúng ta' thường thay thế 'tôi',
theo nguyên tắc:
Chúng tôi không muốn bị sợ hãi; chúng tôi muốn được yêu mến và chúng
tôi muốn các con hoàn toàn tin chúng tôi.45
Tình liên đới của cộng đoàn giáo dục đặc biệt rõ ràng trong các
thiết định nội trú, trong trường và nhà nội trú. Nhưng nó cũng rõ rệt như
vậy trong các loại tổ chức khác nhau nơi người trẻ quy tụ. Không có sự
phân biệt, mọi người được yêu cầu gây ảnh hưởng đến người trẻ một
cách trọn vẹn nhất có thể và cung cấp một sự hộ trực giáo dục vốn không
đơn thuần là giám thị song là thứ gì đó khai sáng, khuyến khích và thúc
đẩy sự triển nở.
4. Thế giới di động của giới trẻ
Trong bối cảnh gia đình, tình phụ tử này, đôi khi có tính gia trưởng,
điều mặc lấy tầm quan trọng ngoại thường là ‘ngày lễ tri ân’. Ngày lễ
này phần nào được định hướng, nhưng lại là dịp để huy động tất cả năng
lượng sống động của người trẻ tham gia vào các hoạt động khác nhau:
những bài hát đạo đời, âm nhạc, sáng tác văn chương, thi thơ, biểu diễn
sân khấu, giải trí học thuật, ngâm thơ kể chuyện, trang trí ở những nơi
khác nhau và các buổi biểu diễn.
44 xem Regolmento dell'Oratorio...per gli esterni, phần I, tr. 4-27, OE XXIX 34-57.
45 Được trích dẫn trong MB VI 320.
409

42.2 Page 412

▲back to top
Lễ tri ân bắt đầu trong những năm đầu tiên của nhà Valdocco46
nó thường trùng với ngày bổn mạng của Don Bosco, ngày 24 tháng Sáu.
Nó được tổ chức long trọng và mọi người tham gia ngày càng đông, cho
đến khi Don Bosco qua đời. Ngài là người được vinh danh. Ngày lễ này
sau đó được ‘sao chép’ theo phong thái trong tất cả các cơ sở giáo dục
Salêdiêng và trở thành một truyền thống sư phạm vững chắc.
4.1 Mối quan hệ giữa kính trọng và tự quản dần dần
Theo Don Bosco, ngày Lễ Tri Ân nhắm khơi gợi nơi người trẻ cảm
thức kính trọng và yêu mến các bề trên, đào sâu cảm thức về gia đình,
cũng như cố nhiên nhằm cổ xuý những tình mến tri ân và sự hiền dịu
thích đáng. Đây cũng là giáo dục.47
Một điều khá tự nhiên là như một phần của khoa sư phạm ‘làm
cho mình được yêu mến hơn là sợ hãi’, giống như trong bất kỳ gia
đình có nề nếp nào, một chốn ưu tiên được dành cho quá trình học
cách tỏ ra tôn kính, tôn trọng và sùng kính đối với thầy giáo, cũng như
đối với cha mẹ (Tôn kính cha mẹ), thân nhân và ân nhân.
Trong mùa Giáng Sinh, Don Bosco thường thúc giục các trẻ viết
thư và bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ; xin các ngài tha thứ những lỗi lầm
trong quá khứ và hứa tôn trọng và vâng lời trong tương lai. Trong một
Huấn từ tối dành cho các trẻ vào ngày 31 tháng Mười Hai năm 1868,
Don Bosco nói: “Cha đề nghị các con cầu nguyện và dâng một số lần
hiệp lễ cho cha mẹ, anh chị em hoặc ân nhân của các con, những người
cho các con cơm bánh và hy sinh cho các con, và cha khuyên các con
phải biết ơn họ”. Sau đó, ngài nói thêm rằng phải tỏ lòng biết ơn đối
với các thầy giáo và cho tất cả những người đóng góp vào sự phát
triển văn hóa và đạo đức của các em.48
46 xem MB II 491; III 534-536.
47 xem MB IX 886.
48 G. Berto, Cronaca from tháng Sáu đến tháng Mười Hai năm 1868, tr. 33-34.
410

42.3 Page 413

▲back to top
Có một chương trong Quy Luật dành cho các nhà với tựa đề
Cách cư xử đối với các bề trên”. Nó gợi ý khá đầy đủ những thái độ
nào đi trước và đi kèm với tình yêu, và được yêu cầu bởi tình yêu và
bổ sung cho tình yêu. Chương này nói về sự vâng lời, phục tùng, lòng
biết ơn, chờ đợi lời khuyên và cảnh báo, lòng sùng kính, tôn kính, tôn
trọng và sự chân thành.49 Và đây là tất cả những biểu hiện của ‘niềm
kính sợ’ mà không liên quan gì đến 'nỗi sợ hãi' hay 'sự xa cách', nhưng
là sự nhìn nhận thật nhân bản và trưởng thành luân lý dành cho các bề
trên. Từ các ngài, chúng nhận được nhiều điều. Không có họ sẽ trở
thành thảm họa.
Tuy nhiên, tất cả những điều trên không muốn nói nền giáo dục
vốn dạy luỵ phục nhà giáo dục mãi mãi, ngay cả khi học sinh đã tăng
trưởng trong tự quản và có năng lực sau khi ra trường và vẫn có thể
muốn có lời khuyên hoặc sửa chữa nào đó.50 Dù sao đi nữa, các học
sinh có nhiều chỗ để các em sống loại cuộc đời của mình, những nhu
cầu, năng lực và những đóng góp độc đáo của mình cả tích cực lẫn
tiêu cực. Các nhà giáo dục vẫn cảm thấy bị thách đố bởi những người
trẻ phản đối mặc nhiên hay rõ ràng hoặc bởi chúng không hài lòng, và
những rào cản các em dựng lên. Trong các cuộc họp thường xuyên và
định kỳ các nhà giáo dục và thầy giáo tại Valdocco đánh giá đầy đủ
tất cả những điều trên, và xác định thành công các tình huống khó
khăn để tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp.51
4.2 Đưa ra một cơ cấu nào đó cho một cộng đoàn những người
trẻ: các hiệp hội [hội lành]
Don Bosco không muốn cộng đoàn những người trẻ là một loại gia
đình chung chung, hoặc một cái gì đó chỉ dựa trên các mối tương quan
49 Regolamenti per le case...., phần I, Chương IX Contegno verso i superiori, tr. 75-77,
OE XXIX 171-173.
50 Il sistema preventivo (1877), tr. 50, OE XXVIII 428.
51 Đối với nhiều câu hỏi được đặt ra tại các cuộc họp ban điều hành và chính Hội nghị
Bề trem và đặc biệt là cuộc khảo sát vào tháng Sáu năm 1884 giữa các thành viên của
Hội đồng nhà, x. J.M. Prellezzo, Valdocco nell'Ottocento..., tr. 272-307.
411

42.4 Page 414

▲back to top
chiều dọc. Nó có nhiều khuôn mặt mặc dù từ một nguồn cảm hứng
nguyên thuỷ duy nhất, cộng đoàn nguyên mẫu của nhà tại Valdocco,
trong mọi thành phần của nó: hai trường nội trú dành cho sinh viên học
chữ và các trẻ lao động, trường ban ngày, nguyện xá ngày lễ (cuối tuần),
gần như là chủng viện và tập viện cho những người Salêdiêng trẻ trong
thời đào luyện.
Sự hiện thực cụ thể của cộng đoàn khác nhau tùy theo các tổ chức
chúng ta đang bàn bạc: một số tổ chức cởi mở hơn, như nguyện xá,
trường học ban ngày, trung tâm trẻ; một số tổ chức cứng nhắc hơn về đời
sống cộng đoàn, như các trường nội trú cho học sinh và các trẻ làm việc,
những việc sắp xếp nội trú cho các chủng sinh. Ngoài ra, mỗi tổ chức
này còn được chia thành các loại khác nhau: lớp dành cho các em nhỏ và
các em lớn, lớp dành cho những em trong các xưởng thợ khác nhau; các
ca viên học âm nhạc đạo đời, các nhóm kịch, các thành viên ban nhạc và
sau này, các câu lạc bộ thể dục dụng cụ và thể thao; và, ở khắp mọi nơi
các hiệp hội tôn giáo và nhóm lễ sinh.
Đôi khi các tổ chức của Don Bosco mở ra cho các hội tương trợ,
các hội Thánh Vinh Sơn Phaolô trẻ và các hiệp hội công nhân, và cuối
cùng là các nhóm phụ bổ sung với nhiều lợi ích khác nhau, tôn giáo và
luân lý, văn hóa và giải trí.
Người ta dành một tầm quan trọng đặc biệt cho các hiệp hội trong
cơ cấu gia đình-nhà. Những hội này mang những nét không thể nhầm lẫn
là tình liên đới và sự tham gia. Nguồn gốc của chúng dường như được
gọi là ‘Hội Vui’ (Società d'allegria) được Don Bosco quảng bá khi ngài
vẫn còn trẻ ở Chieri, vào năm 1832. Don Bosco đề cập đến nó trong Hồi
ký Nguyện xá, được viết chủ yếu từ năm 1873 đến 1875. Hồi ký kể cho
chúng ta về các quy tắc hành xử phản ánh chính xác các hướng dẫn trong
khoa sư phạm luân lý trưởng thành của Don Bosco.
Mọi người có nghĩa vụ tìm kiếm các cuốn sách như vậy, thảo luận về
những chủ đề đó hoặc chơi những trò chơi như vậy sẽ góp phần giúp
các thành viên được hạnh phúc. Bất cứ điều gì gây buồn bã đều bị
cấm, đặc biệt là những điều trái với luật Chúa. Những ai chửi thề, kêu
412

42.5 Page 415

▲back to top
tên Chúa vô cớ hoặc thích nói xấu bị đuổi khỏi câu lạc bộ ngay lập
tức. Vì vậy tôi thấy mình là người lãnh đạo của một nhóm bạn đồng
trang lứa. Hai quy tắc cơ bản được chấp nhận: (1) Mỗi thành viên của
Hội Vui phải tránh ngôn ngữ và hành động không xứng hợp với một
Kitô hữu tốt. (2) Xác đáng chu toàn các bổn phận học tập và tôn
giáo.52
Xét như liên hệ đến chương trình hoạt động của câu lạc bộ và cách
chúng phải được thực hiện trong thực tế, Don Bosco dường như đã dự
phóng vào nó nội dung và tinh thần của các quy luật cho các hiệp hội, đã
được chứng minh thành công tại Valdocco qua nhiều năm chúng tồn tại.
Trong tun, Hi Vui thường gp nhau ti nhà ca mt trong nhng
thành viên để nói vcác vấn đề tôn giáo. Ai ny được chào đón
đến vi nhng cuc thp này. Garigliano và Braja là mt trong
những người tn tâm nhất. Chúng tôi trao đổi li khuyên tt, và
nếu có bt kssa li cá nhân nào, chúng tôi cm thy phi ph
biến cho nhau, cho dù đó là những quan sát cá nhân hay nhng ch
trích mà chúng tôi đã nghe người khác nói, chúng tôi đã làm điều
đó. Chúng tôi đang thc hành câu ngn ngtuyt vi này: “Phúc
thay người có và là người cvn” mà chẳng biết; cũng như câu nói
ca Py-ta-go: Nếu bn không có bn bè nói cho biết li lm ca
mình, bn hãy xin kẻ thù làm điều đó”. Ngoài nhng hoạt động
thân thiện này, chúng tôi đã đi nghe giảng và thường đi Xưng tội
và Rước l.53
Không có gì khác biệt cho dù các hiệp hội của Don Bosco hoàn
toàn hay chỉ là một phần theo nguyên gốc, cho dù được truyền cảm
hứng từ 'các hội’ gồm những học sinh trẻ cũng đã tồn tại ở Chieri,
hoặc chúng xuất phát từ Hội Vui. Những hiệp hội này là một thành
phần thiết yếu trong cơ cấu giáo dục của Don Bosco vốn phát triển
khi kinh nghiệm gia tăng. Các hiệp hội biểu thị một công cụ giá trị để
52 MO (1991) 61.
53 MO (1991) 62-63.
413

42.6 Page 416

▲back to top
thực hành sự hợp tác giữa học sinh và các nhà giáo dục mà không có
nó sẽ là một ảo tưởng khi nói về giáo dục gia đình.54
Các hiệp hội là một công cụ quan trọng để thiết lập một mối liên
kết sinh động giữa các đòi hỏi đầy tình yêu giáo dục của các bề trên và
sự đồng ý tích cực của người trẻ.55
Các hiệp hội rõ ràng xuất hiện một cách tình cờ, nhưng đã trở thành
một phần thiết thân của hệ thống ấy. Chúng thực sự đáp ứng nhu cầu
thâm căn cố đế, nhu cầu tâm lý của giới trẻ và đặc biệt là nhu cầu hoạt
động tự phát và đời sống xã hội trong một nhóm. Vì lý do này, Don Bosco
muốn các hiệp hội được bao quanh bởi uy tín lớn nhất mà sẽ được cả các
nhà giáo dục và học sinh chấp nhận. Ngài muốn chúng được đưa vào
trong tất cả các tổ chức của mình.
Vì vậy, những gì Don Bosco viết về các hiệp hội trong Ricordi của
mình, có hiệu lực ràng buộc:
Hãy đề nghị và cổ xuý các lễ sinh tham gia Hiệp hội Thánh Lu-y, Hội
Thánh Thể, Hội Mẹ Vô nhiễm. Hãy tỏ ra rộng lượng và hài lòng với
các em ghi danh xin vào. Nhưng con sẽ chỉ là người cổ xuý chứ không
phải là người dẫn dắt các em. Con phải coi các hiệp hội như công việc
được các em thực hiện. Việc điều hành các em được giao cho Giám
linh.56
Trong một thư luân lưu gửi cho những người Salêdiêng vào ngày
15 tháng Mười Một năm 1873, Don Bosco nhắc nhở họ rằng tinh thần và
sắc điệu luân lý của các nhà chúng ta57 phụ thuộc vào các hiệp hội. Trong
một lá thư viết ngày 2 tháng 01 năm 1976, ngài định nghĩa các hiệp hội
là “bí quyết đạo đức, sự bảo vệ luân lý và sự hỗ trợ các ơn gọi giáo sĩ và
tu sĩ”.58
54 Chúng ra đời theo thứ tự sau: Hội Thánh Lu-y năm 1847, Hội Đức Mẹ Vô Nhiễm
năm 1856, sau đó Hội Thánh Thể và Hội các em Lễ sinh, Hội Thánh Giuse 1859.
55 xem P. Stella, Don Bosco nella storia economica e sociale (1815-1870), tr. 259-269.
56 F. Motto, I «Ricordi confidenziali ai direttori»... tr. 156.
57 E II 320.
58 E III 8.
414

42.7 Page 417

▲back to top
Các yếu tố tổ chức của hiệp hội thì đủ đơn giản. Thành phần đầu
tiên là tự do và sẵn sàng tham gia.
Hoa thiêng cho năm nay, cha sẽ đưa các con thứ gì đó để làm... Điều
các con cần làm là: hãy xem xét kỹ các hiệp hội mà chúng ta có trong
nhà, như Hiệp hội Thánh Lu-y, Hội Thánh Thể, ban Lễ sinh, Hội
Thánh Giuse, Hội Mẹ Phù hộ các giáo hữu và Hội Mẹ Vô Nhiễm.
Đặc biệt với các thầy giáo và vị hướng dẫn các hiệp hội, cha đề
nghị rằng họ phải thúc giục, đúng hơn không thúc giục mà
khuyến khích những người trẻ có thể muốn tham gia. Không
cần phải hô hào.59
Ngoài ra, Don Bosco nói về chế độ tự quản về phía giới trẻ, mặc
dù với sự giám sát, được gọi một cách không đúng là “được Giám linh
dẫn dắt,”60 như chúng ta tìm thấy trong Ricordi.61
Theo suy nghĩ của Don Bosco, các hội Thánh Vinh Sơn Phaolô
cũng có giá trị giáo dục đặc biệt liên quan đến việc thực thi bác ái. Những
hội này lần đầu tiên được Don Bosco giới thiệu với những người trẻ ở
Valdocco và sau đó trong các nguyện xá khác ở Turin.62 Don Bosco trở
thành người cổ xuý những hội ‘gắn vào’ như hội Thánh Vinh Sơn Phaolô
trẻ gắn với hội Paris, và cả Nguyện xá Roma,63 đến mức Hầu tước Patrizi
gọi Don Bosco là “người sáng lập thân yêu nhất của chúng ta”.64 Don
59 G. Barberis, Cronichetta, quad. 3Bis, Huấn từ tối ngày 31 tháng Mười Hai năm 1875,
tr. 43.
60 xem khoản 4 luật của Hội Thánh Lu-y, trong Regolamento dell'Oratorio....per gli
esterni, phần II, Chương XI, tr. 45, OE XXIX 75; Hội Thánh Giuse, MB VI 194; Hội
Thánh Thể và Lễ Sinh, MB V 760 và 788; cũng xem MB III 220; MB VI 196-197.
61 F. Motto, I Ricordi confidenziali ai direttori... tr. 156.
62 xem F. Motto, Le conferenze 'annesse' di S. Vincenzo de' Paoli negli oratori di don
Bosco. Ruolo storico di un'esperienza educativa, in J.M. Prellezzo (Ed), L'impegno
dell'educare..., tr. 467-492.
63 xem Viaggio a Roma 1858, bản thảo nhật ký của Don Bosco và tư giáo Rua, tr. 38 và
70.
64 xem thư Don Bosco gửi Hầu tước Patrizi ngày 22 tháng Năm năm 1858, Em 349, và
hồi đáp ngày 1 tháng Bẩy MB V 927-928.
415

42.8 Page 418

▲back to top
Bosco cũng hợp tác thành lập một hiệp hội tương tự giữa một nhóm
người trẻ từ Bergamo.65
Điều thúc đẩy Don Bosco thành lập hội tương trợ giữa những em
làm việc lớn tuổi hơn được ghi danh trong hội Thánh Lu-y là cảm thức
cụ thể của ngài về dự phòng tôn giáo và luân lý và mong muốn thúc đẩy
tình đoàn kết Kitô hữu.66
Các quy luật của hội tương trợ đã được in năm 1850. Ngoài những
lợi thế vật chất, các công nhân trẻ có thể đã tìm thấy ở đó sự hướng dẫn
Kitô giáo thực tiễn về cách ứng xử chính mình trong xã hội. Thực vậy,
mục tiêu của nó là “hỗ trợ cho những người bạn bị bệnh hoặc thấy họ
đang rất túng thiếu vì bị thất nghiệp ngoài ý muốn”.67 Trong những năm
cuối đời, Don Bosco từ chối lời mời vực dậy hội tương trợ và khuyến
khích các cựu học sinh của ngài tham gia vào một số hội các công nhân
đã đang tồn tại.
65 D. Ruffino, Cronaca, 1861, tr. 10-11.
66 Società di mutuo soccorso di alcuni individui della compagnia di san Luigi eretta
nell'Oratorio di san Francesco di Sales. Turin, Speirani và Ferrero 1850, 8 p; OE IV
83-90. “Để ngăn các thiếu niên ngoại trú từ Nguyện xá không tham gia vào các hội
nguy hiểm, Don Bosco đã nghĩ đến việc thành lập một hội với phạm vi thực hiện các
công việc thương xót phần xác và cũng cho lợi ích tinh thần của các thành viên.”
(Storia dell'Oratorio di S. Francesco di Sales, BS 5 (1881) số 8, tháng 8, tr. 8.
67 Khoản 1 của Regolamento, trong Società di mutuo soccorso..., tr. 4, OE IV 86.
416

42.9 Page 419

▲back to top
CHƯƠNG 16
KHOA SƯ PHẠM CỦA NIỀM VUI VÀ LỄ HỘI
Một trực giác tốt đẹp của triết gia sắc sảo, Phanxicô Orestano là
đây khi ông nói: “Nếu thánh Phanxicô thánh hóa thiên nhiên và sự khó
nghèo, thì thánh Gioan Bosco thánh hóa công việc và niềm vui... Tôi sẽ
không ngạc nhiên nếu Don Bosco được tuyên bố vị Thánh Bảo trợ của
các trò chơi và các môn thể thao hiện đại”.1
Trong một lược tóm công trình nghiên cứu học thuật gần đây nhất
được thực hiện về Don Bosco và ‘tính tân thời’ của ngài, Phêrô Stella
nhận xét rằng một số nghiên cứu đã nêu bật các trực giác đó, thay vì nói
đến Hệ thống Dự phòng (1877) vốn điều khiển vai trò của giờ rảnh rỗi
và trò chơi trong kinh nghiệm giáo dục của Don Bosco.
Điều này đúng cả về việc quy tụ tự phát các trẻ tại Nguyện xá và
các cuộc tụ họp không bị cấm của các thiếu niên trong trường nội trú
Salêdiêng; tại đó, sân chơi là một thời khắc quan trọng trong cuộc sống
giới trẻ, hơn nữa là một van ‘xả’ lành mạnh (mặc dù vẫn có một số yếu
tố hạn chế và thậm chí cưỡng bức.)2
1. Niềm vui
Niềm vui, sự vui vẻ là những yếu tố cấu thành Hệ thống Dự phòng
và chúng không thể tách rời khỏi việc học tập, lao động, lòng đạo đức và
tôn giáo. Don Bosco gợi ý cho Phanxicô Besucco: “Nếu con muốn nên
tốt, chỉ cần thực hành ba điều này và tất cả sẽ tốt đẹp: vui vẻ, học tập,
lòng đạo đức. Đây là một chương trình tuyệt vời, và nếu con áp dụng nó
1 F. Orestano, Celebrazioni, tập I, tr. 76-77; x. G. Söll, Don Bosco-Botschafter der
Freude, Köln, Kölner Kreis 1977.
2 P. Stella, Bilancio delle forme di conoscenza e degli studi su don Bosco, trong M.
Midali (Ed.), Don Bosco nella storia..., tr. 35.
417

42.10 Page 420

▲back to top
vào thực tế, con sẽ sống hạnh phúc và làm được nhiều điều tốt đẹp cho
tâm hồn con”.3
Một năm trước, vào năm 1862, khi còn là một sinh viên thần học,
nơi một trong những cuốn nhật ký của mình, cha Gioan Bonetti đã ghi
lại những nhận xét sau đây:
Don Bosco thường nói với các trẻ Nguyện xá rằng ngài chỉ muốn ở
chúng ba điều: vui vẻ, làm việc và lòng đạo đức. Ngài thường lặp đi
lặp lại một câu Thánh Philip Neri nói: hãy chạy, nhảy, vui vẻ như các
con muốn lúc thích hợp, nhưng vì Chúa, đừng phạm tội.4
Niềm vui là một nét thiết yếu của một khung cảnh giống như gia
đình và diễn đạt lòng mến thương. Đó là kết quả hợp lý của một hệ thống
dựa trên lý trí và một cảm thức tôn giáo bên trong và tự phát, mà nguồn
mạch tối hậu của nó là sự bình an với Thiên Chúa và đời sống ân sủng.
Mối giao tiếp hiền phụ và huynh đệ của nhà giáo dục với học sinh của
mình sẽ không có giá trị cũng như ảnh hưởng đến tinh thần của giới
trẻ mà không có một đời sống hân hoan, vui vẻ, hiệu quả. Chính nhờ
những điều này mà các trẻ rộng mở với điều tốt lành.5
Trước khi là một cách tiếp cận phương pháp luận và một cách để
làm cho một em chấp nhận những gì nghiêm túc trong giáo dục, niềm
vui là một cách sống đối với Don Bosco. Ngài rút ra điều này từ sự trân
trọng tâm lý tự nhiên của người trẻ và từ tinh thần gia đình.
Vào một thời điểm khi giáo dục trong bối cảnh gia đình nói chung
khắc khổ, Don Bosco hiểu hơn bất kỳ ai khác rằng một đứa trẻ là một em
nhỏ và muốn được đối xử như một đứa trẻ; ngài biết rằng điều em cần
nhất là niềm vui, tự do, vui chơi, ‘Hội Vui’. Vì là một tín hữu và linh
mục, Don Bosco tin chắc rằng Kitô giáo là nguồn hạnh phúc khả tín và
lâu bền nhất bởi vì nó loan báo Tin Mừng, Phúc Âm: Không gì khác có
3 G. Bosco, Il pastorello delle Alpi..., tr. 90-91, OE XV 332-333.
4 G. Bonetti, Annali II (1861-\\862), 2 tháng 5 năm 1862, tr. 77.
5 xem A. Caviglia, Introduzione alla lettura de La vita di Savio Doemnico, pp. XLI-
XLII. Chủ đề niềm vui như một yếu tố trong giáo dục đối với Don Bosco cũng được
F.X. Eggersdorfer đặc biệt khai triển, Jugenderziehung..., tr. 263-264.
418

43 Pages 421-430

▲back to top

43.1 Page 421

▲back to top
thể nảy sinh từ tôn giáo tình yêu, cứu rỗi, ân sủng, ngoại trừ niềm vui và
sự lạc quan. Do đó có một mối tương tự nổi bật, gần như là một sự hấp
dẫn lẫn nhau giữa giới trẻ và đời Kitô hữu. Người trẻ cảm nhận mình
đang ở trong trạng thái ân sủng tự nhiên trải nghiệm được tác động của
niềm vui; em chắc chắn về việc sở hữu một điều tốt hoàn toàn nằm trong
khả năng của mình, và tình trạng tâm trí vui sướng của em được chuyển
thành sự vui vẻ.6
Nhưng trong thực tế, niềm vui mang một ý nghĩa tôn giáo trong
kinh nghiệm giáo dục của Don Bosco và ngài suy tư về mối đồng tương
quan của nó. Chính các trẻ cũng nhận thức được điều này như nó xuất
hiện từ cuộc gặp gỡ giữa Đaminh Savio và Camillo Gavio khi, như chúng
ta đã nhận xét, sự vui vẻ được đặt ngang hàng với sự thánh thiện.7 Điều
này dường như rất rõ ràng ở đây cũng như trong ‘Những cuộc đời’ khác
được Don Bosco viết hoặc trong đời sống thực trong 'nhà' ngài. Cha
Caviglia kể với chúng ta rằng
Don Bosco biết niềm vui đóng một vai trò trong quá trình hun
luyện và con đường dẫn đến sthánh thin; ngài luôn mun nim
vui và tính khôi hài chiếm ưu thế gia các trca mình. Hãy phng
sChúa vi nim vui: li mi này có thdễ dàng được gọi là điều
răn thứ mười mt trong nhà ca Don Bosco.8
Sự pha trộn cân bằng giữa thánh thiêng và trần tục, ân sủng và bản
tính trong sự vui tươi trẻ trung, nhân bản trong sáng của một người hạnh
phúc trong trạng thái ân sủng của mình được bộc lộ trong tất cả những
diễn đạt của cuộc sống hàng ngày, việc thực thi bổn phận cũng như trong
giải trí. Tuy nhiên, sự quân bình này đạt đến cường độ đặc biệt trong việc
tổ chức nhiều lễ hội đạo và đời. Buổi kết thúc Carnevale (Mardi Gras)
trong ba ngày qua, thực sự nổi bật về điều này. Thêm vào việc Dọn mình
Chết lành, chầu Thánh Thể và những lời cầu nguyện, và gần như đan xen
6 A. Caviglia, Il «Magone Michele»..., tr. 149.
7 G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico..., tr. 86, OE XI 236.
8 A. Caviglia, Il «Magone Michele»..., tr. 149.
419

43.2 Page 422

▲back to top
với chúng, là những thết đãi đặc biệt tại bàn ăn, các trò chơi, xổ số, trình
diễn sân khấu, âm nhạc và cuối cùng là đốt lửa mừng.
Không có cuốn sách nào do Don Bosco viết cung cấp bằng chứng
tốt hơn cho sự pha trộn cân bằng này giữa những việc sùng kính và trò
chơi như Hồi ký Nguyện xá. Từ ngữ ‘Nguyện xá’ theo từ nguyên có nghĩa
là 'nơi cầu nguyện' nhưng nó cũng tượng trưng cho ‘công viên giải trí’.
Don Bosco nói rõ điều đó khi ngài viết: “Vì được gắn bó theo cảm xúc
với sự hoà hợp giữa những việc sùng kính, trò chơi và những buổi dã
ngoại, mọi người đều trở nên gắn bó với tôi, đến mức các em không chỉ
cực kỳ biết nghe lời tôi, mà còn háo hức chờ đợi tôi bảo các em làm một
nhiệm vụ nào đó”.9
Thứ hai, Don Bosco coi niềm vui là một nhu cầu cuộc sống cơ bản,
như luật tuổi trẻ mà tự bản chất là độ tuổi con người đi ra và hạnh phúc.
Đây là lý do tại sao Don Bosco nhiệt tình với nó, như được thể hiện trong
một trang viết tuyệt đẹp về Cuộc đời Micae Magone. Ngài viết, với sự
thích thú thực sự theo tính khí nồng nhiệt và sôi nổi của cậu, cách cậu
nhìn lại các trò chơi khi giờ giải trí kết thúc, và như viên đạn súng thần
công, cậu phóng ra khỏi lớp học hoặc phòng học lao vào sân chơi.10
Don Bosco thấy ở Micae Magone nguyên mẫu của rất nhiều thiếu
niên. Sự hiểu biết về tâm lý giới trẻ này khiến ngài chấp nhận các cuộc
bất ổn quân sự năm 1848 và thích ứng với các đòi hỏi của thời đại, miễn
là không có sự xúc phạm đến tôn giáo và luân thường đạo đức. Ngài đã
không ngần ngại cho phép các cậu bé chơi các cuộc diễn tập quân sự tại
Nguyện xá và thậm chí còn cho chúng gậy để làm 'súng trường' (không
có nòng súng).11
9 MO (1991) 146.
10 G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele..., tr. 15, OE XIII 169.
11 MB III 20.
420

43.3 Page 423

▲back to top
Những người biết Don Bosco đều quen thuộc với những dũng cảm
của Bersagliere (một quân đoàn thiện chiến). Giuse Brosio (1829-1883),
đã hồi tưởng về chúng trong một cuốn hồi ký muộn màng.12
Giờ giải trí tràn ngập các trò chơi, trò đùa, câu đố, những cuộc trò
chuyện rất dễ chịu xen lẫn những câu chuyện nghiêm túc - tất cả đều có
giá trị giáo dục. Hồi ký Nguyện xá có dồi dào từ ngữ mô tả sự chuyển
động và vui vẻ: nhiều tiếng ồn, la hét, ca hát, vỗ tay, bật lên những tiếng
cổ vũ ầm ĩ, nổi lên tiếng om sòm, hát hò, “cười đến mệt luôn, vui vẻ và
hát hò đến mệt, và tôi sẽ nói, cũng la hét đến mệt luôn”.13 Giải trí với
bóng bocce, cà kheo, súng trường, kiếm gỗ, dụng cụ thể dục đầu tiên,
hầu hết các cậu bé dành thời gian giải trí nhảy vòng vòng, chạy, chơi
giỡn, chơi nhiều trò chơi khác nhau... “tất cả các trò chạy, nhảy, chơi
bowling, chơi với dây thừng và gậy, dưới sự giám sát của tôi”.14
Sự vui vẻ được bày ra trong tất cả các loại giải trí và đặc biệt là
trong các trò chơi ngoài trời, trở thành một phương tiện chẩn đoán và sư
phạm của trật tự đầu tiên đối với thầy giáo; đối với các trẻ một khu vực
nơi các em có thể tỏ lộ sự tốt lành của mình.
Như Cha Caviglia nhận xét: “Trong hệ thống Don Bosco, sau Bí
tích Giải tội, không có trung tâm nào sống động và tích cực hơn có thể
được chỉ định ngoài niềm vui. Sự tự phát và phong thái sống vui vẻ, thân
tình của người trẻ không chỉ là một trong những cách chính yếu để biết
các tâm hồn mà hóa ra còn trở thành một cách, một cơ hội để tiếp cận
những người trẻ mà không sợ hãi và định kiến, và tin tưởng thì thầm một
lời thân tín”. Ở đây một lần nữa chúng ta có nguyên lý sư phạm sinh tử
hay, tốt hơn, nguyên lý sinh tử của một nền giáo dục đích thực và đúng
đắn được thực hiện riêng từng em một ngay cả khi nó đang diễn ra trong
một môi trường nhóm.15
12 G. Brosio, 1880 hay khoảng thời gian đó, pp. 3-5, xem MB III 438-440; Storia
dell'Oratorio...., BS 5 (1881) số 3, tháng Ba, tr.15.
13 MO (1991) 145.
14 MO (1991) 159.
15 A. Caviglia, Savio Domenico e Don Bosco, Studio. tr. 134.
421

43.4 Page 424

▲back to top
Cha Caviglia lạc đề về cuộc sống ở sân chơi trong một nghiên cứu
về Cuộc đời Micae Magone.
Nếu chúng ta nhớ rằng khi có thể, Don Bosco đã từng bỏ mọi thứ để
ở trong sân chơi với các trẻ, chúng ta sẽ hiểu tầm quan trọng của điều
này trong mắt ngài, trong vai trò là một nhà giáo dục và người cha
của linh hồn lũ trẻ.16
Don Bosco nói về Nguyện xá thuở ban đầu: “Tôi đã sử dụng loại
hình giải trí vô tổ chức này để truyền vào tâm trí học sinh những ý tưởng
về tôn giáo và việc năng lãnh nhận các Bí tích.”17 Bí mật cuối cùng trong
'bảy bí mật của Nguyện xá' mà Don Bosco tiết lộ vào tháng Sáu năm
1875 và được cha Julius Barberis ghi lại là: sự vui vẻ, ca hát, âm nhạc,
rất tự do trong các trò giải trí”.18
Vì vậy, vui vẻ đối với Don Bosco là giải trí, vui chơi nhưng nó
cũng là một thực tại sư phạm đích thực và không thể thay thế. Chính
đáng mà nói, như chúng ta đã thấy trước đó, 'sự thân tình’ với giới trẻ,
đặc biệt là vào lúc giải trí là một trong những điểm chính mà ngài nhấn
mạnh trong thư gửi giáo viên vào tháng Năm năm 1884.19
2. Những ngày lễ
Những ngày lễ cũng có một giá trị sư phạm. Niềm vui thấy rõ và
mãnh liệt nhất trong những dịp này.20 Thật may, chúng rất nhiều và đa
16 A. Caviglia, Il «Magone Michele»..., tr. 172.
17 MO (1991) 160.
18 G. Barberis, Cronichetta, quad. 2, tr. 3. Điều thứ 5 và thứ 6 tương ứng là “những bề
trên tạo tin tưởng và luôn ở cùng các thiếu niên”, và “nói riêng vài lời thân tín cho
chúng sau khi cầu nguyện” (Ibid).
19 Due lettere datate da Roma..., trong P. Braido (Ed.), Don Bosco educatore...., tr. 365,
370, 384. F.X. Eggersdorfer, Jugenderziehung..., nhìn thấy trong niềm vui và việc
chơi đùa, hiện diện quảng đại trong các tổ chức của Don Bosco, một yếu tố chính của
sức sinh động và sự hoạt động trong giáo dục (tr. 283-287).
20 xem F. Desramaut, la festa salesiana ai tempi di don Bosco, trong La festa
nell'esperienza giovanile del mondo salesiano, ed. C. Semerano, Leumann (Turin),
LDC 1988, tr. 79-99 đặc biệt Il valore pedagogico delle feste salesiane (tr. 97-99); R.
Alberdi, La festa nell'esperienza salesiana della Spagna (1881-1901), Ibid, tr. 100-
129.
422

43.5 Page 425

▲back to top
dạng. Trước tiên chúng ta phải đề cập đến các ngày Chúa nhật thông
thường và những ngày lễ trọng trong phụng vụ. Trong số những ngày lễ
trọng nổi bật có: Tuần Cửu Nhật mừng Lễ Giáng Sinh và ngày Lễ Giáng
Sinh; Lễ Chúa Hiển Linh; Tuần Thánh; Lễ Phục sinh, Lễ Thăng Thiên,
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Lễ Mình Máu Thánh. Lễ Phục Sinh
được chuẩn bị và sau đó là rất nhiều trẻ nam nữ xưng tội và Rước Lễ ở
các nguyện xá cuối tuần (ngày lễ).21
Don Bosco đưa nội dung giáo dục đặc biệt vào một số lễ mừng
kính Đức Maria, cho các cá nhân và quá trình ‘dọn sạch’/thanh lọc trong
cộng đoàn: ngày sinh nhật của Đức Maria vào tháng Chín; Đức Mẹ Vô
Nhiễm vào tháng Mười Hai; Đức Maria Phù hộ các Kitô hữu vào ngày
24 tháng Năm (ngày lễ này quan trọng nhất vì nó nhắc nhở mọi người
công cuộc Nguyện xá được khởi sự) và ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Về
Trời.
Ngày 24 tháng Năm không chỉ là ngày lễ của Nguyện xá mà sớm
trở thành một ngày lễ đại chúng và hành hương với những cách thể hiện
bổ sung ngoại thường, cả về đạo lẫn đời, liên quan đến tổ chức các hoạt
động khác nhau cho những người Salêdiêng và những người trẻ làm việc
với họ.22
Một số lễ hội tôn vinh các vị thánh đặc biệt cụ thể được tổ chức
với nhiều cảm xúc: Thánh Phanxicô Salê, Thánh Giuse, Thánh Lu-y
Gonzaga, Thánh Gioan Tẩy Giả (Ngày lễ này cũng đánh dấu ngày họp
mặt thường niên dành cho học sinh và cựu học sinh quanh Don Bosco),
ngày lễ Thánh Phêrô cũng là ngày lễ của Đức Giáo hoàng, Lễ Các Thánh,
Thánh Xecilia bảo trợ các nhạc sĩ, và cuối cùng là vị Thánh bảo trợ của
mỗi cơ sở giáo dục. Ngày lễ 24 tháng Sáu khá đặc biệt: nó bắt đầu vào
ngày vọng và trở thành khuôn mẫu cho tất cả các Ngày Lễ Tri Ân được
21 xem J.M. Prellezzo, Valdocco nell'Ottocento..., tr. 83, 109-111, 189.
22 xem J.M. Prellezzo, Valdocco nell'Ottocento..., tr. 79, 93, 101-102, 114-118, 155-
156, 177-178, 199-200, 202-206. Tuy nhiên, trong tổng hội đầu tiên vào năm 1877,
“họ nói về sự nguy hiểm đối với luân lý của việc trộn lẫn ‘omnia generis’/mọi người
tại các lễ hội cho Đức Maria Phù hộ các Kitô hữu và trong các trường nội trú khác
vào những dịp đặc biệt (G. Barberis, Verbali, quad. I 143-144).
423

43.6 Page 426

▲back to top
tổ chức vào các thời điểm khác nhau trong các nhà Salêdiêng và Nguyện
xá. Tập san Salêdiêng từ năm 1879 trở đi đã cung cấp cho chúng ta nhiều
thông tin về ngày lễ này tại Valdocco và cũng hồi tưởng về các cuộc gặp
gỡ của Don Bosco với các cựu học sinh của nguyện xá, linh mục và giáo
dân vào tháng Bảy.23
Một màn trình diễn âm nhạc ngoại thường, ca hát và các phượng
tự ngời sáng làm đặc trưng hoá nhiều ngày lễ. Các tuần tam nhật và cửu
nhật cũng đi trước các ngày lễ. Một số tháng được làm sống động và
mang lại giá trị giáo dục bằng cách khuyến khích các thiếu niên tham gia
trọn vẹn bao có thể: tháng Năm tháng Đức Mẹ; tháng Ba tôn kính Thánh
Giuse, rất gần với lợi ích tập thể của các trẻ làm việc, tháng Mười Lễ
Đức Mẹ Mân Côi.
Cha Ceria viết rằng
Don Bosco liên tục quan tâm cung cấp cho tâm trí và trí tưởng tượng
của trẻ em một đồng cỏ đa dạng để gặm nhấm, điều này có thể khiến
các em tránh nghĩ về những điều không tốt.
Vì vậy, ngài lái các buổi biểu diễn sân khấu tới cùng một mục đích
như những ngày lễ trong và ngoài nhà thờ. Ngài đảm bảo rằng các
ngày lễ sẽ được tổ chức với vẻ phô trương rực rỡ và vui vẻ nhưng
cũng vào những khoảng thời gian xen kẽ ngay khi sự phấn khích của
một ngày lễ dần tan biến, thì lại khơi dậy nỗi mong đợi về một ngày
lễ khác.24
Sự hoà trộn giữa thời gian suy tư và các lễ hội cũng được tìm thấy
trong ‘việc dọn mình chết lành’ hàng tháng, trong tĩnh tâm năm, trong
tam nhật khai giảng niên học: các buổi dã ngoại và lễ hội luôn được thêm
vào đó, chẳng hạn như thời kỳ hái nho, thu hoạch hạt dẻ, lễ trao phần
thưởng. Chuyến dã ngoại mùa xuân hàng năm25 được đặc biệt chú ý và
23 BS 3 (1879) số 7, tháng Bẩy, tr. 8-9; 4 (1880) số 9, tháng 9, tr. 9-12; 5 (1881) số 8,
tháng Tám, tr. 15-16; 6 (1882) số 7, tháng Bẩy, tr. 122-123.
24 MB XII 136.
25 Ngài phân tích điều này trong “các huấn đức” dành cho các giáo viên, để nhìn thấy
những kết quả, những bất tiện, xem cách để cải thiện chúng; xem J.M. Prellezzo,
Valdocco nell'Ottocento...., tr. 83-84, 91-93.
424

43.7 Page 427

▲back to top
được chuẩn bị kỹ lưỡng trước. Chúng tôi đã đề cập đến Carnevale với
các nghi thức thánh thiêng lẫn thế trần gắn liền với chúng. Các nghi lễ
chào đón dành cho các chức sắc tôn giáo và dân sự khá thường xuyên.
Ngoài ra còn có các sáng kiến khác ngăn ngừa sự đơn điệu và chán ngán
khỏi len vào đời sống học đường.
Mọi lễ hội đều có hai khía cạnh: đạo và đời. Don Bosco luôn muốn
bản chất giáo dục rõ ràng của những biến cố này được thực hiện. Ngài
bắt đầu làm điều này tại các cuộc họp mặt chung được tổ chức vào các
Chúa nhật tại nguyện xá. Những cuộc họp mặt này đầy sự mới lạ, niềm
vui, dạy dỗ bao có thể như nét riêng của chúng.26
Thầy giáo được mời gọi nhắc nhở các học sinh về các lễ hội
sắp tới.27
Các ngày lễ trọng phản ánh nhịp điệu tôn giáo của các Chúa nhật,
được nâng cao rất nhiều bởi âm nhạc, ca hát, và có thể là bởi một Giám
mục xuất hiện, được ăn uống ngon hơn và với âm thanh du dương của
ban nhạc chơi trong sân chơi. Vào buổi chiều, những ngày lễ luôn được
kết thúc bằng một màn trình diễn sân khấu. Đỉnh cao của ngày lễ là Hiệp
thông Thánh Thể, có thể có Rước Lễ chung trong Thánh lễ sáng sớm.
Don Bosco viết cho cha Micae Rua vào tháng Hai năm 1870. Cuối
thư ngài gửi lời trực tiếp đến các em tại Nguyện xá:
Chiều ngày 25, cha sẽ ở với các con và cha sẽ là tất cả của các con.
Nhưng, xin đừng cố có bất kỳ lễ hội nào vì cha. Ngày lễ tuyệt nhất
mà các con có thể tặng cha là nhìn thấy tất cả các con khỏe mạnh và
ngoan ngoãn. Cha sẽ cố gắng hết sức làm các con vui vẻ. Chúa nhật
sau khi cha đến, cha hy vọng chúng ta sẽ cử hành đại lễ kính Thánh
Phanxicô Salê. Hãy làm cho ngày lễ đó trở thành ngày lễ tuyệt nhất
26 Thật ra cho đến năm 1842, theo MO (1991) 123-125; sau đó 125, ngày lễ của các em
thợ nề để tôn kính Thánh Anna; nhiều năm sau, 144-146, đi dạo tới Superga; 158-
160: “rời khỏi nhà thờ, bắt đầu lúc thoải mái” (tr. 159); 178-180, Lễ Thánh Lu-y; 195-
196, Lễ Thánh Piô XI bị lưu đày ở Gaeta.
27 “Khi có một Tuần Cửu Nhật hoặc Lễ Trọng, con hãy nói đôi lời khích lệ, nhưng ngắn
gọn, và nếu có thể, nêu ra một gương sáng” (Regolamento per le case..., phần I,
Chương VI Dei maestri di scuola, khoản 13, tr. 35, OE XXIX 131.
425

43.8 Page 428

▲back to top
mà cha có thể đã từng muốn thấy. Ngày đó cha muốn tất cả các con
Rước Lễ. Khi các con cử hành những ngày lễ như thế này, tất cả những
thứ còn lại không có nghĩa gì cả.28
3. Nhà hát
Buổi biểu diễn sân khấu đầu tiên diễn ra vào ngày 29 tháng Sáu
năm 1847, khi Nguyện xá Valdocco ở thời kỳ đầu. Đó là để tỏ lòng tôn
kính Đức Tổng Giám mục Lu-y Fransoni đến thăm nguyện xá. Nhóm trẻ
đã được chuẩn bị cho các cuộc đối thoại "ngâm thơ" và một vở ca kịch
ngắn. Khi Đức Tổng Giám mục đến, Don Bosco đọc mấy câu được chuẩn
bị cho dịp này. Sau Thánh Lễ và lễ Thêm Sức diễn ra các màn diễn sau
đây: trước hết một số trước tác thơ và văn xuôi được ngâm lên. Tiếp theo
là một vở hài kịch kiểu đối thoại được cha Carpano, một trong những
cộng tác viên của Don Bosco viết có tựa đề là: Một hạ sĩ trong quân đội
của Napoléon.29
Hai năm sau Charles Tomatis, một nghệ sĩ rất thông minh và đa tài;
ông sống tại Nguyện xá từ 1849-1861. Vào một tối thứ bảy, lúc Don
Bosco đang bận giải tội, ông đã sáng kiến mua vui cho các trẻ nội trú
bằng những vở kịch câm, màn múa rối, trò hề và hài kịch.30
Trong 1847-1852, một loại hoạt động sân khấu khác được ghi lại.
Nó bao gồm các cuộc đối thoại và biểu diễn với mục đích giáo huấn: về
Lịch sử Kinh thánh, Hệ thống thập phân, v.v... Nói chung các buổi biểu
diễn này được kết nối với các hoạt động của các trường ban tối và Chúa
nhật và, đôi khi, những nhân vật nổi tiếng như Ferrante Aporti và Charles
Bon Compagni hiện diện.31
Vào thập niên 1850, một truyền thống sân khấu đích thực đã bắt
đầu tại mái ấm Valdocco. Truyền thống này sẽ được thêm phong phú
28 E II 71-72.
29 MO (1991) 179 and Storia dell'Oratorio..., BS 4 (1880) số 2, tháng Hai, tr. 2; số 3,
tháng Ba, tr. 7.
30 MB III 592-593.
31 MB III 231, 535, 623-652; IV 279, 410-412; Em I 157; Storia dell'Oratorio..., BS 4
(1880) số 12, tháng Mười Hai, tr. 5-6.
426

43.9 Page 429

▲back to top
trong thập niên 1860 với nghị sự sân khấu khác nhau: các vở hài kịch và
trò hề phổ biến theo thổ ngữ và tiếng Ý; những vở hài kịch La-tinh được
trình diễn trước khán giả bao gồm những nhân vật lừng lẫy từ thành phố
Turin; những vở kịch lịch sử và thiêng liêng; những loại biểu diễn âm
nhạc khác nhau: ca kịch, bi kịch, hợp tuyển các tiết mục âm nhạc được
lấy từ kịch bản và nhạc kịch.32 Vào tháng Tư năm 1861, Nguyện xá xem
buổi trình diễn đầu tiên hài kịch Minerval bằng La-tinh được cha
Palumbo, một tu sĩ dòng Tên viết. Vào ngày 2 tháng Sáu năm 1864, có
một màn trình diễn Phasmatonices (người chiến thắng Larvarum = chiến
thắng lũ ma), một hài kịch đã được biểu diễn ngày 12 tháng Năm. Nó
được Đức Cha C.M. Rosini viết và được cha Palumbo thích ứng.33 Vào
tháng Sáu năm 1865, nó lại được trình diễn tại Mirabello Monferrato.34
Các buổi biểu diễn sân khấu bằng tiếng La-tinh và những giải trí
học thuật cấu thành một phần đáng kể trong các hoạt động ngoại khóa
của một trường.35 Do đó, trong các cách thể hiện khác nhau, nhà hát dần
dần được đưa vào hệ thống giáo dục của Don Bosco với đầy đủ quyền
và được coi là một yếu tố tạo hòa nhập, giúp xây dựng một bầu khí vui
vẻ và được đưa vào với mục đích giáo huấn. Mục tiêu trước mắt Don
Bosco dành cho các buổi biểu diễn sân khấu, đương nhiên là giải trí. Tuy
nhiên, chúng cũng có một mục tiêu cao hơn, một mục tiêu văn hóa và
giáo dục.36
Don Bosco sôi nổi nói với các giám đốc trong các huấn đức về
Thánh Phanxicô Salê về điều này vào tháng Sáu năm 1871.
32 Tiếp nối từ Gioan De Vecchi, một nhạc sĩ từ thành phố, những người Salêdiêng như
Cha Gioan Cagliero, Cha Giacôbê Costamagna và Giuse Dogliano sẽ chịu trách
nhiệm soạn các bản nhạc nổi tiếng.
33 xem thư mời bằng tiếng Latin, 27 tháng Năm năm 1864, Em II 50-51.
34 xem thư của Don Bosco gửi Hầu tước D. Fassati, 4 tháng Sáu năm 1865, Em II 140.
35 xem G. Proverbio, La scuola di don Bosco e l'insegnamento del latino (1850-1900),
trong F. Traniello (Ed.), Don Bosco nella storia della lettereatura popolare. Turin,
SEI 1987, tr. 169-173.
36 xem S. Stagnoli, Don Bosco e il teatro educativo salesiano. Milan, Eco degli Oratori
1968, 154 p.
427

43.10 Page 430

▲back to top
Cha thấy rằng mọi thứ không còn theo cách chúng phải là với chúng
ta nữa; chúng không giống như trong những ngày đầu. Chúng ta
không còn có teatrino (nhà hát nhỏ) mà là nhà hát thực sự. Dù sao đi
nữa, cha muốn rằng các buổi biểu diễn tại sân khấu phải có mục tiêu
cơ bản này: giải trí và dạy dỗ. Không được có cảnh nào có thể làm
cho các trẻ cứng lòng hoặc gây ấn tượng xấu trên các em. Hãy có
những hài kịch, nhưng thuộc loại đơn giản, lồng thêm vào một thông
điệp luân lý. Hãy có ca hát, vì ngoài việc giải trí, ca hát cũng thiết
thân với việc dạy dỗ và do đó là một công cụ rất cần thiết trong những
ngày này.37
Trong một số dịp, Don Bosco đã nỗ lực hết sức đưa ra các luật
không thừa nhận ngoại lệ, để đạt được các mục tiêu biệt loại và tương
hợp này của các buổi biểu diễn sân khấu. Các luật này đã được thảo luận
và minh định tại Tổng Tu Nghị. 'Giải trí' và ‘vui tươi’ phải đi cùng với
‘dạy dỗ’ và ‘giáo dục’.38 Phần giới thiệu các luật cho các buổi biểu diễn
sân khấu được tìm thấy trong Quy luật dành cho các nhà tóm tắt nhiều
giá trị của nhà hát:
Các buổi biểu diễn tại nhà hát, được dàn dựng theo các luật luân lý
Kitô giáo, có thể rất có lợi cho giới trẻ khi mục tiêu của chúng không
gì khác ngoài việc khuyến khích, giáo dục và hướng dẫn giới trẻ càng
nhiều càng tốt trong một viễn cảnh luân lý. Để có thể đạt được điều
này, cần phải thiết lập những điều sau đây: 1. chủ đề phải phù hợp với
giới trẻ; 2. phải loại bỏ những điều có thể tạo ra thói quen xấu ở người
trẻ.39
37 MB X 1057. Chúng tôi cũng có bản thảo bài nói chuyện của Don Bosco; những lời
của ngài về 'teatrino được ghi lại ngắn gọn và không đầy đủ, Fdb mcr 1.870 A9-B8.
“Do đó một điều ta phải xem xét và sửa chữa cũng là các bản văn và chuyện thuật lại
mà họ có. Tôi không bao giờ phản đối họ và bây giờ vẫn vậy, nhưng ý kiến của tôi là
'teatrino' chỉ được làm cho các thiéu niên đó chứ không phải những em đến từ bên
ngoài. Trong mỗi ngôi nhà giáo dục, vv.”
38 Regole del Teatrino được in và gửi tới các nhà trong tập sách nhỏ 4 trang vào năm
1871. Được tường thuật trong MB VI 106-108 và X 1059-1061. In 1877 chúng trở
nên thiết thân (với những biển đổi) với Regolamento per le case and the Deliberazioni
del Capitolo generale della Pia Società Salesiana tenuto in Lanzo Torinese nel
settembre 1877, OE XXIX 146-151 và 432-437.
39 Regolamento per le case, Chương XVI Del teatrino, tr. 50, OE XXIX 146; giống hệt
nhau, ngoại trừ thiếu “được thực hiện theo các quy tắc luân lý Kitô giáo”, là lời nói
428

44 Pages 431-440

▲back to top

44.1 Page 431

▲back to top
Một trong những cộng tác viên đáng tin cậy nhất của Don Bosco,
cha Julius Barberis, trước đây đã phác thảo những suy nghĩ chung của
ngài dựa trên giá trị giáo dục của các buổi biểu diễn tại nhà hát. Những
suy nghĩ này dựa trên kinh nghiệm sống.
1. Nếu được lựa chọn kỹ, các buổi biểu diễn tại nhà hát là một trường
dạy sự thánh thiện... 2. Chúng cung cấp sự chỉ dạy trí tuệ tuyệt vời
hoặc chỉ dạy sự thận trọng thực tiễn cần thiết trong cuộc sống; 3.
Chúng phát triển tâm trí của người đang biểu diễn; 4. Chúng giúp
chúng ta nhìn xem cuộc sống con người và xã hội từ bên trong; 5.
Chúng là cách giải trí tuyệt vời cho những thiếu niên nghĩ về chúng
trước và sau đó vài ngày; 6. Năm ngoái (và điều này có thể đã xảy ra
hàng ngàn lần trước đó và sau đó), một chủng sinh nói với tôi rằng
cậu ấy quyết định tham gia Tu hội chúng ta khi cậu ấy bị thu hút bởi
sự vui vẻ mà cậu ấy có được từ các buổi biểu diễn tại nhà hát; 7.
Chúng loại bỏ những tư tưởng xấu và việc nói xấu - mọi thứ tập trung
vào các buổi biểu diễn; 8. Chúng thu hút rất nhiều thiếu niên đến
trường chúng ta vì ngay cả trong thời gian nghỉ hè, các trẻ Nguyện xá
kể cho bạn học và bạn bè của chúng cũng như nhiều người khác về
sự vui vẻ ở Nguyện xá và về các buổi biểu diễn sân khấu mà các em
đã xem.40
Vào tháng Giêng năm 1885, được chính Don Bosco khích lệ, cửa
hàng in tại San Benigno Canavese phát hành bộ sưu tập đầu tiên về các
vở kịch sẽ được các cơ sở giáo dục và gia đình sử dụng. Ban đầu, ấn
phẩm này phát hành hai tháng một lần và mỗi tháng từ năm 1886 trở đi.
Bìa của ấn phẩm đầu tiên, được cha Gioan Tẩy giả Lemoyne viết, có
chương trình được xác định rõ thế này:
Mọi người để ý rằng cách riêng hài kịch, nếu không hoàn toàn đúng
về mặt luân lý, để lại những ấn tượng khủng khiếp trong tâm trí tuổi
trẻ đến nỗi tồn đọng cả ở tuổi già. Chúng tôi nghĩ rằng sưu tập và xuất
bản một loạt các vở kịch để khắc phục điều này quả là tuyệt hảo; ngoài
việc giải trí và hấp dẫn, chúng có thể mang tính giáo dục và luân lý
đầu cho các Quy chế được phát hành một năm sau đó, trong Deliberazioni del
Capitolo generale.... tenuto in Lanzo Torinese..., tr. 56, OE XXIX 432.
40 G. Barberis, Cronichetta, quad. 4, 17 tháng Hai năm 1876. tr. 68-69.
429

44.2 Page 432

▲back to top
đúng đắn. Một số linh mục, chuyên gia về kịch, được Don Bosco yêu
cầu và hướng dẫn, đang thiết lập chương trình sau đây: những vở kịch
sẽ nhằm mục đích giải trí, hướng dẫn và giáo dục quần chúng và đặc
biệt là giới trẻ Ý, với một loạt các cuốn sách nhỏ chứa các vở kịch,
hài kịch, trò hề, bi kịch và cũng có những cuộc đối thoại đơn giản và
những bài thơ giải trí.41
4. Âm nhạc và ca hát
Vai trò của thanh nhạc và nhạc khí trong hệ thống giáo dục của
Don Bosco cũng liên quan chặt chẽ với ý tưởng rằng giáo dục diễn ra
thông qua sự vui vẻ, bầu không khí bình lặng và bằng cách trau chuốt
khiếu thẩm mỹ và cảm xúc. Âm nhạc tìm thấy nhiều chỗ trong tất cả
các cơ sở của Don Bosco, từ nguyện xá ngày lễ đến trường nội trú cho
sinh viên học thuật, đến các trường kỹ thuật và huấn nghệ. Đối với
các trường nghề, ban nhạc được chú ý đặc biệt. Ngoài mọi thứ khác,
âm nhạc mang đến một giai điệu lễ hội sống động cho bất kỳ buổi lễ
long trọng nào, đạo hoặc đời: tại các buổi lễ tôn giáo, đám rước, trong
các chuyến đi chơi và du ngoạn, các buổi tiếp tân và khởi hành, lễ trao
giải thưởng, giải trí học thuật và biểu diễn sân khấu.
Vào năm 1859, Don Bosco cho khắc một câu trích dẫn Kinh thánh
trên cửa lớp học cho thanh nhạc, điều chỉnh ý nghĩa ban đầu của nó: Ne
impedias musicam! (Đừng cản trở âm nhạc!)42 Các quan điểm âm nhạc
của Don Bosco có thể được tóm tắt gọn gàng trong câu nói của ngài:
“Một nguyện xá không âm nhạc giống như một xác không hồn”,43 một
câu ngài sử dụng trong nhiều dịp.44 Đó là cách thể hiện trên lý thuyết một
41 G.B. Lemoyne, Le pistrine e l'ultima ora del paganesimo. San Benigno Canavese,
1885, chương trình “Collana di Letture drammatiche”; xem BS 10 (1886) số 1, tháng
01, tr. 9-10; được thông báo trong BS 9 (1885) số 1 tháng 01, tr. 15 và trang bìa; bài
giới thiệu Le pistrine trong BS 9 (1885) số 3, tháng Ba, tr. 48.
42 Hc 32: 5; xem MB V 540.
43 MB XV 57.
44 Điều này được nghe ở Brussilles năm 1881, khi nói chuyện với một linh mục người
Pháp, người đã thành lập một Oeuvre de Jeunesse, được điều hành khá khắc khổ hơn
so với nguyện xá của chính mình. Lemoyne đề cập đến nó trong MB V 347.
430

44.3 Page 433

▲back to top
niềm tin vốn đã là một thực tế được thực hành chính ngay từ khi ngài bắt
đầu hoạt động giáo dục của mình.
Hồi tưởng về những cộng tác viên ngay từ lúc ban đầu của mình
khi bắt đầu tập hợp người trẻ (1842), Don Bosco đã viết trong Hồi ký
Nguyện xá:
Những người này đã giúp tôi duy trì trật tự; họ đọc và hát những bài
thánh ca. Ngay chính từ ban đầu tôi đã nhận ra rằng nếu không có
sách hát và chủ đề đọc phù hợp, những buổi tụ họp lễ hội này sẽ giống
như một cơ thể không có linh hồn.45
Cũng trong 'Hồi ký’, hồi tưởng lại việc thành lập các trường học
ban tối đầu tiên, vào mùa đông 1846-1847, Don Bosco viết:
Các lớp học đầy sinh khí chỉ bằng tiếng nguyện kinh bình thường và
thanh nhạc mà chúng tôi luôn trau dồi.46
Có nhiều lý do khiến Don Bosco quan tâm tới vai trò giáo dục của
âm nhạc. Trong những năm đầu tiên, âm nhạc chủ yếu được coi là một
phương tiện phòng ngừa:
Một số lượng lớn người tham gia các lớp học nhạc. Thanh nhạc và
nhạc khí được dạy để thu hút giới trẻ tránh những nguy hiểm về tôn
giáo và luân lý mà các em đương đầu.
Chúng tôi nghĩ tốt nhất là thêm các lớp đàn piano và organ và cả khí
nhạc vào các lớp học ban đêm và ban ngày.47
Sau đó một động lực tôn giáo mới được thêm vào, đặc biệt là liên
quan đến thánh nhạc và bình ca:
Mong muốn và mục đích của Don Bosco là người trẻ sẽ có thể giúp
cha xứ hát vào những buổi lễ thánh thiêng, khi các em trở về quê
mình.48
45 MO (1991) 123.
46 MO (1991) 176.
47 MO (1991) 182 và 190.
48 MB III 150-152; x MO (1991) 50. 176, 182, 202.
431

44.4 Page 434

▲back to top
Một lý do được thêm vào là để chống lại sự nhàn rỗi. “Con phải
làm cho các thiếu niên liên tục bận rộn”.49
Cuối cùng, chúng ta cũng nên ghi nhớ giá trị 'sư phạm' đặc biệt
dành cho âm nhạc.
Trong tập Biên niên sử Salêdiêng đầu tiên, cha Ceria dành trọn một
chương để tóm tắt âm nhạc Salêdiêng là gì: “Theo Don Bosco, lý do
chính (cho âm nhạc) có thể được tìm thấy trong những tác động lành
mạnh mà âm nhạc mang lại cho tâm hồn và trí tưởng tượng của giới trẻ,
vì nó chủ yếu nhằm mục đích cải tiến, nâng đỡ giới trẻ và làm cho các
em trở nên tốt hơn”.50
5. Dã ngoại và đi dạo
Trong những trang viết về Hệ thống Dự phòng và trong hoạt
động của Don Bosco như nhà giáo dục, ngoài các cuộc đi dạo hàng
tuần và các buổi dã ngoại hàng năm cho các trẻ làm việc và học sinh,
‘những cuộc đi dạo mùa thu’ hoặc dã ngoại rõ ràng đã được nhấn
mạnh.
Đó là một cách thực hành nguyên lý ‘yêu những gì giới trẻ thích’
để các em sẽ thích những gì nhà giáo dục yêu mến. Những cuộc dã ngoại
này cũng góp phần xây dựng một bầu khí vui tươi Kitô hữu, tạo thành
một phần toàn vẹn và thiết yếu để đào tạo giới trẻ. Bởi đó chúng có một
giá trị giáo dục cơ bản.
Tại nguyện xá cuối tuần ở Valdocco, những chuyến dã ngoại này
đã phát triển ngay từ đầu, cùng với những cuộc hành hương. Chúng thực
sự cần thiết trong khoảng thời gian từ 1844-1846, khi Nguyện xá không
có nơi ở cố định hoặc không có nơi thờ phượng riêng tuỳ ý mình. Hồi ký
49 MB V 347.
50 E. Ceria, Annali della Società salesiana dalle origini alla morte di S. Giovanni Bosco
(1841-1888). Turin. SEI 1941, tr. 691; xem Chương LXIV La music salesiana, tr.
691-701.
432

44.5 Page 435

▲back to top
Nguyện xá nhớ lại các chuyến đi đến Sassi, Madonna di Campagna,
Stupinigi, Đức Mẹ An ủi, Monte dei Capuccini.51
Những cuộc đi bộ mùa thu thật cổ điển. Chúng ta có một trình thuật
gồm một loạt các chuyến đi chơi này trở lại tới năm 1847 và tiếp tục cho
đến năm 1864.52 Ngay cả khi các dã ngoại kết thúc, phần tử ca đoàn và
người giành giải thưởng sẽ vui hưởng một kỳ nghỉ ngắn tại Becchi vào
mùa thu.
Các cuộc dã ngoại giữa năm 1859 và 1864 chứng kiến một sự phát
triển đặc biệt: chúng kéo dài gần hai tuần. Chúng được tổ chức tốt và con
số trẻ tham gia ngày một đông. Các em vào thị trấn với ban nhạc đi trước;
linh mục giáo xứ hoặc các nhân vật nổi tiếng ở nơi này sẽ cung cấp cho
các em một chỗ ở tạm và thức ăn hàng ngày, và cùng với mọi người sẽ
chào đón các em. Có những chuyến thăm đến những nhân vật xuất chúng,
các buổi thờ phượng sáng tối, các hoạt động giải trí, ban nhạc biểu diễn,
những diễn văn nghệ trên một sân khấu tạm thời ở quảng trường thị trấn.
Chúng bao gồm các bài hát và tiểu phẩm thổ ngữ Piemont, những vở hài
kịch ngắn, gianduja, con rối cổ điển của người Piemont không bao giờ
có thể bị bỏ qua.
Chuyến dã ngoại đến Genève trong nửa tháng Mười năm 1864 là
một chuyến đi lịch sử. Trên đường trở về Turin, giữa Lerma và Mornese,
Don Bosco đã có thể kéo được hai người nổi bật vào Tu hội: Phanxicô
Bodrato và cha Gioan Tẩy giả Lemoyne.
Các chuyến dã ngoại nhắm đạt được một mục tiêu giáo dục thực
sự khi trước hết chúng đảm bảo rằng người trẻ sẽ được chăm sóc trong
thời gian nghỉ hè và cảm xúc của các em sẽ trở nên phong phú:
51 MO (1991) 140, 141, 144-146.
52 Có một số văn chương đáng kể về vấn đề này. Bài hay nhất của L. Deambrogio, Le
passeggiate autumnali di don Bosco per I colli monferrini. Castelnuovo Don Bosco,
Istituto Bernardi Semeria 1975, 539 p. Các phần cuối của Storia dell'Oratorio được
xuất bản trong Tập san Salêdiêng được dành riêng cho các cuộc đi dạo, BS ii (1887)
số 3 tháng Ba tr 30-33; số 4 tháng 4, tr. 47-48; số 5 tháng Năm, tr. 57-58; số 9, tháng
Chín, tr. 116-119; số 10 tháng Mười, tr. 129-132.
433

44.6 Page 436

▲back to top
Hãy để cho người trẻ trước hết trải nghiệm rằng phụng sự Thiên Chúa
có thể thật sự thiết thân với việc có một thời gian thoải mái.53
Sau khi kết thúc năm học, các thiếu niên cũng nhận được phúc lợi
thể lý đáng kể, khi chúng hưởng được sự giải trí lâu dài, rộng rãi.
Những chuyến du ngoạn hay dã ngoại này là khúc dạo đầu hiệu
quả dẫn đến cách diễn đạt của Hệ thống Dự phòng: [châm ngôn] “Hãy
để các em tự do chạy nhảy, la hét mặc sức”, còn thêm [châm ngôn này]
“Những cuộc đi bộ là phương cách bổ ích để đạt được kỷ luật; chúng thật
hữu ích để bảo dưỡng luân lý và sức khỏe”.54
53 MB II 384-391.
54 Il sistema preventivo (1887), tr. 54, OE XXVIII 432.
434

44.7 Page 437

▲back to top
CHƯƠNG 17
TÌNH YÊU ĐÒI HỎI: “ĐÔI LỜI VỀ HÌNH PHẠT”
Việc thực hành sửa lỗi và hình phạt trong kinh nghiệm giáo dục
của Don Bosco được diễn đạt tốt hơn nhiều so với những tuyên bố của
nó về nguyên tắc. Một vài chỉ dẫn được tìm thấy trong đoạn cuối của Hệ
thống Dự phòng (1877), “Đôi lời về hình phạt”, xem ra không đủ tốt để
là một nền tảng lý thuyết. Ta cần phải tìm thấy nó trong một quan điểm
cốt yếu hơn.
Don Bosco thực hành sửa lỗi và hình phạt dựa trên một trong
những nguyên lý vốn có thể được coi là một nguyên lý quan trọng đối
với linh đạo và khoa sư phạm của ngài: “Hãy cố hết sức để làm cho mình
được yêu mến hơn ('trước' hoặc 'nếu bạn muốn') là sợ hãi”.
Hai từ ngữ, yêu thương và sợ hãi, không kém phần cơ bản so với
ba từ 'lý trí, tôn giáo, tình thương'. Tất cả chúng đều có nguồn gốc từ đức
tin và thần học, cũng như triển nở và đem lại những kết quả trong sư
phạm và tác vụ.
Thậm chí hai từ ngữ ấy dường như còn thực tiễn và thiết yếu hơn
trong một loại dự phòng nhắm tới giới trẻ gặp nguy hiểm và giới trẻ vốn
đã là một nguy cơ, và đôi khi thể hiện bằng hành động nhưng chắc chắn
thường xuyên hơn thông qua lời nói và quan điểm.
1. Cơ sở để thực hành sửa lỗi và hình phạt
Trước hết, rõ ràng là theo cách nói của nó, từ ngữ đầu tiên (yêu
thương) không loại trừ từ thứ hai (sợ hãi): Cơ bản, “hãy làm cho mình
được yêu thương hơn là bị sợ hãi” có nghĩa là “hãy làm cho mình được
yêu thương và làm cho mình được kính sợ”, với tình yêu chiếm chỗ ưu
tiên. Thường thường, chính tình yêu muốn được kính uý đến mức kính
uý tăng lên khi tình yêu gia tăng. Một sự chắc chắn về thần học trở thành
một nguyên lý sư phạm.
435

44.8 Page 438

▲back to top
Cách nói đạt được và bao gồm cái sau, điều đó là một vật chứa và
cơ sở triết học, thần học và kinh nghiệm cho lý trí, tôn giáo và lòng mến
thương. Chúng ta đã thấy Don Bosco chăm sóc cho giới trẻ và người thân
cận của ngài, không ngoại lệ tìm thấy nguồn gốc của nó từ đức tin của
ngài và nền đào tạo thần học, luân lý và mục vụ của ngài như một linh
mục, được tập hướng đến phần rỗi đời đời của giới trẻ.
Đức tin Công giáo không bị lu mờ này nhìn thấy chính yếu tính của
sự thánh thiện đích thực trong tình yêu và lòng kính sợ Thiên Chúa. Thần
học về lịch sử của Don Bosco xác nhận niềm tin này, được chứng minh rộng
rãi bằng các tác phẩm của ngài về cả lịch sử đạo lẫn đời. Thiên Chúa cai
quản thế giới và các biến cố của con người qua phần thưởng hấp dẫn và mối
đe dọa lành mạnh về hình phạt trong tương lai, tạm thời và vĩnh cửu. Ý
tưởng này tràn ngập toàn bộ Lịch sử nước Ý; về điều này, Don Bosco minh
nhiên vay mượn ý tưởng và cách diễn đạt này từ lịch sử Hy Lạp và La-tinh
trong câu: “Thà được yêu thương hơn là được kính sợ”.
Don Bosco chuyển các khái niệm thần học và lịch sử ra hành động
vì giới trẻ, điều đó là không thể tránh khỏi. Trình độ sư phạm của ‘người
cha, người anh, người bạn’ cuối cùng lại được củng cố nhờ vào mối liên
kết không thể chia cắt giữa chúng, giữa tình mến và lòng mến thương và
các yếu tố hướng đến sự kính trọng, sự trân quý, sự quý mến và sự kính
tôn.
Chúng ta đã gợi lại nhiều phiên bản của cách diễn đạt từ Phác hoạ
lịch sử Nguyện xá Thánh Phanxicô Salê (1862) đến lá thư gửi cho cha Micae
Rua năm l863 mà từ đó sinh ra Những nhắc nhớ thân tình dành cho các
Giám đốc. Cách diễn đạt ấy cũng được lấy lại trong Hệ thống Dự phòng
trong các điều khoản tổng quát của Quy Luật dành cho các nhà.
Mối quan hệ giữa tình yêu và sự kính sợ giả định các quan điểm hòa
nhập cùng hiện hữu. Các từ ngữ 'trước' và, 'nếu mình muốn' và 'ít nhiều',
tiếp nối nhau và lần lượt thể hiện trật tự thời gian, nhân quả và tầm quan
trọng.
436

44.9 Page 439

▲back to top
Không ai có thể diễn giải suy nghĩ của Don Bosco hay hơn cha Micae
Rua và những người Salêdiêng tại Valdocco, những người đã họp lại trong
một trong những cuộc họp thường xuyên của họ để nghiên cứu tình hình kỷ
luật và giáo dục tại Nguyện xá. Trong số các đề nghị tại cuộc họp đó là chính
đề nghị liên quan đến việc giáo dục giới trẻ về cả tình yêu và sự kính sợ
trong các mối tương quan của các em với các bề trên.
Làm cho mình được yêu thương và đồng thời được giới trẻ kính sợ. Đây
là một điều dễ dàng. Khi người trẻ thấy một hộ trực hoàn toàn quan tâm
đến hạnh phúc của mình, các em không thể nào không yêu mến người
ấy. Khi các em thấy người hộ trực không để bất cứ điều gì xảy ra, muốn
nói là bất cứ điều gì có thể không đúng và cảnh báo các em về tất cả các
lỗi lầm, các em không thể nào không có một niềm kính sợ nào đó về
người ấy, đó là niềm kính sợ mà các em phải có đối với bề trên của mình.
Người hộ trực phi rt cn thn vmột điều, đó là không được hmình
ngang bng với người trtrong cách nói chuyện hay trong hành động
của mình, đặc bit trong các trò chơi: họ phi tham gia vào mi th
nhưng đồng thi phi duy trì mt bu khí nghiêm túc và làm cho các
em thy mình là cp trên ca các em bng chính lối cư xử ca mình.1
2. Niềm kính sợ đến từ tình yêu
Rõ ràng, trong tất cả các phiên bản của nó, kính sợ không trái ngược
với tình yêu nhưng xuất phát từ nó. Nơi một học sinh, niềm kính sợ trở thành
‘niềm thảo kính’ vốn phát triển thành sự tôn trọng, tòng thuộc, tôn kính,
vâng lời và tôn trọng một ‘sự ưu trội’ đích thực.
Trong một số trường hợp vi phạm có tội, sự kính sợ có thể đi liền với
những cảm nhận bối rối, gò bó, xấu hổ, đỏ mặt, bẽn lẽn và một cảm thức về
sự bất xứng và e sợ khi nghĩ đến việc mất đi sự quý trọng, tin tưởng và hỗ
trợ của người yêu thương và giúp đỡ: nỗi sợ bị tách rời khỏi người yêu
thương chúng ta là chính cốt lõi thiết yếu của nỗi sợ đích thực.
Ta không thể loại trừ rằng trong một số tình huống, việc làm cho biết
các bổn phận cũng như các biện pháp chế tài vì không thực hiện chúng [các
1 J.M. Prellezzo, Valdocco nell'Ottocento...., tr. 263-264.
437

44.10 Page 440

▲back to top
bổn phận] có thể tạo ra một sự 'nô úy', vốn không hoàn toàn vô dụng đối với
người cần được thuyết phục. Bắt đầu từ loại sợ hãi này, giáo dục theo cách
gọi đúng như vậy có thể bắt đầu một quá trình. Loại sợ hãi này có thể giả
định trước một sự hăm dọa nào đó, sợ hình phạt, sợ người có thể bắt chịu
phạt, nhưng không hệ tại ở chúng. Đây là cách chúng ta nên đọc các lời Don
Bosco khuyến dụ trong nhiều dịp khác nhau, bắt đầu từ Những nhắc nhớ
thân tình...
Hãy để đức ái và sự nhẫn nại liên tục đồng hành với con khi con ra
lệnh, khi con sửa lỗi. Con hãy bảo đảm rằng mọi người đều biết từ
những gì con làm và nói rằng con làm vì lợi ích cho linh hồn họ.
Nhưng đồng thời, mọi người phải quan tâm tìm ra những học sinh có
thể nguy hiểm: con hãy nhấn mạnh rằng con phải được biết các em
đó, một khi chúng bị phát hiện.
Con đừng bao giờ chấp nhận học sinh bị các trường học khác trục
xuất hoặc các học sinh mà con biết chắc có lối sống luân lý xấu.
Dù đã thận trng kcàng, nếu xy ra vic mt hc sinh thuc loi này
được nhn vào, con hãy chỉ định cho em một người bạn đồng hành có
luân lý chc chắn để htrem và không bao giri mt khi em. Nếu
em bthy có ti vì có những hành động không đứng đắn, chcnh báo
em mt ln và nếu em li lp li những hành động tương tự, hãy gi
em vnhà ngay lp tc.
Nếu con phát hiện ra một việc xúc phạm nghiêm trọng nào đó, hãy
gọi kẻ có tội hoặc kẻ bị nghi ngờ vào văn phòng con và hãy hết sức
bác ái bảo kẻ đó khai tội lỗi và sai lầm của mình đã gây ra. Sau đó sửa
lỗi và mời gọi em đó sắp đặt mọi sự liên quan đến lương tâm của
mình.
Khi con ra lệnh, luôn luôn bác ái, hiền từ. Đe dọa, tức giận và tệ hơn,
bạo lực, con phải luôn tránh xa, trong lời nói và hành động của con.2
Don Bosco bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề này một cách rõ
ràng nhất, khi nói chuyện với các trẻ tại Nguyện xá trong một Huấn từ
2 F. Motto, I «Ricordi confidenziali ai direttori»..., tr. 151, 154, 155, 156-157, 159.
438

45 Pages 441-450

▲back to top

45.1 Page 441

▲back to top
tối vào ngày 26 tháng Mười năm 1875. Điều này phản ánh nội dung của
rất nhiều cuộc nói chuyện khác của Don Bosco.
Các con lại tăng số rồi. Chúng ta đã bắt đầu mọi thứ như bình thường.
Họ nói rằng ai mà đã được cảnh báo đúng lúc thì đáng giá bằng một
trăm người khác. Vậy giờ đây chúng ta đang đúng lúc, cha phải cảnh
báo các con một vài điều. Trước hết, hãy nhớ kỹ rằng chúng ta đang
bắt đầu ngay bây giờ và chúng ta sẽ tiếp tục suốt cả năm cho điểm các
con trong học tập, cách cư xử trong lớp học, ký túc xá, phòng ăn và
những nơi tương tự. Bất cứ ai cư xử không tốt sẽ nhận điểm kém và
sẽ hết sức xấu hổ khi bị xướng tên trước những người khác. Bất cứ ai
không nghe thấy tên mình nhắc đến trước mọi người có thể xem đó là
một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang diễn tiến tốt với mình. Những ai
bị điểm kém phải biết rằng mình sẽ được dung thứ một thời gian,
nhưng sau đó thì không được nữa. Cha xin lỗi, nhưng đây là những gì
chúng ta buộc phải làm mỗi năm với một ai đó. Chúng ta buộc phải
chỉ cho các con cánh cửa và bảo: “Con không còn dành cho Nguyện
xá nữa”.
Với một số người khác, chúng ta sẽ chịu đựng lâu hơn một chút và để
họ tiếp tục một thời gian để xem họ có quyết định thay đổi hay không,
nhưng sau đó các con biết câu tục ngữ: “tức nước vỡ bờ”, [thùng nước
kín nhiều quá cuối cùng cũng bể] nghĩa là thứ này chồng chất thứ
khác cuối cùng trở thành một thứ gì to lớn. Chúng ta sẽ để người nào
đó tiếp tục đến cuối năm, nhưng đến lúc ấy tất cả những trò chơi khăm
của em đó dường như sẽ được tổng kết lại và chúng ta sẽ cho em đó
điểm kém, sau đó trong thời gian nghỉ lễ, chúng ta sẽ buộc phải gửi
một lá thư về nhà nói rằng em đó có thể ở nhà và hưởng một kỳ nghỉ
dài hơn vì không còn chỗ cho bạn ấy ở Nguyện xá. Đây chính xác là
những gì chúng ta đã phải làm trong năm nay. Và nếu các con nhận
thấy thiếu vắng một số người thì đây chính là lý do. Bây giờ tất cả các
con đều được báo cho biết trước và cha hy vọng rằng sẽ không có ai
thấy điều này xảy ra với mình.3
3 MB CI 459-460.
439

45.2 Page 442

▲back to top
3. Vai trò của bề trên, quy luật nhập thể bổn phận cụ thể, khai
tâm (dẫn vào) vào trách nhiệm
Lý trí là nền tảng. Hệ thống Dự phòng giả định rằng nhà giáo dục
bảo vệ và luôn hiện diện. Nhưng có một cái gì đó làm cho Hệ thống Dự
phòng trông giống như hệ thống cưỡng bức: sự chỉ dẫn rõ ràng về các
mục tiêu cần đạt được và cách để đạt được chúng. Cụ thể, điều này liên
quan tới Luật, những quy định được phân thành các giới lệnh, bằng văn
bản và lời nói, bao gồm cuộc sống hàng ngày của học sinh. Chúng biểu
thị bộ luật gồm các bổn phận đối với Thiên Chúa, người lân cận, chính
bản thân. Học sinh bị buộc theo bộ luật này. Việc giám sát có thể hoàn
toàn được giản lược vào “hộ trực”, giúp đỡ, hỗ trợ, nhưng điều này không
loại bỏ thực tế là nó phải bắt đầu bằng cách trình bày bộ luật gồm các
bổn phận.
Cả Hệ thống Dự phòng lẫn cưỡng bức đều hệ tại ở việc báo cho
các cá nhân biết các luật và sau đó đảm bảo rằng luật được tuân giữ - đây
là giám sát.4 Trong cả hai tình huống, bộ luật có thể giống hệt nhau.
Mặc dù kỷ luật và mối liên hệ đến thực hành sửa lỗi và hình phạt
khác nhau theo các bối cảnh khác nhau, nhưng rõ ràng Don Bosco là một
nhà giáo dục kỷ luật yêu thích các cộng đoàn có trật tự và hoạt động đúng
đắn. Có sự nghiêm nhặt tại Valdocco vì đây là một mái ấm quá đông đúc,
nó được coi là 'nhà mẹ' và là gương mẫu sẽ được tất cả các nhà Salêdiêng
khác bắt chước. Ngay từ đầu Don Bosco đã làm việc không mệt mỏi mở
rộng các luật khác nhau để bao quát nhiều vấn đề hơn căn cứ vào các tổ
chức giáo dục đa dạng, hoặc các nhóm và các hoạt động tương ứng của
chúng. Ngay cả đối với các tổ chức cởi mở hơn, ngay từ đầu Don Bosco
đã bắt đầu viết Luật cho cả giáo viên và học sinh. Tập sách luật này chỉ
được in và biên soạn vào năm 1877, cùng lúc với Quy luật dành cho các
nhà, và cho các trường nội trú và các nhà.5
4 Il sistema preventivo (1877), tr. 44 và 46, OE XXVIII 422 và 424.
5 xem Regolamento dell'Oratorio....per gli esterni, 63 p. OE XXIX 31-92; Regolamento
per le case..., 100 p. OE XXIX 97-196.
440

45.3 Page 443

▲back to top
Chúng tôi đã nhắc đến Don Bosco đã can thiệp nhiều để đảm bảo
trật tự và kỷ luật cách riêng trong các trường nội trú và về những cảnh
báo cộc lốc của ngài đối với những người tái phạm và những thiếu niên
nguy hiểm hơn song cả với những người đã không thu được bất kỳ lợi
ích văn hóa, tôn giáo và luân lý nào từ cuộc sống ở trường, vì lỗi của
chính mình. Đây là trường hợp được nhắc đến trong Huấn từ tối ngày 20
tháng Ba năm 1865; nó được nhắm làm lời nhận xét về điểm các em được
trong các kỳ thi học kỳ.6
Nhưng đêm hôm sau, đối diện với nhiều bổn phận chưa hoàn thành,
Don Bosco đã báo trước cho các học sinh rằng trong tương lai, sẽ có sự
cứng rắn nghiêm nhặt trong việc phạt những bất trật tự công cộng và
thiếu tôn trọng các hộ trực. Các hộ trực đã chính thức bị cấm trừng phạt
và thay vào đó được lệnh báo cáo bất kỳ điều gì xảy ra. Tuy nhiên, Don
Bosco cứng rắn với bất kỳ ai phá kỷ luật, đặc biệt nếu họ là học sinh học
văn hoá, những em được ưu tiên.
Cha muốn các học sinh trở nên tốt; bằng không chúng hãy về nhà
hoặc chuyển sang khu dành cho trẻ lao động. Cha cũng muốn nói rằng
nếu các học sinh được gửi trở về nhà chứ chúng sẽ không bị ném ra
đường, vì chúng hầu hết đều có một gia đình hoặc người thân có thể
chăm sóc chúng …7
Chúng ta đã thấy một quyết định tương tự được Don Bosco thực
hiện trong Huấn từ tối ngày 9 tháng Bảy năm 1875. Đó là vấn đề thinh
lặng và giữ trật tự. Nhưng Don Bosco đã kết thúc khi nói rằng ngài tin
tưởng lương tâm bén nhạy của các em. Ngài cũng đã chỉ ra rằng việc giữ
một vài quy luật có thể trở thành một phương cách để tinh luyện tinh
thần, thăng tiến nhân đức và thêm lòng yêu mến Đức Trinh Nữ và Con
Chí Thánh của Mẹ.8
6 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, Huấn từ tối ngày 20 tháng Ba năm 1865, tr. 119-120
7 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, Huấn từ tối ngày 21 tháng Ba năm 1865, tr. 121-122.
8 G. Barberis, Cronichetta, quad. 2. tr. 45-46.
441

45.4 Page 444

▲back to top
4. Sửa lỗi
Ngoài việc là khoa sư phạm khuyến khích và đồng hành vốn là yếu
tính của sự trợ giúp [hộ trực], Hệ thống Dự phòng thường trở thành một
khoa sư phạm 'sửa lỗi'.9
Điều này là tự nhiên nếu chúng ta nghĩ rằng Hệ thống Dự phòng phải
‘xử lý’ những thiếu niên đang lớn, tất cả nét đặc trưng của chúng là hay thay
đổi, nhẹ dạ, cẩu thả, chịu thua những ý tưởng và lối sống tiêu cực tác động,
tất cả các nét này được Don Bosco gán cho các em.10
Việc sửa lỗi được thể hiện thông qua toàn bộ các can thiệp được
xếp theo mức độ nghiêm trọng: khuyên bảo, cảnh báo, nhắc nhở, khuyên
răn, cảnh báo trước, khiển trách và đe loi. Đây không phải là những hành
động trừng phạt mà là những hành động nhằm loại bỏ tính hay thay đổi
và chặn trước việc các em bị lạc lối, điều ấy có thể dẫn đến sự bướng
bỉnh không thể thay đổi; nó nhằm làm cho người trẻ quen với khuôn mẫu
hành xử đúng đắn và thích đáng trong cách suy nghĩ, nói năng và hành
động. Đây là cách một người cha và người mẹ yêu thương và mạnh mẽ
sẽ cư xử với con cái họ trong gia đình, khi họ luôn ý thức được trách
nhiệm của mình. Don Bosco không biết gì về sự dễ dãi.
Từ ngữ 'sửa lỗi' được thấy trong Hệ thống Dự phòng khá thường
xuyên. [Trong đó] các nhà giáo dục được coi là ‘đưa ra lời khuyên’ và
‘yêu thương sửa lỗi’. Ta nói đến ‘việc đưa ra những sửa lỗi’, ‘việc doạ
có những hình phạt’, ‘khuyên bảo thân thiện’ ‘một ân nhân đưa ra lời
cảnh báo’, ‘Huấn từ tối’ trong đó ta nêu ra lời khuyên hoặc cảnh báo nào
đó về những việc phải làm hoặc phải tránh.11
9 xem H. Franta – A. R. Colsanti, L'arte dell'incoraggiamento. Rome, La Nuova Italia
Scientifica 1991, tr. 25-29.
10 xem Chương 9, §2.
11 Il sistema preventivo (1877), tr. 46, 48, 50, 56 và 58, OE XXVIII 424, 426, 428, 434
và 436.
442

45.5 Page 445

▲back to top
Việc sửa lỗi theo hình thức tổng quát và chung hơn thuộc về yếu tính
của Hệ thống Dự phòng. Thật vậy, nếu trẻ không phạm sai lầm, với vài ngoại
lệ, chúng không còn là đứa trẻ nữa và sẽ không cần giáo dục.
Do đó, khi giúp đỡ chúng, ta phải cho các trẻ cơ hội tự do bày tỏ suy
nghĩ của mình. Nhưng chúng ta phải cẩn thận chỉnh sửa và cũng sửa
lỗi những biểu hiện, lời nói và hành động có thể không phù hợp với
giáo dục Kitô hữu.12
Do đó, việc sửa lỗi nhất thiết phải hiện diện ở tất cả các bước của
hoạt động giáo dục: lời nói thì thầm vào tai một đứa trẻ, những cảnh báo
riêng tư và công khai, Huấn từ tối, những tờ ghi chú nhỏ, những nhắc
nhở trong thời gian học hoặc trong lớp học, thời gian giải trí hoặc đi bộ,
trong nhà thờ, trong nhà ngủ và ở khắp mọi nơi.
Những cách sửa lỗi là những đường lối của lòng mến thương, lý
trí, sự sáng suốt; những đường lối kiên nhẫn, bác ái và ân sủng.13
Ta không nên sửa lỗi và gia phạt trước công chúng, nhưng luôn riêng
tư và không có bạn bè... để học sinh thấy lỗi của mình nhờ lý trí và
tôn giáo trợ giúp.14
Con đừng bao giờ sửa lỗi vì bốc đồng mà hãy đợi cho đến khi cảm
xúc của con lắng dịu. Trên hết, hãy bảo đảm rằng học sinh đó rời
chúng ta đi thì luôn hài lòng và thân thiện.15
Lá thư luân lưu Về những hình phạt sẽ phải chịu trong các nhà
Salêdiêng không phải do Don Bosco viết mà bởi một người Salêdiêng,
một trong những người theo ngài sớm nhất. Tuy nhiên, bức thư này được
khởi hứng từ cách Don Bosco suy nghĩ và nó nêu lên hai điểm sau liên
quan đến việc sửa lỗi: “Hãy lo liệu chọn thời điểm thích hợp nhất để sửa
12 Regolamento per le case..., p. Articoli generali, khoản 3, tr. 15, OE XXIX 111.
13 Regolamento dell'Oratorio....per gli esterni, phần I, Chương X Dei pacifatori, khoản
2 và 5 tr. 20 và 21, OE XXIX 50 và 51.
14 Il sistema preventivo (1877), Una parola sui castighi, khoản 2, tr. 64, OE XXVIII
442.
15 Thư gửi một giáo viên trẻ, ngày 28 tháng 01 năm 1875, E II 448.
443

45.6 Page 446

▲back to top
lỗi và xóa bỏ mọi nghi ngờ vốn làm cho ai đó tin rằng chúng ta đang
hành động theo cảm xúc”.16
Trong nhiều năm các Giám đốc của các nhà Salêdiêng đã biết các
luật sửa lỗi các thiếu niên. Các luật ấy đã dần được soạn thảo trong các
cuộc họp định kỳ của họ:
“Tôn trọng danh dự của học sinh”; “không bao giờ khiển trách các
em trừ khi con chắc chắn chúng sai lỗi”; “Không hành động vì bốc đồng,
nhưng thanh thản kiểm tra mọi thứ”. “Các em phải nhận ra chúng ta là
'Bề trên'... chúng ta sẽ nhạo cười chính mình, nếu lời chúng ta nói làm
chúng nhục nhã, chính vì chúng ta là 'bề trên'.17
5. Về hình phạt
Thay vào đó, các hình phạt dường như bị buộc vào khuôn khổ lý
thuyết; một phần của một loại công khai gần như liên quan đến khoa sư
phạm của lý trí, tôn giáo và lòng mến thương. Don Bosco dành những
trang cuối cùng của Hệ thống Dự phòng cho ‘đôi lời về hình phạt'. Nhưng
hình phạt đã được đề cập trong các trang trước, ở đó ta cho thấy Hệ thống
Dự phòng
... loại trừ tất cả các hình phạt bạo lực và cố gắng không dùng thậm
chí sự trừng phạt nhỏ nhất.
Được cảnh báo trước, học sinh không mất can đảm vì những lỗi lầm
mình đã phạm... em cũng không bực tức vì bị sửa lỗi hoặc bị đe dọa
trừng phạt hoặc phải chịu trừng phạt vì lời cảnh báo ngăn ngừa thân
thiện luôn đi kèm, kêu gọi lý trí của em và nói chung là giành được
sự đồng thuận của em, để em thấy sự trừng phạt cần thiết và gần như
mong muốn nó.
16 xem J.M. Prellezzo, Dei castighi da infligersi..., tr. 294-300.
17 Các quy tắc được Don Bosco đưa ra trước năm 1870, trong phần phụ lục MB XIV
847-849.
444

45.7 Page 447

▲back to top
Trái lại, hệ thống cưỡng bức khơi dậy những hồi ức cay đắng về
những hình phạt đã chịu mặc dù là đích đáng, lý do là vì cách giáng phạt
thật đáng căm hờn.18
Don Bosco ôn hòa hơn, đặc biệt khi ngài phải viết cho công chúng
hơn là khi ngài xử lý với giáo dục ‘thực tế’ đặc biệt tại Nguyện xá
Valdocco. Do đó không có gì ngạc nhiên khi ngài bám chặt một luận
điểm được thể hiện rất ngắn gọn: “Nếu có thể, không bao giờ dùng đến
hình phạt”.19
Trong một Huấn từ tối vào mùa hè năm 1884, trong một đoạn từ
Sử biên niên đã được trích dẫn, Don Bosco yêu cầu ‘tin tưởng' nhiều hơn
là ‘sợ hãi' và sau đó nói thêm:
Cha ghét cay ghét đắng những hình phạt cũng y như một người cha trong
chính gia đình mình … Nhưng....”20
Trừng phạt không thiết thân với cách cư xử thông thường của Don
Bosco.21 Trong một lá thư ngài viết cho những người Salêdiêng vào ngày
10 tháng Năm năm 1884, chúng ta thấy vang lên một câu hỏi buồn:
Tại sao dần dần lại thay thế sự dự phòng tinh tế và yêu thương bằng
một hệ thống hệ tại ở việc dựng lên các luật lệ? Những luật như vậy
hoặc phải được duy trì thông qua hình phạt và do đó tạo ra sự thù hận
và gây ra bất hạnh, hoặc nếu chúng không được thực thi thì khiến cấp
trên bị coi thường và gây ra các bất trật tự nghiêm trọng.22
Khi không thể tránh ra hình phạt thì không được giáng phạt cho
đến khi ta đã sử dụng tất cả các phương cách và bên bị trừng phạt có hy
vọng nào đó thu được lợi ích nào đó từ nó.23
18 Il sistema preventivo (1877), p.
19 Il sistema preventivo (1877), p.
20 D. Ruffino, Libro di esperienza 1864, tr. 67. Cha Lemoyne tường trình một bản văn
dài hơn mà ngài nói rằng đã nhận được từ nhật ký của Cha Bonetti (MB VII 503);
một phần ngắn gọn được trích dẫn trong Chương 15.
21 'Due lettere datate da Roma...,' trong P. Braido (Ed.), Don Bosco educatore..., tr. 385.
22 'Due lettere datate da Roma...'., trong P. Braido (Ed.), Don Bosco educatore..., tr. 385.
23 J.M. Prellezzo, Dei castighi da infligersi...., tr. 290-294.
445

45.8 Page 448

▲back to top
Lập trường Don Bosco kiên định và lặp lại nhiều lần là không bao
giờ dùng những hình phạt bạo lực và thể xác.
Ta phải tuyệt đối tránh đánh trẻ bằng bất kỳ hình thức nào, buộc bất
cứ ai quỳ và trong tư thế đau đớn, kéo tai và các hình phạt tương tự
khác. Luật dân sự cấm như thế; chúng khiến đứa trẻ cực kỳ tức giận
và làm hạ thấp nhà giáo dục.24
“Không có roi vọt và các hình phạt bạo lực khác, cũng không có
hình phạt nào có hại cho sức khỏe; thông thường không có phân công
việc giam giữ, không có phòng hồi tâm mà thỉnh thoảng được đưa ra xem
xét đúng đắn”.25
Trước hết Don Bosco nghiêng về phía hình phạt tâm lý và tự nhiên
được khởi hứng từ sự hợp lý và tốt lành. Tước đi một dấu hiệu tử tế dành
cho em là một hình phạt mang lại sự can đảm và không bao giờ gây bẽ
mặt.
Với người trẻ, hình phạt là bất cứ điều gì muốn là một hình phạt.
Người ta để ý thấy rằng trong trường hợp của một số trẻ, một cái nhìn
trách móc có hiệu quả hơn một cái tát vào mặt. Khen một việc tốt và
trách một việc cẩu thả đã là một phần thưởng hoặc hình phạt.26
Cuối cùng, sự hợp lý và chừng mực cũng được sử dụng trong các
hình phạt thường phải chịu.27 Don Bosco không muốn các giáo viên trẻ
và hộ trực bắt các thiếu niên phải chịu các hình phạt. Chúng ta đã thấy
điều này được đề cập trong Huấn từ tối ngày 21 tháng Ba năm 1865:
Để làm các con cảm thấy tốt đẹp, cha tuyệt đối cấm các hộ trực giáng
phạt, để không ai sẽ phàn nàn.28
24 Điều khoản này được bổ sung vào bản văn của Hệ thống Dự phòng được xuất bản
trong Luật cho các nhà, tr. 12 OE XXIX 108.
25 Cũng lá thư Dei castighi da infligersi...., Prellezzo. tr. 304-306.
26 Il sistema preventivo (1877), Una parola sui castighi, khoản 1 và 2, tr. 64, OE XXVIII
442.
27 Trong thư luân lưu Dei castighi...., phản ánh việc thực hành được tuân thủ tại Nguyện
xá ở Valdocco và trong các nhà khác; một số ví dụ đơn giản: J. M. Prellezzo, Dei
castighi...., tr. 304.
28 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff,
446

45.9 Page 449

▲back to top
Trong lãnh vực trừng phạt, người chịu trách nhiệm chính là Giám đốc,
mặc dù việc thi hành được giao cho phó Giám đốc, vì lý trí không được phá
hủy tình hiền phụ và vị thế đặc biệt mà Giám đốc như cha giải tội thông
thường của Nhà Salêdiêng nắm giữ.29
6. Sa thải và trục xuất
Việc thường xuyên đuổi các trẻ phải được xét trong bối cảnh là suy
nghĩ của Don Bosco và thời đại của ngài. Những ý tưởng về cơ hội bình
đẳng và quyền học tập chưa có. Chỉ những người có tài chính mới có thể
nâng cao vị thế văn hóa xã hội của họ.
Học lấy văn bằng hoặc học một kỹ năng chuyên nghiệp trong một
cơ sở được tổ chức tốt được coi là một đặc quyền. Rõ ràng là bất cứ ai
không trân trọng học hành hoặc các kỹ năng sẽ buộc phải quay trở lại
khu vực địa phương của mình. Đó không phải là vấn đề quay về lại nơi
hư mất. Đó chỉ là vấn đề trở về với gia đình mình và lại mang lấy 'Pondus
diei et aestus', gánh nặng lao công và cái nóng hầm đầu’; điều đó, em đã
bỏ đi song điều đó thực tế sẽ lại giáo dục em sau khi em kinh nghiệm
thất bại ở trường.
Một số người nghĩ, thái độ này gặp phải nguy cơ ai đó có ơn gọi
gây áp lực trên ngài. Nhưng đây là câu trả lời được Don Bosco đưa ra:
Ở đây sự lựa chọn một bậc sống trong chính nhà của chúng ta là hoàn
toàn tự do và không ai được tiếp nhận mặc áo dòng nếu họ không có
tất cả những gì được yêu cầu. Bất cứ ai có những thứ cần thiết này
đều có một dấu hiệu chân thật rằng họ có ơn gọi. Dù sao đi nữa, đối
với bất kỳ ai không được gọi vào bậc sống này, căn cứ vào những thời
điểm khủng khiếp mà chúng ta đang sống, cha nghĩ nếu các em trở lại
lao động trên chính mảnh đất của mình sẽ tốt đẹp hơn.30
29 xem MB X, 1094-1095, những quy phạm từ Don Bosco do Lemoyne thu thập; các
quy phạm khác từ ‘những Huấn đức' dành cho các Quản lý/prefects; MB 1121; cũng
xem Prellezzo, Dei Castighi..., tr. 308.
30 Ruffino, Cronaca 1861 1862 1863, tr. 93-95.
447

45.10 Page 450

▲back to top
Lu-y, cháu trai của Don Bosco, rơi vào loại này, mặc dù cậu lưỡng
lự phải chọn gì.
Don Bosco cũng nghĩ giống như vậy về một thiếu niên khác có bố
mẹ là nông dân. Don Bosco nói thêm: “Ta phải nhớ kỹ điều này vì nếu
em đó là một người trẻ có hoàn cảnh tốt, thì đưa em đó trở lại làm việc
trên đồng ruộng sẽ không phù hợp. Nhưng liên quan đến một người trẻ
được lấy ra khỏi công việc đó và được gửi đi học để xem Chúa có gọi
cậu ấy vào bậc giáo sĩ hay không; nếu em không được gọi, chúng ta sẽ
không làm gì sai và gửi cậu ấy về làm việc trên mảnh đất của chính cậu
ấy thì tốt hơn”.
Do đó, việc sa thải hoặc trục xuất không chỉ xem ra hợp lý mà còn
không thể tránh khỏi, đặc biệt là tại Valdocco và đặc biệt đối với thành
phần học sinh học văn hoá gồm hầu hết những người trẻ khao khát tới
ơn gọi giáo sĩ. Bất cứ ai không tỏ ra những dấu chỉ có ơn gọi đều được
gửi đến trường khác hoặc được gửi về nhà. Ngoài ra, học sinh văn hoá
và các trẻ làm việc cũng sẽ nhớ rằng ngôi nhà chào đón và giáo dục mình
dựa vào các ân nhân quảng đại.31
Bỏ qua một bên sự kiện không xem các dấu hiệu của ơn gọi như là
lý do bị sa thải, thì việc trục xuất hoặc sa thải là bắt buộc khi tất cả các
tài nguyên khác của hệ thống đã cạn kiệt. Người ta không hề bao giờ
tuyên bố Hệ thống Dự phòng là hệ thống tuyệt đối không thể sai lầm.
Những em bị trục xuất hầu hết là những em phạm ba việc xấu phải tránh
bằng mọi giá, và được chỉ ra trong Quy Luật dành cho các nhà. Hơn nữa
là trường hợp những em tái phạm. Ba việc xấu cần tránh tuyệt đối là: 1.
Phạm thánh và kêu tên Chúa vô cớ 2. Không trung thực, được hiểu là bất
kỳ vụ bê bối nào liên quan đến điều răn thứ sáu 3. Trộm cắp. Các việc
xấu phụ là ‘không vâng lời rõ ràng và có hệ thống’ và ‘nổi loạn’.
Trong Huấn từ tối dài vào ngày 13 tháng Hai năm 1865, Don Bosco
lần đầu tiên lên án các vụ trộm cắp, thiếu kỷ luật và các hành vi vô luân,
sau đó công khai truyền đạt quyết định của ngài:
31 Regolamento per le case..., phần II, Chương XVI, tr. 89, OE XXIX 185.
448

46 Pages 451-460

▲back to top

46.1 Page 451

▲back to top
Do đó, cha đã đưa ra quyết định và điều này là để loại bỏ những người
chịu trách nhiệm trước những gương xấu này. Don Bosco dễ dãi nhất
trên đời; các con có thể phá hủy và phá vỡ bất cứ điều gì, các con có
thể chạy nhảy nhốn nháo và cha sẽ luôn biết cách tỏ ra thương xót các
con. Nhưng đừng bắt đầu hủy hoại linh hồn, vì khi ấy Don Bosco
không mủi lòng đâu.32
Đây là loại môi trường mà cha Giulius Barberis đã đề cập đến trong
một trong những ghi chép nhật ký của mình khi ngài chú ý sâu sắc đến
một tình huống nhất định tại Valdocco.
Có một luật trong nhà chúng tôi, và đó là tuyệt đối không dung thứ
cho những người trẻ ở giữa chúng tôi là những người khó chịu hoặc
bằng cách nào đó có thể gây gương mù gương xấu cho bạn bè mình.
Một cuộc trò chuyện tồi tệ, ngay cả hành động vô luân nhỏ nhất cũng
đủ để khiến người có tội bị trục xuất khỏi nhà chúng tôi. Nhưng không
ai có thể bị trục xuất mà Don Bosco không được hay biết về điều đó.33
Sự không khoan nhượng của người viết Sử biên niên chắc chắn có
liên quan đến những học sinh khao khát bậc sống giáo sĩ và những tiền
tập sinh.
Tuy nhiên, sự không khoan nhượng này đối với hầu hết các trẻ đã
bị Don Bosco làm cho mâu thuẫn rõ ràng trong Những nhắc nhớ thân tín
dành cho các Giám đốc, đây là một bản văn có giá trị quy phạm lớn đối
với họ.
Bất cứ khi nào con phát hiện ra một lỗi nghiêm trọng nào đó, hãy cho
gọi bên có tội hoặc bên bị nghi ngờ vào văn phòng mình và hết lòng
bác ái đảm bảo rằng em đó thừa nhận lỗi của mình và tác hại mà em
đã gây ra; sau đó sửa lỗi em và mời gọi em ổn định bất cứ điều gì liên
quan đến lương tâm của em. Bằng cách theo thủ tục này và bằng cách
32 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff tr. 93-94. Ngài đưa ra một lời biện minh dài dòng về
việc mời các thiếu niên lắng nghe “việc cáo giác những người chịu trách nhiệm về sự
rối loạn và tội lỗi” (Ibid tr. 96-97).
33 G. Barberis, Cronichetta, quad. 3., tr. 19.
449

46.2 Page 452

▲back to top
nhân từ tiếp tục giúp đỡ em đó, chúng ta đã thu được kết quả tuyệt
vời và một số thay đổi lối sống vốn dường như là không thể.34
Các quy luật cho Nguyện xá cuối tuần vốn có cơ cấu linh hoạt cũng
tương tự thế…35
“Ngay cả những đứa trẻ khó ưa cũng có thể được chấp nhận, miễn
là không gây ra gương mù nào và chúng tỏ ra sẵn sàng tiếp tục cải thiện
hành vi của mình.36
Tuy nhiên, trong số lượng tài liệu đáng kể mà chúng ta có về cuộc
đời của Don Bosco, có vô vàn thông tin về các trường hợp các cá nhân
được tha thứ; chúng là những em bất cẩn trong kỷ luật hoặc thậm chí gây
gương mù nữa, nhưng sẵn sàng chân thành thừa nhận lỗi của mình.
7. Phần thưởng
Học thuyết và thực hành của Don Bosco luôn bao gồm khoa sư
phạm truyền thống về phần thưởng, tuy nhiên đơn giản và thân tình. Ngài
làm điều này thông qua một lễ trao giải thưởng. Don Bosco lớn lên trong
các trường học được khởi hứng bởi Dòng Tên và vì vậy ngài không thể
không bao gồm yếu tố tâm lý và luân lý của việc 'thi đua' vào hệ thống
của mình.
Giải thưởng được mong đợi nhất đối với bất kỳ người trẻ nào phải
là giải thưởng được kết nối với sự kiện là việc tốt đã được thực hiện và
nó khiến nội tâm được hài lòng, đặc biệt khi được nhà giáo dục niềm nở
và trìu mến công nhận. Trong nhiều năm, Don Bosco đã thiết lập việc
mỗi năm trao các giải thưởng cho hạnh kiểm tốt. Giải thưởng này đã
được trao cho những trẻ tốt nhất, được lựa chọn bởi một tiến trình đề cử
tự do và dân chủ. Lễ trao giải thường diễn ra trước lễ Thánh Phanxicô
Salê vào ngày 29 tháng Sáu.
34 F. Motto, I «Ricordi confidenziali ai direttori»..., tr. 156-157.
35 Regolamento dell'Oratorio....per gli esterni, phần II, Chương II Condizioni
d'accettazione, khoản 6, tr. 30, OE XXIX 60.
36 Regolamento dell'Oratorio....per gli esterni, phần II, Chương II, khoản 7, tr. 30, OE
XXIX 60.
450

46.3 Page 453

▲back to top
Don Bosco giải thích quy trình tuyển chọn giải thưởng đó cho các
trẻ trong Huấn từ tối vào ngày 19 tháng 01 năm 1865.
Có một truyền thống trong nhà chúng ta và cha nói điều này cho
những người mới đến. Vào ngày lễ Thánh Phanxicô, các giải thưởng
được trao và chính các trẻ là những người trao những giải thưởng này
cho những người bạn tốt nhất của mình. Các học sinh văn hoá trao
giải thưởng cho các học sinh văn hoá tốt nhất và các trẻ làm việc trao
cho các em làm việc tốt nhất. Đây là cách thực hiện nó. Mỗi em ghi
ra một danh sách gồm mười tên của những người mình cho là siêng
năng nhất, chăm học nhất, đạo đức nhất giữa những người mà mình
biết, bất kể họ thuộc về nhà ngủ hay lớp học nào; người đó ký tên
mình vào danh sách đó và trao cho giáo viên của mình. Giáo viên đó
trao lại cho cha và cha xem qua tất cả các danh sách và bạn nào nhận
được đa số phiếu bầu sẽ nhận được giải thưởng trong ngày lễ Thánh
Phanxicô Salê. Ngay cả các chủng sinh cũng có thể ghi ra một danh
sách mười thiếu niên. Các bề trên sẽ lập danh sách riêng của họ. Ngay
cả cha cũng sẽ làm danh sách của cha, nhưng cha chỉ được tính một
phiếu bầu.37
Lễ trao giải long trọng cho thành tích ở trường và học hành diễn ra
vào cuối năm học, vào giữa tháng Tám hoặc trong những ngày đầu tháng
Chín. Nghi lễ diễn ra vào một ngày lễ trọng đặc biệt. Có những bài hát,
kể chuyện, buổi biểu diễn nhạc cụ tuyệt diệu, những bài nói chuyện phù
hợp cho dịp này, và trước mặt những người quan trọng.38
Lễ trao giải cho các trẻ làm việc được ghi lại cho Nguyện xá ở
Valdocco vào ngày 30 tháng Năm năm 1872, ngày 2 tháng Bảy năm 1876
và ngày 15 tháng Tám năm 1878.39
37 G.B. Lemoyne, Cronaca 1864ff, tr. 78-79.
38 xem MB III 357-358, 428; V 279-280; X 187, 373, 1230. Trong ‘huấn đức’ vào ngày
1 tháng Chín năm 1872, chúng ta thấy: “Quyết định được đưa ra để tổ chức lễ trao
giải trong sân của các học sinh nhỏ tuổi hơn, với thiết bị hơi đốt, âm nhạc, v.v.
(Prellezzo, Valdocco nell'Ottocento ..., tr. 171); có một ghi chú trong biên bản cuộc
họp ngày 6 tháng Tám năm 1881 (Ibid., tr. 274) và 31 tháng Bẩy năm 1882...
39 J. M. Prellezzo, Valdocco nell'Ottocento..., tr. 45, 70. “Quyết định đã được đưa ra để
tổ chức lễ trao giải cho các thiếu niên lao động vào ngày Lễ Mình Máu Thánh Chúa
trong sân, sau giờ kinh chiều, với thanh nhạc và nhạc khí” (Ibid., tr. 168).
451

46.4 Page 454

▲back to top
Cũng có các giải thưởng khác, các giải thưởng đặc biệt nhưng đơn
giản hơn nhiều, được trao hàng tuần hoặc hàng tháng. Việc được ngồi ăn
với Don Bosco và các bề trên vào Chúa nhật được trân trọng nhiều đối
với những em đã nỗi bật do lối sống của mình trong mọi lớp.40
Mối quan tâm canh cánh của Don Bosco là giải thưởng và lời khen
không được trao chỉ riêng cho những học sinh có những tài năng tự nhiên
mà không xem xét thiện chí và tính siêng năng của các em.41
Như chúng ta đã thấy trong Quy Luật dành cho các nhà, Don Bosco
thẳng thắn nói với các thiếu niên: “Một học sinh tự kiêu là một kẻ ngu
dốt đần độn”, và ngài nhất định đề nghị các giáo viên tránh nhượng bộ
trao giải cho những tài năng bẩm sinh hoặc những thứ mà những kẻ đơn
giản thích thấy ở một đứa trẻ.
Không bao giờ khen người trẻ nào một cách đặc biệt. Lời khen
làm những tài năng tự nhiên tuyệt vời nhất. Một cậu bé có thể hát
hay, một cậu bé khác có thể biểu diễn trên sân khấu đầy tự tin và ngay
lập tức cậu ấy được khen ngợi, tán tỉnh và được coi là đặc biệt.... Hãy
chắc là không khen chúng vì vẻ đẹp tự nhiên. Những học sinh tốt hơn
của trường trở nên tự kiêu nếu các em được khen quá mức, trong khi
những cá nhân nhất định kém tài hơn có thể nản lòng và vì chúng
không thể đạt được như những em khác nên các em ghét giáo viên,
nói rằng họ thực sự không mấy quan tâm đến mình. Những em này
đang cần được nhìn nhận cách nào đó.
40 xem MB III 440-441; VI 437; XI 111. Cha Lazzero ghi chú trong nhật ký của mình
vào năm 1876: “Nói chung trong suốt tháng Thánh Giuse, những em nổi bật trong
mọi lớp ăn tối với Don Bosco. Vào ngày chính lễ, các thiếu niên lao động sẽ bắt đầu.
Tuy nhiên, đây là 'ad libitum superioris'”. (J. M. Prellezzo, Valdocco..., tr. 109).
41 Regolamento per le case..., phần II, Chương VI, khoản 22. tr. 73, OE XXIX 169.
452

46.5 Page 455

▲back to top
CHƯƠNG 18
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
Don Bosco nói và viết về các dự án của ngài vì giới trẻ và cách
tiếp cận sư phạm của ngài với nhiều người khác nhau: cộng sự viên,
cộng tác viên, ân nhân; các giáo hoàng, hồng y, giám mục và linh mục;
các bậc thẩm quyền, chính trị gia, tài chính, công chức, quản lý của
các tập đoàn nhà nước và địa phương... Ngài cũng xem xét những khả
thể khác nhau để áp dụng Hệ thống Dự phòng trong giáo dục: trong
các nhà tù, với Urban Rattazzi, Bộ trưởng Bộ Tư pháp năm 1854;
trong các cơ sở cải huấn, với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ý năm 1878; trong
lớp học, với Phanxicô Bodrato, giáo viên nhà trường năm 1864; trong
các cơ sở giáo dục tư và các gia đình thông qua Tập san Salêdiêng.
Tuy nhiên, những gì ngài cho chúng ta, những bút tích ngài để lại
cho chúng ta, kinh nghiệm ngài truyền lại cho chúng ta, quy chiếu minh
nhiên hơn đến rất nhiều cơ sở mà chính ngài sáng lập, điều hành hoặc
lãnh đạo.
Chúng ta có thể chia chúng thành hai loại chính:
1. Các cơ sở có tính chất mở như công viên giải trí, nguyện
xá hàng ngày và cuối tuần, các trung tâm trẻ, trường Chúa
nhật và ban tối, các trường khác ở nhiều bình diện và cấp độ
khác nhau, báo chí phổ thông và giới trẻ, những cứ điểm
truyền giáo.
2. Các cơ sở toàn diện (theo nghĩa cung cấp dịch vụ chăm
sóc tổng thể) như các nhà, ký túc xá cho công nhân trẻ hoặc
học sinh, trường kỹ thuật để đào tạo kỹ thuật và nghề cho
giới trẻ, trường nội trú cho học sinh và chủng viện.
Ngoại trừ các việc truyền giáo bắt đầu vào tháng Giêng năm 1880,
tất cả các loại cơ sở này đều được liệt kê và chính thức soạn thành luật
453

46.6 Page 456

▲back to top
lệ trong Hiến Luật Salêdiêng, chính thức được phê duyệt vào tháng Tư
năm 1874 và được dịch sang tiếng Ý vào năm 1875.1
1. Tu hội Salêdiêng nhắm đến sự hoàn thiện Kitô hữu của các thành
viên, thực hiện bất kỳ công việc bác ái thiêng liêng và thể xác nào
cho giới trẻ, đặc biệt là những em nghèo và cả giáo dục các giáo sĩ
trẻ...
3. Việc thực hành bác ái đầu tiên sẽ là tập hợp những trẻ nghèo và bị
bỏ rơi để dạy dỗ chúng trong đạo thánh Công Giáo, đặc biệt là vào
những ngày lễ.
4. Vì những người trẻ thường bị bỏ rơi hoàn toàn đến nỗi bất kỳ sự
chăm sóc nào thực hiện vì các em sẽ thành vô dụng nếu ta không cung
cấp cho chỗ ở, nên bao có thể ta sẽ mở ra các nhà. Tại đây ta cung
cấp cho chúng chỗ ở, cơm ăn và áo mặc với những phương tiện mà
Chúa Quan Phòng ban cho; và khi các em được dạy những chân lý
đức tin Công giáo, các em cũng sẽ được dẫn vào để học một nghề nào
đó.
5. Vì giới trẻ gặp rất nhiều nguy hiểm nghiêm trọng, bất cứ khi nào
các em khao khát bước vào bậc sống giáo sĩ thì Tu hội chúng ta sẽ cố
gắng hết sức nuôi dưỡng lòng đạo đức của những em tỏ ra thích hợp
đặc biệt để học hành và những em có luân thường đạo lý tốt và đáng
khen. Khi là vấn đề nhận thiếu niên vào học, hãy ưu tiên chấp nhận
những cậu bé nghèo nhất, chính là vì các em sẽ không thể theo đuổi
việc học ở nơi khác...
6. Ta thy cn htrnhiều cho đạo Công giáo gia những người
Kitô hữu, đặc bit là các tnh lẻ. Do đó, các thành viên Salêdiêng
scgng hết sức để st sắng hướng dn các cuộc tĩnh tâm, củng
cố và hướng dn nhiều người tới đạo đức; vì được thúc đẩy bi ao
ước thay đổi đời sng, những người này thường có thmuốn đi tới
và lng nghe h.
1 xem Regulae seu Constitutiones Societatis S. Francisci Saiesii juxta Approbatioanis
decretum die 3 aprilis 1874. Augustae Taurinorum, ex officina Asceterii Salesiani An.
MDCCCLXXIV, pp. 6-7, OE XXV 416-417.
454

46.7 Page 457

▲back to top
7. Cũng thế, họ sẽ cố gắng hết sức truyền bá những sách tốt cho mọi
người khi dùng tất cả các phương tiện mà đức ái Kitô hữu khởi hứng.
Cuối cùng, thông qua lời nói và bút mực, họ sẽ cố gắng ngăn chặn sự
vô đạo và lạc giáo gia tăng bằng rất nhiều cách xâm nhập vào những
người không được giáo dục và thiếu hiểu biết.2
Việc quy chiếu tới các tổ chức Salêdiêng quả là cần thiết để hiểu
được Hệ thống Dự phòng tiến triển và được cấu trúc rõ ràng, ít nhất là
trong ba yếu tố ràng buộc của nó:
1) Hệ thống Dự phòng được thực hiện dần dần thông qua các cơ
cấu mà Don Bosco không tạo ra ex novo; chúng điển hình cho thời Phục
hưng, trong số đó có nhiều cơ cấu có nguồn gốc từ thời kỳ Chống Cải
Cách và chế độ cũ/ancien régime. Tuy nhiên, mỗi tổ chức của Don Bosco
được cung cấp một diện mạo mới của riêng mình bởi Hệ thống Dự phòng
nhằm vạch rõ hơn các đặc điểm cơ bản của nó.
2) Bù lại, khi ‘được nhập thể’ trong những cơ sở khác nhau, chúng
lại điều kiện hoá ‘hệ thống’ ấy, khi mặc lấy các nét khác nhau vốn giúp
nó diễn đạt chính mình tốt hơn. Ví dụ, hệ thống ấy như chúng ta thấy
trong nguyện xá và cơ sở nội trú hoặc trường nội trú không giống nhau.
3) Các cơ sở Salêdiêng khác nhau thông thường hướng đến những
người trẻ ở các bình diện xã hội, văn hóa, tôn giáo và đạo đức khác nhau,
và nhắm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác nhau hoặc các nhu cầu có
những điểm nhấn xã hội, học thuật, nghề nghiệp, giáo lý và đào tạo khác
nhau. Đến lượt mình, những điểm nhấn này lại tác động đến các phương
pháp và nội dung giáo dục. Do đó, chúng ta không thể bỏ qua nhiều khía
cạnh mà một khoa sư phạm như thế có thể đảm nhận.
Một phân loại học phiến diện về cơ sở và sư phạm cũng thiết thân
với suy nghĩ của Don Bosco như được chứng minh bằng một trong những
bài phát biểu quan trọng nhất của ngài trong thập niên 1880. Trong bài
2 Regole o Costituzioni della Società di S. Francesco di Sales secondo il decreto di
apporvazione del 3 aprile 1874. Turin, Nhà in Nguyện xá Thánh Phanxicô Salê 1875,
tr. 3-5, OE XXVII 53-55.
455

46.8 Page 458

▲back to top
phát biểu đó, ngài đã vẽ ra, ít nhất là ở dạng sơ sài, một bức tranh toàn
diện về các sáng kiến xã hội của ngài vì giới trẻ.
Có các nguyn xá ngày lvi công viên hoặc địa điểm giải trí đứng
đắn. Gii trẻ được tuốn đến những nơi này nếu được tiếp cn và
tiêu khiển đúng cách với các trò chơi và hoạt động được giám sát
đúng cách; vào thời điểm và nơi chn thích hợp người trẻ được dy
giáo lý Kitô giáo trong các nguyện xá này; các em được hướng dn
và trgiúp thc hành các bn phn tôn giáo ca mình. Có nhng
trường hc bui ti dành cho những người lao động trnghèo bn
rn cngày tại nơi làm việc ca h; bng không, hkhông th
được sdy dcn thiết. Có mt số trường hc min phí. Có các
lp giáo lý vào Chúa nht và thm chí các lp giáo lý hàng ngày,
được tchc ti nhà thhoc nhà riêng.
Ngoài ra còn có cái được gi là nhng sp xếp bo trợ ở đó chúng
tôi tìm việc cho người trvi những người chngay chính và lo
liệu để các em không gp ri ro gì cxét về tôn giáo và luân thường
đạo đức của các em. Nhưng đôi khi những thứ này không đủ...
nhng thiếu niên này cn một gia đình, một mái nhà; nhng em b
bỏ rơi cần mt mái ấm, do đó cần phải có nhà lưu trú cho những
thiếu niên nghèo nhất. Trong đó những thiếu niên này được cung
cp mi thchúng cần để sng; mt số được đưa vào các xưởng
thợ và được đào tạo để chn mt kỹ năng hầu mt ngày kia chúng
có thngay thng kiếm miếng cơm manh áo. Một số người khác,
được Thiên Chúa ban tng một tài năng đặc biệt, được hướng ti
học hành và thường mt số trong các em đi theo sự nghip dân s
và khi được thuê vào vtrí này hoc vị trí kia giúp đỡ cho xã hi
và gia đình mình. Trái lại, mt số người trẻ khác bước vào đời giáo
sĩ và trở thành tông đồ của tôn giáo và văn minh, không chỉ ở gia
chúng ta mà còn gia các quc gia bán khai.3
3 Đại Hội Cộng tác viên ở Genoa, 30 tháng Ba năm 1882, BS 6 (1882) số 4, tháng Tư,
tr. 71.
456

46.9 Page 459

▲back to top
Chúng ta có thể chính đáng nghĩ về một Hệ thống Dự phòng duy
nhất, nhưng được thực hiện thông qua nhiều cách tiếp cận hoặc phương
pháp dự phòng khác nhau.4
1. Nguyện xá
Nói theo trình tự thời gian cũng như theo tầm quan trọng, cơ sở
đầu tiên là Nguyện xá ngày lễ (cuối tuần, ngày lễ) và hàng ngày.
Nguyện xá là sự diễn đạt bình dân, uyển chuyển và được cá nhân
hóa nhất của hoạt động tôn giáo, xã hội và giáo dục được Don Bosco
thực hiện. Ít nhất là trong các yếu tố nguyên thủy của nó, Hệ thống Dự
phòng ra đời từ Nguyện xá. Và Hệ thống ấy được thực hiện tại Nguyện
xá chứa đựng các nét phân biệt nó với những nét được thực hiện trong
các trường nội trú và các cơ sở tương tự. Tuy nhiên, Hệ thống Dự phòng
giữ lấy các chiều kích chung và thiết yếu của nó trong bất kỳ môi trường
nào.5
Nguyện xá là một ‘nhành chồi’ của các nhu cầu cấp bách trước mắt
được kết nối tự nhiên với các yếu tố bổ sung như huấn giáo, các việc
thực hành tôn giáo, thời giờ rảnh rỗi, các hoạt động văn hóa.6
4 Ít nhất bốn phiên bản phương pháp khác nhau có thể được xác định đã có trong các
kinh nghiệm xã hội và giáo dục trong hai mươi năm đầu tiên ở Turin: xem P. Braido,
Il sistema preventivo di don Bosco alle origini..., RSS 14 (1995) 310-312.
5 Don Bosco đã để lại cho chúng ta những tác phẩm cơ bản về bản chất lịch sử và hệ tư
tưởng về nguyện xá; cũng có tài liệu khác nhau đáng kể. Cách riêng, từ Don Bosco
chúng ta có: Cenno stroico dell'Oratorio di S. Franceszco di Sales (1854) và Cenni
storici intorno all'Oratorio di S. Francesco di Sales (1862); một phần La foraza della
buona educazione (1855), Severino ossia avventure di un giovane alpigiano (1868),
Memorie dell'Oratorio di S. Francesco di Sales dal 1815 al 1855, Regolamento
dell'Oratorio di S. Francesco di Sales per gli esterni. Đáng chú ý là một vài nghiên
cứu: P. Stella, Don Bosco nella storia della religiosità cattolica, tập I tr. 103-109;
Idem, Don Bosco nella storia economica e sociale..., tr. 71-90, 101-108, 159-174; G.
Chiosso, L'Oratorio di don Bosco e il rinnovamento educativo nel Piemonte
carloalbertino, trong P. Braido (Ed.), Don Bosco nella Chiesa..., tr. 83-116; Idem,
Don Bosco e l'oratorio (1841-1855), trong M. Midali (Ed.), Don Bosco nella storia...,
tr. 297-313.
6 “Tu Hội này vào năm 1841 không gì khác ngoài là một lớp Giáo lý, một công viên
giải trí cuối tuần, vào năm 1846 [1847] đã thêm một Nhà lưu trú cho những thiếu niên
457

46.10 Page 460

▲back to top
Sau này, sẽ có các luật bổ sung được rút ra từ kinh nghiệm và từ
các quy chế cho các công cuộc tương tự ở Lombardy và Piemont và sau
đó được áp dụng cho Nguyện xá. Nhưng dấu hiệu đặc trưng mà Don
Bosco đã cho nó rất rõ rệt. Nguyện xá được cấu thành theo một trực giác
ban đầu và thông minh không loại trừ một tổng hợp chiết trung gồm
nhiều yếu tố bổ sung khác. Nó chỉ được xác định phần nào do khoản Quy
chế đầu tiên: “(Nguyện xá) nhằm mục đích tiêu khiển cho giới trẻ vào
cuối tuần với giải trí thoải mái và đứng đắn, sau khi tham dự các việc
phụng thờ Thiên Chúa ở nhà thờ”.7
Các nguyện xá do cha Cocchi và Don Bosco khởi xướng được phát
triển chính ở sự giao thoa hai nhu cầu cấp thiết: mục vụ (sự hoán cải
của mọi người được đem lại trong chính con người họ bởi một linh
mục hiện diện) và giáo dục phổ cập (giúp người trẻ bị bỏ mặc để tự
xoay sở, bị bỏ rơi, không ai hướng dẫn chúng và do đó có tiềm lực
gặp nguy hiểm và liều lĩnh và giúp đỡ các em trong chính các em và
cho xã hội).8
Những khía cạnh mục vụ, giáo lý và giải trí của Nguyện xá được
hòa nhập bởi mối quan tâm cung cấp cho giới trẻ sự huấn luyện tổng
quát, luân lý và văn hóa. Và điều này sẽ đạt được bằng các hiệp hội,
trường Chúa nhật, trường ban ngày và buổi tối, các hoạt động âm nhạc,
kịch nghệ, thể dục dụng cụ và thể thao và cả những cuộc dã ngoại.9
Có hai trực giác quan trọng khác có thể được coi là đã được Don
Bosco thủ đắc vào lúc mà rốt cục Nguyện xá được thành lập tại
Valdocco. Trực giác đầu tiên phải liên hệ đến cơ cấu linh hoạt mà ngài
muốn đưa ra cho Nguyện xá: nó sẽ không phải là giáo xứ (đó là cách
cha Cocchi vẫn dự tính về nguyện xá của mình) và thậm chí không
phải là liên giáo xứ nhưng là một thứ gì đó ở giữa, nghĩa là thứ gì đó
lao động nghèo, biến một cơ sở tư nhân thành một gia đình (Báo cáo gửi Tòa Thánh
tháng Ba năm 1879, E III 462 ).
7 Regolamento dell'Oratorio...per gli esterni, phần I, [Introduzione] Scopo di
quest'opera, tr. 3, OE XXIX 33.
8 G. Chiosso, Don Bosco e l'oratorio..., trong M. Midali (Ed.), Don Bosco nella storia...,
tr. 301.
9 Đặc biệt x. MO (1991) 158-161.
458

47 Pages 461-470

▲back to top

47.1 Page 461

▲back to top
phù hợp với Giáo hội, xã hội đô thị và giới trẻ thuộc giai cấp công
nhân. Trực giác thứ hai là liên quan đến việc huấn luyện tôn giáo quện
chặt với sự phát triển nhân bản, giáo lý và giáo dục.10
Trước hết, điều nổi bật là yếu tố tôn giáo.
(Nguyện xá là) một ngôi nhà để tụ họp vào Chúa nhật; ở đó mọi người
sẽ có cơ hội hoàn thành các bổn phận tôn giáo của mình, nhận được
sự dạy dỗ vào thời điểm thích hợp và được hướng dẫn, khuyên bảo để
sống một đời sống Kitô hữu và chính trực.11
Các Quy chế (Nguyện xá) chứa đựng lời cảnh báo này: khi một
người trẻ bước vào Nguyện xá này, họ nên thâm tín rằng đây là một nơi
tôn giáo mà chúng ta muốn biến những người trẻ thành những Kitô hữu
tốt và những công dân chính trực.12
Chính Quy chế liên quan đến Giám đốc tóm tắt mục đích Kitô hữu
rõ ràng của nền giáo dục trong Nguyện xá. Trước hết, ngài là “bề trên
chính và chịu trách nhiệm tất cả những gì xảy ra tại Nguyện xá”. “Ngài
nên dùng mọi phương thế có thể để truyền vào lòng giới trẻ tình yêu
Thiên Chúa, kính trọng những điều thánh thiêng, năng lãnh nhận các bí
tích, lòng sùng kính con thảo với Đức Maria Rất Thánh và tất cả những
gì tạo nên lòng đạo đức chân thật”.13 Do đó, Nguyện xá là một trường
học nơi đó người ta có thể tìm thấy việc dạy dỗ và thực hành tôn giáo
bên cạnh sự khởi hứng để sống một đời Kitô hữu.
Một trong ít điều kiện yêu cầu để được chấp nhận vào Nguyện xá
là “người trẻ bận rộn với nghề nghiệp nào đó vì sự nhàn rỗi và ở nhưng
là nguồn gốc mọi nết xấu và làm cho sự dạy dỗ tôn giáo trở nên vô dụng,
bất chấp đó là trong hình thức bài giảng Chúa nhật, bài giảng buổi sáng
10 G. Chiosso, Don Bosco e l'oratorio..., trong M. Midali (Ed.), Don Bosco nella
storia..., tr. 302.
11 Thư luân lưu, 20 tháng Mười Hai năm 1851, Em I 39.
12 Regolamento dell'Oratorio...per gli esterni, phần II, Chương II, khoản 6, tr. 30, OE
XXIX 60.
13 Regolamento dell'Oratorio...per gli esterni, phần I, Chương 1, khoản 1 và 7, tr. 5 và
6, OE XXIX 35 và 36.
459

47.2 Page 462

▲back to top
hoặc buổi chiều, hoặc huấn giáo trong các lớp học hoặc tất cả những điều
đó”.14
Đối với ‘các việc thực hành tôn giáo’, theo những trình thuật về
Nguyện xá thuở ban đầu, việc cho giới trẻ cơ hội tiếp cận bí tích Giải tội
và Hiệp lễ được nhấn mạnh rất nhiều.15 Khi nhà nguyện đầu tiên tại
nguyện xá được làm phép vào ngày 8 tháng Mười Hai năm 1844, Don
Bosco muốn nhà nguyện là một nơi chắc chắn người trẻ có thể chu toàn
bổn phận của chúng trong nhà thờ.16 Ngay cả trong các thời kỳ quan
trọng của ‘Nguyện xá lang thang’, Don Bosco vẫn quan tâm hàng đầu là
tìm cách cho giới trẻ chu toàn bổn phận tôn giáo: giáo lý, hát thánh ca,
Thánh Lễ và Kinh Chiều và dạy giáo lý.17
Ngoài tất cả những điều trên, Nguyện xá là một cơ cấu mở, cực kỳ
linh hoạt theo thời gian và loại người trẻ tham dự. Nguyện xá không có
thời gian biểu; nó không phải là một trường học bị ràng buộc với thời
gian cố định. Tất cả công nhân và học sinh có những ngày nghỉ và thời
gian rảnh rỗi vốn dễ dàng bị lãng phí trong lười biếng và phung phí, đặc
biệt là vào cuối tuần.
Nguyện xá được yêu cầu lấp đầy những lỗ hổng đó khi giới trẻ
không làm việc và cần phải bận rộn. Nó được yêu cầu lấp đầy cuộc
sống của giới trẻ với những khả thể mới, niềm vui, những giá trị nhân
bản và thiên đàng, sự huấn luyện và giải trí, dạy dỗ và những việc thực
hành khai trí. Có một mối quan tâm vững bền là không cho phép bất
cứ điều gì có thể làm gián đoạn hoạt động giáo dục liên tục của
Nguyện xá, đến nỗi Nguyện xá liên tục hoạt động, bằng cách này hay
cách khác, suốt cả tuần. Đây là thực hành và lý thuyết của Don Bosco:
Trọn ngày Chúa nhật được dành để chăm sóc những thiếu niên của
tôi. Trong tuần tôi thường đi thăm các em tại nơi làm việc, trong
xưởng của các em, trong nhà máy của các em... Điều này an ủi các
14 Regolamento dell'Oratorio...per gli esterni, phần II, Chương II, khoản 5, tr. 30, OE
XXIX 60.
15 Ví dụ xem MO (1991) 123-124, L'Oratorio nel 1842.
16 MO (1991) 133.
17 MO (1991) 134-146.
460

47.3 Page 463

▲back to top
thiếu niên rất nhiều vì các em thấy một người bạn quan tâm đến mình.
Điều này cũng làm hài lòng các nhà tuyển dụng vốn sẵn sàng giúp hộ
trực các thiếu niên, suốt cả tuần và thậm chí nhiều hơn vào cuối tuần
khi các em phơi mình trước nguy hiểm dễ dàng hơn.
Mỗi thứ bảy, tôi thường đến thăm các nhà tù, thuốc lá hoặc trái cây
đầy túi, đôi khi có cả những ổ bánh mì nhỏ và luôn luôn với mục tiêu
chăm sóc những thiếu niên bất hạnh kết tận ở ngục tù, với ý định giúp
đỡ các em, làm chúng thành bạn của tôi và lập tức chúng mủi lòng vì
việc tôi mời chúng đến Nguyện xá ngay khi chúng có cơ hội thoát
khỏi nơi trừng phạt đó.18
Hơn nữa, Nguyện xá dành cho tất cả mọi người, nghĩa là cho bất
kỳ ai muốn dùng giờ rảnh rỗi của mình cách xây dựng. Nếu có sự ưu
ái thì đó là dành cho những em nghèo khổ nhất cả về vật chất lẫn tinh
thần.
Tuy nhiên, những người nghèo, những người bị bỏ rơi nhất và dốt nát
nhất, đây là những người được ưu tiên chấp nhận và chăm sóc vì họ
cần được giúp đỡ nhất để họ có thể tiếp tục con đường tới phần rỗi
đời đời.19
Thật vậy, Nguyện xá tiên vàn nhắm đến giữ người trẻ bị bỏ rơi nhất
và gặp nguy hiểm, như Don Bosco nói trong Hồi ký Nguyện xá.20
Những nghị quyết của hai Tổng Tu Nghị sau cùng được Don Bosco
chủ toạ, bao gồm các quyết định sau:
Để đạt được mục tiêu chính của Tu hội Salêdiêng một cách hiệu quả
hơn, đó là tập hợp những người trẻ nghèo và bị bỏ rơi đặc biệt vào
cuối tuần, thì một công viên/sân chơi giải trí, một Nguyện xá ở các
thành phố và thị trấn nơi có Nhà Salêdiêng, quả là hữu ích nhất cho
18 MO (1991) 125.
19 Regolamento dell'Oratorio...per gli esterni, phần II, Chương II, khoản 2, tr. 29, OE
XXIX 59.
20 MO (1991) 133.
461

47.4 Page 464

▲back to top
những thiếu niên ở ngoài cần được dạy giáo lý và bị phơi trần trước
nguy cơ hư hỏng.21
Khác với những nhà lưu trú và trường nội trú, theo nguyên tắc
Nguyện xá loại trừ bất kỳ thủ tục có hệ thống nào về việc chấp nhận,
phân loại, thâu nhận hoặc sa thải các thiếu niên, trừ những trường hợp
rất hiếm đòi buộc phải trục xuất. Nguyện xá nổi bật như là nơi tụ họp
năng động nhất và không thể đoán trước của giới trẻ do Don Bosco lên
kế hoạch và thực hiện.
Cơ bản, những yếu tố ràng buộc của Nguyện xá là sự quan tâm, sự
chú ý, sự thích đáng mà nó ở vị thế để diễn đạt ý thức tôn giáo, cam kết
luân lý, văn hóa, tham gia tự do, và tình bạn liên đới và chia sẻ trách
nhiệm, bầu khí tự do, yêu thương và niềm vui.
Hơn bất kỳ cơ sở nào khác, Nguyện xá nhắm trở thành một trung
tâm có sức sống trẻ trung và sống động, diễn đạt trọn vẹn nguyên tắc vui
tươi, như Don Bosco đơn giản và bộc trục mô tả nó trong thư luân lưu
ngày 20 tháng Mười Hai năm 1851:
Các trò chơi nhỏ khác nhau được đưa vào sẽ giúp các trẻ phát triển
sức khoẻ thể lý và cho tinh thần các em được giải trí đứng đắn. Đây
là cách chúng tôi cố gắng biến thời gian của các em ở với chúng tôi
vừa hữu ích vừa vui sướng.22
Theo Don Bosco, nếu trò chơi và niềm vui tạo nên bầu khí và
khung cảnh thiết yếu cho tất cả các cơ sở giáo dục của ngài, thì đối với
Nguyện xá cuối tuần, chúng càng phải như thế này thậm chí trong mức
độ thậm chí rộng hơn. Vì lẽ, Nguyện xá là một cơ sở giáo dục ‘tự do’, ở
đó các luật bắt buộc áp đặt được thay thế bằng hương quyến rũ toát ra từ
môi trường lễ hội và đức ái.
21 Deliberazioni del terzo e quarto capitolo generale della Pia Società Salesiana tenuti
in Valsalice nel settembre 1883-86. S. Benigno Canavese, Nhà in Salêdiêng 1887. tr.
22, OE XXXVI 274. Chúng là những diễn đạt tương tự như những điều trong thư luân
lưu ngày 20 tháng Mười Hai năm 1851: “những thanh niên đó do cha mẹ thờ ơ hoặc
do bạn xấu, hoặc thiếu biện pháp liên tục phải đối mặt với nguy cơ hư hỏng”, “thanh
niên lười biếng và khờ dại” (Em 1139).
22 Em I 139.
462

47.5 Page 465

▲back to top
Những nghị quyết nêu trên của các Tổng Tu Nghị nhấn mạnh vào
những điều sau đây:
Ta đặc biệt khuyến khích các loại trò chơi và giải trí khác nhau phù
hợp với lứa tuổi của giới trẻ và phong tục thị trấn của các em, vì đây
là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thu hút người trẻ
đến Nguyện xá. Để cổ xuý tham dự thường xuyên các nguyện xá lễ
hội, việc phát phần thưởng vào những thời điểm nhất định, ví dụ như
các phần thưởng sách, những ảnh tượng, quần áo..., quả là khá hữu
ích. Có thể nói như vậy đối với xổ số, dã ngoại, các buổi diễn các vở
kịch dễ hiểu, có luân lý lành mạnh, lớp học âm nhạc, bữa ăn nho nhỏ,
v.v.23
Trò chơi và lễ hội là những khoảnh khắc ưu tiên để tạo ra sự thân tình,
tính hợp quần, tình bạn và tạo điều kiện cho việc chia sẻ các giá trị
nhân bản và tôn giáo.24
Nhưng ngoài lòng đạo đức và niềm vui, dây liên kết không thể thay
thế được đối với Nguyện xá hơn bất kỳ thứ gì khác là mối dây đức ái.
Trước hết, đức ái là tình yêu chắc chắn được các động lực luân lý, tôn
giáo và xã hội mạnh mẽ hỗ trợ. Tuy nhiên, đức ái cũng phải được chuyển
thành lòng mến thương nhân bản và chạm được. Đây là chính lối đường
đức ái làm cho mình trở nên rõ ràng; nó trở thành lối đường nhân bản thu
hút và chiếm được giới trẻ.
Rốt cục và trên hết, Nguyện xá ngày lễ vận hành trơn tru tùy thuộc
vào một tinh thần hy sinh thực sự, lòng nhẫn nại, bác ái và lòng nhân
từ bao la đối với mọi người. Đây là cách các thiếu niên sẽ có thể có
và giữ mãi một kỷ niệm thân thương về Nguyện xá và cũng sẽ tham
dự khi các em trưởng thành.25
23 Deliberazioni del terzo e quarto capitolo generale..., khoản 7 và 8, tr. 24 OE XXXVI
276.
24 G. Chiosso, Don Bosco e l'oratorio..., trong M. Midali (Ed.), Don Bosco nella
storia..., tr. 301.
25 Deliberazioni del terzo e quarto capitolo generale..., tr. 24, OE XXXVI 276.
463

47.6 Page 466

▲back to top
Vì vậy, Quy chế nói rằng "Giám đốc phải … liên tục tỏ ra là một
người bạn, người bạn đồng hành và người anh với mọi người”.26
Ngoài ra, “Mọi Giám linh phải vui vẻ và cho thấy những gì mình
dạy thật quan trọng. Khi sửa lỗi hoặc cảnh báo họ phải luôn nói những
lời khích lệ và không bao giờ hạ nhục một ai. Họ phải khen những em
đáng được khen và không vội vàng đổ lỗi cho bất cứ ai”.27
Và cuối cùng, mọi người đều được nhắc nhở như sau:
Đức ái và nhẫn nại với nhau khi chịu đựng khuyết điểm của người
khác, việc bảo vệ danh tiếng của Nguyện xá và những người làm việc
ở đó, và khuyến khích mọi người hãy tử tế và tin tưởng Giám đốc.
Những điều này được nồng nhiệt đề nghị cho tất cả mọi người. Không
có chúng, chúng ta khó lòng mà giữ được trật tự, làm rạng danh Thiên
Chúa và hạnh phúc cho các linh hồn.28
Cuối cùng, Nguyện xá là nơi đầu tiên Don Bosco trải nghiệm tình
liên đới thực sự từ nhiều cộng tác viên của ngài: giáo sĩ, giáo dân, giới
trẻ và người lớn, giới quý tộc, những nhà chuyên môn, tầng lớp trung
lưu.29 Với lòng biết ơn, Don Bosco viết về các cộng tác viên của mình,
trước hết là trong Phác thảo Lịch sử 185430 Những phác thảo Lịch sử
186231, và cuối cùng thậm chí còn nhấn mạnh và có chủ ý rõ hơn, trong
Hồi ký Nguyện xá khi ngụ ý rằng ngài có ý tưởng thành lập Hội Cộng tác
viên.32
26 Regolamento dell'Oratorio...per gli esterni, phần I, Chương 1, khoản 2, tr. 5, OE
XXIX 35.
27 Regolamento dell'Oratorio...per gli esterni, phần I, Chương VIII Dei catechisti,
khoản 16-17, tr. 18, OE XXIX 48.
28 Regolamento dell'Oratorio...per gli esterni, phần I, Chương 1, khoản 4, tr. 28-29, OE
XXIX 58-59.
29 “Sự nại đến (như Cha Cocchi đã làm ở Vanchiglia) sự cộng tác từ những người trẻ
cũng quan trọng. Họ vốn đã được đào tạo kỹ và có thể trở thành những khuôn mẫu sư
phạm quan trọng cho các thiếu niên quen với các môi trường rất khác nhau, cũng như
tất nhiên là giúp đỡ việc học giáo lý và thời gian rảnh rỗi.” (G. Chiosso, Don Bosco e
l'oratorio..., trong M. Midali, Don Bosco nella storia..., tr. 302).
30 Cenno storico..., trong P. Braido (Ed.), Don Bosco nella Chiesa..., tr. 36, 41, 52.
31 Cenni storici..., trong P. Braido (Ed.), Don Bosco nella Chiesa..., tr. 65, 66, 69, 81.
32 MO (1991) 123, 124, 125, 128, 158, 188-189.
464

47.7 Page 467

▲back to top
2. Các nhà và trường nội trú (collegio)
Khi đó là trường hợp của các cơ sở bao quát hơn như trường và
nhà nội trú, ta không nên tìm kiếm mức độ sáng tạo thực sự của Don
Bosco trong các cơ cấu như vậy.33 Thật vậy các cơ sở nội trú, cho dù là
nhà lưu trú cho giới trẻ bị bỏ rơi hoặc trường nội trú cho học sinh học
văn hoá hoặc trẻ tập nghề, những người thợ trẻ hoặc một tiểu chủng viện,
dứt khoát hạn chế việc áp dụng một số yếu tố nguyên thủy và năng động
nhất thuộc Hệ thống giáo dục của Don Bosco.
Trái lại, ta dường như thấy các yếu tố này rõ hơn trong Nguyện xá
và trong bất kỳ cơ sở rộng mở nào khác: việc tự nhiên tới lui, sự tham
dự, ít biện pháp kỷ luật hơn và tổ chức đoàn ngũ hơn, không có vấn đề
tài chính để giải quyết, tiếp xúc với gia đình và thế giới bên ngoài, đánh
giá những gì được học trong kinh nghiệm sống hàng ngày, vấn đề "ngày
nghỉ" không có.34
Mặt khác, cơ sở nội trú dường như cho phép áp dụng nghiêm ngặt
hơn một số khía cạnh bảo vệ và kỷ luật của Hệ thống Dự phòng. Thực
thế, Don Bosco đã phát triển các khía cạnh chín muồi hơn của Hệ thống
Dự phòng liên quan đến các nhà và trường nội trú.
Ngược lại, loại trường nội trú mà ngài thiết lập được các nét và
phong cách riêng với Hệ thống Dự phòng làm dịu đi. Ngài thổi một cái
33 Don Bosco đã viết các bản văn quan trọng về người trẻ được giáo dục như những
người nội trú: Cuộc đời Đaminh Savio, Micae Magone, Phanxicô Besucco, các em
phản ánh một loại thành lập nội trú mà thực sự là một chủng viện cho ơn gọi giáo sĩ.
Nguyện xá như một nhà lưu trú cho học sinh và các thiếu niên lao động – xem Cenno
storico Cenni storici (P. Braido Ed., Don Bosco nella Chiesa..., tr. 53-59 và 74-
81). Trường nội trú đóng một vai trò quan trọng trong Valentino o la vocazione
impedita (1886) (OE XVII 179-242). Kinh nghiệm trong nhà nội trú được tìm thấy
trong Il sistema preventivo nella educazione della gioventù 1877. Như một sự luật lệ
hoá cái kinh nghiệm lâu năm với tổ chức này, xem Regolamento per le case...., 1877,
OE XXIX 111-194.
34 Về trường nội trú và 'nội trú hóa' xem P. Stella, Don Bosco nella storia della
religiosità cattolica, tập I, tr. 121-127; Idem, Don Bosco nella storia economica..., tr.
123-157; (Collegi e ospizi in Piemonte e in Liguria 1860-1870), 175-199 (Giovani e
adulti convittori a Valdocco 1847-1870), 289-294 (La popolazione giovanile degli
altri collegi).
465

47.8 Page 468

▲back to top
gì đó mới vào các cơ cấu và truyền thống đã được thiết lập vững vàng.
Trước cơn ‘say’ chuyển sang trường nội trú vào thời điểm đó, collegio
của Don Bosco đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử mới cho chúng, nhưng
cũng có một Hệ thống Dự phòng mới xuất hiện cùng với một loại trường
(nội trú) mới.35
Những phẩm chất nhân bản, văn hóa, xã hội của các thiếu niên vốn
thường xuyên lui tới chúng nhất thiết tác động đến hình dạng của trường
nội trú – nhà nội trú của Don Bosco. Trong nhiều trường hợp, chúng
mang dáng vẻ đơn sơ và khó nghèo nào đó. Chính điều này đã khiến việc
các em sống với nhau trở nên ít trang trọng hơn, cơ bản hơn và do đó sẵn
sàng hơn để hiểu các nét thuộc "khoa sư phạm của người nghèo" hay
"khoa sư phạm nghèo khổ". “Những nét này là tình bạn chân thành, sự
tin tưởng giáo viên, kinh nghiệm của cuộc sống cộng đồng như ở nhà
trong gia đình, được thấm đượm lòng mến thương, sự cởi mở tin mừng
trước những ân điển, sự trân trọng học tập và nghề nghiệp, sự thu hút
trước trò chơi và các hoạt động, nhà hát và những thứ tương tự, vốn
chung chung là không thể đến gần được với môi trường mà những thiếu
niên đó xuất thân.
Đối với đại đa số thiếu niên, cuộc sống ở trường nội trú không phải
là điều được coi là đương nhiên, một sự tất yếu được tạo ra bởi các hoàn
cảnh gia đình hoặc địa vị xã hội nhưng là vận may, một món quà bất ngờ,
một cơ hội không lường trước và kỳ diệu để tăng trưởng văn hóa, điểm
khởi đầu của một đường lối mới hướng tới tương lai.
Hầu hết các yêu cầu tốt nhất của Hệ thống ấy được tìm thấy ở
trường nội trú là địa điểm tốt nhất để thực hiện, trên hết là yêu cầu dự
phòng cơ bản ở hai khía cạnh của nó: bảo vệ-chuẩn bị và tích cực-xây
dựng. Chính mối quan tâm dự phòng mang lại nguồn gốc cho trường nội
trú - nhà nội trú:
35 Rõ ràng nghịch lý, (nhưng chỉ bề ngoài), đọc O. del Donno, Don Bosco, il demolitore
dei collegi, l'antipedogista di convinzione, l'educatore di vocazione. Bologna, N.U.
Gallo 1965, 389 p.
466

47.9 Page 469

▲back to top
Trong số những người trẻ tham dự Nguyện xá trong thành phố có một
số em ở trong hoàn cảnh mà tất cả các phương tiện thiêng liêng cung
cấp cho các em đều vô dụng nếu như nhu cầu vật chất của các em
không được đáp ứng.36
Khi tôi nhận ra rằng đối với nhiều trẻ, bất kỳ công việc nào được thực
hiện vì các em sẽ trở nên vô dụng nếu tôi không cho các em chỗ ở, tôi
đã rất vất vả vội vàng thuê nhiều phòng hơn mặc dù chi phí cực kỳ
mắc mỏ.37
Sau này vì những lý do sư phạm dự phòng, Don Bosco chấp nhận
cách tiếp cận cứng nhắc của trường nội trú cho cả các trẻ làm việc và học
sinh học chữ, khi đưa các xưởng và lớp học vào các nhà Nguyện xá.
Vì chúng tôi không có xưởng thợ, học sinh của chúng tôi đã từng đi
làm và đi học ở Turin, chịu nhiều tổn hại luân lý vì gặp những bạn bè
trên đường, ngôn ngữ các em nghe và những gì các em thấy khiến cho
điều chúng tôi đang làm và nói cho chúng tại Nguyện xá nên vô
dụng.38
Buồn thay, điều đang xảy ra với các thiếu niên lao động cũng đang
xảy ra với các học sinh học chữ. Vì lẽ này, người ta chia lớp cho
chúng; những em học tiến bộ hơn phải được gửi đến Giáo sư Giuse
Bonzanino; các học sinh lớp Hùng biện tới Giáo sư Matthêu Picco.
Đây là những ngôi trường tuyệt vời, nhưng việc tới lui các trường ấy
lại đầy rẫy những nguy hiểm. Vào năm 1856, trường học và các xưởng
được thành lập dứt khoát tại Nguyện xá.39
36 Piano di regolamento per la casa annessa all'Oratorio di S. Francesco di Sales in
Valdocco. Scopo di questa, một bản thảo từ năm 1852 được lưu giữ trong Văn khố
Trung tâm Salêdiêng ở Roma. Don Bosco đã viết về câu hỏi trong Cenni storici:
“Trong số những người trẻ thường xuyên đến các nguyện xá này, có một số em nghèo
và bị bỏ rơi đến nỗi bất kỳ mối ưu tư nào dành cho các em gần như vô dụng trừ khi
có một chỗ ở, thực phẩm, quần áo. Chúng tôi đã cung cấp những thứ này với ngôi nhà
gắn liền với Nguyện xá Thánh Phanxicô Salê”. (Cenni storici..., trong P. Braido (Ed),
Don Bosco nella Chiesa..., tr. 74-75.).
37 MO (1991) 182.
38 MO (1991) 187.
39 MO (1991) 187-188.
467

47.10 Page 470

▲back to top
Rõ ràng, một khoa sư phạm gìn giữ và ‘phòng ngừa' dường như là
cái lý tưởng cho một cơ cấu giáo dục luân lý mà không phá vỡ tính liên
tục của nó. Don Bosco ưa thích xây dựng cơ cấu giáo dục trên 'đất đai
còn hoang sơ’ hơn là trên mảnh đất cần phục hồi sơ bộ và phát quang.
Ngài không bác bỏ giả thuyết thứ hai nhưng ngài không làm gì để thực
hiện nó cả.
Sự tin tưởng này đã trở lại thường xuyên, đặc biệt trong những năm
cuối cùng của Don Bosco, trong các cuộc nói chuyện với các Cộng tác
viên và các ân nhân. Khi ở Marseilles, ngài quan tâm đặc biệt nói về
những cô gái nông thôn lên thành phố kiếm sống và bị phơi trần trước
quá nhiều nguy hiểm gây hư hỏng. Một mặt là việc thiếu giáo dục và dạy
giáo lý và mặt khác là có những gương mù, sự hư hỏng, ác tâm... gây ra
những thảm họa khủng khiếp với chúng. Giờ đây các em đang nương tựa
trong ngôi nhà Thánh Cyr, nơi đây các em “canh tác thửa đất [tâm linh]
ấy và nhận được sự dạy dỗ trí tuệ, tôn giáo và luân lý”.40
Trong cuốn Cuộc đời Valentino như tiểu thuyết ngắn, Don Bosco
cố tình chứng minh hiệu quả giáo dục của một trường nội trú Công giáo;
ở đó, việc được tách riêng ra, có tổ chức hoàn hảo và sự hộ trực với chức
năng giữ gìn và bảo vệ giới trẻ, thu được các kết quả giáo dục nhanh
chóng và thuyết phục.
Được tách riêng ra khỏi bạn bè của mình, bỏ việc đọc sách có hại,
thường xuyên hòa mình với các bạn học, các cuộc thi trong lớp, âm
nhạc, kể chuyện, một số buổi biểu diễn sân khấu trong một nhà hát
nhỏ. Tất cả những điều này đã khiến cậu sớm quên đi cuộc sống hoang
dã mà cậu đã sống gần một năm. Và cậu thường suy nghĩ về lời
khuyên của mẹ: “Con hãy tránh xa nhàn rỗi và những người bạn bè
xấu”. Và do đó với sự thanh thản cậu quay lại thói quen cũ là lại giữ
các việc đạo đức.41
40 Hội nghị ở Marseilles, 29 tháng Ba năm 1883, BS 7 (1883) no. 5, tháng Năm, tr. 79
41 G. Bosco, Valentino...., tr. 21-22, OE XVII 199-200; x. Toàn bộ Chương VII Nuovo
Collegio, Ritorna alla pietà, tr. 19.25, OE XVII 197-03.
468

48 Pages 471-480

▲back to top

48.1 Page 471

▲back to top
Một số mô hình có thể được nhìn thấy từ phía trên: một sự tách biệt
rõ ràng với thế giới bên ngoài,42 tiến trình thâu nhận nghiêm ngặt,43
những tiến trình kiểm soát tốt và biết rõ các quy luật.44
Khái niệm dự phòng được chuyển thành một trong những truyền
thống trường nội trú đầu tiên mà sau đó đã được chứng minh là sai bởi
các sự kiện, cụ thể là sự ngờ vực rõ ràng đối với các trường học dành cho
học sinh ban ngày và các cơ sở nội trú. Khi Don Bosco còn sống, tại một
cuộc họp Hội nghị Bề trên vào tháng Hai năm 1877, trường nội trú tại
Valsalice nêu lên cuộc tranh luận và kết quả là đề xuất biến trường đó
thành một trường bán trú với việc sắp xếp phương tiện chuyên chở lo
việc đưa đón học sinh.45 Don Bosco không chấp nhận đề xuất này.
Mục đích tích cực chính của việc huấn luyện trong trường nội
trú có hiệu quả hơn nếu có ít sự thỏa hiệp hơn trong việc tiếp xúc
hàng ngày với thế giới bên ngoài. Lịch sử các trường nội trú của Don
Bosco cho thấy hiện tượng hai mặt này: “được sáp nhập vào Nguyện
xá”, công việc chính, một cơ sở nhà lưu trú cung cấp chỗ ăn-chỗ ở
được thêm vào sẽ sớm trở thành một trường nội trú cho các học sinh
học văn hoá, những người đang khao khát đời giáo sĩ hoặc không, và
cho các trẻ lao động. Nó được kết cấu theo những gì được yêu cầu
bởi việc huấn luyện tự đủ và tự quản. Xét đến số lượng các trường
nội trú ngày càng tăng, cuối cùng chính Nguyện xá được coi là ‘phần
phụ của trường’.
Từ quan điểm sư phạm, không có sự khác biệt giữa trường nội trú
và nhà lưu trú được dành để cho những em mồ côi và không được giúp
đỡ trú ngụ, vì cha mẹ các em không muốn hoặc không thể chăm sóc
chúng; những em không có kỹ năng nào, không được chỉ dạy và bị phơi
trần trước mối hiểm nguy là một tương lai khốn khổ.
42 xem Regolamento del parlatorio 1860, MB VI 597-598.
43 xem F. Motto, I «Ricordi confidenziali ai direttori» tr. 155.
44 Một trường hợp điển hình - những hạn chế dần dần dành cho những tín hữu đến dự
lễ Mẹ Phù hộ hiện diện bên trong Nguyện xá.
45 G. Barberis, Biên bản các buổi họp công hội, quad. 1, fol 32v.
469

48.2 Page 472

▲back to top
Các nhà lưu trú được dành riêng để cung cấp cho những người nội
trú ở đó một nền giáo dục đầy đủ trong cũng một môi trường cởi mở chào
đón: dạy dỗ, kỹ năng chuyên môn, kỷ luật cho cuộc sống, giáo dục luân
lý và tôn giáo.46 Những Quy Luật dành cho các nhà đòi phải tuân theo
hai điều kiện có ý nghĩa sư phạm để các em nội trú ta nêu lên ở trên được
chấp nhận: các em phải được nhà giáo dục biết, và bao có thể các em
phải sẵn sàng coi nhà đó là gia đình của mình.
Chúng tôi sẽ ưu tiên nhận nhng em tham dcác Nguyn xá ngày
lễ trong các cơ sở tthin ca chúng tôi, bởi vì đối vi chúng tôi,
biết một điều gì đó về tính cách ca các cậu bé trước khi các em
được dt khoát nhn vào nhà chúng tôi, qulà cc kquan trng.
Mi trẻ được nhn vào phi coi những người bạn đồng hành ca
mình như anh em, và các bề trên của mình như những người đảm
nhn vai trò ca cha mmình.47
Don Bosco muốn quyền tự quản về giáo dục hơn là sự tự quản về
quản trị, điều đó khiến ngài loại bỏ sự can thiệp và xâm phạm từ các nhà
lưu trú và trường nội trú vốn hạn chế hiệu quả của Hệ thống Dự phòng
của ngài. Đây là mục đích của bức thư được trích dẫn trước đó liên quan
đến bản chất đặc biệt của Hệ thống Dự phòng và được gửi đến vị chủ
tịch của Nhà tế bần Roma San Michele A Ripa, rõ ràng sắp được giao
phó cho Don Bosco:
Trong khi đó, tốt nhất là tôi giải thích quan điểm của mình liên quan
đến phần thiết yếu trong bức thư của ngài: “việc hướng dẫn giới trẻ
và sự lệ thuộc và giám sát trực tiếp chúng sẽ được giao phó cho chúng
tôi”.
Lời giải thích của Don Bosco hệ tại ở định nghĩa chính xác về
các lĩnh vực thẩm quyền tương ứng, đó là các lãnh vực quản trị và
giáo dục.48
46 Regolamento per le case..., phần II, Chương 1, tr. 59-60, OE XXIX 155-156.
47 Regolamento per le case..., phần II Chương II, khoản 5, tr. 61, OE XXIX, 157.
48 Thư gửi Vua Gabrielli, tháng Sáu năm 1879, E III 481-482; Cũng xem thư gửi Đức
Hồng Y Guiol, Marseilles, tháng Chín năm 1879, E III 520.
470

48.3 Page 473

▲back to top
Tinh thần gia đình là một yếu tố thiết yếu khác đặc trưng cho loại
trường nội trú mà Don Bosco muốn. Tuy nhiên, vấn đề trật tự, hình phạt
và thậm chí trục xuất ở đây được cảm nhận sâu sắc hơn trong bất kỳ cơ
cấu nào khác. Chính ý tưởng gia đình định hình tất cả các khía cạnh tổ
chức và kỷ luật. Trường nội trú là ‘một mái ấm’, như chúng ta đã thấy
Caviglia nhấn mạnh liên quan đến cộng đoàn giáo dục.49 Chính sự liên
tục và ổn định của cuộc sống cộng đồng nêu bật các khía cạnh tích cực
của các hoạt động huấn luyện mà có thể thấy tính hợp tác ít hơn trong
các tổ chức khác, những thứ như hoạt động nhóm, tình bạn ổn định, sự
linh hướng phân theo loại, giá trị văn hóa và cảm xúc của lễ hội, giải trí,
biểu diễn sân khấu và âm nhạc, việc tạo ra các truyền thống và một phong
thái sống đặc thù.
Ngay cả lý thuyết và thực hành của Don Bosco liên quan đến các
ngày lễ vốn có phần nghiêm ngặt, có thể đảm bảo là có các hình thức
sống cộng đồng mang tính tham gia mạnh mẽ, rất giống những chuyến
đi bộ vào mùa thu đáng nhớ mà chúng ta đã đề cập trước đó.
Về vấn đề này, Micae Magone nổi bật như một mẫu gương.
Trong suốt thời gian cậu ở với chúng tôi, cậu chỉ về nhà một lần vào
ngày lễ nghỉ. Sau đó, ngay cả khi tôi hối thúc, cậu không bao giờ
muốn về nhà, mặc dù mẹ và người thân của cậu, người mà cậu yêu
thương vô cùng, trông ngóng cậu về nhà. Người ta hay hỏi cậu lý do
có thái độ này nhưng cậu luôn nhún vai cười. Cuối cùng, một ngày
nọ, cậu giải thích điều bí ẩn với một trong những người bạn thân của
mình: “Mình chỉ về nhà một lần để nghỉ hè, nhưng trong tương lai,
trừ khi bị ép buộc, mình sẽ không bao giờ trở về nhà nữa”.50
Một lần nữa chúng ta cần phải nhớ rằng một số hạn chế nhất định,
áp đặt hoặc khuyên bảo, chủ yếu liên quan đến một số cơ sở như khu vực
của các học sinh học văn hoá của Nguyện xá Valdocco, được coi là một
tiểu chủng viện nhỏ cho ơn gọi giáo sĩ. Điều này sẽ được giải thích kỹ
hơn dưới đây.
49 A. Caviglia, Domenico Savio e Don Bosco. Studio, tr. 68.
50 G. Bosco, Cenno biografico sul gioanetto Magone Michele..., tr. 57, OE XIII 211.
471

48.4 Page 474

▲back to top
3. Tiểu chủng viện
Vào năm 1860, La Gazzetta Del Popolo, tờ báo chống giáo sĩ ở
Turin đã gây ra một số cuộc bút chiến về Don Bosco khi ám chỉ ngài
là một 'Cha Lobriquet thời mới..., giám đốc của cái tổ đầy người mù
quáng tại Valdocco'. Đó là một sự quy chiếu rõ ràng đến Nguyện xá
như một trường nội trú chủ yếu hướng đến việc chăm sóc các ơn gọi
giáo sĩ.51
Tiểu chủng viện của Don Bosco cốt yếu không khác biệt so với các
trường nội trú thông thường khác. Tuy nhiên, định hướng biệt loại của
nó đã mạnh mẽ điều kiện hoá phong thái sống của những người nội trú
quả là chắc chắn. Một mặt phong thái sống tiểu chủng viện nêu bật các
yếu tố bảo vệ của nó. Mặt khác, nó làm nổi bật những nét thiết yếu khác
nữa, như bầu khí tôn giáo, đời sống bí tích, khung cảnh giống như gia
đình theo đuổi một loạt các lý tưởng.
Đương nhiên, người ta nhấn mạnh lên tất cả các thủ tục nhắm đến
đảm bảo một môi trường xã hội, luân lý, gần như tu đức với các biện
pháp bổ sung để đảm bảo 'sự chủng ngừa' cho người nội trú. Vào mùa hè
năm 1884, những biện pháp này có vẻ khắc nghiệt hơn, vào thời điểm đó
có một cuộc tranh luận về cuộc khủng hoảng kỷ luật và ơn gọi tại Nguyện
xá. Cuộc họp của Hội đồng Bề trên vào ngày 5 tháng Sáu năm 1884 được
dành cho chủ đề luân lý và cỗ võ ơn gọi tại Valdocco. Don Bosco dường
như rất cứng nhắc: Nguyên tắc đầu tiên và cơ bản là nguyên tắc “bảo vệ
người trẻ”. Việc bảo vệ người trẻ phải bắt đầu tại thời điểm thâu nhận và
tiếp tục cho đến khi các em bị trục xuất. “Xương gãy phải để ở cửa”.
51 Một nguồn rất hữu ích mặc dù gián tiếp để hiểu tư tưởng của Don Bosco về việc đào
tạo và ơn gọi là của Cha Almerico Guerra, Le vocazioni allo stato ecclesiastico quanto
alla necessità e al modo di aiutarle. Osservazioni pratiche antecedute da alcune
avvertenze sulla scarsezza del Clero. Rome, Civiltà Cattolica Press 1869., tr. IX-334.
Tác giả thường trích dẫn Don Bosco với sự ngưỡng mộ. Các đồng nghiệp của ông đã
gọi ngài là “người gieo trồng nhân đức đích thực”, người “đào tạo các giáo sĩ rất giỏi
và các linh mục xuất sắc” (tr. 76). Để cảm ơn tác giả vì sự tôn kính được diễn tả trong
tác phẩm của mình, Don Bosco viết: “Cuốn sách được viết theo tinh thần của tôi và
tôi thực sự muốn nó được các nhà giáo dục giới trẻ sử dụng” (Thư ngày 6 tháng Sáu
năm 1869, E II 31).
472

48.5 Page 475

▲back to top
“Phải nghiêm khắc trục xuất những trẻ xấu”. “Trong suốt thời kỳ huấn
luyện, cần kỷ luật và giám sát để không ngóc ngách nào trong nhà có thể
là nơi chui rúc. Cũng phải có huấn giáo thích hợp vào Chúa nhật và luân
lý phải liên tục được bảo vệ”. Don Bosco kết thúc cuộc họp bằng cách
tập trung một lần nữa vào ba phương thế trực tiếp nhất, cần thiết để đạt
được các mục tiêu đã đề ra về luân lý và ơn gọi:
1. Một bộ luật biệt loại về việc thâu nhận các trẻ;
2. Nhà phải được 'thanh tẩy';
3. Chia sẻ, phân phát, làm theo đúng thể thức các chức vụ, các
thiếu niên và sân chơi, v.v.52
Cuộc họp này cũng như cuộc họp diễn ra vào ngày 7 tháng Bảy
năm 1884 đã bổ sung thêm một số biện pháp hạn chế đối với những biện
pháp đã được thực hiện và tăng cường cảnh giác, giảm con số giao tiếp
của giới trẻ với những môi trường được coi là phá hoại hoặc nguy hiểm
như giáo xứ, Nguyện xá, các cơ sở cho nữ tu, bệnh viện nhà nước, và đôi
khi thậm chí giản lược chương trình học vào chương trình thiết thực được
theo bởi các trường tông đồ ở Pháp. Ví dụ, việc giảm thiểu này đòi bỏ
tiếng Hy Lạp và toán học trong các lớp trung học cuối cùng để khiến các
em không thể làm bài kiểm tra toàn diện ở trường trung học.53
Nhưng đồng thời và cũng nhấn mạnh như vậy, Don Bosco thúc
giục sử dụng rất nhiều công cụ mang tính xây dựng khác được chính
Hệ thống Dự phòng đề xuất: sự hiện diện của các giáo viên có thẩm
quyền và có năng lực, các cha Giải tội Salêdiêng được giao nhiệm vụ
đặc biệt này và có khả năng đưa ra sự hướng dẫn riêng biệt và thận
trọng về ơn gọi,54 sự hiệp nhất khi hướng dẫn, các cuộc họp kiểu gia
đình thường xuyên giữa Giám đốc hoặc Giám linh và học sinh cả ở
nơi công cộng và riêng tư,55 tạo ra bầu không khí đầy tín nhiệm và
thân ái, sự hài hòa giữa các nhà giáo dục, lòng mến thương đối với
52 G.B. Lemoyne, Verbali delle riunioni capitolari, quad. 1 13r-14r.
53 G.B. Lemoyne, Verbali delle riunioni capitolari, quad. 1, fol. 13V, 18r-v, 19r.
54 G.B. Lemoyne, Verbali delle riunioni capitolari, quad. 1, folo. 13v.
55 G.B. Lemoyne, Verbali delle riunioni capitolari, quad. 1, folo. 17R-v và 18r.
473

48.6 Page 476

▲back to top
giới trẻ: đây là tất cả những điều Don Bosco coi là có tầm quan trọng
chính.
Cha thấy cần phải cư xử với nhau bằng đức ái và sự dịu dàng, và
chúng ta phải cư xử như vậy với tất cả các thành viên. Nhìn thấy đức
ái và sự dịu dàng mà chúng ta dành cho nhau sẽ khiến các trẻ cam kết
rất nhiều với loại đời sống của chúng ta... Vì vậy, cha nói điều này và
cha nhắc lại: sự dịu dàng và đức ái giữa chúng ta và với các em là
phương thế mạnh mẽ nhất để giáo dục các em một cách chính xác và
cổ võ ơn gọi.56
Sự nhẫn nại, dịu dàng, một mối tương quan Kitô hữu của các giáo
viên với học sinh sẽ giành được nhiều ơn gọi giữa các em.57
Đối với tất cả những gì đã được đề cập ở trên, cũng phải thêm vào
một khoa sư phạm can đảm về các lý tưởng, như chúng ta đã thấy, khi
chúng ta viết về sự tối thượng của đức ái tông đồ giữa các nhân đức của
một người trẻ Kitô hữu và về hành trình giáo dục được đảm nhận hướng
tới chọn ơn gọi.
Để kết luận, Hệ thống Dự phòng phải dẫn dắt một người trẻ đến
một lựa chọn ơn gọi trưởng thành, và trong số những lựa chọn này cũng
có sự lựa chọn theo bậc sống giáo sĩ và tu sĩ.
Don Bosco thành công chỉ ra điều này: “Cần phải thực hiện những
hy sinh tài chính và cá nhân, nhưng nếu thực hành Hệ thống Dự phòng,
chúng ta sẽ có vô vàn ơn gọi”.58
Khi nói theo các những hạn từ chung trong cuộc họp Hội nghị Bề
trên vào ngày 12 tháng Chín năm 1884, Don Bosco nói:
Cha đề nghị một điều gì đó khác. Ta phải học hỏi và nỗ lực đưa Hệ
thống Dự phòng vào các nhà chúng ta và thực hành nó. Giám đốc phải
56 G. Barberis, Verbali del secondo capitolo generale (1880), FdB 1857 C10-12., quad.
1, folo. 13v.
57 F. Motto, Memorie dal 1841 al 1884-5-6..., tr. 106. Ngài viết cho cha Tomatis ở
Argentina: “Qua cách sống mẫu mực của cha. Bác ái trong lời nói, truyền lệnh, chịu
đựng những khiếm khuyết của người khác, cha sẽ chiếm được lòng nhiều người cho
Tu Hội” (thư ngày 14 tháng Tám năm 1884, E IV 337).
58 F. Motto, Memorie... tr. 106.
474

48.7 Page 477

▲back to top
tổ chức các buổi nói chuyện về điểm rất quan trọng này. Ta sẽ được
muôn vàn lợi ích cho phần rỗi các linh hồn và vinh quang Thiên
Chúa.59
4. Trường học
Lý thuyết và thực hành của Don Bosco về trường học không cung
cấp những nét nguyên thủy nào khác ngoài tính nguyên thủy xuất phát
từ việc áp dụng các nguyên tắc của khoa sư phạm dự phòng.
Có lẽ ta có thể tìm thấy một cái gì đó trong những thứ liên quan
đến việc đào tạo kỹ thuật hoặc nghề nghiệp của các em lao động và, trong
một số nhận xét cũng liên quan đến giáo dục tôn giáo. Tất cả các trường
học của ngài thể hiện hai khía cạnh cơ bản: mục tiêu tôn giáo-luân lý và
chúng thật hữu ích cho xã hội và nghề nghiệp.
Cốt yếu, trường học và văn hóa được coi là phương tiện để có được
luân lý theo nghĩa Kitô hữu, và cần thiết để chuẩn bị vào đời: “Để có thể
kiếm được kế sinh nhai vào thời điểm thích hợp”.
4.1 Những môn nhân văn
Trường La-tinh - thông thường là năm năm trung học như được
Luật Casati (1859) chỉ định - không trình bày sự đổi mới đáng chú ý nào
về cơ cấu hoặc phương pháp giảng dạy.60 Mục đáng chú ý duy nhất là sự
nhấn mạnh nguyên tắc thông thường: Kính sợ Chúa là đầu mối khôn
ngoan. Điều này có nghĩa là việc tôn kính và yêu mến Thiên Chúa là khởi
đầu, phương tiện và cùng đích của sự đào tạo trường ốc và sự khiêm
nhường của học viên là dự thế nội tâm không thể thiếu đối với nó.
59 G.B. Lemoyne, Verbali delle riunioni capitolari, quad. 1, fol. 33v.
60 xem G. Proverbio, La scuola di Don Bosco e l'insegnamento del latino, trong Don
Bosco nella storia della cultura popolare, ed. F. Traniello. Tuirn, SEI 1987, tr. 143-
185; B. Bellerate, Don Bosco e la scuola umanistica, trong M. Midali (Ed.), Don
Bosco nella storia..., tr. 315-329.
475

48.8 Page 478

▲back to top
Don Bosco thường xuyên bình luận về một quy chiếu Kinh
Thánh trong Huấn từ tối và đưa nó vào Những Quy Luật dành cho các
nhà.
Hãy để em nào không sợ Chúa bỏ học, vì em làm việc vô ích. Kiến
thức sẽ không bao giờ đi vào tâm hồn xấu xa, nó cũng sẽ không sống
trong một thân xác bị nô lệ cho tội lỗi.... Đầu mối của sự khôn ngoan
là lòng kính sợ Thiên Chúa.61
Giáo viên “sẽ làm hết sức mình để rút ra những bài học luân lý từ
các bản văn đời cũng như đạo khi chủ đề cho họ cơ hội làm như vậy,
nhưng chỉ ngắn gọn và không ồn ào. Mỗi tuần một lần, các em phải có
một bài học về các bản văn La-tinh được trích từ một tác giả Kitô hữu”.62
Theo ánh sáng này, căn cứ vào cuộc tranh luận về vấn đề có nên
đưa các tác giả cổ điển La-tinh và Hy Lạp vào lớp học, thì theo thực tế,
Don Bosco không thể tuân theo luận điểm chặt chẽ hơn được bênh vực
ở Pháp do cha Gaume chống lại Dupanloup, vì những yêu cầu cứng rắn
của các chương trình do nhà nước áp đặt, nhưng đồng thời ngài xót xa
những hậu quả của một nền giáo dục học đường vốn đã trở thành ngoại
giáo vì điều này.63
Khi ngài thân tín nói với một luật sư từ Nice (Pháp), ngài ủng hộ
việc giới thiệu các tác giả La-tinh (Kitô hữu) vào trường học của mình.
Tổng cố vấn lo về các trường Salêdiêng vào thời điểm đó, người bênh
vực quan điểm của Gaume, nhắc đến điểm này:
Nền giáo dục này hoàn toàn dựa trên các tác giả cổ điển ngoại giáo,
tràn ngập những câu cách ngôn và châm ngôn dành riêng cho ngoại
giáo, sẽ hoàn toàn không bao giờ đào tạo các Kitô hữu đích thực, đặc
biệt là trong thời đại của chúng ta khi trường học là tất cả. Điều đó
làm tôi buồn. Tôi đã chiến đấu cả đời, đi theo Don Bosco mạnh mẽ
chống lại kiểu giáo dục hư hỏng này, thứ hủy hoại tâm trí và trái tim
61 Regolamento per le case..., p.
62 Regolamento per le case..., p.
63 Về các cuộc tranh luận nổ ra ở Pháp về luận án của Jean-Joseph Gaume, xem D.
Moulinet, Les classiques païens dans les collèges catholiques? Le combat de
Monseigneur Gaume (1802-1879). Paris, Éditions du Cerf 1995, 485 p.
476

48.9 Page 479

▲back to top
của những người trẻ trong những năm đẹp nhất của cuộc đời các em.
Mục tiêu lý tưởng của tôi luôn là cải cách trường học và đặt nền tảng
Kitô giáo thực sự cho nó. Với suy nghĩ này, tôi đã tiến hành in ấn và
hiệu đính, chỉnh sửa và sửa đổi các tác giả La-tinh cổ điển thế tục chủ
yếu được sử dụng trong các trường học của chúng ta. Tôi đã bắt đầu
xuất bản các tác giả La-tinh Kitô hữu cổ điển. Tôi xem xét thấy các
tác giả này, sự thánh thiện của học thuyết của họ và ví dụ của họ nêu
ra đẹp hơn bởi phong cách thanh lịch và đồng thời mạnh mẽ của họ,
sẽ cung cấp những gì còn thiếu trong các tác giả thế tục vốn chủ yếu
chỉ là sản phẩm của lý trí. Tôi hy vọng chúng có thể vô hiệu hóa các
tác động phá hoại của chủ nghĩa duy vật ngoại giáo và dành sự tôn
vinh xứng đáng với những gì Kitô giáo cũng đã tạo ra trong lĩnh vực
văn học.64
Chúng ta cũng phải chú ý rằng, từ quan điểm giảng dạy, Don Bosco
dành ưu tiên cho các tiếp cận truyền thống vì những đặc điểm hướng đến
gia đình của chúng. Một số khuyến nghị của Don Bosco về cách hành xử
của giáo viên được nhiều người biết đến: quý trọng sách giáo khoa, được
giải thích cách trung thực; phải đặt câu hỏi với các học sinh về nó; họ
phải ghi nhớ trình độ trí tuệ trung bình của học sinh trong lớp; họ phải
sử dụng giải trí học thuật văn học và biểu diễn sân khấu có tính chất nhân
văn; họ phải đối thoại trong giảng dạy.
Don Bosco cống hiến một sức trói buộc hơn đối với một số vấn đề
quy định:
4. Học sinh tụt hậu nhất phải là mối quan tâm chính của giáo
viên; các em phải được khích lệ và không bao giờ bị nhục mạ.
5. Giáo viên phải thường xuyên đố mọi học sinh, không phân
biệt một ai. Hãy để họ thể hiện sự quý trọng và tình cảm sâu
sắc đối với tất cả các học sinh của họ, đặc biệt là đối với những
em chậm hiểu. Hãy để giáo viên tránh thói quen xấu của một
64 F. Cerrutti, Le idee di D. Bosco sull'educazione e sull'insegnamento e la mission
attuale della scuola. Thưe due. Nhà in và nhà sách Salêdiêng ở S. Benigno Canavese
1886, tr. 4-5.
477

48.10 Page 480

▲back to top
số người là hoàn toàn bỏ cuộc với những học sinh lơ đễnh và
chậm hiểu.65
4.2 Các trẻ lao động và đào tạo các em
Các trường kỹ thuật và trường huấn nghệ cho các trẻ lao động đáng
được đề cập đến. Loại trường này ít thích đáng theo quan điểm sư phạm
và giáo huấn hơn là từ góc độ xã hội và phúc lợi, vì nó bành trướng cách
ngoại thường trên toàn thế giới.66
Đường nét của công cuộc này bắt đầu khi Don Bosco mở ra nhà
lưu trú khiêm tốn của mình. Nhà lưu trú này cung cấp thức ăn, chỗ ở và
trợ giúp xã hội cho một nhóm trẻ giới hạn được các ông chủ trong thành
phố thuê. Các em thường có một hợp đồng bình thường đảm bảo, và
được sự quan tâm và chăm sóc giáo dục bao bọc. Chúng ta thấy các
xưởng được tổ chức dần dần diễn ra trong Nguyện xá vào thời kỳ 1853-
1862.
Vì các lý do luân lý, tôn giáo, giáo dục và kinh tế, các xưởng thợ
được mở ra: thợ may và thợ đóng giày vào năm 1853; thợ đóng sách vào
năm 1854; thợ mộc vào năm 1856; thợ in vào năm 1861; thợ rèn vào năm
1862. Vào tháng Bảy năm 1878, hai trường nông nghiệp được mở ra cho
nam và nữ tại La Navarre và tại Saint Cyr, Pháp.
65 Regolamento per le case..., phần I, Chương VI, tr. 33-34, OE XXIX 129-130. Ý tưởng
này cũng quen thuộc với Ferrante Aporti. Giáo viên phải vươn ra tới mọi người, người
bệnh, người tầm thường, người có khả năng hơn. “Thái độ của một giáo viên không
được đo lường qua việc giúp đỡ những người thông thái mà bằng cách giúp đỡ những
người không có khả năng; chuyên gia nông nghiệp không phải là người thu được hoa
quả từ mảnh đất màu mỡ mà là người có thể làm cho đất cằn cỗi trở nên màu mỡ hơn”
(Elementi di pedagogia..., trong F. Aporti Scritti pedagogici), tập II, tr. 87-88.
66 xem P. Stella, Don Bosco nella storia economica e sociale..., tr. 243-258 (I laboratori
di arti e mestieri); L. Pazzaglia, Apprendistato e istruzione degli artigiani a Valdocco
(1886-1846), trong F. Traniello (Ed.), Don Bosco nell storia della cultura popolare...,
tr. 13-80; D. Veneruso, Il metodo educativo di san Giovanni Bosco alla prova. Dai
laboratori agli istituti professionali, trong P. Braido (Ed), Don Bosco nella Chiesa...,
tr. 133-142; J.M. Prellezzo, Don Bosco e le scuole professionali (1870-1887), trong
M. Midali (Ed.), Don Bosco nella storia..., tr. 331-353.
478

49 Pages 481-490

▲back to top

49.1 Page 481

▲back to top
Các trường huấn nghệ kỹ thuật, ngoài các mục đích tôn giáo và
luân lý nói trên, còn đảm nhận các khía cạnh xã hội, kỹ thuật và chuyên
môn quan trọng có giá trị đủ để tạo ra một thể thức cho nghề nghiệp vốn
thừa nhận một ý nghĩa liên quan đến văn hóa nhưng đặc biệt là định
hướng thực tế.
Don Bosco tuyên bố công khai vào năm 1881: “Xét cho cùng, tôi
không muốn các đứa trẻ của tôi là những cuốn bách khoa toàn thư biết
đi; tôi không muốn những thợ mộc và thợ rèn và thợ đóng giày của tôi
trở thành luật sư; tôi không muốn các thợ in, thợ đóng sách và người bán
sách của tôi hành động như thể họ là những nhà triết học và thần học
gia... Đối với tôi, các em có năng lực trong những gì thuộc về nghề
nghiệp của các em là đủ. Và khi một người thợ sở hữu kiến thức hữu ích
và phù hợp với công việc lành nghề của mình thì tôi nói rằng loại người
này đủ thông thái để phục vụ cho xã hội và tôn giáo và có quyền được
tôn trọng nhiều bao có thể”.67
Giai đoạn chính thức cuối cùng trong sự phát triển các trường kỹ
thuật mà Don Bosco đã chứng kiến được chỉ ra bởi một tài liệu được
soạn thảo công phu đã được Tổng Tu Nghị Thứ Ba triển khai năm 1883
và sau đó được thông qua lần cuối và phê duyệt tại Tổng Tu Nghị Thứ
Tư năm 1886.
Trong số các chủ đề được học hỏi, hai Tổng Tu Nghị đó bao gồm
các đề tài: “các hướng dẫn sẽ được dành cho khu vực làm việc của các
nhà Salêdiêng và phương tiện cần thiết để phát triển ơn gọi trong số các
người thợ trẻ”.
Chính trong các Tổng Tu Nghị này chúng ta thấy các định hướng
và chuẩn mực được sử dụng làm cơ sở cho các phát triển sẽ được tiếp
nối sau này trong các trường nghề Salêdiêng. Cho đến lúc đó các trường
huấn nghệ ở giai đoạn khá phôi thai.68
67 BS 5 (1881), số 8 tháng Tám, tr. 16.
68 xem L. Pazzaglia, Apprendistato e istruzione...., trong Traniello (Ed.), Don Bosco
nella storia della cultura popolare..., tr. 63; J.M. Prellezzo, Don Bosco e le scuole
professionali...., trong M. Midali (Ed.), Don Bosco nella storia..., tr. 349.
479

49.2 Page 482

▲back to top
Trong tài liệu được phê duyệt năm 1886, có một nhắc nhở sơ bộ về
ba mục tiêu khiến các người Salêdiêng chăm sóc các người thợ trẻ, các
trẻ lao động:
Hãy cho các em học một nghề để các em có thể kiếm kế sinh nhai
cách ngay thẳng; hãy cho các em được dạy giáo lý; cung cấp cho các
em kiến thức cần thiết và phù hợp với bậc sống của các em. Từ ba
mục tiêu này, chúng ta có thể rút ra ba định hướng phải theo khi thiết
lập các chương trình và phương pháp được sử dụng trong các trường
huấn nghệ.
Đương nhiên, định hướng đầu tiên là tôn giáo và luân lý; thứ hai là
một định hướng trí tuệ bao gồm sự kiến thức phong phú cần thiết về
văn học, nghệ thuật và khoa học, cũng như kiến thức về vẽ thiết kế và
tiếng Pháp; định hướng thứ ba là định hướng huấn nghệ nhằm đào tạo
người thợ về mọi thứ thích hợp với nghề của mình, không chỉ về mặt
lý thuyết mà còn trên thực tế. Vì lý do này, các người thợ sẽ được đào
tạo đến một trình độ có năng lực trong nghề của họ, bao gồm các quy
trình từng bước được thực hiện nhanh chóng.
Đây là một điều kiện tất yếu đòi hỏi mà dự kiến thời gian đào tạo
thực tế thông thường sẽ kéo dài năm năm.69
4.3 Giáo dục tôn giáo
Đối với giáo dục tôn giáo, nền văn hóa tôn giáo được hình thành
vững chắc là thành trì của giáo dục toàn diện đối với Don Bosco, điều đó
quả là rõ ràng. Nhưng các yếu tố khác làm đặc trưng hoạt động của ngài
trong lãnh vực này.
Chúng ta có một tài liệu lần ngược tới những năm cuối cùng của
Don Bosco; tài liệu đó làm sáng tỏ tầm quan trọng đặc biệt mà ngài dành
cho dạy giáo lý: đó là nền tảng của bất kỳ cuộc cải cách nào cả trong xã
69 Deliberazioni del terzo e quarto capitolo generale..., tr. 18-22, OE XXXVI 270-274
(Dei giovani artigiani...). Nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc của tài liệu này có thể
được tìm thấy trong một ấn bản quan trọng của J.M. Prellezzo, La «parte operaia»
nelle case salesiane. Documenti e testimonianze sulla formazione professionale
(1883-1886), RSS 16 (1997) 353-391.
480

49.3 Page 483

▲back to top
hội và giáo dục. Tài liệu này là một ghi chú viết tay để lại cho cha
Dalmazzo, Tổng Thỉnh viên (Procurator) ở Roma. Ghi chú đó chứa các
ý tưởng, đề xuất mà ngài dự định trình bày với Đức Giáo hoàng và có lẽ,
đã được trao cho Đức Giáo Hoàng Lêo XIII trong buổi triều yết vào ngày
5 tháng Tư năm 1880.
Những vấn đề khẩn cấp mà chỉ có vị Đại diện của Chúa Giêsu
Kitô mới có thể đưa ra những giải pháp phù hợp:
1. Trẻ em: Trẻ em phải được dạy Giáo lý ít nhất vào mỗi ngày
lễ. Các lớp giáo lý như vậy được tổ chức ở vài thị trấn và ở rất
ít các thành phố - và thậm chí cho những trẻ nghèo và bị bỏ rơi,
các lớp đó còn ít hơn nữa. Việc mời gọi các em đi xưng tội ít
được quan tâm chú ý.
2. Giáo sĩ: Phải chăm lo hơn trong việc dạy các tín hữu theo
các Quy tắc được thiết lập do cuốn 'Giáo lý cho các Cha xứ'
được xuất bản theo lệnh của Thánh Công đồng Trentô. Thật
khó tìm được một giáo xứ với những chỉ dẫn như vậy, nếu
chúng ta loại trừ các thị trấn ở miền Bắc nước Ý. Sẵn lòng và
bác ái hơn nữa nghe tín hữu xưng tội. Hầu hết các linh mục
không bao giờ thực hiện sứ vụ giải tội, vì họ chỉ giải tội trong
thời gian Phục Sinh và sau đó không còn nữa.
3. Các ơn gọi giáo sĩ...
4. Các Dòng tu: các dòng tu đang chịu cơn khủng hoảng khủng
khiếp. Ta phải cổ xuý hai điều: tất cả các tu sĩ phân tán phải
được tập hợp lại, nhấn mạnh rằng họ sống một cuộc sống chung
và mở ra các hoạt động của các Dòng tương ứng của mình. Tu
sĩ sống một đời chiêm niệm phải nhiệt thành dạy giáo lý cho
trẻ em, dạy đạo giáo cho người lớn và giải tội cho họ....”70
Số lượng khuyến nghị giáo dục về chủ đề này thật đáng kể mặc dù
không có yếu tố sáng tạo nào đặc biệt. Điều chiếm ưu thế là ý chí sử dụng
những gì dễ dàng và những gì đáng kể cả trong huấn giáo và rao giảng,
mà xét cho cùng, được hướng đến huấn giáo cách đặc biệt.
70 E III 561-562; cũng xem MB XIV 467.
481

49.4 Page 484

▲back to top
Bài giảng phải đơn giản: chúng ta xác định những gì chúng ta muốn
bàn tới, chúng ta chia nó thành nhiều phần và giải thích từng phần...
Chúng ta không được lạc lối trong các bình luận hoặc các ví dụ.
Chúng ta không được chất đống nhiều bản văn hoặc nhiều câu chuyện
chỉ để chứng minh một quan điểm. Nhưng chúng ta phải giải thích
một bản văn hoặc vài bản văn thật tường tận để làm chúng nổi bật.
Thay vì quá nhiều câu chuyện, hãy lấy một câu chuyện phù hợp và kể
toàn bộ, với tất cả chi tiết phù hợp hơn. Khả năng tâm trí giới hạn của
trẻ em sẽ không thể đánh giá cao và hiểu tất cả những bằng chứng mà
con có thể đưa ra nhưng nó sẽ nhớ câu chuyện và giữ trong ký ức nó.
Ký ức mạnh mẽ của nó sẽ nhớ lại ngay cả sau nhiều năm đã trôi qua.71
“Một văn phong dễ hiểu và bình dân”72 là điều Don Bosco yêu cầu
sách giáo khoa về giáo lý. Nói chung, ngài thích các bản văn được viết
dưới dạng đối thoại và có các phương tiện thị giác trực quan.
Cơ cấu lịch sử Don Bosco dành cho việc dạy giáo lý Kitô giáo thú
vị khác thường. Cơ cấu này xuất hiện với bằng chứng rõ rệt hơn trong
mười lăm năm đầu (1844-1858) về việc Don Bosco can dự đến giới trẻ
và trong hoạt động mãnh liệt của ngài như một nhà văn về lịch sử Kinh
thánh và Giáo hội và cũng là một nhà văn của các tác phẩm tôn giáo và
hộ giáo.73
Truyện kể chắc chắn được dùng trong một số bối cảnh như một sự
trợ giúp giáo huấn để thu hút sự chú ý, đánh thức sự quan tâm của người
nghe và như một cách để bổ sung những chân lý tín lý và giới luật luân
lý cho những kinh nghiệm thực tế. Nhưng Lịch sử Kinh Thánh và Lịch
sử Giáo hội đã có tác động đến nội dung của giáo lý và tất cả các mục
tiêu của nó. Lịch sử Kinh thánh và Giáo hội giúp trình bày lịch sử nhân
loại như lịch sử cứu độ của Thiên Chúa qua trung gian của Chúa Giêsu
Kitô, Đấng Cứu Thế được hứa (Cựu Ước), Đấng đã đến làm việc và vẫn
còn hoạt động trên trái đất (Tân Ước) và đến những người sống trong
71 G. Barberis, Verbali del primo capitolo generale (1877), quad. III, phần XXVI, tr. 55-
56.
72 MO (1991) 167; xem Preface to Storia sacra (1847), tr. 5 và 7, OE III 5 và 7.
73 xem P. Braido, L'inedito «Breve catechismo pei fanciulli ad uso della diocesi di
Torino» di don Bosco, tr. 7-8.
482

49.5 Page 485

▲back to top
Giáo hội Công giáo bảo đảm sự gắn kết không thể chia cắt của tất cả các
tín hữu với các mục tử gần gũi nhất của họ, các Linh mục, và với các
Giám mục, Đức Giám mục Roma, Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa.
Tất nhiên, trong thập niên 1850, Don Bosco cống hiến một cung
điệu rõ ràng hộ giáo cho một tầm nhìn thần học như vậy, khi bàn tới đạo
Tin lành, Do Thái giáo và sự chú ý sâu sắc hơn dành cho 'lịch sử cứu
độ'.74 Từ thập niên 1860 trở đi, dường như những khởi đầu nhiệt tình này
không phát triển thành một truyền thống huấn giáo nhất quán và có ý
nghĩa theo cùng cường độ nữa, mặc dù nó đã được làm rõ và xem xét
thêm. Bất cứ yếu tố nào mang tính nguyên thủy có thể đã phát triển cùng
với những thực hành của Don Bosco phải được quy nhiều hơn cho những
khởi hứng tổng quát của Hệ thống đó hơn là những hướng đổi mới.
5. Đào tạo các nhà giáo dục
Don Bosco đã không tạo ra một cơ sở để đào tạo các giáo viên và
nhà giáo dục của mình: giáo sĩ, linh mục, sư huynh của Tu hội Salêdiêng,
Tu hội Con Đức Mẹ Phù hộ các Kitô hữu; giáo dân nam nữ sẵn sàng hợp
tác trong lãnh vực giáo dục như các Cộng tác viên.
Đối với các Linh mục: Don Bosco mong họ theo chương trình
thông thường dành cho tu sĩ và chủng sinh: trung học, tập viện, đại học
với triết học và bốn năm thần học.
Đối với sư huynh: một quá trình đào tạo huấn nghiệp, tập viện và
một thời kỳ cập nhật tôn giáo và kỹ thuật dự kiến sẽ tiếp theo.
Đối với Cộng tác viên: các cuộc họp định kỳ để sinh động thiêng
liêng và tông đồ cũng được dự kiến phải tuân theo.
Đó không chỉ là những lý do thực tế như chuẩn bị nhân sự cho công
cuộc ngài trải rộng nhanh chóng và rộng khắp vốn cho thấy Don Bosco
ngại ngần yêu cầu các cộng tác viên của mình trải qua một giai đoạn đào
74 xem chuyên khảo của N. Cerrato, La catechesi di Don Bosco nella sua «Storia
sacra», Rome, LAS 1979. Ông chỉ ra những thay đổi quan trọng tìm thấy giữa ấn bản
đầu tiên vào năm 1847 và lần thứ hai và thứ ba vào năm 1853 và 1863.
483

49.6 Page 486

▲back to top
tạo. Hệ thống giáo dục hướng tới xã hội của ngài đòi hỏi các nhà giáo
dục hiện diện liên tục và tích cực giữa các trẻ và chia sẻ cuộc sống và sở
thích của chúng.75
Việc đào tạo tu đức, văn hóa và nghề nghiệp không bao giờ có thể
phát triển thích đáng ngoài cộng đoàn giáo dục. Việc đào tạo các linh
mục và các sư huynh, những người muốn tận hiến trọn đời trợ giúp toàn
thời gian trong việc giáo dục giới trẻ sẽ không xảy ra trừ khi ở trong cộng
đoàn giáo dục hoặc có mối liên hệ chặt chẽ với nó. Kinh nghiệm trở nên
có ý nghĩa hơn khi tiếp xúc hàng ngày với người trẻ và đồng nghiệp; nó
được Giám đốc, là 'nhà giáo dục của các nhà giáo dục' hướng dẫn; ngài
phải có yếu tố có phẩm chất trong việc làm cho những người Salêdiêng
Don Bosco nên trưởng thành về giáo dục.
Đương nhiên, quá trình trưởng thành hoá này phải được hỗ trợ bởi
một quá trình đào tạo văn hóa, triết học, thần học và nghiệp vụ cách cơ
bản.76
Hiến Luật Tu hội Salêdiêng được công bố và đệ trình cho Roma để
phê duyệt dứt khoát vào năm 1874, có một chương, chương 14, liên quan
đến Tập sư và việc đào tạo họ.
Trong đó bao gồm nhiệm vụ sau đây:
Mục đích của Tu hội chúng ta là hướng dẫn người trẻ và đặc biệt là
những em nghèo nhất bị những nguy hiểm của trần gian bao vây, với
kiến thức và tôn giáo, và hướng dẫn các em trên đường cứu rỗi. Do
đó, tất cả những tập sinh sau giai đoạn thử nghiệm thứ hai phải dấn
mình vào việc học hành, giảng dạy trong các trường học ban đêm và
75 M. Guasco, Don Bosco nella storia religiosa del suo tempo, trong Don Bosco e le
sfide della modernità, tr. 32-33. Ông nói về Don Bosco là “con người của sự chia sẻ”,
và “nhập thể” vốn tạo ra một “kiểu linh mục” nào đó.
76 xem P. Braido, Un nuovo prete e la sua formazione culturale secondo don Bosco.
Intuizioni, aporie, virtualità, RSS 8 (1989) 7-55.
484

49.7 Page 487

▲back to top
ban ngày, dạy giáo lý cho trẻ em và hỗ trợ trong các trường hợp khó
khăn hơn.77
Don Bosco được thúc đẩy tìm kiếm một sự miễn chuẩn đặc biệt:
“quyền có một thời gian thử để tìm hiểu xem các đệ tử có khả năng hộ
trực và dạy dỗ giới trẻ hay không”.78 Nhưng cuộc chiến đã thất bại; quy
tắc đó đã không được chấp thuận.
Nói một cách thực tế, Don Bosco đã thực hiện việc tập vụ trong
giáo dục và tiếp tục thực hiện nó, như là một phần của tập viện và xa hơn
tập viện, như một sự bổ sung cần thiết để đào tạo thiêng liêng và văn hóa
cho những người Salêdiêng.79
Đây là một trực giác phù hợp với sự nhạy cảm của Don Bosco,
năng lực tầm nhìn rộng lớn của ngài, bao gồm tính thực tế được bao bọc
bởi niềm đam mê để đạt được những dự án hoành tráng mà giới trẻ cần.
Đối với những tầm nhìn và nhiệm vụ này, những giấc mơ này, quá trình
đào tạo truyền thống đơn giản, dù cần thiết ra sao cũng không đủ và thậm
chí một khoa sư phạm truyền thống đơn giản cũng không đủ cho những
viễn cảnh xa vời như vậy.
Nhà giáo dục có trái tim rộng như biển cả, đơn giản phải hơn là
một linh mục, tu sĩ, giáo viên và nhà giáo dục, và hơn cả một nhà sư
phạm hoặc nhà hoạt động xã hội.
Vị linh mục hoặc tu sĩ hoặc nhà giáo dục mới ấy phải phát triển
mối liên lạc với kinh nghiệm sống, một thực tại đầy những nhu cầu cấp
bách như sự cùng khổ và sự bỏ rơi, với một cảm thức lớn lao về nhân
tính và một đức tin kiên định được bừng cháy bởi đức ái, tất cả sẽ phải
đạt được cùng với một đam mê tràn ngập và sự nhạy cảm.
77 Regulae Societatis S. Francisci Salesii, Romae, Typis S.C. De Propaganda Fide 1874,
chương XIV, khoản 8, tr. 35, OE XXV 287, được tái bản vào tháng Ba năm sau, OE
XXV 329.
78 Consultazione per una Congregazione particolare, vào tháng Ba năm 1874, tr. 12,
OE XXV 398.
79 xem P. Braido, L'idea della Società Salesiana nel «Cenno istorico» di don Bosco del
1873/74, RSS 6 (1987) 261-301.
485

49.8 Page 488

▲back to top
'Một Viện sư phạm' hoặc 'một khóa học hoặc chương trình giảng
dạy về việc đào tạo các nhà giáo dục' đã có thể cung cấp đóng góp nào
khi cần sự hiện diện của họ ngay lập tức và ráo riết? Tuy nhiên, ở bình
diện lịch sử và cụ thể, các quá trình đào tạo giáo sĩ của các nhà giáo dục
sử dụng Hệ thống Dự phòng – đào tạo triết học và thần học - không thể
dừng lại ở các cơ cấu khẩn cấp, các cơ cấu thô sơ mà Don Bosco bị tất
cả các loại nhu cầu rắc rối thúc ép đem ra thực hành.
Vào năm 1901, Tổng Tu Nghị Thứ Chín của Tu hội Salêdiêng cuối
cùng đã có thể giải quyết vấn đề về việc tổ chức chung cần thiết cho các
môn học Giáo hội đòi hỏi những người Salêdiêng. Kế hoạch tổ chức đó
bao gồm một giai đoạn tập vụ, có nghĩa là thời khắc kinh nghiệm trong
việc đào tạo nhà giáo dục Salêdiêng, hòa hợp với trực giác của Don
Bosco như vị linh mục-nhà giáo dục được đào tạo theo những đòi hỏi
của Hệ thống Dự phòng và đào tạo văn hóa bổ sung, nghề nghiệp và thực
tế của ngài.
486

49.9 Page 489

▲back to top
CHƯƠNG 19
HƯỚNG TI NGÀY MAI
Vào cui bài trình bày tổng lược này, chúng ta có ththi ti
mức độ nào thì thc ti lch scó thể là cơ sở để trình bày mt dán
dphòng hp lcho hin tại và trong tương lai. Rõ ràng là Hệ thng
Dự phòng đã được Don Bosco nghĩ ra và thực hin vào nhng thp
niên 1800 và do đó chắc chắn là được đề ngày tháng, nhưng không chỉ
theo trình tthi gian! Nói li rng vi Hthng Dphòng ca nhng
năm 1800, một giai đoạn lch sgiáo dục Kitô giáo đã đến hi chm
dt qulà không táo bo gì.
Chúng tôi kết lun, tính liên tc sinh tca Hthống này được
giao cho nhim vụ tái sinh suy nghĩ mới và nghiên cứu tương lai.1
1. Cuc cách mng giáo dc ca thời tân đại
Hn nhiên, cu trúc li Hthng Dphòng ca ngày hôm qua vi
não trng ngày nay quả đã khó khăn: đó là lợi thế và bt li ca bt k
công trình lch sử nào. Nhưng hiểu được các skin quá khứ dưới din
sthc hin cui cùng ca chúng trong hin ti hoc dphóng vào
tương lai còn khó khăn hơn.
Vthế gii ca Don Bosco, thế gii của các cơ sở giáo dc ca
ngài và do đó là thế gii ca hthng mà ngài thc hành hoặc đề xut
nhiu cách thc thc hin khác nhau và rng khp, chúng ta phi tha
nhn rng nhng skin gây bi rối như vậy đã can thiệp đến ni vic
hiu thut ngữ cũ và lời gii thích chung của nó đã thành khó khăn.
Chúng ta đã đề cập đến mt số thay đổi ni bật hơn: Cách mạng
công nghip dn dần bành trướng; khoa hc và công nghchiến thng
1 xem P. Braido, Bài trình bày, tp thhai ca Esperienze di pedagogia cristiana nella
storia, ed. P. Braido, Rome. LAS 1981, tr.8.
487

49.10 Page 490

▲back to top
(cho đến khi khoa hc và chủ nghĩa thực chng xut hin); cái gi là
khoa học nhân văn ra đời (xã hi hc, tâm lý học v.v.); đánh giá mới
vthân xác và phái tính; schuyển đổi tchính thchuyên chế quân
chsang hthng nghvin tdo và dân ch; "vấn đề xã hi" ni bt
lên trong chủ nghĩa xã hi, chủ nghĩa Mác, "học thuyết xã hi ca
Giáo hi"; những tranh cãi ngày càng tăng giữa các tôn giáo mc khi,
vi nhng du n ca chthuyết chống giáo sĩ và vô thần; tâm lý hc
ca Freud và chiu sâu xut hiện; ‘sự khám phá về đứa trẻ; ‘giáo dục
mới’ và chủ nghĩa tích cực; stiến hóa tôn giáo trong Giáo hi tch
nghĩa hiện đại đến Công đồng Vatican II (thc hành Kitô giáo, thn
hc, phng v, Kinh thánh, đại kết, vai trò ca giáo dân và gii tr),
đồng thi, các cuc chiến tranh và các cuc cách mng chính trvà xã
hi theo các chiu kích toàn cu; gần đây hơn, chủ nghĩa tương đối
lan rng trong các lãnh vực tư tưởng, tư duy đạo đức và thực hành đạo
đức.2
Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến mt 'cuc cách mng Copernic'
thời tân đại có ngun gc thế tục nhưng lại tác động đến thế gii giáo
dục, đạt được thành công trước kinh nghim ca các nhà giáo dc 'd
phòng’ vốn được sinh ra trong thế gii Công giáo truyn thng và hot
động trong sut thế kỷ 19 và 20. Điều này đặc bit quan trng bi vì
sc sinh động đặc bit, nó nêu bt hai bn lca Hthng Dphòng
như nó đề xut, mt ln nữa, nhưng dưới nhng hn tng, sự đối lp
kinh điển gia quyn bính và tdo:
1. Dành chú tâm đến đứa tr, sc lc di dào ca trẻ và do đó
vai trò trung tâm trong giáo dc;
2. Như vậy xem xét li chức năng dự phòng, bo vệ và thăng
tiến ca nhà giáo dục trưởng thành.
2 P. Braido, La prassi di don Bosco e il sistema preventivo. L'orizzonte storico, trong Il
sistema preventivo verso il terzo millennio, Atti della XVIII Settimana di Spiritualità
della Famiglia Salesiana, Rome, Salesianum 26-29 tháng 01 năm 1995. Rome. SDB
1995, tr. 12.
488

50 Pages 491-500

▲back to top

50.1 Page 491

▲back to top
Trong scác nhà lý thuyết sư phạm mà chúng ta có thcoi là
nhng tin bi của phương pháp tiếp cn giáo dc mi là: J. Amos
Komenski (1592-1670), và Gioan Locke (1632-1704), và Jean-Jacques
Rousseau (1712- 1778), được coi là 'người cha sáng lp' có mt nh
hưởng ngoại thường.
Theo Jan Amos Komenski, con người được Chúa Giêsu Kitô to
thành và cu chuc, là một đứa trgiống như Thiên Chúa, được kêu
gọi để hoàn thành nhim vcủa “người trung gian” giữa Đấng To Hóa
và các thto ca Ngài. Giáo dc chc chắn là “kỷ luật”, nhưng kỷ lut
này giả định nhng khthhp tác phong phú và tự nhiên, được hc
sinh thc hin. Ln lên thông qua giáo dc, hc sinh làm chuyển động
tt ctim lc sống động mà mình được ban tặng: “các giác quan, lý trí
và đức tin”. Khi làm cho “tâm trí, đôi tay và miệng lưỡi” đều dn thân,
học sinh tăng trưởng ti sự trưởng thành qua ba khả năng là “biết, hành
động, nói”.
Vy, tiến trình này được đặc trưng bởi “sự tnhiên và tự phát”,
vi mi nhân qulà hc sinh ngày càng tham gia tích cực hơn: “con
người hc bằng cách làm”; “con người xây dng chính mình bng cách
xây dựng”. Về phn mình, nhà giáo dục, hơn cả vic phn ánh mt xã
hi bo lực và suy đồi, là nhà tiên tri ca mt thế gii dân sự và đạo
giáo mi.
Komenski gii thích, sự đào tạo,
... phi din ra hết sc tinh tế và du dàng, gần như cách tự phát,
giống như một thân xác sống động tăng trưởng từng bước mt mà
không cn kéo người ra hay duỗi tay chân; tương tự như vậy, nếu
bn thn trọng nuôi dưỡng thân thể, hãy nuôi dưỡng và rèn luyn
nó, gần như vô thức nó sẽ đạt được chiu cao và sự cường tráng;
cũng thế, tôi nói rng, trong tâm hn, của ăn và lương thực, nhng
bài linh thao, tt cả đều được biến đổi thành skhôn ngoan, nhân
đức và lòng đạo đức.
Mọi người phải được giáo dc theo một cách đến nỗi đạt được nn
văn hoá thực schkhông phải hư cấu, vng chc chkhông hi
489

50.2 Page 492

▲back to top
ht hầu con người như một linh hn có lý trí có thể được chính lý
trí ca chính mình dn dt chkhông phi bi lý trí của người khác;
mọi người phi quen vi vic không chỉ đọc và hiu ý kiến ca
người khác tsách v, và cghi nhvà thut li nữa, nhưng chính
mình phải đào sâu tới gc rsvt và rút ra kiến thc chân chính
và hu ích từ chúng. Luân lý và lòng đạo đức cũng cần cùng s
vng chắc như thế.3
Vai trò tích cc ca học sinh cũng được nhn mnh trong thế gii
thc nghim ca Gioan Locke, trong cun Những tư duy về Giáo dc
(1693) ca ông. Cuc khng hong của điều tuyệt đối chân tht, sxut
hin ca lòng khoan dung và sự ra đời ca chủ nghĩa cá nhân đều có
liên kết vi nhau. Nhà giáo dc cn bắt đầu hoạt động/làm vic tmt
kiến thức chú ý đến các năng khiếu và khuynh hướng đặc thù ca mi
cá nhân. Khởi điểm ca hoạt động này là thời thơ ấu, nhằm ngăn cản
nhng trệch hướng xa hơn nữa trong những khuynh hướng kém tích
cực hơn và củng cnhững khuynh hướng và đam mê được định hướng
đúng đắn:
Nguyên tc và nn tng ln lao ca tt ccác nhân đức và
giá trhti ở điều này: rằng người ta có thchi bchính
mình, nhng ham mun của mình, đi ngược li khuynh
hướng ca mình và chỉ làm theo điều mà lý trí chỉ ra như
một điều gì tốt hơn, mặc dù nhng khao khát tnhiên ca
mình nghiêng vmt hướng khác.4
Vậy, phương pháp này phải “cân đối với năng lực của con người
và đáp ứng tài năng và cấu to tnhiên ca họ. Đây thực sự là điều ta
phi nhìn ktrong nn giáo dục được quan niệm đúng đắn”. “Vì, trong
nhiều trường hp, tt cnhng gì chúng ta có thlàm hoc phi mong
mun làm là rút ra nhng gì tt nht tnhững gì thiên nhiên đã cung
cấp, để ngăn chặn nhng tt xu và khuyết điểm mà mt cá nhân nht
định có khuynh hướng nhiều hơn và hướng nó để đạt được nhng li
3 J. A. Comenio, La grande didattica, in Opere, ed. M. Fattori, Turin, UTET 1974, tr.
192-193.
4 J. Locke, Some Thoughts concerning Education, được J. W. và J. S. Yolton biên
son... Oxford, Clarendon Press 1989, §33, tr. 13.
490

50.3 Page 493

▲back to top
ích mà nó có thto ra. Ta phi giúp cho mọi tài năng tự nhiên tiến b
hết mc có th, trong khi cgng ghép vào trong nó một tài năng khác
qulà mt nlực hoang phí”.5
Khi đó là một vấn đề vvic tìm một gia sư cho con trai của
mình, trước hết người cha phi cgng tìm mt giáo viên tt. Locke
viết: “Hãy tìm người nào biết cách kín đáo huấn luyn trẻ cách cư xử
tt, giao trvào tay h, hu bao có thhcó thể đảm bo sự ngây thơ
ca tr, bo vệ và nuôi dưỡng snhy cm ca trvới điều tt, hin t
sa li và loi bnhững khuynh hướng xu ca nó và thiết lp vng
chc cho nó nhng thói quen tốt”.6
Chính trong ánh sáng này mà chúng ta phi nhìn Locke phê bình
vcác hình pht vn gây nhc nhã, và các giải thưởng vn vui thích
theo din vt chất, cũng như lý thuyết ca ông về “những hình pht t
nhiên”. “Tôi không coi việc sa li trem là hữu ích khi đau đớn th
cách nào đó thay thế cho sxu hvà ni buồn vì đã làm sai điều gì
đó”. Trái lại, Locke xem squý trng, hoc thiếu nó, schp thun
hoc không chp thun những gì đã được làm thì hiu quả hơn.7 “Xấu
hổ vì đã thất bại và đáng bị trng pht là cách htrthc sduy nht
cho nhân đức. Đôi khi một cnh báo, mt du hiu, mt li khin trách,
mt sthhin ngc nhiên và kinh ngạc là đủ rồi.”8
Nhưng bước ngot triệt để nht trong giáo dục được xác định bi
Jean-Jacques Rousseau vi sxut hin ca Émile ou de l'éducation
năm 1762. Rousseau là người đã khởi hng các khía cnh giáo dc có
ảnh hưởng sâu rộng và sư phạm trong hai thế kqua.9 Tvô scuc
tranh lun và nhng din giải khá đa dạng vnhững đóng góp của
Rousseau, chúng ta có thchn mt số đề tài chính đã làm nên lịch s.
5 J. Locke, Some Thoughts concerning Education, §66, tr. 122.
6 J. Locke, Some Thoughts concerning Education, §147 tr. 208.
7 J. Locke, Some Thoughts concerning Education, §48, tr. 112-113; x. §§ 43-63, tr.
110-120.
8 J. Locke, Some Thoughts concerning Education, §66, tr. 78-79, 85, tr. 138, 141, 145.
9 Trích dn tG. G. Rousseau, Emilio, Bn dịch đầy đủ, phn gii thiu và ghi chú
bng tiếng Ý ca G. Roggerone, Brescia, La Scuola 1965.
491

50.4 Page 494

▲back to top
1. Bước ngot là li minh xác khai mkit tác của Rousseau: “Mọi
thxut phát tbàn tay của Đấng Tác Thành mi sự đều tt; và mi
thứ thoái hóa trong bàn tay con người”.10 Đây là bản tuyên ngôn v
điều sẽ được hiu là giáo dc tnhiên, giáo dc tích cc tp trung
vào con người. “Chúng tôi lấy khởi điểm là câu châm ngôn không
thchi cãi rng nhng chuyển động đầu tiên ca bn tính luôn
đúng: thuở ban đầu không có sự ngang bướng nào xut phát ttrái
tim con người; không hcó nết xu nào và chúng ta không thnói
làm sao hoc bằng cách nào nó đã đi vào (vào trái tim con người).
Niềm đam mê tự nhiên duy nhất đối với con người là yêu chính
mình hoc yêu mình hiểu theo nghĩa rộng ca nó. Tthân, yêu
chính mình hoc quy chiếu đến chúng ta thì tt và hữu ích”.11 "Này
Người ơi! Sự tdo, sc mnh ca bn tri rng bng vi nhng gii
hn ca sc mnh tnhiên ca bn và không hơn; tất cnhng th
còn li chlà nô l, ảo tưởng và danh giá”.12 “Có hai loại lthuc: l
thuc vào svt vn phù hp vi bn tính; và phthuc vào con
người vn phù hp vi xã hội. “Sự phthuc vào svt, vì không
có nét luân lý nào c, nên không gây hi cho tdo và không sinh ra
tt xu. Còn slthuộc vào con người, vì nó ba bãi, to ra mi th
tt xu. Chính vì nó mà ch-nô ham mê trong sự suy đồi lẫn nhau”.13
2. Điều kéo theo cách tnhiên là stha nhn giá trni ti, tuyt
đối ca thời thơ ấu. Ta không nên trân trng nó/thi kỳ ấy dưới din
tư cách người lớn được thành tựu song đúng hơn như một khung h
về điều mà tình trạng người ln phi là, nếu được thc hin theo s
phát trin ca các phm chất ban đầu theo bản tính. “Nhân tính có v
trí ca nó trong trt tca svt; tuổi thơ có vị trí riêng ca nó
10 G. Rousseau, Emilio, lib. I, tr. 7.
11 G. Rousseau, Emilio, lib. II, tr. 89. Ông nói vi ông Kouthe de Beaumont trong mt
bức thư ngỏ rằng: “Yếu tố chính cơ bản ca mọi luân lý mà tôi đã suy luận trong tt
ccác tác phm của tôi và tôi đã triển khai trong bn mi nht này vi tt cs
ràng mà tôi có thtp hợp được, đó là về bn chất con người tt lành, yêu công lý
và trt t; rng không có sngang ngnh nguyên thủy trong lòng con người và
nhng chuyển động đầu tiên trong bn cht ca họ là đúng đắn... Tôi đã chỉ ra rng
tt cnhng tt xu mà chúng ta đổ cho lòng người thc ra không tự nhiên.” (J. J.
Rousseau, Lettre a C. de Beaumont archevêche de Paris, trong Oeuvres complètes.
Paris, Gallimard 1969, tr. 936-936).
12 G. Rousseau, Emilio, lib. II, tr. 75.
13 G. Rousseau, Emilio, lib. II, tr. 77-78.
492

50.5 Page 495

▲back to top
trong trt tcủa đời người. Chúng ta phải xem xét người đó trong
con người, và đứa trẻ trong đứa tr. Mc dù tt cnhng gì chúng ta
có thlàm cho hnh phúc ca trlà phân cho mi trchriêng ca
tr, thiết lp nó vng chắc và hướng dn những đam mê con người
theo cu thành của con người.14
3. Giáo dc không thlà gì khác ngoài tnhiên; giáo dc phát trin
tiềm năng mà Đấng Sáng Tạo đã đặt trong con người, chưa bị vy
bn bi xã hi và giáo dc, vốn đại din cho nó. Hãy nhìn vào thiên
nhiên và đi theo con đường nó đánh dấu cho bạn. Đây là quy luật
bn tính.15
4. Nhà giáo dục không được kêu gọi hướng dẫn các tài năng vốn có
tính cu cánh và ngun lc của riêng mình song để bo vchúng,
che chở chúng để chúng không bgây trngi hoc bsai lc bi
các can thip tiêu cực song đúng hơn tìm được shtrtích cc t
các 'bc thầy' vĩ đại, nghĩa là, từ thế gii tnhiên ca vùng nông
thôn, xa thành phvà tnhững người sng và làm vic ở đó: đây là
'giáo dc tnhiên' và 'giáo dc ca các svật’.16 “Tính tôn giáo
được tuyên xưng và sống bng cách tiếp xúc với thiên nhiên, được
gii thích bng lý trí và hòa hp tnhiên với Đấng Tạo Hóa.”17
Hành động ca nhà giáo dc trong giai đoạn đầu đời ca trẻ được
định nghĩa là “giáo dục tiêu cực”, và, sau 'lần sinh thhai' ca tr
(14/15 tuổi), “giáo dục tích cc gián tiếp”: “Có thể nói chúng ta được
sinh ra hai ln: lần đầu tiên, chúng ta được sinh ra để hin hu, ln th
hai chúng ta được sinh ra để sng; lần sinh đầu tiên là dành cho ging
loài, ln sinh thhai dành cho giới tính”.18 “Các giáo viên nhiệt huyết,
mong các bạn đơn giản, cn thận (discreet): đừng bao givi vàng
14 G. Rousseau, Emilio, lib. II, tr. 69-70.
15 G. Rousseau, Emilio, lib. I, tr. 23.
16 G. Rousseau, Emilio, lib. I, tr. 9-10.
17 G. Rousseau, Emilio, lib. X. G.G. Rousseau, Emilio, tr. 346-418, Professione del
vicario savoiardo. Phn thhai sdin ra cuc tranh lun gay gắt đặc bit (tr. 389-
418), khi sau khi bc lnim tin hu thn tnhiên ca mình, vị đại din trli yêu
cu ca thính giả: “hãy nói với tôi vmc khi, kinh thánh, những giáo điều ti
nghĩa mà tôi đã hiểu sai tthời thơ ấu mà không hiểu cũng như không tin chúng và
không biết cách chp nhn hay chi bchúng. (tr. 389).
18 G. Rousseau, Emilio, lib. IV, tr. 265.
493

50.6 Page 496

▲back to top
hành động, trừ khi ngăn người khác hành động.”19 “Hỡi nhng người
ging dy tr, tôi sging cho các bn mt nghthuật khác, đó là việc
dy dkhông có nhng gii lut, và vic làm mi thsong li không
làm gì cả. Tôi đồng ý, nghthut này không thuc vào tui tác ca
bn... Bn skhông bao gicó thto ra những người đàn ông khôn
ngoan nếu trước hết bn không to ra nhng ktinh quái nhbé trong
shọ”.20
5. Mc dù trong cun sách này Rousseau chú tâm tp trung vào 'Gia
sư', người cai qun, ông 'mnh mgilập trường' rng, nếu được
khi hng bi các nguyên tắc được thhin, các nhà giáo dc mm
non là cha mẹ, trước hết là người mẹ, không bao lâu sau được người
cha tích cực giúp đỡ.
Rousseau hướng phn còn li ca li kêu gi này tới người m:
Hỡi người mdu dàng và có tm nhìn xa trông rộng, bà đã có
ththoát khỏi con đường chính và bo vcây non mi mc
khi nhng ý kiến bất đồng ca con người! Hãy vun xi và
tưới cho cây con đó trước khi nó chết; một ngày nào đó, hoa
trái ca nó slà nim vui ca bà; bà hãy xây mt hàng rào
quanh tâm hn con ca bà vào thời điểm thun li: một người
khác có thể đánh dấu vành đai, nhưng chỉ riêng bà phi xây
hàng rào, ngăn cho trẻ không b'ý kiến của con người', b
hi gito và thích ng hin tại đánh bại để trcó thnhìn
thy bằng đôi mắt ca chính mình và lng nghe bng trái tim
ca chính mình.21
Émile được người Công giáo và các nhà Ci Cách hiểu như là sự
diễn đạt chủ nghĩa tự nhiên duy lý khiến dẫn đến mt cuc tấn công căn
bn chng li tính cht bit loi của Kitô giáo được thành lp da trên
con người được Thiên Chúa nhận làm nghĩa tử, thc ti ti nguyên t,
19 G. Rousseau, Emilio, lib. II, tr. 94.
20 G. Rousseau, Emilio, lib. II, tr. 130.
21 G. Rousseau, Emilio, lib. I, I, tr. 8. Rousseau có một lưu ý dài để bin minh cho tính
ưu việt ca giáo dc bởi người m.
494

50.7 Page 497

▲back to top
thc ti Mc khi và Ân sng.22 Suy nghĩ của Rousseau có ngun gc
ca phái Calvin và Émile trước hết phản đối quan điểm bi quan vcon
người sau ti nguyên tổ, như được phái Tin lành và phái Gian-sê-nit
nhìn nhận. Điều này được chính Rousseau nêu bt khi trli cho tbáo
Mandement vào ngày 8 tháng Mười Một năm 1762 khi Đức Tng Giám
Mục, người kiên quyết chng lc thuyết Gian-sênit, đã lên án cuốn
sách.23
Bqua sự xung đột thn hc và snghi ngờ có căn cứ v'ch
nghĩa tự nhiên', người Công giáo, không có các nhà Ci Cách, có thể đã
li dụng cơ hội để duyt lại quan điểm ca mình về con người sau ti
nguyên t, và hcó thể đã sửa cha nhng sai lệch rõ ràng do người
Tin lành và người lc giáo Gian-se-nit to ra. Mt sự tái khám phá đúng
đắn nhng gì còn lại trong con người tthusáng tạo ban đầu sgiúp
phc hi tiềm năng của con người để tin tưởng xây dng mt nn giáo
dc Kitô hu tôn trng những điều nhân bn và tnhiên trem. Mc
khi và Ân sng chc chn không ngý rằng người gia sư, Governeur,
sphi có một vai trò độc đoán và áp bức mi cp: chính tr, klut
giáo hi, giáo dc.
Rousseau trthành tin bi ca 'cuc cách mng Copernic' trong
khoa sư phạm và trong lý lun dy hc mà kết cục như ‘nền giáo dc
mới’, được thc hiện trong 'các trường hc mi'. "Giáo dc mi" có lp
trường chỉ trích đối vi giáo dục và trường hc truyn thng. Chúng b
cáo buc tp trung vào các mục tiêu, các chương trình, vào nhà giáo
dc và do đó vào một nn giáo dục định hướng cho người ln khác xa
vi cuc sng toàn din ca học sinh được giáo dc.
‘Giáo dục mới’ nhắm trao ban cho mối tương quan cũ một vtrí
mới, khi đặt hc sinh làm trung tâm, là vai chính phát trin chính em,
dưới din nhng nhu cu và li ích ca chính em, vn xy ra là sự đói
khát cuc sống hơn là văn hóa. Ở châu Âu, có cuc tho lun về 'trường
22 Jacques Maritain, trong Trois réformateurs. Luther, Descartes, Rousseau (Paris,
Plon-Nourrit 1925) nói vJean-Jacques ou le saint de la nature (tr. 131-237).
23 xem J.J. Rousseau, Lettre..., in Oeuvres complètes, t. IV, tr. 932-933.
495

50.8 Page 498

▲back to top
hc tích cc', (Adophe Ferrière),24 v'giáo dc chức năng', 'trường hc
để đo lường', (Edward Claparede).25 Hoa Kcó bui nói chuyn v
'giáo dc cp tiến' (Gioan Dewey).26 Ý có cuc tho lun v'ch
thuyết hoạt động'. Gia những người Công giáo, phm cht cui cùng
đánh dấu skhởi đầu nhng nlc sửa đổi, để thích nghi vi nhng
quan điểm của con người trong phm vi tm nhìn Kitô hu vthế gii,
vgiáo dc và hun giáo.27
Lý do để 'trường hc mi' và 'chthuyết hoạt động' hin hu thì
khác nhau tùy theo các định hướng, tác givà kinh nghim khác nhau.
Đôi khi người ta làm mt stham chiếu ti nhng nét mà có thể được
so sánh vi "Hthng Dphòng" cổ điển. Khung cảnh được ưa chuộng
là khung cảnh được tách bit vi mi thứ và được bo v, giống như
vùng nông thôn. Các tngữ như kinh nghiệm, nghiên cu, công vic
tay chân, khả năng làm việc với đôi tay của mình và stqun ca hc
sinh được dùng lặp đi lặp li. Adolphe Ferrière din tcác nét cá bit
ca một 'trường hc mới' trong ba mươi chi tiết, đưa ra mười chscho
ba loi hun luyn: tng quát, trí tu, luân lý.
24 xem A. Ferrière. La scuola attiva. Florence, Bemporad 1930 XXIV-313 p.; L'école
active. Textes fondateurs, par D. Hameline, A. Jornord, M. Belkaïd. Paris, PUF
1995, 128 tr.
25 É. Claparède, L'éducation fonctionelle, Neuchâtel, Delachaux et Niestlé 1931, 266
p.; Idem, L'école sure measure. Neuchâtle, Delachaux et Niestlé 1953, 140 tr.
26 J. Dewey, Interest and Effort in Education. Boston, Houghton Mifflin Co. 1913, IX-
101 p; Dân chvà Giáo dc. New York, MacMillan CO. 1916, XII-434 p.; My
Pedagogic Creed, New York, E.L. Kellogg 1897, 36 p.; C. W. Washburne, Che
chos'è l'educazione progressiva? Florence. La Nuova Italia 1953 (n bn gc, New
York, The John Day Co. 1942).
27 É. Devaud, Pour une école active selon l'ordre chrétien. Paris, Desclée de Brouwer
1934, 368 tr. gii thích và bsung; M. Casotti, Scuola attiva. Brescia, la Scuola
1941, 318 tr.; A. Agazzi, Oltre la scuola attiva. Storia, essenza, significato
dell'attivismo. Brescia, La Scuola 1955, 244 tr.; G. Nosengo, L'attivismo
nell'insegnamento religioso della scuola media. Milan, IPL 1938, 281 tr.; Idem,
Sette lezioni di attivismo catechistico. Milan, IPL 1940, 184 tr.; S. Riva, Esperienze
e indirizzi di pedagogia attiva religiosa. Florence, LEF 1940, 184 tr.; Idem, La
pedagogia religiosa del novecento in Italia. Uomini, idee, opere. Roma, Brescia,
Antoniannum/La Scuola 1972, 379 tr.; để tho lun vchui rộng rõ ràng các nhà sư
phm và các triết gia Công giáo xem L'attivismo pedagogico. Atti del II Convegno
di Scholé, Brescia, 9-11 tháng Chín năm 1955. Brescia, La Scuola 1956, 358 tr.
496

50.9 Page 499

▲back to top
'Trường hc mi' là mt 'phòng thí nghim' của 'khoa sư phạm
thc tế'; một cơ sở ni trú ta lc nông thôn, nó chia hc sinh thành
các nhóm và để các em vào nhng ngôi nhà riêng biệt; nó ưa chuộng
dy hc nam nchung, cổ xuý lao động; ưu tiên cho các xưởng làm
việc tay chân như cửa hàng mộc, đào to nông nghiệp, được quy định
và tdo; nó dành chcho thdc tnhiên; nó tchc dã ngoi và cm
tri.
Vphn mình, giáo dc trí tumra nhng chân tri rng ln
cho tinh thn, với 'văn hóa tổng quát’ và 'chuyên biệt hóa tphát'.
Nhng schuyên bit hóa này da trên skin, kinh nghim, hot
động cá nhân và đáp ứng các li ích tphát phù hp với các giai đoạn
khác nhau theo la tui ca trem. "Công vic nghiên cu cá nhân"
được tán thưởng cùng vi tho lun nhóm. Vic ging dy chỉ được
thc hin vào bui sáng, tuân theo quy tc này: hai hoc ba môn hc
mi ngày và chmt vài môn mi tháng.
Giáo dục luân lý được thc hin từ bên trong; đứa trthc hành
dn dn cái ý thc phê phán và stdo trong bi cnh ca mt cng
đoàn vốn theo hthng 'trường hc cng hòa' hoặc 'trường hc thành
phố'. "Trường hc thành phố" được điều hành bi mt hội đồng chung
bao gồm giám đốc, giáo viên, hc sinh và nhân viên. Cộng đoàn ấy
cũng có thể theo mt loi 'quân chlp hiến' là đòi hỏi bu cử người
đứng đầu, trách nhim nhất định và các vic phân công xã hi hu ích
khác. Kiểu trường này dtính có các phần thưởng tích cc, các hình
pht hoc trng pht tiêu cực và 'thi đua'. ‘Trường hc mới’ phải có mt
môi trường tốt đẹp. Nhóm nhc và dàn hợp xướng được cxuý. Ngoài
ra còn có các bài tập hàng ngày để giáo dục 'lương tâm luân lý', và 'lý lẽ
thc tế'. Vvấn đề tôn giáo, hu hết các ‘trường hc mới’ đều tha
nhn lập trường không tuyên xưng (niềm tin)/non-confessional hoc
liên nim tin/interconfessional, khoan nhượng các lý tưởng đa dạng
mc dù có nhng nlực làm con người tăng trưởng thiêng liêng.28
28 A. Ferrière, Préface to A. Faria de Vasconcellos, Une école nouvelle en Belgique,
Neuchâtel, Delachaux et Niestlé 1915, tr. 7-20. Vào cui lời nói đầu, ông đưa ra một
497

50.10 Page 500

▲back to top
Maria Montessori (1870-1952) theo sgi ý ttâm lý và kinh
nghim khoa hc ca J.M. Itard (1775-1838) và E. Seguin (1812-1880)
hơn là từ 'giáo dc mi', nhưng bà nhập hip chúng vi kinh nghim
trc tiếp ca mình vtâm lý hc và kết thúc vi La casa dei bambini
hoc nhà tr(1907). Trong 'ngôi nhà' này và từ đó, Montessori tìm thấy
tiềm năng phong phú và quan trọng ca tuổi thơ - đây là 'khám phá về
đứa tr' ca bà - và vnhng hoàn cảnh để các em phát trin, khi hp
nht khoa học và linh đạo.29
Bin pháp smột được Montessori thc hin hti ở hành động
dphòng nhm bo vtrkhi những môi trường tiêu cực tác động là
các gia đình không uy tín hoặc các hình thc 'giáo dục cưỡng bc và
đàn áp' rộng khắp. “Trong khi bàn đến khía cnh tâm linh của đứa tr,
chúng ta không nên quan tâm nhiều đến giáo dc cho bằng đến đứa tr.
Thc tế, đứa trbiến mất như một nhân cách bên dưới giáo dc: và
điều này không chxy ra ở trường hc mà bt cứ nơi nào ta tìm thấy t
'giáo dục', cũng vậy khi nhà vi cha mẹ, người thân và bt kỳ người
ln nào có thphải chăm sóc hoặc có trách nhim vi trem. Thm chí
đối với lương tâm, giáo dục đã thay thế đứa trẻ”. Trên thực tế, cái được
gi là giáo dc này, bhxung tình trạng là đứa trbị người ln thng
trị và lèo lái đứa trẻ, là điều gây tranh cãi bt chấp các phương pháp
nào đang được sdụng để thc hin nó.
Montessori minh định: “Khi nói về giáo dục, tôi đang đề cp đến
bt kỳ cách đối xnào vi trẻ. Tôi không có ý định phân bit gia lòng
mến thương và sự khc nghiệt khi đối xvi trẻ”. Trái lại, theo
Montessori: “Đây là vấn đề đặt đứa trngay ở trung tâm, theo đúng
cách tính điểm cho các 'trường hc' ni tiếng khác nhau: 30/30 to 17½/30:
Odenwald (Đức), Bierges (Bỉ), Bedales và abbotsholme (Anh), Lietz (Đức), des
Roches (Pháp). Nơi được đề cp cui cùng, trong khi cung cp mt nn giáo dc
hoàn chỉnh cũng dành chỗ cho shun luyn Kitô giáo: xem Chuyên kho ca L.
Macario, Les Roches. Una comunità educativa, Zürich, PAS-Verlag 1969, 329 tr.
29 Đây chắc chn là lý do Montessori muốn thay đổi tựa đề ca Il metodo della
Pedagogia Scientifica applicata all'educazione infantile nelle Case dei bambini
(1909) thành La scoperta del bambino (Milan 1950, VIII-379 tr); xem Maria
Montessori e la liberazione del fanciullo, ed. Elena Faber. Rome, Cremonese 1974,
128 tr.
498

51 Pages 501-510

▲back to top

51.1 Page 501

▲back to top
cách đứa trlà, thun khiết và đơn sơ. Chắc chắn là chúng ta đã vô tình
chế ngchi non nhân linh nrộ như một thc ththun khiết và được
nạp năng lực. Chúng ta không được là “những ông chca tâm hn
đứa tr, mà chỉ đơn giản là những người trgiúp em trong khi em thc
thi các hoạt động và phát trin nhân cách của em”.” Khi còn chỗ để tr
phát trin, thì em cho thy hoạt động đáng ngạc nhiên và khả năng thực
sự đáng kinh ngạc để ci thiện hành động của em”.30
Vy vic to ra mt thế gii phù hp vi trẻ là điều không th
tránh khỏi. “Khi người ln không thay thế trẻ, nhưng chính trẻ hành
động, lp tc ny sinh nhu cu cung cp cho trmột môi trường phù
hợp”.31 “Trong môi trường này, đứa trphải được tự do hành động, c
thlà, trphải có lý do để hành động nhưng theo cách phù hợp vi em;
em phi tiếp xúc vi một người ln, vn biết lut lcai quản đời em và
người đó sẽ không gây trngi cho em, bng cách bo vem hoc
bằng cách hướng dn em hoc bng cách buc em hành động độc lp
vi nhu cu ca mình”.32
Đây là nền tảng trên đó Montessori xây dựng phương pháp của
mình; nó là dphòng khi so sánh vi các hthng hoặc phương pháp
truyn thng hoặc là đàn áp hoc phòng ngừa. Đây là một trong nhng
phiên bản độc đáo nhất và phquát nht ca 'giáo dc mi'.33 Thi k
thơ ấu có thlà thời điểm quan trọng để nhân loại tái sinh hướng ti
vic sống cùng nhau trong hòa bình. “Đứa trẻ là cha đẻ ca nhân loi và
30 M. Montessori, Manuale di pedagogia scientifica, Naples, Morano 1935 (III ed.), tr.
15-20.
31 M. Montessori, Manuale di pedagogia scientifica, tr. 20.
32 M. Montessori, Educazione e pace, Milan, Garzanti 1964, tr. 118-119.
33 xem trong snhng nghiên cu tóm tt hay nht trong Công Vụ Đại hi Quc tế
Montessori ln th11, Rome, 26-28 tháng Chín năm 1957, Maria Montessori e il
pensiero pedagogico contemporaneo, Rome. Ed. «Vita dell'Infanzia», s. d., 366 tr.;
G. Calò, Mari Montessori (1870-1952), trong J. Chateau (Ed.), Les grandes
pédagogues. Paris PUF 1956, tr. 310-336; R. Finazzi Sartor, Maria Montessori.
Brescia, la Scuola 1961, 191 tr.; A. Leonarduzzi, Maria Montessori, Il pensiero e
l'opera. Brescia Paideia 1967, 243 tr.; T. Loscho, Maria Montessori. Il progetto-
scuola nella visione ecologica dell'uomo e del bambino, costruttori di un mondo
migliore. Bologna, Capelli 1991, 202 tr.
499

51.2 Page 502

▲back to top
văn minh”.34 Thái độ cơ bản ca một người trưởng thành phi là có
“lòng quan tâm và tình yêu”.35
Một hướng đi giáo dục gần đây hơn được biu thbi cái gi là
giáo dc không chdn, cái phiên bản sư phạm, được chính Carl
Ranson Rogers dự đoán36 vtâm lý trliu không chdn hoc tâm
lý trliu lấy khách hàng làm trung tâm, do chính Rogers đề xut và
thc hành.
Đây là một hình thc giáo dc chiu dài/linear và nhất quán hơn,
khác bit vi nhng hình thc pha trn vi các phiên bn khác nhau
của khoa sư phạm cơ sở. Như với liệu pháp, cũng thế vi quá trình giáo
dc, tùy thuộc vào cá nhân để xây dng nhân cách ca mình. Cnhà tr
liu và nhà giáo dục đều tạo điều kin cho tiến trình tăng trưởng đang
khi đóng vai trò là chất xúc tác cho năng lực lành mnh và hu ích vn
phát sinh tbên trong bnh nhân và học sinh hướng ti hin thc chính
mình.37
Cbnh nhân và hc sinh sẽ được giúp đỡ để tích cc nhìn nhn
và chp nhận chính mình và người khác: đây sẽ là khởi điểm ca bt c
sự tăng trưởng văn hóa, luân lý và xã hi hiu qunào. Kết quthành
công gn lin vi chất lượng mối tương quan mà nhà trị liu và nhà
giáo dục đã có thể thiết lp và vi những thái độ theo sau nó: schân
thc, chân thành, nht quán ca mối tương quan với cá nhân và vi
nhóm, xa lvi bt kmt nnghip vnào; sxem xét tích cc, s
34 M. Montessori, La mente assorbente, hi nghthba tại đạ hi ln th8 Remo
1949 vLa formazione dell'uomo nella ricostruzione mondiale. Rome, Ente Opera
Montessori, s.d., tr. 340; Cr. R. Regni, Il bambino padre dell'uomo. Infanzia e
società in Maria Montessori. Rome, Armando 1977, 287 tr.; A. Scococchera, Maria
Montessori una storia per il nostro tempo. Rome, Edizioni Opera Nazionale
Montessori 1997, 196 tr.
35 M. Montessori, L'unità del mondo attraverso il bambino, hi nghthứ tư tại Đại hi
th8, San Remo 1949: La formazione dell'uomo...., tr. 431.
36 C.R. Rogers, Freedom to learn. Columbus Ohio, C. E. Merril 1969, X-358.
37 Trong mt quá trình phát trin tClient-centered Therapy. Its Current Practice,
Implications and Theory, Boston Houghton Mifflin, 1951, XIII-560 tr.; và On a
becoming a Person. A Therapist’s View of Psychology. Boston. Houghton Mifflin
1961, XI-420 tr.; ông kết thúc A Way of Being. Boston Houghton Mifflin 1980.
500

51.3 Page 503

▲back to top
quý trng, sự tin tưởng được tlộ đối vi tim lực và năng khiếu ca
các cá nhân; scm thông, nhờ nó mà người khác cm thy rng mình
được hiu từ chính quan điểm ca mình.
Đây là một cách không độc đoán và không rắc rối để trnên quen
vi stự do, năng lực tquyết, ý thc trách nhim và tinh thn sáng
kiến.38 Rogers nói, đây là một hoạt động trliu tâm lý và giáo dục đòi
hi những thay đổi tiềm tàng nhưng không thể tránh khi và nht quán,
trong tt ccác lãnh vc mà quyn bính và tdo gp nhau: trliu, giáo
dc, qun tr, chính trị và đủ loại cơ sở.39
Cung cp mt cái nhìn toàn cnh về khoa sư phạm cơ sở qu
không thể được, bởi vì khoa sư phạm này là mt gii ngân hà các quan
điểm và con người được phân bit qua thời gian hơn là một lý thuyết
được những người tuyên bố nó đều chia s. Chúng tôi gii hn lc ra
mt số thái độ và động cơ thúc đẩy đổi mi ni lên tnó.
Có những hướng đi khác nhau: chủ thuyết hoạt động, cộng đồng
lp hc và lp phòng thí nghim ca C. Freinet (1896-1966); tâm lý
hc không chthvà tâm lý trliu ca C. Rogers (1902-1987); năng
động nhóm, vi lãnh vc ca K. Lewis và các lý thuyết không gian sinh
động (1890-1947). Trong các hình thc bit loại hơn của nó, khoa sư
phạm cơ sở là nhánh ca sphản đối chng lại các cơ cấu chính tr
hi áp bc và thao túng vốn điều kin hoá nng ncác quá trình phát
triển văn hóa và giáo dục.40
38 xem R. Zavalloni, Educazione e personalità. Milan, Vita e Pensiero 1955; Idem La
terapia non-direttiva nell'educazione. Rome, Armando 1971, 223 tr. (đặc bit tr.
129-215); Idem, La psicologia clinica nell'educazione, Roma/Brescia,
Antonianum/La Scuola 1972, 482 tr; M-L. Poeydomenge, L'éducation selon Rogers.
Les enjeux de la non directivité. Paris, Dunod 1984, XIII-194 tr.
39 xem C. R. Rogers, Un manifeste personaliste. Fondements d'une politique de la
personne. Paris, Dunod-Bordas 1979, XIII-241 p. (nguyên bn, Vquyn lc cá
nhân. New York, Delacorte Press 1977).
40 xem Les pédagogues institutionelles do J. Ardoino et R. Lourau. Paris, PUF 1994,
128 tr.; G. Snyders, Où vont le pédagogues non-directives? Autorité du maître et
liberté des élèves. Paris, PUF 1973, 324 tr.; R. Hess, La pédagogie institutionelle
aujourd'hui. Paris, J.-P. Delarge 1975, 142 tr.; G. Avanzini, Immobilisme et novation
dans l'education scolaire. Toulouse, Privat 1975, tr. 143-154, Chap III Pédagogie
501

51.4 Page 504

▲back to top
Nn giáo dục cơ sở có mc tiêu là biến đổi shun luyện cơ sở:
trường hc, lp hc, phòng thí nghiệm đại học, văn hóa và các nhóm
làm vic từ 'được tchc' thành 'tchức'. Điều này đương nhiên ngụ ý
mt sự thay đổi triệt để trong chính cách thc những người được dy và
những người dy cùng lúc hin din vi nhau mt cách chủ động.
Trong bt kloi cai quản độc đoán và quan liêu nào, giáo viên-nhà
giáo dc biu thị các quy định, chương trình, mục tiêu, phương pháp
được áp đặt ttrên cao, và hoạt động trong cơ sở rt giống người cha
trong gia đình. Các người cha và giáo viên có mt ý tưởng được xác
định rõ ràng về điều hmuốn đề xuất như mục tiêu và nhim vca h
chlà tìm cách 'ra lnh' các thiếu niên xung quanh mà không chú ý đến
chúng khát vọng gì, hướng chiu gì, mong mun và cn gì.
Trái lại, khoa sư phạm cơ sở bênh vc quyn li cá nhân và nhóm
để tự điều hành sự tăng trưởng nhân bản và văn hóa của hqua vic t
do la chn các mục tiêu, chương trình và phương pháp: đây là quyền
tự điều hành.41
Stự điều hành sư phạm là mt hthng giáo dc ở đó giáo viên
tbyêu cu truyn tải thông điệp và từ lúc đó, xác định can thip giáo
dc ca mình bắt đầu bằng 'phương tiện' hun luyện, để hc sinh quyết
định phương pháp và chương trình sẽ được sdng trong vic học. Đây
là điều được gi là giáo dc tiêu cc ngày nay.42
Căn cứ các định hướng khác nhau, stự điều hành sư phạm đảm
nhn các hình thức như năng động nhóm, phương pháp không chỉ th,
institutionelle et révolution; L.-P. Jouvenet, Horizon politique des pédagogies non
directives. Toulouse, Privat 1982, 291 tr.
41 xem M. Lobrot, La pédagogie institutionelle. L'école vers l'autogestion. Paris,
Gauthier-Villars 1972: Phn I, Pédagogie et beuracratie, tr. 11-123; phn II,
Pédagogie et autogestion, tr. 127-277.
42 xem G. Lapassade, L'autogestion pédagogique. Paris, Gauthier-Villars 1971, tr. 5-6.
Tuy nhiên, Lapassade giải thích nó theo nghĩa 'tự do' cp tiến, để tùy các nhóm giáo
viên mang li ssng cho các tchc chống đối, cái gi là 'các thchế ni b'; xem
G. Lapassade, Groupes, Organisations, Institutions. Paris, Gauthier-Villars 1967, tr.
57-64.
502

51.5 Page 505

▲back to top
tâm lý trliu nhóm và công vic hp tác.43 Giáo viên hoc nhà giáo
dc có liên quan trc tiếp đến nhóm, nhưng chỉ là mt trong nhng
thành viên ca nó, tùy nó sdng, và hoàn toàn phục tùng nó như một
người điều hành, chuyên gia, nhà tư vấn, cvn.44 Cách giáo dục cơ sở
này cxuý một bước tiếp cn tchủ khác đối vi kiến thức, văn hóa,
cách suy nghĩ, đồng thi là mt kinh nghim vtự do và xung đột và c
nhng mi ràng buc cm xúc mnh m. Nn giáo dục cơ sở cũng dẫn
đến mt sbiến đổi sâu sc vnhân cách của người trvà khiến h
khuynh hướng đạt được mc tiêu rt xa tc là loi tự điều hành mang
tính xã hi, chính tr, dân chủ và năng động.45
Cũng có tố giác tổng quát hơn về mi nguy hiểm cưỡng bức được
to nên do hình thức sư phạm xâm ln vào tt ccác hình thc của đời
sng xã hi.46 Chính khái nim 'giáo dc' gây tranh cãi khi mọi người
hiu nó là mt cách thc cxuý sự tăng trưởng ca một người được
giáo dục, được thúc giục để đạt được các mục tiêu đã định trước: tôn
giáo, ý thc hvà chính tr; hoặc khi nó được hiu là nht thiết phải độc
đoán và cưỡng bc tbên trong. Mi sự liên quan đến thế giới sư phạm
đều bcht vn triệt để và đặc bit là khi nó trthành mt vấn đề v
phương pháp chức năng.47
43 G. Ferry, La pratique du travail en groupe. Une expérience de formation d'
enseignments. Paris, Dunod 1970, XI-227 p; M. Lobrot, L'animation non directive
des groupes. Paris Payot 1974, 252 tr.
44 Vi thời gian, ai đó đã định hình li mt cách hp lý cách tiếp cn không chth
triệt để trước đó: xem D. Hameline, M.-J. Dardelin, Liberté d'apprendre.
Justification d'un enseignement non directif. Paris, Éditions Ouvrières 1967, 341 tr.
e Idem, La liberté d'apprendre. Situation II. Rétrospective sur un enseignement non-
directif. Ibid. 1977, 349 tr.
45 xem R. Barbier, Une expérience de pédagogie institutionelle ò l'Institut
Universitaire de Technologie de Saint-Denis, trong «Những định hướng», t. 14, s
50, tháng Tư năm 1974, 218-219; M. Lobrot, La pédagogie institutionelle, tr. 5 và
203; xem M. Lobrot, L'animation non-directive des groupes....,: các đề xut khác
nhau ca A. Vasquez-F. Oury, L'educazione nel gruppo-classe. La pedagogia
istituzionale. Bologna. Edizioni Dehoniane 1975, 351 tr.
46 xem J. Beillerot, La societé pédagogique. Action pédagogique et contrôle social.
Paris, PUF 1982, 223 p.
47 A. Hocquad, Édequer à quoi? Ce qu'en disent philosophes, anthropologues et
pédagogues. Paris PUF 1996, 263 tr.: Vnhững quan điểm duy nhân vvà duy nhân
503

51.6 Page 506

▲back to top
Nhìn theo cách này, nhng dphòng strthành sự cưỡng bc.
2. Phc hi, tái thiết, tái xây dng
Trong scác công thức khác nhau được đặt ra để đáp ứng các nhu
cầu và đề xuất lâu đời và cấp bách, ‘Hệ thng Dphòng mới’, với
thành ngni tiếng thường dùng “Với Don Bosco và vi thời đại”, đã
xâm nhp. Công thc mi này là kết quvà gần như là sự khai trin
nht thiết ca hai công thc phổ quát hơn: 'tân phúc âm hóa' và 'nền
giáo dc mi'.
Trong Tông hun Christifideles Laici của Đức Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II, ngày 30 tháng Mười Hai năm 1988, giữa những điều mi l
trong vic loan báo Tin Mừng, chúng ta cũng thấy những người tham gia
tích cc mới như giáo dân và, giữa giáo dân là gii tr: hlà những người
thụ hưởng nhưng cũng là "nhân vật hàng đầu trong công vic loan báo Tin
Mng và những người tham gia vào canh tân xã hội.”48
Theo chân Don Bosco, bu khí mi trong lch s, cvdân sln
Giáo hi, không kém khn cp dẫn đến mt nn giáo dc mi, mt nn
giáo dc sáng to và trung thành nhm tạo ra ‘con người mới’.49 Ngay
chình thc giáo dc mới này rõ ràng mong đợi gii trtham gia tích
cc; hlà những người thừa hưởng sự chăm sóc đầy tình phtvà mu
tca các nhà giáo dục, đóng vai trò là người cha/người mhoặc người
thay thế cho h. Chai cùng làm vic với nhau: “Người trlà mt cá v
tích cc trong thc hành giáo dc và phi cm thy thc scan dvào
vai trò là người tham gia tích cực hàng đầu trong công vic nghthut
bn, nhng câu trlời ưu thắng vốn được ly cm hng tchủ nghĩa hiện sinh ca
Sartre, theo hình thc chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa nghi vấn, chủ nghĩa hư vô, và
mt chủ nghĩa hạnh phúc mơ hồ hoc các chức năng hữu ích vkinh tế hoc chuyên
nghip.
48 Tông Hun Christifideles laici, 30 tháng Mười Hai năm 1988, no. 46; E. Viganò, La
Nuova Evangelizzazione, Atti del Consiglio generale della Società salesiana, s331,
tháng Mười-Mười Hai năm 1989, tr. 3-32, đặc bit tr. 21-22.
49 E. Viganò, Nuova educazione, ACG n. 337, a. 72, tháng By-Chín năm 1991, tr. 3-
43.
504

51.7 Page 507

▲back to top
ấy”.50 Điều tiếp ni, hầu như nhất thiết, là ý tưởng vmt "Hthng
Dphòng mới" tương đương, theo người đã đưa ra công thức này, “để
khai mào đặc sng của Don Bosco hướng ti thiên niên kthứ ba”.51
Thc s, gc rcủa ‘Hệ thng Dphòng mới’ thì vững chc, và
chính tchúng mà chúng ta có ththy mt 'Hthng Dphòng mới’
được khai sinh thc svi các hình thc cp nht có giá trln lao cho
tương lai. Nó chứa đựng các nguyên lý được phú cho tiềm năng vô tận.
Nó cũng chứa đựng nhng gi ý mang ly nhng khthphát trin; có
nhng chi non sn chnhoa và phát trin.
1. Ngay ban đầu, điều ni bt là nhân cách ca mt nhà giáo dc
vĩ đại; vị đó tập hợp nơi mình tất cnhng lo lng ca rt nhiều người
khác vn hiến mình để cu ri gii trtrong cùng thế kỷ trong ý định
dphòng, não trạng, phương tiện và phương pháp của họ. Điều liên kết
hchính là họ đều đam mê cứu rỗi (theo nghĩa rộng nht ca nó) gii
trẻ, mà Don Bosco đã diễn đạt trong nhng vin cnh và dphóng rng
ln riêng bit.52 Mọi người đều được bao gm trong nhng vin cnh
này, nhưng người ta ưu ái đặc biệt đối vi gii trvà, gia chúng là
nhng em gp nguy him: từ Đông sang Tây, tBc chí Nam, t
Valparaiso, Chile, đến Bc Kinh, Trung Quc, từ Châu Âu đến Châu
Phi và Úc.
Don Bosco mang một xác tín kiên định, rt mc Công giáo rng
“Đức tin không có việc làm là đức tin chết”, rằng đức ái và vic lành là
con đường chc chắn để làm chng cho stht Thiên Chúa là tình yêu.
Công vic ca nhà giáo dc là mt quá trình phát minh liên tc, hay tt
hơn là khả năng nắm bắt đúng thời điểm, đúng chỗ để hành động, vi
trc giác thc tế. Hthng Dự phòng được Don Bosco trình bày rõ
50 E. Viganò, Nuova educazione, tr. 13-14, 18-19, 30.
51 E. Viganò, Nuova educazione, bình lun về Strenna 1995, Được mi gọi đến vi t
do (Gal 5:13), chúng ta hãy tái khám phá Hthng Dphòng bng cách giáo dc
gii trvcác giá tr. Rome, FMA 1995, tr. 9-12; Idem, Un nuovo sistema
preventivo, BS 119 (1995) số 4, tháng Tư, tr. 2 (một bn tóm tắt đơn giản ca bài
bình lun)
52 Xem những gì được đề xuất trong Chương 8.
505

51.8 Page 508

▲back to top
ràng trong bài tiu luận năm 1877, nhưng đã được sng và thc hành
trước đó, là một trong nhng công trình giáo dc bt ngờ nhưng đáng
ngạc nhiên và đúng thời này, tri hiện lúc ngài trưởng thành vtôn
giáo. Hthng Dphòng là kit tác ca mt nghnhân, mt nghệ sĩ,
kiến trúc sư và nhà xây dựng: Don Bosco. Và giống như bất knghệ sĩ
thc thnào, ngài cho thy skhác bit gia những gì được tưởng
tượng và lên kế hoch và nhng gì thc sự được thc hin và diễn đạt.
2. Vì lý do này, ‘điều được diễn đạt’, ngay cả vi nhng hn chế
ca nó, là một điều gì đó phong phú ngoại thường, điều mà nhng
người thc hành nó có thể đọc và din gii li trong hin ti và trong
tương lai; họ có thtrân trng nó và uốn cong nó để phù hp vi nhu
cầu hành động mới. Không đi quá xa khỏi những ý tưởng vĩ đại vn
cung cp thông tin cho nó, thế là đủ. Mt số ý tưởng trong đó bắt rt
đức tin, và nhng thứ khác nơi cuộc sống hàng ngày: “Để làm sáng
danh Chúa và cu ri các linh hồn”. “Một đức tin sc so, nim hy
vng kiên định và đức ái nồng nàn”; “Một Kitô hu tt và công dân
ngay thẳng”; “sự vui v, hc tập và lòng đạo đức” ba chữ SSS; năm
chữ SSSSS; “loan báo Tin Mừng và văn minh”.
Chúng ta cũng không được bqua những định hướng phương
pháp lun lớn lao: “Hãy làm cho chính con được yêu trước khi làm cho
người ta kính sợ con” hay “nếu con muốn làm cho người ta kính s
con”, “hơn là làm cho người ta sợ con”; “Lý trí, tôn giáo và lòng mến
thương”; “người cha, người anh, người bạn”; “sự thân tình đặc bit
trong gigiải trí”; “để chiếm được cõi lòng”; “một nhà giáo dc là mt
người tn hiến cho li ích ca học sinh”; “thoải mái tdo chy nhy và
la hét tuỳ thích”.
3. Nhưng nếu chúng ta mun nhng kinh nghiệm, ý tưởng và h
thng ca Don Bosco không kết tn chlà mt di sản được bo vd
di song thc sự hình thành bước khởi đầu đổi mi giáo dc tht s
cho gii trmi và cho thời đại mới và thay đổi sâu sc, thì chúng
phải được nghiên cu sâu rng; chúng phải được xem xét cn thn,
được hòa nhập, được cp nht vlý thuyết và thc tế.
506

51.9 Page 509

▲back to top
Hthng Dphòng của Don Bosco được khai sinh và được trình
bày trong mt thế gii hn chế, chyếu được tp trung vào kinh
nghim Nguyn xá Valdocco, Turin, mặc dù nó được đề xut cho nhng
tình hung khác nhau khắp nơi. Ngày nay, ta đòi hỏi Hthng này
phải đáp ứng thách thc ca thế giới người trmà thm chí tquan
điểm định lượng đưa ra những vấn đề mà không mt chút nào có thso
sánh vi bt cvấn đề nào ca thế k19. Trong scác vấn đề ni bt
hơn, ta có thể lược ra bn vấn đề sau đây:
a) ‘Giới trẻ’ trải rộng vô định khi so sánh với ‘giới trẻ’ của thế
k19, ngay cchtrên din nhân khu hc;
b) Độ tui mrng ca gii trtthời thơ ấu ngn ngi ca
quá kh, 1-6/7 tuổi, đến độ tuổi nào đó có thể bao gm
25/30 năm đầu đời;
c) Gii trthy mình sng trong vô shoàn cnh khác nhau.
Theo các tiêu chuẩn được sdng trong thi Don Bosco,
không chvkinh tế, xã hội và văn hóa, mà cả luân lý và
đạo giáo, hu hết những người trngày nay có thbcoi là
‘gặp nguy hiểm’, 'bị bỏ rơi', 'nghèo';
d) Sự đa nguyên văn hóa ngoại thường, thường liên quan đến
sự xung đột mà người trtri nghim ngày nay.
4. Vì nhng lý do này và nhng lý do khác, githuyết giáo dc
nguyên thuỷ dường như đã bị thay thế. Nó to ra mt hthống cơ sở,
riêng bit, phi chính tr. Hthng Dphòng phải được viết li và
được thc hiện nơi nhiều phiên bản để tiếp cn toàn bnhng người
liên quan, hơn kém minh nhiên và được liên kết cách hthng vi quá
trình trưởng thành, bắt đầu vi những người lãnh đạo: cha m, giáo
viên, các nhà giáo dc khác, hc sinh và những người được giáo dc
theo bt chình thc kiu mẫu nào. Đương nhiên, chúng ta phi ý
507

51.10 Page 510

▲back to top
thc có nhng lực lượng khác nhau và đối nghch vn sẽ được gii
quyết mt cách hp tác từ quan điểm sư phạm.53
Để gii quyết chúng, những người sau đây cần phi tham gia: các
chính trgia, các nhà kinh tế, nhà tchc hc thuật, đa phương tin, các
hip hội văn hóa và thể thao, câu lc bgii trí, nhà th, các ý thc h,
qun trviên mi bình din. Tbây gitrở đi, không có ngành giáo
dục cơ sở nào có thể được coi là tự đủ. Và thậm chí ta cũng không thể
thc hin vic duyt li lý thuyết vHthng Dphòng ngoi trtrong
phm vi rng là các cuc tho lun về văn hóa, xã hội và chính tr.
5. bình din giáo dc chính thc, ni bt lên các nhu cu sau
đây: sự nhn thc ngay thng rng có các yếu tkhiếm khuyết và thoái
hóa trong Hthng Dphòng truyn thng; yêu cu mt nlực để to
ra và xây dng li Hthng y gần như từ chính nhng nn tng ca
nó. Có mt sphn ca Hthng Dphòng mà Don Bosco không th
khám phá sâu sc và thc hiện đầy đủ do nhng hn chế cá nhân, văn
hóa cũng như hoàn cảnh lch s.
Điều ni bật trước hết là các lĩnh vực chính tr, xã hi và giáo dc
chính quy, mà không bqua vic xem xét ni dung luân lý mnh mẽ đã
hin din rng rãi trong Hthng y.54
Ở đây có một nhu cu rõ ràng là tham gia vào mt nghiên cu
bit loi vlý thuyết và kthut cthcủa “Người Kitô hu tt và
53 xem P. Braido, “Pedagogia dell'identità, della differenza, della solidarietà”, trong
Orientamenti Pedagogici 37 (1990) 923-930. Chúng ta không thể bỏ qua nghiên
cứu, suy tư và các tác phẩm về 'xã hội phức tạp' và 'xã hội giáo dục': xem ví dụ, As.
Pe. I., Per un'educazione nuova di fronte alla società complessa. Công vụ của Đại
hội Quốc gia thứ 18, Catania, 3-7 tháng Mười Một năm 1987, Catania C.U.E.C.M.
1989, 229 tr.; G. Angelini et al, Educare nella società complessa. Problemi
Esperienze Prospettive. Brescia, La Scuola 1991, 225 tr.; N. Galli, Educazione
familiare e società complessa, Milan, Vita e Pensiero 1991, 482 tr. (với một thư mục
tham khảo đầy đủ, tr. 455-472); xem S. Colonna, Senso di una pedagogia della
«società educante». Lecce, Milella 1978, 246 tr.; Idem, Società educante e
umanizzazione sociale, Ibid 1979, 252 tr.
54
xem for example, F. Desramaut, L'azione sociale dei cattolici del secolo XIX
e quella di don Bosco, trong L'impegno della famiglia salesiana per la giustizia.
Leumann-Torino, Elle Di Ci 1976, tr. 21-77; đặc biệt tr. 46-75, L'azione e il pensiero
cristiano di don Bosco.
508

52 Pages 511-520

▲back to top

52.1 Page 511

▲back to top
công dân chính trực”.55 Triệt để xem xét li cm tính, gii tính và tình
yêu nhân linh liên quan đến các la chọn ơn gọi khác nhau, điều y
không kém thiết yếu. Vic tái xem xét triệt để này khn cấp đòi hỏi mt
hthng làm cho cm tính, lòng mến thương và những thc tại tương
ttrthành mt trong nhng nn tng ca nó.56 Tht vy, mc dù nó có
tham vng trthành mt hthng mvà mt hthng dành cho gii
tr, thì có lkhông quá hiếm, Hthng Dự phòng đã chứng minh là
mt hthống đáng ngờ, khá thn trọng, đôi khi dửng dưng, sợ hãi, thn
trng và nghiêng vvic kim soát và câm lng.
Mt mc thba cn bsung là mt strân trng tích cực hơn
và vic sdng rõ ràng hơn những năng lực bên trong ca gii tr
nại đến nhiều hơn tính tự qun cá nhân và nhóm trong khuôn kh
cng tác giáo dc và thm chí là mt phn ca hoạt động ging dy và
hun giáo.
Cui cùng, chúng ta cần vượt xa hơn văn hóa ‘truyền thống’, một
cái nhìn thc dng về điều chúng ta hiu 'nghnghiệp', ‘học sinh’,
‘người thợ’ hoặc công nhân trlà gì. Vic duyt li Hthng Dphòng
cũng đòi phải vượt thng mt nền văn hóa độc đoán phổ biến, khép kín
vào tự do đọc sách, nghiên cứu cá nhân, đối đầu và tranh lun.57 Vi
văn hóa công nghiệp tiên tiến và các vấn đề xã hội liên quan, và nơi
sinh ca Hthng Dự phòng, Turin đã nhận ra mt shn chế mnh m
55 xem P. Braido, “Una formula dell'umanesimo educativo di don Bosco: «Buon
cristiano e onesto cittadino»”, RSS 13 (1994) 75.
56 xem P. Braido, La prassi di don Bosco e il sistema preventivo, trong Il sistema
preventivo verso il terzo millennio. Rome, Editrice SDB, 1995, tr. 145-148. X.
Thévenot nhấn mạnh về điều này trong các nghiên cứu của ông được trích dẫn trong
thư mục tham khảo. Các yếu tố xem xét lại và đề xuất liên quan đến một vấn đề mới
liên quan đến kinh nghiệm của Don Bosco có thể được tìm thấy trong công trình
hợp tác được C. Semeraro biên soạn, Coeducazione e presenza salesiana. Problemi
e prospettive. Leumann-Torino, Elle Di Ci 1993, đặc biệt tr. 81-151, Coeducazione
tra storia e vita salesiana.
57 Đối với một số xem xét rời rạc xem F. Desramaut, Don Bosco e l'indifferenza
religiosa, trong C. Semeraro (Ed.), I giovani fra indifferenza e nuova religiosità.
Leumann (Turin), Elle Di Ci 1995, tr. 143-160.
509

52.2 Page 512

▲back to top
của văn hóa Salêdiêng: cực ktruyn thng và bo th!58 Vba tln
lao được sdụng để din tHthng Dphòng, có vtừ "lý trí" đặc
bit cn phải đòi lại ý nghĩa đầy đủ và các chức năng lý thuyết và thc
tin ca nó: hiu, giải thích, phán đoán và quyết định. Bng cách này, lý
trí có thể là người bo vcho cm tính và tính tôn giáo, một hướng dn
thc tiễn được soi sáng để hành động, chìa khoá cho cuc sng luân lý
và là nơi cho những trc giác sáng to kp thi.59
6. Hthng Dự phòng ra đời và phát trin qua thiên niên k,
trong bu khí tôn giáo, Kinh thánh và Kitô hu. Giờ đây nó cần mt
nn tng nhân hc và thn hc mi và mnh m, mà có thkhôi phc
và cng cnn tng thc tin và có tính duy luân lý mong manh ca thế
k19. Tm nhìn thn học đó giả định sphản ánh trước đây của mt
nhân vt có lý trí về con người, vvic là mt thanh niên hay thiếu n
có nghĩa là gì.
Bước khai mca cun Émile theo Rousseau tnó, per se,
không phi là lạc giáo. Christopher de Beaumont đã có thể nm bt
cơ hội không phải để lên án nhiu cho bng minh tgiáo hun Công
giáo vnhng hu quca ti nguyên ttrong dòng giống Ađam.
Con người là thto ca Thiên Chúa; trong cu trúc thiết yếu và
nguyên bn của mình, con người là mt giá tr, một cái gì đó tốt.
Cu trúc thiết yếu này không bphá hủy cũng không bị hng trong
'tính tnhiên' ca nó.
Ti nguyên tbiu thtình trng bị tước btình trng công chính
và do đó trở thành nô lcủa Satan (điều này không có nghĩa là Satan đã
chiếm hữu con người), bị phơi trần cho đau khổ, chết chóc, thiếu shòa
hợp ban đầu giữa các giác quan và năng lực tâm linh. Nhưng các năng
lc này vn gigiá trni tại và động lc ca chúng.60
58 xem G. Pollano (Ed.), Cristiani e cultura a Torino. Công vụ Đại hội ở Turin, 3-5
tháng Tư năm 1987. Milan. F. Angeli 1988, tr. 41-44.
59 xem M. Pellerey, La via della ragione...., tr. 385-396.
60 “Yêu bản thân” khác biệt trong quan niệm của Rousseau về nó: đó là lòng tốt tự
nhiên của cá nhân. Giáo dục có nhiệm vụ để nó phát triển chính xác vì, do hậu quả
của một xã hội bệnh hoạn, nó phải phát triển thoát khỏi bất kỳ liên hệ nào với nó.
510

52.3 Page 513

▲back to top
Sbt hài hòa y thhin qua những đam mê lạc li không
còn da vào ân sng theo lut tâm linh, qua tham dc khiến lý trí và
ý chí thc ssuy yếu khi chúng cố đạt được mục tiêu đúng đắn ca
mình, đó là, điều gì là đúng và tốt, nhưng nó không dẫn đến sự hư
hoi ni ti.
Những đam mê như yêu chính mình, xu hướng yêu và bo v
chính mình, snhy cm và cm tính, vn có tính chất hướng tới lương
thc hay dục tính, điều y, t, per se, không tiêu cc; chúng ch
không tòng thuc lut lý trí và ân sủng như nguyên thuỷ thôi. Và do đó,
nhbn tính phù hp vi tt cả các năng lực của con người và nhân
sng cu chuc, tt ccác khả năng xây dựng li kế hoạch ban đầu ca
Thiên Chúa trong mi con người, trong scông chính và thánh thin,
vn tn tại, được smi mca Tin Mng tái to.61
7. Cũng thế, chúng ta có thể nói như vậy vphn thhai mà
Rousseau tuyên b. Xã hi hc gii trvà tâm lý ca việc trưởng thành
mà Don Bosco thích gn kết vi các công thức khá cơ bản ngài có,62
chúng có thtùy ý sdng tt ccác công cmà Don Bosco không th
tưởng tượng được, các công ccn thiết để mô tvà gii thích các
nguyên nhân, hiu quvà bin pháp của điều đã trở thành “thoái hóa
trong bàn tay con người”, so với tình trng nguyên thuca chúng. C
bình diện địa phương lẫn vùng miền và hơn thế na, tiếp tc vic
nghiên cu cn thiết với thông tin được trình bày chính xác, có h
thống và được ni kết hơn về tình hình thc tế ca gii trqulà có th
Đây là điểm mạnh của Rousseau về mặt nhân học: thông qua các ý tưởng giáo dục
về sự an lành, tốt đẹp, tự do, hạnh phúc được thăng hoa và trở thành ý tưởng đạo
đức. Nhưng điều đó có nghĩa là bị đóng mình trong sự ích kỷ của Émile, bị cướp
mất sự quan tâm thực sự, khả năng xã hội, ý thức nhân loại chung. "Các trường học
mới" đã không theo Rousseau trong việc này, thay vào đó họ kiên quyết mở ra với
khả năng xã hội. (xem A. Ravier L'éducation de l'homme nouveau. Essai Historique
et Critique sur le Livre de l'Émile de J. J. Rousseau, t. II. Paris, Éditions SPES 1941,
tr. 505-509).
61 Ở những nơi khác, chúng ta nhận thấy sự nhấn mạnh về mặt luân lý trong linh đạo
sư phạm của Don Bosco, thiếu rõ ràng các khía cạnh tín lý cơ bản: xem P. Braido,
La prassi di don Bosco..., cũng trích dẫn ở đó một ghi chú của P. Stella, Don Bosco
nella storia della religiosità cattolica, tập II, tr. 116-117.
62 xem Chương 9, §1 và 2.
511

52.4 Page 514

▲back to top
được. Chbng cách này ngôn ngữ cũ và mới có ththắng vượt tình
trng ca nó chlà thut ng, vì nó phn ánh các khái nim có tht và
kêu gọi hành động: nghèo đói, bị bỏ rơi, nguy hiểm, thiếu thn, skhn
cc xã hi, bo lc; nhu cu, nguyn vọng, cơ hội, giá tr; giáo dc gia
đình hoặc trường học đang trong khủng hong hoc thiếu hoc thm chí
lch lc; xã hội ‘nguy hiểm’ sinh ra trẻ em ‘gặp nguy hiểm’; ' các cơ sở
giáo hội ‘khép kín’, ‘xa lạ’. Giáo dục và sư phạm kêu gi một trí tưởng
tượng sáng to liên tc, thay vì mt mi lặp đi lặp li các công thc.
8. Mt tm nhìn thn hc nghiêm túc cũng đúng đắn hướng dn
chúng ta hiu hoàn cnh thc sca những người tham gia chính trong
quá trình trưởng thành, tiềm năng của h, những năng lực hcó và nhu
cầu được tôn trng và htrkhi chúng phát trin. Strgiúp này phi
được cung cp thông qua các ngun và cách tiếp cận khác nhau đối vi
thời thơ ấu, thiếu niên, thanh thiếu niên và trưởng thành. Vic chúng ta
da vào các nguồn này không có nghĩa là chúng ta đang theo Chủ nghĩa
Tự nhiên như được Komenski, Locke, Rousseau và Montessori, hoc
'các trường phái mi' bi 'chthuyết hoạt động', và 'sư phạm tchc',
đã nhìn, đã quan niệm và thc hin trong các bi cnh lý thuyết khác
nhau.
Chúng ta không phải là ‘những người sùng bái’ trẻ em hay gii
trẻ để hiu nhng khám phá lch sthc sự được thc hin. Nhng
nim tin nhân hc và thn học cũ cũng như được cp nht có thxác
nhn và làm phong phú nhng khám phá này. Mt mt có mt khuynh
hướng bẩm sinh hướng ti hnh phúc, eudaimonia, trong mi con
người. Về điều này, các nhà luân lý vĩ đại ca Hy Lạp đã viết nhng
trang sách cao siêu mc dù dành cho nhng kẻ ưu tú và các nhà thần
hc Kitô hữu vĩ đại trong các thế kỷ đầu tiên và thi Trung Cổ đã đón
chào nó trong các tác phm ca h.
Đây là khởi điểm ca mi hành trình giáo dục và luân lý đích
thc bình din nhân bn vốn đòi phải huy động mi sc lc, tâm linh,
thcht và tinh thn của con người, có khả năng đạt ti nhng luật chơi
liên tục thay đổi: shin thc mt cuc sống đầy đủ, cá nhân và xã hi.
512

52.5 Page 515

▲back to top
Thêm vào tt cnhững điều này là ân sng dồi dào được truyn
vào con người qua Bí tích Ra Ti: chia sssng thn linh, các nhân
đức đối thn và luân lý vn bo vệ nó và giúp nó tăng trưởng ti hnh
phúc đạt được trong cuc gp gỡ hưởng kiến Thiên Chúa.
Khoa sư phạm nhân bn và thn linh gặp nhau để mang li hnh
phúc cho con người, vốn được thăng hoa trong những Mi Phúc Tin
Mng. Gii trscó thcông bnhng mi phúc này vì nhng khát
vng và thôi thúc tuổi các em, nhưng các em sẽ nghiêm túc và có
trách nhim công bchúng chkhi nào các em trong hoàn cnh t
mình làm điều đó, nhờ vào khoa sư phạm lưỡng din song thng nht
của Thiên Chúa và con người.
9. Từ quan điểm này, nại đến tt ccác kinh nghim và loi kiến
thc có thcung cp cho chúng ta, thm chí thông qua bn tính và lý
trí, thông tin vhoàn cnh và dthế thc scủa các giai đoạn khác
nhau ca gii trtrthành mt bn phn. Vì mt nn giáo dục đúng
đắn, chúng ta có rt nhiu công trình nghiên cứu để tùy ta sdng và
thông tin chính xác vmt khoa hc, cvtm quan trọng cơ bản ca
thời thơ ấu và sphc tạp tâm lý và văn hóa của tui thanh thiếu niên.
Liên quan ti thời thơ ấu, không có thn hc vti lỗi đích thực nào
khiến chúng ta phnhận điều mà kinh nghim và khoa học đã khám
phá và đã công khai về nhân đức nguyên thy của đứa tr. Trc giác
ca các nhà giáo dục vĩ đại, từ Froebel đến Aporti, đến Montessori, đều
đồng ý vi dliệu được cung cp bi các ngành khoa hc về đứa tr:
đứa trshu mt tiềm năng to lớn về năng lực sáng to tuyt vi mà
nếu không bxáo trn tn gc rca nó, có một tác động mang tính
quyết định trên tương lai của nó, khi tnhững năm đầu tiên.
Tâm lý hc hiện đại và đặc bit là tâm lý hc chiu sâu, trong các
nghiên cu vtâm thần người lớn, đã tìm thấy bng chng vnguyên
nhân sâu xa tthời thơ ấu xa xôi ca một người trưởng thành, du vết
ca nhng khiếm khuyết trong tính cách, ri lon và mt cân bng tâm
513

52.6 Page 516

▲back to top
lý.63 Nhưng gán những nét tiêu cc này vn có thxut phát trt
nhiu bi cảnh trong gia đình và xã hội cho thời thơ ấu slà sai lm:
nhng thiếu sót, xung đột gia vchồng và gia đình, sự bbê, nhng
tổn thương, bạo lc và nhng gì có thxut phát tbnh lý thcht và
tâm lý trong ý thc hoc vô thức. Được công nhận như vậy tchính
nn tng và trong môi trường ca nó, tuổi thơ chắc chn phải là điểm
quy chiếu hàng đầu và đặc ưu cho một nn giáo dc dphòng có trách
nhim.
10. Bt cai mt cách chuyên nghiệp bàn đến các giai đoạn phát
trin liên tiếp của người trẻ, trước hết phi cn thn vi bt kvic
huyn thoi hoá nào vtui thiếu niên, khi bqua thi khoc giai
đoạn lch sử trước đó.
Nền văn chương khởi hng Don Bosco viết Người bạn đường
ca gii trcó thkhiến ai đó hiểu tui thanh thiếu niên dưới din ca
Rousseau ít nht là mt cách phiến din và vô thức, như một 'ln sinh
thhai' trong trng, mt 'khởi đầu mi', mà không có bt kkhon n
hay ràng buộc nào. Trong giai đoạn này, tiềm năng tích cực đan xen với
nhng thiếu sót và khiếm khuyết do giáo dc hoc giáo dc kém, hoc
thiếu giáo dục trước nó. Tâm bnh hc trem và thanh thiếu niên nhm
chính xác đến vic tách bit các dị thường rõ ràng do chính quá trình
tăng trưởng tcác bnh lý vi nhng ci rễ xa xôi đã bắt đầu chuyn
động và cn nhng can thip tâm lý liu pháp và giáo dc.64 Vic phòng
ngừa được cng hiến lúc đầu (Phòng nga sơ cấp) đôi khi cũng có thể
trthành phòng nga, vn tt cho những năm tiếp theo (Phòng nga
thcp). Theo dòng phát trin này, chúng ta có thxác tín rng kinh
nghim dự phòng ban đầu ca Don Bosco, ct yếu thuc loại sơ cấp, có
thể được tri rng ti tt ccác hoàn cnh phát trin nhân bn, ngay c
nhng hoàn cnh phc tp nhất cho đến bình din thhai và thba.
63 M. Montessori, L'intelligenza absorbante and L'umiltà del mondo attraverso il
bambino: các can thiệp tại Đại hội Montessori quốc tế VIII, San Remo, 22-29 tháng
Tám năm 1949, tr. 369-383 và 528-537.
64 V.L. Castellazzi, Psicopatologia dell'infanzia e dell'adolescenza: Le nervosi. Rome,
LAS 1988, 156 p.; Le psicoso. Ibid. 1991, 159 p.; La depressione, Ibid, 1993, 174 p.
514

52.7 Page 517

▲back to top
Dù sao đi nữa, ngay từ đầu, Hthng Dự phòng đã được thc thi
cbình diện sư phạm và tích cc và cả ở bình din trgiúp xã hi,
bng nhng can thiệp khác nhau, đến mc bây gichúng có vphù hp
hơn nhiều so với lúc trước.65
12. (NB, 11 bbqua trong bản văn gốc tiếng Ý!)
Skin có cùng mt mục đích cuối cùng, các mục tiêu đa biệt và
các con đường khác nhau phải theo trước hết mun nói mt skết ni
đa dạng và phm cht ca mục đích cuối cùng. Mục đích cuối cùng này
có thể được diễn đạt cách hp pháp và tóm tt trong thut ngcổ điển
'Scu rỗi'. Nó cũng có thể được đặt ngang hàng vi sthánh thin,
nếu điều này không đồng nht vi sthánh thiện được tuyên thánh
hoặc tương tự như vậy nhưng được hiểu theo nghĩa nguyên thuỷ ca
nó: “Sống trong Chúa Kitô, luôn trong tình trng ân sủng”, có một
nhn thức vĩnh viễn vphm giá Kitô hu là con cái Thiên Chúa, mc
dù đôi lúc là đứa con 'hoang đàng' của Thiên Chúa.
Xét như các cấp độ khác nhau ca vic thuc về Vương quốc
Thiên Chúa trên trái đất, Don Bosco viết vchúng trong Phác hoLch
s(1862), ghi li bảng cân đối hai mươi năm làm vic gia các thanh
thiếu niên, như chúng tôi đã nhận xét. Điều ngài viết thì ý nghĩa và mở
ra skhai trin rộng hơn.66 Nó bàn đến nhng gợi ý ban đầu cthcho
mt kiểu sư phạm khác biệt nào đó. Chúng ta có thể nói vnó và thm
chí bắt đầu các yêu cầu khác nhau được đưa ra cho giới trtrong các
khung cảnh cơ sở giáo dc khác nhau: nguyện xá, trường ni trú, nhà
lưu trú và Tiểu Chng Vin.
13. Có mt skhác bit khác cần được xem xét liên quan đến
giáo dục và nó liên quan đến hai định hướng sư phạm cơ bản:
a) Khía cạnh được cá vhóa hoặc đúng hơn nhân vị hóa ca
65 Như đã chỉ ra trong thư mục tham khảo, những đóng góp sâu sắc của Giancarlo
Milanesi và những người khác có ý nghĩa trong thứ tự suy nghĩ này. Họ đã thấy làm
thế nào để hiểu và đề xuất lại - về mặt lý thuyết và thực tế - Hệ thống Dự phòng như
một điều gì đó mang tính đa môn học, lịch sử, xã hội học, tâm lý học, sư phạm.
66 xem Chương 11, §4 và 5 và Chương 13, §6.
515

52.8 Page 518

▲back to top
hành trình giáo dục, liên quan đến tdo ca học sinh, được
coi như một cá nhân hoc một nhóm, đòi hỏi stqun khi
la chn các mục tiêu và phương tiện và phương pháp để
đạt được chúng;
b) Tính đa nguyên giáo dục hp pháp vn xem xét shoàn
cảnh gia tăng mà trong đó người trln lên ngày nay.
Đây là điều hầu như bị Don Bosco và các cng tác viên ca ngài
bqua, vì hlàm vic trong mt thế giới cơ bản là thun nht, hoc
mt thế giới được coi là như vậy, và cùng mt hthng có thddàng
chuyn sang nhng thế giới đa tạp hơn do giới tính, sc tc và hoàn
cnh chính tr, xã hội và văn hóa.
14. Kết qulà nhân vvà hoạt động của người được giáo dục đã
thay đổi. Điều này đã được chng minh bng nhng phát hin gần đây
và tiên tiến nht ca những người bênh vc chthuyết hoạt động và sư
phạm cơ sở, và bi các hiện tượng thích đáng và liên tục ca sphn
kháng và tự điều hành. Skin rng mt skhi hng mang tính ý thc
hkhông loi bthc mc hp pháp mà hnêu lên. Nó cần được đánh
giá và đáp lại bng các cách tiếp cn phù hợp hơn với tt cnhng khác
bit này. Snghiên cu các nn tảng văn hóa, khoa học và kthut ca
nhng can thip khác nhau có thgiúp ích.67
Vi shn chế này, chủ trương rằng Hthng Dphòng có th
được liên kết mt cách có li vi các hình thc khác nhau ca ch
thuyết hoạt động, tcai qun và tự điều hành và các phiên bn ca các
hình thức này tương xứng vi sự trưởng thành đã đạt được qutht hp
lý. Đúng là thế, cách riêng trong thi niên thiếu và thanh niên-trưởng
thành. Bt ksbi quan tin quan niệm nào đều có thể có xu hướng
xem hoạt động giáo dc là mt loi htrdai dng nhm bo vệ người
yếu hoặc người trgp nguy him hoc trvthành niên nghèo kém
may mắn nào đó phải bị phơi trần. Tâm lý hc vsphát trin, tâm lý
hc chiu sâu, tâm lý xã hội, tâm lý gia đình và các cơ sở, có thcung
67 xem P. Braido, Appunti per una interpretazione pluridimensionale della
«constestazione giovanile», trong «Orientamenti Pedagogici» 15 (1968) 1284-1304.
516

52.9 Page 519

▲back to top
cp nhng chdn hữu ích để nghĩ ra các giải pháp thuc nhiu loi
khác nhau, được phân bit rõ ràng và ly cm hng tquá trình hình
thành dn dn và cm thc về điều khth.
Vào lúc din ra các cuc biu tình ca gii trẻ, Achilles Ardigo đã
thi mình câu hỏi này: “Chúng ta có thể githuyết một văn hóa giới
trẻ như một cu tsinh tca mt sc mnh canh tân, có lngay c
mt cuc cách mng vnền văn minh về sự hưng thịnh mt phn ca
thế giới? Dường như phù hợp vi tình trng hin ti ca mi thtrong
mt xã hi ca các tchc khng lhoc mi thứ trong giai đoạn biến
đổi tiên tiến. Cuc nói chuyn trở nên khá khó khăn và kiêu căng ở
điểm này”.68
15. Chúng ta càng nhn mạnh đến phẩm giá, nhân đức và vai trò
tích cc ca trẻ em và người tr, thì nhu cu ca nhà giáo dc phi
đóng vai trò người đổi mi càng ln. "Cuc cách mng Copernic" trong
giáo dục và sư phạm này phải được coi là mt cuc chinh phc rõ ràng.
Don Bosco có thể đã có một strc giác thc tế liên quan đến vấn đề
này nhưng chắc chn là trong sáng kiến dphòng ca ngài các nhà giáo
dc là chshu không thbàn cãi ca toàn bhthng: mc tiêu ca
nó, nội dung, phương pháp và phương tiện.69 Sau hơn một thế k
thuyết và thc hành, nhng mi liên hệ người tr- người lớn đã trải qua
sự thay đổi sâu sc, nếu không vì lý do nào khác, ít nht là trong xã hi
ngày nay, việc đạt được trạng thái trưởng thành đã bị trì hoãn trong vài
năm. Điều này đúng khi nói đến nghnghiệp, độc lp tài chính, gii
phóng khi cha mvà khả năng thành lập một gia đình.
Nhưng chỉ vì lý do này, quá trình trưởng thành tnhiên và hp
pháp không được kim soát hoặc ngăn chặn70 như có thể xy ra khi ta
hiu sdphòng và trgiúp một cách mơ hồ. Tt cả điều này có nghĩa
68 A. Ardigo, La condizione giovanile nella società industriale, trong Questioni di
sociologia, tập II, Brescia, La Scuola 1966, tr. 609.
69 Được nhấn mạnh trong Chương 14 §1; cũng xem P. Braido, La prassi di don
Bosco..., tr. 135-136.
70 G. Lutte, Lo sviluppo della personalità. Prospettive pedagogiche. Giới thiệu tác
phẩm của D. P. Ausubel, Zürich PAS-Verlag 1963, tr. 21-22.
517

52.10 Page 520

▲back to top
là mt cách thc mi mvà tận căn để gii thích và thnghim các vai
trò ‘người cha, người anh và người bạn’. Nhà giáo dc nào chc chn
vbn thân và vng d, nhn thức được vai trò và trách nhim ca
mình thì không độc đoán song chỉ tht uy quyn và có khả năng kết
hp lòng tôn trng sâu sc và sự tin tưởng vô điều kin vi scan d
yêu thương vô biên của mình. Chcó cách này mi có thcó mt cuc
đối thoi chân chính và sự đương đầu mang tính xây dng với người
trẻ, người được tôn trng theo quyn li ca mình, vai trò tích cc ca
mình, bao gm cquyn bất đồng quan điểm và phn kháng.
Như Don Bosco muốn, các hi lành, ta không chkvng là mt
cái gì đó được chính người trẻ điều hành, nhưng trước hết, mi sphù
hp với các em và cũng là công việc ca các em: cuc sống, ước mong,
lý tưởng, sbt an, những đề xut, các lý do và shp tác ca các em.
Kết qulà cộng đoàn giáo dục, được tri nghiệm như một gia đình, trải
qua mt sự thay đổi triệt để về ý nghĩa và phong thái. Điều không th
tránh khi là các loại tương quan mà trong thời Don Bosco có th
khá ‘gia trưởng’ hoặc quá ging một gia đình, phải được thay thế bng
các mối tương quan tự do và gii phóng vn thc sự được cá vhóa
cũng như nhân vị hóa.71
16. Cùng vi những người tham gia chính này trong Hthng y,
một khi đã thực hin những thay đổi thuc quan nim và cththì toàn
bộ phương pháp lun ca Hthng Dự phòng đều được can dvào, và
nó phi bắt đầu tnhng khái niệm cơ bản vtình yêu và skính s, lý
trí, tôn giáo và lòng mến thương.
Bt ktác vmc vụ và khoa sư phạm nào da trên ni sợ ‘của
knô lệ’ vốn to ra ni sợ ‘ông chủ’ thực s, vtinh thn và tình cm
không thkhông bị đặt câu hi. Ni sphải được thay thế bng stôn
trng ln nhau, giống như điều răn 'thảo kính cha m' không chlà con
đường mt chiu. Chỉ có người tỏ ra đáng kính và đáng tin mới có th
mong mun stôn trọng. Và sau đó, ba từ ngphù hp vi mt thế
71 P. G. Grasso, Gioventù: gruppo marginale in crisi di identità, trong «Orientamenti
pedagogici» 12 (1966) 759.
518

53 Pages 521-530

▲back to top

53.1 Page 521

▲back to top
gii lãng mạn cách tăm tối và mmịt (khi Thiên Chúa, đất nước và gia
đình ‘được coi là tối cao’) phải được din gii lại dưới ánh sáng ca
nhng khái niệm và tư duy hoàn toàn mới. Chúng ta cũng có mt cái
nhìn khác về Đức tin Kitô giáo so vi cái nhìn ca Don Bosco: scanh
tân phng vụ, cơ sở mi cho thn học luân lý và linh đạo, cuc trv
tn ngun sứ điệp Kitô giáo như được công btrong Kinh thánh và
được dẫn vào suy tư tín lý cách dịu dàng.72
Lòng mến thương cần được quan nim lại dưới din nn tng, ni
dung, chính cách li thhin, bi vì mối tương quan thiết yếu và khác
biệt đáng khao khát giữa người lớn và người trẻ, và trên cơ sở người tr
ngày nay biết mình vn làm cho các em ít mun bchinh phc và ít b
phơi trần vi nhng nguy him tim n ca nó.
Lý trí, đặc bit phi phc hồi ý nghĩa đầy đủ ca nó. Sminh
định khái niệm lý trí và đánh giá lại nó thì thiết yếu cho sdphòng
giáo dc mà càng nhiều người trẻ và người lớn hơn được phơi trần
trước những căng thẳng tương phản như sự xut hin bt ngca lý trí
công ngh, những đòi hỏi đối vi giáo dục để kim soát thế gii ca
ham mun, strn tránh qua thế gii cm xúc tc thi, nhu cu cp
thiết để tưởng tượng sc mnh, sự ra đời của suy nghĩ yếu đuối, đồng
thời đòi hỏi tư duy phê phán giữa chn hoang dã ca chủ nghĩa đa văn
hóa.73
Dựa vào canh tân các phương pháp, ta có thể tìm được các gii
pháp trong vic pha trn dy dvà giáo dc, trong vic phc hi tt c
các vai trò mà lý trí phi gitrong phm vi tiềm năng của con người.74
17. Trong quá trình tng quát phc hi những gì là ‘dự phòng’,
một điều bây giphải được trao ban giá trthích hp ca nó vì chính
72 Chng hn, xem những suy tư và đề xut ca Giuse Groppo vào cui ca mt
nghiên cu về “Sacramental Life, Catechesis, Spiritual Formation as Essential
Elements of the Preventive Sytem” trong Il sistema educativo di Don Bosco tra
pedagogia antica e nuova, pp. 52-74, cách riêng, pp. 67-74.
73 xem M. Pellerey, La via della ragione, Rileggendo le parole e le azioni di don
Bosco, trong «Orientamenti pedagogici» 35 (1988) 383-384.
74 Xem lại M. Pellerey, La via della ragione...., tr. 395-396.
519

53.2 Page 522

▲back to top
trên điều này mà Hthng y tìm thy nn tng ca mình trong hình
thc tnhiên và nguyên thủy hơn của nó: gia đình.75 Gia đình nổi bt
gia nhng thứ khác như là hệ thng vn rng mnht vi các khth,
các vấn đề và gii pháp ca gii tr. Nó mra cho những điều bt ng,
ri ro và quyết định nhanh chóng, nhng quyết định mi và kp thi
bao lâu chúng vn nht quán vi các nguyên tắc chung cơ bản: pháp lý,
luân lý, tôn giáo.
Gia đình có thể trở thành mô hình ‘canh tân trong tính liên tục’
cho Hthng Dphòng, trong sự ưu ái với khuôn mu chính thc ca
mt hthng khép kín như cơ sở ni trú hoặc trường hc. Nguyn xá,
các hip hi và các nhóm là nhng hình thc rt gn vi nó. Chúng ta
cn phát minh ra một khoa sư phạm dphòng giống như gia đình và
liên kết rõ ràng và áp dng li nhng khái nim chính yếu ca H
thng y (mt cách cn thận, xét đến các hoàn cảnh đã thay đổi) đặc
bit là lòng mến thương, khi dao động gia tính sáng to tình cm,
cm thc thuc vlàm trn an và mối quan tâm đến schiếm hu và
bo lc.
Nếu ta có thể đúng đắn coi gia đình là cái nôi thực sca H
thng Dự phòng thì nó cũng liên tục đòi hỏi stái sinh, giáo dc và
tái giáo dc dphòng. Ta cn những thay đổi triệt để ngày nay [vì gia
đình] và chúng phải có tính cht phúc li chính trvà xã hội, nhưng
các nhà giáo dc phòng nga không thnào không bao gm các can
thip giáo dc và tái giáo dc, thm chí can thip trliu, vì bt cai
khao khát hôn nhân và smnh truyn sinh. Nhng can thip này phi
diễn ra trước, trong và sau khi to ra mt cộng đồng vchng và gia
đình.
18. Cui cùng, các nhà giáo dc dphòng tuyệt đối thiết yếu phi
canh tân ssn sàng hc hỏi. Đây là điều kiện căn bản để tuyên b
75 Năm 1869, Don Bosco viết cho một nhà hảo tâm ở Milan: “Tôi tin rằng ngài đã làm
rất tốt khi đưa cậu bé trở lại với việc giáo dục tại nhà: được cha coi sóc hơn hẳn một
trăm hộ trực. Điều này có thể nói về những cha mẹ có phương tiện giáo dục con cái
ở nhà, như ngài”. Thư gửi Giuse Brambilla, 8 tháng Năm năm 1869 Em III, thư số
1312.
520

53.3 Page 523

▲back to top
(mặc dù chưa xác định) một ‘Hệ thng Dự phòng’. Ngoài tất ccác
hoàn cảnh được đề cập trước đó, cũng phải nại đến các khoa hc nhân
văn và đặc bit là các ngành khoa hc giáo dc. Những ngành này đã
đạt được mt tiến bộ khôn lường ktthi Don Bosco. Chúng ta
không thể không liên quan đến chúng tt ccác bình din tri thc
lun, ti thời điểm mà toàn tư duy sư phạm, bt knó có thda vào
điều gì, đang ở giai đoạn khó khăn của sự suy tư phê phán.
Ngay cả căn cứ vào các can thip phòng ngừa đa biệt, Hthng
Dự phòng được hiểu là khoa sư phạm và tác vmc vthì luphc
mọi căng thẳng đặc trưng hoá cơ sở tri thc lun ca khoa hc hoc ca
các ngành khoa hc vhoạt động giáo dc và mc v.76
Và thc ti gii trvi hàng lot hoàn cnh và vấn đề rng ln
vn còn cấp bách hơn so với lý thuyết.77
Hthống tín lý cơ bản ca Don Bosco không chỉ được rút ra t
các nguyên tc nhân hc và thn hc nói chung. Kinh nghim ca ngài
như nhà giáo dục, và strình bày rõ ràng mà nó nhận được cho thy
một khoa sư phạm vn mt mức độ thnghiệm nào đó, chỉ là mt
khoa sư phạm thc nghiệm được thực hành, đánh giá, cải thin không
mt mi trong chính phòng thí nghiệm sư phạm mà chúng ta biết đến là
Nguyện xá Valdocco và các cơ sở phân nhánh tNhà Mẹ ấy.78
76 xem C. Nanni, Pedagogia in discussione, trong «Orientamenti pedagogici» 36
(1989) 890-914; C. Volpi, Paideia '80. L'educabilità nell'era del post-moderno.
Napoli, Tecnodid 1988, 162 tr.; F. Cambi, R. Fornaca, G. Cives, Complessità,
pedagogia crtica, educazione democratica. Florence, La Nuova Italia 1991, III-234
p.; A Granese, Il labirinto e la porta stretta. Saggio di pedagogia critica. Florence,
La Nuova Italia 1993, VIII-399 p.; G. Acone, Declino dell'educazione e tramonto
d'epoca. Brescia, La Scuola 1994, 268 tr.
77 xem Ripartire dalla strada (Turin, SEI 1997), được trích dn trong các khẳng định
thích hợp trong thư mục tham kho ca Domenico Ricca: I salesiani nel pianeta
minori (pp. 28-29): I salesiani nel pianeta tossicodipendenza (tr. 137-157).
78 xem P. Braido, Pedagogia perseverante tra sfide e scommesse, trong «Orientamenti
Pedagogici» 38 (1991) 906-911.
521